Luận văn : Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan
Trang 1Lời mở đầu
Phát triển và hội nhập là một trong những xu thế lớn của thời đại Ngàynay, khu vực hoá, quốc tế hoá, tham gia vào các liên minh kinh tế Quốc tế là xuthế phát triển kinh tế khách quan của hầu hết các quốc gia trên thế giới Khôngmột quốc gia nào có thể tồn tại độc lập trong khuôn khổ một nền kinh tế khépkín, tự cung, tự cấp như trước đây Sự luân chuyển của các nguồn lực kinh tế bị
bó hẹp, hạn chế trong biên giới quốc gia và sự kiểm soát của các chính sáchđiều chỉnh kinh tế theo ý chí của Nhà nước làm cho sự phân bố hiệu quả củacác nguồn lực kinh tế thế giới bị giảm sút đồng thời tạo nên sự chênh lệch
tương đối giữa các quốc gia
Xuất phát từ quan điểm đó tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng vàNhà nước ta đã thực hiện chính sách kinh tế “mở cửa”, phát triển nền kinh tế
theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, thực hiện phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”.
Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới, hoạt động kinh tế, đặc biệt
là hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch phát triển mạnh mẽ Để đạt đượckết quả đó các cấp, các ngành đã phải hết sức nỗ lực phấn đấu, trong đó phải kểtới đóng góp không nhỏ của ngành Hải quan
Hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu nhằm tạo môi trường thuậnlợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo quản lý thu thuế xuất nhập khẩu,phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, ổn định và bền vững trong thời kỳ phát triểnmới của đất nước
Luật Hải quan ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cải cách thủtục Hải quan Vì vậy việc thực hiện tốt Luật Hải quan và cải cách quy trình thuthuế xuất nhập khẩu sẽ góp phần đưa hoạt động xuất nhập khẩu theo địnhhướng của Nhà nước
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tầm quan trọng của công tác thu thuế xuấtnhập khẩu và sự cần thiết phải cải cách thủ tục Hải quan, kết hợp với nhữngkiến thức lĩnh hội được trong thời gian thực tập tại Cục Kiểm tra thu thuế xuấtnhập khẩu Tổng cục Hải quan em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan”
Trang 2Toàn bộ nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương I Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu Chương II Tổ chức thực hiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục
Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan
Chương III Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình thu
thuế xuất nhập khẩu
Do tính thời sự của đề tài và quy trình thu thuế xuất nhập khẩu mới đượcsửa đổi, nên các vấn đề được giải quyết trong đề tài có thể còn một số bất cập,
em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm
để đề tài này hoàn thiện hơn
Chương I
Trang 3Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình
thu thuế xuất nhập khẩu
1.1.Những nhận thức cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (hay còn gọi là thuế quan) là thuế đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới của một nước, kể
cả hàng hoá đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa vào tiêu thụ trong nước.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một khoản nộp đã có từ lâu đời, nóđược hình thành từ thời chiếm hữu nô lệ đến thời kỳ phong kiến, đặc biệt nóphát triển ở Anh và ở Pháp vào thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII Tuy nhiên, ởmỗi nước và mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về vị trí vàvai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có đặc điểm:
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu nhằm động viênmột phần giá trị mới nằm trong giá cả hàng hoá trao đổi qua biên giới mộtnước Người tiêu dùng là người chịu thuế Người nộp thuế là các tổ chức, cánhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thu vào các nhóm hàng, mặt hàng xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu
Trên thế giới, bất kỳ quốc gia nào cũng phải xây dựng hệ thống thuế đồngthời thiết lập các cơ quan chức năng quản lý thu thuế Ở Việt Nam, công tác tổchức quản lý thu thuế xuất nhập khẩu được giao cho Tổng cục Hải quan
1.1.2 Mục đích của việc đánh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Xu hướng chung của toàn cầu là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, chuyển
từ chiến tranh sang hợp tác kinh tế, do vậy việc hội nhập kinh tế của mỗi quốcgia vào khu vực cũng như thế giới là cần thiết Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều cóhoàn cảnh lịch sử kinh tế cụ thể nên khi hội nhập cần có một hệ thống chínhsách kinh tế phù hợp với những cam kết của tổ chức mà họ tham gia đồng thời
hệ thống chính sách này phải mang lại lợi ích cho quốc gia đó
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng của hệ thốngcác chính sách thuế Sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để bảo vệ nền sảnxuất trong nước tuỳ theo đặc điểm kinh tế của mỗi nước và điều tiết vĩ mô nềnkinh tế theo những mục tiêu khác nhau Tuy nhiên hầu hết các nước đều coithuế quan là công cụ đóng vai trò che chắn cho nền sản xuất trong nước trước
sự cạnh tranh kinh tế trong hoạt động ngoại thương Vì thế thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu được sử dụng với mục đích kiểm soát ngoại thương bằng cách tất cả
Trang 4các nước đều thông qua thuế quan để điều chỉnh kinh tế nội địa và kiểm soáthoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá với quốc gia khác theo hướng có lợi choquốc gia mình Bên cạnh đó, sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vì mụcđích ngân khố cũng được coi trọng ở các nước đang phát triển vì ở những nướcnày nguồn thu cho NSNN còn eo hẹp
Hiện nay, theo xu hướng chung trên thế giới, mục đích chủ yếu của thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu là thực hiện chức năng kiểm soát hàng xuất nhậpkhẩu phù hợp với thông lệ quốc tế, với khu vực đảm bảo nguồn thu, chi NSNN,yêu cầu bảo vệ sản xuất được giải quyết bằng cách tạo môi trường đầu tư trựctiếp từ nước ngoài thật thông thoáng và hấp dẫn, các nhà sản xuất trong nướcđược ưu đãi về nhiều mặt đặc biệt là nhằm mục đích sản xuất nhiều loại hànghoá phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu
1.1.3 Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường.
