Chính nhờ vào sự ra đời vàphát triển của Viettel đã đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn tối ưu hơntrong việc sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông, cung cấp cho khách hàngnhững s
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel corporation) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ quốc phòng, hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông được thành lập ngày 01 tháng 06 năm 1989, tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin kinh doanh các dịch vụ truyền thông: khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và dịch vụ bưu chính 1989-1995.
Năm 1995 Công ty Điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là VIETTEL).
Năm 1996 VIETTEL tích cực chuẩn bị, lập dự án kinh doanh các dịch vụBCVT.
Tháng 9/1997 hoàn thiện là lập dự án xin phép kinh doanh 6 loại hình dịch vụ BCVT: Dịch vụ điện thoại cố định; di động, nhắn tin, Internet, trung kế vô tuyến Radio trunking; dịch vụ bưu chính.
Giai đoạn 1998 -2000 VIETTEL được cấp phép kinh doanh dịch vụ BCVT:
- Thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ bưu chính;
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất;
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến;
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ Internet công cộng;
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN);
Các dịch vụ trên được phép hoạt động trên phạm vi toàn quốc.
Năm 2005, Công ty Viễn thông Quân đội chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội, điều đó cho thấy, từ một công ty nhỏ, đã phát triển trở thành một tập đoàn lớn mạnh, có uy tín, có thương hiệu trên thị trường.
Hạ tầng mạng được triển khai rộng khắp, quang hoá trên toàn quốc, đường trục cáp quang Bắc Nam đã có 1A, 1B, 1C, truyền dẫn quốc tế cũng được triển khai nhanh với dung lượng lớn (cáp quang 2x2,5 Gbps, vệ tinh 155 Mbps). Kết nối cáp quang với Lào và Campuchia vừa giải quyết được vấn đề thông tin liên lạc, an ninh mạng cho các nước bạn vừa tạo cho VIETTEL thành Hub của 3 nước. Ấn tượng nhất chính là ngày 15/10/2004 VIETTEL chính thức kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, chỉ hơn một tháng sau khi vào hoạt động, VIETTEL đã có 100.000 khách hàng; gần 1 năm sau đón khách hàng 1 triệu; ngày21/7/2006 đón khách hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12/2007 trên 7 triệu khách hàng Là mạng di động phát triển nhanh nhất, chỉ sau hơn 2 năm chính thức kinh doanh đã có trên trên 3000 trạm BTS trên toàn quốc và trên 7 triệu khách hàng, theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì VIETTEL mobile là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trên thế giới.
Liên tục trong hai năm 2004, 2005 VIETTEL được bình chọn là thương hiệu mạnh, và đặc biệt năm 2006 VIETTEL được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ BCVT do VCCI phối hợp với Công ty Life Media và công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen tổ chức.
Trải qua 19 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty viễn thông Quân đội góp phần cho sự phát triển đất nước, tạo bước đột phá, phá vỡ thế độc quyền trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, luôn tiên phong áp dụng công nghệ mới, vươn tầm ra thị trường quốc tế đồng thời tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu đẹp hơn Với kết quả đó Tổng công ty đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen của Bộ, ngành; được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất, chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
1.2.1.2 TRIẾT LÝ THƯƠNG HIỆU.TRIẾT LÝ THƯƠNG HIỆU.
Luôn đột phá, đi đầu, tiên phong.
Công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt.
Quan tâm đến khách hàng như những cá thể riêng biệt.
Làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội.
Trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp.
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn muốn nói với mọi người rằng, Viettel luôn luôn biết lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của Công ty, khách hàng và đối tác Đây cũng chính là nội dung của câu khẩu hiệu (slogan) của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way).
Nhìn logo Viettel, ta thấy nó đang chuyển động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tính logic, luôn luôn sáng tạo, đổi mới
Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong Công ty Khối chữ được đặt ở chính giữa thể hiện triết lý kinh doanh của Viettel là nhà sáng tạo và quan tâm đến khách hàng, chung sức xây dựng một mái nhà chung Viettel.
Ba màu của logo là: xanh, vàng đất và trắng thể hiện cho thiên, địa, nhân.
Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel
1.31.3 8 GIÁ TRỊ CỐT LÕI VĂN HÓA VIETTEL 8 GIÁ TRỊ CỐT LÕI VĂN HÓA VIETTEL.
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp không phải là vô hình, khó nhận biết mà nó rất hữu hình, thể hiện rõ một cách vật chất, chẳng những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp, mà cả trong hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, từ mẫu mà, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng Văn hoá doanh nghiệp là cơ sở của toàn bộ các chiến lược, kế hoạch cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy, có thể nói thành công hay thất bại của một doanh nghiệp đều gắn với việc doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một văn hoá doanh nghiệp hay không Nhận thức được điều này Viettel với một chặng đường phát triển còn rất ngắn nhưng đã hình thành được một văn hoá doanh nghiệp mang tên “Văn hoá Viettel” cho riêng mình Đây chính là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của thương hiệu Viettel ngày hôm nay và cả trong tương lai.
TRIẾT LÝ THƯƠNG HIỆU
Lý thuyết màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi Lý luận để tổng kết thực tiễn rút ra kinh nghiệm,tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Chúng ta cần có lý luận và dự đoán để dẫn dắt nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó đúng hay sai.
Chúng ta tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động.
Phương châm hoạt động của chúng ta “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
1.3.2 Trưởng thành qua những THÁCH THỨC VÀ THẤT BẠI
Thách thức là chất kích thích Khó khăn là lò luyện, “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”.
Chúng ta không sợ mắc sai lầm Chúng ta chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
Chúng ta là những người dám thất bại Chúng ta động viên những ai thất bại Chúng ta tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh Chúng ta không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó Chúng ta sẽ không lặp lại những lỗi lầm cũ.
Chúng ta phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ Chúng ta thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ.
1.3.3 Thích ứng nhanh là SỨC MẠNH CẠNH TRANH
Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ NếuNhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì chúng ta sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.
Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh.
Cải cách là động lực cho sự phát triển.
Tự Nhận thức để thay đổi Thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi Chúng ta sẽ biến thay đổi trở thành bình thường như không khí thở vậy.
Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
1.3.4 Sáng tạo là SỨC SỐNG
Sáng tạo tạo ra sự khác biệt Không có sự khác biệt tức là chết Chúng ta thực hiện hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng chúng ta mà của cả khách hàng.
Suy nghĩ không cũ về những gì không mới Chúng ta trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất.
Chúng ta xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo.
Chúng ta duy trì Ngày hội ý tưởng Viettel.
Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp Tư duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hoá cái phức tạp.
Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và hệ thống làm nền tảng Một hệ thống muốn phát triển nhanh về qui mô thì phải chuyên nghiệp hoá.
Một hệ thống tốt thì con người bình thường có thể tốt lên Hệ thống tự nó vận hành phải giải quyết được trên 70% công việc Nhưng chúng ta cũng không để tính hệ thống làm triệt tiêu vai trò các cá nhân.
Chúng ta xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp,bước đi và phương châm hành động của mình.
Chúng ta vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề – Tìm nguyên nhân – Tìm giải pháp – Tổ chức thực hiện – Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là 40% - Nói được cho người khác hiểu là 30% - Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% còn lại.
Chúng ta sáng tạo theo qui trình: Ăn – Tiêu hoá - Sáng tạo.
Có hai nền văn hoá, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của văn minh nhân loại Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả cao trong từng tình huống cụ thể Vậy tại sao chúng ta không vận dụng cả hai cách đó?
Kết hợp Đông Tây cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề Kết hợp không có nghĩa là pha trộn.
Chúng ta kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ thống.
Chúng ta kết hợp sự ổn định và cải cách.
Chúng ta kết hợp cân bằng và động lực cá nhân
1.3.7.Truyền thống và CÁCH LÀM NGƯỜI LÍNH
Viettel có cội nguồn từ Quân đội Chúng ta tự hào với cội nguồn đó.
Một trong những sự khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân đội.
Truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó khăn, Gắn bó máu thịt.
Cách làm: Quyết đoán, Nhanh, Tiệt để.
1.3.8 Viettel là NGÔI NHÀ CHUNG
Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó.Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của Tổng Công ty Chúng ta phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì chúng ta mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc được.
Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, nhưng chúng ta cùng chung sống trong một nhà chung Viettel – ngôi nhà mà chúng ta cùng chung tay xây dựng Đoàn kết và nhân hoà trong ngôi nhà ấy là tiền đề cho sự phát triển.
Chúng ta tôn trọng nhau như những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của nhân viên Chúng ta lấy làm việc nhóm để phát triển các cá nhân Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể.
Mỗi người chúng ta qua các thế hệ sẽ góp những viên gạch để xây lên ngôi nhà chung ấy.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Tổ chức của Công ty gồm:
A Ban Giám đốc Công ty:
- Chỉ đạo, quản lý, điều hành toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Trực tiếp quản lý, điều hành các đơn vị: Phòng kế hoạch; Phòng Tổ chức Lao động; Phòng Công nghệ thông tin.
2 Phó Giám đốc Tài chính:
- Thay mặt Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý, điều hành các đơn vị:Phòng Tài chính; Phòng Đầu tư; Phòng xây dựng dân dụng; Trung tâm Thanh khoản.
3 Phó Giám đốc Nội chính:
- Thay mặt Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý, điều hành các đơn vị: Phòng Chính trị; Phòng Hành chính; Phòng kiểm soát Nội bộ.
4 Phó Giám đốc Kinh doanh Di động:
- Thay mặt Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý, điều hành các đơn vị: Phòng Quảng cáo & truyền thông; Trung tâm Di động.
5 Phó Giám đốc Cố định:
- Thay mặt Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý, điều hành Trung tâm Cố định.
6 Phó Giám đốc Khách hàng doanh nghiệp:
- Thay mặt Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý, điều hành Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp.
7 Phó Giám đốc Quản lý tỉnh:
- Thay mặt Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý, điều hành Trung tâm Quản lý Tỉnh (Gồm Quản lý nhân viên địa bàn và Quản lý Tỉnh).
8 Phó Giám đốc Chăm sóc khách hàng:
- Thay mặt Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý, điều hành Trung tâm Chăm sóc khách hàng.
9 Phó Giám đốc Dịch vụ Giá trị gia tăng:
- Thay mặt Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý, điều hành các đơn vị: Trung tâm Phát triển Nội dung; Trung tâm Kinh doanh VAS.
B Khối Phòng chức năng có 10 đơn vị:
1 Phòng Tổ chức Lao động
3 Phòng Công nghệ thông tin
4 Phòng Quảng cáo & Truyền thông
7 Phòng Xây dựng dân dụng
10.Phòng Kiểm soát Nội bộ
C Khối Trung tâm – sản xuất có 8 đơn vị:
4 Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp
5 Trung tâm Quản lý Tỉnh (gồm Quản lý nhân viên địa bàn và Quản lý Tỉnh)
6 Trung tâm Chăm sóc khách hàng
7 Trung tâm Kinh doanh VAS
8 Trung tâm Phát triển Nội dung
NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG THUỘC CÔNG TY
- Xây dựng - triển khai - điều hành, đôn đốc - tổng hợp, phân tích, đánh giá - báo cáo các kế hoạch SXKD, nhiệm vụ được giao trong toàn công ty;
- Quản lý và đảm bảo vật tư, thiết bị công cụ, dụng cụ cho hoạt động SXKD của Công ty và Tỉnh, TP (bao gồm quản lý hệ thống kho VTTB);
- Quản lý và bảo đảm hàng hóa cho hoạt động SXKD của Công ty và Tỉnh ,TP (bao gồm quản lý hệ thống kho VTTB);
- Xây dựng các quy trình, quy định, hướng dẫn về công tác kế hoạch, quản lý vật tư, thiết bị bàn hóa thống nhất toàn quốc.
3.1.2.1 Ban Kế hoạch tổng hợp:
- Xây dựng các Kế hoạch SXKD hàng năm, quý, tháng của Công ty; thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch SXKD cho các đơn vị thực hiện.
- Điều hành hoạt động SXKD; Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch SXKD và nhiệm vụ sản xuất của các đơn vị.
- Thực hiện báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý và báo cáo sơ kết, tổng kết) và đột xuất.
- Tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả SXKD chung toàn Công ty.
- Quản lý, điều hành triển khai các dịch vụ Viễn thông công ích của Công ty (lập kế hoạch và giao chỉ tiêu, điều hành, đối soát kết quả).
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá chấm điểm thi đua các Tỉnh, Tp và các Phòng ban, đơn vị trực thuộc Tham gia đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Trưởng các đầu mối trực thuộc Công ty.
- Xây dựng, hướng dẫn, duy trì nền nếp nghiệp vụ công tác kế hoạch tác nghiệp tại các Tỉnh /Tp.
- Đôn đốc xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch tháng và các báo cáo kết quả của Chi nhánh Đôn đốc, điều hành các hoạt động SXKD của Tỉnh.
- Xây dựng và hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến xuất, nhập, quản lý hàng hoá, vật tư, thiết bị xuyên suốt từ Công ty đến Tỉnh và Huyện.
- Thực hiện các hoạt động kiểm tra kho tàng của các Đơn vị.
- Thực hiện đối soát, quản lý số liệu Vật tư, thiết bị, hàng hoá của Chi nhánh Hướng dẫn xử lý số liệu hàng tháng với từng Tỉnh, với tài chính Công ty.
- Kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ kế hoạch, nghiệp vụ kho của CN Tỉnh.
3.1.2.3 Ban Vật tư, thiết bị:
- Trực tiếp quản lý hệ thống kho tàng và thực hiện các hoạt động nhập, xuất về vật tư, thiết bị (bao gồm VTTB của công tác duy trì, khai thác mạng lưới và vật tư mạng ngoại vi - Thiết bị vật tư xây lắp mới do Công ty Hạ tầng mạng lưới quản lý) toàn Công ty và các Đơn vị trưc thuộc, liên quan phục vụ cho hoạt động SXKD.
- Điều động điều phối VTTB giữa các kho để tối ưu hiệu quả sử dụng.
- Quản lý và báo cáo, đề xuất phương án xử lý đối với vật tư, thiết bị tồn đọng, chậm luân chuyển, hỏng hóc, hết giá trị sử dụng.
- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về quản lý, xuất, nhập kho.
- Tham gia xây dựng các kế hoạch sử dụng vật tư, thiết bị.
- Trực tiếp quản lý hệ thống kho tàng và thực hiện các hoạt động nhập, xuất về hàng hóa kinh doanh toàn Công ty và các Đơn vị phục vụ cho hoạt động SXKD
- Thực hiện nhập xuất kho hàng hóa phục vụ hoạt động SXKD, bao gồm hoạt động đấu tạo Kít và quản lý cấp phát kho số đẹp của dịch vụ di động, cố định,
- Điều động, điều phối hàng hóa giữa các kho để tối ưu hiệu quả sử dụng.
- Quản lý và báo cáo, đề xuất phương án xử lý đối với vật tư, thiết bị tồn đọng, chậm luân chuyển, hỏng hóc, hết giá trị sử dụng.
- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về quản lý, xuất, nhập kho.
- Tham gia xây dựng các kế hoạch nhu cầu sử dụng hàng hóa phục vụ SXKD cho Công ty và các Tỉnh.
3.2 PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
- Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự toàn Công ty;
- Xây dựng, quy hoạch phát triển nhân sự toàn Công ty;
- Quản lý, thực hiện Công tác tuyển dụng theo phân cấp toàn Công ty;
- Quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo toàn Công ty;
- Quản lý lao động toàn Công ty;
- Xây dựng, quản lý và thực hiện đánh giá lao động toàn Công ty;
- Xây dựng, quản lý và thực hiện chế độ tiền lương, thu nhập; các chính sách, cơ chế, đòn bẩy khuyến khích thu hút lao động toàn Công ty;
Ban vật tư, thiết bị
Ban Kế hoạch tổng hợp
- Thực hiện các chế độ chính sách BHXH toàn Công ty;
- Triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO của Công ty.
3.2.2 Nhiệm vụ của các ban
3.2.2.1 Ban Tổ chức Biên chế:
- Xây dựng mô hình tổ chức, biên chế nhân sự, vận hành bộ máy;
- Quy hoạch, xây dựng chức danh, ngành nghề, tiêu chuẩn chức danh công việc; quy hoạch phát triển nhân sự;
- Quản lý và thực hiện công tác tuyển dụng, học việc;
- Quản lý lao động, hồ sơ CBCNV;
- Quản lý phần mềm nhân sự.
3.2.2.2 Ban Đánh giá nhân sự:
- Theo dõi giao việc cho nhân viên;
- Theo dõi đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên;
- Theo dõi đánh giá chất lượng nhân sự;
- Quản lý phần mềm quản lý công việc.
- Xây dựng đơn giá và theo dõi thực hiện quỹ lương;
- Xây dựng chính sách lương, đánh giá hiệu quả chính sách lương;
- Tổng hợp tính lương, thưởng toàn Công ty;
- Tổng hợp tính lương đối tượng thuê ngoài;
- Tổng hợp, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện thuế thu nhập cá nhân
- Tính lương, thưởng nội bộ Công ty, trung tâm.
- Quản lý thực hiện chính sách BHXT;
- Quản lý thực hiện sách BHYT;
- Thực hiện chính sách phúc lợi: mua cổ phiếu, mua nhà,….
- Xây dựng và thực hiện chính sách đối với các đối tượng ngoài biên chế.
3.2.2.5 Ban Đào tạo và ISO:
- Phân tích, xác định nhu cầu đào tạo toàn Công ty;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể và lập các kế hoạch đào tạo lớn cấp Công ty;
- Xây dựng các quy định, quy trình, quy chế đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ toàn Công ty;
- Kiểm tra, thẩm định, đôn đốc, theo dõi tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo của đơn vị;
- Tổ chức đào tạo cấp Công ty và quản lý, chỉ đạo, phối hợp tổ chức đào tạo các đơn vị;
- Tổng hợp, đánh giá kết quả đào tạo;
- Triển khai, quản lý duy trì hệ thống ISO toàn Công ty.
