Nghiên cứu sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng việt nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh
Trang 1Trường đại học kinh tế quốc dân Trường đại học kinh tế quốc dân Trường đại học kinh tế quốc dân
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS TRƯƠNG ĐìNH CHIếN
2 TS DOãN HOàNG MINH
Hà NộI - NĂM 2013
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án: “Nghiên cứu sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu sơ cấp, thứ cấp và trích dẫn tài liệu tham khảo được trình bày trong luận án là trung thực; kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố
Nghiên cứu sinh
Hồ Chí Dũng
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ v
TÓM TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU 8
1.1 Khái quát chung về sự trung thành thương hiệu của khách hàng 8
1.1.1 Khái niệm sự trung thành thương hiệu của khách hàng 8
1.1.2 Phân loại sự trung thành thương hiệu của khách hàng 11
1.2 Đo lường sự trung thành thương hiệu của khách hàng 17
1.2.1 Đo lường dựa trên hành vi của khách hàng 17
1.2.2 Đo lường dựa trên thái độ của khách hàng 18
1.2.3 Đo lường kết hợp 20
1.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu 20
1.3.1 Mô hình của của Punniyamoorthy và Raj (2007) 20
1.3.2 Mô hình của Gounaris và Stathakopoulos (2004) 22
1.3.3 Mô hình của Ki-Joon Back và Sara C Parks (2004) 23
1.3.4.Giải thích các nhân tố trong các mô hình nhân tố ảnh hưởng sự trung thành thương hiệu 25
1.4 Khoảng trống nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của tác giả 41
1.4.1 Khoảng trống nghiên cứu 41
1.4.2 Mô hình nghiên cứu của tác giả 41
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 42
Trang 4CHƯƠNG 2 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU SỰ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU TRONG LĨNH VỰC HÀNG TIÊU DÙNG NHANH Ở
VIỆT NAM 45
2.1 Hàng tiêu dùng nhanh và vai trò của sự trung thành thương hiệu 45
2.1.1 Khái niệm hàng tiêu dùng nhanh 45
2.1.2 Phân loại hàng tiêu dùng nhanh 46
2.1.3 Vai trò của sự trung thành thương hiệu của khách hàng trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh 46
2.2 Thị trường hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam 47
2.2.1 Tổng quan về thị trường và thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam… 47
2.2.2 Thị trường nước uống đóng chai và dầu gội đầu tại Việt Nam 53
2.3 Mô hình nghiên cứu được sử dụng và giả thuyết nghiên cứu 59
2.3.1 Mô hình nghiên cứu 59
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 59
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64
3.1 Hình thành thang đo 64
3.2 Thiết kế phiếu khảo sát 67
3.3 Mẫu nghiên cứu 68
3.3.1 Tổng thể nghiên cứu 68
3.3.2 Khung chọn mẫu nghiên cứu 68
3.4 Triển khai thu thập dữ liệu 69
3.5 Phân tích dữ liệu 70
3.5.1 Phân tích mô tả 70
3.5.2 Kiểm định các nhân tố độc lập 71
3.5.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu 88
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 99
4.1 Kết quả mô tả về sự trung thành thương hiệu 99
Trang 54.1.1 Kết quả mẫu nghiên cứu 99
4.1.2 Sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm nước uống đóng chai 100
4.1.3 Sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm dầu gội đầu 102
4.1.4 So sánh mức độ trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam giữa nước đóng chai và dầu gội đầu 104
4.2 Kết quả thang đo, phân tích EFA và hồi quy 104
4.2.1 Kết quả thang đo 104
4.2.2 Kết quả EFA 106
4.2.3 Kết quả phân tích hồi quy 107
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 112
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
5.1 Kết luận 113
5.2 Một số kiến nghị 115
5.3 Hạn chế của nghiên cứu 118
5.4 Gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo 119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng biểu:
Bảng 1.1: Các loại trung thành thương hiệu dựa trên mức độ quan tâm/ sự khác biệt
cảm nhận 13
Bảng 2.1: Các yếu tố hài lòng và không hài lòng với thương hiệu hiện tại 58
Bảng 3.1: Kiểm định KMO và Barlett’s Test 72
Bảng 3.2: Tổng phương sai giải thích 73
Bảng 3.3: Ma trận nhân tố xoay 74
Bảng 3.4: Tổng phương sai giải thích 75
Bảng 3.5: Ma trận nhân tố xoay 76
Bảng 3.6: Kiểm định KMO và Barlett’s Test 77
Bảng 3.7: Tổng phương sai giải thích 78
Bảng 3.8: Ma trận nhân tố xoay 79
Bảng 3.9:Tổng phương sai giải thích 81
Bảng 3.10: Ma trận nhân tố xoay 81
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng sự trung thành thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai 83
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng sự trung thành thương hiệu sản phẩm dầu gội đầu 86
Bảng 3.13: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội - trung thành về thái độ 90
Bảng 3.14: Phân tích phương sai ANOVAa - trung thành về thái độ 90
Bảng 3.15: Hệ số của mô hình hồi quy mẫu - trung thành về thái độ 91
Bảng 3.16: Phân tích phương sai ANOVAa - trung thành về thái độ 92
Bảng 4.1: Phân chia đáp viên theo giới tính 99
Bảng 4.2: Phân chia đáp viên theo lứa tuổi 99
Bảng 4.3: Phân chia đáp viên theo nghề nghiệp 100
Bảng 4.4: Sự trung thành với thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai 100
Bảng 4.5: Sự trung thành với thương hiệu sản phẩm dầu gội đầu 102
Bảng 4.6: So sánh mức độ trung thành thương hiệu trong hai loại sản phẩm 104
Trang 7Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Mức độ nhận biết về các nhãn hiệu dầu gội đầu (Đơn vị: %) 55
Biểu đồ 2.2: Nhãn hiệu dầu gội đầu được sử dụng thường xuyên nhất 56
Biểu đồ 2.3: Những tiêu chí quan trọng 57
Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng đối với thương hiệu hiện tại 58
Hình vẽ: Hình 1.1 - Tháp trung thành thương hiệu 12
Hình 1.2: Phân loại sự trung thành thương hiệu 14
Hình 1.3: Mô hình của Punniyamoorthy và Raj 21
Hình 1.4: Mô hình của Gounaris S, và Stathakopoulos V 23
Hình 1.5: Mô hình của Ki-Joon Back và Sara C Parks 24
Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu lý thuyết 41
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 70
Trang 8
TÓM TẮT
Trong chương 1, tác giả đề cập đến tổng quan các nghiên cứu về sự trung thành thương hiệu trước đây Những nội dung chính bao gồm:
Khái niệm sự trung thành thương hiệu
Trung thành với thương hiệu được đánh giá là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng nghiên cứu và đưa ra cáckhái niệm về sự trung thành thương hiệu và các nhân tố ảnh hưởng đến chúng Cho đến nay,có thể tổng hợp các khái niệm sự trung thành thương hiệu theo ba hướng như: (1) theo hành vi; (2) theo thái độ; và (3) kết hợp hành vi và thái độ Theo hướng tiếp cận thứ nhất thì trung thành với một thương hiệu là hành vi mua thương hiệu đó nhiều hơn so với thương hiệu khác Hướng tiếp cận thứ hai thì người tiêu dùng được xem là trung thành khi họ có thái độ tích cực với thương hiệu Hướng tiếp cận thứ ba thì người tiêu dùng chỉ được coi là trung thành khi họ không chỉ mua thương hiệu thường xuyên mà còn có thái độ tích cực với thương hiệu đó
Phân loại sự trung thành thương hiệu
Sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng có thể được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau Brown, G H (1952) [39] và Aaker D A (1991) [22] phân loại theo mức độ trung thành Assel H (1992) [26] phân loại dựa trên mức độ quan tâm và cảm nhận sự khác nhau giữa các thương
hiệu Gounaris và Stathakopoulos (2004) [110], dựa trên các yếu tố hành vi mua
hàng, sự gắn bó về cảm xúc, và ảnh hưởng của xã hội đến khách hàng Thiele R, [110] phân loại dựa trên sự biểu hiện
Rundle-Cách phân loại của Rundle-Thiele S (2001) [110] đã kết hợp thái độ, hành
vi, và cả tính cách của khách hàng Chính sự kết hợp các khía cạnh khác nhau như vậy đã làm cho cách phân loại này phản ánh tốt các biểu hiện khác nhau của sự trung thành thương hiệu Tác giả luận án, vì vậy, sử dụng cách phân loại của Sharyn Rundle-Thiele để đo lường biến số sự trung thành thương hiệu
Trang 9Mô hình sự trung thành thương hiệu
Trước những thay đổi của thị trường, gần đây các học giả đã giới thiệu một
số mô hình mới nhằm chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu của khách hàng trong bối cảnh hiện nay
Mô hình của Ki-Joon và Sara (2004) [80] lý giải rằng để người tiêu dùng trở nên trung thành thực sự với thương hiệu thì họ phải trải qua tuần tự các giai đoạn
“trung thành trong nhận thức”, sau đó đến “trung thành về cảm xúc”, “trung thành
về dự định mua” rồi cuối cùng đến “hành vi mua”
Mô hình của Gounaris và Stathakopoulos (2004) [63], lại chỉ đề cập đến loại trung thành hành vi (không mua gì; mua thương hiệu thay thế; thông tin truyền miệng; và đi mua ở cửa hiệu khác) mà bỏ qua trung thành về thái độ của khách hàng
Mô hình của Punniyamoorthy và Raj (2007) [104], về cơ bản phản ánh khá đầy đủ các nhân tố chủ quan có tác động đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Các nhân tố trong mô hình bao gồm: sự quan tâm, giá trị chức năng, giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, sự tương xứng về giá cả, niềm tin vào thương hiệu, sự hài lòng, cam kết với thương hiệu, và hành vi mua lặp lại
Giải thích mô hình sự trung thành thương hiệu
Sự quan tâm của người tiêu dùng: Quan tâm thương hiệu được hiểu là sự
quan tâm của người tiêu dùng đến một thương hiệu và tạo ra động cơ thúc đẩy người tiêu dùng trong việc ra quyết định phù hợp trong một tình huống cụ thể
Giá trị cảm nhận của khách hàng: Giá trị cảm nhận của khách hàng bao
gồm: giá trị chức năng, giá trị xã hội, và giá trị cảm xúc Trong đó, giá trị chức năng
là tiện ích có được từ chất lượng của sản phẩm và sự thực hiện các chức năng được
kỳ vọng của sản phẩm Giá trị xã hội là tiện ích có được từ sự liên tưởng sản phẩm với một hoặc một số nhóm xã hội nhất định Giá trị cảm xúc là tiện ích có được từ
khả năng của sản phẩm làm khơi dậy trạng thái cảm xúc của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng: Đây là trạng thái khách hàng đạt được khi đặc tính
của sản phẩm hoặc chính bản thân sản phẩm đáp ứng được các kỳ vọng của khách hàng
Niềm tin vào thương hiệu: Niềm tin vào thương hiệu chính là việc một
khách hàng thông thường sẵn lòng “tin cậy” vào khả năng thương hiệu đó sẽ thực
hiện được chức năng đã cam kết với khách hàng
Trang 10Cam kết với thương hiệu của khách hàng: Cam kết thương hiệu được xem
là có liên quan đến thái độ và được định nghĩa là “lời hứa hoặc sự ràng buộc của
một cá nhân với việc lựa chọn thương hiệu trong phạm vi 1 loại sản phẩm”
Đo lường sự trung thành thương hiệu
Có nhiều cách đo lường sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng nhưng tựu chung lại có thể quy về: đo lường theo hành vi; đo lường theo thái độ; và
đo lường kết hợp cả hành vi và thái độ
Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Dựa trên việc tổng hợp các mô hình sự trung thành của các học giả nước ngoài cùng với việc xem xét tính thích hợp của mô hình với mặt hàng tiêu dùng nhanh, tác giả xác định ra mô hình nghiên cứu lý thuyết cho cuộc nghiên cứu này
Nội dung chương 2 cung cấp bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam
Mô tả hàng tiêu dùng nhanh
Hàng tiêu dùng nhanh (hay FMCG, viết tắt của fast moving consumer goods)
là những sản phẩm được tiêu thụ nhanh với chi phí khá thấp Những sản phẩm này thường được thay thế hoặc được sử dụng hết trong thời gian ngắn như vài ngày, tuần, hoặc tháng Hàng tiêu dùng nhanh có thời gian tồn tại tự nhiên ngắn vì người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng cao hoặc bị hư hỏng nhanh Đối với người tiêu dùng, hàng tiêu dùng nhanh được mua thường xuyên, có mức độ quan tâm thấp, và có giá thấp Đối với người bán, hàng tiêu dùng nhanh có sản lượng tiêu thụ lớn, lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm thấp, mạng lưới phân phối rộng khắp, và tốc độ luân chuyển hàng nhanh
Phân loại hàng tiêu dùng nhanh
Hàng tiêu dùng nhanh có thể phân thành các nhóm như: Chăm sóc cá nhân; Chăm sóc gia đình; Sản phẩm từ sữa; Đồ uống; Đồ ăn
Thị trường hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam
Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh
có xu hướng tăng cao và đặc biệt là họ ngày càng chú ý đến những sản phẩm có
Trang 11chất lượng do thu nhập và nhận thức được cải thiện Chính vì vậy, đó là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đồng thời cũng làm cho sức nóng cạnh tranh trong lĩnh vực này tăng thêm Các doanh nghiệp vì thế dành sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu của mình để thu hút và giữ khách hàng Cụ thể là năm
2011 là thời điểm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam
Trong lĩnh vực đồ uống đóng chai và dầu gội chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới Ví dụ: Lavie, Aquafina đối với nước uống đóng chai; Sunsilk, Clear, Pantene, Rejoice, đối với dầu gội đầu Không chỉ xuất hiện trên các giá bày hàng, các thương hiệu trên còn có mật độ xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông Thực tế đó đặt ra yêu cầu đối với từng doanh nghiệp là làm sao để tác động đến khách hàng và làm cho họ trung thành với thương hiệu của mình
Mô hình nghiên cứu sử dụng
Kết hợp kết quả phân tích thị trường hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam và
mô hình nghiên cứu lý thuyết trong chương trước, tác giả xác định mô hình nghiên cứu được đưa vào sử dụng đồng thời xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
Tác giả mô tả phương pháp nghiên cứu trong chương 3
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung chính:
Kết quả xây dựng thang đo
Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha với hai sản phẩm nước uống đóng chai và dầu gội đầu cho phép tác giả xác định hệ thống thang đo sự trung thành thương hiệu và đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối với hai sản phẩm này
Kết quả xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng
Sử dụng kỹ thuật phân tích EFA, cho phép tác giả xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng (mức độ quan tâm; giá trị chức năng; giá trị xã hội; sự tương xứng về giá cả; sự hài lòng; niềm tin vào thương hiệu; và cam kết với thương hiệu) đến sự trung thành thương hiệu đối với sản phẩm nước uống đóng chai; và 8 nhân tố (mức độ
Trang 12quan tâm; giá trị chức năng; giá trị xã hội; giá trị cảm xúc; sự tương xứng về giá cả;
sự hài lòng; niềm tin vào thương hiệu; và cam kết với thương hiệu) ảnh hưởng đến
sự trung thành thương hiệu đối với sản phẩm dầu gội đầu
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự trung thành thương hiệu
Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy tương quan, tác giả xác định được mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến các thành phần của sự trung thành thương hiệu (trung thành về thái độ; hành vi phàn nàn; xu hướng trung thành; và từ chối sản phẩm cạnh tranh
Chương 5 đưa ra những gợi ý và đề xuất cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và duy trì sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Về phương diện lý thuyết, Amine (1998) [25] và nhiều học giả khác nghiên cứu về thương hiệu đã chỉ ra rằng trung thành thương hiệu dẫn đến các hệ quả quan trọng Khách hàng sẽ đặt niềm tin vào thương hiệu, bảo vệ thương hiệu trước các thông tin bất lợi, và khuyến khích người khác mua thương hiệu Ngoài ra, khách hàng còn mua lặp lại thương hiệu và từ chối mua các thương hiệu cạnh tranh
Về phương diện thực tiễn thì không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp phải dành sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt đến nhóm khách hàng trung thành Việc duy trì được một lực lượng khách hàng trung thành đông đảo mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm: (1) giữ ổn định sản lượng tiêu thụ và doanh thu; (2) giảm chi phí kinh doanh; (3) thương hiệu được bảo vệ tốt hơn; (4) những sơ suất hoặc sai sót của doanh nghiệp dễ được chấp nhận và bỏ qua hơn Điều đó lý giải tại sao trong các thập kỷ qua người ta lại thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu cả trong lý luận
và thực tiễn để tìm ra các biện pháp hữu hiệu tạo dựng và duy trì sự trung thành của khách hàng
Sự trung thành của khách hàng, tuy nhiên, đã có những thay đổi trong tình hình hiện nay Khách hàng ngày càng hiểu biết hơn và mong đợi nhiều hơn so với trước đây Sự thay đổi những giá trị, chuẩn mực và hành vi trong những thế hệ sau làm cho
họ ít có khả năng chỉ tiêu dùng duy nhất một thương hiệu đối với một dòng sản phẩm Cạnh tranh ngày càng quyết liệt, tác động của các chương trình khuyến mại và giảm giá, sự bùng nổ của Internet, con người sống trong thế giới “phẳng” cho nên chỉ với một cái nhấp chuột là có thể tìm những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu vừa rẻ, nhanh chóng và chất lượng Doanh nghiệp ngày càng khó tạo ra sự khác biệt so với các thương hiệu cạnh tranh Những điều đó dẫn đến sự trung thành với thương hiệu/sản phẩm khó giữ được ổn định Vậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải làm gì để duy trì khách hàng trung thành với thương hiệu của mình trong bối cảnh đó?