Cùng với thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và những sắc thuế tiêntiến khác, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng thể hiện vai trò của nó trong nềnkinh tế mới
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu lớn trong số thu của NSNN.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự đóngmột vai trò lớn đối với các quốc gia Trước đây, khi Việt Nam chưa thực hiệnchính sách kinh tế mở cửa, mở rộng kinh tế đối ngoại, thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu không phát huy được ưu điểm của mình là điều tiết hoạt động xuấtnhập khẩu vì hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu đều do Nhà nước sắp đặt kếhoạch trước Từ khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước, Việt Nam đã mở rộng quan hệ buôn bántrao đổi với hơn 100 nước trên thế giới Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩungày càng thêm phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất lượng Số thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày một tăng với kim ngạch xuất khẩu khôngngừng tăng lên Hiện nay, số thu về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chiếmkhoảng 20%-25% tổng số thu NSNN từ thuế (Biểu1)
Biểu 1: Tình hình thu nộp thuế XNK trong tổng thu NSNN
Đơn vị: tỉ USD Năm Thuế xuất nhập khẩu Tỉ lệ so với tổng số thuế
Trang 5Hiện nay hoạt động hợp tác giao lưu kinh tế với các nước diễn ra mạnh
mẽ Nhà nước không thể lấy kế hoạch để định hướng, mà hoạt động xuất nhậpkhẩu phải tuân theo quy luật thị trường Vì vậy Nhà nước muốn điều tiết đượchoạt động xuất nhập khẩu thì phải sử dụng công cụ pháp luật, công cụ tài chính
để điều tiết hoạt động này Việc điều tiết được thông qua hệ thống các chínhsách trong đó chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một công cụ linhhoạt và hiệu quả để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chếtiêu dùng thông qua việc điều chỉnh thuế suất Xây dựng biểu thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, chính sách miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nhànước có thể thực hiện việc kiểm soát và hướng dẫn hoạt động xuất nhập khẩu
và điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xãhội, thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đấtnước
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước
Để thực hiện chức năng và đường lối chính sách của quốc gia mình, cácnước đều sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Sự tồn tại của thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu là tất yếu khách quan nhưng mức độ quan trọng của thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu ở mỗi quốc gia còn tuỳ thuộc vào ý chí của mỗi quốcgia đó Tuy nhiên không thể không thừa nhận vai trò quan trọng của thuế quan
là bảo hộ nền sản xuất trong nước Nhờ có vai trò quan trọng này, Nhà nước cóthể bảo vệ, trợ giúp các thành phần kinh tế trong điều kiện cần thiết, tạo ra mộthành lang pháp lý thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triểnhoạt động của mình, có thể đứng vững và vươn lên trong cơ chế trị trường,đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một khoản chi phí nằm trong giá thànhhàng hoá Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì giá cả là vấn đề được quantâm hàng đầu, cạnh tranh về giá bao giờ cũng là cạnh tranh có hiệu quả nhất
Trang 6Với những đặc tính như vậy, Nhà nước sẽ sử dụng thuế quan để kích thích hoặchạn chế những mặt hàng theo nhu cầu riêng Đối với những hoạt động nhậpkhẩu, để hạn chế nhập (hay khuyến khích nhập) một mặt hàng nào đó, ngoàicác chính sách phi thuế quan như cấp giấy phép, quota Nhà nước có thể điềuchỉnh thuế suất tăng (giảm hoặc đôi khi không đánh thuế) vào mặt hàng đó Vớihoạt động nhập khẩu, nếu muốn khuyến khích nhập thì Nhà nước sẽ sử dụngthuế suất ưu đãi nhằm tăng khả năng cạnh tranh của những mặt hàng đó, cònnếu muốn hạn chế nhập thì điều chỉnh thuế suất cao.
Như vậy vai trò bảo hộ nền sản xuất trong nước của thuế quan sẽ còn đượcNhà nước sử dụng để thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế của mỗi quốc gia
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong quan hệ quốc tế, góp phần đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội.
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 2001-2010 đặt ra là: “Chínhsách tài khoá giai đoạn 2001-2010 phải đảm bảo cho nền kinh tế tài chính chủđộng hội nhập quốc tế một cách hiệu quả theo tốc độ và mức độ hợp lý ”
Khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, Việt Nam cũng phảituân thủ đúng các quy định mà các tổ chức đó đề ra Cùng với các sắc thuếkhác, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng góp phần thục hiện những yêu cầu
đó đồng thời thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đề rakhi hội nhập với khu vực và thế giới là “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả cácnước”
1.2 Nội dung của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy trình thu thuế XNK ở nước ta hiện nay.
1.2.1 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
Trước đây, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta còn rất giản đơn, hoạtđộng ngoại thương buôn bán trao đổi chưa phát triển Những mặt hàng chủ yếu
là nông sản, lâm sản được xuất sang các nước XHCN thường là để trả nợ choChính phủ, hoặc xuất khẩu sang các nước XHCN đã có Hiệp ước ưu đãi về thuếquan, giá xuất khẩu thường không đủ bù đắp chi phí thu mua sản xuất Cònhàng hoá nhập khẩu chủ yếu là hàng viện trợ hoặc hàng mua của các nước cóthuế suất rất thấp Trong giai đoạn này, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoákhông mang tính chất ngoại thương Nó không theo quy luật cạnh tranh, quyluật giá trị của nền kinh tế thị trường Hàng hoá xuất nhập khẩu đều do Nhànước ấn định và thông thường Nhà nước phải lấy từ ngân sách để bù lỗ cho cácđơn vị có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện chế độ thu bù chênh lệchngoại thương Do đó hoạt động xuất nhập khẩu hoàn toàn trong thế bị động vàthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không có khả năng điều tiết hoạt động xuấtnhập khẩu, không có khả năng khuyến khích sản xuất hàng hoá phát triển vàcũng không có khả năng tạo nguồn thu cho NSNN
Trang 7Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành ở nước ta vào năm
1987 với tên gọi “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch” Sau đó,đến năm 1991 và năm 1993 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổinhưng vẫn chỉ phù hợp trong điều kiện Việt Nam chưa gia nhập ASEAN
Để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ mới tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá
X-1998, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi bổ sung đã được Quốc hộithông qua với sự thay đổi cơ bản về thuế suất, thời hạn tính thuế, xử lý viphạm góp phần tạo nên môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩucủa Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào khu vực và liên kết kinh tế quốc tế.Một trong những nét đặc biệt của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thuếsuất Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi bổ sung (áp dụng01/01/1999) đã quy định 3 loại thuế suất đối với hàng nhập khẩu:
- Thuế suất phổ thông: áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từnước ngoài hoặc khối các nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trongquan hệ thương mại với nước ta;
- Thuế suất ưu đãi: áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nướchoặc khối các nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thươngmại với Việt Nam;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từkhối các nước có thoả thuận ưu đãi về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vựcthương mại tự do hoặc khối các nước có thoả thuận ưu đãi về thuế nhập khẩutheo thể chế khu vực thương mại tự do hoặc thương mại biên giới
- Ngoài thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt,hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp còn bị đánh thuế suất bổ sung.Tuy vậy, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản quy phạmpháp luật có liên quan vẫn bộc lộ những hạn chế như về biểu thuế, về thuế quantrừng phạt đối với hàng nhập khẩu, về xử lý vi phạm và kiểm tra thu thuế khiến các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi bổ sung năm 1999 là mộtbước cải cách quan trọng đảm bảo chính sách thuế của Việt Nam phù hợp vớithông lệ quốc tế và tạo cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc chỉ thực hiện bảo hộthông qua thuế quan, đồng thời tạo thuận lợi để Việt Nam từng bước cắt giảmhàng rào thuế quan của mình theo xu hướng tự do hoá thương mại và quantrọng hơn cả là khắc phục được những hạn chế còn tồn tại nêu trên
1.2.2 Nội dung của quy trình thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta.
1.2.2.1 Nội dung của quy trình thu thuế XNK trước đây.
Quy trình thu thuế XNK là trình tự các bước tiến hành thu thuế XNK vàoNSNN được quy định thành luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật buộc các
Trang 8cơ quan Hải quan và cán bộ thu thuế khi thực hiện nhiệm vụ phải chấp hành.Mỗi bộ phận trong quy trình đều có chức năng và nhiệm vụ nhất định do đóphải bố trí cán bộ cho phù hợp với từng bộ phận của quy trình thu thuế nhằmđảm bảo cho các bộ phận trong quy trình hoạt động có hiệu quả, góp phần hoànthành nhiệm vụ chung cho toàn ngành Hải quan.
