Những vấn đề cơ bản về kế toán phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp
Khái niệm công nợ phải thu khách hàng
Phải thu của khách hàng là khoản tiền mà doanh nghiệp phải thu từ những khách hàng đã được doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo phương thức bán chịu (bao gồm tiền hàng chưa có thuế giá trị gia tăng hoặc đã có thuế giá trị gia tăng) hoặc bán hàng theo phương thức trả trước.
Khái niệm kế toán phải trả nhà cung cấp
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết
Ý nghĩa của các khoản kế toán công nợ trong doanh doanh nghiệp
Các khoản nợ phải thu
Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai Khoản nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi.
Các khoản nợ phải trả
Khoản phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hóa, sản phẩm đã cung cấp trong một khoản thời gian xác định Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài doanh nghiệp.
Vai trò, nhiệm vụ của kế toán công nợ
Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả Việc quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tùy vào đặc điểm, loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý trong doanh nghiệp và trình độ đội ngủ kế toán để tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nội dung của kế toán các khoản nợ phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp
Nội dung của kế toán các khoản nợ phải thu khách hàng
Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ… mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai Khoản nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi
Các khoản phải thu là một lọai tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán cho công ty Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán , bao gồm tất cả các khoản nợ mà công ty chưa đòi được và các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán Các khoản phải thu được ghi nhận như tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai Các khoản phải thu dài hạn sẽ được ghi nhận là tài sản dài hạn trên bảng ân đối kế toán Hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn được coi là một phần của tài sản vãng lai của công ty
Trong kế toán, nếu các khoản nợ này được trả trong thời hạn dưới 1 năm ( hoặc trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh) thì được xếp vào tài sản vãng lai Nếu hơn một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thì không phải là tài sản vãng lai.
Nội dung của kế toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp
Khoản phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hóa, sản phẩm đã cung cấp trong một khoản thời gian xác định Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài donh nghiệp
Nợ phải trả được phân thành 2 loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 3
+ Nợ ngắn hạn :là nợ mà doanh nghiệp phải trả trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường
+ Nợ dài hạn: Là nợ là doanh nghiệp phải trả trong thời gian trên một năm
Tổ chức công tác kế toán các khoản công nợ phải thu
Các chứng từ sử dung
+ Biên bản bù trừ công nợ
Tài khoản và kết cấu tài khoản
Tài khoản sử dụng :TK131 - Phải thu khách hàng
Tài khoản 131: Phải thu khách hàng
Nguyên tắc hạch toán
Nợ phải thu được kế toán theo dõi theo từng đối tượng người mua, theo từng nội dung phải thu và ghi chép rõ ràng theo từng lần khách hàng thanh toán
Nợ phải thu với khách hàng phải được thường xuyên theo dõi, đối chiếu, kiểm tra, đốc thúc việc thanh toán kịp thời Trong trường hợp phát hiện sai lệch, kế toán phải tìm hiểu nguyên do và xử lý vấn đề nhanh chóng
Khi thực hiện các khoản giao dịch, mua bán thường xuyên hay số dư nợ lớn thì định kỳ cần kiểm tra kỹ lưỡng và chính xác các khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thu
SD đầu kỳ: số tiền còn phải thu khách hàng vào đầu kỳ
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp và xác định là đã tiêu thụ
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
SD đầu kỳ: Số tiền khách hàng ứng trước còn ở đầu kỳ
- Số tiền khách hàng trả nợ
- Số tiền nhận trước, trả trước của khách
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại
- Doanh thu của số hàng bán bị người mua trả lại
SD cuối kỳ: Số tiền còn phải thu của khách hàng
SD cuối kỳ:- Số tiền nhận trước của khách hàng
- Số tiền đã thu nhiều hơn số tiền phải thu của khách hàng
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 5
Kế toán không được phép bù trừ các khoản phải thu giữa các đối tượng khác nhau mà cần phải dựa trên sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu khách hàng để lấy số liệu lập bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ
Kế toán không phản ánh các nghiệp vụ phát sinh như cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ thu tiền ngay bằng các hình thức như thu tiền mặt, thu qua ngân hàng… Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, kế toán không chỉ theo dõi bằng đơn vị nguyên tệ, mà còn cần phải quy đổi thành Việt nam đồng theo tỷ giá thích hợp Cuối kỳ, kế toán phải thực hiện điều chỉnh tỷ giá thực tế khi lập báo cáo kế toán
