1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh

85 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Giám Sát Cộng Đồng Trong Đầu Tư Công Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đặng Thị Trường Giang, Võ Văn Cần, Phùng Thị Cẩm Tú
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Năm xuất bản 2014
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (8)
    • 1.1 Lý do nghiên cứu (0)
    • 1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu (0)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (0)
    • 1.4 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu (0)
    • 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu (0)
    • 1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 2 ĐẦU TƯ CÔNG VÀ GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG TRONG ĐẦU TƢ CÔNG (12)
    • 2.1 Đầu tƣ công và giám sát đầu tƣ công (12)
      • 2.1.1 Quan điểm về đầu tƣ công (12)
      • 2.1.2 Giám sát đầu tƣ công (13)
      • 2.1.3 Các yếu tố tác động đến giám sát đầu tƣ công (14)
    • 2.2 Giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công (18)
      • 2.2.1 Giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công (0)
    • 2.3 Kinh nghiệm giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công tại một số quốc gia trên thế giới (22)
      • 2.3.1 Kinh nghiệm trong nước (22)
      • 2.3.2 Kinh nghiệm ở nước ngoài (27)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG (29)
    • 3.1 Thực trạng họat động kiểm tra giám sát đầu tƣ công (29)
      • 3.1.1 Hệ thống kiểm tra giám sát đầu tƣ công và cơ chế kiểm tra giám sát của cơ (30)
      • 3.1.2 Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tƣ công của chủ đầu tƣ và cơ quan quản lý nhà nước (35)
      • 3.1.3 Cơ chế phối hợp trong hệ thống kiểm tra, giám sát (41)
      • 3.1.4 Tính độc lập tổ chức kiểm tra, giám sát (42)
      • 3.1.5 Tính minh bạch trong hoạt động kiểm tra, giám sát (42)
    • 3.2 Thực trạng giám sát cộng đồng đầu tƣ công (42)
      • 3.2.1 Các quy định pháp lý về họat động giám sát cộng đồng (42)
      • 3.2.2 Họat động giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công tại TP.HCM (44)
    • 3.3 Đánh giá chung thực trạng giám sát đầu tƣ công tại TP.HCM (0)
      • 3.3.1 Thành tựu đạt đƣợc trong thực hiện họat động GSĐTCĐ (53)
      • 3.3.2 Những tồn tại trong thực hiệ họat động GSĐTCĐ (0)
  • CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 4.1 Mô hình nghiên cứu (58)
      • 4.1.1 Cơ sở lựa chọn mô hình (58)
      • 4.1.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu (58)
    • 4.2 Phương pháp nghiên cứu (62)
      • 4.2.1 Quy trình nghiên cứu (62)
      • 4.2.2 Nghiên cứu sơ bộ (63)
    • 4.3 Thiết kế bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu (66)
      • 4.3.1 Về dữ liệu nghiên cứu (66)
      • 4.3.2 Mã hóa dữ liệu (66)
    • 4.4 Mô tả mẫu nghiên cứu (68)
    • 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu (71)
      • 4.5.1 Phân tích các yếu tố khám phá EFA (71)
      • 4.5.2 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết (74)
      • 4.5.3 Xác định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (77)
      • 4.5.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu (82)
  • CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH (85)
    • 5.1. Kết quả nghiên cứu (85)
    • 5.2. Một số gợi ý chính sách về giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công (0)
  • CHƯƠNG 3 Hình 3-1 Các nội dung thực hiện đánh giá đầu tƣ công (0)
  • CHƯƠNG 4 Hình 4-1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (0)
  • CHƯƠNG 4 Bảng 4-1 Mã hóa dữ liệu (0)

Nội dung

ĐẦU TƯ CÔNG VÀ GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG TRONG ĐẦU TƢ CÔNG

Đầu tƣ công và giám sát đầu tƣ công

2.1.1 Quan điểm về đầu tƣ công

 Quan điểm về đầu tƣ

Trong đời sống kinh tế - xã hội, có nhiều quan điểm khác nhau về đầu tƣ Có thể đề cập các góc độ nhƣ sau:

Xét trên góc độ tiêu dùng: đầu tƣ đƣợc hiểu là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để đƣợc tiêu dùng lớn hơn trong tương lai

Theo nghĩa rộng, đầu tƣ đƣợc hiểu là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu hút về cho người đầu tư kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra, nguồn lực đó có thể là tiền, các tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định của luật đầu tƣ và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Tóm lại: Đầu tư là quá trình bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục đích thu hiệu quả lớn hơn trong tương lai, vốn bỏ vào đầu tư gọi là vốn đầu tư

 Quan điểm về đầu tƣ công

Theo quan điểm của các nước trên thế giới: đầu tư công là những khoản tiền mà chính phủ chi tiêu vào các dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục, giao thông vận tải) 1

Theo dự thảo Luật đầu tƣ công của Việt Nam: Đầu tƣ công là việc sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp 2

“Vốn nhà nước” trong đầu tư công được quy định gồm: Vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Vốn huy động của Nhà nước từ Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu chính quyền địa phương; Công trái quốc gia và các nguồn vốn khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ vốn tín dụng do nhà nước bảo lănh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Theo khái niệm trên thì đầu tư công được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư vào các chương trình dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh, lĩnh vực đầu tƣ công bao gồm:

+ Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xă hội hóa thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác + Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp

+ Các dự án đầu tƣ của cộng đồng dân cƣ, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định pháp luật

+ Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ Đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý

Vậy: Đầu tư công là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác nhau tạo ra hàng hóa dịch vụ công cộng phục vụ cộng đồng dưới sự quản lý nhà nước, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút và phát triển các hình thức đầu tư

2.1.2 Giám sát đầu tƣ công

Giám sát là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình đầu tƣ, từ việc giám sát có thể nhận định đƣợc dự án có thực hiện theo quy trình, theo tiêu chuẩn, theo các quy định và có đạt đƣợc hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội hay không Do đó đối với các chủ thể đầu tƣ và các loại dự án đều cần thiết phải có hoạt động giám sát

Giám sát dự án đầu tư là “hoạt động theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình đầu tƣ của dự án theo các quy định về quản lý đầu tƣ nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án” 3

Theo lý thuyết quan hệ người chủ - người thừa hành (principal-agent theory) đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thông tin không hoàn hảo trong những hợp đồng của ngành bảo hiểm (Spenser & Zeckhauser, 1971); (Ross SA , 1973 ), sau đó trở thành lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện trong các lĩnh vực khác (Jensen

& Meckling, 1976)(Fama & Miller, 1972)(Harris & Raviv, 1978), cũng đƣợc coi là lý thuyết về các hành vi trong đầu tƣ công cũng nhƣ cơ chế kiểm tra, giám sát đầu tƣ công

Lý thuyết này kết luận rằng, dưới những điều kiện thông tin không hoàn hảo sẽ xuất hiện sự lựa chọn bất lợi và mối nguy đạo đức, vì thế, minh bạch thông tin là yếu tố quyết định hiệu quả cho các hoạt động kiểm tra giám sát nói chung và giám sát đầu tƣ công nói riêng Theo Dự thảo Luật Đầu tư công mới nhất, các chương trình, dự án đầu tư công sẽ chịu sự giám sát của cộng đồng và UBMTTQ Việt Nam các cấp sẽ chủ trì tổ chức thực hiện việc giám sát cộng đồng

Giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công

Khái niệm giám sát cộng đồng 2.2.1

Theo định nghĩa từ điển Việt Nam: Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không

Giám sát là công tác theo dõi, quan sát việc chấp hành quy định, chính sách pháp luật của các đối tượng bị giám sát, được thực hiện thường xuyên ở phạm vi rộng hơn công tác kiểm tra Giám sát thường dựa vào thông tin công khai, báo cáo của đối tượng bị giám sát để kiểm tra đánh giá, chủ thể giám sát thường là cộng đồng, tổ chức xã hội Ví dụ như: Quốc hội, HĐND các cấp, Cộng đồng dân cƣ, UBMTTQ, đoàn thể

Giám sát cộng đồng trong đầu tư công là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn, theo quy định của quy chế này và các quy định pháp luật

19 khác có liên quan, nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư, phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng 10

Giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công 2.2.2

2.2.2.1 Cơ sở pháp lý của giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công

- Luật Đất đai năm 2003, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 và số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn về đền bù thiệt hại khi thu hồi đất đai vì mục đích công cộng

- Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng ban hành theo các nghị định số 52/1999/NĐ-

CP ngày 8/7/1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003

- Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng

- Quy chế giám sát đầu tƣ của cộng đồng ban hành theo Quyết định số 80/2005/QĐ- TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ

- Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 ngày 20/4/2007);

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình

- Thông tƣ liên tịch số 04/2006/TTLT ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ,

Uỷ ban Trung ương UBMTTQ Việt Nam và Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quy chế GSĐTCĐ

- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung

10 Theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ

20 một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005

- Chương III, Luật Xây dựng

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình

2.2.2.2 Khái quát về giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công a Mục tiêu hoạt động của giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công

Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tƣ và xây dựng, góp phần bảo đảm đầu tƣ các công trình đúng mục tiêu, đúng tiến độ và có hiệu quả trên địa bàn các phường (xã)

Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các việc làm vi phạm quy định pháp luật về đầu tƣ và xây dựng, góp phần phòng-chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực thuộc công trình đƣợc đầu tƣ, phòng, chống xâm hại lợi ích cộng đồng trong quá trình đầu tư và vận hành các công trình trên địa bàn xã, phường Để góp phần thực hiện các mục tiêu nêu trên, cộng đồng cần thực hiện giám sát tổng thể từ việc giám sát việc chuẩn bị đầu tƣ, đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), triển khai công tác tái định cƣ, đến việc giám sát cấp vốn đầu tƣ của các công trình, tiến độ thực hiện đầu tƣ, giám sát việc quản lý và vận hành công trình, giám sát thi công, chất lƣợng công trình, giám sát việc nghiệm thu, bàn giao công trình nhằm giám sát những việc làm có xâm hại lợi ích cộng đồng hoặc những việc làm tác động đến môi trường sống b Đặc điểm của giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công

Giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công là hoạt động tự nguyện, có tổ chức và theo yêu cầu của cộng đồng Việc giám sát đƣợc thực hiện độc lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lựa chọn, chuẩn bị, phê duyệt đầu tƣ, quản lý thực hiện công trình và quản lý vận hành (khai thác sử dụng) công trình Tuy nhiên mọi hoạt động giám sát phải phù hợp với quyền giám sát của cộng đồng quy định tại Quy chế GSĐTCĐ do đó quá trình giám sát cộng đồng không đƣợc gây cản trở việc quản lý thực hiện đầu tƣ xây dựng, quản lý vận hành công trình và thực hiện bằng các phương pháp đơn giản, bằng các công cụ thông thường, sẵn có và rẻ tiền đề đảm bảo người có trình độ văn hóa phổ thông cơ sở đƣợc tập huấn qua một lớp ngắn hạn là có thể làm đƣợc Các báo cáo

21 nhận xét, đánh giá của công tác giám sát cộng đồng nhằm kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời những vi phạm đƣợc cộng đồng phát hiện c Đối tƣợng và phạm vi giám sát đầu tƣ của cộng đồng Đối tƣợng của giám sát cộng đồng chính là các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ, các nhà thầu tƣ vấn, nhà thầu giám sát thi công, nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị, vật tƣ, nguyên, nhiên, vật liệu, của dự án (sau đây gọi chung là các nhà thầu)

Phạm vi của giám sát cộng đồng là các chương trình, dự án đầu tư (sau đây gọi chung là dự án đầu tư) có sử dụng vốn nhà nước và không thuộc diện bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng trên địa bàn của xã, các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn và công sức của cộng đồng hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã, các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn khác d Nội dung của giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công

Theo Quy chế giám sát đầu tƣ của cộng đồng thì nội dung giám sát đầu tƣ cộng đồng gồm:

- Đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tƣ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cƣ, khu công nghiệp, kế hoạch đầu tƣ có liên quan trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Đánh giá việc chủ đầu tƣ chấp hành các quy định về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tƣ;

- Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án

- Cộng đồng theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tƣ của dự án; phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án

- Cộng đồng còn theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tƣ và loại vật tƣ đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tƣ dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình e Lợi ích của giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công

Nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân, góp phần bảo đảm đầu tƣ các công trình đúng mục tiêu, tiến độ và có hiệu quả trên địa bàn, góp phần quan trọng để các công trình, dự án nhà nước đầu tư phát huy tối đa hiệu quả, đáp ứng đƣợc sự mong đợi của nhân dân.

Kinh nghiệm giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công tại một số quốc gia trên thế giới

Căn cứ vào kinh nghiệm của các mô hình dự án thuộc VID 2009 và VACI 2011,từ các mô hình VID 2009 11 , VACI 2011 12 là các chương trình hợp tác của ngân hàng thế giới và chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm tăng cường công tác chống tham nhũng và nâng cao vai trò của giám sát cộng đồng đối với các dự án công, các công trình đầu tƣ sử dụng vốn đầu tư từ nhà nước hoặc các công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm ở ngay địa bàn xã, phường để triển khai giám sát và chỉ đảm nhiệm vai trò thúc đẩy, không trực tiếp làm thay Các chương trình này đạt được sự đồng tình ủng hộ của người dân tại các địa phương triển khai và đạt được mức độ thành công, hiệu quả kinh tế- xã hội khi triển khai dự án:

 Dự án P41, Thái Nguyên 13 : Tính đến trước thời điểm tiển khi dự án, xã mới chỉ đạt 4/19 tiêu chí đó là: hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội; y tế; điện Để trở thành xã nông thôn mới, xã phải đạt đƣợc nhiều tiêu chí khác, trong

11 Chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam (VID) (Vietnam Innova on Day Program) năm 2009 Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới Worldbank

12 Chương trình Sáng kiến Chống tham nhũng Việt Nam Do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức

13 Nguồn: Báo Thái Nguyên, baothainguyen.org.vn/tin-tuc/dua-nghi-quyet-dai-hoi-dang-bo-tinh-lan-thu-xviii-vao- cuoc-song/thao-go-kho-khan-trong-giam-sat-cong-dong-107849-198.html

23 đó có giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng Theo tính toán của địa phương này tổng giá trị các công trình xây dựng cơ bản trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhƣ chợ, trung tâm thi đấu văn hóa thể thao, sửa chữa và nâng cấp trên 5km đường liên xã… là gần

100 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cần huy động nhân dân đóng góp hàng tỷ đồng Với số tiền vốn lớn đầu tƣ nhiều nhƣ vậy đòi hỏi ban giám sát cộng đồng phải nâng cao năng lực, có cách làm việc thật sự chuyên nghiệp, để công khai các chủ trương chính sách và thực hiện minh bạch mọi hoạt động công vụ, góp phần đẩy lùi thất thoát nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân

Ngay sau khi đề án đƣợc triển khai, Ban quản lý dự án đã thiết kế tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) niêm yết tại nhà văn hóa các xóm và trụ sở UBND xã, phát động cuộc thi tìm hiểu chương trình XDNTM tới toàn thể bà con nông dân và nhận được trên

300 bài tham gia Bên cạnh đó, mở 10 lớp tuyên truyền, tập huấn cho 600 người là các thành viên Ban GSĐTCĐ xã, người dân của 10 xóm về các tiêu chí XDNTM; những chính sách Nhà nước hỗ trợ và trách nhiệm của người dân khi tham gia XDNTM; các quy định pháp luật phòng, chống tham nhũng về nội dung công khai, minh bạch các hoạt động XDNTM , đồng thời có trách nhiệm trong giám sát của cộng đồng, khi cần phản ánh kiến nghị đến ai, cơ quan nào và đƣợc bảo vệ ra sao

Sau khi đƣợc tập huấn những kiến thức cụ thể, thiết thực để giám sát các công trình đầu tƣ trên địa bàn xã một cách bài bản, các Ban GSĐTCĐ đã thực hành giám sát công trình như đường bê tông gần 100m dẫn vào trường THCS Đồng Liên (được đầu tư xây dựng theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm với tổng số tiền 140 triệu đồng) theo phương pháp mới và đem lại hiệu quả, đảm bảo thi công đoạn đường đúng tiến độ và chất lượng trong 4 ngày Các Ban GSCĐ cũng được BQLDA giải đáp và đề ra phương án xử lý với những khúc mắc phát sinh trong giám sát công trình Trong năm 2011, BGSĐTCĐ xã đã giám sát 4 công trình đảm bảo hiệu quả, không có khiếu kiện của nhân dân là: Đường đê Gang Thép dài 3km (tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước là 6 tỷ đồng); đường bê tông vào Trường THCS Đông Liên (tổng trị giá 140 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 30 triệu đồng); nhà chức năng Trường Mầm non Đồng Liên (tổng trị giá 150 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 140 triệu đồng); trạm bơm Đồng Ao - Đồng Tân (tổng trị giá trển 600 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 30 triệu đồng) Đến cuối dự án, tổng số

24 công trình đƣợc giám sát lên tới 9 công trình so với kế hoạch ban đầu chỉ 4 công trình, trong đó có công trình xây dựng do ngân sách nhà nước đầu tư, có công trình do dân đóng góp và có công trình vừa do ngân sách nhà nước đầu tư và nhân dân đóng góp

Rút ra các kinh nghiệm:

 Kiến thức: nên có sự tổng hợp, đúc rút thành các tài liệu đơn giản, tránh rườm rà, tốn kém, tận dụng các tài liệu sẵn có của các dự án đi trước

 Kỹ năng: đây là yếu tố xương sống để khẳng định năng lực thực sự đã được hình thành hay chƣa Dự án đều gắn nhóm đối tƣợng mục tiêu vào giám sát các công trình cụ thể, từ đó kiểm chứng và khẳng định đƣợc mức độ thay đổi năng lực của nhóm đối tƣợng mà mỗi dự án hướng tới

 Thông tin: là một nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực cho các nhóm đối tƣợng mục tiêu Ngoài việc tập huấn về kiến thức, hỗ trợ thực hành để tăng kỹ năng, cần cung cấp tối đa thông tin phù hợp cho các nhóm đối tƣợng để mở rộng hiểu biết, hình thành cách nghĩ cách làm có phản biện

 Công cụ: tuy chƣa nhiều dự án đầu tƣ nhiều vào các hệ thống tài liệu, biểu mẫu, bảng hỏi nhƣng bài học từ các dự án cho thấy nếu có công cụ phù hợp (ví dụ hệ thống số sách ghi chép như P41 Thái Nguyên hướng dẫn cho 9 Ban GSCĐ ở 9 thôn hay P148 Bệnh viện Nhi Trung ƣơng xây dựng Bộ bảng hỏi thu thập thông tin từ cha mẹ bệnh nhân, từ điều dƣỡng viên, ) sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhóm đối tƣợng mục tiêu đƣợc thực sự áp dụng kiến thức, kỹ năng đã đƣợc trang bị

Dự án P64- Nâng cao năng lực giám sát của Ban GSĐTCĐ, Thanh tra tỉnh Quảng Nam, triển khai tại 3 huyện Núi Thành, Phú Ninh và thành phố Hội An