Theo Quyết định số 383/1998/QĐ-TCQH quy trình thu thuế XNK gồm 4bước, theo trình tự sau:
Bước 1: Người khai báo hải quan tự kê khai tính thuế, nộp thuế:
- Bộ hồ sơ khai báo với hải quan gồm các loại giấy tờ phải nộp hoặc xuấttrình khi làm thủ tục hải quan theo quy định;
- Người khai báo hải quan tự kê khai đầy đủ, chính xác nội dung nhữngtiêu thức ghi trên tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu theo bản hướng dẫn đínhkèm tờ khai;
- Dựa vào căn cứ tính thuế đã kê khai và xác định mã số thuế, thuế suất,giá tính thuế theo quy định để tự tính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế.Bước 2: Tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Tiếp nhận hồ sơ;
- Kiểm tra bộ hồ sơ và tờ khai hải quan đã đầy đủ, chính xác đảm bảo hợppháp, hợp lệ cho một bộ chứng từ làm thủ tục hải quan theo quy định của từngloại hình XNK;
- Nếu bộ hồ sơ đủ điều kiện thì cho đăng ký tờ khai;
Phân loại hồ sơ hàng hoá theo luồng (luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ)
- Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thuế;
- Chuyển những nghi vấn, lập biên bản vi phạm đến các bộ phận có liênquan xử lý
Bước 3 Thu thuế- Kiểm hoá- Giải phóng hàng
- Căn cứ các quy định của Pháp luật về thời gian nộp thuế, trên cơ sở sốthuế phải nộp do người khai báo hải quan tự tính, cơ quan Hải quan ra thôngbáo thuế và yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện theo đúng quy định;
- Bộ hồ sơ được chuyển đến bộ phận kiểm hoá và tiến hành kiểm hoá theođúng nguyên tắc được quy định;
- Chuyển các nghi vấn, biên bản vi phạm đến các bộ phận liên quan để xử lý;
- Giải phóng hàng sau khi đã:
+ Nộp thuế hoặc bảo lãnh được chấp nhận đối với hàng phải nộp thuếngay;
+ Có thông báo thuế đối với hàng được gia hạn về thời gian nộp thuế;
- Giám sát việc giải phóng hàng;
Trang 9- Chuyển hồ sơ tới bộ phận thuế.
Bước 4: Kiểm tra- Xử lý vi phạm
- Kiểm tra kết quả tự kê khai, tự tính thuế của người khai báo hải quan;
- Căn cứ kết quả kiểm hoá, nguyên tắc xác định mã số thuế, thuế suất, giátính thuế và khai báo của người khai báo hải quan xác định đúng số thuế phảinộp;
- Xử lý các vi phạm về thuế;
- Ra Quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp;
- Kế toán thu nộp thuế;
- Phúc tập, xác định hồ sơ phải kiểm tra tiếp các khâu liên quan sau khithông quan;
- Sắp xếp lưu trữ hồ sơ
Đường lối đổi mới, chính sách “mở cửa”, xây dựng nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ hội cho kinh tế đối ngoại, hoạt độngxuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình đadạng như: Kho ngoại quan, khu chế xuất, khu công nghiệp, tạm nhập, tái xuất,chuyển khẩu
Các hoạt động trên đòi hỏi phải nhanh chóng tháo gỡ những ách tắc, phảithông thoáng; vừa phải nhanh chóng giải phóng được hàng hoá, vừa phải quản
lý chặt chẽ, đúng chính sách, pháp luật Vì vậy, quy trình thu thuế XNK ra đời
Áp dụng quy trình thu thuế nhằm thực hiện đúng, chính xác các luật thuế:Xuất nhập khẩu, Giá trị gia tăng, Tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá xuất nhậpkhẩu, đảm bảo mục tiêu “thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời tiền thuế vào NSNN”,đồng thời việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hải quan thông thoáng vàquản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phát huy vai trò tự chủ, sáng tạo,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, tự chịu tráchnhiệm trước pháp luật trong việc tự khai báo; tự tính thuế; cũng như tăng cườngvai trò thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành Hải quan trong viêc kiểm tra,giám sát hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo nguồn thu cho NSNN Bên cạnh
đó, quy trình còn thực hiện chính xác công tác thống kê các mặt về xuất nhậpkhẩu
1.2.2.2 Nội dung của quy trình thu thuế XNK hiện nay.
Hiện nay ở nước ta đang áp dung quy trình hành thu mới theo Quyết định
số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hảiquan Nội dung của quy trình được tóm tắt như sau
* Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu theo hợp đồng (Sơ
đồ 1):
Trang 10Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểmtra thực tế hàng hoá.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế
* Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng (Sơ đồ 2):
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểmtra thực tế hàng hoá
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá
Bước 3: Kiểm tra tính thuế
1.2.3 Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện quy trình thu thuế XNK.