Khi hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu, kế toán phải phân loại các khoản nợ như nợ trong hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản nợ này một cách thích hợp
Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu giam giá hàng bán hoặc trả lại số hàng được giao
Sơ đồ 1.1 Hạch toán Tài khoản 131 - phải thu khách hàng
(Nguồn: Thông tư 133/2016/TT-BTC) Ghi chú:
(1) Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
(2) Khách hàng thah toán tiền hoặc ứng trước
(3) Thu nợ bằng vật tư hàng hóa
Sơ đồ hạch toán
(5) Giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại
(6) Doanh thu từ hoạt động tài chính bất thường phải thu
(7) Giảm thuế GTGT cho khách hàng
(8) Các khoản phải thu khó đòi không thể thu hồi được phải xử lý xóa sổ
(9) Sổ chi hộ hoặc trả lại tiền thừa cho người bán
(10) Số tiền hoa hồng phải trả cho các đại lý bán
(11) Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cho người mua
Tổ chức công tác kế toán các khoản công nợ phải trả
Các chứng từ sử dung
Tài khoản và kết cấu tài khoản
Tài khoản sử dụng :TK331-Phải trả người bán
TK 331- Phải trả người bán
Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay
SD đầu kỳ: Số tiền ứng trước cho người bán ở đầu kỳ
- Số tiền đã trả cho người bán, vật tư, hàng hóa, người cung cấp lao vụ,dịch vụ,người nhận thầu XDCB
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ…
- Số tiền người bán chấp nhận giảm giá số hàng hay lao vụ đã giao theo hợp đồng
- Số vật tư, hàng hoá thiếu hụt,kém phẩm chất,…khi kiểm nhận và trả lại người bán
- Chiết khấu mua hàng được người bán
SD đầu kỳ: Số tiền còn phải trả người bán tăng trong kỳ
- Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp và nhận thầu xây dựng cơ bản
- Điều chỉnh giá bán tạm tính về giá trị thực tế của số vật tư, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã nhận khi có hóa đơn hay không báo giá chính thức
SD cuối kỳ:- Số đã tiền ứng cho người bán
- Số tiền đã trả nhiều hơn số tiền phải trả cho người bán
SD cuối kỳ: - Số tiền còn phải trả cho người cung cấp, người nhận thầu xây dựng cơ bản
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 9
Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả người bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trả người bán thông thường
Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán
Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng.”
Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn Ô Tô Phi Long I
- Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Ô Tô Phi Long I
- Tên viết tắt: PL CO.,TLD
- Tên thường gọi: Thế Giới Lốp Xe Phi Long
- Địa chỉ: 310 quốc lộ 14, phường Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
- Tài khoản: 050032679851 tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Bình Phước
- Webside: www.thegioilopxephilong.com.vn
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH
- Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại, dịch vụ
- Ngành nghề kinh doanh: Sửa chữa và mua bán các lốp xe, mâm xe, dầu nhớt…
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty là Công ty TNHH Ô Tô Đại Nam, được thành lập vào ngày 02/01/1989 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Bình Phước cấp giấy phép kinh doanh
Từ ngày 02/01/2015 được đổi tên thành Công ty TNHH Ô Tô Phi Long I, hoạt động tuân theo Luật Doanh Nghiệp Số 86/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khóa XIII thông qua vào ngày 26/10/2014
Trước sự phát triển của mạng lưới giao thông Việt Nam, nhận ra được nhu cầu về sửa chữa, bảo dưỡng xe ngày càng nhiều, ban lãnh đạo đã thành lập công ty để có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu đó
Trong quá trình trưởng thành và phát triển, công nhân viên của doanh nghiệp vừa phải bắt tay xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư, tăng cường trang thiết bị sửa chữa, vừa chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng, năng cao chất lượng đội ngũ công nhân
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 13 viên.Với sự dẫn dắt và sự nổ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo công ty trong việc phát triển các mô hình kinh doanh
Do uy tín và sự tin tưởng của khác hàng, ngày nay công ty đã mở rộng thị trường với thêm 7 chi nhánh khác được thành lập, đặt tại các tỉnh thành: Bình Phước, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh
2.1.3 Tổ Chức bộ máy của công ty
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn: Quyết định thành lập công ty)
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
Người chịu trách nhiệm trước trước pháp luật về việc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Công ty TNHH Ô Tô Phi Long I, sắp xếp các công việc chính cũng như đưa ra các quyết định quan trọng của công ty để điều hành toàn bộ hoạt động của công ty hợp lý, hiệu quả nhất và theo đúng pháp luật cũng như các quy tắc hiện hành phù hợp với pháp luật trong và ngoài nước
Cả 2 Phó Giám Đốc cùng hỗ trợ Giám Đốc quản lý công ty về các mặt như tài chính, nhân sự, lựa chọn các nhà cung cấp… Định kì hoặc đột xuất gửi báo cáo đến Giám đốc và xin ý kiến chỉ đạo từ Giám đốc
Doanh Phòng Kế Toán Bộ Phận Kho
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc
Xây dựng, tổ chức và theo dõi việc thực hiện kế hoạch hằng năm của công ty như sau:
- Xây dựng và tham gia tìm hiểu các mặt hàng mới
- Tham gia các công tác tổng hợp, thống kê, phân tích về kết quả kinh doanh
- Xây dựng các chiến lượt kinh doanh như khuyến mãi giảm giá, quà tặng…
- Tham gia công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy định của Nhà nước, Tổng công ty, Công ty và đặc điểm sản xuất thiết bị điện khi cần
Theo dõi và quản lý chặt chẽ các nguồn thu của đơn vị, tình hình trích lập, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các quỹ
Lập và gởi báo cáo tài chính định kỳ, quý, năm và các báo cáo khác cho Công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định
Thực hiện đầy đủ ý nghĩa nộp thuế và các khoản khác cho Ngân sách theo quy định
Thực hiện việc kiểm kê tài sản cố định, vật tư vốn bằng tiền, công nợ định kỳ hoặc đột xuất theo quy định và theo hướng dẫn của công ty
Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý và chi tiêu tài chính tại các tổ đội, phân xưởng trực thuộc đơn vị
Quản lý công nợ chi tiết theo từng đối tượng, thường xuyên đối chiếu công nợ, có biện pháp xử lý công nợ tồn đọng khó đòi
Chịu trách nhiệm quản lí hàng hóa trong kho
Kiểm kê hàng hóa về số lượng và chất lượng trước khi xuất kho bán ra cũng như mua về nhập kho
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 15
2.1.4 Tổ chức bộ máy Kế Toán
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức của phòng Kế Toán
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức Phòng Kế Toán
(Nguồn: Theo Sơ đồ bộ máy Kế Toán tại công ty)
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế Toán:
❖ Kế Toán Trưởng Điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, tài chính của đơn vị, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị
Kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính
Ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định
Tham gia vào công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt vị trí cho các kế toán viên trong doanh nghiệp theo quy định của doanh nghiệp
Theo dõi và tổng hợp các hóa đơn bán hàng của công ty Liên kết các phân hệ như kế toán công nợ phải thu và bộ phận kho, liên kết với kế toán thanh toán
Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá trị thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra, gồm cả doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng hóa khác nhau, từng hóa đơn bán hàng hay từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc,…
Kế Toán Bán Hàng Kế Toán Công Nợ Kế Toán Thanh Toán
Kế toán bán hàng giúp cho doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động kinh doanh của đơn vị Đâu là mặt hàng đem lại doanh thu chính cho doanh nghiệp, đâu là đơn vị có doanh thu cao nhất,… Để từ đó doanh nghiệp có những biện pháp khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của mình
Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng
Xác nhận hóa đơn bán hàng, chứng từ thanh toán
Giới thiệu tổng quan về tình hình ngành săm lốp Việt Nam hiện nay
Ngành công nghiệp lốp xe được phát triển như một kết quả tất yếu của ngành công nghiệp cao su Nhiều người đồng ý rằng lịch sử của ngành công nghiệp lốp xe bắt đầu vào năm 1843 với việc thành lập Công ty cao su Hoa Kỳ, còn được biết đến là U.S Royal
Năm 1946 ngành công nghiệp lốp xe đã có một bước đột phá khi Michelin, một công ty Pháp, phát triển loại lốp radial (lốp xe có bố tỏa tròn - sử dụng cho xe chạy ở tốc độ cao), chính là loại lốp radial mà chúng ta vẫn sử dụng hiện nay, nó giúp ổn định hơn Michelin đã không bán loại lốp này ở thị trường Mỹ cho đến nững năm 1960, nhưng những năm cuối thập niên 1900 Michelin đã trở thành một trong những nhà sản xuất lốp ô tô lớn nhất thế giới Bridgestone, một công ty lốp xe nổi tiếng khác, cũng bắt đầu khởi nghiệp vào những năm 1900
Ngành công nghiệp sản xuất lốp xe của Việt Nam hiện nay khá non trẻ so với thế giới, chỉ mới bắt đầu từ năm 1960 với nhà máy lốp xe đạp của Michelin và một số nhà sản xuất lốp xe hơi, xe tải nhẹ như Châu Bà, Lê Văn Hậu, Nhà máy cao su Sao Vàng Cho đến nay, nước ta đã có 6 đơn vị sản xuất lốp ô tô, trong đó Tổng công ty Hóa chất Việt Nam có 3 đơn vị tham gia sản xuất săm lốp ô tô là Công ty cao su Sao Vàng (SRC), Công ty cao su Đà Nẵng (DRC), Công ty cao su miền Nam (CSM), cả 3 công ty đều được niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam hiện là thị trường màu mỡ cho các doanh nghiệp săm lốp Các tên tuổi lốp xe lớn trên thế giới như Bridgestone hay Michelin…đều đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam
Hiện nay có 38 doanh nghiệp sản xuất săm lốp, trên thị trường Việt Nam có 3 doanh nghiệp ngành săm lốp nội địa đã định hình thương hiệu với người tiêu dùng là Công ty CP Cao su miền Nam (Caosumina – CSM) tại thị trường miền Nam, Công ty
CP Cao su Sao vàng (SRC) tại miền Bắc và Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) tại thị
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 29 trường miền Trung Tốc độ tăng trưởng về giá trị của thị trường săm lốp Việt Nam được dự báo sẽ đạt khoảng 8%/năm trong giai đoạn 2018 –2020.