- Đầu mối tiếp nhận, giải quyết các công việc cho các Trung tâm, Chi nhánh Tỉnh/Tp;
- Cùng làm với các trung tâm, chi nhánh;
- Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các Trung tâm và Chi nhánh Tỉnh;
- Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, đánh giá các Trung tâm và Chi nhánh Tỉnh/Tp;
- Hỗ trợ nghiệp vụ cho các Trung tâm và Chi nhánh kỹ thuật Tỉnh/Tp’
- Công tác Tổ chức, xây dựng đảng
- Công tác Kiểm tra đảng
- Công tác Bảo vệ an ninh - Dân vận
3.3.2 Nhiệm vụ của các ban:
3.3.2.1 Ban Tuyên huấn – Tổng hợp:
- Nghiên cứu, biên soạn tài liệu và kiểm tra tổ chức học tập chính trị.
- Tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, truyền thống dân tộc, quân đội, văn hoá Tcty, nhiệm vụ chính trị trung tâm của công ty cho CBCNV.
Ban Đánh giá nhân sự
- Quản lý, hướng dẫn các nội dung trên phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động VHVN, các hoạt động PR… theo đúng đường lối quan điểm của Đảng, qui định của Pháp luật.
- Nắm, phân tích để tham mưu giải quyết kịp thời tình hình chính trị tư tưởng của CBCNV.
- Tham mưu tổ chức thực hiện phong trào thi đua quyết thắng.
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
- Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo công tác Đảng, CTCT.
3.3.2.2 Ban Tổ chức – Kiểm tra:
- Tham mưu xây dựng mô hình tổ chức Đảng phù hợp với sự thay đổi mô hình tổ chức của Công ty.
- Xây dựng quy chế lãnh đạo, quy chế làm việc của Đảng uỷ, UBKT, PCT Theo dõi hướng dẫn các chi bộ xây dựng quy chế hoạt động
- Theo dõi tiến hành nguyên tắc sinh hoạt Đảng, kiện toàn các cấp uỷ.
- Quản lý đảng viên, theo dõi phát triển Đảng viên mới, phát thẻ Đảng, khen thưởng trong Đảng.
- Theo dõi công tác kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên, tham mưu xét kỷ luật đảng.
- Phối hợp với các cơ quan tiến hành công tác Đảng - CTCT trong các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.
- Hướng dẫn thực hiện công tác thống kê công tác chính trị, công tác hành chính Đảng theo qui định
3.3.2.3 Ban Cán bộ - Chính sách:
- Tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Tham mưu về lựa chọn, xây dựng nguồn để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Tham mưu công tác quản lý, bố trí, sắp xếp, đề bạt cán bộ.
- Theo dõi và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách với Quân đội và hậu phương Quân đội.
- Lưu trữ hồ sơ cán bộ, hồ sơ về chính sách.
3.3.2.4 Ban Bảo vệ an ninh – Dân vận:
- Tham mưu về thực hiện các quy định, quy chế và điều lệ công tác Bảo vệ
An ninh; Bảo mật thông tin; Bảo vệ chính trị nội bộ…
- Nắm chắc và quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ Tham mưu đánh giá chất lượng chính trị nội bộ quý, 6 tháng, cả năm và chất lượng chính trị tuyển dụng nhân sự đầu vào.
- Theo dõi, quản lý CBCNV chấp hành chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng, tham mưu giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ quân dân.
- Hướng dẫn và theo dõi các đơn vị thực hiện nghiêm quy chế đối ngoại quân sự, quy trình làm việc với người nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại các vị trí trọng yếu và CBCNV đi học tập công tác tại nước ngoài.
- Xây dựng mô hình tổ chức quần chúng phù hợp với sự thay đổi và phát triển của Tập đoàn và Công ty.
- Chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức quần chúng xây dựng quy chế hoạt động.
- Chọn cử cán bộ có đủ năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm đảm nhận vai trò lãnh đạo các TCQC.
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo các TCQC đáp ứng yêu cầu.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các TCQC đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng và các chương trình hành động góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị Trung tâm.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các TCQC hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ và xây dựng tổ chức vững mạnh, tham gia xây dựng tổ chức Đảng TSVM, đơn vị vững mạnh toàn diện.
- Quản lý công tác hành chính, đối ngoại;
- Quản lý duy trì các hoạt động công tác văn thư bảo mật;
- Điều hành và bảo đảm về phương tiện cho các hoạt động của Công ty;
- Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của CBCNV;
- Bảo đảm an ninh, an toàn PCCC cho văn phòng làm việc;
- Theo dõi, quản lý văn phòng và trang thiết bị văn phòng.
3.4.2 Nhiệm vụ của các ban
3.4.2.1 Ban hành chính, tổng hợp
Ban Tuyên huấn – Tổng hợp
Ban Cán bộ - Chính sách
Ban Bảo vệ - Dân vận
Trợ lý Quần chúng TRƯỞNG
- Lập lịch công tác tuần công ty, đăng ký và xếp lịch phòng họp, làm công tác chuẩn bị cho các cuộc họp.
- Tổng hợp, hỗ trợ CN trong việc trình ký phân loại công văn đến các đầu mối thuộc Công ty.
- Quản lý văn phòng, tài sản, bổ sung và sửa chữa trang thiết bị văn phòng
- Đôn đốc kiểm tra việc chấp hành thực hiện các quy định nề nếp trật tự nội vụ của các đơn vị.
- Xây dựng, tổ chức triển khai ở cấp Công ty các kế hoạch : KH A, PCCN, HLQS theo chỉ lệnh, hướng dẫn của trên và hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc
- Bảo đảm hậu cần, khánh tiết tại các hội nghị, cuộc họp.
- Thực hiện việc đưa đón khách đến làm việc với ban giám đốc.