Thời gian qua ngành Hải quan đã có nhiều cố gắng đổi mới trong công táctập trung nghiên cứu cải tiến thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, thuận tiện,theo những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của ngành Hải quan: “Tạo thông thoáng
ở cửa khẩu, giảm bớt sự chờ đợi, ùn tắc của khách xuất nhập cảnh, giải phóngnhanh hàng hoá, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi viphạm luật lệ Hải quan, tăng thu cho NSNN” Tuy vậy, quy trình thu thuế XNKvẫn còn những tồn tại cần tháo gỡ
* Quy trình thu thuế cần cải tiến chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi thườngxuyên về các chế độ chính sách thuế liên quan đến công tác hải quan, nhữngđiểm bất hợp lý của quy trình cũ dẫn đến một số hồ sơ phải cần nhiều bút toán
để điều chỉnh thuế Hơn nữa trong những năm gần đây, lượng hàng hoá xuấtnhập khẩu rất đa dạng, phức tạp với trên 5.000 nhóm mặt hàng được phân loại
mã số gồm 8 chữ số nên trong qúa trình thực hiện gặp không ít khó khăn Việcphân chia mã hàng hoá không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định Đôi khi trongthực tế có những hàng hoá vừa xếp mã theo tính chất mặt hàng, vừa xếp theocông dụng của hàng hoá; phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế XNK đượcđánh theo mục đích sử dụng, số ít được đánh theo tính chất mặt hàng, nhữngđiều đó tạo không ít sơ hở cho các đơn vị kinh doanh XNK tận dụng gây thấtthu cho NSNN nên cần thiết phải đổi mới quy trình thu thuế
* Luật Hải quan ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt đáng kể trong ngànhHải quan Những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi phải có những phương thức
áp dụng hợp lý hơn Nhưng trong quá trình đổi mới vẫn còn một số thủ tụcchưa được cải tiến kịp thời, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
* Quy trình thu thuế theo Quyết định số 383/1998/QĐ-TCHQ vẫn còn tồntại những vướng mắc như:
Theo quy trình này, dựa trên tờ khai hải quan, căn cứ vào số thuế do ngườikhai hải quan tự tính, cơ quan Hải quan ra thông báo thuế và đối tượng nộpthuế sẽ nộp tiền theo số tiền ghi trên thông báo (đối với trường hợp phải nộpthuế ngay), sau đó cơ quan Hải quan mới tiến hành kiểm hoá Như vậy việc ra
Trang 11thông báo thuế lần đầu chỉ là hình thức Sau khi tiến hành kiểm hoá, phát hiệnsai sót mới điều chỉnh số thuế doanh nghiệp nộp tức là ra thông báo thuế lần 2,tương ứng với việc cơ quan Hải quan phải viết 2 lần biên lai thu thuế gây trùnglặp, làm tăng khối lượng công việc, tăng khối lượng hồ sơ quản lý, hạn chếcông tác phúc tập hồ sơ hoặc làm thủ tục hoàn thuế Đây là công việc rất phứctạp vì cơ quan Hải quan không được phép hoàn trả trực tiếp cho doanh nghiệp
mà phải thông qua thanh toán bù trừ hoặc xác nhận để Bộ Tài chính hoàn trả.Việc kiểm tra sau thông quan: Cũng theo quy trình này, kiểm tra sau thôngquan mới chỉ dừng lại ở việc phúc tập hồ sơ phải kiểm tra ở các khâu sau thôngquan, tức là vẫn trong phạm vi kiểm tra, giám sát của Hải quan Nhưng trênthực tế, sau khi thông quan doanh nghiệp được giải phóng hàng, số hàng đãđược tiêu thụ hết, cán bộ Hải quan chỉ có thể kiểm tra trên cơ sở hồ sơ về hànghoá nhập khẩu mà doanh nghiệp khai báo, còn chủng loại và khối lượng hànghoá mà doanh nghiệp bán thì cán bộ Hải quan không xác định được vì không cóquyền kiểm tra sổ sách của doanh nghiệp
Về mẫu tờ khai hải quan HQ 99-XNK: Mẫu tờ khai được thiết kế phứctạp, có tới 38 mục khai chi tiết dành cho doanh nghiệp gây khó khăn nhiềutrong việc kê khai Giá thanh toán được áp dụng không đồng nhất gây mấtchính xác khi phân bổ chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển và gây sai số khiquy đổi từ nguyên tệ ra đồng nội tệ Trên tờ khai không có phần để người nhận
tờ khai ký nhận mà chỉ có quy định đóng dấu trực tiếp nhận tờ khai Như vậykhi nhận tờ khai, cán bộ Hải quan không biết có phải ký nhận vào tờ khai haykhông và nếu ký nhận thì ký vào đâu
- Về việc sử dụng phụ lục tờ khai: Với các hoạt động không được miễn sửdụng phụ lục, tờ phụ lục chỉ giới hạn khai tối đa 5 mặt hàng hoá là quá ít Hơnnữa, đối với lô hàng có nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại, phạm vi để cán bộkiểm hoá xác nhận kết quả kiểm hoá chưa phù hợp Không có ô để cán bộ tínhthuế tính lại thuế lần 3 hoặc lần 4 nếu có sự thay đổi số tiền thuế phải nộp trongtrường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu nại;
- Về giá trính thuế VAT và đối tượng chịu thuế VAT của hàng XNK cũng
có những bất cập Ví dụ đối với các tài liệu, ấn phẩm chuyển phát nhanh theođường DHL, TNT với số lượng lớn là loại ấn phẩm có thuế suất 0% Nhưngđây lại là đối tượng chịu thuế VAT Khi làm thủ tục hải quan thì các tài liệunày được gửi cho nhiều hãng, nhiều tổ chức, cá nhân có cùng chung một vậnđơn hàng không Loại ấn phẩm, tài liệu này không có giá tính thuế Như vậy,người làm thủ tục nhận hàng là các tổ chức chuyển phát nhanh không biết giá
kê khai, người nhận hàng cũng không xác định được giá và không có cơ sở tínhthuế VAT với hàng nhập khẩu có thuế suất khác 0%;
- Về chứng nhận xuất xứ: Theo quy định của Tổng cục Hải quan cho phép
áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng tiểu ngạch mà không cần C/O nếu Hải
Trang 12quan có thể xác định xuất xứ, nhưng trên thực tế, có nhiều lô hàng giá trị lớnvẫn nhập khẩu theo đường tiểu ngạch để được hưởng sự ưu đãi này Như vậy,
có thể dẫn đến thất thu thuế;
- Về phương pháp tính giá hải quan: Theo quy định đối với những mặthàng Nhà nước không quản lý giá thì chỉ áp giá theo bảng giá tối thiểu khi hợpđồng không có đủ các điều kiện quy định Trên thực tế, có một số mặt hàngnhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước quản lý giá và hợp đồng nhập khẩu có đủcác điều kiện để tính giá theo hợp đồng, song khi đăng ký tờ khai, không ítdoanh nghiệp phải áp giá tối thiểu hoặc áp giá hợp đồng nếu giá hợp đồng caohơn giá tối thiểu Điều này không hợp lý;
- Về việc áp mã tính thuế, thoái thu thuế: Việc áp mã tính thuế nhiều khichưa được chính xác bởi có những văn bản quy định không rõ ràng đối với từngmặt hàng Sau khi tính thuế, hàng hoá được giải phóng nhưng để tính thuế mộtcách chính xác lại phải mất nhiều công văn giữa các Bộ, ngành và Tổng cụcHải quan đến Hải quan địa phương Nếu tính thuế sai thì việc thoái thu thuế rấtkhó khăn vì còn liên quan đến nhiều Bộ, ngành Việc truy thuế cũng rất phứctạp, muốn được truy hoàn thì ít nhất cũng phải có hai Quyết định là Quyết địnhgiảm thuế và Quyết định hoàn thuế
Xuất phát từ yêu cầu thực tế và những tồn tại, quy trình thu thuế xuất nhậpkhẩu theo Quyết định số 383/1999/QĐ-TCHQ thật sự cần thiết phải thay đổi đểphù hợp với yêu cầu hội nhập
Chương II
Tổ chức thực hiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế XNK Tổng cục Hải quan