Dự án đã tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ GSĐTCĐ cho 200 thành viên của

41 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (tại 41 xã, phường, thị trấn ở 03 địa phương: Núi Thành, Phú Ninh, Hội An; tổ chức hội thảo cấp tỉnh về tăng cường năng lực GSĐTCĐ và

Lễ tôn vinh thành viên GSĐTCĐ điển hình, tiêu biểu)

Tại 3 huyện thí điểm, khoảng 100 vấn đề, nội dung trao đổi, tƣ vấn đã đƣợc triển khai từ thanh tra huyện xuống các Ban GSĐTCĐ xã cho hàng loạt các công trình đang triển khai

THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG

Thực trạng họat động kiểm tra giám sát đầu tƣ công

Theo các chuyên gia thì vấn đề quản lý đầu tƣ công tại Việt nam ở mức yếu kém hầu hết ở các khâu lựa chọn, triển khai dự án; thẩm định, đánh giá độc lập dự án; kiểm tra, đánh giá khi dự án hoàn thành (xem bảng 3.1)

Bảng 0-1 Đánh giá quản lý chất lƣợng đầu tƣ công

Chức năng quản lý đầu tƣ công Chile Ireland Hàn

Nam Nigeria Định hướng, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu Tốt Tốt Tốt Trung bình Yếu Trung bình

Thẩm định dự án chính thức Tốt Tốt Tốt Trung bình

Trung bình Kém Đánh giá độc lập đối với thẩm định Tốt Tốt Tốt Yếu Khá Trung bình Kém Kém

Lựa chọn và lập ngân sách Tốt Tốt Tốt Yếu Trung bình Kém Kém Kém

Triển khai dự án Tốt Khá Tốt Tốt Trung bình Yếu Yếu Kém Điều chỉnh dự án Tốt Tốt Tốt Tốt Trung bình

Vận hành dự án Tốt Tốt Tốt Khá Kém Kém Yếu Yếu Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án

Bình Khá Kém Kém Kém Kém Kém

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012)

Do đó nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra giám sát là vấn đề mang ý nghĩa sống còn của đầu tƣ công.Vậy hệ thống kiểm tra giám sát đầu tƣ công hiện nay ra sao?

3.1.1 Hệ thống kiểm tra giám sát đầu tƣ công và cơ chế kiểm tra giám sát của cơ quan dân cử ở Việt nam 3.1.1.1 Hệ thống kiểm tra, giám sát đầu tƣ công Ở Việt Nam, hệ thống giám sát và đánh giá chi tiêu công đƣợc thực hiện bởi nhiều cơ quan và tổ chức, chủ yếu là cơ quan chính phủ và kết hợp của cơ quan chính phủ với các tổ chức, dù đang tiến triển nhƣng hoạt động của các tổ chức này chƣa có sự hợp tác chặt chẽ với nhau Tuy nhiên, văn hoá giám sát đã dần đƣợc hình thành với sự đa dạng trong các cách tiếp cận a Nếu xét theo thuộc tính chủ thể có thể phân hệ thống kiểm tra, giám sát:

+Hệ thống kiểm tra, giám sát bên ngoài (ngoại kiểm): Cơ quan dân cử: Quốc hội, HĐND, Kiểm toán Nhà nước, Các tổ chức quần chúng, Các tổ chức chính trị xã hội, Các Hiệp hội

+ Hệ thống kiểm tra, giám sát bên trong (nội kiểm): Hệ thống thanh tra nhà nước:

Thanh tra Chính phủ, Thanh Bộ ngành, địa phương, kiểm tra, kiểm sát của của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN b Nếu xét theo đặc tính chuyên nghiệp cơ quan kiểm tra, giám sát:

+ Tổ chức dân cử, xã hội, quần chúng: các cơ quan này đƣợc cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định pháp luật, đây là tổ chức có tính chuyên nghiệp và phản biện xã hội độc lập cao

+ Cơ quan thanh kiểm tra chuyên nghiệp: Hệ thống Thanh tra nhà nước (Thanh tra Chuyên ngành và thanh tra nhà nước), Kiểm toán Nhà nước, đây là lực lượng chính trong việc kiểm tra đánh giá và giám sát các nguồn lực ngân sách đƣợc sử dụng hiệu quả + Các cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư: Là các cơ quan tài chính, kế hoạch các cấp chịu trách nhiệm thẩm định phương án phân bổ vốn, kiểm soát thanh toán và

31 quyết toán vốn đầu tư Các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ, thực hiện báo cáo, phê duyệt quyết toán theo quy định

Chủ đầu tƣ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đƣa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng Các cơ quan này cũng chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh kiểm tra, chuyên ngành: Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước…

3.1.1.2 Cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan dân cử a Quốc hội và HĐND

Giám sát là chức năng hiến định của các cơ quan quyền lực nhà nước, đặc biệt là Quốc hội và HĐND 15

- Vai trò và trách nhiệm của Quốc hội đối với đầu tƣ công Đƣợc thể hiện trong Hiến pháp và các luật có liên quan đến NSNN và đầu tƣ công Luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định chế tài giám sát tối cao hoạt động theo thủ tục nghị trường, vì thế, hoạt động giám sát của Quốc hội mang tính chất công khai, minh bạch và dân chủ

Bên cạnh đó, việc giám sát của Quốc hội còn đƣợc thực hiện dựa trên quy định của một số luật chuyên ngành như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng…

- Vai trò và trách nhiệm của HĐND các cấp đối với đầu tƣ công:

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND các cấp thực hiện giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, các tổ chức trực thuộc đóng tại địa phương Bên cạnh đó, Luật Ngân sách Nhà nước (2002) trao quyền cho HĐND cấp tỉnh trong việc giám sát và quản lý chi tiêu công, nhận trách nhiệm lón hơn từ Chính phủ và chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với các cấp chính quyền địa phương cấp dưới

15 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002

32 b Ban TTND và Ban GSĐTCĐ

Ban TTND và ban GSĐTCĐ (GSĐTCĐ) là tổ chức hoạt động tự nguyện của cộng đồng sinh sống tại địa phương, chuyên theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tƣ và xây dựng của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tƣ; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý các việc làm vi phạm quy định pháp luật về đầu tƣ và xây dựng 16 c Các tổ chức quần chúng

Các tổ chức xã hội dân sự với tƣ cách là các tổ chức hành động tập thể tập trung phổ biến các quan điểm của các thành viên và thông qua đó khiến cho tiếng nói của họ mạnh mẽ hơn Nghiên cứu gần đây cho thấy, khác với các loại hình tổ chức xã hội dân sự khác, đối với các tổ chức quần chúng thì việc truyền đạt các quan điểm và mối quan tâm của các thành viên đến các cấp chính quyền là mục tiêu chủ yếu trong hoạt động của họ, trong đó họat động GSĐTCĐ cũng là một trong những họat động của các tổ chức này Các tổ chức quần chúng tham gia vào họat động kiểm tra giám sát có 3 ƣu điểm chính: có thể huy động một số đông dân chúng, độ bao phủ rộng và họ có nguồn tài chính thường xuyên từ ngân sách nhà nước để có thể duy trì hoạt động Thực tế, các tổ chức quần chúng ở cấp cơ sở tính tự chủ cao và ngày càng nhận đƣợc nhiều hỗ trợ hơn từ các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) để thực hiện các chương trình phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào nhà nước d Các Hội/ Hiệp hội

Sau khi Nghị định về các hội/hiệp hội đƣợc ban hành vào năm 2003, bình quân mỗi năm có 27 hiệp hội cấp quốc gia và 758 hội cấp tỉnh mới đƣợc thành lập, việc tạo ra vị thế pháp lý cho xã hội dân sự là điều thiết yếu để họ có thể khuyến khích ý kiến của công chúng; các doanh nghiệp và hiệp hội chuyên môn còn có quyền phát hiện tham nhũng và

33 báo cáo lên các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền

Bảng 0-2 Số lƣợng các hội/ hiệp hội ở Việt Nam

Năm Các hiệp hội cấp quốc gia Các hiệp hội cấp tỉnh

Thực trạng giám sát cộng đồng đầu tƣ công

3.2.1 Các quy định pháp lý về họat động giám sát cộng đồng

Năm 2005, hai tổ chức xã hội dân sự mới với chức năng giám sát đã đƣợc công nhận vị

43 thế pháp lý: đó là ban TTND và ban GSĐTCĐ Các ban TTND chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi tất cả các quy định và chính sách của các Ủy ban nhân dân xã, bao gồm các vấn đề liên quan đến chống tham nhũng và giải quyết các tố cáo, khiếu nại Thẩm quyền trao cho ban giám sát đầu tư tập trung cụ thể vào việc giám sát các dự án và chương trình đầu tư “có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng ở cấp xã/phường, bất kể dự án và chương trình thuộc nguồn vốn nào Nghĩa là không chỉ bao gồm các dự án đầu tƣ của chính quyền xã mà còn bao gồm các dự án đầu tưđược thực hiện trong địa bàn xã dưới sự quyết định và quản lý của chính quyền trung ƣơng, cấp tỉnh hoặc huyện Một loạt các khía cạnh đầu tƣ có thể đƣợc giám sát bởi các ban GSĐTCĐ: sự hiệu quả và lãng phí trong sử dụng vốn, sự tuân thủ các quy trình và quy định kỹ thuật, đấu thầu, quy hoạch sử dụng đất, các hệ thống tái định cư, các tác động xã hội và môi trường,