- Nhắc lịch họp cho BGD, sắp đặt nơi làm việc của BGD;
- Lên kế hoạch và bảo đảm an toàn cho các vị trí làm việc của Công ty
- Lập lịch và theo dõi kế hoạch làm việc với các đối tác nước ngoài.
- Lập các kế hoạch công tác nước ngoài của CBCNV toàn Công ty;
- Là thư ký của Ban giám đốc trong các cuộc họp làm việc với các đối tác nước ngoài và đối tác bên ngoài Công ty.
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng các quy định về công tác văn thư,bảo mật.
- Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cũng như các quy định mới cho các đơn vị.
- Chuyển nhận văn bản, công văn đến các đơn vị.
- Phân luồng công văn trình ký theo ủy quyền, theo dõi công văn trình ký và tập hợp lưu trữ hồ sơ văn bản
- Quản lý sử dụng con dấu, tài liệu mật, giấy công tác, giấy giới thiệu
- Nhận và chuyển phát nhanh, giấy mời Đăng kí và phân phát báo, tạp chí đến các đầu mối
- Bảo đảm văn phòng phẩm cho các hoạt động của công ty.
- Bảo đảm phương tiện cho các hoạt động của công ty
- Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi công tác quản lý và sử dụng phương tiện của các CNVT tỉnh/TP.
- Duyệt tờ trình sửa chữa phương tiện trước khi trình ký BGD
- Quy hoạch: Xác định khối lượng công tác kế toán để xây dựng bộ máy
Ban Đối ngoại kế toán thích hợp của Phòng Tài chính Công ty.
- Đảm bảo kịp thời kinh phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hạch toán, ghi chép sổ sách, in, lưu trữ chứng từ, sổ sách theo hướng dẫn và Quy định của Tập đoàn.
- Tổng hợp, phân tích, hạch toán doanh thu, công nợ các Dịch vụ của Công ty.
- Tổng hợp, thanh quyết toán hóa đơn, báo cáo Thuế đúng theo quy định của Tập đoàn.
- Phối hợp với các Phòng/Ban, đơn vị để phân tích và tính hiệu quả kinh doanh các Dịch vụ.
- Hướng dẫn các Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiệp vụ xử lý dữ liệu, lập chứng từ kế toán, hạch toán, ghi sổ kế toán, đối chiếu số liệu kế toán trên sổ sách vào các kỳ báo cáo, lập báo cáo kế toán, thanh toán với Công ty theo đúng chế độ, chính sách, quy định của Tập đoàn và Công ty.
- Thường xuyên đôn đốc các đơn vị, cá nhân quyết toán theo đúng chế độ quy định.
- Đào tạo: Thường xuyên đào tạo nội bộ và đào tạo nghiệp vụ cho các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch tháng, quý, năm.
TRUNG TÂM QUẢN LÝ TỈNH
PHẦN QUẢN LÝ NHÂN VIÊN ĐịA BÀN
1.1 Nhiệm vụ của Trung tâm
- Xây dựng đội ngũ NVĐB, NHÂN VIÊN ĐịA BÀN nợ đọng đủ số lượng theo đúng định biên các tỉnh đã tự xây dựng theo guideline của TTQLĐB hướng dẫn (25.000 NVĐB, 3.500 NHÂN VIÊN ĐịA BÀN NĐ)
- Chuẩn hóa lực lượng, kiểm soát chất lượng NVĐB đảm bảo mỗi xã có tối thiểu 01 NVĐB có uy tín tại địa phương – biết làm ăn – thạo nghiệp vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng, thu cước để tiến tới có thể thực hiện thêm các dịch vụ khác phù hợp (MobiBanking; 3G …):
- Bán hàng: Bán các dịch vụ sản phẩm của Viettel phù hợp với cách bán trực tiếp hoặc bán cho các khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng cần phải giới thiệu, truyền thông, tư vấn;
- Chủ động chăm sóc khách hàng: trả thù lao cho NVĐB theo doanh thu cước phát sinh của khách hàng trên địa bàn được giao quản lý
- Thu cước: Thu cước phát sinh và thu cước nợ đọng, đặc biệt số lượng nợ đọng đang còn tồn.
- Trực tiếp hỗ trợ, làm mẫu, đào tạo, hướng dẫn nhân rộng ở các cấp theo ngành dọc từ Chi nhánh, Huyện, NVĐB: Triển khai xây dựng lực lượng, điều hành tổ chức thực hiện hiện vụ, kiểm tra, giám sát, đánh giá cho các chi nhánh, các huyện.
- Điều hành, Kiểm tra, Giám sát: Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát và tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản hồi của Phòng QLĐB các Chi nhánh, và vượt cấp từ các Cửa hàng, NVHTĐB, NVĐB trên toàn quốc;
- Đánh giá hiệu quả: Từng NVĐB, Cửa hàng huyện, Tỉnh
- Thanh toán thù lao: bán hàng – chăm sóc khách hàng – thu cước cho đội ngũ NVĐB, NHÂN VIÊN ĐịA BÀN nợ đọng theo đúng qui chế
- Công tác kế toán: Đôn đốc công tác thu – nộp, kiểm soát dòng tiền, kiểm soát hoá đơn cho hoạt động thu cước.
- Xây dựng hệ thống các công cụ quản lý, văn bản, hướng dẫn, qui trình, cơ chế, chính sách cho kênh NVĐB, NHÂN VIÊN ĐịA BÀNNĐ.
KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG ĐIỀU HÀNH TỈNH
PHÒNG ĐẢM BẢO PGĐ PHỤ TRÁCH CƯỚC
Phần Quản lý Tỉnh Phần Quản lý Nhân viên Địa bàn
1.2 Nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Trung tâm
1.2.1 PHÒNG QUẢN LÝ ĐỊA BÀN : a Nhiệm vụ ban nghiệp vụ
- Xây dựng toàn bộ hệ thống quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ, quy chế, chính sách theo chức năng nhiệm vụ của Phòng QLĐB Đào tạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện công việc theo các quy trình, quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ đã ban hành;
- Tiếp nhận, tổng hợp ý kiến đóng góp phản hồi từ các đơn vị trong quá trình thực hiện Tổ chức hội thảo với các cơ quan chức năng để rà soát, kiểm tra, bổ sung, hoàn thiện quy trình, hướng dẫn.
- Xây dựng bài toán nghiệp vụ, quản lý và nâng cấp hệ thống công cụ phần mềm phục vụ cho công tác Bán hàng - Chăm sóc khách hàng – Thu cước;
- b Nhiệm vụ Ban chuyên quản tỉnh
- Duy trì lực lượng NVĐB đa dịch vụ thực hiện đồng thời cả 3 nhiệm vụ bán hàng – chăm sóc khách hàng – thu cước;
- Trực tiếp làm mẫu – đào tạo – hỗ trợ các tỉnh yếu hoặc khi có yêu cầu;
- Tổ chức đào tạo các nghiệp vụ liên quan đến công tác Bán hàng - Chăm sóc khách hàng - Thu cước đến các CN Tỉnh/ Tp, huyện, NVĐB
- Quản lý, điều hành, đôn đốc - hỗ trợ - kiểm tra - kiểm soát công tác bán hàng – chăm sóc khách hàng - thu cước tới từng Chi nhánh, huyện, nhân viên địa bàn đảm bảo đạt chỉ tiêu được giao.
- Kiểm soát khối lượng hoàn thành công việc Bán hàng – Chăm sóc khách hàng – Thu cước hàng tháng của hệ thống nhân viên địa bàn.
- Đánh giá hiệu quả công tác Bán hàng - Chăm sóc khách hàng - Thu cước, đề xuất thay thế nhân sự liên quan đến công tác quản lý nhân viên địa bàn tại
CN tỉnh: PQLĐB, Cửa hàng, NVĐB.
1.2.2 PHÒNG KẾ TOÁN a Ban thanh toán nội bộ
- Thực hiện các công tác tài chính - kế toán đảm cho hoạt động của Trung tâm theo quy định phân cấp của Công ty.
- Cung cấp đủ, kịp thời các khoản kinh phí phục vụ hoạt động thu cước và bán hàng của Trung tâm
- Kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán các khoản chi phí phát sinh tại đơn vị và quyết toán các khoản chi phí được cấp với phòng tài chính Công ty theo đúng quy định và thời hạn.
- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban giám đốc trung tâm. b Ban chuyên quản
- Kiểm soát các hoạt động thu, nộp tiền cước các dịch vụ Viễn thông của Tập đoàn, quản lý hoá đơn thu cước tại các CN Tỉnh/TP.
- Thực hiện nghiệp vụ báo nợ số tiền gạch nợ trên hệ thống thanh toán cước phí, báo có số tiền cước đã nổi trên tài khoản Tập đoàn cho các CN Tỉnh/TP.
- Kiểm soát việc thanh toán tiền thù lao của nhân viên địa bàn, hoa hồng thu cước, tiền phạt, thuế thu nhập cá nhân của Đại lý thu cước thông qua file mềm của các CN Tỉnh/TP.
- Kiểm tra, đối soát, chốt công nợ tiền thu cước các dịch vụ Viễn thông của CN Tỉnh/TP tháng, quý, năm Vớt toàn bộ số liệu hạch toán của CN Tỉnh/TP về thu nộp tiền cước, định khoản vào phần mềm kế toán DSS theo quy định.
- Cấp, quản lý, quyết toán hoá đơn thu cước của các CN Tỉnh/TP có hoạt động thu cước trên phạm vi cả nước.
- Tổ chức lưu trữ chứng từ theo quy định của Trung tâm, Công ty, Tập đoàn.
- Tổ chức đào tạo, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ kế toán đối với kế toán làm công tác cước tại các CN Tỉnh/TP.
- Xây dựng bài toán nghiệp vụ, quản lý và nâng cấp hệ thống công cụ phần mềm phục vụ cho công tác kế toán chuyên quản;
- Xây dựng toàn bộ hệ thống quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ, quy chế, chính sách theo chức năng nhiệm vụ của Phòng Kế toán Đào tạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện công việc theo các quy trình, quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ đã ban hành;
- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban giám đốc trung tâm.
1.2.3 PHÒNG QUẢN LÝ NỢ ĐỌNG
- Xây dựng định biên, tiêu chuẩn tuyển dụng NHÂN VIÊN ĐịA BÀN thu cước nợ đọng;
- Duy trì lực lượng NHÂN VIÊN ĐịA BÀN thu cước nợ đọng, trực tiếp làm mẫu – đào tạo – hỗ trợ các tỉnh yếu hoặc khi có yêu cầu;
PHẦN QUẢN LÝ TỈNH
2.1 Nhiệm vụ: a Về quản lý công tác kỹ thuật:
- Đầu mối giao diện với Công ty Hạ tầng mạng kỹ thuật để triển khai thực hiện công tác đảm bảo kỹ thuật tại tại Tỉnh;
- Điều hành, đôn đốc thực hiện các kế hoạch công tác kỹ thuật có liên quan theo phân cấp giữa Công ty với Công ty Hạ tầng kỹ thuật và Tỉnh: các kế hoạch, các định mức, chỉ tiêu,…
- Đầu mối tiếp nhận và giải quyết cho các Tỉnh về Công tác nghiệp vụ kỹ thuật;
- Tổng hợp và theo dõi thực hiện các đề xuất đảm bảo cho kỹ thuật tại Tỉnh;
- Đảm bảo các vật tư, thiết bị sửa chữa, ứng cứu thông tin cho Tỉnh;
- Tổng hợp, nắm các quy trình kỹ thuật tại Tỉnh và điều hành giám sát. b Về quản lý các công tác khác:
- Tiếp nhận và giải quyết các đề xuất phát sinh trong hoạt động SXKD cho Tỉnh mà chưa có đầu mối nào của Công ty thực hiện.
2.2 Nhiệm vụ các phòng thuộc nhóm Quản lý Tỉnh:
- Tổng hợp nắm toàn bộ các quy trình kỹ thuật;
- Tổng hợp nắm toàn bộ các chỉ tiêu, định mức kỹ thuật;
- Tổng hợp nắm toàn bộ các văn bản về phối hộp giữa Công ty với Công ty Hạ tầng và các Tỉnh;
- Phối hợp tổ chức đào nghiệp vụ kỹ thuật cho các Tỉnh.