2.1 Cục Kiểm tra thu thuế XNK với công tác quản lý hoạt động XNK
2.1.1 Khái quát về Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu.
Hải quan là cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mạiqua cửa khẩu và biên giới Việt Nam
Nghị định số 16-CP ngày 07/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam theo nguyên tắc tập trungthống nhất gồm:
Trang 13a) Bộ máy giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
1 Cục Giám sát, quản lý về hải quan;
2 Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;
3 Cục Điều tra chống buôn lậu;
b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
1 Trung tâm Tin học và thống kê hải quan;
2 Viện Nghiên cứu khoa học hải quan
Trong đó Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu có nhiệm vụ quản lý thuthuế xuất nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho NSNN Thựchiện các biện pháp chống gian lận thương mại gây thất thu thuế Hơn nữa, CụcKiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu còn là một trong những cánh tay đắc lực của
bộ máy giúp Tổng cục Hải quan trong việc tham vấn cho Nhà nước về đườnglối, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu và giúp Tổng cục thực hiện chứcnăng quản lý Nhà nước của mình
Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu được chia thành 6 phòng, ban, đảmnhận những công việc và chức năng khác nhau:
Phòng Kế hoạch: có chức năng xây dựng kế hoạch thu thuế và các khoảnthu khác ngoài thuế, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho Hải quan các địa phương,đồng thời thực hiện theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch thu thông qua số liệutổng hợp, thống kê kế toán thuế; theo dõi tình hình nợ thuế, phân tích số nợthuế trong hạn, quá hạn từ đó sẽ có những biện pháp đôn đốc thu thuế, cưỡngchế Hải quan
Phòng Chế độ chính sách: tham gia cùng với Bộ Tài chính trong việchoạch định các chế độ chính sách về thuế, lệ phí, xây dựng các văn bản hướngdẫn Luật thuế, phí, lệ phí có liên quan tới hàng hoá xuất nhập khẩu, tham giakiểm tra, xử lý các vi phạm về chính sách thuế, phí, lệ phí
Phòng Ấn chỉ: thực hiện công tác quản lý đối với toàn ngành Hải quantrong việc cấp phát, sử dụng và quyết toán ấn chỉ thuế, đảm bảo cung cấp kịpthời, đúng, đủ các loại ấn chỉ phục vụ công tác thu thuế, phí, lệ phí
Phòng Kiểm tra: có nhiệm vụ kiểm tra, phúc tập hồ sơ, tờ khai đã hoànthành thủ tục Hải quan nhờ vậy sẽ phát hiện những sai phạm trong việc tính
Trang 14thuế để chống thất thu thuế; hoặc thực hiện kiểm tra sau giải phóng hàng khiphát hiện đối tượng có dấu hiệu gian lận thương mại, trốn thuế.
Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ và thuế suất: tham gia cùng Bộ Tài chính xâydựng các biểu thuế chi tiết cho từng loại hàng hoá xuất nhập khẩu; đồng thờihướng dẫn việc áp thuế suất đối với những mặt hàng theo yêu cầu của doanhnghiệp và các địa phương; xử lý các vi phạm áp thuế suất; về chính sách miễngiảm thuế, hoàn thuế
Cuối cùng là phòng Giá: đây là bộ phận đại diện cho Tổng cục Hải quantham gia cùng với Bộ Tài chính hoạch định chính sách kinh tế về giá tính thuế;xây dựng biểu giá tính thuế; kiểm tra xử lý các vi phạm về giá tính thuế; giảiquyết khiếu nại về giá tính thuế
2.1.2 Vị trí của Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu trong công tác quản lý hoạt động XNK.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác kiểm tra thu thuế trong toàn bộquy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Cục Kiểm trathu thuế có một vị trí vô cùng quan trọng góp phần thực hiện xuất sắc nhiệm vụ
đề ra của toàn ngành Hải quan
Chính vì vậy, Cục Kiểm tra thu thuế đã xác định rõ nhiệm vụ, phươnghướng trong thời gian tới và cùng với những cố gắng khích lệ trong công táckiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu của những năm qua, Cục đã khẳng định đượcmình, phát huy vai trò chủ đạo trong thực hiện đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, đảm bảo chức năng quản lý Nhà nước vềHải quan
Những con số sau sẽ thể hiện rõ hơn phần nào về cố gắng của Cục Kiểmtra thu thuế XNK Tổng cục Hải quan
Biểu 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2001 so với
năm 2000 theo châu lục
Châu lục
Trị giá (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
So với năm 2000 (%)
Trị giá (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
So với năm 2000 (%) Châu Á 8.776,16 58,40 1,79 12.880,12 79,69 0,26 Châu Âu 3.537,16 23,54 6,10 2.183,44 13,51 18,82
Châu Đại Dương 1.078,30 7,18 -16,70 409,77 2,54 15,23
Trang 15Tổng cộng 15.027,26 100,00 4,00 16.162,34 100,00 3,37
Trong đó ASEAN 2.510,72 16,71 -3,51 4.237,49 26,22 -4,81
APEC 10.353,11 68,90 1,01 13.791,07 85,33 2,74
* Về kết quả thu thuế xuất nhập khẩu:
Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm (1996-2000) và kết thúc năm
2001, bước sang năn 2002 quy chế quản lý xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi,
bổ sung; hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng vàngày càng phức tạp Nhưng với những cố gắng, nỗ lực của bản thân và sự phốihợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan, Cục Kiểm tra thu thuế đã hoàn thànhchỉ tiêu thu nộp
- Trong tháng 10 năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt
là 24,05 tỉ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 1999 Trong đó nhập khẩuchiếm 52 % và xuất khẩu chiếm 48% tổng kim ngạch Và trong 10 tháng đầunăm 2001 hàng hoá nhập khẩu đạt 12,39 tỉ USD, tăng 33,4 %; hàng hoá xuấtkhẩu đạt 11,66 tỉ USD, tăng gần 27% Điều này cho thấy tình hình xuất nhậpkhẩu hàng hoá có nhiều chuyển biến tích cực với kết quả đạt được chưa từng cóđặc biệt là so với cùng kỳ năm 1999
Nhập siêu trong 10 tháng cùng năm là 0,37 tỉ USD, chiếm khoảng 6,3%tổng kim ngạch xuất khẩu
- Trong tháng 12 năm 2001, kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt 2,816
tỉ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm lên xấp xỉ 31,2 tỉ USD, tăng3,7 % so với 2000 (tương đương 1,11 tỉ USD) Đáng lưu ý là cả xuất khẩu vànhập khẩu của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoàiđều tăng mạnh hơn mức tăng chung của tổng xuất khẩu và tổng nhập khẩu của
cả nền kinh tế, cụ thể là xuất khẩu tăng 11%, nhập khẩu tăng 15%
Tình hình nhập siêu: Trong tháng 12 cán cân thương mại tiếp tục thâm hụtvới kim ngạch 393,5 triệu USD, nâng tổng mức thâm hụt của cả năm lên 1.135triệu USD.(Phụ lục số 1)
* Về công tác kiểm tra, giám sát quản lý hải quan:
Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong những năm vừa qua vẫntiếp tục diễn biến phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đáng chú ý là gianlận qua giá tính thuế, mẫu mã hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, lợi dụng sơ hở trong
Trang 16chính sách để trốn thuế vì thế công tác kiểm tra hàng hoá, chống gian lậnthương mại, chống hàng lậu càng trở nên quan trọng hơn.
