1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình thành và phát triển vùng thành phố Cần Thơ.pdf

205 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội thế giới cho thấy không có một nền kinh tế nào phát triển mà không gắn với quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hoá đã mang lại những lợi ích to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của một vùng, quốc gia. Theo Liên Hợp Quốc [146], xu hướng đô thị hóa sẽ còn tiếp tục gia tăng; tới năm 2050, 68% dân số thế giới sẽ sống ở khu vực đô thị. Hệ thống các đô thị mở rộng nhanh cả về số lượng và quy mô với sự dẫn dắt của các siêu quần tụ đô thị thường diễn ra ở những nước phát triển. Những quần tụ đô thị này có sức ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế của vùng và quốc gia, và có tác động quan trọng tới vùng lãnh thổ lân cận. Những quần tụ đô thị này được gọi là những vùng thành phố (VTP). Sự hình thành và phát triển những VTP hiện nay là một xu hướng tất yếu, không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả những nước đang phát triển. Hiện nay, ở nước ta đã có hai VTP lớn là vùng Thủ đô Hà Nội (VTĐ Hà Nội) và vùng Thành phố Hồ Chí Minh (VTP Hồ Chí Minh) đã được lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng (QHXD). Tuy vậy, kết quả thực hiện QHXD VTĐ Hà Nội và QHXD VTP Hồ Chí Minh mặc dù đã mang lại một số kết quả tích cực, song cũng còn nhiều bất cập: (i) Phạm vi, ranh giới VTP được xác định còn mang tính chất duy ý chí, chủ quan và bằng quyết định hành chính; (ii) nội dung về phát triển còn mang tính tiếp cận kỹ thuật chuyên ngành, chưa bắt kịp với tinh thần tích hợp của Luật Quy hoạch 2017 gần đây; (iii) công tác đầu tư và phát triển còn mang nặng tính ''vật thể'' (đầu tư chủ yếu vào cơ sở hạ tầng); (iv) mô hình quản lý VTP được đưa ra không phát huy được hiệu quả và tác dụng như mong đợi. Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây là ‘Nghị quyết số 06-NQ/TW năm 2022 về Đô thị’ [8]) đã chỉ ra những bất cập về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững (PTBV) các đô thị của Việt Nam, đồng thời xác định rõ các quan điểm, muc tiêu và nhiệm vụ, nổi bật trong đó là chủ trương về quản lý và phát triển các vùng thành phố phù hợp với giai đoạn mới. Những quan điểm trên của Đảng đã thể hiện sự quan tâm kịp thời, phù hợp với xu hướng phát triển đô thị của thế giới hiện nay, khắc phục những hạn chế trong đô thị hóa và phát triển đô thị trước đây, khuyến khích xây dựng những đầu tàu tăng trưởng trên cơ sở lấy các thành phố lớn làm hạt nhân, có sức lan toả xung quanh để hình thành và phát triển các VTP trên địa bàn toàn quốc. Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã cụ thể hoá chủ trương trên bằng định hướng phát triển mạng lưới các VTP tương tác. Tuy vậy, nghiên cứu về hình thành và phát triển VTP vẫn còn là vấn đề tương đối mới ở Việt Nam. Khối lượng các công trình nghiên cứu khoa học về VTP còn khiêm tốn. Các kết quả nghiên cứu mới chủ yếu tiếp cận nghiên cứu về VTP ở một số góc độ chuyên ngành, đặc biệt là việc đề cập, định nghĩa khái niệm VTP. Có thể nói sự vận động của VTP gồm hai quá trình đan xen với nhau giữa hình thành và phát triển, trong đó nội dung về hình thành VTP gồm việc xác định phạm vi, ranh giới và quá trình thiết lập cơ cấu quy hoạch (CCQH); còn một số nội dung chính về phát triển VTP lại bao gồm nhiều khía cạnh như phát triển kinh tế; đô thị hoá, phân bố dân cư; tổ chức không gian, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và xây dựng cơ chế, chính sách quản lý VTP. Cho đến nay, có thể nói chưa có một nghiên cứu nào