Trong đó, kếhoạch kinh tế - xã hội là một trong những công cụ quản lý, điều hành của Nhànước nên việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thựchiện kế hoạch phát
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sangnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước,công tác kế hoạch cũng từng bước được hoàn thiện, góp phần tích cực vào việchoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong các chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội đề ra Ngày nay, trước xu thế hội nhập và sự biến động của cơ chế thịtrường thì vai trò Nhà nước càng thể hiện quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô vàđịnh hướng phát triển cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đểtăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thìviệc đổi mới, hoàn thiện các cơ chế, chính sách là một điều tất yếu Trong đó, kếhoạch kinh tế - xã hội là một trong những công cụ quản lý, điều hành của Nhànước nên việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thựchiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm là vấn đề hết sức cần thiết vàcấp bách
Đối với các địa phương, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triểnkhai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đang là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của công tác cải cách hành chính Bởi lẽ, nó sẽ giúp địa phương cócông cụ điều hành, quản lý đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn một cách hiệuquả Bên cạch đó, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề để huy động một cách có hiệu quảnguồn lực của toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
Qua thời gian công tác tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Châu Thành
và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Bộ phận Tổng hợp, hàng nămbản thân đều tham mưu giúp Thường trực Ủy ban nhân huyện xây dựng kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội của năm tiếp theo Trong quá trình xây dựng kế hoạchcũng đã phát sinh một số vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến để thực hiện tốt hơn trongthời gian tới
Trang 2Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành ” làm tiểu luận cuối khóa của mình
Trong chuyên đề này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu, đánh giá thựctrạng công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện trong thờigian qua (năm 2011, năm 2012, năm 2013) và đề xuất một số giải pháp cơ bản cóthể nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội hàng năm ở huyện Châu Thành đến năm 2015, với hy vọngcông tác lập kế hoạch của huyện sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, bản kế hoạch đượcxây dựng với chất lượng tốt hơn và thực sự là công cụ hỗ trợ cho quá trình quản lý,điều hành của chính quyền địa phương
Châu Thành là một trong những huyện của tỉnh triển khai thực hiện việcxây dựng kế hoạch năm 2012 theo phương pháp mới (phương pháp lập kế hoạch
có tính chiến lược, dựa trên kết quả, gắn với nguồn lực và có sự tham gia của cộngđồng và các bên liên quan) có kèm theo Khung logic, Khung theo dõi và đánh giá
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2013 Hoạt động tham vấn kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của huyện được triển khai trongkhuôn khổ dự án “Bạn hữu trẻ em” do UNICEF tài trợ trên toàn địa bàn tỉnh.Trong đó dự án đã tổ chức các lớp tập huấn hỗ trợ cán bộ trong Tổ lập kế hoạchphát triển kinh tế xã hội của huyện Đây là những tiền đề quan trọng để huyện cóthể tiếp tục triển khai công tác này sâu rộng hơn, nhằm tạo ra một sự chuyển biếntrong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới
Trang 3Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 Định nghĩa lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội:
- Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là quá trình xây dựng một kếhoạch tổng thể, nó bao trùm và kết hợp tất cả các mặt hoạt động của một địaphương Đó là quá trình xác định các mục tiêu toàn diện về phát triển kinh tế - xãhội của địa phương và phương thức thích hợp để đạt các mục tiêu toàn diện đó
- Khác với lập kế hoạch cho một đối tượng cụ thể, lập kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội có phạm vi rộng, mục tiêu mang tính toàn diện, thời gian dài, nómang tính định hướng nhiều hơn là tính cụ thể
1.2 Nội dung quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
* Đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội năm hiện tại:
- Để xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội cho năm tiếp theo, trước hết nhữngngười lập kế hoạch phải đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của nămtrước đó Bởi vì tình hình thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch kinh tế - xã hội nămtrước cho các nhà lập kế hoạch biết khả năng thực hiện thực tế của địa phương vàphản ánh mức độ xác thực của việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.Trong trường hợp, năm trước địa phương thực hiện vượt mức kế hoạch có thể phảnánh một dấu hiệu tốt cho năm kế hoạch tiếp theo
- Bên cạnh việc đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra,cần đi sâu đánh giá cơ chế và công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện Bởi vì thực tiễn
đã chứng minh, cơ chế quản lý không chỉ hỗ trợ mà có thể cản trở việc thực hiệnthành công kế hoạch Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch không đúng thì các kếhoạch đề ra cho dù có tốt như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng bị thất bại Đặcbiệt trong trường hợp có nhiều sự thay đổi của môi trường, cơ chế quản lý khônglinh hoạt và công tác chỉ đạo điều hành không sáng tạo