Năm 2007, thẩm quyền giám sát của hai tổ chức xã hội dân sự nói trên đãđƣợc mở rộng một cách đáng kể thông qua Pháp lệnh Dân chủ cơ sở (2007) Nghị định 47/2007/NĐ-CP, quy định vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng, đã trao cho các ban TTND trách nhiệm giám sát sự thực hiện luật phòng chống tham nhũng không chỉ ở cấp xã/phường mà còn ở các cơ quan nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp nhà nước, kể cả thông qua việc phát hiện các trường hợp tham nhũng Ngoài ra, Pháp lệnh Dân chủ cơ sở đã trao quyền cho các ban TTND và các ban GSĐTCĐ đƣợc tham gia bỏ phiếu bí mật để đánh giá các cán bộ lãnh đạo xã và giám sát mọi hoạt động của chính quyền ở cấp xã thuộc phạm vi dân chủ cơ sở

Mới đây nhất, ngày 31/12/2014, UBND TP.HCM đã đƣa ra chỉ thị số 31/2014/CT-UBND về đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ sơ sở nhằm phát huy kết quả đã đạt đƣợc trong những năm qua và khắc phục những hạn chế trên địa bàn TP.HCM, trong đó nhấn mạnh 20 :

- Sở Tài chính rà soát những bất cập, vướng mắc trong các quy định về công khai dân chủ ở lĩnh vực tài chính phối hợp với UBND các quận huyện hướng dẫn việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với xã, phường, thị trấn; các khoản huy động nhân dân đóng góp

- Sở Kế hoạch đầu tư phối hợp với UBMTTQ thành phố hướng dẫn ban GSĐTCĐ cụ thể nội dung thực hiện chức năng GSĐTCĐ đối với các dự án, công trình đóng trên địa bàn xã, phường, thị trấn thực hiện theo các quy định của pháp luật về GSĐTCĐ

- Sở Tài nguyên môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện hướng dẫn nội dung công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, phương án điều chỉnh quy hoạch khu dân cư trên địa bàn xã, phường, thị trấn; phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ liên quan đến các dự án, công trình trên địa bàn

3.2.2 Họat động giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công tại TP.HCM

 Theo kết quả khảo sát đánh giá về sự tham gia người dân trong quá trình đưa ra quyết định và giám sát các công trình cơ sở hạ tầng chương trình 135 đã cho kết quả như sau: có 45% cho ý kiến hiểu nhƣng không đóng góp ý kiến, 27% không hiểu, 28% hiểu và đóng góp ý kiến, cho thấy tỷ lệ lớn người dân không hiểu, không quan tâm đến hoạt động GSĐTCĐ ( Hình 3.6)

Hình 0-6 Sự tham gia người dân vào quá trình đưa ra quyết định và giám sát các công trình cơ sở hạ tầng

Nguồn:Báo cáo phát triển Việt Nam 2010

Bảng 0-6 Sự tham gia của hộ gia đình vào quá trình ra quyết định

Loại công trình hạ tầng

Số hộ biết về công trình hạ tầng (%)

Số hộ đóng góp đầu vào cho công trình hạ tầng, từ số những hộ biết về công trình (%)

Số hộ tham gia chọn địa điểm công trình, trong số hộ đóng góp đầu vào (%)

Số hộ tham gia vào xây dựng công trình, trong số hộ đóng góp đầu vào (%)

Số hộ tham gia giám sát thi công, trong số hộ đóng góp đầu vào (%) Điện 54 67 88 21 2 Đường giao thông 74 50 86 13 11

Nguồn: WB (2010), Báo cáo phát triển Việt Nam (2010)

- Thái độ và động cơ của người dân khi tham gia giám sát: người dân địa phương thường không coi đây là quyền và trách nhiệm của mình, mặt khác, họ thường phải đương đầu với chính quyền địa phương vốn cũng không mặn mà với việc bị giám sát Tỷ lệ trung bình số hộ tham gia giám sát công trình công cộng là 4%, trong khi số hộ biết về công trình là 73% và số hộ đóng góp cho công trình công cộng 39% (Bảng 3.6)

- Cả nước chỉ có một số địa phương thành lập được ban GSĐTCĐ tại tất cả các phường xã cơ sở, số còn lại Ban TTND đảm nhiệm luôn công việc này

- Hầu hết các công trình khi thi công các chủ đầu tƣ chƣa tuân thủ thực hiện công khai hoá đầy đủ thông tin về công trình với các nội dung liên quan nhƣ: quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ, Ban quản lý, tiến độ và kế hoạch đầu tƣ, diện tích và mục đích sử dụng đất, quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc, đền bù, giải phóng mặt bằng, phương

46 án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường để nhân dân biết được thông tin và làm cơ sở cho quá trình giám sát

- Một số địa phương triển khai giám sát đầu tư mới chỉ khoảng 50% công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn (Bảng 3.3)

- Khảo sát của Báo cáo phát triển Việt nam cũng cho thấy 2/3 người được hỏi cho rằng các hoạt động giám sát đầu tư công chỉ mang tính hình thức; 45% số người được hỏi cho rằng các hoạt động này chỉ mang tính hình thức do thiếu cơ chế, quy định của pháp luật và 55% cho rằng các hoạt động này mang tính hình thức do thiếu năng lực

 Đối với hoạt động GSĐTCĐ thì PAPI đã đƣa ra số liệu thống kê đáng quan tâm: Kết quả khảo sát 2011cho thấy, trong toàn mẫu các tỉnh, thành phố Việt nam chỉ có 14,5% trả lời có Ban GSĐTCĐ ở xã/phường Theo đánh giá nội bộ của UBMTTQ, tiến độ thực hiện Ban GSĐTCĐ cònchậm hơn so với Ban TTND, và ở nhiều địa phương Ban TTND kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ của Ban GSĐTCĐ, cho nên có nơi (Tiền Giang và Hậu Giang) chỉ có 1.4% số người dân biết về tổ chức này

Kết quả khảo sát 2013 phản ánh chỉ có 17% số người được phỏng vấn biết đến sự tồn tại của Ban GSĐTCĐ ở xã, phường Lý giải cho thực tế này cũng có thể do ở một số địa phương thì Ban TTND thực hiện luôn hoạt động GSĐTCĐ nên người dân không biết đến Ban GSĐTCĐ cơ sở Cũng theo số liệu thống kê thì người dân ở các tỉnh phía Bắc và Trung bộ quan tâm đến hoạt động ở cơ sở và nắm nhiều thông tin về ban GSĐTCĐ hơn người dân ở các tỉnh phía Nam (trong đó có TP.HCM)

Kết quả trả lời về đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban GSĐTCĐ năm 2013 thì có tới 86% số người biết về hoạt động GSĐTCĐ tại địa phươngkhẳng định Ban GSĐTCĐ hoạt động có hiệu quả Có thể nói đây là thành công bước đầu của hoạt động GSĐTCĐ

3.2.2.2 Họat động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh a Tổ chức thực hiện hoạt động GSĐTCĐ

Trong năm 2007-2008, các quận huyện tại TP.HCM đã lựa chọn một số phường xã làm thí điểm họat động GSSĐTCĐ, bên cạnh đó, các quận huyện cùng UBMTTQ thành phố cũng họp rút kinh nghiệm cho việc thực hiện đại trà tại các phường xã ở TP.Hồ Chí Minh và thực tế đã áp dụng mô hình gián tiếp tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động GSĐTCĐ tại cấp xã/phường

 Nội dung và hình thức hoạt động:

Kiến thức: Từ năm 2007 đến nay, đã tổ chức các buổi tập huấn kiến thức về Luật

Đánh giá chung thực trạng giám sát đầu tƣ công tại TP.HCM

Bảng 0-8 Chỉ số đánh giá sự tham gia của người dân tại TP.Hồ Chí Minh

Sự tham gia của người dân 5.14 4.74 4.79 Điểm chỉ số cấp tỉnh cao nhất Việt nam 6.64 6.19 6.48 Điểm chỉ số cấp tỉnh thấp nhất Việt nam 4.32 4.17 4.32 Điểm chỉ số cấp tỉnh trung bình 5.33 5.34 5.23

Nguồn : Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam

Kết quả khảo sát này gây ngạc nhiên vì TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đựơc đánh giá là ngừơi dân có cơ hội tham gia vào các họat động xã hội, họat động cộng đồng nhất; cũng là nơi có trình độ dân trí cao Nhƣng chỉ số đánh giá sự tham gia của người dân vào họat động này lại rất thấp Đâu là lý do? Người dân bị kéo vào vòng xóay của guồng máy cuộc sống nên không có đủ thời gian cho họat động này nên những người tình nguyện tham gia họat động này chủ yếu là những người đã nghỉ hưu; hơn nữa, tâm lý e ngại đụng chạm vì cho rằng chính quyền và các chủ đầu tƣ dự án/ công trình không thích họat động này; chưa kể đến việc chưa tạo ra được môi trường kích thích sự tham gia của người dân trong họat động này

3.3 Đánh giá chung thực trạng hoạt động giám sát đầu tƣ công tại TP.HCM

Hoạt động GSĐTCĐ ở Việt nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng còn rất non trẻ, các quy định liên quan đến hoạt động này mới đƣợc đƣa ra vào năm 2007 và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện Trong những năm qua, HĐND, UBMTTQ TP.HCM và các ban ngành liên quan cũng đã triển khai hoạt động này tới các xã/phường trên địa bàn thành phố

3.3.1 Thành tựu đạt đƣợc trong thực hiện họat động GSĐTCĐ

- Thành công đầu tiên phải kể đến việc thành lập 261 ban GSĐTCĐ (độc lập hoặc kiêm nhiệm) tại cả 24 quận huyện tại TP.HCM Dù chƣa đạt đƣợc những thành công đáng kể nhƣng hoạt động của tổ chức này đã góp phần hạn chế những tiêu cực đối với hoạt động quản lý nhà nước và việc thực hiện các công trình, dự án ở cơ sở