có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn về hình thành và phát triển VTP ở Việt Nam theo giác độ của chuyên ngành kinh tế phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với các chuyên ngành khoa học khác. như một hệ thống lãnh thổ tích hợp về điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường. Trong bối cảnh đổi mới về công tác quy hoạch ở nước ta hiện nay, những yêu cầu mới về khoa học, phát triển vùng lãnh thổ, trong đó với vai trò động lực phát triển kinh tế vùng và là các đầu mối phát triển KT-XH và phân bố dân cư trong hệ thống đô thị quốc gia và trong nền kinh tế quốc dân, VTP đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu sắc từ nhiều giác độ khoa học khác nhau, đặc biệt là kinh tế phát triển. Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây là Nghị quyết số 138/NQ-CP năm 2022 về QHTTQG’), trong đó ở Phần VIII về định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia đã xác định “vùng đô thị Cần Thơ” là một trong bốn vùng đô thị lớn được định hướng hình thành và phát triển 1 . Bên cạnh đó, Thuyết minh quy hoạch vùng (QHV) đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 (sau đây là ‘Quyết định số 287/QĐ-TTg năm 2022 về QHV ĐBSCL’ [139]), trong đó đã xác định VTP Cần Thơ (một trong ba vùng kinh tế - kĩ thuật) với vị trí, vai trò đặc biệt, là khu vực động lực phát triển KT-XH ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, phương án được đề xuất mới chỉ dừng ở ý tưởng còn phạm vi, ranh giới và nội hàm phát triển VTP Cần Thơ tương lai giống như VTĐ Hà Nội và VTP Hồ Chí Minh, vẫn chưa được nghiên cứu kỹ và còn thiếu những chứng cứ khoa học về sự hình thành và phát triển VTP Cần Thơ. Xuất phát từ những phân tích trên, việc nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ (LATS) "Hình thành và phát triển vùng thành phố Cần Thơ" nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn của kinh tế phát tiển theo giác độ đổi mới, từ đó đưa ra các giải pháp về hình thành và phát triển VTP ở Việt Nam nói chung và VTP Cần Thơ nói riêng là rất cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình thành và phát triển VTP trên cơ sở phân tích tổng quan, đánh giá thực trạng hình thành và phát triển, từ đó đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp hình thành và phát triển VTP Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÊ MINH SƠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2022 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC HÌNH ii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC PHỤ LỤC v MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khung nghiên cứu 5 Ý nghĩa việc nghiên cứu đề tài đóng góp luận án Một số thuật ngữ khái niệm luận án Kết cấu luận án 10 CHƯƠNG TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG THÀNH PHỐ 11 1.1 Tổng quan cơng trình nghiên cứu hình thành phát triển vùng thành phố nước 11 1.1.1 Về nhận thức quan niệm vùng thành phố 11 1.1.2 Một số lý thuyết cổ điển hình thành phát triển vùng thành phố 12 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng hình thành phát triển vùng thành phố 14 1.1.4 Quản trị vùng thành phố 19 1.2 Tổng quan cơng trình nghiên cứu hình thành phát triển vùng thành phố nước 21 1.2.1 Phát triển vùng lãnh thổ 21 1.2.2 Quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị 22 1.2.3 Vùng thành phố nói chung vùng thành phố Cần Thơ nói riêng 23 1.3 Những vấn đề thuộc luận án chưa cơng trình khoa học nghiên cứu vấn đề luận án tập trung giải 25 1.3.1 Những nội dung nghiên cứu mà luận án kế thừa 25 1.3.2 Những vấn đề tập trung giải luận án 26 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG THÀNH PHỐ 27 2.1 Khái niệm vùng thành phố 27 2.1.1 Tổng kết khái niệm vùng thành phố 27 2.1.2 Khái niệm định nghĩa vùng thành phố điều kiện thực tiễn Việt Nam 27 2.1.2.1 Vùng thành phố 28 2.1.2.2 Những đặc trưng vùng thành phố 28 2.1.2.3 Hình thành phát triển vùng thành phố 30 2.1.3 Phân loại phân cấp quản lý vùng thành phố 34 2.2 Các sở lý thuyết hình thành phát triển vùng thành phố 35 2.2.1 Cơ sở lý thuyết kinh tế phát triển hình thành phát triển vùng thành phố 35 2.2.2 Cơ sở lý thuyết phân vùng tổ chức không gian vùng thành phố 37 2.2.3 Cơ sở lý thuyết bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vùng thành phố41 2.2.4 Cơ sở lý thuyết quy hoạch sách phát triển vùng thành phố 42 2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá hình thành phát triển vùng thành phố 43 2.2.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hình thành phát triển vùng thành phố 43 2.2.5.2 Các tiêu chí đánh giá hình thành phát triển vùng thành phố 48 2.3 Thực tiễn hình thành phát triển vùng thành phố, số học kinh nghiệm 49 2.3.1 Thực tiễn hình thành phát triển vùng thành phố nước 49 2.3.2 Thực tiễn hình thành phát triển số vùng thành phố nước 53 2.3.2.1 Vùng Đại thành phố London (Greater London Area) 53 2.3.2.2 Vùng thủ đô Berlin-Brandenburg 55 2.3.2.3 Vùng thành phố Jarkarta (Japodetabek) 58 2.3.2.4 Vùng thành phố Manila (Metro Manila) 60 2.3.3 Một số nhận xét học kinh nghiệm rút 61 2.4 Kiểm chứng lựa chọn phương án phạm vi, ranh giới vùng thành phố Cần Thơ 65 2.4.1 Một số phương pháp nghiên cứu xác định phạm vi, ranh giới vùng thành phố vùng ảnh hưởng thành phố trung tâm 65 2.4.1.1 Phương pháp xác định phạm vi, ranh giới vùng thành phố 65 2.4.1.2 Phương pháp xác định vùng ảnh hưởng thành phố trung tâm 67 2.4.2 Các tiêu chí lựa chọn phương án vùng thành phố Cần Thơ 69 2.4.3 Hệ thống phương án phân vùng theo sở sinh thái học vùng đồng sông Cửu Long phương án phân vùng theo quan điểm khác chuyên gia 71 2.4.3.1 Phân vùng theo sở sinh thái học 71 2.4.3.2 Phân vùng theo quan điểm chuyên gia chuyên ngành 74 2.4.4 Kiểm chứng lựa chọn phương án phạm vi, ranh giới vùng thành phố Cần Thơ 76 2.4.5 So sánh, lựa chọn phương án phạm vi, ranh giới vùng thành phố Cần Thơ 77 CHƯƠNG THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 80 3.1 Khái quát trình hình thành vùng thành phố Cần Thơ 80 3.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đặc điểm văn hóa - xã hội vùng thành phố Cần Thơ 81 3.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 81 3.2.2 Đặc điểm văn hóa - xã hội 83 3.3 Đánh giá nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hình thành phát triển vùng thành phố Cần Thơ 83 3.3.1 Đánh giá theo nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hình thành phát triển vùng thành phố Cần Thơ 83 3.3.1.1 Chủ trương phát triển khung pháp lý cho phát triển vùng thành phố Nhà nước 83 3.3.1.2 Hội tụ nguồn lực kinh tế phù hợp cho hình thành phát triển vùng thành phố 86 3.3.1.3 Sự diện đô thị trung tâm vùng ảnh mối quan hệ kinh tế - xã hội thành phố trung tâm khu vực lãnh thổ lân cận 87 3.3.1.4 Khả liên kết nhu cầu liền kết phát triển địa phương cấu thành vùng thành phố 88 3.3.2 Đánh giá chung thuận lợi, thách thức cho hình thành phát triển vùng thành phố Cần Thơ 89 3.4 Thực trạng hình thành phát triển vùng thành phố Cần Thơ 90 3.4.1 Thực trạng phát triển kinh tế 90 3.4.2 Thực trạng dân số, thị hóa hệ thống thị - nông thôn 94 3.4.2.1 Dân số 94 3.4.2.2 Đơ thị hóa hệ thống đô thị - nông thôn 95 3.4.3 Thực trạng sử dụng đất vùng ảnh hưởng đô