1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289

88 560 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 878 KB

Nội dung

Luận văn : Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sự nghiệp đổi mới đất nước ta đã trải qua hơn 20 năm Trong những nămđổi mới ấy, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nước ta cũng gặp không ít khókhăn, thách thức do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhữngkhó khăn vốn có của nền kinh tế đang ở trình độ kém phát triển và những yếukém chủ quan trong tổ chức và quản lý Nhất là tình hình xây dựng và thựchiện kế hoạch trong các tổ chức kinh tế mà đặc biệt là các doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh Một vấn đề rất bức xúc hiện nay được nhiều doanh nghiệpquan tâm là đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng quản lý.Trong công tác quản lý của ta, một hạn chế khá phổ biến trong các doanhnghiệp là công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa đóng vai trò quantrọng đúng như vai trò của nó Xây dựng và thực hiện kế hoạch có vai tròquan trọng trong việc các doanh nghiệp có đi đúng hướng kinh doanh không,có thành công hay không Nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đầu tưvà còn khá sơ sài nên dẫn đến một nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp thualỗ, thẩm chí dẫn đến phá sản Một phần cũng do ta mới chỉ quen làm với cơchế mới không lâu, kiến thức về quản lý nói chung, xây dựng kế hoạch vàthực hiện kế hoạch nói riêng vẫn còn chưa cao và chưa được phổ biến rộngrãi

Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch rất cần được quan tâm và tìmhiểu sâu sắc trong các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới có thể hoạtđộng sản xuất kinh doanh mới có thể đem lại hiệu quả cao và mới có thể đứngvững được trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xâydựng 289 em đã tìm hiểu về tình hình lĩnh vực lập kế hoạch ở Công ty và thực

hiện đề tài: “Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư –

Tư vấn và Xây dựng 289”

Trang 2

Nội dung của đề tài gồm có 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh ở

doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh ở Công

ty Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289

Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng

và thực hiện kế hoạch kinh doanh ở Công ty Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng289

Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài của mình, em xin chân

thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Giáo sư Tiến sỹ Hoàng Đức Thân, thầy

đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này và các thầy cô giáo kháctrong khoa Khoa thương mại đã cung cấp cho em những kiến thức quý báutạo điều kiện cho em tìm hiểu tốt về đề tài của mình.

Em cũng xin cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên chức Công ty Đầu tư– Tư vấn và Xây dựng 289, đặc biệt là các bác, các chú trong phòng kế hoạchđã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập.

Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiềuthiếu sót Do đó em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và của Công tyĐầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Lý Thị Say

Trang 3

CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰCHIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP

1.1.Khái luận chung về kế hoạch kinh doanh ở doanh nghiệp

1.1.1.Khái niệm kế hoạch kinh doanh

Cũng như mọi phạm trù quản lý khác, đối với công tác xây dựng vàthực hiện kế hoạch cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau Mỗi cách tiếp cậnđều xem xét kế hoạch theo một góc độ riêng và đều cố gắng biểu hiện đúngbản chất của phạm trù quản lý ấy.

Với cách tiếp cận theo quá trình thì cho rằng: Kế hoạch sản xuất kinhdoanh là một quá trình liên tục xoáy trôn ốc với chất lượng ngày càng tăng kểtừ khi chuẩn bị xây dựng cho tới lúc chuẩn bị tổ chức thực hiện kế hoạchnhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu đã định.

Theo quan niệm của STEINER thì: “Công tác lập kế hoạch là một quátrình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu và quyết định chiến lược, các chínhsách, kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu Nó cho phép thiết lập các quyếtđịnh khả thi và nó bao gồm chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyếtđịnh chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa”.

Trong cách tiếp cận này, khái niệm hiện tượng tương lai, tính liên tụccủa quá trình, sự gắn bó của hành động và quyết định để đạt được mong muốnđều đã được thể hiện.

Còn với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò:

Theo HERY FAYOL: Kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bảncủa chu trình quản lý cấp công ty Xét về mặt bản chất, hoạt động này lànhằm xét các mục tiêu của phương án kinh doanh, bước đi trình tự và cáchtiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 4

Theo RONNEY: Hoạt động kế hoạch là một trong hoạt động nhằm tìmra con đường huy động và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả đểphục vụ các mục tiêu kinh doanh.

Trong thời bao cấp, ở Việt Nam quan niệm: Công tác lập kế hoạch (Xâydựng kế hoạch) là tổng thể các hoạt động nhằm xác định các mục tiêu, cácnhiệm vụ của sản xuất kinh doanh, về tổ chức đời sống và tổ chức thực hiệnđể đạt được các nục tiêu đó, trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan, cácchủ chương đường lối của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

Các khái niệm trên đây cho thấy khái niệm kế hoạch được đề cập chủyếu thông qua các nội dung của nó mà chưa làm nổi bật đặc tính về thời gian,mức độ những nét hết sức đặc trưng của kế hoạch.

Theo cách tiếp cận hiện nay được nhiều người sử dụng ở Việt Nam thì:Kế hoạch là những chỉ tiêu, những con số dự kiến, ước tính trước trong việcthực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó để đạt được hiệu quả cao nhất ( Tức làphù hợp với yêu cầu về thị trường, phù hợp với pháp luật và khả năng thực tếcủa doanh nghiệp ).

Theo quan niệm này thì những chỉ tiêu, những con số phải có cơ sởkhoa học, cơ sở thực tế và nó phải được thể hiện ở bảng biểu kế hoạch.Những con số chỉ tiêu này mang tính khả năng và muốn biến chúng thànhhiện thực thì phải áp dụng hệ thống các biện pháp.

Như vậy, việc lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phảilàm gì? Làm như thế nào? Và làm bằng công cụ gì? Khi nào làm? Và do ailàm?.

Mặc dù ít tiên đoán được chính xác trong tương lai và những yếu tố nằmngoài sự kiểm soát có thể phá vỡ cả những kế hoạch tốt nhất đã có nhưngkhông có kế hoạch thì các sự kiện xảy ra một cách ngẫu nhiên và ta sẽ mất đikhả năng hành động một cách chủ động.

Trang 5

1.1.2.Các hình thức kế hoạch kinh doanh ở doanh nghiệp

Hệ thống kế hoạch của một tổ chức là tổng thể của nhiều loại kế hoạchcó mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một định hướng chung nhằm thực hiệnmục tiêu tối cao của hệ thống.

Để đảm bảo hoạt động của một tổ chức cần phải xây dựng được một hệthống kế hoạch bao gồm nhiều loại kế hoạch khác nhau và được phân địnhtheo nhiều tiêu chí khác nhau.

*Các kế hoạch tác nghiệp:

Đây là loại kế hoạch nhằm cụ thể hoá chiến lược và triển khai các chiếnlược Có hai nhóm cơ bản:

+ Kế hoạch tác nghiệp xây dựng một lần sử dụng một lần:

- Chương trình: bao gồm một số các mục đích, chính sách, thủ tục, quy

tắc, các nhiệm vụ được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực có thểhuy động và các yếu tố khác Chương trình được hỗ trợ bằng ngân quỹ cầnthiết Một chương trình quan trọng thường ít khi đứng một mình, thường làmột bộ phận của một thống phức tạp.

Chương trình thường có mục tiêu lớn quan trọng, mang tính độc lậptương đối trong quá trình phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu.

- Dự án: Có mục tiêu thường cụ thể, quan trọng, mang tính độc lập tương

đối Nguồn lực để thực hiện mục tiêu thường phải rõ ràng đối với tất cả cáchình thái nguồn lực theo thời gian và không gian.

- Các ngân sách( ngân quỹ ): Là bảng tường trình các kết quả mong

muốn được biểu thị bằng các con số Có thể coi đó là chương trình được “sốhoá” Ngân quỹ ở đây không đơn thuần là ngân quỹ bằng tiền, mà còn cóngân quỹ thời gian, ngân quỹ nhân công, ngân quỹ máy móc thiết bị, ngânquỹ nguyên vật liệu…

+ Kế hoạch tác nghiệp xây dựng một lần sử dụng nhiều lần:

Trang 6

- Chính sách: Là quan điểm, phương hướng và cách thức chung để ra

quyết định trong tổ chức Trong một tổ chức có thể có nhiều loại chính sáchkhác nhau cho những mảng hoạt động trọng yếu của tổ chức mình.

Chính sách là kế hoạch theo nghĩa nó là những quy định chung để hướng

dẫn hay khai thông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định Các chínhsách giúp cho việc giải quyết các vấn đề trong các tình huống nhất định vàgiúp cho việc thống nhất các kế hoạch khác nhau của tổ chức Các chính sáchlà tài liệu chỉ dẫn cho việc ra quyết định trong phạm vi co dãn đó Chính sáchkhuyến khích tự do sáng tạo nhưng vẫn trong khuôn khổ một giới hạn nào đó,tuỳ thuộc vào các chức vụ và quyền hạn trong tổ chức.

- Thủ tục: Là các kế hoạch thiết lập một phương pháp cần thiết cho việc

điều hành các hoạt động trong tương lai Đó là sự hướng dẫn hành động, làviệc chỉ ra một cách chi tiết, biện pháp chính xác cho một hoạt động nào đócần phải thực hiện Đó là chuỗi các hoạt động cần thiết theo thứ tự, theo cấpbậc quản lý.

- Quy chế ( Quy tắc ): Giải thích rõ ràng những hành động nào có thể

làm, những hành động nào không được làm Đây là loại kế hoạch đơn giảnnhất Không nên nhầm lẫn giữa thủ tục và quy tắc Các quy tắc gắn với hướngdẫn hành động mà không ấn định trình tự thời gian, trong khi đó thủ tục cũngbao hàm sự hướng dẫn những quy định cả trình tự thời gian cho các hànhđộng Hơn nữa các chính sách hướng dẫn việc quyết định trong khi quy tắccũng là sự hướng dẫn nhưng không cho phép có sự lựa chọn trong khi ápdụng chúng Như vậy, so với quy tắc và thủ tục, chính sách có độ linh hoạtcao hơn.

* Phân loại kế hoạch theo thời gian:

+ Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên + Kế hoạch trung hạn: Cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm.

Trang 7

+ Kế hoạch ngắn hạn: Cho thời kỳ dưới 1 năm * Phân loại theo cấp quản lý:

+ Kế hoạch cho toàn bộ doanh nghiệp

+ Kế hoạch cho các phân hệ và bộ phận của tổ chức + Kế hoạch cho các cá nhân trong tổ chức.

1.1.3 Vai trò của kế hoạch kinh doanh ở doanh nghiệp

Việc xây dựng kế hoạch có mục đích quan trọng bao gồm: Đối phónhững sự bất định và sự thay đổi, tập trung sự chú ý vào các mục tiêu, tạo khảnăng tác nghiệp kinh tế giúp cho các nhà quản lý kiểm tra.

* Đối phó với những sự bất định và sự thay đổi

Sự bất định và thay đổi làm cho việc xây dựng kế hoạch và thực hiệnkế hoạch trở thành tất yếu Giống như một nhà hàng hải không chỉ lập hànhtrình một lần rồi quên nó, một người kinh doanh không thể xây dựng một kếhoạch sản xuất và dừng lại ở đó Tương lai rất ít khi chắc chắn, tương lai càngxa thì kết quả của quyết định mà ta cần phải xem xét sẽ càng kém chắc chắn,một uỷ viên quản trị kinh doanh có thể thấy hoàn toàn chắc chắn rằng: Trongtháng tới các đơn đặt hàng, các chi phí sản xuất, năng xuất lao động, sảnlượng, dự trữ tiền mặt sẵn có, và các yếu tố khác của môi trường kinh doanhsẽ ở một mức độ xác định Song, một đám cháy, một cuộc bãi công khôngbiết trước, hoặc việc huỷ bỏ một đơn đặt hàng của một khách hàng chủ yếu sẽlàm đảo lộn tất cả Hơn nữa, nếu xây dựng kế hoạch cho một thời gian càngdài thì người quản lý càng ít nắm chắc về môi trường kinh doanh bên trong vàbên ngoài và về tính đúng đắn của mọi quyết định.

Thậm chí ngay khi tương lai có độ chắc chắn cao, thì một số kếhoạch cần thiết:

Thứ nhất là: Các nhà quản lý vẫn phải tìm cách tốt nhất để đạt được mục

tiêu Với điều kiện chắc chắn, trước hết đây là vấn đề thuộc toán học tính

Trang 8

toán, dựa trên các sự kiện đã biết xem tiến trình nào sẽ đem lại kết quả mongmuốn với chi phí thấp nhất.

Thứ hai là: Sau khi tiến trình đã được xác định, cần phải đưa ra các kế

hoạch để sao cho mỗi bộ phậncủa tổ chức sẽ biết cần phải đóng góp như thếnào vào công việc phải làm.

Ngay sau khi có thể dễ dàng dự đoán được sự thay đổi thì vẫn nảy sinhnhững khó khăn khi xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch Ví dụ: Việcsản xuất loại ô tô nhỏ sử dụng ít nhiên liệu thì không thể ngay lập tức chuyểntừ sản xuất ô tô cỡ lớn và cỡ trung bình sang cỡ nhỏ, nhà sản xuất phải quyếtđịnh tỷ lệ sản xuất giữa các loại ô tô và làm thế nào để trang bị máy móc chocả dây truyền này sản xuất có hiệu quả Tuy nhiên, nhà sản xuất có thể lựachọn các phương hướng rất khác nhau, khi đã nắm chắc về sự thay đổi côngty có thể cân nhắc kỹ lưỡng để bán cổ phần kinh doanh xe cỡ lớn và cỡ trungbình để tập trung vào việc thiết kế và sản xuất loại xe ô tô cỡ nhỏ Thực tế,đây là cách mà các công ty Nhật Bản đã làm và họ đã thành công trong kinhdoanh.

Khi các nhà quản lý không thể thấy được các xu thế một cách dễ dàngthì việc có được một kế hoạch tốt có thể gặp nhiều khó khăn hơn nữa Nhiềunhà quản trị đã đánh giá thấp hoặc không đánh giá đủ sớm về tầm quan trọngcủa giá cả lạm phát, về sự tăng lãi suất nhanh chóng và khủng hoảng nănglượng những năm 70, kết quả là họ đã đối phó không kịp thời với những biếnđộng về thị trường và vật liệu dẫn tới tăng chi phí sản xuất Thẩm chí đến cuốinhững năm 1960 và đầu 1970 sự cố ô nhiễm nước và không khí cũng chưađược quan tâm đúng mức.

* Tập trung sự chú ý vào các mục tiêu

Do toàn bộ công việc xây dựng và thực hiện kế hoạch là phần đạt đượccác mục tiêu của cơ sở, cho nên chính hoạt động xây dựng và thực hiện kế

Trang 9

hoạch tập trung sự chú ý vào các mục tiêu này Nhưng kế hoạch được xem xétđủ toàn diện sẽ thống nhất được những hoạt động tương tác giữa các bộ phận.Nhưng người quản lý, mà họ thực sự đang gặp phải những vấn đề cấp bách,buộc phải thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch để xem xét tươnglai, thậm chí cần phải định kỳ sửa đổi và mở rộng kế hoạch để đạt được cácmục tiêu đã định.

* Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế

Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sẽ cực tiểu hoá chi phí vì nó chútrọng vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp.

Kế hoạch thay thế cho sự hoạt động manh mún, kế hoạch không đượcphối hợp bằng sự nỗ lực có định hướng chung, thay thế những phán xét vộivàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng.

Ở phạm vi cơ sở sản xuất, tác dụng của việc xây dựng và thực hiện kếhoạch càng rõ ràng Không một ai, đã từng ngắm nhìn bộ phận lắp ráp ô tôtrong một nhà máy lớn mà lại không có ấn tượng về cách thức mà các bộphận và các dây chuyền phụ ghép nối với nhau Từ hệ thống băng tải chínhhình thành ra thân xe, và các bộ phận khác nhau được hình thành từ các dâychuyền khác Động cơ, bộ truyền lực và các phụ kiện được đặt vào chỗ mộtcách chính xác đúng vào thời điểm đã định Quá trình này đòi hỏi phải có mộtkế hoạch sâu rộng và chi ly mà nếu thiếu chúng việc sản xuất ô tô sẽ rối loạnvà tốn kém quá mức.

* Làm dễ dàng cho việc kiểm tra

Người quản lý không thể kiểm tra công việc của các cấp dưới nếu khôngcó được mục tiêu đã định để đo lường Như một người lãnh đạo cấp cao đãtừng nói: “Sau khi tôi rời khỏi văn phòng lúc 5 giờ chiều, tôi không còn quantâm tới những việc đã xảy ra trong ngày hôm đó, tôi chẳng thể làm gì đượcnữa, tôi chỉ xem xét những việc có thể xảy ra vào ngày mai hoặc ngày kia,

Trang 10

hoặc vào năm tới, bởi vì tôi còn có thể làm được một việc gì đó về những vấnđề này” Có lẽ đây là một quan niệm cực đoan, nhưng nó cũng nhấn mạnh tớimột điều quan trọng là sự kiểm tra có hiệu quả là sự kiểm tra hướng tới tươnglai.

1.2.Lý luận xây dựng kế hoạch kinh doanh ở doanh nghiệp

1.2.1 Các chỉ tiêu của kế hoạch kinh doanh ở doanh nghiệp

Các chỉ tiêu kế hoạch là các đích, các mục tiêu hoạt tiêu hoạt động củadoanh nghiệp, có thể tính toán, so sánh, phân tích được Hệ thống chỉ tiêu kếhoạch của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau:+ Căn cứ vào tính chất của các chỉ tiêu

- Các chỉ tiêu chất lượng: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các mặt chất

lượng của hoạt động kinh doanh Chẳng hạn, chỉ tiêu năng suất lao động, tỷ lệlợi nhuận bình quân, tỷ lệ doanh thu…

- Các chỉ tiêu sản lượng: Bao gồm các chỉ tiêu về hướng phấn đấu của

doanh nghiệp về mặt sản lượng, quy mô… của các hoạt động Ví dụ chỉ tiêugiá trị sản lượng hàng hoá, giá trị tổng sản lượng, số lượng lao động cácloại…

+ Căn cứ vào đơn vị tính toán:

- Các chỉ tiêu giá trị: Là các chỉ tiêu được đo lường bằng đơn vị tiền tệ - Các chỉ tiêu hiện vật: Là các chỉ tiêu được đo bằng các đơn vị hiện vật

như: Tấn, lít, cái, chiếc, bộ…+ Căn cứ vào phân cấp quản lý:

- Các chỉ tiêu pháp lệnh: Là các chỉ tiêu của Nhà nước giao cho các

doanh nghiệp Đó là các chỉ tiêu được quy định thống nhất về nội dungphương pháp tính toán có tính chất bắt buộc trong thực hiện.

- Các chỉ tiêu hướng dẫn: Là chỉ tiêu không có ý nghĩa bắt buộc trong

thực hiện, song lại bắt buộc về nội dung và phương pháp tính toán Trong

Trang 11

điều kiện nền kinh tế thị trường các chỉ tiêu này được áp dụng rộng rãi nhằmphục vụ hoạt động thông tin kinh tế và phân tích các chỉ tiêu kinh tế quốc dân.

- Các chỉ tiêu tính toán: Là các chỉ tiêu từng doanh nghiệp quy định và

tính toán phục vụ cho công tác quản lý và kế hoạch trong phạm vi doanhnghiệp.

1.2.2 Phương pháp luận xây dựng kế hoạch kinh doanh ở doanh nghiệp

+ Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh:

Việc chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước có thể nói là một bước ngoặc lớn trong định hướng phát triển kinhtế ở nước ta Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế đã tạo ra cho các doanh nghiệpnhiều thuận lợi, đó là sự tự chủ, năng động trong sản xuất kinh doanh trên cơsở pháp luật của Nhà nước, tự do liên doanh, liên kết…

Bên cạnh những thuận lợi đó thì cơ chế thị trường cũng tạo ra nhữngđiều kiện và yêu cầu rất khắc nghiệp mà các doanh nghiệp hoạt động nàymuốn tồn tại phải đáp ứng tốt các yêu và các điều kiện đó Muốn vậy, cácdoanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý, trong đó công tác kế hoạchlà công tác quan trọng và cần thiết để góp phần làm cho doanh nghiệp đápứng các yêu cầu và điều kiện của thị trường Nhưng thực trạng công tác kếhoạch hầu hết trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay vẫn chưađược coi trọng, chưa đi sâu, đi sát, chi tiết hoá Do đó chưa tạo ra hiệu quả tốtnhất của công tác này Vì vậy, việc nâng cao chất lượng và thay đổi cách làmcủa công tác kế hoạch của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước là vô cùng quan trọng Cơ chế thị trường tạo ra những yêu cầuvà điều kiện đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngày càng có ít cơhội kinh doanh có hiệu quả hơn Do đó, doanh nghiệp nào chớp nhanh đượccác cơ hội hoặc tạo ra các cơ hội tốt hơn thì sẽ tồn tại và phát triển bền vững,tức là xây dựng kế hoạch hợp lý và thực hiện đúng tiến độ với kế hoạch đã đề

Trang 12

ra để chớp được cơ hội kinh doanh đó Thực tế đã chứng minh, để làm đượcmột công việc đạt kết quả cao doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng kếhoạch cụ thể Công Việc này được tiến hành là kết quả của hoạt động chủquan, có ý thức của chủ thể hành động Bản thân kế hoạch đã cho thấy một sựsắp xếp tương lai Chính vì vậy, kế hoạch bao giờ cũng đi trước một bước,bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nhịpnhàng liên tục Đối với kế hoạch năm thì vào tháng 11 của năm báo cáo,doanh nghiệp phải xây dựng xong kế hoạch, phương hướng phấn đấu chonăm tới Còn đối với kế hoạch tác nghiệp theo quý, tháng thì đến ngày 25, 27hàng tháng phải hoàn thành xong việc xây dựng kế hoạch tháng sau Riêngđối với kế hoạch sản xuất thì lại càng coi trọng bởi vì nó có tính chất như làmột kế hoạch mục tiêu.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng sớm sẽ là căn cứ để các kếhoạch hỗ trợ xây dựng đúng tiến độ, chuẩn bị tốt cho giai đoạn thực hiện tổchức sản xuất Nhờ đó, các nguồn lực của doanh nghiệp có thể được huy độngđể cung ứng đúng lúc, về số lượng, chất lượng, chủng loại Làm được như vậylà doanh nghiệp đã thực hiện tiết kiệm được tiền lãi phải trả nếu là vốn vay,tiết kiệm vì không để vốn ứ đọng, không sinh lời và nằm ở những yếu tố đầuvào chưa cần thiết, tận dụng tối đa, nâng cao hệ số thời gian sử dụng máy,thời gian lao động của công nhân… để làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.Hơn nữa, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần khai thác triệtđể mọi khả năng của doanh nghiệp thông qua cân đối giữa nhu cầu và khảnăng Khi nhu cầu cao hơn khả năng, doanh nghiệp nên tập trung tìm ra biệnpháp nhằm đáp ứng được cao nhất nhu cầu thị trường Lúc này doanh nghiệpnên lựa chọn đoạn thị trường mà khả năng phục vụ của doanh nghiệp là tốtnhất, hiệu quả nhất và đi vào khai thác nó chứ không nên đầu tư dàn trải Bêncạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể phát huy được khả năng liên doanh, hợp

Trang 13

tác kinh tế, tổ chức hoạt động thương mại (mua để bán) nhằm phục vụ kháchhàng với chất lượng tốt nhất.

Ngược lại, khi nhu cầu thấp hơn khả năng, ban lãnh đạo doanh nghiệp phảitìm cách đa dạng hoá mở rộng phạm vi hoạt động trong điều kiệm mình cóthể Đây là lúc cần sự linh hoạt của doanh nghiệp Người lao động có thể tạmthời nghỉ việc nhưng máy móc thiết bị ngừng hoạt động vẫn bị hao mòn,những bất ổn định khác xảy ra khi người lao động không có thu nhập Chínhvì vậy, hoạt động kinh doanh tổng hợp luôn gắn liền với hoạt chuyên môn hoásản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quyền chủ động khaithác những sản phẩm tương tự, các sản phẩm phụ bên cạnh mặt hàng chủ đạocủa mình để đưa vào kế hoạch sản xuất.

Mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện là mục tiêu hàng đầu Dođó, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo đem lại lợiích tối đa cho doanh nghiệp Bằng cách lựa chọn đúng mặt hàng sản xuất màdoanh nghiệp có ư thế, sản phẩm phù hợp voới yêu cầu của thị trường về sốlượng, chất lượng, tận dụng tối đa những cơ hội thị trường mang lại chodoanh nghiệp, thực hiện phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinhtế (thu > chi) Kế hoạch sản xuất được lập sẽ giúp cho doanh nghiệp thu đượclợi nhuận tối đa.

Qua sự phân tích trên cho thấy: Một kế hoạch chất lượng là cơ sở chuẩn bịtốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hoá của doanhnghiệp, tổ chức tốt quá trình kết hợp giữa các yếu tố để sản xuất ra hàng hoácó chất lượng cao và giá thành hạ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng…Sản phẩm chất lượng cao có được dựa trên hệ thống định mức tiên tiến, phùhợp với người lao động Kế hoạch là cái móc cho người lao động phấn đấuhoàn thành vượt mức kế hoạch giao Nó là cơ sở để doanh nghiệp xây dựngchế độ thưởng phạt thích đáng Hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu,

Trang 14

hệ số thời gian lao động hữu ích, kế hoạch buộc người lao động phải tuân thủ,thực hiện tiết kiệm vật tư, làm ra sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu, đồngthời nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Một kế hoạch chất lượng có ý nghĩaquan trọng trong việc giảm số giờ máy ngừng (tăng hệ số thời gian sử dụngmáy móc) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Giúp cho doanh nghiệpvừa không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh vừa tiết kiệm được chi phí cơ hội.

+ Những yêu cầu đổi mới công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp:

Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất trong cơ chế tập trungquan liêu bao cấp có những lợi ích nhất định Nhưng khi chuyển sang cơ chếthị trường nó không còn phù hợp nữa Do vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra đối vớidoanh nghiệp là phải đổi mới công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơnvị mình cho phù hợp với cơ chế thị trường Quá trình đổi mới đó cần quántriệt các yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Công tác kế hoạch hoá trong doanh nghiệ, quán triệt yêu cầu hiệu quả:

Các doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới mục tiêu hiệu quả, nó là tiêuchuẩn hàng đầu cho việc xây dựng, lựa chọn và quyết định phương án kếhoạch của doanh nghiệp.

- Kế hoạch doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu hệ thống đồng bộ: Nền

kinh tế quốc dân là một hệ thống thống nhất, bao gồm các phân hệ là cácdoanh nghiệp Thực hiện yêu cầu này, trong các khâu công tác kế hoạch hoáphải đảm bảo cho mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đúng hướng và gópphần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu bao trùm của cả hệ thống.

- Công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu “vừa thamvọng vừa khả thi”: Mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp công nghiệp

phải xây dựng để thực hiện các phương án đó Tuy nhiên các kế hoạch nàyphải có khả năng thực thi.

Trang 15

- Công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu “kết hợp

mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế”: Hay hệ thống mục tiêu kế hoạch

phải được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu thay đổi của môitrường và điều kiện kinh doanh.

- Công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu kết hợp

đúng đắn các loại lợi ích kinh tế trong doanh nghiệp kể cả lợi ích kinh tế

trong doanh nghiệp kể cả lợi ích xã hội Đây là động lực cho sự phát triển, làcơ sở cho việc thực thi có hiệu quả các phương án kinh doanh.

+ Quan điểm khi xây dựng kế hoạch:

Sau hơn 20 năm đổi mới công tác kế hoạch ở các doanh nghiệp tuy đã cónhiều chuyển biến tích cực song cũng có nhiều khó khăn và hạn chế Vì vậy,kế hoạch trong doanh nghiệp đang tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện trêncác mặt sau: Thực hiện cơ chế tự chủ trong quá trình xây dựng, điều chỉnh, tổchức thực hiện và đánh giá thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều phải hướng vàomục tiêu lợi nhuận và phục vụ khác hàng Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệpphải tự nghiên cứu để nắm vững thị trường, xác định phương án kinh doanhtrên cơ sở nhận thức các cơ hội và rủi ro trên thị trường Về nguyên tắc trongđiều kiện mới các doanh nghiệp được chủ động xây dựng kế hoạch của mìnhtrên cơ sở phải đảm bảo thục hiện các chỉ tiêu pháp lệnh và hợp đồng ký kết,tuy vậy phạm vi tự chủ và các biện pháp thực hiện của Nhà nước cần phải xácđịnh cụ thể cho từng loại doanh nghiệp.

+ Căn cứ xây dựng kế hoạch

Việc xác định các căn cứ vững chắc để xây dựng kế hoạch là việc làmrất quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo cho kế hoạch của doanh nghiệpđược hoạch định khả thi và đạt hiệu quả cao.

Trang 16

- Căn cứ vào chủ trương, đường lối,chính sách phát triển kinh tế xã hội

của Đảng và Nhà nước.

Trong công tác hoạch định về nguyên tắc doanh nghiệp được quyền tựchủ, song giới hạn và phạm vi của việc phát huy quyền tự chủ là pháp luật vàchính sách phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xãhội của Đảng và Nhà nước Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, nếunhững hoạt động của nó đi ngược lại xu thế phát triển, phạm vi những lợi íchchung của nền kinh tế (hệ thống) nó sẽ bị đào thải, ngược lại nếu nhận thức vàhoà mình vào xu thế phát triển thì nó mới có thể phát triển bền vững và ổnđịnh.

Căn cứ này góp phần làm cho phương án phát triển của doanh nghiệphợp lý, đúng hướng.

- Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu của thị trường.

Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnhvực hoạt động và phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Kết quả nghiêncứu nhu cầu thị trường phải phản ánh được quy mô, cơ cấu đối với từng sảnphẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, có tính đến tác động của các nhân tố làmtăng hoặc giảm cầu để đáp ứng yêu cầu của công tác hoạch định Những kếtquả nghiên cứu này có thể tập hợp theo mức giá để xác định mục tiêu kinhdoanh phù hợp với phân đoạn thị trường hoặc theo khách hàng để đảm bảo sựgắn bó giữa sản xuất với các yếu tố hỗ trợ Căn cứ vào số lượng các đối thủcạnh tranh, sự biến động giá cả trên thị trường sẽ làm tăng hiệu quả thực hiệncủa phương án kế hoạch.

Đối với doanh nghiệp trong ngành xây dựng thì thị trường cũng lại rấtđặc biệt cũng như đặc trưng về sản phẩm của nó Do đó việc nghiên cứu nhucầu thị trường là rất quan trọng trong công tác xây dựng và thực hiện kếhoạch của Công ty.

Trang 17

- Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinhdoanh, về khả năng và nguồn lực có thể khai thác:

Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động kinh tế thời kỳtrước và dự báo khả năng trong tương lai ứng với các nguồn lực có thể có, đặcbiệt là dựa vào những lợi thế vượt trội của doanh nghiệp về các mặt chấtlượng sản phẩm, kênh tiêu thụ hợp tác liên doanh, khoa học công nghệ, cạnhtranh sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phương án kế hoạch Trongtâm phân tích cần tập trung vào các chỉ tiêu chất lượng của hoạt động sản xuấtkinh doanh.

- Căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật:

Đây là căn cứ quan trọng làm cơ sở cho công tác hoạch định Môi trườngkinh doanh biến đổi rất nhanh đòi hỏi hệ thống này cần được hoàn thiện vàsửa đổi sau mỗi chu kỳ kinh doanh Hệ thống định mức kỹ thuật của doanhnghiệp phải gắn bó phù hợp với hệ thống định mức tiêu chuẩn của ngành vànền kinh tế quốc dân.

+ Quy trình xây dựng kế hoạch:

Quá trình xây dựng kế hoạch trong các doanh nghiệp bao gồm nhiềukhâu Từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc là tạo được một kế hoạch tối ưuđược thông qua và áp dụng.

Có thể mô tả quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch theo các bước sơđồ sau:

Trang 18

Sơ đồ 1: Quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch

Khẳng định kế hoạch bậc cao hơn

Nghiên cứu và dự báo

Xác định và lựa chọn các cơ hội kinh doanh

Xác định các mục tiêu hoạt động sản xuất KDXây dựng các phương án sản xuất kinh doanh

Lựa chọn các phương ánsản xuất KD tối ưu

Thông qua và quyết định kế hoạch SXKD

Trang 19

Bước 1: Khẳng định kế hoạch bậc cao hơn

Kế hoạch bậc cao hơn gồm các đường lối và các mục tiêu của cấp trên,trước khi hoạch định một kế hoạch nào đó các nhà hoạch định phải xem xétđường lối, các mục tiêu tổng thể của cấp trên Vì kế hoạch đặt ra cũng nhưcác mục tiêu không thể mâu thuẫn với các đường lối và các mục tiêu của cấptrên.

Bước 2: Xác định và lựa chọn các cơ hội kinh doanh

Đây là bước khởi đầu của quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch sảnxuất kinh doanh Ở bước này người xây dựng kế hoạch phải nhận thức rõđược trên thị trường có những cơ hội nào thuận lợi hoặc khó khăn cho doanhnghiệp mình Từ đó lựa chọn các cơ hội để hoạch định kế hoạch một cách tốiưu Cơ hội đó có thể là một nhu cầu mới xuất hiện của người tiêu dùng hoặcnhững thông tin về thị trường, về cạnh tranh, về quy mô, về cơ cấu nhu cầu,điểm mạnh điểm yếu cùng với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp Hai bước khẳng định kế hoạch bậc cao và nghiên cứu dự báo là 2 khâukhông nằm trong quá trình hoạch định kế hoạch mà là khâu tiền hoạch định.

Bước 3: Xác định các mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh

Ở bước này các nhà hoạch định cần phải biết rõ các cơ hội kinh doanh củadoanh nghiệp mình và nắm được khả năng nguồn lực của doanh nghiệp mình,từ đó đi tới các mục tiêu của chính sách Các mục tiêu này có thể là mục tiêudài hạn (chiến lược) hoặc các mục tiêu ngắn hạn như mục tiêu về tốc độ tăngtrưởng kinh doanh, mục tiêu về lợi nhuận.

Bước 4: Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh

Có nhiều cách thức để đạt được mục tiêu, đó chính là các phương án, mỗiphương án sản xuất kinh doanh đều đưa đến các mục tiêu cần đạt được Cácphương án sản xuất kinh doanh này đều được xây dựng dựa trên nhiều conđường Các con đường đó đều đi tới nục tiêu đã định.

Trang 20

Bước 5: Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu

Khi đã xác định được các phương án sản xuất kinh doanh ở bước 4 Cácnhà hoạch định chính sách cần phải lựa chọn, xem xét xem các phương ánnào là tối ưu nhất tức là các phương án nào đạt mục tiêu một cách hiệu quảnhất và nhanh nhất, ít tốn chi phí nhất Đồng thời các phương án được lựachọn tối ưu phải giải quyết được những vấn đề kinh tế xã hội đang được đặtra.

Bước 6: Thông qua và quyết định sản xuất kinh doanh

Khi các nhà hoạch định đã xác định được các phương án tối ưu, phươngán tối ưu này phải được đưa ra hội đồng quản trị, hoặc các phòng ban có liênquan, sau đó các phòng ban này thông qua đồng ý với các phương án đượclựa chọn và thực hiện phương án, quyết định và thể chế thành một kế hoạchsản xuất kinh doanh cụ thể.

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và thực hiện kếhoạch kinh doanh ở doanh nghiệp

Nếu như vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước là tất yếu trong thời đạingày nay thì vai trò to lớn của kế hoạch là không thể phủ nhận được, khôngcó kế hoạch thì một công ty hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như conthuyền không người lái và chỉ chạy vòng quanh Không có kế hoạch sẽ chẳngcòn đất để doanh nghiệp hoạt động vì lý do đơn giản chẳng ai biết nó định điđâu Có thể thấy công tác kế hoạch chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố sau:

+ Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh

Xây dựng kế hoạch là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi vàtình huống không chắc chắn của môi trường kinh doanh mà chủ yếu là cácnhân tố trong môi trường nền kinh tế và môi trường ngành Tuy nhiên vấn đềquan trọng là phải tính toán, phán đoán được sự tác động của môi trường kinhdoanh.

Trang 21

Sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh được thể hiện dưới 3hình thức sau:

Tình trạng không chắc chắn: Xảy ra khi toàn bộ hay một phần môi

trường được coi là không thể tiên đoán được.

Hậu quả không chắc chắn: Là trường hợp mặc dù đã cố gắng nhưng nhà

quản lý không thể tiên đoán được những hậu quả của sự kiện hay sự thay đổicủa môi trường đối với các doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự không chắc chắn.

Sự phản ứng không chắc chắn: Là tình trạng không thể tiên đoán được

những hệ quả của một quyết định cụ thể hay sự phản ứng của tổ chức đối vớinhững biến động của môi trường.

Nhìn chung công việc của người xây dựng kế hoạch phải đánh giá tínhchất và mức độ không chắc chắn của môi trường để xác định cách thức phảnứng của tổ chức và triển khai các kế hoạch thích hợp ở những lĩnh vực cómức độ không chắc thì việc xây dựng kế hoạch là không mấy phức tạp, nhưngnhững lĩnh vực có mức độ không chắc chắn cao đòi hỏi kế hoạch phải đượcxác định rất linh hoạt.

+ Sự hạn chế của các nguồn lực

Khi xây dựng và thực hiện kế hoạch doanh nghiệp đã gặp một trở ngại lớnlà sự hạn chế của các nguồn lực Thực tế cho thấy sự khan hiếm của cácnguồn lực là bài toán làm đau đầu các nhà quản trị khi xây dựng và thực hiệnkế hoạch Chính điều này nhiều khi làm giảm mức tối ưu của phương án kếhoạch được lựa chọn.

Trước hết cần nói đến nguồn nhân lực, đây vốn được coi là một trongnhững thế mạnh của Việt Nam nhưng thực tế ở các doanh nghiệp còn rất nangiải Lực lượng lao động thừa về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng Sốlượng lao động có trình độ quản lý, tay nghề cao vẫn thiếu, lực lượng laođộng trẻ vẫn còn phải đào tạo nhiều.

Trang 22

Tiếp đến cần phải kể đến sự hạn hẹp về tài chính Tiềm lực tài chính yếusẽ cản trở sự triển khai các kế hoạch, hơn nữa nó cũng giới hạn việc lựa chọnnhững phương án tối ưu.

Cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung của doanh nghiệp cũng là nguồn lựchạn chế Đó là khả năng hạn chế về máy móc thiết bị, công nghệ, nhà xưởngkho tàng… Thực tiễn ở các doanh nghiệp ở nước ta hệ thông cơ sở vật chất kỹthuật còn rất yếu và thiếu Điều đó đã cản trở việc xây dựng và lựa chọnnhững kế hoạch sản xuất tối ưu nhất…

+ Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu được hiểu theo một cam kết cụ thể đối với thực hiện một kết quảcó thể đo lường trong khoảng thời gian đã định Các mục tiêu được xác địnhcàng cụ thể càng tốt trên phương diện: Số lượng, các điều kiện cụ thể haynhững dữ liệu có thể đo lường được và được thể hiện trong những khoảngthời gian nhất định Dưới đây là 3 câu hỏi để kiểm tra và điều chỉnh một mụctiêu:

- Mục tiêu đã đề cập đến kết quả hoàn thành như thế nào?

- Mục tiêu này xác định khi nào thì kết quả chờ đợi được hoàn thành?- Có thể đo lường được kết quả chờ đợi hay không?

Mục tiêu hữu ích của doanh nghiệp phải thoả mãn cả 3 câu hỏi này, nếumục tiêu không thoả mãn bất kỳ câu hỏi nào cũng gây khó khăn cho quá trìnhxây dựng và thực hiện kế hoạch.

+ Quá trình tổ chức thông tin, thống kê, kế toán

Nhà kinh tế học người Anh Roney cho Rằng: “Muốn chiến thắng trongcạnh tranh một mặt công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường trước hếtphải nắm được thông tin, tiếp đó phải xây dựng cho mình các chiến lược vàkế hoạch đầy tham vọng”.

Trang 23

Trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thông tin sẽ giúpta đánh giá so sánh và lựa chọn phương án… Thông tin giúp bộ phận lãnh đạocủa doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn, kịp thời.

Thống kê và kế toán là hai công cụ đặc biệt có ý nghĩa đối với công tácquản lý và công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nói riêng Tổchức thống kê, kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời, sẽ đảm bảo cho doanhnghiệp thực sự đi vào cơ chế hạch toán, xây dựng có hiệu quả giúp cho bộphận kế hoạch lựa chọn, xây dựng những phương án sản xuất tối ưu nhất Tuynhiên ở nước ta các doanh nghiệp chưa thực sự chú ý đúng mức công tácthống kê.

+ Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá của Nhà nước

Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác xây dựng kếhoạch sản xuất kinh doanh Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ thúc đẩy hoạtđộng kế hoạch sản xuất phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển củadoanh nghiệp Thực tế trong những năm chuyển đổi cơ chế quản lý cho thấycàng đi sâu vào cơ chế thị trường càng phát sinh nhiều vấn đề mới cần tiếp tụcnghiên cứu giải quyết để hoàn thiện cơ chế quản lý và kế hoạch của Nhànước Nhà nước cần tiếp tục giải quyết các tồn đọng, vướng mắc trong nhữngnăm chuyển đổi để thực sự tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp song vẫn đảmbảo yêu cầu quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước.

1.2.4 Phương pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh

Trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp hoạchđịnh Tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu mà các doanh nghiệp áp dụng cácphương pháp khác nhau Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu vẫnsử dụng phương pháp cân đối trong việc xây dựng kế hoạch.

+ Phương pháp cân đối

Phương pháp này gồm các bước sau:

Trang 24

Bước 1: Xác định khả năng (bao gồm khả năng sẵn có và khả năng chắc

chắn có) của doanh nghiệp và yếu tố sản xuất.

Bước 2: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố sản xuất.

Trong cơ chế thị trường, phương pháp cân đối được xác định với nhữngyêu cầu sau:

- Cân đối được thực hiện là cân đối động Cân đối để lựa chọn phương ánchứ không phải cân đối theo phương án đã được chỉ định Các yếu tố của cânđối là những yếu tố biến đổi theo môi trường kinh doanh, đó là nhu cầu thịtrường và khả năng có thể khai thác của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch - Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhauđể bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môitrường.

- Thực hiện cân đối trong những yếu tố trước khi tiến hành cân đối tổngthể các yếu tố Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ xác định năng lực sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnhphương án kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Phương pháp tỷ lệ cố định

Nội dung của phương pháp này là tính toán một số chỉ tiêu của năm kếhoạch theo tỷ lệ đã được xác định trong năm báo cáo trước đó Có nghĩa là coitình hình của năm kinh doanh giống như tình hình của năm báo cáo đối vớimột số chỉ tiêu nào đó.

Phương pháp này cho thấy kết quả nhanh nhưng thiếu chính xác nên chỉsử dụng trong trường hợp không đòi hỏi độ chính xác cao và thời gian khôngcho phép dài.

+ Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm (vòng đời của sản phẩm) là khoảng thời giantừ khi nó được đưa ra thị trường cho đến khi nó không tồn tại trên thị trường.Trừ một số sản phẩm hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày, hànghoá có tính chất thời trang, mau hỏng hoặc sản phẩm có thời vụ… còn lại, nói

Trang 25

chung chu kỳ sống của sản phẩm được đặc trưng bởi 4 giai đoạn chủ yếu (4pha): Triển khai (thâm nhập), tăng trưởng, bão hoà và suy thoái Tương ứngvới mỗi giai đoạn là các vấn đề và cơ hội kinh doanh Doanh nghiệp cần nhậnbiết đặc điểm của từng giai đoạn để quyết định khối lượng sản xuất, vì mỗigiai đoạn của chu kỳ sống có mức độ tiêu thụ trên thị trường khác nhau.

+ Phương pháp đường cong kinh nghiệm

Thực chất của phương pháp này là phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùngngành nghề trên cơ sở mối quan hệ giữa việc giảm chi phí trên một đơn vị sảnphẩm và việc tăng số lượng sản phẩm, từ đó tiến hành xây dựng và thực hiệnkế hoạch kinh doanh.

+ Phương pháp mô hình PIMS (chiến lược thị trường ảnh hưởng đến lợinhuận)

Theo phương pháp này, khi hoạch định kế hoạch doanh nghiệp phải phântích 6 vấn đề lớn:

- Sức hấp dẫn của thị trường như: Mức tăng trưởng thị trường, tỷ lệ xuấtkhẩu…

- Tình hình cạnh tranh: Phân tích thị trường tương đối của doanh nghiệpso với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.

- Hiệu quả của hoạt động đầu tư: Cường độ đầu tư, doanh thu trên mỗihoạt động đầu tư.

- Sử dụng ngân sách doanh nghiệp: Chi cho marketing trong doanh thu,hệ số tăng sản xuất.

- Các đặc điểm của doanh nghiệp: Như quy mô doanh nghiệp, mức độphân tán của doanh nghiệp.

- Phân tích sự thay đổi của các yếu tố: Phần thị trường liên kết, giá cả,chất lượng sản phẩm và sự thay đổi sản lượng.

Phương pháp này là phát hiện ra sự trao đổi các kết quả có tính chất chiếnlược để từ đó xác định kế hoạch.

Trang 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆNKẾ HOẠCH KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

– TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG 289

2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xâydựng 289

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289 là một công ty thành lập năm 2001,với định hướng kinh doanh đa dạng, đa ngành, nghề công ty đã có nhữngbước tiến phát triển và tăng trưởng vững chắc

Với nhiều dây truyền thi công hiện đại, cùng mô hình tổ chức quản lýtiên tiến, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, Đầu tư – Tư vấn và Xâydựng 289 đã và đang tham gia xây dựng, tư vấn thiết kế các công trình thuộcnhiều lĩnh vực: Dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, đường dây trạm điện, bốc xúcvận chuyển, san lấp mặt bằng… hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng, máythi công, vật tư khoan, thiết bị điện, điện lạnh… làm nên công trình sống mãivới thời gian.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Đất nước các doanhnghiệp trong nước cũng ngày càng phát triển nhất là các lĩnh vực Xây dựngvà dịch vụ Tư vấn Và mở rộng địa bàn kinh doanh ra các tỉnh phía bắc nhưchi nhánh tại Sơn La, tại Lào Cai…sau nhiều năm hoạt động trên các lĩnh vựctư vấn, xây dựng và thương mại Để phấn đấu cho công ty được lớn mạnh vàngày càng phát triển ban lãnh đạo công ty đã chuyển công ty TNHH Tư vấn –

Thương mại và xây dựng 289 thành Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và

Xây dựng 289.

1/ Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289

Trang 27

2/ Tên giao dịch: 289 Construction and Consusltant Invertment, Joint

Stock Company

3/ Trụ sở: Tổ 3 - phường phùng Chí Kiên - Thị xã Bắc Kạn Điện thoại: 0281 280289

Số đăng ký kinh doanh: 24.13.000028 Mã số thuế: 4700145576

4/ Chi nhánh tại Sơn La: Ngõ 5 Đường Tô Hiệu Phường Chiềng Lề Thị Xã Bơn La - Tỉnh Sơn La

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Đất nước các doanhnghiệp trong nước cũng ngày càng phát triển nhất là các công ty thuộc cáclĩnh vực xây dựng và dịch vụ tư vấn Từ khi được thành lập đến nay Công tyĐầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289 đã không ngừng phát triển và hoạt độngtrong nhiều lĩnh vực kinh doanh, không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động đầutư ngày càng nhiều vào các công trình xây dựng

Trang 28

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền hạn của công ty

a Chức năng:

Được quy định trong điều lệ của Công ty như sau: Công ty có chứcnăng kinh doanh trong các lĩnh vực thi công nền, móng; thi công xây lắp cáccông trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, bưu điện, công trìnhkỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; các công trình đường dây, trạmbiến thế điện; kinh doanh phát triển nhà; tư vấn xây dựng; sản xuất và cungứng thiết bị, phụ tùng, vật tư, vật liệu xây dựng; xuất nhập khẩu vật tư, thiếtbị…; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật;liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợpvới pháp luật và chính sách của Nhà nước.

b Nhiệm vụ

Đầu tư – Tư vấn Xây dựng 289 ra đời góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất,cơ sở hạ tầng … cùng với sự phát triển của Đất nước là sự phát triển của côngty, lợi nhuận năm trước cao hơn năm sau, đem lại lợi nhuận cao cho công ty,cũng có nghĩa vụ trả lương cho công nhân viên và nâng cao đời sống củacông nhân viên trong công ty, Công ty cũng là môi trường lý tưởng cho cánbộ công nhân phát huy hết tài năng của mình.

Ngoài nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình và tư vấn thiết kế cáccông trình xây dựng thì sự ra đời của công ty còn để thực hiện đường lối chủtrương của Đảng và Nhà nước góp phần nâng cao đời sống của nhân dân ởnông thôn, vùng sâu, vùng xa, … tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá lưuthông giữa các vùng, các miền, tạo cơ hội phát triển cho các vùng khó khăn.

c Nghĩa vụ và quyền hạn

Công ty có nghĩa vụ và quyền hạn sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và pháttriển vốn mình có và vay từ các Ngân hàng; sử dụng có hiệu quả tài nguyên

Trang 29

đất và các nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh và đảm bảo đờisống cho cán bộ công nhân viên và có nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước Như vậy với nhiệm vụ trên thì công ty Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289không chỉ có nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận cho bản thân công ty mà cồn cónhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, cụ thể: Tạo ra của cải vậtchất, tài sản cố định, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân và chocác ngành sản xuất khác, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng và cũng góp phần giải quyết mối quan hệ giữa các ngành công nghiệpvới nông nghiệp, giữa công nghiệp với quốc phòng, giữa phát triển kinh tế vớivăn hoá xã hội, tạo ra được sự tích luỹ của cải cho nền kinh tế quốc dân thôngqua các khoản nộp thuế và lệ phí vào ngân sách Nhà nước.

2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động

- Tư vấn khảo sát, lập dự án quy hoạch, thiết kế các công trình xây dựng,công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, san nền, đường dây và trạm biếnáp điện đến 35kv, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cơ điện lạnh

(điều hoà không khí), tư vấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật

- Tư vấn giám sát các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, giaothông, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, san nền, đường dây và trạm biến ápđiện đến 35kv, hệ thống cơ điện lạnh

- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoátnước, san nền tạo mặt bằng, đường dây và trạm biến áp điện đến 35kv, lắp đặthệ thống điều hoà không khí, điều hoà trung tâm.

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng - Kinh doanh bất động sản.

- Kinh doanh điện tử, điện lạnh, máy xây dựng - Vận tải hàng hoá liên tỉnh.

- Kinh doanh du lịch lữ hành.

Trang 30

2.2 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tácxây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh ở công ty.

Công ty muốn xây dựng và thực hiện được kế hoạch tốt thì Công ty phảixác định được những đặc điểm kinh tế kỹ thuật mà ảnh hưởng tới hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty.Trên cơ sở những đặc điểm kinh tế kỹ thuậtđó Công ty mới xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình thì kế hoạch hoạtđộng kinh doanh của Công ty mới có thể đạt hiệu quả tốt được.

Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty thường gồm: Cơ cấu tổchức của Công ty, đặc điểm thiết bị xây dựng và dây truyền công nghệ, đặcđiểm về nguồn nhân lực của công ty, đặc điểm về tài chính ở Công ty, đặcđiểm về năng lực hoạt động của Công ty…

2.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

a Cơ cấu tổ chức bao gồm:

+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền lực cao nhất được các cổ đông

bầu ra thông qua Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm tập hợp trong việc quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong phạm vi pháp luật và điều lệ của Công ty quy định.

+ Ban kiểm soát: Do các cổ đông bầu ra thông qua Đại hội cổ đông có

trách nhiện trước cổ đông và pháp luật về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty và việc chấp hành điều lệ Công ty cũng như nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Ban giám đốc: Do Hội đồng quản trị quyết định, là người trực tiếp

tham gia điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trướcHội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đượcgiao

Trang 31

- Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo tổ chức mọi hoạt động kinh doanh

chính trong Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty

- Phó giám đốc kế hoạch: Có nhiệm vụ giúp giám đốc về các lĩnh vực:

Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty, tiến độ lịch trình thicông, điều động máy móc, thiết bị thi công, tham mưu về hướng phát triểncủa Công ty về các mặc kỹ thuật…

- Phó giám đốc tài chính: Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc trong

lĩnh vực kinh doanh như: Quản lý tài chính của Công ty về tiền, về các khoảnchi tiêu của Công ty…

+ Các phòng chức năng:

- Phòng kế hoạch: Có chức năng tiếp cận với nhà mời thầu, lập hồ sơ mời

thầu về khía cạnh tài chính; thẩm định tài chính dự án đấu thầu; lập dự toáncông trình; xây dựng các kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu; xây dựng kếhoạch mở rộng thị trường; tìm đối tác để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm…

- Phóng thiết kế kỹ thuật: Có chức năng thiết kế các giải pháp kỹ thuật thi

công; hoạch định năng lực thi công; giám sát thi công, chịu trách nhiệm vềchất lượng của công trình thi công, quản lý máy móc thiết bị và các chức năngkhác phục vụ lãnh đạo và các phòng ban khác trong Công ty.

- Phòng thường trực: Có trách nhiệm giải quyết mọi thắc mắc của cán bộ

công nhân viên để báo cáo lên cấp trên…

- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán, tập hợp các số liệu, thông tin tài

chính của các công trình, hạng mục công trình nhằm đưa ra một giải pháp tốiưu, mang hiệu quả kinh doanh cao hơn; chi tất cả các khoản chi cho Côngty…

Trang 32

- Phòng hành chính: Có chức năng tổ chức nhân sự của Công ty, điều động

nhân sự, đưa ra các kế hoạch tổ chức trong thời gian tới của Công ty… Côngtác kế hoạch tiền lương…

- Phòng xe, máy: Có chức năng quản lý các loại máy máy móc và xe cộ

của Công ty về các hoạt động máy móc thiết bị…

Ngoài các phòng ban trên Công ty còn có Ban chấp hành các công trìnhđể quản lý các bộ phận sản xuất; bộ phận thiết kế lập dự án; bộ phận kinhdoanh vận tải… Và các văn phòng đại diện quản lý các bộ phận cơ giới; bộphận vật tư và marketing của Công ty…

b Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện (hình 2) như sau:

Khi nhìn vào sơ đồ ta có thể hình dung được Công ty tổ chức mọi hoạtđộng như thế nào, xây dựng và thực hiện kế hoạch như nào sao cho vừa phùhợp với trình độ năng lực của Công ty vừa hoạt động kinh daonh tốt nhất.

Trang 33

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức Bộ máy Công ty

Phòngkế hoạch

Bộ phậnxây dựng

thiết kế kỹ thuật

Phòng thường

Phòng xe, máyPhòng

hành chínhPhòng

kế toán

P.Giám đốc tài chính

Bộ phận thiết kế lập dự án

Bộ phận KD vận

Bộ phận cơ giới

Bộ phận marketingBộ phận

vật tư

Trang 34

Bộ máy của Công ty được hình thành theo 3 cấp: Hội đồng quản trị, bankiểm soát, tổng giám đốc và các giám đốc chi nhánh.

Chủ tịch hội đồng quản trị có nhiệm vụ báo cáo tình hình lên Bộ xâydựng và chịu trách nhiệm trước Bộ xây dựng và pháp luật về hoạt động củaCông ty Đồng thời, chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định những vấn đề quantrọng nhất của Công ty Ban kiểm soát giám sát hoạt động của Hội đồng quảntrị.

Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chung trước Hội đồng quản trịvề hoạt động của Công ty Tổng giám đốc phụ trách công tác đào tạo, quản lýtổ chức cán bộ, tài chính kế toán, tổ chức quản lý mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh, thi đua khen thưởng… Tổng giám đốc trực tiếp điều hành các phótổng giám đốc và các giám đốc chi nhánh.

- Phó giám đốc kế hoạch: Trực tiếp quản lý phòng kế hoạch, phòng thiếtkế kỹ thuật và phòng thường trực

- Phó giám đốc tài chính: Trực tiếp quản lý phòng kế toán, phòng hànhchính và phòng xe, máy.

Ngoài ra, Tổng giám đốc còn trực tiếp quản lý 4 phòng ban:- Phòng tổ chức cán bộ

- Phòng kế hoạch

- Phòng kế toán tài chính- Văn phòng

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ này là cơ quan chức năng có nhiệm vụtham mưu giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, điều hành và kiểm soát mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh và các mặt công tác khác của tổng công ty đảm bảo đúngpháp luật và hiệu quả.

Căn cứ vào chuyên môn, nghiệp vụ được giao, các trưởng, phó phòngnghiệp vụ là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và các giám đốc

Trang 35

việc điều hành hoạt động và kết quả công tác của phòng chuyên môn, nghiệpvụ của mình phụ trách Sự chuyên môn hoá và hợp tác giữa các phòng banđược tiến hành một cách chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơvới nhau, công việc các phòng ban này được hoàn thành với sự giúp đỡ vàhợp tác của các phòng ban khác.

2.2.2 Đặc điểm thiết bị xây dựng và dây truyền công nghệ

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, ta có thể nhìn thấy nhu cầu ngàycàng tăng về xây dựng, Công ty Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289 đã liên tụcđầu tư tăng cường về máy móc thiết bị xây dựng và dây chuyền công nghệ.Cụ thể được thể hiện qua các năm sau:

Trong năm 2003 Công ty do chủ trương tiết kiệm đầu tư nhằm huy độngvốn trả nợ vốn vay cho các năm trước; do vậy công tác đầu tư chỉ ở mức bổsung các thiết bị còn thiếu cho dây chuyền công nghệ sản xuất và duy trì lựclượng thiết bị mũi nhọn chuyên ngành về nền móng và xây dựng sẵn có, bêncạnh đó đầu tư thêm một số thiết bị chuyên dụng loại vừa và nhỏ, đáp ứngnhu cầu tiến độ thi công và đa dạng hoá ngành nghề cho các đơn vị cơ giới vàxây lắp Đã trang bị được thêm một số thiết bị như:

- Máy đào, xúc loại vừa và nhỏ: 05 chiếc- Ô tô tải kamaz 12 tấn : 05 chiêc- Máy lu, đầm các loại : 02 chiếc- Cần trục 50 tấn và 15 tấn : 02 chiếc- Máy hạ cọc rung : 01 chiếc

Tổng vốn đầu tư năm 2003 : 20.386 triệu đồngTrong đó:

- Đầu tư cho thiết bị : 19.048 triệu đồng- Đầu tư cho xây dựng cơ bản : 1.338 triệu đồng

Trang 36

Năm 2006 để đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và tiến độ thi công cáccông trình, Công ty đã trang bị được thêm một số thiết bị:

- thiết bị khoan nhồi BG22: 01 chiếc- Máy đào, xúc các loại : 05 chiếc- Ô tô tải 12- 15 tấn : 10 chiếc- Máy ủi : 01 chiếc- Trạm trộn Asphal : 01 chiếc- Thiết bị khoan đá : 02 chiếc

- Dây chuyền sản xuất dàn không gian: 01 chiếc Tổng vốn đầu tư năm 2005 là 40.484 triệu đồng Trong đó: - Đầu tư cho thiết bị: 37.959 triệu đồng

- Đầu tư cho xây dựng cơ bản: 2.525 triệu đồng

Năm 2006 Công tác đầu tư không chỉ dừng ở mức bổ sung các thiết bịcòn thiếu cho dây truyền sản xuất và đầu tư một số thiết bị thi công mà cònđầu tư mới: Dây chuyền sản xuất dàn không gian và neo ứng lực trước tại mộtsố công ty khác.

Tổng số vốn đầu tư cho thiết bị năm 2006 là 47,14 tỷ đồng Ba gồm: - Máy khoan nhồi Nhật Bản: 01 chiếc

- Máy đóng cọc : 01 chiếc- Máy nghiền đá : 03 chiếc- Máy ủi công suất 230CV : 03 chiếc- Máy đào : 02 chiếc- Ô tô các loại : 10 chiếc

Song song với việc liên tục đổi mới máy móc thiết bị, Công ty cũng luôntập trung giải quyết những vướng mắc, áp dụng các biện pháp khoa học quảnlý và công nghệ mới nhằm khai thác phát huy tốt nhất năng lực của nhữngthiết bị xe máy hiện có, đồng thời nâng cao chất lượng sửa chữa đại tu xe máy

Trang 37

cũ, quan tâm đến mức đến việc tận dụng triệt để các thiết bị cũ ít dùng đến.Đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý kỹ thuật xe máy đi vào nề nếp, nhằmtăng tuổi thọ và giúp xe hoạt động nhất là đối với thiết bị xe máy mới.

