Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 62)

: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1 Mơ hình nghiên cứu

4.1.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

a. Mối quan hệ giữa yếu tố Cơ chế chính sách pháp luật nhà nƣớc và Chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

Ngay từ thời La Mã cổ đại, Aristote (384 - 322 tr.CN) cho rằng để chống lạm quyền nên giới hạn quyền lực bằng công cụ pháp lý và phân quyền, các hoạt động trong xã hội có hiệu quả hay khơng phụ thuộc vào quy định của pháp luật, nhƣ vậy, cơ chế chính sách pháp luật là yếu tố cần xem khi xét đến các hoạt động kinh tế xã hội. Nếu chủ trƣơng, chính sách pháp luật liên quan đƣợc quy định rõ ràng và các văn bản pháp lý hƣớng dẫn

59

chi tiết sẽ dễ áp dụng trong thực tế và giúp hoạt động kinh tế xã hội hiệu quả và hoạt động GSĐTCĐ cũng không phải là một ngoại lệ.

Nhƣ vậy:

H1: Yếu tố cơ chế chính sách pháp luật nhà nước về đầu tư công (X1) ảnh hưởng đến chất

lượng hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh (Y)

b. Mối quan hệ giữa yếu tố Tổ chức bộ máy GSĐTCĐ và Chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

John Loke (1632 - 1704) và S. Montesquieu (1689 - 1755) hoàn thiện học thuyết với cơ chế kiềm chế và đối trọng, kiểm tra và chế ƣớc lẫn nhau giữa các tổ chức trong quá trình thực thi quyền lực. Nhƣ vậy, sự phân chia rành mạch về chức năng và nhân sự cùng với cơ chế kìm chế, đối trọng có tác dụng vừa hạn chế khả năng lạm quyền vừa đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Bên cạnh đó, hoạt động hƣớng đến sứ mạng và kết quả đòi hỏi các đơn vị công dựa rất nhiều vào các kỹ năng, sắp xếp và cách thức tổ chức bộ máy để đạt đƣợc mục tiêu (Paul R.Niven, 2002).

Nhƣ vậy:

H2: Yếu tố Tổ chức bộ máy GSĐTCĐ (X2) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ

tại TP.Hồ Chí Minh (Y)

c. Mối quan hệ giữa yếu tố Hỗ trợ chính quyền và Chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

Trong ý nghĩa lý thuyết hợp đồng xã hội (Social Contract Theory) Rousseau (1712-1778) này, cơng chúng khơng những là đối tác của chính phủ tham gia vào q trình ra quyết định và thực hiện chính sách mà cịn là ngƣời quản lý nguồn lực và dịch vụ công (Mizaur, 1993)(D. Matravers, 1996). Nhà nƣớc phải đảm bảo sự phục vụ và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngƣời dân (Paul R.Niven, 2002) (Hoàng Hải, 2012). Hơn nữa, theo nghiên cứu thực nghiệm của Bùi Phƣơng Đình& cộng sự (2013) tại một số tỉnh thành trên cả nƣớc về quản lý hành chính cơng thì lĩnh vực hoạt động nào của địa phƣơng đƣợc các cấpủy, chính quyền địa phƣơng quan tâm và coi trọng thì các hoạt động thuộc lĩnh vực đó đƣợctổ chức triển khai thực hiện sớm hơn, và do đó thƣờng đạt kết quả hoạt động tốt hơn.

60

Nhƣ vậy:

H3: Yếu tố Hỗ trợ của chính quyền (X3) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ

tại TP.Hồ Chí Minh (Y)

d. Mối quan hệ giữa yếu tố Ý thức ngƣời dân và chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

Có hai điều kiện cần thiết để tạo ra ý thức cá nhân cơng dân, đó là tri thức cơng dân (năng lực chủ thể) và cơ hội tham gia (Hoàng Hải, 2012). Ở Việt nam, các cá nhân tụ thành các nhóm liên kết theo mơ hình quan hệ hành chính cơng cho nên, ý thức ngƣời dân càng cao thì khả năng tham gia hoạt động xã hội càng lớn và hiệu quả (Nguyễn Ngọc Điện, 2007). Nhƣ vậy:

H4: Yếu tố Ý thức của người dân (X4) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ tại

TP.Hồ Chí Minh (Y)

e. Mối quan hệ giữa yếu tố Thông tin minh bạch và chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

Lý thuyết quan hệ ngƣời chủ - ngƣời thừa hành (principal-agent theorycho rằng dƣới những điều kiện thơng tin khơng hồn hảo sẽ xuất hiện sự lựa chọn bất lợi và mối nguy đạo đức, vì thế, minh bạch thông tin là yếu tố quyết định hiệu quả cho các hoạt động kiểm tra giám sát trong các lĩnh vực kinh tế xã hội (Spenser & Zeckhauser, 1971); (Ross SA , 1973) (Jensen & Meckling, 1976); (Fama & Miller, 1972); (Harris & Raviv, 1978). Thông tin thiếu minh bạch ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý và hoạt động giải trình của chính quyền, khơng đáp ứng đƣợc u cầu của ngƣời dân khiến lƣợng đơn khiếu kiện tăng (Vũ Thành Tự Anh, 2012).

Nhƣ vậy:

H5: Yếu tố Thông tin minh bạch (X5) ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GSĐTCĐ tại

TP.Hồ Chí Minh (Y)

f. Mối quan hệ giữa yếu tố Tham gia của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và chất lƣợng hoạt động GSĐTCĐ

61

Bộ máy hành chính nhà nƣớc có xu hƣớng tối đa hóa quy mơ, thiển cận về mặt chính sách… do đó cần cơ chế kiểm sốt, đối trọng, giám sát các nhóm đặc quyền, đặc lợi, nhất là trong hoạt động đầu tƣ cơng thì sự kiểm tra giám sát tập thể từ các tổ chức không trực thuộc bộ máy hành chính nhà nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội (Kim, Jong - Tae; Park. Sang - Hyun; Kim, Sook - Hee Kim, Sang - Wook, 2006). Ngƣời dân có thể tham gia vào q trình kiểm tra giám sát đầu tƣ, tuy nhiên, khả năng chun mơn và sự tập hợp cũng có hạn khơng cho phép họ đạt hiệu quả cao trong hoạt động nên cần sự tham gia của các tổ chức có chun mơn và tập hợp số lƣợng trong tổ chức nhƣ các hiệp hội nghề nghiệp hay tổ chức xã hội (Vũ Thành Tự Anh, 2012)

Nhƣ vậy:

H6: Yếu tố Tham gia của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp (X6) ảnh hưởng đến chất lượng

hoạt động GSĐTCĐ tại TP.Hồ Chí Minh (Y)

Hình 4-1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Cơ chếchính sách pháp luật nhà nƣớc về đầu tƣ công Tổ chức bộ máy giám sát cộng đồng H1 Hỗ trợ của chính quyền H2 H3

Sự sẵn sàng tham gia của ngƣời dân

Giám sát đầu tƣ cộng đồng tại TP.Hồ Chí Minh

H4 H5

Thông tin Minh bạch

H6

Sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiêp

62

Mơ hình đề xuất nhƣ sau:

Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + β6 X6+u

4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu vận dụng và kết hợp nhiều phƣơng pháp, trong đó phƣơng pháp quyết định cuối cùng là phân tích yếu tố khám phá, phân tích mơ hình hồi quy bội nhằm đánh giá mức độ ảnh hƣởng củacác yếu tố đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tƣ công trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, cơng cụ đƣợc chọn sử dụng là phần mềm phân tích thống kê SPSS.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát cộng đồng trong đầu tư công trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)