Năm 97-98, trên địa bàn nhiều tỉnh, thành đã tiến hành 229 cuộc thanh tra,kiểm tra, kiến nghị truy thu 13 tỉ đồng; 38.629 USD, phát hiện kiến nghị xử lý
kỷ kuật nhiều cá nhân có sai phạm
Năm 1999, đã phát hiện lập biên bản 257 vụ vi phạm, trị giá tang vật ướctính khoảng 61,1 tỉ đồng, đã ra quyết định xử lý 248 vụ, trong đó phạt tiền 131
vụ, tịch thu 102 vụ, phạt theo luật thuế 4 vụ
Trong năm 2001, Cục KTTT XNK kết hợp với hải quan cửa khẩu sân bayTân Sơn Nhất đã bắt được 4 vụ vận chuyển trái phép ma tuý xuất cảnh, nhậpcảnh cùng hàng hoá theo đường hàng không
Cũng trong năm 2001 toàn ngành đã thu ngân sách vượt mức kế hoạchhơn 16,6% do chống gian lận thương mại có hiệu quả
Những kết quả trên đã khẳng định Cục KTTT XNK là cánh tay đắc lựctrong bộ máy của Tổng cục Hải quan, đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiệnchính sách xuất nhập khẩu, kiểm soát nhập khẩu trong cả nước
Trọng tâm năm 2002 chỉ tiêu giao thu ngân sách là 33.300 tỉ đồng, chiếm1/3 tổng số thu cho NSNN vì thế toàn ngành Hải quan nói chung và Cục Kiểmtra thu thuế xuất nhập khẩu nói riêng phải nỗ lực phấn đấu hết sức mình
2.2 Quy trình thu thuế XNK tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu.
2.2.1 Nội dung của quy trình thu thuế mới theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ và nét đổi mới so với quy trình cũ.
2.2.1.1 Nội dung của quy trình.
Quy trình hành thu này được xây dựng theo nguyên tắc:
o Chặt chẽ, đúng chính sách;
o Thông thoáng, nhanh chóng, thuận tiện;
o Dân chủ, bình đẳng;
o Không phiền hà, tiêu cực;
o Phát huy tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người khai báo hảiquan, vai trò trách nhiệm giám sát kiểm tra của hải quan
* Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng xuất khẩu theo hợp đồng.
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
1 Nhiệm vụ của công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan:Việc tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan 01 lô hàng do 01 công chức hảiquan thực hiện và chịu trách nhiệm làm đầy đủ các công việc sau đây:
Trang 17a) Kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ của hồ sơ hải quan theo quy định.Trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý docho người khai hải quan biết;
b) Kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai hải quan,chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hải quan vớichứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
c) Đối chiếu với chính sách quản lý xuất khẩu với lô hàng xuất khẩu,chính sách về thuế, giá đối với lô hàng xuất khẩu;
d) Nhập dữ liệu của tờ khai hải quan vào máy tính và đăng ký tờ khai hảiquan;
e) Chuyển hồ sơ hải quan cho lãnh đạo Chi cục;
g) Ra thông báo thuế
2 Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi cục phụ trách quy trình thủ tục hàng xuấtkhẩu:
a) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;
b) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với trường hợpquy định đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất 0% vàđược miễn kiểm tra thực tế; hoặc:
Chuyển hồ sơ cho bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hóa, tínhthuế (đối với trường hợp hàng xuất khẩu thuộc đối tượng chịu thuế và kiểm trathực tế);
c) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan cấpdưới
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế.
Bước này do một lãnh đạo Đội phụ trách Việc kiểm tra thực tế hàng hoá
và kiểm tra tính thuế do 02 công chức hải quan cùng thực hiện (không phân biệtmỗi người một việc) Các công chức thực hiện nhiệm vụ bước 2 này phải làmđầy đủ và chịu trách nhiệm về các công việc sau đây:
a) Đối với lô hàng phải kiểm tra: Kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy địnhhiện hành và quyết định của Lãnh đạo Chi cục; xác nhận kết quả kiểm tra thực
tế hàng hoá vào tờ khai hải quan;
b) Đối với hàng thuộc đối tượng chịu thuế: Kiểm tra việc tự tính thuế củangười khai hải quan, đối chiếu nội dung tự kê khai, tự tính thuế của người khai
Trang 18hải quan với kết quả kiểm tra thực tế hàng (nếu có) và chính sách về thuế, giá,quyết định số thuế phải nộp (nếu có);
c) Chuyển hồ sơ hải quan cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểmtra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế để ký xác nhận lô hàng đã làm thủ tụchải quan;
d) Đối với lô hàng phải lập biên bản vi phạm thì:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chicục trưởng; hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối vớitrường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng;
e) Nhập dữ liệu về kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và tình thuế vào máy
vi tính;
f) Đóng dấu nghiệp vụ “Đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai hàng hoáxuất khẩu và trả cho chủ hàng;
g) Chuyển hồ sơ cho đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan
* Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng.
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
1 Nhiệm vụ của công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan:Việc tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan cho 01 lô hàng do 01 công chứchải quan thực hiện và chịu trách nhiệm làm đầy đủ các công việc sau đây:
a) Kiểm tra danh sách doanh nghiệp phải cưỡng chế làm thủ tục hải quan;b) Kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ của hồ sơ hải quan theo quy định.Trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý docho người khai hải quan biết;
c) Kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai hải quan,chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hải quan vớichứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
d) Đối chiếu với chính sách quản lý xuất khẩu, chính sách về thuế, giá đốivới lô hàng xuất khẩu;
e) Nhập dữ liệu của tờ khai hải quan vào máy tính và đăng ký tờ khai hảiquan;
f) Chuyển hồ sơ hải quan cho lãnh đạo Chi cục;
g) Lập biên bản vi phạm (nếu có) và:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chicục trưởng; hoặc:
Trang 19- Hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối vớitrường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.
2 Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi cục phụ trách quy trình thủ tục nhập khẩu:a) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;
b) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan cấpdưới;
c) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với lô hàngthuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất bằng 0%; hoặc chuyển hồ sơ hảiquan cho bước 2 đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế; hoặc chuyển hồ sơ hảiquan cho bước 3 đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách Việc kiểm tra hàng hoá phải do
ít nhất 02 công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việcsau đây:
a) Kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định và quyết định của Lãnh đạoChi cục;
b) Xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá vào tờ khai hải quan;
c) Đối với lô hàng phải lập biên bản vi phạm thì:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chicục trưởng; hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối vớitrường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng;
d) Nhập dữ liệu về kết qủa kiểm tra thực tế hàng hoá vào máy vi tính;e) Chuyển hồ sơ cho khâu nghiệp vụ tiếp theo như sau:
- Chuyển cho bước 3 đối với lô hàng có thuế, có lệ phí hải quan để côngchức hải quan kiểm tra việc tính thuế của chủ hàng;
- Chuyển cho lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hànghoá đối với lô hàng không thuế để xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thôngquan đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất 0% và đượcmiễn kiểm tra thực tế và trả tờ khai hải quan cho chủ hàng;
- Chuyển cho Lãnh đạo Chi cục phụ trách quy trình giải quyết các trườnghợp nêu tại bước 1 điểm 2 (b), (c)
Bước 3: Kiểm tra tính thuế.