- Ban thường trực UBMTTQ quận/huyện, xã/phường/thị trấn đã quan tâm củng cố nhân sự, tổ chức tập huấn, định hướng, hướng dẫn, tạo điều kiện cho ban TTND và ban GSĐTCĐ tổ chức các hoạt động giám sát

- Nhìn chung, đa số ban GSĐTCĐ ở các xã, phường, thị trấn hoạt động khá tích cực theo sát các công trình thi công, ghi nhận ý kiến của nhân dân, vận động nhân dân tham gia công tác giám sát, phát huy quyền làm chủ; kịp thời phản ảnh, đề xuất kiến nghị đơn vị thi công thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình Điều này chứng tỏ nhận thức của người dân đã có những chuyển biến tốt khi tham gia họat động GSĐTCĐ

- Các thành viên trong ban GSĐTCĐ là những người rất nhiệt tình, không ngại khó và rất kiên trì (như ở phường Phước Long A quận 9), cộng với sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đã tổ chức được các hoạt động giám sát bước đầu có hiệu quả Kịp thời phản ánh đến các cơ quan chức năng những vụ việc cần phải chấn chỉnh, xử lý; kịp thời phát hiện, kiến nghị những vụ việc làm ảnh hưởng chất lượng công trình, an toàn, vệ sinh môi trường, họăc ảnh hưởng đến hoạt động, đời sống của nhân dân

Mặc dù có nỗ lực nhƣng trên thực tế họat động này còn tồn tại quá nhiều vấn đề cần khắc phục

3.3.2 Những tồn tại khi thực hiện họat động GSĐTCĐ

 Khó khăn trong phối hợp của các tổ chức khi thực hiện họat động giám sát

Thực tế ở các phường xã thì ban TTND kiêm ban GSĐTCĐ hoặc nếu ban TTND và ban GSĐTCĐ độc lập thì với họat động GSĐTCĐ các thành viên của hai tổ chức này cũng phối hợp thực hiện Các ban TTND và ban GSĐTCĐ hoạt động ở cấp xã phường nhưng họ cũng có quyền giám sát các hoạt động do các cấp chính quyền cao hơn quyết định và quản lý, thậm chí có thể giám sát các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ, điều này có nghĩa là họ có thể báo cáo trực tiếp lên các chính quyền cấp cao

Tuy nhiên, không phải kiến nghị, khiếu nại nào của ban TTND và ban GSĐTCĐ cũng đƣợc các cấp chính quyền và đơn vị chức năng liên quan quan tâm giải quyết, theo thống

55 kê thì các đơn thƣ khiếu nại đƣợc chuyển cho các cơ quan chức năng giải quyết hàng năm khỏang 60% so với tổng số tiếp nhận 27 Đối với chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, thi công công trình thì việc phối hợp còn khó khăn gấp bội, các yêu cầu và kiến nghị gửi đến cho các đơn vị này thường bị bỏ qua, chỉ đến khi các cơ quan chính quyền lên tiếng yêu cầu thì mới miễn cƣỡng trả lời Các Hội thảo, hội nghị liên quan đến việc giám sát đầu tƣ đựơc các cơ quan ban ngành tổ chức rất ít đại diện các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, thi công tham dự, điều này cho thấy các đơn vị này không nhận thức đƣợc tầm quan trọng của họat động

Mặc dù thừa nhận vai trò của các hiệp hội trong công tác GSĐTCĐ nhƣng thực tế các hiệp hội đều gặp khó khăn trở ngại cho việc thực hiện hiệu quả vai trò giám sát của họ Hiệp hội cho rằng những khuyến nghị của họ về các dự án công trình công cộng và dự án mà họ giám sát không phải lúc nào cũng đƣợc chính quyền xem xét Mặc dù vấn đề này không mới và đã được các chuyên gia, tổ chức xã hội đã cảnh báo trước đó nhưng chưa đƣợc các ngành chức năng quan tâm Nhƣ vậy, có thể thấy vai trò của các tổ chức Hiệp hội khoa học, nghề nghiệp rất quan trọng nhƣng chƣa đƣợc phát huy.

 Thiếu tính độc lập trong kiểm tra giám sát

Các ban TTND và ban GSĐTCĐ chƣa phải là các tổ chức hoàn toàn độc lập Ở cấp xã phường, các ban này chủ yếu là thành viên của các tổ chức thuộc UBMTTQ, mặc dù theo quy định thì các công dân tại địa phương có quan tâm vẫn có thể tham gia ban Do đó, cần định hướng lại cơ cấu tổ chức và thành phần thành viên của các ban này, để các thành viên không rơi vào các mâu thuẫn lợi ích, hoặc có thể thiết lập cơ chế để giải quyết các mâu thuẫn này thì có thể tăng cường cả hiệu quả cũng như uy tín của các tổ chức này trong việc thực hiện các nhiệm vụ giám sát

Tồn tại này cũng do ý thức của bản thân người dân và đặc biệt là một số thành viên trong ban TTND và Ban GSĐTCĐ, họ không coi họat động này là quan trọng cho nên không lưu tâm khiến việc tổ chức công việc của các Ban không chuyên nghiệp, thậm chí có ban không có kế hoạch và sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, họat động rời

27 Báo cáo họat động của HĐND TP.HCM 2011, 2012, 2013

56 rạc chắp vá Chính vì vậy, người dân, ban quản lý dự án thậm chí một bộ phận cán bộ viên chức còn có nhìn nhận lệch lạc về Ban TTND và Ban GSĐTCĐ, họ coi các ban này nhƣ công cụ của chính quyền chứ không phải một tổ chức độc lập

Rất dễ nhận thấy điều này, trong thực tế ngay cả những dự án lớn, mang tính hệ thống thì khi họp báo cáo tiến độ do yêu cầu phải có Ban GSĐTCĐ/Ban TTND nhƣng ngay cả việc cử đại diện tham gia cũng rất tùy hứng

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

4.1.1 Cơ sở lựa chọn mô hình

Dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu trước liên quan đến các vấn đề về hoạt động kiểm tra giám sát đầu tƣ công nhƣ Jensen & Meckling (1976); Fama & Miller(1972); Harris & Raviv (1978); D Matravers (1996); Mizaur (1993);Paul R.Niven (2002); Paul R.Niven (2002);Kim, Jong – Tae, Park Sang - Hyun; Kim, Sook - Hee Kim, Sang - Wook (2006); Jairo (2011); Bùi Phương Đình&các cộng sự (2013) nhóm nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động GSĐTCĐ và các yếu tố này có ý nghĩa với tất cả hoạt động công ở các quốc gia Hơn nữa, với kết quả từ việc tham vấn các chuyên gia, nhóm nghiên cứu lựa chọn các yếu tố phù hợp với thực tế hoạt động GSĐTCĐ ở Việt nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng nhƣ sau:

- Biến phụ thuộc:Chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh

- Các biến độc lập gồm: (i) Cơ chế chính sách pháp luật nhà nước về đầu tư công; (ii) Tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng; (iii) Hỗ trợ của chính quyền; (iv) Ý thức người dân ; (v) Thông tin minh bạch; (vi) Tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiêp

4.1.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu a Mối quan hệ giữa yếu tố Cơ chế chính sách pháp luật nhà nước và Chất lượng hoạt động GSĐTCĐ

Ngay từ thời La Mã cổ đại, Aristote (384 - 322 tr.CN) cho rằng để chống lạm quyền nên giới hạn quyền lực bằng công cụ pháp lý và phân quyền, các hoạt động trong xã hội có hiệu quả hay không phụ thuộc vào quy định của pháp luật, nhƣ vậy, cơ chế chính sách pháp luật là yếu tố cần xem khi xét đến các hoạt động kinh tế xã hội Nếu chủ trương, chính sách pháp luật liên quan được quy định rõ ràng và các văn bản pháp lý hướng dẫn

59 chi tiết sẽ dễ áp dụng trong thực tế và giúp hoạt động kinh tế xã hội hiệu quả và hoạt động GSĐTCĐ cũng không phải là một ngoại lệ

H 1 : Yếu tố cơ chế chính sách pháp luật nhà nước về đầu tư công (X 1 ) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh (Y) b Mối quan hệ giữa yếu tố Tổ chức bộ máy GSĐTCĐ và Chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

John Loke (1632 - 1704) và S Montesquieu (1689 - 1755) hoàn thiện học thuyết với cơ chế kiềm chế và đối trọng, kiểm tra và chế ƣớc lẫn nhau giữa các tổ chức trong quá trình thực thi quyền lực Nhƣ vậy, sự phân chia rành mạch về chức năng và nhân sự cùng với cơ chế kìm chế, đối trọng có tác dụng vừa hạn chế khả năng lạm quyền vừa đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức Bên cạnh đó, hoạt động hướng đến sứ mạng và kết quả đòi hỏi các đơn vị công dựa rất nhiều vào các kỹ năng, sắp xếp và cách thức tổ chức bộ máy để đạt đƣợc mục tiêu (Paul R.Niven, 2002)

H 2 : Yếu tố Tổ chức bộ máy GSĐTCĐ (X 2 ) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh (Y) c Mối quan hệ giữa yếu tố Hỗ trợ chính quyền và Chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

Trong ý nghĩa lý thuyết hợp đồng xã hội (Social Contract Theory) Rousseau (1712-1778) này, công chúng không những là đối tác của chính phủ tham gia vào quá trình ra quyết định và thực hiện chính sách mà còn là người quản lý nguồn lực và dịch vụ công (Mizaur, 1993)(D Matravers, 1996) Nhà nước phải đảm bảo sự phục vụ và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người dân (Paul R.Niven, 2002) (Hoàng Hải, 2012) Hơn nữa, theo nghiên cứu thực nghiệm của Bùi Phương Đình& cộng sự (2013) tại một số tỉnh thành trên cả nước về quản lý hành chính công thì lĩnh vực hoạt động nào của địa phương được các cấpủy, chính quyền địa phương quan tâm và coi trọng thì các hoạt động thuộc lĩnh vực đó đượctổ chức triển khai thực hiện sớm hơn, và do đó thường đạt kết quả hoạt động tốt hơn

H 3 : Yếu tố Hỗ trợ của chính quyền (X 3 ) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh (Y) d Mối quan hệ giữa yếu tố Ý thức người dân và chất lượng hoạt động GSĐTCĐ

Có hai điều kiện cần thiết để tạo ra ý thức cá nhân công dân, đó là tri thức công dân (năng lực chủ thể) và cơ hội tham gia (Hoàng Hải, 2012) Ở Việt nam, các cá nhân tụ thành các nhóm liên kết theo mô hình quan hệ hành chính công cho nên, ý thức người dân càng cao thì khả năng tham gia hoạt động xã hội càng lớn và hiệu quả (Nguyễn Ngọc Điện, 2007) Nhƣ vậy:

H 4 : Yếu tố Ý thức của người dân (X 4 ) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh (Y) e Mối quan hệ giữa yếu tố Thông tin minh bạch và chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

Lý thuyết quan hệ người chủ - người thừa hành (principal-agent theorycho rằng dưới những điều kiện thông tin không hoàn hảo sẽ xuất hiện sự lựa chọn bất lợi và mối nguy đạo đức, vì thế, minh bạch thông tin là yếu tố quyết định hiệu quả cho các hoạt động kiểm tra giám sát trong các lĩnh vực kinh tế xã hội (Spenser & Zeckhauser, 1971); (Ross SA ,

1973) (Jensen & Meckling, 1976); (Fama & Miller, 1972); (Harris & Raviv, 1978) Thông tin thiếu minh bạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý và hoạt động giải trình của chính quyền, không đáp ứng được yêu cầu của người dân khiến lượng đơn khiếu kiện tăng (Vũ Thành Tự Anh, 2012)

H 5 : Yếu tố Thông tin minh bạch (X 5 ) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh (Y) f Mối quan hệ giữa yếu tố Tham gia của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

Bộ máy hành chính nhà nước có xu hướng tối đa hóa quy mô, thiển cận về mặt chính sách… do đó cần cơ chế kiểm soát, đối trọng, giám sát các nhóm đặc quyền, đặc lợi, nhất là trong hoạt động đầu tƣ công thì sự kiểm tra giám sát tập thể từ các tổ chức không trực thuộc bộ máy hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội (Kim, Jong - Tae; Park Sang - Hyun; Kim, Sook - Hee Kim, Sang - Wook, 2006) Người dân có thể tham gia vào quá trình kiểm tra giám sát đầu tƣ, tuy nhiên, khả năng chuyên môn và sự tập hợp cũng có hạn không cho phép họ đạt hiệu quả cao trong hoạt động nên cần sự tham gia của các tổ chức có chuyên môn và tập hợp số lƣợng trong tổ chức nhƣ các hiệp hội nghề nghiệp hay tổ chức xã hội (Vũ Thành Tự Anh, 2012)

H 6 : Yếu tố Tham gia của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp (X 6 ) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh (Y)

Hình 4-1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Cơ chếchính sách pháp luật nhà nước về đầu tư công

Tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng

Hỗ trợ của chính quyền

Sự sẵn sàng tham gia của người dân

Giám sát đầu tƣ cộng đồng tại TP.Hồ Chí Minh H4

Sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiêp

Mô hình đề xuất nhƣ sau:

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp, trong đó phương pháp quyết định cuối cùng là phân tích yếu tố khám phá, phân tích mô hình hồi quy bội nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, công cụ đƣợc chọn sử dụng là phần mềm phân tích thống kê SPSS

Toàn bộ quy trình nghiên cứu sẽ đƣợc thực hiện theo sơ đồ sau

Hình 4-2 Quy trình nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh

Lý thuyết về hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công

Phân tích với công cụ SPSS

Thang đo nháp lần 2 Bảng câu hỏi phỏng vấn

Hoàn chỉnh bảng câu hỏi và thang đo

Kiểm định và đƣa ra kết quả

Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, cần xác định mục tiêu nghiên cứu, sau đó dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp Để đảm bảo giá trị nội dung của thang đo, một nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia và thảo luận nhằm khẳng định sự phù hợp của các biến quan sát Sau khi xác định đƣợc mô hình và thang đo chính, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu định lƣợng thông qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức Các kết quả khảo sát sẽ đƣợc mã hóa và xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê SPSS Các bước xử lý bao gồm phân tích yếu tố khám phá, đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, đồng thời kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy bội

Nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện bằng việc tham vấn và lấy ý kiến chuyên gia gồm: 3 người là thanh tra, 4 người là thành viên của UBMTTQ, 2 chuyên viên

Mục đích của nghiên cứu định tính là:

- Xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GSĐTCĐ tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh cùng các biến quan sát đo lường những yếu tố này

- Khẳng định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GSĐTCĐ tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh theo mô hình đề xuất và thang đo nháp lần 1

Phương thức tham vấn: Các chuyên gia bày tỏ quan điểm của mình theo nội dung của Bảng thảo luận, nhóm nghiên cứu tổng hợp và giữ lại những ý kiến đƣợc đa số chuyên gia (2/3) tán thành 29

Thời gian tham vấn là : tháng 5/2014

Kết quả tham vấn là cơ sở để nhóm nghiên cứu hiệu chỉnh mô hình lý thuyết và thanh đo nháp lần 1 thành thang đo nháp lần 2 Thang đo nháp lần 2 sẽ đƣợc sử dụng cho giai đoạn

64 phỏng vấn thử một số người dân (30 người) tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung, hình thức của các câu hỏi và khả năng cung cấp thông tin của người được phỏng vấn Thời gian phỏng vấn thử: tháng 6/2014

Trên cơ sở phỏng vấn thử sẽ hiệu chỉnh thành bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn chính thức

Việc đánh giá nội dung đƣợc thể hiện trên các khía cạnh:

- Người được phỏng vấn có hiểu các câu hỏi không?

- Người được phỏng vấn có thông tin để trả lời hay không?

- Người được phỏng vấn có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không?

 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Chỉ có 11/30 người được phỏng vấn có thể hiểu và trả lời được các câu hỏi (có giải thích của người khảo sát), phần còn lại không biết đến họat động GSĐTCĐ

Từ thông tin của Bảng khảo sát thử, nhóm nghiên cứu tiến hành chỉnh sửa Bảng câu hỏi để đƣa vào khảo sát chính thức 30

 Kết quả thảo luận (thang đo nháp lần 1)

Tổng hợp kết quả tham vấn, các chuyên gia đều cho rằng:

 Yếu tố chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện bằng các biến quan sát sau:

 Lợi ích thiết thực lâu dài cho người dân;

 Thực hiện đúng tiến độ;

 Chi phí đầu tƣ công trình hợp lý;

 Thực hiện đúng quy họach;

 An tòan, không ảnh hưởng đến môi trường sống;

 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh bao gồm:

 Cơ chế chính sách pháp luật nhà nước về đầu tư công, cụ thể là: hệ thống pháp luật về lĩnh vực đầu tƣ; dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp luật; vấn đề chống tham nhũng trong các quy định pháp luật; quy định về dân chủ sơ sở

 Tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng, cụ thể là: tính độc lập của bộ máy giám sát cộng đồng; tính công khai và minh bạch thông tin của các thành viên giám sát;

 Hỗ trợ của chính quyền, cụ thể là: thường xuyên trong việc mở các lớp đào tạo; tập huấn năng lực GSĐTCĐ; chia sẻ thông tin, rút kinh nghiệm trong hoạt động GSĐTCĐ; vấn đề cung cấp thông tin về quy hoạch; thông tin dự án, công trình đầu tƣ công; kịp thời, đầy đủ và chi tiết trong việc giải quyết các khiếu nại cũng như nhận góp ý của người dân

 Vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiêp, cụ thể là: vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp trong việc tham gia cũng nhƣ phối hợp với Ban TTND và ban GSĐTCĐ; sự quan tâm đến họat động GSĐTCĐ của các tổ chức xã hội

 Ý thức của người dân, cụ thể là: sự quan tâm của người dân đến họat động GSĐTCĐ và các hoạt động xã hội tại địa phương; sự am hiểu về quyền và nghĩa vụ của người dân trong họat động GSĐTCĐ; tự nguyện đóng góp cho các công trình công tại địa phương;

 Thông tin minh bạch, cụ thể là: vấn đề tiếp cận thông tin của người dân về dự án, công trình đầu tư công trực tiếp hoặc gián tiếp trước, trong và sau xây dựng

 Môi trường sống, cụ thể là: sự sẵn sàng tham gia mang tính tập thể vào các họat động cộng đồng của người dân trong khu vực; sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau của người dân trong cộng đồng dân cư; sự nhiệt tình và an tâm của người dân khi góp ý với các cơ quan có thẩm quyền

 Kết quả phỏng vấn thử (thang đo nháp lần 2)

Thiết kế bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu

4.3.1 Về dữ liệu nghiên cứu

 Xác định số lƣợng mẫu cần thiết

Có nhiều quy ước về kích thước mẫu, chẳng hạn như Hair et al (1998) cho rằng kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150, theo Gorsuch (1983) cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ƣớc lƣợng Theo đó, nghiên cứu này có 30 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 30 x 5 = 150

Nghiên cứu thu thập dữ liệu trong quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp và ngẫu nhiên từ những người dân tại thành phố Hồ Chí Minh Thời gian điều tra từ 01/7/2014 đến ngày 31/7/2014 theo mẫu đã đƣợc thiết kế sẵn 31

Nghiên cứu đã có 350 bảng câu hỏi đƣợc gửi đi Trong quá trình thu thập dữ liệu, có một số trường hợp đối tượng được khảo sát trả lời giống nhau ở tất cả các câu hỏi, hoặc bỏ sót câu hỏi Sau khi làm sạch dữ liệu, có 304 phiếu trả lời hợp lệ Toàn bộ phiếu trả lời hợp lệ sẽ đƣợc xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS để phục vụ cho việc nghiên cứu

Bảng 4-1 Mã hóa dữ liệu

STT Mã hóa DIỄN GIẢI

Quy định pháp luật đầu tƣ của Việt nam hiện khá đầy đủ tuy chƣa thật sự hòan chỉnh

Quý vị dễ dàng tiếp cận thông tin, quy định pháp luật về đầu tƣ qua báo, đài, TV, mạng internet và ấn phẩm các lọai?