Phân tích tình hình phải thu khách hàng của công ty TNHH Ô Tô Phi Long 1
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả nhà cung cấp của doanh nghiệp Do các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán
Căn cứ vào số liệu trên BCTC ( Phụ lục 3), lập ra bảng phân tích tình hình nợ phải thu trong giai đoạn 2016-2018: ĐVT: đồng
Bảng 3.1 Nhận xét tính hình khoản phải thu
Qua bảng phân tích cho thấy rằng, khoản phải thu của công ty có biến động qua các năm: năm 2017 khoản phải thu khách hàng tăng 16,364,978,297 đồng so với năm 2016 Năm 2018 khoản phải thu khách hàng tăng lên 2,312,300,983 đồng Năm 2017 công ty ít khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, công nợ phải thu của công ty tăng chứng tỏ việc thu nợ của công ty chưa hiệu quả, tình trạng tài chính không khả quan Năm 2018, khoản phải thu khách hàng lại tăng nhiều chứng tỏ biện pháp thu hồi nợ của công ty chưa thật hiệu quả, công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, tình hình tài chính bất lợi
Hơn thế nữa, các khoản phải thu khách hàng năm 2017 cao hơn năm 2016 chênh lệch rất lớn nhưng công ty không tiến hành lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, đây là một rủi ro khá lớn Công ty đã tiến hành lập dự phòng nợ khó đòi vào các năm
2017 và 2018, bên cạnh đó công ty cũng cần chú trọng trong công tác thu hồi nợ, phải tìm ra những biện pháp khả thi để thu hồi các khoản nợ phải thu nhưng vẫn thu hút được khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh trong năm tới
3.2.1.1 Phân tích vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn: số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn quay được mấy vòng Do số nợ phải thu trong công ty chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nên số vòng quay các khoản phải thu thường chỉ tính cho số tiền hàng bán chịu hoặc doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn được tính theo công thức:
= Tổng tiền hàng bán chịu (doanh thu thuần) số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn
Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ rằng tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao điều này giúp cho công ty nâng cao được luồng tiền mặt và tạo ra sự chủ động hơn trong việc tài trợ vào nguồn vốn lưu động trong kinh doanh Ngược lại, nếu hệ số này càng ngày càng thấp thì số tiền của công ty bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm và sẽ làm giảm sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong kinh doanh và có thể công ty sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này
Căn cứ vào số liệu trên BCTC để lập bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu tại Công ty: (ĐVT: đồng)
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 31
Các khoản phải thu bình quân 11,918,940,615 21,257,580,255
Vòng quay các khoản phải thu 5,2 3,6
Bảng 3.2 Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu của Công ty trong 2 năm 2017 và 2018 rất xấu, có xu hướng giảm đi,từ 5,2 vòng xuống còn 3,6 vòng, chênh lệch 1,8 vòng Qua đó cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều Công ty cần cải thiện chính sách tín dụng và cần xem xét chính sách bán hàng mà công ty đang sử dụng để xem các khoản phải thu này đã quá hạn thanh toán chưa Bên cạnh đó, công ty nên đánh giá lại công tác quản lý và thu hồi nợ, lập bảng kê chi tiết các khách hàng còn nợ, đặc biệt là những khách hàng có khoản nợ lớn với thời gian kéo dài, để có những biện pháp xử lý kịp thời tránh rủi ro không thu hồi được nợ
3.2.1.2 Phân tích kỳ thu tiền bình quân
Thời gian thu tiền (còn gọi là thời gian quay vòng các khoản phải thu ngắn hạn hoặc kỳ thu tiền bình quân) là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu các khoản phải thu ngắn hạn.Chỉ tiêu này được tính như sau:
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = thời gian của kỳ phân tích số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn
Hệ số này càng nhỏ thì càng tốt vì nó chứng tỏ khả năng thu hồi nợ nhanh tức là vòng quay các khoản phải thu lớn, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp công ty nâng cao luồng tiền mặt và tạo ra sự chủ động hơn trong việc tài trợ vào nguồn vốn lưu động trong kinh doanh
Căn cứ số liệu trên BCTC lập bảng phân tích kỳ thu tiền bình quân (số ngày một vòng quay các khoản phải thu) – ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU 2017 2018 Doanh thu thuần 62,082,794,896 77,510,277,950
Nợ phải thu bình quân 11,918,940,615 21,257,580,255
Vòng quay các khoản phải thu 5,2 3,6
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 69 100
Bảng 3.3 Kỳ thu tiền bình quân của công ty
Nhìn vào bảng phân tích kỳ thu tiền bình quân, năm 2018 có kỳ thu tiền bình quân cao hơn năm 2017 là 31 ngày Có thể nhận thấy năm 2018 công ty đang bị khách hàng và các cá nhân khác chiếm dụng vốn, kỳ thu tiền bình quân cao trên 80 ngày, tốc độ hoán chuyển thành tiền các khoản phải thu của công ty hiện nay là rất chậm, tình trạng nợ kéo dài, công ty chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ, cũng như chưa khuyến khích được khách hàng trả tiền đúng kỳ hạn
3.2.2 Tình hình khoản phải thu khách hàng của trung bình ngành
Chọn 3 công ty là Công ty cao su Sao Vàng (SRC), Công ty cao su Đà Nẵng (DRC), Công ty cao su miền Nam (CSM) làm chỉ số trung bình ngành
3.2.2.1 Phân tích vòng quay khoản phải thu
Căn cứ vào số liệu trên BCTC (phụ lục 3) để lập bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu tại Công ty: (ĐVT: đồng)
CHỈ TIÊU DRC SRC CSM NGÀNH
Bảng 3.4 Vòng quay các khoản thu tiền của ngành
3.2.2.2 Phân tích kỳ thu tiền bình quân
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 33
Căn cứ số liệu trên BCTC lập bảng phân tích kỳ thu tiền bình quân (số ngày một vòng quay các khoản phải thu) – ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU DRC SRC CSM NGÀNH
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 3.5 Kỳ thu tiền bình quân của ngành
Ngành săm lốp đang xu thế phát triển trong những năm gần đây.Với mức doanh thu cao và số ngày thu tiền bình quân là 78 ngày tương đương 2,5 tháng Điều này cho thấy, ngành săm lốp có một lượng khách hàng tiêu thụ rất lớn và mô hình kinh doanh cũng được quản lý chặt chẽ
3.2.3 So sánh tình hình phải thu khách hàng của công ty so với trung bình ngành
Chỉ tiêu Phi Long 1 Trung bình ngành
Nợ phải thu bình quân 21,257,580,255 598,247,742,700
Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 3.6 : So sánh vòng quay các khoản phải thu của công ty so với ngành
Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm Dựa vào bảng so sánh trên,ta thấy vòng quay các khoản phải thu của công ty thấp hơn so với trung bình ngành là 2 vòng, chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm một lượng vốn khá lớn Từ đó làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong kinh doanh và có thể công ty sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này
Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số ngày thu tiền bình quân bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu Ngược lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh Tại công ty TNHH Ô Tô Phi Long 1 có kì thu tiền bình quân lớn hơn trung bình ngành là 22 ngày Đồng thời cũng phản ánh tình hình quản lý công nợ của công ty chưa chặt chẽ, thời gian thu nợ khách hàng còn dài.Với quy mô phát triển nhiều chi nhánh trong tương lai, doanh thu sẽ tăng và khoản phải thu khách hàng sẽ tăng, nhưng với mô hình quản lỳ công nợ còn lỏng lẻo sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty đi xuống, dẫn đến nguy cơ phá sản cao Công ty cần lên kế hoạch quản lý thật chặt chẽ, phân chia quản lý công nợ rõ ràng đối với khách hàng có khoản nợ lớn và kéo dài thời gian thanh toán.