thị trung tâm 97 3.4.3.1 Thực trạng sử dụng đất 97 3.4.3.2 Vùng ảnh hưởng thành phố trung tâm lân cận thành phố Cần Thơ 98 3.4.4 Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải 100 3.4.4.1 Kết cấu hạ tầng giao thông đường 100 3.4.4.2 Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa 100 3.4.4.3 Kết cấu hạ tầng giao thông đường hàng không đường sắt 101 3.4.5 Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường 101 3.4.6 Thực trạng tổ chức quản lý vùng thành phố Cần Thơ 102 3.5 Đánh giá chung thực trạng hình thành phát triển vùng thành phố Cần Thơ 103 3.5.1 Kết hạn chế chủ yếu 103 3.5.2 Nguyên nhân hạn chế 105 CHƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 111 4.1 Bối cảnh tác động đến hình thành phát triển vùng thành phố Cần Thơ 111 4.1.1 Bối cảnh quốc tế 111 4.1.2 Bối cảnh nước 111 4.1.3 Bối cảnh vùng đồng sông Cửu Long 113 4.2 Quan điểm, mục tiêu nguyên tắc hình thành phát triển vùng thành phố Cần Thơ 114 4.2.1 Quan điểm hình thành phát triển VTP Cần Thơ 114 4.2.2 Mục tiêu 115 4.2.2.1 Mục tiêu tổng quát 115 4.2.2.2 Mục tiêu phát triển cụ thể 116 4.2.3 Một số tiêu phát triển vùng thành phố Cần Thơ 116 4.3 Nguyên tắc trình hình thành, phát triển cấu quy hoạch vùng thành phố Cần Thơ 120 4.3.1 Nguyên tắc 120 4.3.2 Quá trình hình thành phát triển cấu quy hoạch vùng thành phố Cần Thơ 122 4.4 Các định hướng giải pháp hồn thiện q trình hình thành phát triển vùng thành phố Cần Thơ 125 4.4.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 125 4.4.1.1 Định hướng phát triển ngành kinh tế quan trọng 125 4.4.1.2 Định hướng phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội 127 4.4.2 Định hướng phân bố dân cư, quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn phát triển vùng chức 128 4.4.2.1 Định hướng phân bố dân cư đến đơn vị hành cấp tỉnh 129 4.4.2.2 Định hướng quy hoạch hệ thống đô thị 130 4.4.2.3 Định hướng quy hoạch hệ thống nông thôn 132 4.4.2.4 Định hướng phát triển khu chức 134 4.4.3 Định hướng phát triển mạng lưới giao thông vùng thành phố Cần Thơ 136 4.4.3.1 Giao thông đối ngoại 137 4.4.3.2 Giao thông đối nội vùng thành phố Cần Thơ 138 4.4.4 Định hướng bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu 138 4.4.4.1 Bảo vệ môi trường 139 4.4.4.2 Phòng, chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu 139 4.4.5 Giải pháp hồn thiện q trình hình thành phát triển vùng thành phố Cần Thơ 140 4.4.5.1 Giải pháp quy hoạch, kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin, sở liệu 140 4.4.5.2 Giải pháp tổ chức máy quản trị vùng thành phố Cần Thơ 141 4.4.5.3 Các sách chế chuyển dịch cấu kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hồn, kinh tế thị, kinh tế số kinh tế phi thức gắn với ngành, lĩnh vực quan trọng 141 4.4.5.4 Giải pháp huy động sử dụng nguồn vốn phát triển vùng thành phố Cần Thơ 142 4.4.5.5 Giải pháp ứng dụng tiến khoa học công nghệ 143 4.4.5.6 Giải pháp theo dõi, giám sát thực quy hoạch 143 4.5 Kết nghiên cứu bàn luận 144 4.5.1 Các kết nghiên cứu 144 4.5.2 Bàn luận 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148 Kết luận 148 Kiến nghị hướng nghiên cứu tương lai 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) API Giao diện Lập trình ứng dụng (Application Programming Interface) BĐKH Biến đổi khí hậu CCQH Cơ cấu Quy hoạch ĐBSCL Đồng sông Cửu Long GDP/GRDP Tổng sản phẩm nội địa/Tổng sản phẩm địa bàn (Gross Domestic Product/Gross Regional Domestic Product) GIS Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System) IWD Kỹ thuật nội suy khoảng cách nghịch đảo có trọng số (Inverse Weight Distance) KT-XH Kinh tế - Xã