1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam

64 685 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 630 KB

Nội dung

Luận văn : Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay, càng ngày càng có nhiều

nhà sản xuất cung ứng cùng một loại sản phẩm, trong khi nhu cầu khách hàng ngàycàng nâng cao thì đòi hỏi các nhà sản xuất phải có các phương thức kinh doanh mới vàphù hợp hơn Một trong những phương thức kinh doanh hiện đại và hiệu quả đangđược sử dụng phổ biến trong rất nhiều doanh nghiệp ngày nay chính là đấu thầu Đấuthầu là một phương thức mua bán dựa trên nguyên tắc của cạnh tranh - một quy luật tấtyếu của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh trong đấu thầu không những đem lại lợi íchcho người mua, cho các nhà thầu mà còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội Nhờ sự cạnhtranh giữa các nhà thầu, bên mua luôn có cơ hội tìm được hàng hoá, dịch vụ đáp ứngtối đa các yêu cầu của mình với chi phí hợp lý nhất Mặt khác, nhờ có cạnh tranh màcác nhà thầu phải luôn tự hoàn thiện bản thân để có thể tồn tại và phát triển, nâng cao

vị thế và uy tín trên thị trường

Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam, được hướngdẫn, tìm hiểu và học hỏi, tôi nhận thấy rằng đấu thầu là một hoạt động kinh doanh chủlực, đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty Thông qua việc tham dự các cuộc đấuthầu, công ty đã ký được nhiều hợp đồng sản xuất kinh doanh có giá trị lớn Nhờ đó màcông ty đã nắm được thị phần rộng lớn, tạo dựng được danh tiếng vững chắc trên thịtrường Vì vậy, trên cơ sở thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ViệtNam nói chung và Tổng công ty Thiết bị điện nói riêng, nhận thấy tầm quan trọng của

công tác đấu thầu và dự thầu, tôi chọn viết đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần:

Chương1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị Chương 2 Thực trạng hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ

- Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam

Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết

bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam

Trang 2

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU

CUNG CẤP VẬT TƯ THIẾT BỊ.

1.1 Khái quát về hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị.

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về đấu thầu và dự thầu

Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không tồn tại sự độc quyền cung cấp hànghoá, dịch vụ nào (trừ một số loại hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho các dịch vụ công; hànghoá, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát) Càng ngày càng xuất hiện nhiều nhà sản xuất,nhà cung cấp cho cùng một loại hàng hoá, dịch vụ Trong khi đó, người tiêu dùng luônmong muốn có được hàng hoá, dịch vụ với chất lượng tốt nhất và chi phí nhỏ nhất Vìvậy, trong điều kiện cung lớn hơn cầu, người tiêu dùng có quyền được lựa chọn, họthường tổ chức các cuộc đấu thầu để các nhà thầu (bao gồm các nhà cung ứng hànghoá, dịch vụ) cạnh tranh nhau về chất lượng, giá cả, công nghệ và kỹ thuật Trong cáccuộc đấu như vậy, nhà thầu nào đưa ra được mẫu hàng hoá, dịch vụ phù hợp nhất theoyêu cầu của người mua với giá cả thấp nhất sẽ được người mua chấp nhận ký hợpđồng Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, người mua sẽ đưa ra các thông tin cơ bản về yêu cầuchất lượng hàng hoá dịch vụ, điều kiện thanh toán, giao nhận và các yêu cầu khác củahợp đồng Nhà thầu căn cứ vào nội dung yêu cầu trong hồ sơ mời thầu để gửi hồ sơ dựthầu đến cho người mua xét duyệt Trong trường hợp có hai hoặc nhiều đơn dự thầuđều có chất lượng chào hàng đáp ứng được các yêu cầu của người mua, thì nhà thầunào có giá dự thầu thấp nhất sẽ được chọn trao hợp đồng Như vậy, đấu thầu là mộtcuộc chơi do người mua tổ chức, và người chơi là những nhà thầu tham dự Mục tiêucủa người mua là có được nhừng hàng hoá và dịch vụ thoả mãn các yêu cầu của mình

về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất; còn mục tiêu của nhà thầu là giành đượcquyền cung cấp hàng hoá và dịch vụ với giá cả đủ bù đắp các chi phí bỏ ra và đem lạimức lợi nhuận cao nhất có thể

Luật Đấu thầu của nước ta đã được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khoá

XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày01/04/2006 Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao hơn và hoàn chỉnh hơn so với Nghịđịnh số 88/1999/NĐ-CP, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP và Nghị định số 66/2003/NĐ-

CP về đấu thầu trước đây Theo quy định của luật, đấu thầu được hiểu là quá trình lựa

Trang 3

chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu, trên

cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

Điều 4 Luật Đấu thầu giải thích các từ ngữ:

- “Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quátrình lựa chọn nhà thầu”

- “Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinhnghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật

về đấu thầu”

- “Nhà thầu là những tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định” Đốivới nhà thầu là tổ chức phải có đủ các điều kiện: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thànhlập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầutrong nước, có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầumang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài; hạch toán kinh tế độc lập

và không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình trạng tài chính không lành mạnh,đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả, hoặc đangtrong quá trình giải thể Đối với nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có năng lựchành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật của nước mà cá nhân đó là côngdân; đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc có chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan

có thẩm quyền cấp

- “Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt, gói thầu làtoàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều

dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên”

- “Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấuthầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầuchuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhàthầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng”

- “Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mờithầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu”

- “Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ

sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành”

Trang 4

- “Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm”.

Như vậy, dưới con mắt của bên mời thầu và nhà thầu, đấu thầu được hiểu theocác ý nghĩa khác nhau Đối với bên mời thầu, đấu thầu là phương thức lựa chọn nhàthầu đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ thuật và tài chính của dự án Còn đối vớinhà thầu thì đấu thầu là hình thức kinh doanh mà qua đó, nhà thầu với khả năng củamình có cơ hội dành được hợp đồng để thực hiện các công việc của gói thầu Trongmột cuộc đấu thầu, luôn tồn tại quan hệ giữa nhà thầu với bên mời thầu và quan hệcạnh tranh giữa các nhà thầu

Căn cứ trên các tiêu thức khác nhau, đấu thầu được phân chia thành các hìnhthức khác nhau

Thứ nhất, theo tính chất và nội dung của gói thầu.

- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn

Trong quá trình đầu tư, nhà tài trợ thường yêu cầu chủ đầu tư tổ chức đấu thầutuyển chọn tư vấn để thực hiện các dịch vụ khảo sát, thiết kế, lập hồ sơ mời thầu, tiêuchuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát quá trình xây dựng đápứng các yêu cầu của dự án

Đấu thầu tuyển chọn tư vấn là hình thức trong đó các nhà thầu (nhà tư vấn) cạnhtranh nhau thông qua việc cung cấp các chuyên gia có nhiều kiến thức và kinh nghiệmchuyên môn với cùng một mục tiêu là để thực hiện tốt nhất và chất lượng nhất các yêucầu của bên mua

- Đấu thầu xây lắp: Đây là hình thức đấu thầu được sử dụng trong ngành xâydựng cơ bản Nội dung của gói thầu bao gồm việc tổ chức xây dựng các công trình vàlắp đặt các thiết bị công trình, hạng mục công trình Các nhà thầu xây dựng thườngcạnh tranh với nhau về giải pháp để thực hiện thiết kế nêu trong hồ sơ mời thầu sao chođáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công với chi phí thấp nhất

- Đấu thầu mua sắm hàng hoá: Hàng hoá theo quy định bao gồm các máy móc,thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải làdịch vụ tư vấn Trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, các nhà thầu cạnh tranh nhau thôngqua việc đảm bảo cung cấp hàng hoá đủ số lượng, chất lượng theo yêu cầu của cơ quan

Trang 5

mua sắm với chi phí hợp lý nhất cùng với các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, dịch vụsau bán hàng thuận lợi nhất đối với người mua.

- Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án: Đây là hình thức đấu thầu trong đóbên mời thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án có tên trong danh mục đầu tư hàngnăm do Chính phủ công bố hoặc do nhà đầu tư đề xuất Nếu có từ 7 đối tác trở lên quantâm tới việc thực hiện dự án thì phải tiến hành sơ tuyển

Thứ hai, theo phạm vi, hình thức lựa chọn nhà thầu:

- Đấu thầu rộng rãi: Đây là hình thức đấu thầu rộng, không hạn chế số lượng nhàthầu tham dự Theo quy định của Luật Đấu thầu, trước khi phát hành hồ sơ mời thầu,bên mời thầu phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên tờ báo về đấuthầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu

về các thông tin: kế hoạch đấu thầu; thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển; thôngbáo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi; danh sách nhà thầu được mời tham gia đấuthầu; kết quả lựa chọn nhà thầu; thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; văn bảnquy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành và các thông tin có liên quan khác Bên mờithầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu.Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham giacủa các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnhtranh không bình đẳng

Đấu thầu rộng rãi là hình thức được áp dụng chủ yếu trong hoạt động đấu thầu

- Đấu thầu hạn chế: Đây là hình thức được áp dụng trong các trường hợp sau:theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu; góithầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chấtnghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu củagói thầu Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu 5 nhà thầu được xác định

là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn 5 nhàthầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục

tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác Theo Luật Xây dựngmới ban hành, khi đấu thầu hạn chế, hai doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một Tổngcông ty, hoặc Tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh

Trang 6

nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh không được phép cùng thamgia đấu thầu trong một gói thầu.

- Chỉ định thầu: Đây là hình thức trực tiếp chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinhnghiệm, đáp ứng đủ các yêu cầu của gói thầu để thương thảo và ký kết hợp đồng Hìnhthức này được áp dụng trong các trường hợp:

+Trường hợp xảy ra sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắcphục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đóđược chỉ định ngay nhà thầu dể thực hiện Trong trường hợp này, chủ đầu tư hoặc cơquan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉđịnh tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không vượt quá 15ngày kể từ ngày chỉ định thầu

+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài

+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, anninh an toàn năng lượng do Thủ tướng chính phủ quyết định khi thấy cần thiết

+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng côngsuất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhàthầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải đảm bảo tínhtương thích của thiết bị, công nghệ

+ Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắmhàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầumua sắm hàng hoá có giá gói thầu dưới 100 triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán muasắm thường xuyên, trường hợp thấy cần thiết thì có thể tổ chức đấu thầu

- Mua sắm trực tiếp: được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dungtương tự được ký trước đó không quá 6 tháng Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, chủđầu tư được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiệngói thầu có nội dung tương tự, nhưng đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu ápdụng mua sâm trực tiếp không được vượt quá đơn giá của các nội dung tương ứngthuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó

- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: được áp dụng trong điều kiệngói thầu có giá gói thầu dưới 2 tỷ đồng và nội dung mua sắm là những hàng hóa thông

Trang 7

dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đươngnhau về chất lượng.

Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, bên mời thầu phải gửi yêu cầu chào hàngcho các nhà thầu, nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng faxhoặc qua đường bưu điện Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu 3 báo giá từ 3 nhàthầu khác nhau

- Tự thực hiện: được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủnăng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sửdụng

Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệttheo quy định Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ dầu tư về

tổ chức và tài chính

- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thứclựa chọn trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêucạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định

Thứ ba, theo phương thức đấu thầu.

Phương thức đấu thầu là cách thức mà bên mời thầu áp dụng để thực hiện cáccuộc đấu thầu Tuỳ vào quy mô, vốn, yêu cầu kỹ thuật của gói thầu mà bên mời thầulựa chọn các phương thức đấu thầu khác nhau

- Đấu thầu một túi hồ sơ: được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi vàđấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu EPC (gói thầubao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) Nhà thầunộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ

sơ mời thầu trong cùng một túi hồ sơ Việc mở thầu được tiến hành một lần

- Đấu thầu hai túi hồ sơ: phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầurộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu nộp đềxuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt trong 2 túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ

sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành 2 lần Đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước

để đánh giá, đề xuất về tài chính của các nhà thầu có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá

là đáp ứng yêu cầu sẽ dược mở sau để đánh giá tổng hợp Trong trường hợp gói thầu có

Trang 8

yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất

sẽ được mở để xem xét và thương thảo

- Phương thức đấu thầu hai giai đoạn: được áp dụng đối với hình thức đấu thầurộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có kỹ thuật, côngnghệ mới, đa dạng, phức tạp và dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đềxuất về kỹ thuật và phương án tài chính nhưng chưa bao gồm giá dự thầu, sau khi traođổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã thamgia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm đề xuất về kỹthuật, đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu và biện pháp bảo đảm dự thầu

Thứ tư, theo sự thẩm định của nhà đầu tư.

- Đấu thầu qua sơ tuyển: đây là hình thức đấu thầu có sự thẩm định trước để loại

bỏ các nhà thầu không đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư, chỉ những nhàthầu đáp ứng được đủ các yêu cầu của chủ đầu tư mới được gửi hồ sơ dự thầu và tiếptục tham gia dự thầu Đấu thầu sơ tuyển áp dụng với các gói thầu mua sắm hàng hoá,gói thầu EPC có giá từ 300 tỷ đồng trở lên và gói thầu xây lắp có giá từ 200 tỷ trở lên

- Đấu thầu không qua sơ tuyển: là hình thức đấu thầu mà chủ đầu tư không cầntiến hành thẩm định nhà thầu trước mà chỉ tham khảo ý kiến của người tư vấn và kháchhàng, sau đó tự lập ra danh sách các nhà thầu để mời tham dự

1.1.2 Vai trò của hoạt động dự thầu

* Vai trò của dự thầu đối với nhà thầu.

Hoạt động dự thầu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, là một hình thức tiêu thụ sản phẩm hữu hiệu, giúp các nhà thầu có đượcmôi trường cạnh tranh lành mạnh, phát huy được tối đa tính chủ động, tích cực trongviệc tìm kiếm cơ hội kinh doanh Qua việc tham gia đấu thầu, doanh nghiệp có cơ hội

để giới thiệu thương hiệu, khẳng định bản thân và ký được các hợp đồng phù hợp vớinăng lực Tuy nhiên, để được trao các gói thầu, các doanh nghiệp buộc phải tích cựctìm kiếm thông tin về các cuộc đấu thầu, phải gây dựng được mối quan hệ tốt với cácđối tác kinh doanh, phải tạo dựng được uy tín trên thị trường để nhanh chóng nắm bắt

Trang 9

được cơ hội Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì tham giađấu thầu là một phương thức hữu ích giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Hoạt động đấu thầu hiện nay đã phổ biến trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế.Trong một loạt các cuộc đấu thầu, doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toàn kỹ lưỡng cácnguồn lực của mình để quyết định tham gia cuộc đấu thầu nào có cơ hội trúng thầu caonhất Khi tham gia đấu thầu một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp phải nghiên cứu, đầu tưđổi mới công nghệ, kỹ thuật, cơ sở vật chất để có được ưu thế vượt trội so với các nhàthầu khác, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt yêu cầu của bên mời thầu khôngchỉ trong hiện tại mà còn nâng cao khả năng trúng thầu trong những lần dự thầu sau.Như vậy, việc tham gia dự thầu giúp các nhà thầu tự hoàn thiện mình, không ngừngnâng cao và đổi mới trình độ quản lý, công tác tổ chức, trình độ chuyên môn của cáccán bộ

* Vai trò của dự thầu đối với bên mời thầu.