Quy định pháp luật đặc biệt quy định liên quan đến đầu tƣ mà rõ ràng, chi tiết sẽ góp phần làm giảm tham nhũng?

4 q4 Quý vị biết Pháp lệnh dân chủ ở cấp cơ sở năm 2007?

Thành viên của ban thanh tra nhân dân(TTND)/ban giám sát đầu tƣ cộng đồng (GSĐTCĐ) do đại diện khu phố quý vị bầu

Thành viên ban TTND/ban GSĐTCĐ nơi quý vị sinh sống không phải cán bộ UBND phường, xã/quận, huyện

Ban TTND/ban GSĐTCĐ thường trực tiếp chia sẻ thông tin và các phản hồi từ chính quyền liên quan đến các công trình/dự án

Chính quyền địa phương nơi quý vị sinh sống trực tiếp hoặc gián tiếp chia sẻ thông tin, tiếp nhận ý kiên đóng góp từ người dân

Thông tin tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về GSĐTCĐ thường được ban TTND/ban GSĐTCĐ chia sẻ với cộng đồng

Các ý kiến đóng góp, kiến nghị của quý vị về công trình xây dựng và dự án tại địa phương đều được chính quyền phản hồi

Quý vị dễ dàng tiếp xúc trực tiếp với chính quyền địa phương hay gián tiếp qua tổ trưởng dân phố khi muốn kiến nghị

Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên và chi bộ Đảng khu phố thường tham gia với Ban TTND/ ban GSĐTCĐ địa phương

13 q13 Đại diện mặt trận tổ quốc phường/xã tham gia họat động GSĐTCĐ với Ban TTND/ban GSĐTCĐ địa phương

Tổ chức nghề nghiệp tham gia vào việc kiểm tra giám sát chuyên môn công trình xây dựng sẽ khiến quý vị an tâm hơn?

Quý vị đóng góp ý kiến về công trình xây dựng ở địa phương với tổ trưởng dân phố /ban TTND/ban GSĐTCĐ/chính quyền

Quý vị tham gia tất cả các buổi họp tổ dân phố/khu phố, gặp gỡ cử tri… tại địa phương

Quý vị tự nguyện đóng góp cho các công trình công cộng tại địa phuơng

Quý vị biết quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân tham gia họat động GSĐTCĐ địa phương?

19 q19 Ở địa phương quý vị sinh sống, thông tin về quy họach/kế họach sử dụng đất, khung giá đất đƣợc công bố công khai

Thông tin về dự án sẽ thực hiện tại địa phương đươc chính quyền thông báo chi tiết đến từng khu phố

Các dự án địa phương được đưa ra lấy ý kiến công khai trước khi lập đề án

Quý vị biết thông tin chi tiết quá trình thực hiện công trình xây dựng tại địa phương

Các buổi họp tổ dân phố/khu phố nơi quý vị sinh sống luôn luôn có ít nhất 2/3 đại diện cá gia đình tham dự

Dân cƣ tại nơi quý vị sinh sống sẵn sàng tham gia các họat động cộng đồng do các tổ chức và chính quyền phát động

Dân cư nơi địa phương quý vị sinh sống biết gia cảnh lẫn nhau và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau khi cần

Công trình đầu tư ở địa phương nơi quý vị sinh sống mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cƣ

Công trình đầu tư ở địa phương nơi quý vị sinh sống được thực hiện đúng tiến độ

Quý vị hài lòng với chi phí đầu tƣ và chất lƣợng công trình tại địa phương quý vị sinh sống

Công trình đầu tư ở địa phương quý vị thực hiện đúng quy định, quy họach đất đai

Công trình đầu tư ở địa phương nơi quý vị sinh sống an tòan, không ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư.

Mô tả mẫu nghiên cứu

Kích thước mẫu sử dụng được là 304 quan sát Dữ liệu được mã hóa, nhập và làm sạch thông qua phần mềm SPSS Các chỉ tiêu sẽ đƣợc mô tả cụ thể nhƣ sau:

Số người là thành viên của ban TTND, ban GSĐTCĐ, UBMTTQ, HĐND là 28 người, chiếm 9.2% tổng số người được phỏng vấn

Bảng 4-2 Thống kê mô tả về việc đánh giá hoạt động giám sát cộng đồng

Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu

Về việc đánh giá hoạt động GSĐTCĐ: có 89 người được khảo sát đánh giá hoạt động giám sát cộng đồng mang tính thực chất (chiếm 29.3%) và 215 người đánh giá mang tính hình thức (chiếm 70.7%) Tỷ lệ khảo sát này hợp lý so với khảo sát của PAPI 32 trên toàn quốc, điều này cho thấy mẫu dữ liệu thu thập đƣợc đáng tin cậy

Bảng 4-3 Thống kê mô tả về độ tuổi

Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu

Về độ tuổi: có 58 người được khảo sát là từ 18 đến 35 tuổi (chiếm 19.1%), 92 người được khảo sát có tuổi từ trên 35 đến 50 tuổi (chiếm 30.3%), 154 người được khảo sát trên 50 tuổi (chiếm 50.7%) Vậy đối tƣợng đƣợc khảo sát dàn trải ở mọi lứa tuổi Tuy nhiên, độ tuổi tập trung khá cao vào khoảng trên 50 tuổi

Bảng 4-4 Thống kê mô tả về mức độ quan trọng đối với từng tiêu chí

Biến quan sát Số lƣợng mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn q1 304 2 5 4.26 862 q2 304 2 5 4.34 779 q3 304 2 5 4.24 840

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu

Dựa vào bảng kết quả thống kê mô tả trên ta thấy mẫu điều tra hợp lệ Mức độ tác động của các biến quan sát đều đƣợc đánh giá trên mức “không có ý kiến” (lớn hơn 3).

Kiểm định mô hình nghiên cứu

4.5.1 Phân tích các yếu tố khám phá EFA

Nhằm xác định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu, chúng ta sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các yếu tố

Sau khi phân tích yếu tố, chỉ những nhóm yếu tố thỏa mãn điều kiện mới có thể tham gia vào các phần phân tích tiếp theo

Các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố gồm:

- Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacty): là một chỉ số dùng để xem xét mức độ thích hợp của phân tích yếu tố Chỉ số KMO phải đủ lớn (>0.5) thì phân tích yếu tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích yếu tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Hair et al, 2006)

- Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi yếu tố Chỉ những yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới đƣợc giữ lại trong mô hình phân tích, các yếu tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Hair et al, 2006)

- Phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Hair et al, 2006)

- Hệ số tải nhân tố (factor loadings): là hệ tố tương quan đơn giữa các biến nhỏ và yếu tố Hệ số này càng lớn cho biết các biến nhỏ và yếu tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau Với số quan sát khoảng 200, hệ số tải nhân tố đƣợc chấp nhận là lớn hơn 0.5, các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại khỏi mô hình (Hair et al, 2006)

- Kiểm định Bartlett: để kiểm tra độ tương quan giữa các biến quan sát và tổng thể, phân tích chỉ có ý nghĩa khi sig có giá trị nhỏ hơn 5% (Hair et al, 2006)

 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập nhƣ sau:

Bảng 4-5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu

Kết quả cho thấy, thang đo rút trích đƣợc 06 thành phần với:

 Chỉ số KMO là 0.785 (lớn hơn 0.5) nên phân tích yếu tố đƣợc cho là thích hợp với dữ liệu thu thập đƣợc

 Chỉ số Eigenvalue là 1.195 (lớn hơn 1)

 Tổng phương sai trích được là 65.051% (lớn hơn 50%)

 Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000 (nhỏ hơn 5%)

Vậy, 06 thành phần yếu tố là các biến độc lập đƣa vào mô hình hồi quy bội để kiểm định mô hình nghiên cứu

 Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA biến phụ thuộc

B ảng 4-6 Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA biến phụ thuộc

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu

Kết quả cho thấy, thang đo rút trích đƣợc 01 thành phần với:

 Chỉ số KMO là 0.764 (lớn hơn 0.5) nên phân tích yếu tố đƣợc cho là thích hợp với dữ liệu thu thập đƣợc

 Chỉ số Eigenvalue là 2.539 (lớn hơn 1)

 Tổng phương sai trích được là 50.785% (lớn hơn 50%)

 Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000 (nhỏ hơn 5%)

Vậy, 01 thành phần yếu tố là biến phụ thuộc đƣa vào mô hình hồi quy bội để kiểm định mô hình nghiên cứu