Bước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách Việc kiểm tra tính thuế cho một
lô hàng do một công chức thực hiện (trừ việc thu tiền do thủ quỹc thực hiện).Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra kiểm tra tính thuế phải thực hiệnđầy đủ và chịu trách nhiệm đối với các công việc sau đây:
Trang 20a) Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, kết quả tự tính thuế củangười khai hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) để kiểm traxác định số thuế phải nộp của lô hàng;
b) Ra thông báo thuế hoặc viết biên lai thu thuế (nếu có), viết biên lai lệphí hải quan;
c) Chuyển biên lai thu thuế và biên lai lệ phí cho thủ quỹ;
d) Nhập dữ liệu vào máy vi tính;
e) Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra tínhthuế để xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với lô hàng có thuế
và trả tờ khai hải quan cho chủ hàng;
f) Chuyển hồ sơ hải quan cho Đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan
* Quy định về hồ sơ làm thủ tục hải quan.
Khi làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hảiquan phải nộp hồ sơ hải quan tại trụ sở Chi cục Hải quan và phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ hải quan và tính chính xáccủa các nội dung kê trong tờ khai hải quan
Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu-nhập khẩu:
a) Chứng từ phải nộp:
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợpđồng: 01 bản sao;
- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính
Ngoài ra có những trường hợp phải nộp thêm các chững từ như:
- Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không thống nhất):
02 bản chính;
- Văn bản cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền (đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu-nhập khẩuhoặc xuất khẩu-nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính (nếu xuất khẩu-nhậpkhẩu một lần);
Trường hợp văn bản này được sử dụng xuất khẩu-nhập khẩu nhiều lần thìnộp bản sao, xuất trình bản chính Chi cục Hải quan làm thủ tục lần đầu cấpphiếu theo dõi trừ lùi, đóng dấu nghiệp vụ số 02 vào bản chính văn bản chophép và ghi: Đã cấp phiếu theo dõi trừ lùi, ngày, tháng, năm Bản chính trả chủhàng và bản sao lưu Hải quan
- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu nhận uỷ thác): 01 bảnsao
Trang 21b) Chứng từ phải xuất trình:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản (bản sao hoặc bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản (bảnsao hoặc bản chính)
Quy định khác về các chứng từ trong hồ sơ hải quan:
a) Quy định về chứng từ được nộp chậm, bổ sung, thay thế, sửa chữachứng từ, hồ sơ chờ kết quả giám định thực hiện theo quy định tại Nghị địnhcủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hải quan về thủtục hải quan, các chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
b) Các chứng từ trong hồ sơ hải quan nếu quy định là bản sao thì Giámđốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền của Giám đốcdoanh nghiệp xác nhận sao y bản chính, ký tên, đóng dấu lên chứng từ và chịutrách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các chứng từ đó
Rõ ràng so vơi quy trình quy trình thu thuế trước đây, quy trình thu thuếđang áp dung hiện nay theo quyết định 1494/2001/QĐ-TCHQ đã có những thayđổi đáng kể, từ các bước trong quy trình đến việc thực hiện công việc của cáccán bộ hải quan khi làm nhiệm vụ Tất cả đều được quy định chi tiết hơn, cụthể hơn, tháo gỡ được những tồn tại của quy trình thu thuế trước đây
2.2.1.2 Nét đổi mới của quy trình thu thuế xuất nhập khẩu theo quy định tạm thời thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
So với quy trình thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu theo Quyết định số111/TCHQ thì quy trình thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu theo Quyết định số383/1998/QĐ-TCHQ và quy trình thu thuế tạm thời theo Quyết định số1494/2001/QĐ-TCHQ quy định khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuấtnhập khẩu, doanh nghiệp sẽ chủ động tính thuế và nộp thuế cho hàng hoá xuấtnhập khẩu Cụ thể theo quy trình tạm thời đang áp dụng hiện nay doanh nghiệp
tự khai báo, tự kê khai hàng hoá, tự áp mã, áp giá, tính thuế theo Luật thuế Đây
là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp từ khâu khai báo đến khâunộp thuế Cán bộ hải quan chỉ là người tham mưu hướng dẫn và kiểm tra chứkhông tham gia trực tiếp vào việc tính thuế ban đầu
Nếu quy trình hành thu cũ quy định khi xuất nhập khẩu hàng hoá phải trảiqua 4 bước thì quy trình tạm thời hiện nay đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đãđược cắt giảm tối đa các bước công việc và đã tách bạch 2 khâu nhập khẩu,xuất khẩu thành 2 quy trình rõ ràng (2 bước đối với hàng xuất khẩu và 3 bướcđối với hàng nhập khẩu) mà vẫn đảm bảo đầy đủ các thủ tục, yêu cầu của quytrình cũ, đảm bảo chấp hành đúng các vấn đề quy định trong Luật Hải quan,Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan,
Trang 22đồng thời giảm bớt giấy tờ theo yêu cầu cải cách hành chính Quy trình, thủ tục,
hồ sơ, giấy tờ từ khi đăng ký-kiểm hoá, tính thuế-giải phòng hàng đã cố gắngphấn đấu theo một đường ngắn nhất, ít cửa nhất, xử lý nhanh nhất Hải quancần xử lý gì mới yêu cầu doanh nghiệp kê khai, xuất trình những chứng từ liênquan đến vấn đề đó Những gì không cần thiết ở quy trình cũ đã kiên quyết bỏ.Các bước trong quy trình đã rút ngắn thời gian làm thủ tục, giải phóng hàngnhanh bằng cách bố trí cán bộ hợp lý, công việc kế nối nhau một cách liênhoàn
Quy trình thủ tục hải quan theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ làquy trình cơ bản áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồngmua bán Một trong những nét tiến bộ ở quy trình này là đối với lô hàng xuấtkhẩu, nhập khẩu miễn kiểm tra thực tế, hàng hoá có thuế suất bằng 0%, hàngthuộc đối tượng miễn thuế thì được phép bỏ qua một số bước trong quy trình cơbản này
Không như quy trình cũ, hiện nay quy trình mới quy định đối với mỗi lôhàng xuất khẩu, nhập khẩu tại các bước đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế, mỗibước đều được giao cho một công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm,không phân chia thành các khâu, các việc nhỏ do nhiều người thực hiện Chínhviệc quy định như vậy đã hạn chế tối đa hồ sơ hải quan phải luân chuyển quanhiều công chức hải quan và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộhải quan trong khi thi hành nhiệm vụ
Theo quy trình cũ, việc kê khai do doanh nghiệp tiến hành, việc đăng ký tờkhai do bộ phận giám sát quản lý tiến hành; việc kiểm hoá thu thuế, giải phónghàng do bộ phận kiểm hoá giám sát tiến hành; việc kiểm tra-xử lý vi phạm do
bộ phận kiểm tra thu thuế thực hiện Nhưng theo quy trình mới, việc điều hànhcác bước trong quy trình được tiến hành bởi Đội trưởng Đội thủ tục hải quan.Các bước kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế do lãnh đạo Chi cụchoặc một lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành Trong khi làm việc lãnh đạo Độikhông làm thay các việc mà công chức thừa hành làm trực tiếp đã thực hiện.Đồng thời công chức hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện việc đăng ký tờkhai, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra tính thuế lô hàng nào phải chịu tráchnhiệm về việc làm của mình đối với lô hàng đó Rõ ràng việc quy định như vậy
đã góp phần phân biệt rạch ròi trách nhiệm pháp lý giữa các cán bộ hải quan,giữa các tổ, đội trong từng công việc cụ thể
Bên cạnh đó, một tiến bộ dễ nhận ra trong quy trình mới là thay vì việcphân loại hàng hoá theo luồng (luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ) thì hàng hoáđược phân chia thành hàng phải kiểm tra không thuế; hàng miễn kiểm tra cóthuế, phí, lệ phí; hàng được miễn kiểm tra không thuế (đối với lô hàng nhậpkhẩu) Các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan phải là những lô
Trang 23hàng đã được lãnh đạo Chi cục hoặc lãnh đạo Đội xác nhận và đóng dấu nghiệp
vụ “Đã làm thủ tục hải quan” ngay từ bước đầu Việc quy định như vậy sẽ tạothông thoáng, không gây ùn tắc cho hàng hoá, vừa dễ giám sát vừa dễ kiểm tra
và hạn chế tối đa những hành vi gian lận của doanh nghiệp
Như vậy quy trình thu thuế tạm thời là một trong những bước tiến của thủtục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đẩy mạnh kinh
tế đối ngoại phát triển Cải cách quy trình thu thuế chính là để tạo điều kiện chohoạt động XNK, đầu tư, hợp tác và giao lưu quốc tế Tạo điều kiện thuận lợinhưng phải trên cơ sở quy định của pháp luật Không cứng nhắc, máy mócnhưng cũng tránh sơ hở, làm sai pháp luật
2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy trình thu thuế XNK theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ tại Cục Kiểm tra thu thuế.