hội LA Luận án LATS Luận án Tiến sĩ NGTK Niên giám thống kê OECD Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development) OLS Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ thơng thường (Ordinary Least Square) PTBV Phát triển bền vững QHXD Quy hoạch xây dựng QLNN Quản lý Nhà nước TCTK Tổng Cục thống kê TP Thành phố TX Thị xã UBND Ủy ban Nhân dân VTĐ Vùng Thủ đô VTP Vùng thành phố WGS Hệ thống Trắc địa Thế giới (World Geodetic System) ii DANH MỤC HÌNH Hình MD1 Khung nghiên cứu LA Hình 1.1 Một số xu hướng nghiên cứu vùng thành phố tiến trình hồn thiện lý luận vùng thành phố 12 Hình 1.2 Mơ hình vị trí trung tâm Christaller 14 Hình 1.3 Mơ hình thành phố vườn theo Ebenezer Howard 17 Hình 1.4 Mơ hình cấu quy hoạch vùng thành phố lớn theo Vladimirov 18 Hình 1.5 Mơ hình vùng thành phố tầng bậc hai cấp mơ hình vùng thành phố đa cấp phi tầng bậc 18 Hình 1.6 Các hình thái quyền vùng thị lớn 20 Hình 1.7 Cơ cấu quyền địa phương Châu Âu 20 Hình 1.8 Xác định vùng thành phố Cần Thơ theo quan điểm lựa chọn vùng định cư thích hợp vùng ĐBSCL 24 Hình 2.1 Bốn giai đoạn vận động tiến hoá vùng thành phố 32 Hình 2.2 Liên hệ hình thành vùng thành phố phát triển vùng thành phố 34 Hình 2.3 Các liên hệ sử dụng đất đặc điểm kinh tế vùng 40 Hình 2.4 Vùng thủ Hà Nội 51 Hình 2.5 Vùng thành phố Hồ Chí Minh 51 Hình 2.6 Hai mơ hình quản lý vùng thủ Hà Nội 53 Hình 2.7 Vùng Đại thành phố London 54 Hình 2.8 Cơ cấu khơng gian vùng thành phố Berlin 57 Hình 2.9 Berlin vùng Thủ đô Berlin-Brandenburg 57 Hình 2.10 Vị trí, ranh giới vùng thành phố Jarkarta Indonesia phận 59 Hình 2.11 Bản đồ sử dụng đất thay đổi sử dụng đất VTP Jarkarta 19722012 59 Hình 2.12 Vị trí Metro Manila Philippines 60 Hình 2.13 Vùng Thủ đô Manila 61 Hình 2.14 Xây dựng khu vực thống kê vùng thành phố xác định công cụ quản lý quan trọng Indonesia 63 iii Hình 2.15 Các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp dựa yếu tố kết hợp 73 Hình 2.16 Phân vùng sinh thái định cư theo quan điểm tích hợp 73 Hình 2.17 Quy trình sáu bước để phân vùng thị ĐBSCL theo mơ hình trọng lực 76 Hình 2.18 Vị trí, phạm vi ranh giới vùng thành phố Cần Thơ vùng ĐBSCL 79 Hình 3.1 Một số chủ trương Đảng pháp luật, sách Nhà nước liên quan tới phát triển đô thị Việt Nam, Vùng Thủ đô Hà Nội Vùng Thành phố Hồ Chí Minh 20 năm gần 84 Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế VTP Cần Thơ vùng ĐBSCL qua năm 2010, 2020 92 Hình 3.3 Vùng ảnh hưởng VTP Cần Thơ sử dụng kỹ thuật nội suy không gian, với biến số GRDPi, MKTi, INCi 98 Hình 3.4 Vùng ảnh hưởng VTP Cần Thơ sử dụng kỹ thuật nội suy không gian, với biến số PxGRDPi, PxMKTi, PxINCi 99 Hình 3.5 Kịch ngập, nước biển dâng 100cm tỉnh, thành phố thuộc VTP Cần Thơ 109 Hình 4.1 Định hướng phát triển cấu quy hoạch VTP Cần Thơ 124 Hình 4.2 Các cấu trúc điểm dân cư nông thôn VTP Cần Thơ vùng ĐBSCL 133 Hình 4.3 Định hướng hạ tầng giao thơng tổng hợp đến năm 2030 VTP Cần Thơ 138 ... hình thành phát triển vùng thành phố - Các nhân tố ảnh hưởng đến hình thành phát triển vùng thành phố - Các tiêu chí đánh giá hình thành phát triển vùng thành phố Thực trạng hình thành phát triển. .. giá hình thành phát triển vùng thành phố 43 2.2.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hình thành phát triển vùng thành phố 43 2.2.5.2 Các tiêu chí đánh giá hình thành phát triển vùng thành. .. phạm vi, ranh giới vùng thành phố Cần Thơ 77 CHƯƠNG THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 80 3.1 Khái quát trình hình thành vùng thành phố Cần Thơ 80 3.2

Ngày đăng: 23/11/2022, 16:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w