4.5.2 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết

Sau khi phân tích yếu tố khám phá EFA để thu nhỏ và gom các biến lại thì mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu sẽ được điều chỉnh tương ứng dựa trên kết quả thu đƣợc Ta thấy, từ 30 biến quan sát của 08 yếu tố từ mô hình nghiên cứu đề xuất (các biến độc lập gồm 07 yếu tố và biến phụ thuộc gồm 01 yếu tố), sau khi phân tích yếu tố khám phá EFA, số biến quan sát đạt yêu cầu vẫn giữ nguyên 30 biến và số yếu tố giảm từ 08 yếu tố còn 07 yếu tố (biến phụ thuộc gồm 01 yếu tố, các biến độc lập gồm 06 yếu tố - gom chung yếu tố ý thức người dân và môi trường sống) Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu để phục vụ cho phần nghiên cứu tiếp theo

Dựa trên kết quả phân tich nhân tố khám phá (Bảng 4-5) nhóm hiệu chỉnh lại các biến độc lập nhƣ sau:

 Yếu tố thứ nhất (X 1 ) bao gồm 07 biến quan sát (q15, q16, q17, q18, q23, q24, q25) Đây là các biến quan sát kết hợp của hai yếu tố ý thức người dân và Môi trường sống Nhóm nghiên cứu đặt lại tên của yếu tố này là Sự sẵn sàng tham gia của người dân

 Yếu tố thứ hai (X 2 ) bao gồm 04 biến quan sát (q8, q9, q10, q11) không thay đổi so với ban đầu nên nhóm nghiên cứu vẫn giữ nguyên tên yếu tố là Hỗ trợ của chính quyền

 Yếu tố thứ ba (X 3 ) bao gồm 04 biến quan sát (q1, q2, q3, q4) không thay đổi so với ban đầu nên nhóm nghiên cứu vẫn giữ nguyên tên yếu tố là Cơ chế chính sách pháp luật nhà nước về đầu tư

 Yếu tố thứ tƣ (X 4 ) bao gồm 04 biến quan sát (q19, q20, q21, q22) không thay đổi so với ban đầu nên nhóm nghiên cứu vẫn giữ nguyên tên yếu tố là Thông tin minh bạch

 Yếu tố thứ năm (X 5 ) gồm 03 biến quan sát (q5, q6, q7) không thay đổi so với ban đầu nên nhóm nghiên cứu vẫn giữ nguyên tên yếu tố là Tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng

 Yếu tố thứ sáu (X 6 ) gồm 03 biến quan sát (q12, q13, q14) không thay đổi so với ban đầu nên nhóm nghiên cứu vẫn giữ nguyên tên yếu tố là S ự tham gia của các tổ chức xã hội, nghề nghiêp

 Yếu tố thứ bảy – biến phụ thuộc bao gồm 05 biến quan sát (q26, q27, q28, q29, q30) vẫn không thay đổi so với ban đầu nên nhóm nghiên cứu vẫn giữ nguyên tên yếu tố thứ bảy là Hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh

Nhƣ vậy, mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh đƣợc thể hiện nhƣ sau :

Biến phụ thuộc Y: Hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh

Các biến độc lập gồm:

X 1 : Sự sẵn sàng tham gia của người dân

X 2 : Hỗ trợ của chính quyền;

X 3 : Cơ chế Chính sách pháp luật nhà nước về đầu tư công;

X 5 : Tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng;

X 6 : Sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiêp; u: Sai số

Với β 0 : mức độ tác động của các nhân tố khác, ngoài các yếu tố chính trong mô hình β 1 , β 2 , β 3, β 4, β 5, β 6 : hệ số hồi quy cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến Hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh

Giả thuyết H 0 : β 1 = β 2 = β 3 = β 4 = β 5 = β 6 = 0 (Mô hình không phù hợp)

H 1 : Có ít nhất một βi khác 0 [với i = 1 6] (Mô hình phù hợp)

 Giả thuyết nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh:

H 1 : Sự sẵn sàng tham gia của người dân tác động cùng chiều đến Hoạt động GSĐTCĐ tại

H 2 : Hỗ trợ của chính quyền tác động cùng chiều đến Hoạt động GSĐTCĐ tại TP HCM;

H 3 : Cơ chế chính sách pháp luật nhà nước về đầu tư công tác động cùng chiều đến Hoạt động GSĐTCĐ tại TP HCM;

H 4 : Thông tin minh bạch tác động cùng chiều đến Hoạt động GSĐTCĐ tại TP HCM;

H 5 : Tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng tác động cùng chiều Hoạt động GSĐTCĐ tại TP HCM;

H 6 : Sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiêp tác động cùng chiều đến Hoạt động GSĐTCĐ tại TP HCM

Sự sẵn sàng tham gia của người dân

Hỗ trợ của chính quyền

Cơ chế chính sách pháp luật nhà nước về đầu tư công

Giám sát đầu tƣ cộng đồng tại TP.Hồ Chí Minh H4

Tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng

Sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiêp

4.5.3 Xác định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Ngày đăng: 01/12/2022, 21:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2-1 Mơ hình Nâng cao năng lực GSĐTCĐ tại cấp xã, phƣờng - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 2 1 Mơ hình Nâng cao năng lực GSĐTCĐ tại cấp xã, phƣờng (Trang 17)
Bảng 0-1 Đánh giá quản lý chất lƣợng đầu tƣ công - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 0 1 Đánh giá quản lý chất lƣợng đầu tƣ công (Trang 29)
Bảng 0-2 Số lƣợng các hội/hiệp hội ở Việt Nam - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 0 2 Số lƣợng các hội/hiệp hội ở Việt Nam (Trang 33)
- Chủ đầu tƣ: cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tƣ, tình hình quản lý thực hiện dự án, tình hình xử lý phản hồi thơng tin  - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
h ủ đầu tƣ: cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tƣ, tình hình quản lý thực hiện dự án, tình hình xử lý phản hồi thơng tin (Trang 36)
Bảng 0-3 Tổng hợp tình hình giám sát, đánh giá đầu tƣ - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 0 3 Tổng hợp tình hình giám sát, đánh giá đầu tƣ (Trang 38)
Hình 0-4 Tỷ lệ dự án đƣợc giám sát, đánh giá - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 0 4 Tỷ lệ dự án đƣợc giám sát, đánh giá (Trang 39)
Hình 0-3 Số dự án đƣợc giám sát, đánh giá - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 0 3 Số dự án đƣợc giám sát, đánh giá (Trang 39)
Bảng 0-4 Số dự án vi phạm - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 0 4 Số dự án vi phạm (Trang 40)
Hình 0-5 Số dự án vi phạm - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 0 5 Số dự án vi phạm (Trang 40)
Bảng 0-5 Tổng hợp tình hình sai phạm qua báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 0 5 Tổng hợp tình hình sai phạm qua báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ (Trang 41)
Hình 0-6 Sự tham gia ngƣời dân vào quá trình đƣa ra quyết địnhvà giám sát các cơng trình cơ sở hạ tầng  - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 0 6 Sự tham gia ngƣời dân vào quá trình đƣa ra quyết địnhvà giám sát các cơng trình cơ sở hạ tầng (Trang 44)
Bảng 0-6 Sự tham gia của hộ gia đình vào quá trình ra quyết định - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 0 6 Sự tham gia của hộ gia đình vào quá trình ra quyết định (Trang 45)
Bảng 0-7 Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 0 7 Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh (Trang 52)
26 Chỉ số quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh Việt nam (www.papi.vn) - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
26 Chỉ số quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh Việt nam (www.papi.vn) (Trang 52)
Bảng 0-8 Chỉ số đánh giá sự tham gia của ngƣời dân tại TP.Hồ Chí Minh - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 0 8 Chỉ số đánh giá sự tham gia của ngƣời dân tại TP.Hồ Chí Minh (Trang 53)
Hình 4-1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Hình 4 1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất (Trang 61)
Mơ hình đề xuất nhƣ sau: - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
h ình đề xuất nhƣ sau: (Trang 62)
4.3 Thiết kế bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
4.3 Thiết kế bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu (Trang 66)
Bảng 4-3 Thống kê mô tả về độ tuổi - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 3 Thống kê mô tả về độ tuổi (Trang 69)
Bảng 4-5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (Trang 72)
Vậy, 06 thành phần yếu tố là các biến độc lập đƣa vào mơ hình hồi quy bội để kiểm định mơ hình nghiên cứu - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
y 06 thành phần yếu tố là các biến độc lập đƣa vào mơ hình hồi quy bội để kiểm định mơ hình nghiên cứu (Trang 73)
Bảng 4-7 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố dân trí - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 7 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố dân trí (Trang 77)
Bảng 4-9 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố cơ chếchính sách pháp luật nhà nƣớc về đầu tƣ công  - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 9 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố cơ chếchính sách pháp luật nhà nƣớc về đầu tƣ công (Trang 78)
Bảng 4-8 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố hỗ trợ của chínhquyền - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 8 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố hỗ trợ của chínhquyền (Trang 78)
Bảng 4-10 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố thông tin minh bạch - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 10 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố thông tin minh bạch (Trang 79)
Bảng 4-12 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố vai trò và sự tham gia củacác tổ chức xã hội nghề nghiêp  - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 12 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố vai trò và sự tham gia củacác tổ chức xã hội nghề nghiêp (Trang 80)
Bảng 4-11 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng  - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 11 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng (Trang 80)
Bảng 4-13 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố hoạt độngGSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh  - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 4 13 Xác định hệ số Cronbach’s Alpha yếu tố hoạt độngGSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh (Trang 81)
4.5.4 Kiểm định mơ hình nghiên cứu - Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh
4.5.4 Kiểm định mơ hình nghiên cứu (Trang 82)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w