Trang 4- Mặc khác, cần đánh giá việc sử dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu đã
đề ra nhằm xác định mối quan hệ giữa kết quả và nguồn lực, đánh giá chất lượngcủa việc sử dụng nguồn lực Kết quả đánh giá này sẽ làm cơ sở cho việc xác địnhmục tiêu và cân đối nguồn lực ở phần sau
- Khi tổng kết, đánh giá tình hình phải đảm bảo yêu cầu khách quan, trungthực, đánh giá đúng thực tế Tập trung phân tích, đánh giá sâu về chất lượng tăngtrưởng của từng mặt; việc khai thác sử dụng nguồn lực; chất lượng nguồn lao động
và sử dụng lao động; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật; ứng dụngthành tựu khoa học và đổi mới công nghệ; việc huy động và sử dụng các nguồnvốn, bao gồm: nguồn ngân sách, nguồn tín dụng đầu tư của nhà nước và tín dụngcủa hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn vốn từ khu vực dân cư, nguồn tài chínhdoanh nghiệp…
- Khi phân tích các vấn đề trên, cần làm rõ những kết quả đạt được trongnăm kế hoạch, đi sâu vào những tồn tại, yếu kém, khó khăn; xác định nguyên nhânchủ quan và khách quan đối với cả những mặt đã làm được và chưa làm được; chỉ
rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể để từ đó rút ra những bài học cho việc xácđịnh mục tiêu và biện pháp cụ thể của kỳ kế hoạch tới Trong phần này chúng tanên sử dụng công cụ phân tích rõ các nguyên nhân để làm sáng tỏ những nguyênnhân của những mặt được và mặt chưa được
* Xây dựng kế hoạch:
- Việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong năm trước cho chúng tanhững nhận thức, bài học quý giá – làm tiền đề để xây dựng kế hoạch cho năm tiếptheo Tuy nhiên, các kết quả đánh giá đó chưa thể nói lên tất cả, nếu bối cảnh trongnăm kế hoạch tới có sự thay đổi lớn so với bối cảnh của năm kế hoạch trước Dovậy, trong bước này những người lập kế hoạch cần tiến hành dự báo bối cảnh trongnăm kế hoạch tới
- Khi phân tích môi trường bên ngoài tức là những yếu tố bên ngoài có ảnhhưởng đến các yếu tố bên trong hoặc mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong như:
Trang 5môi trường sinh thái, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học - công nghệ Khitiến hành phân tích môi trường bên ngoài, cần kết hợp với những mặt mạnh, mặtyếu để xác định những ảnh hưởng thuận lợi và những ảnh hưởng bất lợi đối với địaphương trong năm kế hoạch tới
- Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu năm
kế hoạch trước và kết quả dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khókhăn trong năm kế hoạch tới đã đạt được ở trên; tiếp theo, những người lập kếhoạch xác định các mục tiêu kế hoạch cho năm kế hoạch tới
- Việc xác định các mục tiêu của kế hoạch kinh tế - xã hội là một nôi dungquan trọng của lập kế hoạch Khi xác định mục tiêu kế hoạch, cần xác định tất cảcác mục tiêu cho tất cả các mặt, lĩnh vực được đề cập trong kế hoạch Những mặt,lĩnh vực nào có thể định lượng được thì chúng ta xác định thành các chỉ tiêu kếhoạch, còn những mục tiêu nào không thể định lượng được thì chúng ta mô tảchúng theo những thuật ngữ định tính nhưng dễ hiểu, tránh hiểu nhầm
- Khi lập kế hoạch, cần xác định các phương án tăng trưởng kinh tế và cácchỉ tiêu kế hoạch Thường xây dựng từ 2 đến 3 phương án, gồm: phương án cơbản, phương án cao, phương án thấp Có phương án phát triển dựa vào khả năngvượt những khó khăn, tồn tại và duy trì, phát triển những yếu tố thuận lợi Đồngthời cũng xây dựng những phương án với những dự báo có nhiều khó khăn, để chủđộng trong việc điều hành kế hoạch trong suốt thời gian thực hiện Tiếp theo lựachọn phương án phát triển, phân tích từng phương án dựa trên các dự báo các tìnhhuống phát triển
- Khi xác định từng mục tiêu cho từng mặt, từng lĩnh vực hoạt động cầnđảm bỏa các tiêu chí như: tính cụ thể, tính có thể đo lường được, có thể đạt được,hiện thực và trong một khuôn khổ thời gian nhất định
- Một điểm nửa cần lưu ý là, khi xác định mục tiêu cần đặt nó trong mốiquan hệ với nguồn lực và chất lượng sử dụng các nguồn lực mà chúng ta đã xácđịnh ở phần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm trước
Trang 6* Xác định các nhiệm vụ và các giải pháp nguồn lực để thực hiện kế hoạch:
- Sau khi đã xác định mục tiêu cho từng mặt, lĩnh vực, trong bước này nhàlập kế hoạch xác định các hoạy động cần tiến hành để đạt các mục tiêu đó – tức làxác định các nhiệm vụ chủ yếu Nhiệm vụ là một tập hợp các hoạt động cần đượctiến hành để đạt được mục tiêu đề ra
- Đối với mỗi mục tiêu, cần xác định một hoặc nhiều nhiệm vụ để hoànthành nó Các nhiệm vụ này cần được phân thành các nhóm hoạt động tương đồnghay hoạt động chức năng để phân công cho các cá nhân, bộ phận có khả năng đảmnhận Nếu phân công đúng thì năng suất thực hiện đạt được sẽ cao và ngược lại
- Tiếp theo cần xác định các giải pháp về cơ chế, xác định các giải pháp vềnguồn lực
- Để thực hiện các nhiệm vụ được giao, các cá nhân, bộ phận cần đượccung cấp các nguồn lực cần thiết Vì vậy, trong bước này cần xác định các nguồnlực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, gồm: nguồn lực vật chất, nguồn lực nhân lực,tài chính, đất đai
- Khi xác định các giải pháp cần có các giải pháp lâu dài nhằm vào mụctiêu tổng quát, các giải pháp tình thế để tháo gở khó khăn trước mắt nhằm đạt một
số mục tiêu cụ thể
* Tóm lại, lập kế hoạch là phải trả lời 4 câu hỏi: Phân tích hiện tại chúng ta
đang ở đâu? Chúng ta sẽ tiến đến đâu? Làm cách nào và bằng cách nào để đạt mụctiêu? Làm thế nào để biết chúng ta đi đúng hướng?
1.3.Chính sách của Nhà nước về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội:
* Về chