Tranh chấp đất đai thường xảy ra khi trong gia đình có người mất, người chết đi không thể mang theo tài sản hay bất cứ thứ gì nữa vì “chết là hết”. Thế nên người quá cố thường để lại toàn bộ tài sản của mình cho con cháu như món quà cuối, trong đó có đất đai. Song vì nhiều lý do mà người đi xa chưa kịp viết di chúc hay di chúc đó chưa làm thỏa mãn ý muốn của người ở lại, từ đó gây ra nhiều tranh chấp đất đai thừa kế giữa các bên. Nhằm giải quyết các mâu thuẫn cũng như giảm thiểu các xung đột không đáng có, làm mất đi tình thân trong gia đình, pháp luật đã có nhiều quy định về tranh chấp đất đai thừa kế để thực hiện mong muốn trên. Tiểu luận trình bày những tồn tại, bất cập và những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất và đề xuất hướng khắc phục.
Trang 1Đề: Hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập và những vướng mắc phát sinh trong quá
trình giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất và đề xuất hướng khắc phục
Mở đầu
Tranh chấp đất đai thường xảy ra khi trong gia đình có người mất, người chết đi không thể mang theo tài sản hay bất cứ thứ gì nữa vì “chết là hết” Thế nên người quá cố thường để lại toàn bộ tài sản của mình cho con cháu như món quà cuối, trong đó có đất đai Song vì nhiều lý do mà người đi xa chưa kịp viết
di chúc hay di chúc đó chưa làm thỏa mãn ý muốn của người ở lại, từ đó gây ra nhiều tranh chấp đất đai thừa kế giữa các bên Nhằm giải quyết các mâu thuẫn cũng như giảm thiểu các xung đột không đáng có, làm mất đi tình thân trong gia đình, pháp luật đã có nhiều quy định về tranh chấp đất đai thừa kế để thực hiện mong muốn trên
Nội dung
I Cơ sở lí luận về giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất 1.1 Một số khái niệm cơ bản
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người khác (là cá nhân đang còn sống hoặc là pháp nhân còn tồn tại) theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật Từ đó, có thể hiểu thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu
là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai Người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền sử dụng đất do người chết để lại và được pháp luật bảo hộ Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích của những đối tượng được nhận thừa kế liên quan đến di sản là quyền sử dụng đất
Hiện nay không có khái niệm cụ thể tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, nhưng từ những khái niệm trên, có thể hiểu “Tranh chấp về thừa kế quyền
sử dụng đất là sự bất đồng mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa
vụ giữa các chủ thể nảy sinh trong quá trình chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế”
Trang 2Vậy, giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng quy định của pháp luật dân sự, pháp luật đất đai để giải quyết mâu thuẫn về thừa kế hoặc thực hiện vụ việc về tài sản do người chết để lại theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Việc giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất phải theo thủ tục tố tụng dân sự
1.2 Đặc trưng của giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Nếu nghiên cứu vấn đề dưới góc độ tố tụng dân sự, việc giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất những đặc trưng cơ bản sau:
1.2.1 Đặc trưng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp dân sự đặc thù bởi nó vừa chịu sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật thừa kế nhưng đồng thời cũng chịu sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật đất đai Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành, việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất căn cứ theo quy định của BLTTDS Theo đó, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự UBND hoặc Văn phòng công chứng chỉ có thẩm quyền công nhận, công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất Đây không phải là việc giải quyết tranh chấp mà chỉ là một hành vi pháp lý công nhận hoặc công chứng một sự kiện pháp lý trên cơ sở sự thống nhất và thỏa thuận của bên trong quan hệ pháp luật thừa kế
1.2.2 Đặc trưng về đương sự trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng đất
Cũng như các vụ án tranh chấp dân sự khác, đương sự trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tuy nhiên, đương sự trong vụ án tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất có những đặc thù riêng, họ thường là những người thân trong một gia đình hoặc dòng tộc, họ có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng Đương sự trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường là những người anh, em hoặc cha, mẹ với các con trong một gia
Trang 3đình, khi không thể tự thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất hoặc việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại họ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
1.2.3 Đặc trưng về áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất
Như đã nói, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp dân sự đặc thù, về bản chất là tranh chấp thừa kế nhưng tài sản tranh chấp lại là quyền sử dụng đất Do đó, để giải quyết loại tranh chấp này cần áp dụng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự; Luật Hôn nhân
và Gia đình; Luật Nuôi con nuôi; Bộ luật Tố tụng dân sự
1.2.4 Đặc trưng về việc xác định, xác minh các tài liệu, chứng cứ để giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Xác định tài liệu, chứng cứ luôn là một vấn đề quan trọng bậc nhất để giải quyết các vụ án dân sự Trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì việc xác định, xác minh tài liệu, chứng cứ là rất khó khăn và phức tạp Khi giải quyết loại tranh chấp này, Tòa án cần xác định đầy đủ đương sự tham gia tố tụng, xác định di sản thừa kế và định giá di sản chính xác, xác minh được nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng đất, xác định thời điểm mở thừa kế Muốn lập
hồ sơ vụ án với đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án khách quan đúng theo quy định pháp luật thì Tòa án cần thu thập chứng cứ từ nhiều nguồn khác nhau như lời khai của đương sự, tài liệu chứng cứ do đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cung cấp hoặc Tòa án tự tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật
1.2.5 Đặc trưng về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được Tòa án giải quyết theo một trình tự, thủ tục nhất định trên cơ sở quy định của BLTTDS Trình 11 tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng giống như trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự nói chung song nó có những đặc thù riêng Chẳng hạn như đặc thù về thẩm quyền khi xác định điều kiện thụ lý vụ án, Tòa án là cơ
Trang 4quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, UBND không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này mặc dù tài sản tranh chấp cũng là quyền sử dụng đất Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, các tài liệu chứng cứ Tòa án thu thập cũng có những đặc thù riêng, đó thường là di chúc, giấy khai sinh, giấy chứng tử, giấy đăng ký kết hôn, văn bản xác nhận quan hệ nuôi con nuôi, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các văn bản khác chứng minh quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, nguồn gốc đất…vv
1.3 Các dạng tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất hiện này rất đa dạng, các vụ kiện
về thừa kế đều liên quan đến tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có các dạng cụ thể như:
- Tranh chấp thừa quyền sử dụng đất trong đó buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại;
- Tranh chấp thừa quyền sử dụng đất trong đó Yêu cầu chia di sản thừa kế theo
di chúc hoặc theo pháp luật
- Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác
1.4 Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất
Tại điều 645 Bộ luật dân sự 2005 thì thời hiệu để khởi kiện yêu cầu chia
di sản thừa kế là 10 năm (không phân biệt di sản để lại là động sản hay bất động sản) Hết thời hạn này thì người được thừa kế không có quyền khởi kiện nữa Theo quy định của BLDS thì thời điểm mở thừa kế tính từ ngày người để di sản chết hoặc từ ngày Quyết định tuyên bố một người là đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật Nếu thời hiệu khởi kiện chia di sản (10 năm kể từ ngày mở thừa kế) đã hết thì người thừa kế có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung
Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 2015 (có hiệu lực từ ngày 01.7.2016) thì vấn đề thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế lại có nhiều thay đổi, cụ thể: Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời
Trang 5điểm mở thừa kế Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản
lý di sản đó Như vậy, nếu hết thời hạn 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản nếu người được thừa kế không yêu cầu chia di sản thì người đó
sẽ mất quyền yêu cầu chia di sản Trong trường hợp di sản được đặt dưới sự quản lý thực tế liên tục, công khai của một đồng thừa kế nào đó, thì việc mất quyền yêu cầu chia di sản cũng đồng nghĩa với việc người này mất luôn phần di sản được hưởng Đây là điểm đáng lưu ý nhất trong quy định về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế trong BLDS 2015
II Những tồn tại, bất cập và những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Tỉ lệ giải quyết các vụ tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng còn chưa cao chỉ chiếm khoảng 39,8% tổng
số vụ tranh chấp thừa kế Những tồn tại, hạn chế trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có thể được nhìn nhận từ những bất cập trong quy định pháp luật và từ thực hiện giải quyết tranh tranh chấp này tại Tòa án Cụ thể:
- Thứ nhất: Xác định đương sự trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng đất
- Thứ hai: Xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
- Thứ ba: Những vướng mắc về thụ lý vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
- Thứ tư, những vướng mắc về thủ tục chuẩn bị xét xử
- Thứ năm: Những hạn chế về trình độ, năng lực của cán bộ Tòa án
Theo thống kê, từ 01/7/2004 đến 30/8/2010, Tòa án các cấp thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 69.806 vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai, chiếm tỉ lệ 22,7%, trong đó tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở là 6.405 vụ việc (chiếm tỉ lệ 9,2%)
Đương sự trong các vụ việc tranh chấp đất đai ngày càng đa dạng, liên quan đến nhiều bên, chứng cứ phức tạp Vì vậy, thời gian giải quyết tranh chấp
Trang 6kéo dài, phải qua nhiều cấp Tòa án giải quyết Tranh chấp dân sự giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm chủ yếu là các vụ án dân sự liên quan đến đất đai, trong
đó từ năm 2004 đến nay, Viện kiểm sát thụ lí giải quyết 3.025 vụ án chủ yếu là các vụ tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
Qua số liệu thống kê trên cho thấy, từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, việc tranh chấp liên quan đến đất đai vẫn diễn biến phức tạp và có
xu hướng tăng Tính chất tranh chấp ngày càng gay gắt, kéo dài Nhiều vụ giải quyết không triệt để dẫn tới khiếu kiện đông người, có trường hợp dẫn đến vụ án hình sự
Những vướng mắc khi giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất:
- Các chính sách về đất đai thay đổi nhanh chóng;
- Quy định không đầy đủ, không đồng bộ, không cụ thể, rõ ràng, không thật phù hợp với cuộc sống, cho nên khi các cơ quan, tổ chức áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp đất đai gặp nhiều khó khăn
III Hướng khắc phục những tồn tại, bất cập và những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sử đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan
- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền
- Chủ động nắm bắt tình hình, đề ra nhiều biện pháp và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong toàn ngành, trong đó chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
Trang 7đức, ý thức trách nhiệm và kỷ luật công vụ cho cán bộ, công chức; tăng cường công tác kiểm tra; phát động các phong trào thi đua gắn với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các tập thể và cán bộ, công chức ngành Tòa án có vi phạm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ để tham nhũng, nhận hối lộ, tiêu cực…
- Tăng cường cơ sở vật chất, có chế độ khen thưởng, chế độ đãi ngộ, kỷ luật đối với thẩm phán tương xướng với vị trí, vai trò của họ để thẩm phán có thể toàn tâm, toàn ý với công việc
Kết luận
Trong thực tiễn việc giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hiện nay cho thấy người dân không nắm được những quy định của pháp luật về thừa kế, quyền thừa kế nói chung và quyền thừa kế về quyền sử dụng đất nói riêng Khi giải quyết tranh chấp, các thẩm phán thường lúng túng, nhiều khi phán quyết của Tòa án không mang lại công bằng cho các đương sự và còn nhiều vướng mắc Pháp luật về thừa kế ở nước ta còn nhiều điểm bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện
Trang 8Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Luật đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005;
- Bộ luật tố tụng năm 2015;
- Luận văn thạc sĩ: “Giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự”, Lê Quốc Giang
Một số tài liệu điện tử:
http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tim-hieu-3-vu-viec-co-tranh-chap-ve-thua-ke-quyen-su-dung-dat-o-38947/
https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-dat-dai/mot-so-van-de-ve-thua-ke-quyen-su-dung-dat.aspx
http://luatthuake.vn/giai-quyet-tranh-chap-thua-ke-quyen-su-dung-dat-81-a8ia.html
http://123doc.org/document/2598163-thuc-trang-thi-hanh-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-thua-ke-quyen-su-dung-dat-tren-dia-ban-tinh-ha-nam.htm? page=4
Và một số tài liệu có liên quan