- Tổng hợp đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ về công tác Kỹ thuật tại các Tỉnh.
- Điều hành, đôn đốc thực hiện các kế hoạch công tác kỹ thuật có liên quan theo phân cấp giữa Công ty với Công ty Hạ tầng kỹ thuật và Tỉnh: các kế hoạch, các định mức, chỉ tiêu,…;
- Điều hành, giám sát thực hiện các quy trình kỹ thuật tại Tỉnh;
- Đầu mối tiếp nhận và giải quyết cho các Tỉnh về Công tác nghiệp vụ kỹ thuật;
- Tổng hợp và theo dõi thực hiện các đề xuất đảm bảo cho kỹ thuật tại Tỉnh;
- Tiếp nhận và giải quyết các đề xuất phát sinh trong hoạt động SXKD cho Tỉnh mà chưa có đầu mối nào của Công ty thực hiện.
- Trực tiếp phối hợp với Công ty mạng lưới đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ về công tác kỹ thuật tại Tỉnh;
- Tham gia đánh giá nhân sự kỹ thuật tại Tỉnh.
- Tổng hợp và thống nhất các định mức, thanh toán về Tài chính giữa Tỉnh
- Công ty Viễn thông Viettel – Công ty mạng lưới Viettel;
- Đảm bảo các vật tư, thiết bị sửa chữa, ứng cứu thông tin cho Tỉnh;
- Đảm bảo các điều kiện sản xuất kinh doanh phát sinh khác cho Tỉnh mà cơ quan của VTT chưa xác nhận được đầu mối tiếp nhận.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG NHẰM CAO HIỆU QUẢ CỦA NHÂN VIÊN ĐịA BÀN
Thực trạng
- Rất nhiều khách hàng làm ăn ở các địa phương khác nhưng lấy hộ khẩu tại tỉnh để đăng ký thuê bao Khi nhân viên thu cước tới thu thì không gặp được chủ thuê bao mà người nhà thì không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán
- Rất nhiều các khách hàng có hộ khẩu tại nhiều địa phương khác nhưng tập trung tại các trung tâm thành phố lớn để làm việc, có địa chỉ nơi ở không ổn định, nên gây rất nhiều khó khăn cho nhân viên địa bàn khi khách hàng chuyển nơi làm việc, nơi ở và không dùng dịch vụ nữa
- Một số lượng lớn thuê bao chỉ có khả năng thanh toán trong một thời điểm nhất định trong tháng, thường là từ ngày 26 cho đến cuối tháng.
- Một bộ phận khách hàng vàng bạc được hoãn chặn 15 – 30 ngày, KH lại nhầm tưởng là đến ngày chặn cắt mới phải nộp tiền nên chỉ khi bị chặn cắt mới chịu thanh toán.
- Một số nhân viên địa bàn mới tuyển vào làm thì nhiệt tình, hăng say với công việc nhưng do tuổi trẻ sức chịu đựng chưa cao khi gặp khó khăn thì nản chí, chưa chủ động tự học hỏi kiến thức mới kinh nghiệm thường xuyên Còn những người cũ tư tưởng chỉ coi việc thu cước là môt công việc làm thêm, không có ý thức vì công việc chung
- Nhân viên hỗ trợ địa bàn không có ý thức cao trong việc giao khách hàng hàng ngày để đảm bảo việc khách hàng được giao đúng địa bàn của nhân viên địa bàn, chỉ khi đến ngày cuối tháng mới giao khách hàng nên không tránh khỏi trường hợp khách hàng lạc tuyến lạc hướng gây nhiều khó khăn và bức xúc cho nhân viên địa bàn
- Chúng ta chưa có chế tài cụ thể đối với các trường hợp nợ khó đòi hoặc các chủ thuê bao chây ỳ không chịu thanh toán cước phí
- Số lượng khách hàng trên thị trường hiện nay ngày càng bị thu hẹp do việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các hãng điện thoại và các công ty viễn thông
- Do trương trình khuyến mại và kế hoạch kinh doanh của các công ty viễn thông tập trung vào các thuê bao hòa mạng mới nhiều nên xảy ra tình trạng khách hàng dùng các bộ Kít mới để tiết kiệm chi phí, số lượng thuê bao ảo rất nhiều
- Các hãng máy điện thoại của Trung Quốc mẫu mã đẹp, nhiều tính năng, giá cả phù hợp với túi tiền người dân, rất khó để nhân viên địa bàn có thể bán được tốt các mặt hàng Sumo, Home phone
- Một số người dân đã quen sử dụng dịch vụ của VNPT và dịch vụ di động của các mạng Mobi, Vina….không muốn thay đổi số mới
- Từ trước đến nay nhân viên địa bàn mới chỉ quen với việc thu cước, nghiệp vụ về bán hàng chưa cao, chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc chăm sóc khách hàng nên rất chểnh mảng ,chưa được đào tạo cơ bản về chăm sóc khách hàng ,trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên địa bàn yếu: đa số chưa nắm được quy trình nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại,dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại Tay nghề để bảo dưỡng máy Homephone,Sumo chưa cao.
- Nhân viên địa bàn không nắm rõ các sản phẩm dịch vụ của viettel, các gói cước của các dịch vụ, các chương trình khuyến mại nên không tư vấn được cho khách hàng
- Nhân viên địa bàn chưa quen với việc bán hàng, chưa chủ động tim hiểu nhu cầu đi tim kiếm khách hàng
- Quy chế dành cho nhân viên địa bàn ban hành theo Quyết định số2728/QĐ-TCT-VT ngày 09 tháng 10 năm 2009 trước đây có nhiều khoản phụ phí và trợ cấp đã tạo được tâm lý thỏa mái và động lực làm việc, nhân viên địa bàn chỉ cần tập trung thu cước đã có một khảo thu nhập tương đối để mưu sinh Sau khi ban hành quy chế mới áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010,các khoản phụ cấp dành cho nhân viên địa bàn không còn.Thu nhập của nhân viên địa bàn phải dựa vào các chỉ tiêu bán hàng nữa mới đạt lương cứng
- Nhân viên hỗ trợ địa bàn không nắm được quy chế để truyền đạt lại cho nhân viên địa bàn, dẫn đến tình trạng nhân viên địa bàn không nắm được quy chế và không đạt lương cứng
-Các chi nhánh Viettel tỉnh luôn có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ một cách toàn diện từ phía Tổng Công ty , Công ty thu cước và dịch vụ Viettel.