Đứng trước tình hình và nghĩa vụ mới trong công cuộc cải cách thủ tục hảiquan cũng như triển khai quy trình thu thuế tạm thời, Cục Kiểm tra thu thuếXNK đã sắp xếp, bố trí công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ cho phù hợp với quytrình làm việc mới
Ngay từ tháng đầu triển khai áp dụng quy trình thu thuế XNK quy địnhtạm thời đối với lô hàng xuất nhập khẩu, Cục KTTT đã sắp xếp, tổ chức, điềuchuyển cán bộ thuộc các phòng ban liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quytrình thu thuế mới cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong công tác quản lýhoạt động XNK đồng thời phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chínhtrong lĩnh vực hải quan Cục đã bố trí những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạođức tốt, nắm vững chính sách, văn bản của Nhà nước đồng thời có trình độchuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao để giải quyết thủ tục nhanhchóng
Cục KTTT đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác
tổ chức cán bộ trong toàn ngành, tập trung đi sâu vào các Quy định, Quy chế,Quy trình đã ban hành, trong đó có Quy trình thu thuế tạm thời theo Quyết địnhsố1494/2001/QĐ-TCHQ
Cũng trong thời gian qua, Cục đã tăng cường hướng dẫn về nghiệp vụ thuthuế đối với hải quan địa phương để bộ phận thuế ở hải quan địa phương đủ sứcđảm đương nhiệm vụ là tham mưu cho lãnh đạo hải quan địa phương trongcông tác thuế, trong giải quyết các vướng mắc về thuế ở địa phương Đẩy mạnhcông tác kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ của mình,phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các đơn vị, cá nhân; trên cơ sở đó pháthuy tính chủ động trong công việc Bên cạnh đó, các lớp tập huấn cho cán bộtính thuế, tiếp nhận tờ khai tại các đơn vị cửa khẩu, phòng ban và các điểmthông quan cũng được tổ chức Tại các cửa khẩu và các điểm được chọn làm
Trang 24nơi thí điểm thông quan đã thành lập các tổ tư vấn hướng dẫn cho khách hàngtrong việc kê khai tính thuế được thuận lợi và đúng quy định.
Từ 18 đến 22/3/2002, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan đã tổ chức lớp đàotạo về công tác phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu theo HS Dự lớp học có 60cán bộ làm công tác áp mã, tính thuế tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.Trong 5 ngày, các cán bộ hải quan đã được truyền đạt phương pháp phân loạihàng hoá XNK theo Công ước Quốc tế về mô tả hàng hoá HS, kinh nghiệm củahải quan Nhật Bản trong việc áp mã phân loại hàng hoá XNK Dự kiến trongthời gian 2001-2003 mỗi năm Tổng cục sẽ tổ chức 11 khoá đào tạo cho cán bộhải quan về các chuyên đề nghiệp vụ hải quan
Ngày 19/2/2002 Cục KTTT dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tiếnhành áp dụng thí điểm tiếp nhận khai điện tử trong thủ tục hải quan đối với loạihình gia công xuất nhập khẩu tại 4 Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Đồng Nai,Bình Dương, HCM, Hải Phòng Thời gian thí điểm là 6 tháng Việc triển khaithí điểm này sẽ làm giảm nhẹ công việc của cán bộ hải quan trong thời gian tớikhi tiếp nhận tờ khai của doanh nghiệp làm thủ tục hải quan
Cục KTTT XNK cũng đã tổ chức hội nghị họp bàn để tạo điều kiện chocác doanh nghiệp trực tiếp đưa ra kiến nghị vướng mắc trong quá trình thựchiện cơ chế thu thuế mới nhằm giải đáp kịp thời những thắc mắc trên và tăngcường mối quan hệ giữa Hải quan và doanh nghiệp
Để nắm bắt tình hình thực tế công tác thực hiện quy trình thu thuế mới tạicác cửa khẩu và các điểm thông quan, lãnh đạo Cục thường xuyên tổ chức kiểmtra việc thực hiện luật thuế và cơ chế thu thuế mới Việc áp dụng quy trình thuthuế mới, nhất là việc doanh nghiệp tự tính thuế, nộp thuế đã giảm một khốilượng công việc đáng kể cho cán bộ thu thuế, tạo điều kiện cho cán bộ nâng caotrình độ nghiệp vụ và tăng cường vai trò là người giám sát quản lý trong việcthực hiện các Luật thuế
Ngay từ đầu năm, những mặt hàng như dầu thô, dệt may, thuỷ sản, điệntử-máy tính, gạo, thủ công mỹ nghệ, rau quả, hạt điều đã phát huy vai trò là mặthàng chủ đạo Nếu nhìn lại so với năm trước thì 4 mặt hàng chủ đạo khác đã bịgiảm sút đáng kể Đó là những mặt hàng giày dép giảm 31%, cà phê giảm18,4% về lượng và giảm 60% về giá trị, cao su giảm 10,7% về lượng và 17,6%
về giá trị, hạt tiêu giảm 10,7% về lượng và 9,1% về giá trị
Mặt hàng nhập khẩu cao nhất là máy móc, thiết bị và các loại phụ tùng trịgiá 39.400.125 USD, mặt hàng xăng dầu nhập khẩu 254.795 tấn (luỹ kế1.209.451 tấn) với trị giá là 38.706.575 USD Mặt hàng xuất khẩu cao nhất làdầu thô với số lượng 41.113.815 USD Tiếp theo là giày dép các loại trị giá11.890.219 USD luỹ kế 248.657.821 USD (Phụ lục số 2)
Sở dĩ có sự thay đổi này là do Nhà nước hạn chế nhập khẩu nhiều mặthàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được; do việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa