1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vấn đề nghĩa của tục ngữ pdf

21 827 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 310,88 KB

Nội dung

Câu tục ngữ có nghĩa đen là những câu tục ngữ đơn thuần chỉ đúc kết những kinh nghiệm thuộc về các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, các hiện tượng tự nhiên hoặc đề cập đến sự tích lịc

Trang 1

Vấn đề nghĩa của tục ngữ

1- Một số quan niệm về nghĩa của tục ngữ:

1.1 Tục ngữ là một hiện tượng văn hoá đa diện, đa dạng Tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và hiện tượng của văn học dân gian Điều này giải thích

vì sao sự diễn đạt của tục ngữ đã hấp dẫn, lôi cuốn các nhà ngôn ngữ, các triết gia và các nhà văn hoá dân gian Điều đó cũng có nghĩa là tục ngữ, từ lâu đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhác nhau và ở góc độ nào cũng đem đến cho chúng ta những điều thú

vị Một trong những góc độ thu hút sự quan tâm và cả bàn cãi của thể loại này đó là nghĩa của tục ngữ Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng tục ngữ có hai loại nghĩa: nghĩa đen và

Trang 2

nghĩa bóng Câu tục ngữ có nghĩa đen là những câu tục ngữ đơn thuần chỉ đúc kết những kinh nghiệm thuộc về các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, các hiện tượng tự nhiên hoặc đề cập đến sự tích lịch sử, đặc điểm địa phương

Trong “Tục ngữ Việt Nam”, khi đề cập về nghĩa của tục ngữ, Chu Xuân Diên viết: “Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng” Đây là quan niệm được

nhiều người đồng tình Các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong

giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” thì khẳng định rằng: “ Tục ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: nghĩa đen (hay là nghĩa gốc) và nghĩa bóng (trường nghĩa)” [15,197] Quan

niệm này chưa thật sự thuyết phục vì ta thấy có một bộ phận tục ngữ, như chúng tôi đề cập ở trên, chỉ có nghĩa đen mà thôi Có lẽ khi khẳng định như thế, người ta chỉ chú ý đến

bộ phận tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, những quan niệm về triết lí nhân sinh Còn những câu tục ngữ đúc kết những quy luật của hiện tượng tự nhiên, những kinh nghiệm trong lao động, chăn nuôi, trồng trọt hay một số sự tích lịch sử và đặc điểm địa phương, vốn chỉ mang nghĩa đen đã không được đề cập Một định nghĩa cần phải bao quát được hết tất cả các hiện tượng

Có tác giả không dùng khái niệm “nghĩa đen”, “nghĩa bóng” mà dùng khái niệm “đơn nghĩa”, “nhiều nghĩa”, “đa nghĩa” như Hoàng Tiến Tựu Ông viết: “ Có những câu tục ngữ chỉ có một nghĩa (Ví dụ: “Khoai ưa lạ, mạ ưa quen”, “Một búi cỏ, một giỏ

phân”, ) Nhưng bộ phận tục ngữ đa nghĩa chiếm tỉ lệ khá lớn, chất lượng khá cao và là

bộ phận tiêu biểu nhất của thể loại này” [18,132] Theo ông: “ tục ngữ có thể chia làm hai loại cơ bản: loại đơn nghĩa và loại đa nghĩa Những câu tục ngữ thuộc loại đơn nghĩa là những câu chỉ có thể hiểu theo “nghĩa đen” Ví dụ:

- Mưa tháng bảy gãy cành trám

- Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô ( )

Những câu tục ngữ thuộc loại đa nghĩa có thể chia thành hai loại: loại thứ nhất gồm những câu vừa được hiểu theo “nghĩa đen”, vừa có thể (và thường) được hiểu theo

“nghĩa bóng”; ví dụ:

Trang 3

- Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng

- Qua chợ còn tiền, vô duyên càng khỏi nhẵn má ( )

loại thứ hai gồm những câu chỉ được dùng theo “nghĩa bóng”; ví dụ:

- Chết không muốn, muốn ăn xôi

“nghĩa bóng “ mà thôi Khái niệm “nhiều nghĩa” cũng được Bùi Mạnh Nhị dùng trong

bài viết “Tục ngữ” được in trong quyển “Văn học dân gian- những công trình nghiên

cứu” do ông chủ biên:“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa ” [16,242] Trong “Từ điển văn học” (Bộ

mới), Chu Xuân Diên cũng nói đến điều này và theo ông tính nhiều nghĩa của tục ngữ là

do được “hình thành bằng cách liên tưởng loại suy.”[10,1879]

Khảo sát các ý kiến trên ta thấy, các nhà nghiên cứu dù có sự diễn đạt khác nhau nhưng

có điểm chung là đều cho đại bộ phận tục ngữ có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng hay còn gọi là nghĩa biểu trưng

1.2 Ngoài ra, còn có tác giả đề cập đến một loại nghĩa thứ ba của tục ngữ là nghĩa khái

quát Trong bài viết “Đạo lí trong tục ngữ”, Nguyễn Đức Dân chỉ ra quá trình tạo nghĩa

khái quát này trên cơ sở suy luận chặt chẽ Ví dụ:

“Một người biết lo bằng kho người hay làm” (1)

một người + biết lo = kho người + hay làm

kho người > một người

-

Trang 4

-> biết lo > hay làm (a)

-> trí tuệ > sự cần cù (b)

(a) và (b) là hai nghĩa khái quát của (1), và bậc của (a) thấp hơn bậc của (b) [2,64]

Nghĩa khái quát cũng được Phan Thị Đào đề cập trong công trình “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam” Theo tác giả, tục ngữ có ba nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng (nghĩa

hình tượng) và nghĩa khái quát Về nét nghĩa khái quát này, tác giả viết: “ ta có những câu tục ngữ mà ở đó mỗi vế tồn tại như một tiền đề mang ý nghĩa khái quát cao, còn kết

đề là một phán đoán mang ý nghĩa khái quát cao hơn, nhưng không phải tồn tại trên văn bản mà được rút ra từ tư duy của người tiếp nhận”:

Thợ may ăn giẻ,

LUẬN (Làm nghề gì ăn nghề ấy) [ 6, 122]

Triều Nguyên cũng thống nhất tục ngữ có ba loại nghĩa và theo ông: “nếu phân loại tục ngữ theo hình thức tạo nghĩa, thì có bảy dạng tục ngữ sau:

+ Những câu tục ngữ chỉ có một nghĩa đen VD: Tháng bảy nước nhảy lên bờ + Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa khái quát VD: Cái sảy nảy cái ung

+ Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa bóng VD: Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo

+ Những câu tục ngữ vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa khái quát VD: Trâu he hơn

bò khỏe

Trang 5

+ Những câu tục ngữ vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa bóng VD: Ngựa hay chạy đường dài mới biết

+ Những câu tục ngữ vừa có nghĩa khái quát vừa có nghĩa bóng VD: To thuyền thì to sóng

+ Những câu tục ngữ vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa khái quát, lại vừa có nghĩa

bóng VD: Cá kể đầu, rau kể mớ [ lược trích 14,8-9]

Và theo tác giả, bảy dạng tục ngữ này có thể gộp làm hai nhóm lớn: nhóm những câu tục ngữ chỉ có một nghĩa (ba dạng đầu), và nhóm những câu tục ngữ có nhiều loại nghĩa (bốn dạng còn lại)

Việc nêu ra thêm nghĩa khái quát của tục ngữ cho thấy sự cố gắng của các nhà nghiên

cứu trong việc “giải mã” tục ngữ Ngoài ra, còn cho chúng ta thấy, cùng một tư duy

logic, cùng một nội dung biểu đạt nhưng có nhiều cách diễn đạt khác nhau, những chất liệu tạo nghĩa khác nhau Do vậy, dù đề cập đến một triết lí nhân sinh nào đó, vốn khô khan nếu được diễn đạt bằng cách nói thông thường, cách nói của tục ngữ vẫn tạo nên sự hấp dẫn đối với chúng ta là như thế Tuy nhiên, sự phân giới giữa hai loại nghĩa: biểu trưng và khái quát vẫn chưa thật sự rõ ràng Trong bài đã dẫn, Triều Nguyên cho rằng:

“Nghĩa khái quát được rút ra trên cơ sở những hình ảnh, khái niệm cụ thể của câu tục ngữ, sao cho ý nghĩa được rút phải bao hàm ý nghĩa của câu tục ngữ” [14,11] Điều đó

cũng không khác gì với cơ chế tạo ra nghĩa biểu trưng Và theo chúng tôi, nghĩa bóng và nghĩa khái quát mà tác giả đề cập cũng chỉ là nghĩa biểu trưng mà thôi Có tục ngữ có nghĩa biểu trưng mang tính khái quát cao, có tục ngữ có nghĩa biểu trưng mang tính khái quát thấp

1.3 Gần đây, Nguyễn Xuân Đức cho rằng tục ngữ chỉ có một nghĩa mà thôi và nghĩa đó

do hoàn cảnh nói năng, do môi trường vận dụng quy định Trong Tạp chí “Văn hoá dân

gian” số 4 năm 2000, ông viết: “Tục ngữ nói riêng, văn học dân gian nói chung bao giờ

cũng gắn với môi trường ứng dụng, cho nên chúng ta không thể xét nghĩa của nó trên văn bản chết như đối với tác phẩm truyền bằng chữ viết Mỗi lần ứng dụng, như đã nói ở

Trang 6

trên, mỗi câu tục ngữ chỉ được tiếp nhận một nghĩa cụ thể mà thôi Chính vì lẽ đó, ngay

cả ở những câu tục ngữ loại này nếu nói chỉ có một nghĩa- nghĩa đang ứng dụng- thì cũng không có gì là sai.” (tr 52) Từ đó tác giả cho rằng: “Tóm lại, chúng ta không nên nói tục ngữ có nhiều nghĩa, lại càng không nên nói tục ngữ là đa nghĩa Tục ngữ sinh ra

để ứng dụng trong cuộc sống, nếu có nhiều nghĩa, hơn thế nữa lại là đa nghĩa thì thật khó vận dụng ( ) tục ngữ xét trên văn bản có từ một đến hai nghĩa, nhưng xét trong môi trường ứng dụng, tức là môi trường lưu truyền và tồn tại đích thực thì với mỗi lần phát ngôn chỉ có một nghĩa (có thể là nghĩa đen hay nghĩa bóng)- tức là nghĩa đang được ứng dụng theo mục đích phát ngôn” [7,52]

Quan niệm của Nguyễn Xuân Đức không phải là không có cơ sở Rõ ràng, khi vận dụng tục ngữ vào trong lời ăn tiếng nói của mình, chủ thể phát ngôn đã cấp cho tục ngữ một nghĩa mà anh ta đã tiếp nhận, đã hiểu và truyền cách hiểu đó, cách tiếp nhận đấy vào một trường hợp cụ thể để người thụ ngôn hiểu đúng Tuy nhiên, nếu từ góc độ nghiên cứu ấy

mà phủ nhận tính nhiều nghĩa của tục ngữ thì cũng khó chấp nhận Tục ngữ, với tư cách

là một thể loại văn học dân gian, từ lâu đã được khảo sát dưới góc độ văn bản và đã cung cấp cho nhiều thành quả cho sự hiểu biết thể loại này Ở góc độ ngôn ngữ chúng ta thấy

có hiện tượng từ nhiều nghĩa, từ đa nghĩa Trong các từ điển, người ta cũng cố gắng ghi

ra các nét nghĩa này, những nét nghĩa mà người ta khái quát và rút ra được từ trong thực

tế vận dụng của ngôn ngữ Và nói như Nguyễn Xuân Đức thì cũng không nên coi một đơn vị ngôn ngữ nào đó là nhiều nghĩa, đa nghĩa Bởi vì cũng như tục ngữ, nó chỉ có một nghĩa, nghĩa vận dụng mà thôi! Thực ra, hiện tượng nhiều nghĩa trong ngôn ngữ là một hiện tượng mang tính phổ quát và một trong những phương thức rất quan trọng làm nên tính nhiều nghĩa trên đó là sự chuyển nghĩa Tục ngữ cũng thế và càng hơn thế nhất là đối với tục ngữ Việt vì nghĩa biểu trưng của chúng là sự cộng hưởng của cả ba mặt: cấu trúc hình thức, cấu trúc hình ảnh và cấu trúc logic Người dùng tục ngữ, do năng lực, trình độ

đã thể hiện cách hiểu của mình về một câu tục ngữ cụ thể Người nhận sẽ lựa chọn một cách hiểu cũng tùy vào khả năng, trình độ sự hiểu biết của mình về những quy ước mà câu tục ngữ chứa đựng Và có thể sẽ xảy ra trường hợp, người nói (viết) và người nghe

Trang 7

(đọc) có cách hiểu không giống nhau Vì vậy, ngay trong sự vận dụng, chưa chắc tục ngữ chỉ có một nghĩa Chúng tôi không phủ nhận quan điểm của Nguyễn Xuân Đức khi cho tục ngữ chỉ có một nghĩa, nghĩa ứng dụng Thực ra, các nhà tục ngữ học không phải là không hiểu những điều mà Nguyễn Xuân Đức đặt ra, bởi đó là vấn đề không mới, vấn đề

hiển nhiên không có gì bàn cãi Nhưng nếu chúng ta coi tính “một nghĩa” của tục ngữ do

một phát ngôn cụ thể mang lại và coi tính nhiều nghĩa là cái không tồn tại thì mọi định nghĩa về tục ngữ, các từ điển giải thích tục ngữ, việc phân loại tục ngữ trước đây đều hóa

ra vô ích sao Kho tàng tục ngữ rất lớn, môi trường ứng dụng lại vô vàn thế thì ta sẽ giải thích như thế nào về nghĩa của tục ngữ Chúng ta không thể nói hãy tùy vào ngữ cảnh cụ thể thì mới xét đến nghĩa của chúng Vì vậy, theo chúng tôi, để hiểu nghĩa của tục ngữ

chúng ta cần phải xét đến cả khi nó ở dạng tỉnh (tức đã cố định hóa bằng văn bản) lẫn ở dạng động (tức khi nó được ứng dụng vào những phát ngôn cụ thể) Và một điều rất quan

trọng là phải tìm hiểu cấu trúc của nó, mà như chúng ta biết rất đa dạng, thì mới có thể hiểu CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT

2- Về cấu trúc và các loại phán đoán của tục ngữ:

2.1 Bản thân kí hiệu ngôn ngữ đã mang ý nghĩa biểu trưng Và không dừng ở đó, những

kí hiệu ngôn ngữ này khi được vận dụng trong văn cảnh nhất định lại có khả năng tạo ra một nét nghĩa mới Quá trình tạo nghĩa ấy là quá trình đi từ cái cụ thể đến cái trừu

tượng, từ nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng hay còn gọi là nghĩa biểu trưng Điều này thể hiện rất rõ qua văn chương Biểu trưng là một hiện tượng phổ biến ở các dân tộc Đấy

là hình thức dùng một hiện tượng, sự vật nào đó để biểu hiện một cách tượng trưng, ước

lệ về một cái gì đó có tính chất khái quát, trừu tượng Đối với tục ngữ Việt, không chỉ về mặt hình ảnh mà cả cấu trúc hình thức và cấu trúc logic cũng góp phần làm nên nghĩa biểu trưng của tục ngữ Hay nói cách khác, cả nội dung và hình thức diễn đạt đều làm nên

tính biểu trưng của tục ngữ Điều này đã được Chu Xuân Diên bàn rất kĩ trong mục “tục

ngữ” của “Từ điển văn học” Cụ thể như sau:

Về mặt nội dung “tục ngữ là những nhận xét, phán đoán, kết luận về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người ( ) Phần lớn nội dung tục ngữ đều là những kinh

Trang 8

nghiệm được rút ra từ việc quan sát và thể nghiệm các hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tiễn Những kinh nghiệm sống ấy phần lớn là lối sống của nhân dân một dân tộc trong một thời đại nhất định, phản ánh những cơ sở lịch sử- xã hội cụ thể, tức những phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt và quan hệ xã hội của một thời kì lịch sử nhất định Tuy nhiên, những kinh nghiệm sống ấy cũng có khá nhiều phần vượt ra khỏi phạm vi lối sống của một thời đại nhất định, ở các thời đại khác nhau vẫn phản ánh được những quan niệm sống tích cực, hoặc vẫn giúp người ta hiểu biết được sâu sắc các hiện tượng của đời sống Giá trị lâu dài về tư tưởng và nhận thức ấy trong tục ngữ của một dân tộc chính là những truyền thống tốt đẹp trong lối sống và lối nghĩ của nhân dân dân tộc đó.”[10,1879]

“Về hình thức diễn đạt, trừ một số câu có tính chất những lời khuyên răn (“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” ) còn phần lớn tục ngữ dùng các hình thức phán đoán, suy lí- kết luận, tức là các hình thức của

tư duy logic Vì vậy tục ngữ là một thể loại sáng tác dân gian có phần gần gũi với hình thức nhận thức khoa học, nhận thức lí luận Nhưng mặt khác, những phán đoán, suy lí- kết luận của tục ngữ lại thường có nhiều nghĩa, hình thành bằng phép liên tưởng loại suy Thí dụ câu “Không có lửa sao có khói” không phải chỉ có ý nghĩa của một phán đoán về một trường hợp cụ thể, mà bằng sự liên tưởng loại suy, nó còn là một phán đoán

về những trường hợp khác cùng loại, tất cả đều phù hợp với tư tưởng khẳng định tính tất yếu về nguyên nhân, lí do của mọi hiện tượng xảy ra trong cuộc sống Do có tính nhiều nghĩa như vậy mà tục ngữ có thể trở thành một hình thức khái quát của sự truyền đạt tư tưởng, có khả năng được dùng để xác định các hiện tượng của đời sống theo một mục đích nhất định, với một cách đánh giá nhất định Những phán đoán, suy lí- kết luận của tục ngữ không đơn thuần chỉ là những hình thức nhận thức duy lí mà còn là những hình thức đánh giá thẩm mĩ về các hiện tượng của cuộc sống.” [10,1880]

2.2 Tục ngữ phản ánh hai loại kinh nghiệm: kinh nghiệm về thiên nhiên, kinh nghiệm về cuộc sống xã hội Trong cuộc sống, nhận thức bằng kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng Không có kinh nghiệm con người khó mà tồn tại trong xã hội Nhưng kinh nghiệm nếu

Trang 9

không được phát triển thành phạm trù nhận thức và khái quát thành quy luật thì chỉ dừng lại ở kinh nghiệm mà thôi Hơn nữa, để được chấp nhận của một cộng đồng, những kinh nghiệm ấy, nhất là kinh nghiệm trong đời sống xã hội cần có giá trị như một chân lí, đạo

lí để người ta hướng theo Nó được coi như là những quy ước của xã hội “Những quy ước ấy là nếp sống, có khi là nếp nghĩ, cách diễn đạt nói năng, tất cả tạo thành một áp lực vô hình, buộc con người phải làm theo như vậy mới hợp lẽ, hợp đạo lí.” [11,214] Không chỉ về mặt nội dung, cách nói của tục ngữ cũng là một quy ước: “Nó sản sinh theo các khuôn hình nhất định, dần dần với thời gian và sự lưu truyền được quy ước thành cách diễn đạt tục ngữ hay là kiểu nói tục ngữ.” [11,215]

Trong “Cơ sở văn hoá Việt Nam” ( NXB Giáo dục- 1997), Trần Ngọc Thêm có

viết: “ nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có TÍNH BIỂU TRƯNG cao Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hoá, ước lệ hóa với những cấu trúc cân đối hài hòa” [tr158]

Có thể nói, cách nói, cách nghĩ của tục ngữ thể hiện rất rõ nghệ thuật ngôn từ của Việt Nam, đó là tính biểu trưng cả về nội dung biểu đạt và hình thức thể hiện

Tục ngữ có thể được coi như một tác phẩm nhỏ nhất trong các loại hình nghệ thuật ngôn

từ Tục ngữ còn là một hiện tượng ngôn ngữ có mối quan hệ rất gắn bó với tư duy của con người Ngôn ngữ là toàn bộ những hệ thống âm thanh, từ ngữ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong một cộng đồng tạo ra làm phương tiện giao tiếp Ngôn ngữ có khả năng vật thể hóa tư duy và là công cụ, phương tiện của sự giao lưu, giao tiếp

xã hội Hay nói cách khác, ngôn ngữ vừa là tư duy, vừa là sự thể hiện tư duy, vừa là hành

vi giao tiếp Tư duy thế nào thì ngôn ngữ thế ấy Tuy ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất Do đó, cấu trúc hình thức và cấu trúc logic không phải là một Nói đến cấu trúc hình thức là chúng ta muốn nói đến quy tắc tổ chức câu, quan hệ cú pháp của câu Đối với tục ngữ, không thể phân tích cú pháp đơn thuần

mà cần phải gắn nó với cơ cấu ngữ nghĩa của chúng

2.3 Có nhiều cấu trúc câu và do đó có nhiều hình thức phán đoán logic Tuy nhiên, không phải bất kì một cấu trúc câu nào cũng tương hợp với phán đoán logic Ví

dụ, ta có thể nói “Cô ấy đẹp giống mẹ” mà không thể nói “Người mẹ đẹp giống cô ấy”

Trang 10

Điều này do từ và khái niệm không trùng nhau Một khái niệm có thể diễn đạt bằng một

từ hay nhiều từ Trong khi đó, từ còn chứa đựng những nét nghĩa mà khái niệm không có như: nghĩa tình thái, nghĩa biểu trưng, tiền giả định Vì vậy mà phán đoán logic và phán đoán trong tục ngữ không hoàn toàn trùng nhau Phán đoán logic trong lời nói thông thường và phán đoán logic trong tục ngữ cũng có khác

Phán đoán logic của tục ngữ có tính chất độc lập, tự tại và thoát li những tình huống, mục đích và hành vi nói năng cụ thể Điều này làm nên sự khác nhau giữa phán đoán logic và phán đoán tục ngữ Ví dụ:

- Con trai anh tài giỏi hơn anh (a)

- Con giống cha, nhà có phúc (a’)

- Khi nói năng ta phải suy nghĩ kĩ càng (b)

- Ăn có nhai, nói có nghĩ (b’)

Ta thấy, các phán đoán (a) và (b) không phải là tục ngữ vì nó gắn liền với một tình huống, mục đích và hành vi nói năng cụ thể Còn các phán đoán (a’) và (b’) là tục ngữ vì nó mang tính chất độc lập, tự tại, đã thoát li những tình huống, mục đích và hành

vi nói năng cụ thể và đặc biệt là nó thể hiện tính quy luật, tính tất yếu và tính phổ biến của những hiện tượng trên

Những phán đoán tục ngữ xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp, được kiểm định trong đời sống hàng ngày và được chấp nhận như là quy ước chung của một cộng đồng Chính vì vậy, những đơn vị làm nên các phán đoán này thường là những hình ảnh sinh động cụ thể, rất quen thuộc trong cuộc sống Ví dụ:

- Gần sông quen tiếng cá, gần núi không lạ tiếng chim (1)

- Tre non dễ uốn (2)

- Nước chảy, đá mòn (3)

- Qua cầu nào biết cầu ấy (4)

Ngày đăng: 19/03/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w