Việc các nhà thầu tham gia dự thầu giúp cho bên mời thầu hoặc chủ đầu tư cóthể lựa chọn được nhà thầu có năng lực, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đã đặt ra Nếu cócàng nhiều nhà thầu có năng lực, trình độ và kinh nghiệm tham dự đấu thầu, cạnh tranhcàng gay gắt thì chủ đầu tư càng có nhiều cơ hội để chọn được hàng hoá và dịch vụđảm bảo chất lượng mong muốn với giá cả hợp lý nhất có thể

Đấu thầu còn giúp chủ đầu tư nắm được quyền chủ động trong công việc Trongbản kế hoạch đấu thầu, bên mời thầu chủ động lên kế hoạch công việc như thòi điểmtiến hành, thời điểm bàn giao, thanh toán, nội dung công việc, chất lượng hàng hoá, giá

dự kiến của gói thầu,… Các nhà thầu sẽ phải nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu củabên mời thầu, thậm chí do phải cạnh tranh nhau nên họ phải thực hiện tốt hơn Khôngnhững vậy, đấu thầu còn giúp bên mời thầu chủ động trong việc lựa chọn đối tác, tránh

bị ép giá hay lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất

Trong toàn bộ quá trình đấu thầu, từ khâu chuẩn bị tổ chức, xét thầu cho đếnthương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng, đều đòi hỏi cán bộ của bên mời thầu phải

có trình độ chuyên môn, quản lý cao Nếu không có trình độ cao, bên mời thầu sẽkhông lựa chọn được nhà thầu tốt nhất, không quản lý, giám sát được nhà thầu trongquá trình thực hiện hợp đồng sẽ dẫn đến chất lượng và hiệu quả không được đảm bảo

Vì vậy cán bộ của bên mời thầu buộc phải tự nâng cao trình độ bản thân để đáp ứng

Trang 10

yêu cầu công việc Do đó, nhờ có đấu thầu mà trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộbên mời thầu cũng được nâng cao.

* Vai trò của dự thầu với Nhà nước và xã hội.

Việc các nhà thầu tham gia dự thầu giúp Nhà nước nâng cao hiệu quả công tácquản lý trong hoạt động mua sắm, tư vấn, đầu tư và xây dựng cơ bản, quản lý và sửdụng nguồn vốn tập trung, có hiệu quả, hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn, tăngcường các ích lợi cho xã hội Đấu thầu là cuộc cạnh tranh giữa các nhà thầu trên mọimặt của dự án về kỹ thuật, tài chính, công nghệ,… nên các nhà thầu phải tìm kiếm biệnpháp giảm giá thành nhưng nâng cao chất lượng để có thể trúng thầu Nhà nước sẽ chỉphải bỏ ra một khoản tiền ít hơn dự kiến so với việc chỉ định một doanh nghiệp cụ thểcung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ xây lắp

Đấu thầu giúp Nhà nước tạo dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồngthời đánh giá đúng năng lực của các doanh nghiệp tham gia Trong nền kinh tế thịtrường, doanh nghiệp nào có tỷ lệ trúng thầu cao trên tổng số các cuộc đấu thầu tham

dự sẽ là doanh nghiệp mạnh, hoạt động có hiệu quả và tạo dựng được uy tín vững vàng Đấu thầu còn góp phần đổi mới công tác quản lý hành chính của Nhà nước.Trước đây, trong hoạt động đầu tư, xây dựng cũng như trong các lĩnh vực kinh tế khác,Nhà nước phải đảm nhận toàn bộ công tác quản lý như quyết định xây dựng công trìnhnào, vốn bao nhiêu, giải pháp kỹ thuật ra sao, đơn vị và thời gian thị công thế nào, …Còn bây giờ Nhà nước chỉ quản lý chất lượng công trình cuối cùng, còn các công việc

cụ thể như trên được giao cho các doanh nghiệp thắng thầu trong các cuộc đấu thầu.Nhờ vây, Nhà nước sẽ đơn giản hoá công tác quản lý hành chính để tập trung soạnthảo, ban hành các văn bản quy pham pháp luật điều tiết hoạt động của các doanhnghiệp, tổ chức hướng dẫn thực hiện, thẩm định, phê duyệt, tổng kết, đánh giá công tácđấu thầu và kiểm tra, thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạmtrong đấu thầu

1.1.3 Các nguyên tắc khi tham gia dự thầu cung cấp vật tư thiết bị

* Điều kiện tham gia đấu thầu đối với một gói thầu.

Điều 10 Luật Đấu thầu quy định rõ nhà thầu muốn tham gia đấu thầu đối vớimột gói thầu phải có đủ các điều kiện sau:

- Có tư cách hợp lệ như đã nói ở trên

Trang 11

- Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách lànhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh Trường hợp liên danh phải có văn bản thoảthuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, tráchnhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc góithầu.

- Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mờithầu

- Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu

* Nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch.

Mỗi cuộc đấu thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu

đủ năng lực, trong đó điều kiện đặt ra và thông tin cung cấp cho các nhà thầu phảingang nhau, không có sự phân biệt đối xử Để đảm bảo cạnh tranh thực sự, trong hồ sơmời thầu không được đưa các yêu cầu mang tính định hướng như yêu cầu về nguồngốc, xuất xứ của hàng hoá hoặc về thương hiệu cụ thể Hồ sơ mời thầu phải đảm bảocho phép và khuyến khích sự cạnh tranh quốc tế Về nội dung phải nêu đủ chi tiết, rõràng, ví dụ như địa điểm xây dựng công trình, cung cấp hàng hoá, lịch thực hiện hoặcthời gian hoàn thành các công việc, yêu cầu về tính năng kỹ thuật tối thiểu, yêu cầu bảohành, bảo dưỡng, yêu cầu thử nghiệm, phương pháp, tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng.Bên cạnh các mô tả chi tiết về kỹ thuật còn phải nói rõ yêu cầu về giá theo những điềukiện cụ thể Phải nói rõ cách đánh giá hồ sơ dự thầu, cho phép chào theo phương ánphụ hoặc phương án thay thế về tất cả các nội dung liên quan như thiết kế, nguyên vậtliệu, thời hạn hoàn thành, điều kiện thanh toán, kể cả phương pháp đánh giá để xếphạng nhà thầu

Những quy định chi tiết này nhằm tạo ra sân chơi đầy đủ, cạnh tranh công khaiđối với mọi nhà thầu Đồng thời sự đầy đủ, chi tiết trong yêu cầu của hồ sơ mời thầu là

cơ sở thuận lợi và công bằng để đánh giá và xếp hạng các hồ sơ dự thầu

Ngoài ra, theo quy định của Điều 11 - Luật Đấu thầu, nhà thầu khi tham gia đấuthầu phải đảm bảo các yêu cầu về tính cạnh tranh sau:

- “Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấuthầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án; nhà thàu tư vấn đã tham

Trang 12

gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừtrường hợp đối với gói thầu EPC;

- Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vàomột cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu,đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, khôngcùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiệnhợp đồng;

- Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức,không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tưcủa dự án.”

* Nguyên tắc đảm bảo công khai.

Việc thông báo mời thầu đối với các gói thầu lớn và quan trọng phải được đăngtải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các tờ báo về đấu thầu.Trong thông báo mời thầu phải nói rõ thời điểm hết hạn nhận hồ sơ dự thầu, địa điểmnhận hồ sơ dự thầu và mở thầu được thực hiện ngay sau khi đóng thầu (thời điểm hếthạn nhận hồ sơ dự thầu)

Tất cả hồ sơ dự thầu được đánh giá một cách công bằng, không thiện vị, theocùng một tiêu chuẩn và thang điểm được lập trước Công việc này được thực hiện bởiHội đồng xét thầu có đủ năng lực tư cách theo pháp luật

* Nguyên tắc bảo đảm dự thầu.

Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhàthầu phải đóng một khoản tiền để thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểmđóng thầu Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiệnbiện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai Giá trị bảo đảm dự thầu được quy địnhtrong hồ sơ mời thầu theo một mức xác định căn cứ theo tính chất của từng gói thầu cụthể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu được duyệt Thời gian có hiệu lực của bảođảm dự thầu quá 30 ngày so với thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu

1.1.4 Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

Điều 12 Luật Đấu thầu đã quy định rõ các hành vi bị cấm trong đấu thầu, baogồm:

Trang 13

- “Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liênquan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng, dẫn đến những hành độngthiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu và ký kết,thực hiện hợp đồng.

- Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặckhông trung thực về các thông tin, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết vàthực hiện hợp đồng

- Có sự cấu kết giữa bên mời thầu và nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nướcvới bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quanthẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể hoặc lợi ích của quốc gia

- Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kếtquả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu

- Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ s ơ mời thầu đốivới đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC

- Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bênmời thầu

- Chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luậtnày

- Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mìnhcung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC

- Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu sau đây: nội dung hồ sơ mời thầutrước thời điểm phát hành theo quy định; nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghichép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên giahoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhàthầu; các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trongquá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; báo cáocủa bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của

cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trướckhi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phépcông bố theo quy định; các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mậttheo quy định của pháp luật về bảo mật

Trang 14

- Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ,con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mờithầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựachọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Làm trái quy định quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanhquyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu

- Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầutrong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sátthực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụnghiệm thu kết quả thực hiện

- Đứng tên tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức

mà mình công tác trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó

- Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặcchuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu

- Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu và ký kếthợp đồng, cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu

- Áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầurộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 củaLuật này

- Tổ chức đấu thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tìnhtrạng nợ đọng vốn của nhà thầu”

1.2 Nội dung của hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị.

Khi một cá nhân hoặc tổ chức muốn tham gia dự thầu một gói thầu cung cấp vật

tư thiết bị nào đó thì thường phải tuân theo các bước sau:

1.2.1 Thu thập và tìm kiếm thông tin

Đây là công việc đầu tiên của các nhà thầu khi muốn tham gia dự thầu Các nhàthầu phải tìm hiểu các thông tin của bên mời thầu về kế hoạch đấu thầu, các điều kiện

dự thầu và so sánh, đánh giá khả năng của mình có đủ đáp ứng hay không

Theo quy định của Nhà nước, trước khi tiến hành đấu thầu, bên mời thầu phảilập kế hoạch đấu thầu của dự án Nếu nhà thầu có nguồn thu thập thông tin nhanh

Trang 15

nhạy, tiếp cận sớm được với các kế hoạch này thì sẽ rất thuận lợi và nhanh chóng chogiai đoạn sau Với những gói thầu đấu thầu rộng rãi, bên mời thầu sẽ thông báo mờithầu trên các phương tiện thông tin đại chúng Các nhà thầu phải thường xuyên theodõi, nắm được các thông tin về các gói thầu, giá gói thầu và nguồn tài chính, hình thứclựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, thời gian tổ chức đấu thầu, loại hợp đồng chotừng gói thầu, thời gian thực hiện hợp đồng,…

Nhà thầu cần tìm hiểu rõ về các điều kiện, yêu cầu do bên mời thầu đưa ra đểquyết định có tham gia hay không

1.2.2 Tham dự sơ tuyển

Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu EPC có giá từ 300 tỷ đồng trở lên

và gói thầu xây lắp có giá từ 200 tỷ trở lên, bên mời thầu sẽ tiến hành sơ tuyển để lựachọn những nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.Nhà thầu cần lập hồ sơ dự tuyển đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trong hồ sơ sơtuyển của bên mời thầu, nộp hồ sơ dự tuyển đúng thời hạn và chờ thông báo kết quả sơtuyển Thời gian sơ tuyển tối đa là 30 ngày đối với đấu thầu trong nước và 45 ngày đốivới đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết quả sơtuyển được duyệt

1.2.3 Nghiên cứu hồ sơ mời thầu và lập hồ sơ dự thầu

Đây là bước quan trọng nhất của nhà thầu, quyết định sự thành công hay thất bạicủa nhà thầu khi tham gia vào cuộc đấu thầu Nghiên cứu hồ sơ để xác định rõ hồ sơyêu cầu những vấn đề gì Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu, căn cứ vàonăng lực chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm thực tế của mình, các nhà thầu tiếnhành lập hồ sơ dự thầu nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của bên mời thầu Hồ sơ dự thầuphải đảm bảo tính trung thực, khả thi và hiệu quả kinh tế Đây là cơ sở để bên mời thầu

và hội đồng chuyên gia xét thầu đánh giá theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trongnước, 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu đến thờiđiểm đóng thầu Hồ sơ dự thầu có hiệu lực không quá 180 ngày kể từ thời điểm đóngthầu Nếu bên mời thầu muốn gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì phải thông báo chocác nhà thầu sau khi được phép của các cấp có thẩm quyền và không được quá 30ngày

Trang 16

Hồ sơ dự thầu gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Nội dung về hành chính, pháp lý: bản sao giấy đăng ký kinh doanh, đơn dựthầu hợp lệ có chữ ký của người có thẩm quyền, văn bản thoả thuận liên danh trongtrường hợp liên danh dự thầu, tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu,

kể cả nhà thầu phụ nếu có (nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc củagói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính), bảo lãnh dựthầu,…

- Nội dung về kỹ thuật: đặc tính kỹ thuật hàng hóa, chất lượng, công suất thiết

kế, biện pháp thi công, tiến độ thực hiện hợp đồng,…

- Nội dung về tài chính, thương mại: giá dự thầu kèm theo biểu giá chi tiết vàthuyết minh, điều kiện tài chính, điều kiện thanh toán,…

1.2.4 Nộp hồ sơ dự thầu và tham dự mở thầu

Hồ sơ dự thầu phải được gửi trong đúng thời gian và địa điểm quy định Sauthời điểm đóng thầu, bên mời thầu sẽ không nhận thêm bất cứ hồ sơ dự thầu nào nữa.Các hồ sơ dự thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ

sơ “mật”

Sau đó, bên mời thầu mời đại diện các nhà thầu và đại diện cơ quan có liên quanđến tham dự mở thầu Việc mở thầu phải được tiến hành công khai trong buổi mở thầu,được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của các bên

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện theo trình tự từ đánh giá sơ bộ đểloại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ hoặc không đáp ứng được các yêu cầu quantrọng, đến đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật, chi phí trên cùng một mặt bằng để so sánh,xếp hạng các hồ sơ dự thầu Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối vớiđấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủđầu tư có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định

1.2.5 Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Sau khi nhận được giấy báo thông báo trúng thầu của bên mời thầu, bên mờithầu và nhà thầu trúng thầu sẽ gặp nhau để thương thảo về tất cả các nội dung của hợpđồng Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiếnhành ký kết hợp đồng Nhà thầu phải nộp khoản tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng đểđảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký

Trang 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị.

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài công ty

* Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước.

Nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự địều tiết của Nhànước nên chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước là nhân tố quan trọng tác độngđến hoạt động đấu thầu và dự thầu Đấu thầu được áp dụng đầu tiên trong lĩnh vực xâydựng Khi đất nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhận thức được tầm quantrọng của hoạt động đấu thầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lànhmạnh, Bộ Xây dựng đã ban hành “Quy chế đấu thầu trong xây dựng” kèm theo quyếtđịnh số 24/BXD-VKT, ngày 12/2/1990 Ngày 16/4/1994, Thủ tướng Chính phủ raquyết định số 183/TTg ban hành “Quy chế đấu thầu” bao quát cả lĩnh vực mua sắm vàxây lắp Tiếp sau đó là sự ra đời của một loạt các văn bản pháp quy sửa đổi, bổ sungquy chế đấu thầu như nghị định 43CP ngày 16/7/1996 và Nghị định số 93CP ngày23/8/1997 Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện, quy chế này đã nảy sinh một sốvướng mắc Để kịp thời có những quy định phù hợp hơn với tình hình thực tế, Nghịđịnh 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 kèm theo quy chế đấu thầu mới đã ra đời, và sau

đó được bổ sung bằng Nghị định số 14/2000/NĐ-CP và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP.Nhưng phải đến kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI năm 2005, Luật Đấu thầu mới chínhthức được ra đời và áp dụng từ ngày 1/4/2006 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtnày quy định các đối tượng phải áp dụng, quy định về quy trình, thủ tục thực hiện quátrình lựa chọn nhà thầu Đồng thời, đây cũng là cơ sở để xử lý các sai phạm trong quátrình thực hiện đấu thầu từ phía các người mua đến các nhà thầu cũng như các cá nhân

và tổ chức có liên quan Thông qua việc thực hiện các quy định pháp luật về đấu thầu,các mục tiêu cơ bản của hoạt động đấu thầu là cạnh tranh công bằng, công khai, minhbạch và hiệu quả kinh tế có cơ hội cao nhất để đạt được

* Thị trường và các yếu tố của thị trường.

Khi tham gia dự thầu tức là các nhà thầu phải tham gia vào cuộc cạnh tranhcông khai trên thị trường Vì vậy, thị trường cùng các yếu tố của thị trường như cung,cầu, giá cả, cạnh tranh và các yếu tố khác đều có ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu Cung, cầu có thể hiểu là số lượng bên mời thầu và số lượng các nhà thầu Nếu

số lượng các nhà thầu tham gia dự thầu nhiều mà bên mời thầu ít thì bên mời thầu có

Trang 18

nhiều cơ hội lựa chọn được nhà thầu tốt nhất và chất lượng đấu thầu được nâng lên.Ngược lại, nếu có nhiều chủ đầu tư mà có ít nhà thầu thì cạnh tranh không cao, ưu thế

sẽ thuộc về phía nhà thầu

Giá thị trường biến động có tác động lớn đến khả năng trúng thầu của các nhàthầu Sự biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu, vật tư, nhiên liệu, sự thayđổi của tỷ giá hối đoái,…đều ảnh hưởng đến giá dự thầu, giá gói thầu, thậm chí làmảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu sau khi đã trúng thầu

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường, là động lực kích thích sựphát triển của thị trường Nhờ có cạnh tranh giữa các nhà thầu mà bên mời thầu lựachọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu của mình, cũng qua đó mà các nhà thầu

tự hoàn thiện, nâng cao năng lực chuyên môn Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có mặt trái,tác động xấu đến hoạt động đấu thầu, có thể khiến các nhà thầu vì mục tiêu lợi nhuậntối đa mà sử dụng các biện pháp tiêu cực, hồ sơ dự thầu không trung thực hay khôngđảm bảo chất lượng hợp đồng như cam kết khi tham dự

* Quyền lực của bên mời thầu.

Bên mời thầu là người trực tiếp lựa chọn và quyết định hồ sơ dự thầu nên có tácđộng rất lớn đến hoạt động dự thầu Theo Luật Đấu thầu, bên mời thầu có quyền lựachọn nhà thầu trúng thầu hoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của luật.Việc bên mời thầu tự thực hiện hay lựa chọn tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ

dự thầu có ảnh hưởng lớn đến khả năng thắng thầu của nhà thầu tham dự Bên mời thầu

có thể đưa ra những yêu cầu mà chỉ một vài nhà thầu định trước mới đáp ứng được.Nếu nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng nước ngoài hay từ các nhà đầu tư nước ngoài thìbên mời thầu có thể áp dụng các quy định riêng không ưu đãi cho các nhà thầu ViệtNam Ngược lại, nếu vốn đầu tư từ trong nước, bên mời thầu có thể yêu cầu các nhàthầu phải liên danh để tận dụng thế mạnh của các bên trong liên danh Trong quá trìnhđấu thầu, bên mời thầu có quyền yêu cầu các bên dự thầu cung cấp thông tin cần thiếtphục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu Ngoài ra, nếu bên mời thầu có quyền lực, họ còn

có khả năng tham gia chỉ đạo quá trình thực hiện gói thầu

* Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ.

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ

Trang 19

năng lực, trình độ, kinh nghiệm và có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực,kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹthuật, tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, hoặc các nội dung

để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để sosánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầuEPC

- Tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm nhà thầu: năng lực sản xuất kinhdoanh, năng lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn, kinhnghiệm thực hiện các hợp đồng tại Việt Nam và nước ngoài Các nội dung quy địnhnày được đánh giá theo tiêu chí “đạt” hay “không đạt”

- Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật: đặc tính kinh tế kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩnsản xuất và các nội dung khác (không được yêu cầu về thương hiệu hay nguồn gốc cụthể của hàng hoá); khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tính năng kỹthuật hàng hoá nêu trong hồ sơ mời thầu; khả năng lắp đặt thiết bị, năng lực cán bộ kỹthuật; tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chứccung ứng hàng hoá; khả năng thích ứng về mặt địa lý; tác động với môi trường và cácbiện pháp giải quyết;…Có thể sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương phápđánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về mặt kỹ thuật

- Tiêu chuẩn đánh giá để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng kỹ thuật, tàichính, thương mại: tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; công suất thiết kế; thời gian sửdụng; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng; tiến độ cung cấp, lắp đặt;…

Ngoài các tiêu chuẩn đánh giá đã được quy định trong hồ sơ mời thầu thì bênmời thầu không được thêm bớt, bổ sung hay thay đổi bất cứ nội dung nào của tiêuchuẩn đánh giá trong quá trình xét thầu

* Cộng đồng xã hội.

Áp lực của cộng đồng xã hội có tác dụng làm cho các đối tượng tham gia trongcác hoạt động đấu thầu phải thực hiện theo đúng những điều đã quy định Hệ thống cácphương tiện thông tin đại chúng như: các chương trình phát thanh, truyền hình, các tạpchí chuyên ngành, báo chí,… luôn phản ánh đầy đủ các thắc mắc, khiếu nại của côngdân trong hoạt động đấu thầu Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc hướng các công

Trang 20

việc diễn ra trong quá trình đấu thầu được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch và theođúng quy định.

1.3.2 Các nhân tố bên trong công ty

* Hệ thống thông tin.

Trong cơ chế thị trường, thông tin là một trong những nhân tố quan trọng, quyếtđịnh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ai nắm được thông tin nhanh và chính xácnhất thì người đó có khả năng giành chiến thắng lớn nhất

Trong hoạt động đấu thầu, muốn dự thầu, nhà thầu cần phải nắm bắt, xử lý tốtcác thông tin liên quan đến gói thầu như: chủ đầu tư, yêu cầu của chủ đầu tư, tìm hiểucác đối thủ cạnh tranh, đối tác liên doanh,…Qua đó nhà thầu có thể tự đánh giá nănglực của mình xem có phù hợp với gói thầu hay không, nếu phù hợp thì nên chuẩn bị hồ

sơ dự thầu như thế nào để đật được sự tin tưởng và tín nhiệm của bên mời thầu

* Khả năng tài chính.

Đây là một trong các tiêu chuẩn để bên mời thầu đánh giá các hồ sơ dự thầu.Khả năng tài chính là một chỉ tiêu phản ánh sự vững mạnh cũng như khả năng pháttriển trong tương lai của mỗi nhà thầu Một số dự án còn quy định các nhà thầu muốntham gia đấu thầu phải có tối thiểu một khoản vốn nhất định, phải đảm bảo được một

số yêu cầu về vốn trong hồ sơ mời thầu Vì vậy khả năng tài chính mạnh là rất quantrọng Hơn nữa, nếu có nguồn tài chính lớn, các nhà thầu có thể cùng lúc tham gianhiều cuộc đấu thầu, nâng cao xác suất trúng thầu

* Năng lực kỹ thuật, khoa học công nghệ.

Khi đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ xem xét đề xuất về kỹ thuật trước,chỉ những nhà thầu đáp ứng đủ yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét đánh giá đề xuất

về tài chính, cho nên năng lực kỹ thuật của nhà thầu là vô cùng quan trọng Năng lực

kỹ thuật còn thể hiện thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ Ngàynay, các tiến bộ khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá cả cáchàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng trên thị trường, do đó, nó ảnh hưởng trựctiếp đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có tiềm lực khoahọc, kỹ thuật, công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế lớn khi tham gia dựthầu

* Trình độ cán bộ quản lý và nguồn nhân lực.

Trang 21

Nhân tố con người luôn được coi là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh, là tài sản vô hình của mọi doanh nghiệp Nó giữ vai trò đặc biệt quantrọng trong các hoạt động nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng Các chủ đầu tưthường căn cứ vào trình độ đội ngũ lao động để đánh giá một phần về năng lực kỹ thuậtcủa nhà thầu, góp phần quyết định vào khả năng thắng thầu của doanh nghiệp.

Kết quả thắng thua khi tham gia dự thầu của các doanh nghiệp còn phụ thuộcvào trình độ, năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tham gia vào hoạtđông dự thầu, từ thu thập thông tin đến chuẩn bị hoàn thiện xuất sắc hồ sơ dự thầu vàtham gia thương thảo, hoàn thiện để ký kết hợp đồng thành công Nhà thầu nào có độingũ cán bộ quản lý giỏi, nhanh nhẹn, sáng suốt, có khả năng nắm bắt và xử lý thông tintốt, am hiểu về đấu thầu và các quy định của luật pháp, nhà thầu đó có được lợi thếcạnh tranh so với các đối thủ khác

Trang 22

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU CUNG CẤP

VẬT TƯ THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MẸ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM

-2.1.Giới thiệu về công ty - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electrical Equipment Corporation

Tên viết tắt: VEC

Tên thương hiệu sản phẩm: EMIC

Trụ sở chính: 41 Hai Bà Trưng - Phường Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm –Thành phố Hà Nội

Trụ sở sản xuất kinh doanh: Số 10 Trần Nguyên Hãn Phường Lý Thái Tổ Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

Website: http://emic.vpt.vn

Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinhdoanh độc lập với Tổng công ty Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất vàkinh doanh các loại thiết bị đo điện theo nhu cầu của thị trường Ngoài ra công ty mẹcòn có chức năng quản lý phần vốn Nhà nước cấp đối với các công ty con

Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty là đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùngcủa thị trường trong và ngoài nước với sản lượng và chất lượng ngày càng gia tăng,nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh, đạt lợi nhuận tối đa nhằm nâng cao đời sốngcán bộ công nhân viên và trở thành công ty hàng đầu trong nước về cung cấp thiết bị

đo lường điện

Công ty thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luậtNhà nước, cạnh tranh với các hãng trong nước và quốc tế nhằm nắm vững thị trường

đã chiếm lĩnh và phục vụ cho việc tìm kiếm, mở rộng thị trường mới trong tương lai.2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt

Nam.

* Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam, trước đây là Công ty Thiết

bị đo điện có tiền thân là Phân xưởng đồng hồ và khí tài - một phân xưởng của Nhàmáy chế tạo biến thế chuyên sản xuất thiết bị đo lường điện

Trang 23

* Ngày 1/4/1983, Bộ cơ khí và luyện kim quyết định thành lập Nhà máy chế tạo Thiết bị đo điện trên cơ sở phân xưởng đồng hồ tách từ Nhà máy chế tạo biến thế

* Ngày 27/4/1994, Nhà máy chế tạo Thiết bị đo điện được đổi tên thành Công ty Thiết bị đo điện, theo quyết định số 173/QĐ/TCCBTĐ của Bộ cơ khí và luyện kim.

Công ty Thiết bị đo điện trực thuộc Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện và có tên giaodịch tiếng Anh là EMIC (Electric Measuring Instrument Company)

Năm 1995, công ty thực hiện chuyển giao công nghệ với hãng LANDIS&GYR Thuỵ Sĩ Từ đó, sản phẩm công tơ của công ty được công nhận đạt tiêu chuẩn chấtlượng Châu Âu IEC và trên mặt công tơ được ghi: “Sản phẩm bằng sự hợp tác côngnghệ của hãng LANDIS&GYR - Thuỵ Sĩ”

Năm 1996, công ty hợp tác với hãng APAVE của Pháp để tư vấn xây dựng và ápdụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001

Ngày 11/03/1999, công ty được tập đoàn AFAQ - ASCERT của Cộng hoà Phápcấp chứng chỉ ISO 9001 Công ty Thiết bị đo điện là công ty đầu tiên hoàn toàn củaViệt Nam được cấp chứng chỉ này Duy trì và phát huy hiệu quả, vào tháng 2/2002Công ty tiếp tục được hãng AFAQ – ASCERT - Cộng hoà Pháp và QUACERT - ViệtNam cấp chứng chỉ ISO 9001 phiên bản 2000

* Ngày 02/01/2004, Bộ Công nghiệp đã cho phép Công ty chuyển từ Doanh

nghiệp Nhà nước Công ty thiết bị đo điện thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thiết bị đo điện theo quyết định số 119/2004/QĐ-BCN.

Ngày 1/1/2007, thực hiện theo quyết định số 27/2006/QĐ-BCN ngày 02/08/2006của Bộ Công nghiệp về việc thành lập Tổng công ty Thiết bi điện theo mô hình công ty

mẹ - công ty con, Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện và Công ty TNHH Nhà nước một

thành viên Thiết bị đo điện được hợp nhất thành Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam, trực thuộc Bộ Công thương,

do Hội đồng quản trị của Tổng công ty trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo xuống từng đơn vị,phòng ban Công ty có bộ máy quản lý được chuyên môn hoá cao, đảm bảo sản xuấtkinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt Bộ máy quản lý của công ty bao gồm :

Trang 24

- Hội đồng quản trị: bao gồm 5 thành viên, làm việc theo chế độ tập thể, họpthường kỳ mỗi quý ít nhất một lần và cũng có thể họp bất thường để giải quyết các vấn

đề cấp bách Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Kiến Thiết

- Tổng giám đốc: là người lãnh đạo trực tiếp trong mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh Hiện nay Tổng giám đốc của VEC là ông Lưu Văn Ảnh

- Giám đốc sản xuất - kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, phụ tráchchính về các hoạt động sản xuất, điều hành các phân xưởng

- Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, điều hành cáchoạt động kinh doanh, phụ trách các vấn đề về hành chính và tiêu thụ sản phẩm

- Công ty có 10 phòng ban và 8 phân xưởng sản xuất thực hiện các nhiệm vụ,chức năng khác nhau, trong đó mỗi phòng ban lại được chia thành các phòng chứcnăng riêng, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn cụ thể, thể hiện sự chuyên môn hoácao Ngoài ra công ty còn kinh doanh dịch vụ khách sạn với khách sạn Bình Minh HàNội

Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam được tổ chức hoạt động theo

mô hình trực tuyến - chức năng Tổng giám đốc trực tiếp quản lý hoạt động của tất cảcác phòng ban và được giúp đỡ bởi các Giám đốc để chuẩn bị các quyết định, hướngdẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết định

Cơ cấu bộ máy quản lý được mô tả qua sơ đồ 1

* Phòng Tổ chức - Lao động (hiện nay gồm 6 cán bộ) có nhiệm vụ:

- Sắp xếp, bố trí lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ các cấp trong côngty

- Tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí, thuyên chuyển, thôi việc cán bộ công nhân viêntheo đúng luật hiện hành; tổ chức việc bổ túc đào tạo, thi nâng bậc tay nghề cho cán bộcông nhân viên

- Lập và quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên; thống kê nhân sự, phụ trách khenthưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên toàn công ty

- Tiến hành hợp đồng lao động và thực hiện hợp đồng lao động

- Xây dựng kế hoạch quỹ lương, kế hoạch lao động hàng năm

- Xây dựng và hoàn thiện các định mức lao động hàng năm, đơn giá trả lương,các phương pháp trả lương, quản lý; tổ chức thực hiện và phân tích hiệu quả kinh tế

Trang 25

* Phòng Hành chính - Tổng hợp (19 cán bộ) có nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện công tác quản trị các công trình công cộng và tài sản ngoàisản xuất của công ty như: đất đai, nhà cửa, các phương tiện sản xuất khác,…

- Tổ chức thực hiện trong công ty các chính sách của Nhà nước

- Thực hiện các công tác hành chính tổng hợp trong công ty, mua và cấp phát vănphòng phẩm

- Phụ trách quản lý xây dựng cơ bản

- Hàng năm cung cấp cho phòng Tài chính - Kế toán dự toán hành chính phí vàsửa chữa nhà xưởng, những tài liệu về kiểm kê, đồ dùng và văn phòng của công ty

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên và làm tốt công tác

vệ sinh công nghiệp, môi trường trong toàn công ty

* Phòng Tài chính - Kế toán (gồm 12 cán bộ nhân viên) có nhiệm vụ:

- Trực tiếp quản lý công ty về mặt tài chính kế toán

- Thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh; giao dịch, thanh quyết toán với kháchhàng và Nhà nước

- Xây dựng kế hoạch tài chính, giá cả cho các yêu cầu sản xuất kinh doanh, xâydựng cơ bản, sự nghiệp hành chính; tổ chức triển khai và thực hiện các kế hoạch đó

- Tổ chức quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả

- Quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động

- Tổ chức thanh toán và hạch toán kịp thời, đầy đủ và đúng hạn mọi khoản thu,chi tài chính, xuất nhập khẩu vật tư

- Lập các báo cáo tài chính của công ty theo quý, năm

- Thực hiện thanh toán, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên

* Phòng Quản lý dự án (3 cán bộ) có nhiệm vụ xây dựng các dự án đầu tư sản xuất, dự

án mới trình lên cấp trên và phối hợp với các phòng ban khác triển khai thực hiện và

Trang 26

kiểm tra các dự án đã được phê duyệt.

* Phòng Kế hoạch - Thị trường (gồm 38 cán bộ và nhân viên) có các nhiệm vụ chính:

- Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty về cácmặt công tác kế hoạch, công tác thị trường và thực hiện chức năng quản lý các đơn vịthành viên liên quan đến công tác kế hoạch theo quy định của điều lệ tổ chức và hoạtđộng của Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam

- Xây dựng các kế hoạch năm của Tổng công ty, xây dựng các kế hoạch năm,quý, tháng và phương án sản xuất sản phẩm của công ty mẹ

- Tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế, nắm bắt thông tin thị trường để kịpthời đưa ra các phương án sản xuất và bán hàng

- Lập kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng vớikhách hàng

- Điều độ sản xuất, phối hợp với các phòng ban phân tích tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty, điều chỉnh kế hoạch kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi củakhách hàng và phù hợp điều kiện sản xuất thực tế của các đơn vị

- Quản lý kho bán thành phẩm và thành phẩm của công ty; thay mặt giám đốcviết các lệnh sản xuất

* Phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu (30 cán bộ, công nhân viên) có nhiệm vụ:

- Căn cứ vào lượng vật tư tồn kho và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để lập kếhoạch vật tư hàng năm và hàng quý

- Ký và triển khai các hợp đồng vật tư trong và ngoài nước

- Thực hiện hợp đồng với các cơ sở gia công, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chấtlượng, giá cả hợp lý

- Quản lý vật tư không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm

- Thống kê các kho vật tư, sử dụng vật tư và thanh quyết toán vật tư

- Quản lý toàn bộ các phương tiện vận tải

* Phòng Quản lý chất lượng (62 cán bộ, công nhân viên):

- Kiểm tra chất lượng các bán thành phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối của quytrình sản xuất

- Nghiên cứu các chế độ và các phương pháp kiểm tra các công đoạn sản xuất vàkiểm tra trước khi xuất xưởng

Trang 27

- Quản lý hệ thống mẫu chuẩn, quản lý kỹ thuật các dụng cụ đo kiểm, đảm bảothống nhất các đơn vị đo lường trong toàn công ty, nghiên cứu tìm hiểu các phươngpháp kiểm tra mới.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, đóng gói và vận chuyển sảnphẩm

- Cùng với phòng Thiết kế - Nghiên cứu và phát triển tổ chức khảo nghiệm cácsản phẩm trong công ty về các tính năng kỹ thuật để phát hiện những thiếu sót vànhững vấn đề cần cải tiến

- Giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm và tổ chứckiểm định nhà nước

- Áp dụng các tiêu chuẩn IEC vào trong công ty, theo dõi thường trực về ISO9001

* Phòng Thiết kế - Nghiên cứu và phát triển (9 cán bộ, công nhân viên) có nhiệm vụthiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm hiện tạicho phù hợp nhu cầu thị trường và kế hoạch sản xuất kinh doanh

* Phòng Công nghệ (11 cán bộ, công nhân viên kỹ thuật): Thực hiện quản lý các dâychuyền công nghệ trong các phân xưởng sản xuất, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa kịpthời các máy móc thiết bị; nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất

* Phòng Bảo vệ (33 nhân viên): Bảo vệ trật tự trị an và tài sản công ty, giám sát việcchấp hành quy chế ra vào công ty; tiến hành tuần tra canh gác, phụ trách tự vệ, phòngchữa cháy, bão lụt,…

* Khách sạn Bình Minh (64 nhân viên)

Khách sạn Bình Minh, 27 Lý Thái Tổ - Hà Nội, nằm tại trung tâm thành phố, có

vị trí rất thuận lợi Khách sạn kinh doanh các dịch vụ:

- 36 văn phòng đại diện nước ngoài

- 39 phòng ngủ với tiện nghi hiện đại

- Mini bar, nhà hàng

- Dịch vụ đặt vé máy bay, xe du lịch, thu đổi ngoại tệ

Hiện nay khách sạn vẫn chưa hạch toán độc lập Khách sạn có nhóm kế toán hàngngày hạch toán theo kiểu báo sổ và cuối tháng báo về phòng Tài chính - Kế toán đểhạch toán chung với công ty

Trang 28

* Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch đã được tổng công tygiao, được chuyên môn hoá theo chức năng và công nghệ, bao gồm :

- Phân xưởng kỹ thuật số (gồm 31 lao động): chuyên sản xuất chế tạo các loạithiết bị và chi tiết điện tử

- Phân xưởng cơ dụng (gồm 29 lao động): chịu trách nhiệm sản xuất các loạikhuôn mẫu, gá lắp cung cấp cho phân xưởng sản xuất chính; bảo dưỡng, theo dõi bảoquản máy móc thiết bị và tài sản cố định của công ty

- Phân xưởng đột dập (114 lao động): nhiệm vụ chủ yếu là cắt, đột dập, gò, hàn,chuyên sản xuất phôi thiết bị để chuyển sang phân xưởng cơ khí, thiết kế gia công trọn

bộ khung công tơ sắt, khung bộ số, đĩa roto,…

- Phân xưởng cơ khí (95 lao động): chuyên thực hiện các công nghệ phay, bào ,tiện, nguội ,…

- Phân xưởng ép nhựa (51 lao động): chuyên sản xuất các chi tiết bằng nhựa,nhận các chi tiết từ phân xưởng cơ khí chuyển sang để sơn mạ rồi chuyển tới phânxưởng lắp ráp

- Phân xưởng lắp ráp 1 (170 lao động): chuyên lắp ráp thành phẩm cho các loạicông tơ 1 pha

- Phân xưởng lắp ráp 2 (108 lao động): chuyên lắp ráp thành phẩm cho các loạicông tơ 3 pha, máy biến dòng hạ thế, đồng hồ vôn ampe

- Phân xưởng lắp ráp 3 (Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện Hà Nội – 99 lao động) :chuyên lắp ráp các loại máy biến dòng trung thế, máy biến áp trung thế, cao thế

2.1.3 Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam có nguồn doanh thu từ 4 hoạtđộng chính là sản xuẩt các thiết bị đo lường điện, kinh doanh vật tư, kinh doanh dịch

vụ khách sạn và các hoạt động đầu tư tài chính

Trong 6 năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiệntóm tắt qua bảng 1-Bảng chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2002-2007

Trang 29

B ng 1 B ng ch tiêu t ng h p giai o n 2002 - 2007 ảng 1 Bảng chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2002 - 2007 ảng 1 Bảng chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2002 - 2007 ỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2002 - 2007 ổng hợp giai đoạn 2002 - 2007 ợp giai đoạn 2002 - 2007 đoạn 2002 - 2007 ạn 2002 - 2007