Nhận xét chung về công ty TNHH Ô Tô Phi Long
Công ty TNHH Ô Tô Phi Long là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành lốp xe tại Bình Phước Từ khi thành lập đến nay, công ty hoạt động tương đối ổn định, hiệu quả và ngày càng phát triển Với những thành công đó, hiện nay công ty không chỉ hoạt động trong lĩnh vực lốp xe mà còn tiếp tục phát triển thêm các lĩnh vực khác, như: Đồ chơi xe hơi, sơn xe hơi, làm nội thất,…
Công ty được quản lý bởi những lãnh đạo có năng lực và nhiều kinh nghiệm
Do đó đã và đang xây dựng cơ cấu tổ chức công ty ngày càng chặt chẽ và bền vững, trong có bộ phận tài chính kế toán thực hiện nhiệm vụ đi đầu, tuy nhiên cũng còn một vài thiếu sót nhỏ
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Ô Tô Phi Long mà cụ thể là Văn phòng trụ sở chính Được đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế về công tác hạch toán kế toán nói chung, kế toán công nợ phải thu, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán em nhận thấy có một vài ưu nhược điểm sau:
4.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán
Với mô hình kế toán tập trung-phân tán, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng bộ máy kế toán đã bố trí rộng khắp theo từng địa bàn hoạt động của công ty Văn phòng công ty với một bộ máy kế toán riêng biệt, đáp ứng được yêu cầu của công ty, là nơi theo dõi, tổ chức hạch toán cho các nghiệp vụ phát sinh tại văn phòng, tập hợp số liệu từ các chi nhánh để lập báo cáo tài chính cho toàn công ty và các báo cáo quản trị khác
Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Việt Nam được viết theo hình thức chứng từ ghi sổ vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh vừa làm giảm khối lượng công việc của nhân viên kế toán, giảm bớt áp lực làm việc so với ghi chép thủ công Từ đó tạo điều kiện thuận cho công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 41 kết quả kinh doanh được nhanh chóng, chính xác, kịp thời giúp lãnh đạo công ty đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh trong kỳ Đội ngũ kế toán viên còn rất trẻ và nhiệt tình, có trách nhiệm cao với từng phần hành kế toán mà mình đảm nhiệm và luôn phối hợp với nhau
Nhìn chung công tác kế toán tại công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh Chuẩn mực kế toán hiện hành Đồng thời, công tác hạch toán kế toán của công ty không ngừng được hoàn thiện, nâng cao về phương pháp hạch toán và tổ chức hạch toán kế toán
Công ty TNHH Ô Tô Phi Long I là một công ty có quy mô nhỏ, nên mỗi phân hệ trong phòng Kế toán chỉ có một thành viên và việc phân công phân nhiệm với các kế toán rất cụ thể, mỗi người đều chuyên làm một nhiệm vụ riêng Nên khi có nhân viên kế toán nghỉ phép sẽ gây khó khăn cho bộ phận kế toán khác, không có sự linh hoạt giữa các nhân viên Đội ngũ kế toán viên còn rất trẻ, chưa có kinh nghiệm nên giải quyết một số khâu trong công việc chưa được tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc
4.1.2 Về tổ chức công tác kế toán
Công ty đã áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133 ngày 26/8/2016/TT-BTC ban hành
Công ty lựa chọn hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp với quy mô, đặc thù kinh doanh các chứng từ kế toán được ghi chép một cách chặt chẽ, luân chuyển theo đúng trình tự và được sắp xếp có hệ thống
Hệ tống tài khoản sử dụng theo đúng quy định và chi tiết theo yêu cầu quản lý của công ty Hệ thống báo cáo tài chính được lập theo đúng quy định, đầy đủ, kịp thời
Kế toán mở các sổ chi tiết giao dịch mua-bán đối với từng khách hàng, thuận tiện cho việc theo dõi số dư đầu-cuối kì, số phát sinh trong kì… Khi nhà quản trị có nhu cầu về các thông tin thì các kế toán có thể đáp ứng một cách kịp thời, chính xác
Từ đó nhà quản trị mới đưa ra kịp thời các định hướng phát triển hay biện pháp khắc phục
Tổ chức công tác kế toán công nợ tại công ty hiện nay chưa có kế hoạch thu nợ rõ ràng, dẫn đến khách hàng chiếm dụng vốn công ty quá nhiều
4.1.3 Về phương pháp hạch toán
Nhìn chung, công ty đã hạch toán Thông tư 133/TT -BTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam Hiện nay, công ty áp dụng phần mềm kế toán Việt Nam đã giúp cho quá trình nhập liệu được nhanh chóng, công tác kế toán luôn được đảm bảo kịp thời, khối lượng công việc kế toán được giảm nhẹ
Trong quá trình hạch toán, đối với các giao dịch mua hàng trả ngay thì không qua tài khoản trung gian (TK 131), điều này giúp công việc kế toán được giảm nhẹ Nghiệp vụ bán hàng trả tiền ngay được định khoản như sau:
Tài khoản Phải thu khách khàng và Phải trả nhà cung cấp được kí hiệu rõ ràng cho từng đối tượng khách hàng Ví dụ:
- 1311-BTNN là TK Phải thu Công ty CP Bê Tông Nhựa Nóng Thuận Phú
- 1311-NN là TK Phải thu Doanh nghiệp tư nhân Nhị Nguyên
+ Phải trả nhà cung cấp:
- 331-MCL là Phải trả Công ty TNHH Michelin Việt Nam
- 331-DL là Phải trả Công ty TNHH Cao Su Đỉnh Lốp
Công ty chưa lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi là biện pháp quan trọng cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, bảo vệ tài sản công ty
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 43
Hiện tại, mặc dù công ty đã có mở sổ chi tiết từng đối tượng khách hàng, tuy nhiên kế toán cần phân chia thêm theo khu vực.
Một số kiến nghị để hoàn thiện công tác phải thu khách hàng và phải trả nhà
4.2.1 Kiến nghị về phải thu khách hàng
Trong 2 năm 2017- 2018 doanh thu tăng cao, nhưng mô hình quản lý công nợ chưa được chặt chẽ, thể hiện qua việc số nợ phải thu khách hàng còn rất lớn Vì vậy, bộ phận kế toán cần lập một kế hoạch quản lý công nợ rõ ràng, phân công rõ ràng cho người chịu trách nhiệm quản lý công nợ khách hàng Để mang lại lợi nhuận trong kinh doanh, công ty đã bán chịu cho rất nhiều khách hàng trên khắp các tỉnh thành Nên xảy ra nhiều rủi ro là doanh nghiệp đã phá sản hoặc người nợ đã bỏ trốn, không còn khả năng chi trả khoản nợ Do vậy, đối với các khoản nợ trả chậm đã quá hạng, khách hàng không còn khả năng thanh toán, kế toán công nợ nên lập dự phòng khoản thu khó đòi Để thuận tiện cho việc thu hồi công nợ cũng như giảm bớt chi phí đi lại, chi phí cho nhân viên đi thu hồi… tài khoản Phải thu khách hàng cấp 2 cần được chia theo khu vực khách hàng Ngoài ra, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, thì việc chia các đối tượng khách hàng theo khu vực cũng giúp cho công ty có thể định hướng các chính sách phát triển.
4.2.2 Kiến nghị về phải trả nhà cung cấp
Qua việc phân tích, ta thấy rằng chỉ số vòng quay khoản phải trả nhỏ và chỉ số kỳ trả tiền bình quân cao, cho thấy công ty vẫn chưa duy trì được uy tín đối với nhà cụng cấp Công cần gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc mua ứng trước sẽ giảm bớt chi phí đi vay ngân hàng Để làm được điều đó, công ty cần gia tăng mối quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp, tạo mối quan hệ uy tín để ngày trả tiền được kéo dài hơn.
Một số đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán phải thu khách hàng và phải trả nhà cung cấp
4.3.1 Đề xuất 1: Lên kế hoạch quản lý công nợ rõ ràng
4.3.1.1 Sự cần thiết của đề xuất
Quản lý và thu hồi công nợ là yếu tố thiết yếu liên quan đến tài chính doanh nghiệp Tuy nhiên, tình trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang loay hoay mất nhiều thời gian, nguồn lực nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp tối ưu cho quy trình quản lý công nợ hiệu quả.
4.3.1.2 Nội dung của đề xuất
Công ty nên có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên kế toán, bồi dưỡng và bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý, tạo mọi điều kiện cho bộ máy kế toán hoàn thành công việc.
Bộ máy kế toán phải thực hiện đúng chính sách, chế độ, quy định về quản lý kinh tế tài chính của Việt Nam
Lên kế hoach thu nợ định kỳ rõ ràng để không làm thất thoát nguồn vốn của công ty
4.3.1.3 Cụ thể đề xuất như sau
Bước 1: Thiết lập bộ phận chuyên môn quản lý chặt chẽ công nợ, soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng Mục đích hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh ngoài tầm kiểm soát, yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận, yêu cầu về việc thanh toán Cam kết phải thực hiện theo đúng thời hạn, quy định trong hợp đồng
Bước 2: Thiết lập một quy trình quản lý công nợ phải thu chuẩn của công ty Bám sát các mục tiêu: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng
Kế toán bán hàng - Hồ Ngọc Tú: quản lý các khoản nợ từ 100,000,000 đồng trở xuống, bao gồm các khách hàng trong khu vực tỉnh Bình Phước
Kế toán công nợ - Nguyễn Thị Bích Ngọc: quản lý các khoản nợ từ 100.000.000 đồng trở lên, các khách hàng lớn trong tỉnh và các khu vực ngoài tỉnh Lịch gọi điện sáng bắt đầu từ 8h30, chiều từ 2h30, tập trung gọi điện nhắc nhở khách hàng sau 2 ngày mua hàng, riêng đối với các khách hàng thường xuyên giao dịch, gọi điện nhắc nhở thật khéo léo
Bước 3: Gửi hóa đơn đến khách hàng bằng hình thức nhanh nhất ( như email, gửi xe giao hàng kèm theo) để rút ngắn được quá trình thu hồi Trong hóa đơn cần
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 45 phải thể hiện cụ thể thời gian tối đa khách hàng cần chi trả công nợ.(Cụm “chi trả trong vòng 30 ngày” sẽ kém khẳng định hơn cụm “hạn chót vào ngày 30/12”)
Bước 4: Nhắc nhở, thúc giục khách hàng về việc thanh toán nếu chậm kỳ hạn
Có nhiều trường hợp khách hàng, có thể việc gửi email hoặc văn bản đề nghị thanh toán là không có tác dụng Chúng ta cần yêu cầu hẹn gặp trực tiếp để trao đổi cụ thể Cần phải có những yêu cầu cụ thể để khách hàng không thể chây ỳ.