Trang 14Tại Việt Nam, nền kinh tế chính thức được vận hành theo cơ chế thị trường
từ năm 1986 (bắt đầu thời kỳ đổi mới) Do đó, việc tiếp nhận, nghiên cứu và đặc biệt là ứng dụng các lý thuyết về xây dựng trung thành thương hiệu diễn ra chậm và chủ yếu mới dừng lại ở các góc độ tổng kết các lý thuyết, các nghiên cứu của nước ngoài và kinh nghiệm thực tiễn Trong số đó, các nghiên cứu điển hình bao gồm:
— Lục Bùi Anh Dũng (2010), Giá trị thương hiệu mạng di động Vinaphone trên thị trường Việt Nam [7]
— Nguyễn Thu Hà (2011), Xây dựng và phát triển thương hiệu chè Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [11]
— Vũ Tiến Sơn (2007), Vận dụng Marketing trong duy trì và phát triển thương hiệu bia Hà Nội của Tổng công ty bia rượu và nước giải khát Hà Nội [13]
— Đinh Thị Trà Nhi (2010), Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng [12]
— Đỗ Thị Ngọc Anh (2006), Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của hàng hóa
ở Việt Nam [5]
Thực tế nêu trên cho thấy các nghiên cứu có tính khám phá, xây dựng mô hình và kiểm định lý thuyết đặt cơ sở cho việc triển khai các nghiên cứu ứng dụng còn hạn chế Một số nghiên cứu khác như:
— “Thương hiệu - Các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng tại thị trường Việt Nam” của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002) [15] đã tiếp cận từ phía người tiêu dùng với phương pháp kết hợp nghiên cứu lý thuyết với kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu trong điều kiện thực tiễn Tuy nhiên trọng tâm của nghiên cứu này là xác định thành phần tạo nên giá trị thương hiệu và đo lường giá trị thương hiệu Sự trung thành thương hiệu chỉ được xem là một thành phần tạo nên giá trị thương hiệu chứ không phải là mục tiêu của nghiên cứu này
— “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại di động” của Nguyễn Thành Công và Phạm Ngọc Thúy (2007) [6] đã xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu của người Việt Nam Tuy nhiên, mô hình này phù hợp với điện thoại di động là loại sản
Trang 15phẩm mua có cân nhắc Hành vi mua loại sản phẩm này rất khác so với hành vi mua sản phẩm tiêu dùng nhanh
Với nhiều học giả trên thế giới thì sự trung thành thương hiệu là đề tài mà họ
đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu Một số học giả cố gắng đưa ra các khái niệm nhằm xác định sự trung thành thương hiệu là gì Điển hình của các nghiên cứu loại này gồm:
- Jacoby, W và Chestnut R (1978), Brand Loyalty: measurement and management [72]
- Funk, D.C., & James, J.D (2001), “The psychological continuum model:
A conceptual framework for understanding an individual’s psychological connection to sport” [59]
- Dick, A S & Basu, K (1994), “Customer loyalty: Toward an integrated conceptual framework” [48]
- Oliver, L.R (1999), “Whence Consumer Loyalty?” [97]
Một số học giả khác thì tìm cách phân sự trung thành thương hiệu thành các loại khác nhau để từ đó nhận biết được đặc điểm và hành vi của từng nhóm khách hàng tương ứng Một số nghiên cứu thuộc loại này gồm:
- Brown, G H (1952), "Brand Loyalty - Fact or Fiction?" [39]
- Aaker, D A (1991), Managing Brand Equity: Capitalizing on the Value
of a Brand Name [22]
- Assel, H (1992), Consumer Behavior and Marketing Action [26]
- Gounaris, S & Stathakopoulos, V (2004), “Antecedents and consequences of brand loyalty: An empirical study” [63]
- Rundle-Thiele, S & Bennett, R (2001), “A brand for all seasons? Adiscussion of brand loyalty approaches and their applicability for different markets” [110]
Một số học giả tiến hành các nghiên cứu khám phá, xác định cách đo lường sự trung thành thương hiệu, xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự
Trang 16trung thành thương hiệu và kiểm định lý thuyết để đặt cơ sở cho việc triển khai các nghiên cứu ứng dụng Trong số đó, một số nghiên cứu điển hình gồm:
- Uncles, M D., Grahame D D và Kathy H (2003), “Customer Loyalty and Customer Loyalty Programs” [126]
- Bennett, R & Rundle-Thiele, S (2002), “A comparison of attitudinal loyalty measurement approaches” [31]
- Hunter, V L (1998), “Measure customer loyalty for complete picture of ROI" [70]
- Gounaris, S & Stathakopoulos, V (2004), “Antecedents and consequences of brand loyalty: An empirical study” [63]
- Punniyamoorthy M, và Raj M (2007), “An empirical model for brand loyalty measurement” [104]
- Ki-Joon Back và Sara C Parks., (2004), “A Brand Loyalty Model Involving Cognitive, Affective, and Conative Brand Loyalty and Customer Satisfaction” [80]
Trong những nghiên cứu này thì một số tập trung vào chương trình khách hàng trung thành; một số hướng đến đưa ra các biện pháp đo lường sự trung thành thương hiệu; chỉ có một số là tìm cách xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu và xây dựng mô hình quan hệ giữa các nhân tố này với sự trung thành thương hiệu Tuy nhiên, cách tiếp cận của những nghiên cứu này xem sự trung thành thương hiệu chỉ là một biến phụ thuộc đơn trong khi nó có thể được xem là biến tổng hợp bao gồm các khía cạnh khác nhau (ví dụ: trung thành thái độ
và trung thành hành vi) Ngoài ra, các nhân tố thuộc mô hình đã có cần được đánh giá mức độ phù hợp với bối cảnh Việt Nam để loại bỏ những nhân tố không cần thiết và bổ sung nhân tố mới phù hợp
Chính vì vậy, tác giả cho rằng việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự trung
thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh”, với hướng tiếp cận từ phía người tiêu dùng nhằm xây dựng cơ sở khoa học
Trang 17cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển sự trung thành của khách
hàng là vấn đề có tính cấp thiết về cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án hướng đến giải quyết các mục tiêu sau đây:
— Thứ nhất, hoàn chỉnh thang đo đo lường sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh
— Thứ hai, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh
— Thứ ba, xác định mối quan hệ của từng nhân tố với sự trung thành thương hiệu mặt hàng tiêu dùng nhanh của người tiêu dùng Việt Nam
— Thứ tư, đề xuất một số giải pháp để duy trì và củng cố sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh
Câu hỏi nghiên cứu:
— Sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh như thế nào?
— Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh?
— Mỗi nhân tố có quan hệ như thế nào với sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh?
— Những giải pháp nào sẽ có tác dụng duy trì và củng cố sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bởi vì số lượng các mặt hàng và thương hiệu thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh là rất lớn nên trong khuôn khổ của luận án sẽ không thể nghiên cứu được tất cả số này Vì vậy, luận án chỉ tập trung vào hai mặt hàng tiêu dùng nhanh phổ biến trên thị trường là - nước uống đóng chai và dầu gội đầu Các mặt hàng khác có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tương tự Như vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
Trang 18— Sự trung thành thương hiệu và thang đo sự trung thành thương hiệu mặt hàng tiêu dùng nhanh (nước uống đóng chai và dầu gội đầu)
— Các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh
— Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong năm 2012
4 Những đóng góp mới của đề tài
Về phương diện lý thuyết
— Luận án đã xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh của người tiêu dùng Việt Nam Trong đó, đã loại bỏ 1 nhân tố ảnh hưởng thuộc về hành vi (là hành vi mua lặp lại) dựa trên nghiên cứu mức độ phù hợp với bối cảnh cụ thể của Việt Nam Mô
hình đề xuất gồm có các nhân tố: cam kết thương hiệu, niềm tin vào thương hiệu, giá trị chức năng, giá trị cảm xúc, giá trị xã hội, sự tương xứng về giá cả, sự hài lòng, và mức độ quan tâm