Lợi nhuận trước thuế tỷ VNĐ 13,00 13,149 13,765 14,00 15,689 17,867

(Nguồn: Phòng Hành chính - Kế toán)

* Vốn kinh doanh

Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam có 4 nguồn thu chính: từ hoạtđộng sản xuất thiết bị, kinh doanh vật tư, kinh doanh dịch vụ khách sạn và đầu tư tàichính Do đó công ty có quy mô vốn lớn, trong đó cơ cấu vốn cố định chiếm tỉ trọnglớn hơn Trước đây, nguồn vốn chủ yếu của công ty là do ngân sách cấp Từ ngày mớithành lập, số vốn ban đầu của công ty là rất nhỏ Số liệu về tài chính năm 1983 là:

Trang 30

Đặc biệt đến năm 2007 khi Công ty Thiết bị đo điện và Tổng công ty Thiết bị kỹthuật điện Việt Nam được hợp nhất thành Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam, trựctiếp quản lý 7 công ty con, thì tổng vốn của Tổng công ty đã lên tới 528,021 tỷ đồng,gấp 7,06 lần so với vốn năm 2006, trong đó vốn cố định là 408,92 tỷ.

* Lao động.

Công ty luôn có lực lượng lao động đông đảo và có trình độ cao Do đặc thù củasản phẩm đo lường là độ chính xác cao nên để đạt được yêu cầu này cần có nhiều yếu

tố như: vật tư, nguyên vật liệu cao cấp, trang thiết bị sản xuất và kiểm tra hiện đại, trình

độ kỹ thuật và kinh nghiệm của con người Do đó, có thể nói một thế mạnh nổi bật củacông ty là trình độ năng lực của đội ngũ công nhân viên Với 997 cán bộ công nhânviên, sau một quá trình đào tạo, đào tạo nâng cao và trải qua quá trình sản xuất thực tếlâu dài, công ty đã có được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹthuật có trình độ và kinh nghiệm nghề nghiệp cao Số cán bộ có trình độ đại học (nhiềungười được đào tạo và thực hành ở nước ngoài về) là 181 người (chiếm 18,15 %),trung cấp kỹ thuật là 35 người (3,5%), công nhân kỹ thuật trên bậc 4 là 590 người(chiếm 59,19 %), còn lại là 191 công nhân bậc 3 và nhân viên phục vụ (19,16%).Chính yếu tố con người đã phản ánh hàm lượng kỹ thuật cao trong sản phẩm của côngty

Bảng 2 Bảng chỉ tiêu trình độ lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty (Đơn vị: người)

Trang 31

Lào, Campuchia, Butan, Mỹ, Nicaragoa, Srilanka,…) và đang tiếp tục mở rộng thịtrường quốc tế.

2.2 Thực trạng hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam.

2.2.1 Thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty

* Thị trường của công ty theo sản phẩm

Các sản phẩm công ty mẹ - Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam sản xuất phục

vụ nhu cầu thị trường và là mặt hàng tham gia các cuộc đấu thầu bao gồm:

- Công tơ điện 1 pha cơ hoặc điện tử, 1 giá hoặc nhiều giá các loại

- Công tơ điện 3 pha cơ hoặc điện tử, 1 giá hoặc nhiều giá các loại

- Máy biến dòng hạ thế hình xuyến kiểu đúc êpôxy

- Máy biến dòng trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm dầu cách điện trong nhà và

ngoài trời

- Máy biến áp đo lường trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm dầu cách điện trongnhà và ngoài trời

- Đồng hồ Vôn – ampe

- Các sản phẩm đo lường và bảo vệ khác như: cầu chì rơi tự do trung thế,…

Trong đó, mặt hàng chủ lực mà công ty tập trung sản xuất, có thị trường tiêu thụlớn, thường đem lại doanh thu chủ yếu là các loại công tơ điện 1 pha, công tơ điện 3pha, các loại máy biến dòng và máy biến áp

Bảng 3 Bảng sản lượng tiêu thụ và doanh thu năm 2005 - 2007

Các sản phẩm chủ yếu

Sản lượng(chiếc)

Doanh thu(tỷ VNĐ)

Sản lượng(chiếc)

Doanh thu(tỷ VNĐ)

Sản lượng(chiếc)

Doanh thu(tỷ VNĐ)

Công tơ điện 1 pha 2.360.020 275,768 2.272.211 265,508 2.576.410 301,054

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Thị trường )

Trang 32

Qua bảng trên, có thể thấy sản phẩm công tơ 1 pha và 3 pha là mặt hàng chủ lực,

có sản lượng tiêu thụ và đem lại doanh thu rất lớn cho công ty

Bảng 4 Bảng sản lượng tiêu thụ công tơ 1 pha và 3 pha (Đơn vị: nghìn chi c) ếc)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Thị trường ) Sản lượng tiêu thụ phần nào phản ánh được nhu cầu của thị trường đối với sảnphẩm của công ty, phản ánh được mức độ thích ứng của sản phẩm với yêu cầu củakhách hàng và quan trọng nhất là qua đó có thể đánh giá được kết quả của hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty Sự gia tăng doanh thu chứng tỏ khối lượng sản phẩmhàng hóa bán ra ngày càng nhiều, sản phẩm của công ty ngày càng được tín nhiệm trênthị trường

* Thị trường của công ty theo khu vực địa lý.

Thị trường trong nước:

Công ty có các khách hàng chủ yếu là các công ty điện lực thuộc Tập đoàn điệnlực Việt Nam, đó là :

- Công ty điện lực 1: quản lý lưới điện các tỉnh miền Bắc

- Công ty điện lực 2: quản lý lưới điện các tỉnh miền Nam

- Công ty điện lực 3: quản lý lưới điện các tỉnh miền Trung

- Công ty điện lực Hà Nội: quản lý lưới điện thành phố Hà Nội

- Công ty điện lực TP.HCM: quản lý lưới điện TP.HCM

- Công ty điện lực TP.Hải Phòng, Đồng Nai, Hải Dương, Ninh Bình, …

Bên cạnh các khách hàng lớn là các công ty điện lực thuộc Tập đoàn điện lựcViệt Nam, công ty còn phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng khác như: các công

ty xây lắp điện, các công ty xây dựng, các doanh nghiệp thương mại, các đơn vị có hợpđồng phân phối sản phẩm cho công ty ở khu vực miền Trung và miền Nam, nhữngngười tiêu dùng cuối cùng trực tiếp mua sản phẩm tại cửa hàng bán, giới thiệu sảnphẩm số 10 - Trần Nguyên Hãn và nhiều cửa hàng khác trong cả nước…

Thị trường quốc tế:

Ngày đăng: 10/12/2012, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2002 - 2007 - Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam
Bảng 1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2002 - 2007 (Trang 28)
Bảng 2. Bảng chỉ tiêu trình độ lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty - Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam
Bảng 2. Bảng chỉ tiêu trình độ lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty (Trang 30)
Bảng 2.  Bảng chỉ tiêu trình độ lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty - Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam
Bảng 2. Bảng chỉ tiêu trình độ lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty (Trang 30)
Bảng 4. Bảng sản lượng tiêu thụ công tơ 1 pha và 3 pha - Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam
Bảng 4. Bảng sản lượng tiêu thụ công tơ 1 pha và 3 pha (Trang 31)
Bảng 5. Doanh thu theo đối tượng khách hàng - Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam
Bảng 5. Doanh thu theo đối tượng khách hàng (Trang 33)
Bảng 5. Doanh thu theo đối tượng khách hàng                                                                                                          (Đơn vị: Tỷ VNĐ) - Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam
Bảng 5. Doanh thu theo đối tượng khách hàng (Đơn vị: Tỷ VNĐ) (Trang 33)
Bảng7. Kết quả thực hiện các hợp đồng thắng thầu. - Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự thầu cung cấp vật tư thiết bị tại công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam
Bảng 7. Kết quả thực hiện các hợp đồng thắng thầu (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w