Nhìn chung, máy móc thiết bị của Công ty được trang bị khá hoàn thiện,kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại là khả quan Nguồn gốctrang thiết bị chủ yếu nhập từ nước ngoài thông qua việc mua hoặc chuyểngiao công nghệ từ nhiều nước phát triển Nhưng với nhu cầu xây dựng ngàycàng đa dạng, khách hàng đòi hỏi chất lượng cao, do đó Công ty cần khai tháctốt hơn nữa công suất của máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng của công táckiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt độngliên tục với năng lực sản xuất ngày càng tăng.

2.2.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty

Công nghệ máy móc hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ vàtính chất của lực lượng sản xuất Trong thời gian hiện nay khi khoa học kỹthuật phát triển thì chức năng quản trị nhân lực phải trợ giúp cho các quyếtđịnh kinh doanh chiến lược và trong việc đáp ứng nhân lực cho các quyếtđịnh kinh doanh chiến lược và trong việc đáp ứng nhân lực cho nhiệm vụ củatổ chức.Công ty Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289 cũng không nằm ngoàiquy luật đó, trong những năm qua, phòng Tổ chức – Lao động của Công ty đãkhông ngứng nâng cao hoạt động của mình bằng việc tuyển dụng đúng người,đúng việc; từng bước hoàn thiện công tác trả lương, thưởng vho người laođộng để khuyến khích người lao động trong công việc; đào tạo và đào tạo lạitay nghề cho người lao động…

Tập thể CBCNV từ trên 400 người với thu nhập 8500.000 đ/1 người/ 1tháng năm 2001 đến nay đã lên gần 600 người với thu nhập ổn định gần1000.000 đ/ 1 người/ 1 tháng, có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, được

Trang 38

Công ty chăm lo đào tạo và phổ biến kiến thức, CBCNV trong Công ty càngtin tưởng và yên tâm hơn.

Do đó ta có thể thấy yếu tố con người được Công ty rất coi trọng, luônđược bổ sung, đào tạo nâng cao nghiệp vụ một cách thường xuyên Kế thừavà phát huy truyền thống của Công ty cán bộ lãnh đạo Công ty rất quan tâmđến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và đội ngũcông nhân có tay nghề cao, kỹ thuật chuyên sâu.

Bảng 1 – Lao động của Công ty theo trình độ

Chuyên môn, lĩnh vựcNghiên cứu

1 Trên đại học 45 10 Quản trị kinh doanh, xây dựng,kiến trúc

2 Đại học 30 45 Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, mỏđịa chất, kiến trúc sư, cơ khí, xâylắp điện, máy xây dựng, kinh tế,tài chính, tin học

3 Cao đẳng, trungcấp

28 25 Xây dựng, địa chất, đo đạc, xâylắp điện, điện dân dụng, kinh tế tàichính, công đoàn, máy xây dựng…4 Công nhân, lái xe,

38 46 Có tay nghề bậc 5 trở lên, trungbình trên 10 năm kinh nghiệm.5 Các đội công nhân

chuyên nghiệp trựctiếp sản xuất

32 80 Xây dựng dân dụng, điện, khaithác vật liệu cát, đá, sỏi, mộc, hoànthiện điện dân dụng, khảo sát địahình, địa chất…

6 Cộng tác viên 48 17 Cộng tác từng lĩnh vực cụ thể

Nguồn: Báo cáo nguồn nhân lực của Công ty

Lao động gián tiếp của Công ty chỉ chiếm khoảng 20%, lao động trực tiếplà 65%, lao động phục vụ chiếm 15%, đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý.

Trang 39

Công tác tuyển dụng: Công ty đã chủ động trong việc tiếp nhận bổ sungcán bộ, công nhân, đặc biệt là số cán bộ có kinh nghiệm, công nhân bậc cao.Đã tiếp nhận nhiều cán bộ có trình độ đại học thuộc các ngành nghề khácnhau và công nhân kỹ thuật.

Công tác đào tạo: Chú trọng công tác đào tạo chọn lọc cán bộ kỹ thuật cónăng lực chuyên môn và ngoại ngữ thành các chủ nhiệm công trình, kỹ sưtrưởng có đầy đủ khả năng chỉ huy thi công các công trình, các dự án lớn cóvốn đầu tư nước ngoài.

2.2.4 Đặc điểm về tài chính ở Công ty

Tài chính là yếu tố mang tính chất quyết định đến tiến độ, chất lượng vàhiệu quả của dự án Một nền tài chính chắc chắn đủ để đáp ứng hoàn thành kếhoạch sẽ được Công ty huy động từ các nguồn : Vốn tự có, vốn vay, ký cáchợp đồng tín dụng với các công ty tài chính, các ngân hàng…với tổng giá trịtừ 5 đến 15 tỷ đồng.

Trong những hoạt động từ khi mới thành lập đến nay, Công ty TNHH Tưvấn thương mại và xây dựng 289 đã đạt được mức doanh thu đáng kể

Từ tháng 7 năm 2004, để đáp ứng mục tiêu đưa công ty ngày càng lớnmạnh và phát triển, phù hợp với tình hình mới, Ban lãnh đạo công ty đã quyết

định xây dựng thành Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289.Tên giao dịch là 289 Construction and Consusltant Invertment, Joint

Stock Company.

Kế thừa những thành quả mà công ty TNHH Tư vấn thương mại và Xâydựng 289 đã đạt được, Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và xây dựng 289 đãcó những bước phát triển vượt bậc Trong 6 tháng cuối năm 2004 sau khichuyển sang hình thức công ty cổ phần, về mặt tài chính đạt mức doanh thu là6.638.235.484 triệu VNĐ, tăng 20% so với 6 tháng đầu năm.

- Kết quả tài chính Công ty đạt được trong những năm gần đây về hoạtđộng kinh doanh thể hiện cụ thể qua các bảng kết quả kinh doanh và bảng cânđối kế toán của từng năm như sau:

Trang 40

1/ Kết quả tài chính năm 2005:

Bảng 2 -BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005

Đơn vị: triệu đồng

6 Chi phí quản lý kinh doanh 447.586.9967 Lãi từ hoạt động kinh doanh 93.156.338.8 Lãi từ hoạt động tài chính 1.239.686

Ngày đăng: 07/12/2012, 09:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2/ Quyển báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289 Khác
3/ Giáo trình Kinh tế thương mại (chủ biên: GS. TS. Hoàng Đức Thân – GS. TS. Đặng Đình Đào), Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB Thống kê Khác
4/ Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (chủ biên: PGS. TS. Hoàng Minh Đường – PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc) Khác
5/ Quyển sách: Những quy định mới về xây dựng - Luật gia Đào Duy Hải – NXB Lao động Khác
6/ Quyển sách: Thương mại Việt Nam 20 nam đổi mới – NXB chính trị quốc gia, Hà Nội7/ Các trang wed Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Sơ đồ 1 Quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch (Trang 18)
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức Bộ máy Công ty - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Sơ đồ 2 Mô hình tổ chức Bộ máy Công ty (Trang 33)
Bảng 1– Lao động của Công ty theo trình độ - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 1 – Lao động của Công ty theo trình độ (Trang 38)
Bảng 2 -BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 (Trang 40)
Bảng 3- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2005 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 3 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2005 (Trang 41)
Bảng 3 - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2005 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 3 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2005 (Trang 41)
Bảng 4 -BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 (Trang 42)
A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 2.265.116.75 3 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
2.265.116.75 3 (Trang 43)
Bảng 6 -BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 6 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007 (Trang 44)
Bảng 6 - BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 6 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007 (Trang 44)
Bảng 7- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 7 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007 (Trang 45)
Bảng 7 - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 7 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007 (Trang 45)
Bảng 8- MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU MÀ CÔNG TY ĐÃ - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 8 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU MÀ CÔNG TY ĐÃ (Trang 48)
Bảng 8 - MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU MÀ CÔNG TY ĐÃ - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 8 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU MÀ CÔNG TY ĐÃ (Trang 48)
Bảng 9 - MỘT SỐ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 9 MỘT SỐ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN (Trang 50)
Bảng 10 – Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu sản xuất kinh daonh so với kế hoạch đề ra năm 2006 và 2007 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 10 – Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu sản xuất kinh daonh so với kế hoạch đề ra năm 2006 và 2007 (Trang 58)
Bảng 11 – Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2006 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 11 – Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2006 (Trang 62)
Bảng 11 – Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2006 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
Bảng 11 – Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2006 (Trang 62)
Nhìn chung ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có mức tăng trưởng và đồng thời đạt được những thành công nhất định - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
h ìn chung ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có mức tăng trưởng và đồng thời đạt được những thành công nhất định (Trang 63)
* Phương pháp mô hình hoá: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn và Xây dựng 289
h ương pháp mô hình hoá: (Trang 81)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w