- Việc định biên nhân viên địa bàn hoạt động ở tại địa bàn sinh sống nên rất thuận tiện cho việc thu cước, bán hàng và chăm sóc khách hàng
- Quy chế lương mới của nhân viên địa bàn tránh những trường hợp lãng phí đối với những nhân địa bàn không có hoạt động bán hàng, thu cước không hiệu quả
Số lượng nhân viên địa bàn trên cả nước đã giảm đi một phần do quy chế lương mới, nhưng những người còn lại đều rất ý thức, tâm huyết với công việc tại Viettel
Giải pháp
- Phân loại các khách hàng không có nơi ở ổn định tại địa bàn thu cước, đưa ra hạn mức mới cho những trường hợp này để giảm thiểu số tiền nợ đọng, khó thu
- Tiến hành tuyển, đào tạo và sa thải đối với nhũng nhân viên địa bàn không đáp ứng được yêu cầu, không hoàn thành chỉ tiêu và không chấp hành kỷ luật Sàng lọc ra được những nhân viên địa bàn có khả năng và tâm huyết với nghề
- Có các buổi đào tạo hướng dẫn tập trung và đào tạo riêng lẻ đối với từng huyện và từng nhân viên địa bàn, có những ví dụ cụ thể đưa ra các tình huống để xử lý khả năng tiếp cận và thuyết phục khách hàng nộp cước cũng như chăm sóc khách hàng.
- Phải bám sát tiến độ và tồn cước cập nhật từng ngày, thông báo tồn cước và theo dõi tiến độ bán hàng của từng tỉnh đôn đốc kiểm tra giám sát các nhân viên hỗ trợ địa bàn và nhân viên địa bàn
- Hướng dẫn nhân viên địa bàn tìm hiểu nhu cầu và bán hàng
- Hàng tháng tổng hợp tổng kết đánh giá và đề xuất khen thưởng xử phạt những nhân viên địa bàn hoàn thành tốt và không tốt các chỉ tiêu của công ty Thành lập tổ nhân viên địa bàn tại các địa bàn huyện, thành phố Các tổ trưởng là những nhân viên địa bàn nhiệt tình với công việc, nắm chắc nghiệp vụ. Quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của các tổ trưởng cụ thể như sau:
Trách nhiệm: Có trách nhiệm đôn đốc, hỗ trợ những nhân viên địa bàn thuộc tổ của mình để đảm bảo tỷ lệ thu cước theo quy định của công ty Thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu cầu của công ty.
Quyền hạn: Được quyền kiểm tra và đề xuất thưởng, kỷ luật đối với nhân viên địa bàn thuộc tổ của mình
- Thực hiện nghiêm túc các quy trình quy chế, công văn, chỉ thị, hướng dẫn, quán triệt, phổ biến nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của công tác thu cước bán hàng và sau bán hàng.
- Thường xuyên đôn đốc nhân viên địa bàn thu cước - gạch nợ - nộp tiền tránh để khách hàng khiếu nại hay nhân viên địa bàn sử dụng tiền cước sai mục đích không nộp về tài khoản chuyên thu của Tổng Công ty.
- Tổ chức họp, hội thảo rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm giữa các trung tâm, các ban cước nhằm tìm ra những cách làm hay và hiệu quả cao.
- Đề nghị tăng thù lao, hỗ trợ xăng xe, có mức thưởng xứng đáng đối với các nhân viên địa bàn hoàn thành kế hoạch được giao.
- Đề nghị phối hợp với Chi nhánh kỹ thuật kiểm tra khắc phục chất lượng sóng, chất lượng mạng lưới, tiếp nhận và triển khai khắc phục nhanh, dứt điểm
- Một số địa bàn vùng sâu vùng xa, địa bàn rộng, lượng KH it, thưa thớt dẫn đến tình trạng nhân viên địa bàn đi cả bốn năm cây số mới thu được một khách hàng tính ra thì chi phí không đủ để bù đắp lượng hao phí mà họ bỏ ra, không nên để bình quân giũa các khu vực với nhau đều theo 1 mức chuẩn theo quy chế nhân viên địa bàn mới vì khu vực thành phố lượng khách hàng nhiều mức doanh thu lớn sẽ có mức thu nhập ổn định trong khi đó thì khu vực nông thôn và miền núi thì không thể đủ thu nhập cho nhân viên địa bàn
- Cho phép nhân viên địa bàn đấu nối số dẹp và cam kết qua cửa hàng mà vẫn tính chỉ tiêu.Thực hiện happycall với những khách hàng mới đối nối để kiểm soát việc khách hàng chủ động ra cửa hàng đấu nối mà vẫn tính chỉ tiêu cho nhân viên địa bàn
Sau 3 tháng thử việc tại Phòng quản lý địa bàn – Trung tâm quản lý tỉnh với vị trí là nhân viên chuyên quản tỉnh, được sự hướng dẫn nhiệt tình của đồng chí trưởng phòng Vũ Thị Ngọc Phương và các đồng nghiệp tại phòng và trung tâm, tôi luôn chấp hành mọi quy định của phòng đề ra, cố gắng hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất Tôi xin trình bày những kiến thức của mình đã học và qua lần đi công tác.Tôi đã chọn chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nhân viên địa bàn” Trên đấy là một số giải pháp tôi đưa ra,mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng do trình độ và sự hiểu biết của mình còn hạn chế nên sự am hiểu về công việc còn có những sai sót không thể tránh khỏi Tôi rất mong nhận được sự đóng góp những ý kiến nhận xét của Ban lãnh đạo Công ty và các đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt công việc sau này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