— Đã xây dựng được hệ thống thang đo sự trung thành thương hiệu và các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu trong bối cảnh Việt nam cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh Trong các thang đo từng nhân tố, luận án đã loại bỏ bớt 1 số thành phần không phù hợp với điều kiện Việt Nam (ví dụ: một số chỉ tiêu
đo lường giá trị cảm xúc, giá trị xã hội; và một số chỉ tiêu phản ánh hành vi phàn nàn của khách hàng)
Về phương diện thực tiễn
Trang 19— Đã đo lường được mức độ trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đối với hai loại sản phẩm điển hình thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh: dầu gội đầu và nước uống đóng chai Mức độ trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam là khá cao đối với dầu gội đầu và không cao đối với nước uống đóng chai
— Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ rõ mức độ tác động và tỷ lệ tác động cụ thể của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu đối với hai loại hàng tiêu dùng nhanh là: dầu gội đầu và nước uống đóng chai Những nhân tố tác động mạnh nhất là cam kết thương hiệu, niềm tin vào thương hiệu, sự hài lòng,
và giá trị chức năng
— Đã phát hiện sự khác nhau trong mức độ tác động của các nhân tố đến sự trung thành thương hiệu giữa hai loại hàng tiêu dùng nhanh: dầu gội đầu và nước uống đóng chai Sự khác biệt cơ bản là vai trò của giá trị xã hội đối với từng loại mặt hàng
— Các doanh nghiệp kinh doanh có thể kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng theo mức độ tác động và tầm quan trọng khi xây dựng chiến lược và chương trình marketing nhằm tạo dựng và củng cố sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam
Trang 20CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU
1.1 Khái quát chung về sự trung thành thương hiệu của khách hàng
Các vấn đề về thương hiệu và xây dựng thương hiệu đã thu hút sự chú ý của
cả giới học giả cũng như doanh nhân trên thế giới và tại Việt Nam trong nhiều năm qua Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này là các doanh nghiệp ngày càng nhận ra thương hiệu của họ là một tài sản lớn trong kinh doanh
Sự trung thành là một khái niệm quan trọng trong marketing chiến lược Khách hàng có ít lý do để tìm kiếm thông tin về các giải pháp thay thế thương hiệu hơn khi họ trung thành với thương hiệu đó (Uncles và Dowling, 1998) [125] Sự trung thành cũng làm cho quyết định mua hàng trở nên đơn giản hơn và thậm chí trở thành thói quen Tập hợp các khách hàng trung thành sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vì họ giúp doanh nghiệp: (1) duy trì và tăng trưởng; và (2) giảm chi phí
Các nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy có ba cách tiếp cận với sự trung thành thương hiệu của khách hàng: (1) theo hành vi; (2) theo thái độ; và (3) tổng hợp hành vi và thái độ (Jacoby, 1971 [71]; Backman và Crompton, 1991 [27]; Dick và Basu, 1994 [48])
Từ ba cách tiếp cận đến sự trung thành thương hiệu của khách hàng nêu trên,
có thể tập hợp các định nghĩa về sự trung thành thương hiệu của khách hàng thành 3 cách tiếp cận như sau:
Theo Jacoby và Chestnut (1978) [72], trung thành thương hiệu là hành vi phản ứng thiên vị của khách hàng trong lựa chọn một thương hiệu giữa nhiều
Trang 21thương hiệu khác nhau và hành vi này thể hiện trong một khoảng thời gian Quan niệm một cách đơn giản hơn thì trung thành thương hiệu là việc người tiêu dùng mua lặp lại một thương hiệu (Guest, 1964 [64]; Kahn, Kalwani, và Morrison, 1986 [76]; Ehrenberg, 1988 [51]) Cũng có quan niệm cho rằng trung thành thương hiệu của khách hàng là hành động chỉ mua (100%) một thương hiệu đối với một loại sản phẩm (product category)
Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng khách hàng trung thành với một thương hiệu khi họ mua thương hiệu đó nhiều nhất trong một loại sản phẩm Những khái niệm này mới chỉ quan tâm đến hành vi mua lặp lại của khách hàng và coi đó
là biểu hiện của sự trung thành Các định nghĩa này đã không chú ý đến quá trình ra quyết định của khách hàng và không phân biệt được sự trung thành thực sự với hành vi mua lặp lại đơn giản Ngoài ra, định nghĩa chỉ tập trung vào kết quả là hành
vi mua mà chưa làm rõ các nguyên nhân dẫn đến hành vi đó
Theo cách tiếp cận này, trung thành thương hiệu được hiểu là việc thể hiện
sự ưa thích có tính hệ thống đối với một thương hiệu (Getty và Thompson, 1994 [62]) Funk và James (2001) [59] định nghĩa sự trung thành của khách hàng là thái
độ đã được hình thành ổn định, bền vững, khó thay đổi, tạo ra sự thiên lệch trong nhận thức và định hướng hành vi của họ Đồng quan điểm với hai học giả trên, Jacoby và Chestnut (1978) [72] đã định nghĩa sự trung thành về thái độ của khách hàng với thương hiệu là khuynh hướng thiên lệch của người tiêu dùng đối với thương hiệu do kết quả của quá trình diễn biến tâm lý Nó bao gồm thái độ ưa thích
và cam kết của người tiêu dùng đối với thương hiệu Theo cách định nghĩa này thì trung thành về thái độ với thương hiệu của khách hàng có cả sự quan tâm về trí tuệ
và cảm xúc Các định nghĩa trên đã chú ý đến những diễn biến về tâm lý và nhận thức của khách hàng từ đó lý giải hành vi mua thương hiệu của họ Tuy nhiên, hạn chế của định nghĩa là không tính đến hành vi mua hàng thực sự của khách hàng
Trang 221.1.1.4 Khái niệm sự trung thành dựa trên kết hợp hành vi và thái độ
Dick và Basu (1994) [48] cho rằng “một người tiêu dùng được xem là thực
sự trung thành khi họ có thái độ tích cực đối với thương hiệu và mua thương hiệu một cách ổn định” Nghiên cứu của hai tác giả này mới chỉ tiến hành trên lý thuyết
mà chưa được kiểm định thực tế Amine, A (1998) [25] định nghĩa trung thành thương hiệu là: “hành vi mua một thương hiệu nhất định (không chỉ là ý định mua chúng), lặp lại trong thời gian dài (có tỷ lệ mua vượt trên 50% trong cùng loại mặt hàng) và được củng cố bằng sự cam kết mạnh mẽ với thương hiệu đó” Điểm khác biệt trong những định nghĩa này so với hai định nghĩa trên là các tác giả đã ghi nhận vai trò của thái độ đối với sự trung thành Tuy nhiên, theo quan điểm của các học giả này thì trung thành thương hiệu chỉ xảy ra với một thương hiệu trong một loại sản phẩm Jacoby và Chestnut (1978) [72] lại cho rằng trung thành thương hiệu là hành vi mua hàng có xu hướng thiên về (không ngẫu nhiên) một hoặc một nhóm thương hiệu trong một thời gian dài Hành vi này là kết quả của quá trình diễn biến tâm lý
Oliver (1999) [97], định nghĩa trung thành thương hiệu là sự cam kết sâu sắc mua lặp lại ổn định một sản phẩm/dịch vụ ưa thích trong tương lai, từ đó dẫn đến việc mua lặp lại một thương hiệu hoặc một nhóm thương hiệu mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tình huống và các hoạt động marketing Hai định nghĩa này đã phân biệt được giữa sự gắn bó bề ngoài với thương hiệu với sự gắn bó có tính bền vững hơn, sâu sắc hơn về mặt tâm lý Ngoài ra định nghĩa cũng thừa nhận rằng khách hàng có thể không chỉ trung thành với một thương hiệu mà với một nhóm thương hiệu trong một loại sản phẩm Điều này rất phù hợp với nhóm mặt hàng tiêu dùng nhanh, khi sự quan tâm của khách hàng là tương đối thấp và khách hàng mua dựa trên cơ sở danh mục các thương hiệu chứ không chỉ trung thành với một thương hiệu đơn lẻ (Ehrenberg, 1988 [52]; Uncles và đồng nghiệp,
1998 [125]; Kennedy và Ehrenberg, 2000 [79]) Trong phạm vi của luận án này, tác giả sử dụng định nghĩa của Oliver để xác định sự trung thành với thương hiệu của khách hàng
Trang 231.1.1.5 Ưu và nhược điểm của mỗi cách tiếp cận
Mỗi cách tiếp cận có những ưu điểm và hạn chế nhất định Tiếp cận theo hành vi có ưu điểm là dựa trên dữ liệu khá chi tiết và xác thực Tuy nhiên, do chỉ dựa vào những gì khách hàng đã làm nên giá trị phán đoán của cách tiếp cận này thấp Việc mua lặp lại một thương hiệu không nhất thiết phản ánh sự trung thành với thương hiệu của người mua vì nó có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như:
số lượng thương hiệu tại cửa hiệu ít; giá bán của thương hiệu là thấp nhất (hoặc cao nhất); sự trung thành với cửa hiệu; các thương hiệu cạnh tranh không có chương trình xúc tiến khuếch trương; khách hàng đại diện mua cho gia đình; sản phẩm thuộc loại có mức độ quan tâm thấp; hoặc tính trì trệ của khách hàng Chính vì vậy, hạn chế lớn nhất của cách tiếp cận này là doanh nghiệp khó biết cách gây ảnh hưởng đến hành vi mua lặp lại vì không biết lý do của hành động đó
Tiếp cận từ thái độ sẽ giải thích tốt hơn cho yếu tố cảm xúc và sự đánh giá của người tiêu dùng dành cho thương hiệu Tuy nhiên, do đánh giá sự trung thành chỉ dựa trên điều người tiêu dùng suy nghĩ chứ không phải điều họ làm nên khả năng dự báo của cách tiếp cận này cũng hạn chế (Wind và Lerner, 1979 [135]) Một số học giả cho rằng trung thành thương hiệu phải là sự kết hợp của thái độ và hành động
Brown, G H (1952) [39], phân loại sự trung thành thương hiệu của người
tiêu dùng thành bốn nhóm: những người trung thành tuyệt đối - những người này luôn chỉ mua duy nhất một thương hiệu; trung thành phân chia - nhóm người này duy trì sự trung thành của họ với hai hoặc ba thương hiệu; trung thành chuyển đổi -
họ có sự trung thành với một thương hiệu trong một thời kỳ nhất định, nhưng dễ dàng chuyển đổi từ thương hiệu này sang thương hiệu khác do thương hiệu mới
mang đến cho họ những lợi thế nhất định nào đó; những người chuyển đổi - những
người này không có sự trung thành với bất cứ thương hiệu nào, họ chuyển đổi thương hiệu trong hầu hết các lần mua hàng
Trang 24David A Aaker (1991) [22] chia sự trung thành thương hiệu thành năm cấp độ (Hình 1.1)
Hình 1.1 - Tháp trung thành thương hiệu
Nguồn: Aaker, David A (1991), Managing Brand Equity: Capitalizing on the Value
of a Brand Name, The Free Press, New York: 40 Nhóm hay thay đổi: là những khách hàng không trung thành, hoàn toàn thờ ơ
với thương hiệu; thương hiệu nào đối với họ cũng chấp nhận được nếu mức giá bán phù hợp với họ
Nhóm trung thành về hành vi: là những người không có lý do để thay đổi
thương hiệu Tuy nhiên, họ có thể chuyển đổi thương hiệu khi đối thủ cạnh tranh làm cho họ thấy lợi ích của việc chuyển đổi này
Nhóm hài lòng: là những người hài lòng với thương hiệu và sẽ tổn thất một
khoản chi phí nếu chuyển đổi thương hiệu Các lợi ích mà đối thủ cạnh tranh mang lại cần lớn hơn chi phí chuyển đổi của nhóm khách hàng này
Nhóm thích thương hiệu: là những người thực sự thích thương hiệu và có
những gắn bó về cảm xúc với thương hiệu Điều này có được là do thương hiệu
Người hay thay đổi - nhạy cảm với giá cả, thờ ơ, không trung thành
thương hiệu Trung thành về hành vi - không có lý do để thay đổi
Người hài lòng - chi phí chuyển đổi Người thích thương hiệu Người có cam kết với thương hiệu
Trang 25được xem là biểu tượng nào đó của khách hàng; khách hàng có trải nghiệm tích cực với thương hiệu; hoặc thương hiệu có chất lượng cảm nhận cao
Nhóm có cam kết với thương hiệu: là những người có cam kết với thương
hiệu, họ tự hào là người sử dụng thương hiệu Đối với họ, thương hiệu là rất quan trọng cả về khía cạnh chức năng và khía cạnh thể hiện tính cách của họ
thương hiệu
Assel, H (1992) [26], kết hợp mức độ quan tâm của khách hàng trong quá trình lựa chọn và mua thương hiệu với sự khác nhau trong cảm nhận của họ giữa các thương hiệu để đưa ra bốn loại trung thành thương hiệu
Nhóm trung thành phức hợp (complex loyals): là những người tiến hành tìm
hiểu về thương hiệu trước, sau đó hình thành niềm tin và thái độ về thương hiệu rồi mới tiến hành mua
Nhóm không trung thành: là những người cho rằng hầu hết các thương hiệu
nằm trong cùng 1 khoảng giá là giống nhau, do đó họ thường quyết định mua tương đối nhanh và không trung thành với 1 thương hiệu cụ thể nào
Bảng 1.1: Các loại trung thành thương hiệu dựa trên mức độ quan tâm/ sự khác biệt cảm nhận
Ít và/hoặc không đáng kể Không trung thành Trung thành về hành vi
Nguồn: Assel, H (1992), Consumer Behavior and Marketing Action, Fourth
Edition, PWS-KENT Publishing Company Nhóm trung thành về hành vi: là những người quyết định mua thương hiệu dựa
trên sự quen thuộc Họ tiếp tục duy trì hành động mua thương hiệu đó theo thói quen
Nhóm tìm kiếm sự đa dạng: là những người thay đổi thương hiệu vì muốn có
sự đa dạng chứ không phải vì không hài lòng Những khách hàng này ít đánh giá thương hiệu khi lựa chọn mà họ chủ yếu đánh giá chúng trong quá trình sử dụng
Trang 261.1.2.3 Phân loại theo hành vi mua hàng, sự gắn bó về cảm xúc, và ảnh hưởng của xã hội
Hai học giả Gounaris và Stathakopoulos (2004) [63] dựa trên các yếu tố hành
vi mua hàng, sự gắn bó về cảm xúc, và ảnh hưởng của xã hội đến khách hàng để phân loại sự trung thành thương hiệu thành bốn loại như sau:
— Nhóm không trung thành: Khách hàng không mua hàng và không có sự quan tâm với thương hiệu Ngoài ra, khách hàng không chịu ảnh hưởng của xã hội đến sự trung thành trong nhận thức với thương hiệu
— Nhóm ham muốn: Không mua hàng nhưng khách hàng thể hiện sự quan tâm chặt chẽ với thương hiệu Ngoài ra, họ còn có thiên hướng muốn mua thương hiệu và điều này xảy ra là do tác động của môi trường xã hội
Hình 1.2: Phân loại sự trung thành thương hiệu
Nguồn: Gounaris, S và Stathakopoulos (2004), “Antecedents and consequences of brand loyalty: An empirical study”, Journal of Brand Management, 11, 4; pp 283
Thấp
Ảnh hưởng xã hội
Không trung thành
Ham muốn
Trì trệ
Trang 27— Nhóm trung thành “trì trệ”: Khách hàng mua một thương hiệu do thói
quen, sự thuận tiện, hoặc vì lý do nào đó nhưng không phải do có sự quan tâm với thương hiệu hoặc do động lực xã hội Vì thế mối quan hệ này rất dễ bị tổn thương khi xuất hiện sản phẩm cạnh tranh có đủ khả năng làm thay đổi thói quen hành vi của khách hàng
— Nhóm trung thành thực sự: Khách hàng thể hiện sự quan tâm cao với
thương hiệu, mua lặp lại thường xuyên, và bị ảnh hưởng nhiều của sức ép xã hội Khách hàng trung thành thực sự sẵn sàng chấp nhận hy sinh nhiều thứ để có được thương hiệu mà họ mong muốn
Như vậy, Gounaris và Stathakopoulos đã xem xét đến cả yếu tố ảnh hưởng từ
xã hội đến khách hàng trong phân loại sự trung thành thương hiệu Điều này phản ánh sự thừa nhận tác động của nhóm tham khảo đến lựa chọn thương hiệu của cá nhân Đối với những quốc gia có văn hóa đề cao tính cộng đồng thì đây là yếu tố không thể bỏ qua Ngoài ra, hai học giả này còn xem trạng thái chưa mua nhưng có mong muốn mua thương hiệu cũng là trung thành với thương hiệu
Sharyn Rundle-Thiele (2001) [110] đã tổng hợp các nghiên cứu về sự trung thành thương hiệu và đưa ra 5 loại trung thành như sau:
— Trung thành về thái độ - bao gồm thái độ hoặc cảm xúc gắn bó và yêu mến của
khách hàng dành cho thương hiệu, dự định mua lặp lại và cam kết Tất cả các yếu tố đó đều được xem là khuynh hướng và chịu tác động của quá trình tâm lý
— Từ chối sản phẩm cạnh tranh – trạng thái này có được khi khách hàng
ngần ngại hoặc không quan tâm đến các sản phẩm cạnh tranh Mối quan hệ giữa việc khó chấp nhận sản phẩm cạnh tranh với sự trung thành là chưa rõ ràng Mặc dù vậy, một số học giả cho rằng tình trạng từ chối sản phẩm cạnh tranh là một loại trung thành thương hiệu (Bloemer và Kasper, 1995 [36])
— Xu hướng trung thành – xu hướng duy trì sự trung thành với thương hiệu của
khách hàng Loại trung thành này là do tính cách của khách hàng tạo nên Như vậy, trung thành thương hiệu lúc này có liên quan trực tiếp đến việc e ngại rủi ro
Trang 28— Hành vi phản ánh – hành vi này bao gồm cả việc khách hàng phản ánh
khía cạnh tích cực (ví dụ: lời khen) và khía cạnh tiêu cực (lời phàn nàn) với doanh nghiệp Mặc dù có 1 số học giả cho rằng hành vi phản ảnh là kết quả của sự trung thành thương hiệu (Dick và Basu, 1994 [48]) nhưng Rundle-Thiele vẫn xếp hành vi phản ánh là một loại trung thành với thương hiệu
— Trung thành tình huống – khuynh hướng mua lặp lại của khách hàng, thể hiện qua nhiều tình huống mua hàng và tiêu dùng khác nhau
Như vậy, theo cách phân loại của Rundle-Thiele có đến 4 loại trung thành thương hiệu được phản ánh chủ yếu qua hành vi Ngoài ra yếu tố cam kết với thương hiệu không được đề cập đến trong các loại trung thành nêu trên
Cách phân loại của George H Brown chỉ dựa trên hành vi của khách hàng
mà không tính tới yếu tố thái độ của họ đối với thương hiệu Do đó, cách phân loại này chưa hội tụ đủ các cơ sở cần thiết (hành vi và thái độ) để khẳng định khách hàng thực sự trung thành với thương hiệu Trong khi đó, Aaker đã sử dụng kết hợp các khía cạnh: hành vi; cảm xúc; sự hài lòng; và/hoặc cam kết với thương hiệu để phân chia các mức độ trung thành Cách làm này giúp cho kiểu phân loại của Aaker phản ánh khá đầy đủ các loại trung thành thương hiệu của người tiêu dùng
Henry Assael dựa trên hai tiêu chí mức độ quan tâm với thương hiệu và cảm nhận sự khác nhau giữa các thương hiệu của khách hàng để phân loại Kết quả là khách hàng trung thành được chia thành hai loại là trung thành hành vi và trung thành phức hợp Hai loại này không phản ánh hết được sự phong phú của các loại trung thành thương hiệu trên thực tế Ví dụ: đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh thì khách hàng có thể sẽ mua, tiêu dùng sản phẩm trước rồi mới hình thành thái độ, niềm tin và sự trung thành với sản phẩm/thương hiệu Cách phân loại của Henry Assael không phản ánh được loại trung thành này
Hai học giả Gounaris và Stathakopoulos đã phân loại sự trung thành thương hiệu dựa trên ba yếu tố: ảnh hưởng từ xã hội; mức độ quan tâm về tình cảm; và hành vi mua Cách phân loại này sẽ phù hợp với những sản phẩm hoặc thương hiệu
Trang 29mà việc lựa chọn và tiêu dùng chúng chịu ảnh hưởng lớn từ xã hội Trong khi đó, việc lựa chọn nhiều sản phẩm tiêu dùng nhanh (ví dụ: bàn chải đánh răng, xà phòng bánh, sữa tắm, …) ít chịu tác động của xã hội Do đó, cách phân loại này chưa thực
sự phù hợp với nhóm hàng tiêu dùng nhanh
Cách phân loại của Sharyn Rundle-Thiele đã kết hợp thái độ, hành vi, và cả tính cách của khách hàng Đặc biệt là bà không chỉ đề cập đến hành vi mua mà cả hành vi khen ngợi, phàn nàn của khách hàng đối với thương hiệu Ngoài ra, bà còn nhấn mạnh đến ảnh hưởng của tính cách đến sự trung thành của khách hàng Điều này rất phù hợp với thực tế khi một số khách hàng ngại sự thay đổi nên tiếp tục duy trì mua một thương hiệu nhất định Chính sự kết hợp các khía cạnh khác nhau như vậy đã làm cho cách phân loại này phản ánh tốt các biểu hiện khác nhau của sự trung thành thương hiệu Tác giả luận án, vì vậy, sử dụng cách phân loại của Sharyn Rundle-Thiele để đo lường biến số sự trung thành thương hiệu
1.2 Đo lường sự trung thành thương hiệu của khách hàng
Với tầm quan trọng củasự trung thành đối với thương hiệu thì không có gì đáng ngạc nhiên khi nó nhận được sự chú ý đáng kể trong các tài liệu marketing Tuy nhiên, dường như không có quan điểm thống nhất về đo lường sự trung thành thương hiệu Đã xuất hiện nhiều biện pháp đo lường sự trung thành thương hiệu và mỗi biện pháp có những ưu và nhược điểm riêng
Cơ chế của sự trung thành được giả định như sau: khách hàng lựa chọn thương hiệu làm thỏa mãn họ bằng cách thử nghiệm rồi loại bỏ thương hiệu không đáp ứng được mong đợi Vì thế sự trung thành thương hiệu được đo bằng hành vi mua lặp lại Tuy nhiên, mặc dù sự trung thành thương hiệu này là kết quả của sự hài lòng nhưng nó lại dẫn đến khách hàng cam kết thấp với thương hiệu Khách hàng mua lặp lại thương hiệu không phải vì sự cam kết mạnh của họ với thương hiệu mà
vì họ thấy việc tìm kiếm thương hiệu khác là vô giá trị (Uncles và đồng nghiệp,
2003 [126])
Trang 30Một trong những phương pháp đo lường phổ biến nhất là: tỷ lệ mua lặp lại (ví dụ: tỷ lệ phần trăm những khách hàng của Lavie mua tiếp thương hiệu Lavie trong lần mua nước uống đóng chai kế tiếp); tỷ lệ phần trăm mua hàng (ví dụ: trong
số 5 lần mua hàng gần nhất, tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng dành cho từng thương hiệu là bao nhiêu); và số lượng thương hiệu mua (ví dụ: tỷ lệ phần trăm số người tiêu dùng chỉ mua 1 thương hiệu là bao nhiêu? Mua hai thương hiệu là bao nhiêu? Mua ba thương hiệu là bao nhiêu?) Ngoài ra, hành vi mua thương hiệu thường xuyên cũng được xem là chỉ báo của sự trung thành (Dick và Basu, 1994 [48])
— Dựa trên hành động mua thực sự của khách hàng
— Ít có khả năng là ngẫu nhiên vì dựa trên hành vi được thể hiện trong 1 khoảng thời gian
— Dễ thu thập dữ liệu hơn so với đo lường dựa vào thái độ
— Chỉ dùng tiêu chí trung thành và không trung thành để đo lường trong khi khách hàng có thể có những trạng thái khác
— Quá đơn giản trong khi cơ chế để dẫn đến trung thành thương hiệu phức tạp
— Có thể phản ánh không chính xác trong trường hợp việc mua nhằm phục
vụ cho nhu cầu của các thành viên khác nhau trong gia đình
— Chỉ giải thích kết quả của quá trình ra quyết định chứ không phản ánh được quá trình ra quyết định
— Hầu hết các thước đo hành vi không giải thích được vấn đề trung thành đa thương hiệu
— Không phân biệt giữa trung thành thực sự và hành vi mua lặp lại đơn thuần
— Chỉ đo lường hành vi trong quá khứ trong khi những hành vi đó chưa chắc
đã là cơ sở đáng tin cậy phản ánh hành vi trong tương lai
Guest (1964) [64] đã đề xuất cách đo lường sự trung thành thương hiệu dựa trên thái độ bằng cách yêu cầu khách hàng lựa chọn duy nhất một thương hiệu mà
Trang 31họ yêu thích trong một tập hợp nhiều thương hiệu khác nhau Soloman (1994) [119] cho rằng có thể đo lường trung thành về thái độ thông qua đo lường thái độ đối với thương hiệu, hoặc đo lường thái độ đối với hành vi mua thương hiệu Nhiều học giả gần đây đã đề xuất đo lường trung thành về thái độ bằng cách đo lường xu hướng trung thành của khách hàng.1
Theo Mellen và đồng nghiệp thì nên sử dụng cả các biện pháp đo lường đối với
cá nhân (ví dụ: xu hướng trung thành) và các đo lường liên quan đến thương hiệu (ví dụ: thái độ đối với hành vi mua thương hiệu) để đo lường sự trung thành thương hiệu
về thái độ Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu Bennet R., Rundle-Thiele S (2002) [31] đã cho thấy hai biện pháp đo lường này thực ra đo hai khái niệm khác nhau Trong đó thái
độ đối với hành vi mua có quan hệ chặt chẽ với đo lường trung thành về hành vi Rundle-Thiele sau đó đã tập hợp các biện pháp đo lường trung thành về thái độ thành 5 nhóm như sau: (1) dự định mua hàng hoặc thái độ đối với hành động mua; (2) sự ưa thích; (3) cam kết; (4) lời nói truyền miệng; (5) khả năng mua hàng
— Cho phép phân biệt được giữa trung thành thương hiệu thực sự với hành động mua lặp lại đơn thuần
— Cách đo dựa trên sự ưa thích, cam kết hoặc ý định mua của người tiêu dùng, vì vậy nó nhấn mạnh khía cạnh nhận thức của khách hàng
— Cho phép hiểu được lý do của hành vi lựa chọn
— Có thể không phản ánh đúng thực tế vì không dựa trên hành vi mua thực
sự Vì vậy giá trị của đo lường thái độ phụ thuộc vào mức độ mối quan hệ giữa thái
1 Bennet R., Rundle-Thiele S., (2002), A comparison of attitudinal loyalty measurement
approaches Journal of Brand Management 9(3):pp 193-209
Trang 321.2.3. Đo lường kết hợp
Phương pháp đo lường này kết hợp cả đo lường thái độ và đo lường hành vi Ưu điểm chính của cách làm này là nó bao gồm cả hai khía cạnh (thái độ và hành vi) Ngoài ra, phương pháp này còn đo lường sự trung thành thông qua sự ưa thích thương hiệu và sản phẩm, hành vi mua lặp lại, và hành vi thay đổi thương hiệu (Hunter, 1998 [70]; Pritchard & Howard, 1997 [103]) Vì vậy, phương pháp đo lường này làm tăng khả năng dự báo cho việc đo lường sự trung thành thương hiệu của khách hàng Nhược điểm có thể của phương pháp này là sự kết hợp chưa đúng giữa thuộc tính thái độ và hành vi; lựa chọn nhân tố không thích hợp; bỏ qua ảnh hưởng của các biến kiểm soát (Bowen & Shoemaker, 1998 [37]; Pritchard và đồng nghiệp, 1992 [102])
Tóm lại, đo lường sự trung thành chỉ dựa vào hành vi hoặc thái độ bộc lộ nhiều hạn chế Do đó, tác giả lựa chọn cách đo phối hợp cả thái độ và hành vi để sử dụng cho cuộc nghiên cứu này Tác giả cũng tán thành quan điểm của Rundle-Thiele là việc lựa chọn biện pháp đo lường sự trung thành thương hiệu cần dựa trên loại hình thị trường Cụ thể là đo lường trung thành thương hiệu sẽ khác nhau đối với thị trường hàng tiêu dùng nhanh, thị trường hàng lâu bền, và thị trường dịch vụ
Sự khác nhau này chủ yếu là do khác nhau trong các đặc điểm thị trường như: sự chuyển đổi thương hiệu, tần suất mua hàng, tính phù hợp của cách thức đo lường sự trung thành, tỷ lệ chiếm trong loại sản phẩm, tỷ lệ khách hàng mua duy nhất một thương hiệu, cam kết, dự định mua, rủi ro cảm nhận, sự trì trệ, thói quen, sự hài lòng và mức độ tham gia
1.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu
Trước những thay đổi của thị trường, gần đây các học giả đã giới thiệu một
số mô hình mới nhằm chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu của khách hàng trong bối cảnh hiện nay Tuy nhiên, mức độ thích hợp của những mô hình này khi áp dụng vào lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh vẫn có hạn chế
Hai tác giả dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu trước về sự trung thành thương hiệu, đã đưa ra mô hình dưới đây Ngoài các yếu tố đã giải thích ở phần
Trang 33“Những yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu”, trong mô hình còn có yếu tố sự tin cậy thương hiệu Khái niệm sự tin cậy thương hiệu dựa trên ý tưởng về mối quan hệ giữa người tiêu dùng với thương hiệu (Sheth và Parvatiyar, 1995 [117]) Chaudhuri và Holbrook (2001, p 82) [45] định nghĩa sự tin tưởng thương hiệu là “sự tự nguyện của khách hàng trung bình tin tưởng vào khả năng thương hiệu thực hiện được những gì đã công bố” Một học giả khác chỉ ra rằng sự tin tưởng dựa trên suy luận rằng doanh nghiệp hành động vì quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các giá trị và mục tiêu đã thống nhất
Hình 1.3: Mô hình của Punniyamoorthy và Raj
Nguồn: Punniyamoorthy M, và Raj M (2007), “An empirical model for brand loyalty measurement”, Journal of Targeting, Measurement and Analysis for Marketing 15, pp
222-233
Có sự thống nhất trong nhiều lĩnh vực khác nhau là: “nhu cầu về sự tin tưởng chỉ xuất hiện trong tình huống có rủi ro” Khi nhận thức có hạn, người tiêu dùng tìm cách giảm sự không chắc chắn và phức tạp của quy trình mua bằng cách sử dụng
Sự trung thành thương
hiệu
Mức độ quan tâm Giá trị chức năng
Trang 34“đường tắt” Một “đường tắt” hiệu quả chính là sự tin tưởng Nó có thể được dùng như là cơ chế làm giảm sự phức tạp khi con người phải đối phó với sự không chắc chắn Vì vậy, tin tưởng sẽ làm giảm sự không chắc chắn trong những tình huống như vậy (Chaudhuri và Holbrook, 2001) [45] và người tiêu dùng sẽ càng có động lực để tìm kiếm những thương hiệu đáng tin cậy nhằm hạn chế rủi ro từ việc mua sản phẩm (Delgado-Ballester và Munuera-Aleman, 2001) [47] Trong bối cảnh đó, giảm rủi ro sẽ là chức năng cơ bản của thương hiệu trong quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng, và sự tin tưởng thương hiệu là 1 trong những chức năng dưới quan trọng nhất
Mô hình có hạn chế như sau:
Hành vi mua lặp lại vừa có thể là nguyên nhân vừa có thể là hệ quả của sự trung thành Dưới góc độ nguyên nhân thì việc mua lặp lại nhiều lần một thương hiệu thì sẽ tạo ra sự trung thành về mặt hành vi (theo thói quen) nhưng chưa phản ánh được trung thành về mặt thái độ Theo học giả Oliver (1999) [97] thì sự trung thành thương hiệu thực sự phải bao gồm cả trung thành về hành vi và thái độ Chính
vì vậy, trong mô hình nghiên cứu này, nhân tố hành vi mua lặp lại chỉ được xét trên khía cạnh là hệ quả của sự trung thành
Hai học giả này khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu bao gồm ba nhóm: (1) Tác động từ khách hàng: e ngại rủi ro, và tìm kiếm sự đa dạng; (2) Tác động từ thương hiệu: uy tín của chính bản thân thương hiệu, và sự sẵn có của các thương hiệu cạnh tranh; (3) Tác động từ xã hội: ảnh hưởng của nhóm xã hội, và tác động từ bạn bè
Mô hình có hạn chế như sau:
Trong mô hình, các loại trung thành thương hiệu mà hai học giả đề cập đều thuộc nhóm hành vi Như vậy, Gounaris và Stathakopoulos đã bỏ qua thành phần trung thành về thái độ của khách hàng Kết quả là những loại trung thành trong mô hình chưa phản ánh đầy đủ các thành phần cần thiết của trung thành thương hiệu thực sự
Trang 35Hình 1.4: Mô hình của Gounaris S, và Stathakopoulos V
Nguồn: Gounaris, S và Stathakopoulos (2004), “Antecedents and consequences of
brand loyalty: An empirical study”, Journal of Brand Management
Mô hình của Ki-Joon Back và Sara C Parks (2004) [80] dựa trên các giai đoạn của sự trung thành căn cứ vào các bước chuyển biến của thái độ (nhận thức - ảnh hưởng - dự định hành động) được Oliver [96] đưa ra vào năm 1997 Oliver lý luận rằng người tiêu dùng có thể trở nên “trung thành” về nhận thức trước tiên, sau
đó đến cảm xúc và dự định rồi cuối cùng đến hành vi
Đi mua ở cửa hàng
Trang 36Hình 1.5: Mô hình của Ki-Joon Back và Sara C Parks
Nguồn: Ki-Joon Back và Sara C Parks (2004), “A Brand Loyalty Model Involving Cognitive, Affective, and Conative Brand Loyalty and Customer Satisfaction”,
Journal of Hospitality & Tourism Research
— Trung thành về nhận thức Tại giai đoạn này sự trung thành chỉ dựa trên
niềm tin vào thương hiệu Người tiêu dùng quyết định việc ưa thích thương hiệu này hơn các thương hiệu khác dựa trên các thông tin về thuộc tính thương hiệu mà
họ có được Sự trung thành với thương hiệu trong giai đoạn này, do đó, dựa trên mức độ thực hiện của các thuộc tính của thương hiệu và những thông tin sẵn có về thương hiệu Sự trung thành này, tuy nhiên, rất không chắc chắn và chủ yếu phù hợp với các giao dịch có tính chất thường xuyên Trong quá trình thực hiện những giao dịch thường xuyên này, người tiêu dùng hiếm khi nghĩ đến sự hài lòng Do đó,
sự hài lòng của khách hàng có ảnh hưởng ít đến trung thành trong nhận thức của họ
— Trung thành về cảm xúc Tại giai đoạn thứ hai của việc hình thành sự
trung thành xuất hiện sự ưa thích hoặc thái độ tích cực đối với thương hiệu Người tiêu dùng trở nên trung thành do sự hài lòng bắt nguồn từ việc sử dụng thương hiệu Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều khách hàng trung thành ở mức này vẫn thay đổi thương hiệu
— Trung thành về dự định mua Trạng thái này phản ánh cam kết mua lặp lại
đối với 1 thương hiệu nhất định của khách hàng Sự cam kết này giống với động lực
Khách hàng hài
lòng
Trung thành thương hiệu về nhận thức
Trung thành thương hiệu về hành động
Trung thành thương hiệu về ý định mua Trung thành thương hiệu về cảm xúc
Trang 37thúc đẩy dự định mua lặp lại Giai đoạn này của sự trung thành có được là do những ảnh hưởng tích cực lặp đi lặp lại của thương hiệu
— Trung thành về hành động Ở trạng thái này thì ngoài dự định mua, khách hàng
còn có thêm mong muốn vượt qua các trở ngại để thực hiện được hành động
Các giai đoạn khác nhau của sự trung thành thương hiệu do đó có thể được tóm tắt như sau: sự trung thành về nhận thức tập trung vào các khía cạnh thực hiện của thương hiệu; sự trung thành về cảm xúc là hướng về tính ưa thích thương hiệu;
sự trung thành về dự định mua xuất hiện khi người tiêu dùng tập trung vào mong muốn mua lặp lại thương hiệu; và sự trung thành về hành động là cam kết hành động mua lặp lại
Mô hình có hạn chế như sau:
Không thích hợp với loại sản phẩm có mức độ quan tâm thấp Đối với những