Cần làm việc trực trực tiếp với người có thẩm quyền quyết định và giải quyết vần đề công nợ Mọi chứng từ, tài liệu trong các giao dịch cần phải luôn luôn được lưu trữ cẩn thận Bạn có thể sẽ phải cần đến những tài liệu này cho việc tranh chấp sau này nếu có phát sinh Theo dõi, bám sát mọi diễn biến tình hình chi trả cũng như khất nợ của khách hàng
❖ Cụ thể việc thu nợ công ty Xuân Oánh
Ngày bán Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền
01-10-18 MCL 12R225 4 6,500,000 26,000,000 03-10-18 CASU 1220 BS631 2 6,300,000 12,600,000 15-11-18 BST 260/35R19 8 4,100,000 32,800,000 20-11-18 SAILUN 700R16 4 2,800,000 11,200,000 30-11-18 MCL FR 255/35R19 2 5,500,000 11,000,000 02-12-18 BST 205/55/R16 8 2,300,000 18,400,000
CÔNG NỢ KHÁCH HÀNG :CÔNG TY XUÂN OÁNH_BÌNH DƯƠNG
+ Bước 1: Kế toán bán hàng (anh Hồ Ngọc Tú) và kế toán công nợ (chị Nguyễn Thị Bích Ngọc), cùng kết hợp, hỗ trợ để quản lý công nợ Lên kế hoạch gọi điện đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ
+ Bước 2 : Thiết lập quy trình quản lý công nợ rõ ràng
+ Công ty Xuân Oánh, thuộc tỉnh Bình Dương sẽ do chị Nguyễn Thị Bích Ngọc quản lý công nợ Đến ngày 5/12/2018 kế toán công nợ gọi điện nhắc nhở cho kế toán của công ty Xuân Oánh về khoản nợ
+ Bước 3 : Gửi bảng công nợ chi tiết đến cho kế toán công ty Xuân Oánh, yêu cầu dò công nợ và chốt nợ và gọi điện cho kế toán
+ Bước 4: Gọi điện, nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng thời hạn
Quản lý hiệu quả các khoản phải thu không chỉ cải thiện dòng vốn lưu động và dòng tiền mặt mà còn giúp công ty xây dựng tốt mối quan hệ với các khách hàng
4.3.2 Đề xuất 2 : Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
4.3.2.1 Sự cần thiết của đề xuất
Hiện nay, công ty chưa có kế hoạch quản lý công nợ rõ ràng , nên việc bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn Để tránh gây tổn thất cho công ty, đối với những khách hàng đã quá thời hạn thanh toán hoặc tổ chức đối tác lâm vào tình trạng phá sản, giải thể hoặc khách hàng bỏ trốn, bị cơ quan pháp luật truy tố, tạm giam hay đã mất,… bộ phận kế toán cần trích lập dự phòng phải thu khó đòi Việc lập ra dự phòng nợ phải thu khó đòi là rất cần thiết
4.3.2.2 Nội dung của đề xuất
Khi đã có đủ bằng chứng đáng tin cậy về tổn thất nợ phải thu, kế toán tiền hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm, trích lập 30% giá trị
+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 1 năm đến dưới 2 năm, trích lập 50% giá trị
+ Đối với khoản nợ phải thu khó đòi quá hạn từ trên 2 năm đến dưới 3 năm, trích lập 70% giá trị
+ Đối với khoản nợ phải thu khó đòi quá hạn từ 3 năm trở lên, trích lập 100% giá trị
Cách hạch toán Dự phòng phải thu khó đòi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 2293 – Dự phòng tổn thất tài sản
GVHD: ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh 47
Hạch toán xóa nợ phải thu khó đói
Nợ TK 2293 – Dự phòng tổn thất tài sản đã lập dự phòng
Nợ TK 642 – Chi phi quản lý doanh nghiệp
Công ty bán hàng chỉ qua hóa đơn bán hàng, không có hợp đồng kinh kế hay hợp đồng thỏa thuận ký kết Vì vậy đối với những khách hàng có khoảng nợ lớn,công ty cần phải có hợp đồng kinh tế rõ ràng Trong trường hợp công ty chưa đến hạn thanh toán nhưng các công ty, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc người nợ bị mất tích, bỏ trốn