sản phẩm có mức độ quan tâm cao, người tiêu dùng thường cần nhận biết và xử lí các thông tin chính như chức năng sản phẩm, thương hiệu, giá cả trước sau đó hình thành nên thái độ với sản phẩm, thương hiệu Vì vậy, các giải thích trong mô hình của Ki-Joon Back và Sara C Parks là phù hợp Tuy nhiên, với sản phẩm có mức độ quan tâm thấp (mua sản phẩm ít phức tạp như sản phẩm tiêu dùng thường ngày), người tiêu dùng thường hình thành thái độ trước và dùng nó để sàng lọc những thông tin cần thiết hay chấp nhận thông tin đã có (Krugman, 1965 [82]; Petty và Cacioppo, 1981 [100]) Một cách tiếp cận khác giải thích rằng người tiêu dùng sẽ mua thương hiệu/sản phẩm dựa trên kiến thức hạn chế về nó, sau đó họ đánh giá nó dựa trên việc sử dụng Thái độ do đó được hình thành qua việc rút kinh nghiệm thông qua hành vi Với hai cách tiếp cận nêu trên thì các bước tuần tự trong mô hình
sẽ không phù hợp với sản phẩm có mức độ quan tâm thấp
trung thành thương hiệu
Một số nhà nghiên cứu như Bloch (1983) [35], Zaichkowsky (1985) [131] phân biệt rõ ràng hai loại quan tâm: sự quan tâm sản phẩm (product involvement)
và sự quan tâm thương hiệu (brand – choice involvement)
Trang 38Krugman là người đầu tiên giới thiệu lí thuyết về sự quan tâm với sản phẩm
vào năm 1965, trong đó ông nhấn mạnh quan tâm là sự “chú ý” và mức độ“nhiệt tình” mà người tiêu dùng dành cho một sản phẩm nhất định Ông khẳng định chính
hai yếu tố này đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng: người nào có mức độ
“chú ý” và “nhiệt tình” cao (hay mức độ quan tâm cao) sẽ tăng cường việc tìm kiếm thông tin hơn người tiêu dùng có mức độ quan tâm thấp hay mức độ quan tâm ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng Điều này góp phần giải thích có khách hàng mua sản phẩm sau khi cân nhắc, lựa chọn kỹ càng nhưng cũng có khách hàng đưa ra quyết định mua nhanh chóng, ít tìm kiếm thông tin hay bỏ qua các chương
trình truyền thông giới thiệu sản phẩm Theo Traylor (1981) [124], quan tâm sản phẩm phản ánh mức độ nhận thức và chú ý của người tiêu dùng đối với một chủng loại sản phẩm cụ thể, thể hiện tầm quan trọng của một sản phẩm với cái tôi cá nhân
và giá trị của người tiêu dùng
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ, nhận thức và quan tâm như nghiên cứu của Petty và Cacioppo (1981) [100] đã chỉ ra mô hình sự ưa thích tăng dần (Elaboration Likelihood Model - ELM), trong đó chia quan tâm ra thành hai mức độ: cao và thấp Người tiêu dùng hình thành mức độ quan tâm cao khi nhận thức mức độ rủi ro cao, đòi hỏi nhiều phức tạp và thường xử lí thông tin bằng đường trung tâm – xử lí các thông tin chính như chức năng sản phẩm, thương hiệu, giá cả và thông qua đó hình thành nên thái độ với sản phẩm, thương hiệu
Ngược lại, với tình huống mua có mức độ quan tâm thấp từ mức độ nhận thức rủi ro thấp (mua sản phẩm ít phức tạp như sản phẩm tiêu dùng thường ngày), người tiêu dùng thường xử lí thông tin theo đường ngoại vi, lúc này thái độ hình thành trước và dùng để sàng lọc những thông tin cần thiết hay chấp nhận thông tin
đã có Và trong trường hợp này, người tiêu dùng cũng chỉ quan tâm đến một vài thông tin “ngoại vi” trong các chương trình truyền thông như người phát ngôn, hình ảnh hay âm thanh Ví dụ, khán giả xem truyền hình sẽ chọn mua sản phẩm Dr Thanh do người phát ngôn thương hiệu là MC Quyền Linh (thái độ đối với nguồn thông điệp chứ không hẳn là do người tiêu dùng hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của từng thành phần tạo nên loại nước giải khát này)
Trang 39Mức độ quan tâm mà người tiêu dùng dành cho sản phẩm là biến số khác biệt cá nhân gây ảnh hưởng đến hành vi giao tiếp và ra quyết định của họ (Michaelidou & Dibb, 2008) [88] Mức độ quan tâm của khách hàng phụ thuộc vào
ba yếu tố: nhu cầu của khách hàng, cảm xúc tức thời của khách hàng ngay khi nhìn thấy sản phẩm, và phản ứng đáp lại của khách hàng với sản phẩm (Engel, Warshaw
& Kinnear, 1987 [53]; Celsi & Olsen, 1988 [43]; Zaichowsky, 1985 [131]) Có
quan điểm cho rằng có ba hình thức quan tâm: bền vững, tình thế, và phản ứng đáp lại Quan tâm bền vững thể hiện sự gắn bó lâu dài của một cá nhân với một loại sản
phẩm cụ thể, được thể hiện thông qua việc tìm kiếm nhiều thông tin, có hiểu biết về thương hiệu và sự cam kết với thương hiệu Quan tâm tình thế là hiện tượng khi một
cá nhân liên quan đến một tình thế ngắn hạn, thường là quyết định mua tức thời Phản ứng đáp lại phản ánh mức độ người tiêu dùng quan tâm vào tình huống, có thể biểu hiện qua sự chú ý, biết rõ giá cả, cảnh giác với những khác biệt thương hiệu
Để phân biệt giữa quan tâm bền vững và quan tâm tình thế, Kapferer, (1999) [77] nhấn mạnh bản chất “tạm thời” của sự quan tâm tình thế Ông lý luận rằng trong khi sự quan tâm bền vững có thể bao gồm cả quan tâm tình thế nhưng quan hệ ngược lại là không thể xảy ra Ông cũng đề xuất bốn yếu tố: (1) tầm quan trọng của sản phẩm; (2) rủi ro nhận thức gắn với việc mua sản phẩm, bao gồm hai khía cạnh: (a) mức độ quan trọng của nhận thức về hậu quả tiêu cực do quyết định sai, và (b) khả năng nhận thức về việc mắc sai lầm; (3) biểu tượng hoặc giá trị “tượng trưng”;
và (4) giá trị khoái cảm của sản phẩm Bốn yếu tố này được Kapferer cho là góp phần hình thành nên mức độ quan tâm của người tiêu dùng
Các đặc điểm của sản phẩm như là giá cả, thời gian, thời gian đã tiêu dùng sản phẩm và sự phức tạp của sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự quan tâm tình thế Tuy nhiên, theo cách hiểu này thì các đặc điểm của cá nhân không có tác động
gì đến mức độ quan tâm Có học giả phản đối quan điểm này, và cho rằng sản phẩm không tự nó tạo ra sự quan tâm mà sự quan tâm là kết quả của việc các thuộc tính sản phẩm có ý nghĩa hay tầm quan trọng như thế nào đối với một cá nhân Hay nói cách khác chính người tiêu dùng mới quyết định mức độ quan tâm dựa trên nhận thức và cảm xúc của họ đối với sản phẩm Tác giả luận án tán thành quan điểm cho rằng người tiêu dùng quyết định mức độ quan tâm mà họ dành cho sản phẩm
Trang 40Park và Banwari (1985) [98] đã thừa nhận sự quan tâm là một phạm trù có tính khơi gợi hướng đến mục tiêu và bị chi phối bởi hai động cơ: nhận thức và xúc cảm Động cơ nhận thức bao gồm mối quan hệ chi phí và lợi ích hoặc chất lượng chức năng của sản phẩm hay dịch vụ; trong khi đó xúc cảm tập trung vào các lợi ích mang tính biểu tượng có được từ việc sử dụng sản phẩm Dựa vào đây, có thể rút ra
là mặc dù việc quan tâm thể hiện sự khơi gợi, thì khơi gợi này phải định hướng mục tiêu đối với một đối tượng hoặc tình huống
Zaichkowsky (1985) [131] định nghĩa sự quan tâm là mức độ cảm nhận của một cá nhân đối với cái gì đó dựa trên mối quan tâm, giá trị, và nhu cầu bản thân của người đó Các yếu tố kích thích sự quan tâm bao gồm mức độ rủi ro, việc thể hiện tính cách của một con người, và sự hưởng thụ Traylor (1981) [124] xác định
sự quan tâm là người tiêu dùng hiểu và nhận biết được sản phẩm cụ thể Khi người tiêu dùng càng dành sự cân nhắc và xem xét nhiều hoặc ít cho sản phẩm thì được xem là có mức độ quan tâm cao hoặc thấp Amine (1998) [25], sự quan tâm có thể hiểu là mức độ liên quan của một cá nhân với sản phẩm hoặc nhận thức mức độ quan trọng của sản phẩm đó đối với họ
Krugman (1965) [82] chỉ ra rằng trong trường hợp sản phẩm có mức độ quan tâm cao thì việc truyền thông liên tục có thể trước tiên ảnh hưởng đến nhận thức về sản phẩm của người tiêu dùng, sau đó là thái độ đối với sản phẩm và cuối cùng là hành động mua Mặt khác, đối với sản phẩm có mức độ quan tâm thấp, nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm có thể bị ảnh hưởng đầu tiên, sau đó là hành động mua và thái độ đối với sản phẩm ảnh hưởng sau cùng Petty và Cacioppo (1981) [100] phát hiện thấy mức độ mà người tiêu dùng có sự khác nhau giữa thái độ đối với sản phẩm và ý định mua là lớn hơn khi sản phẩm có mức độ quan tâm cao so với khi sản phẩm có mức độ quan tâm thấp
Trong một nghiên cứu của Amine (1998) [25] đã cho thấy người tiêu dùng thể hiện sự trung thành thương hiệu thấp khi họ ít quan tâm với loại sản phẩm Phát hiện này tạo cơ sở cho lập luận rằng người tiêu dùng ít quan tâm với loại sản phẩm
là điều kiện đủ để khẳng định là người tiêu dùng có thể không cam kết với một thương hiệu vì không có niềm tin vững chắc đối với thương hiệu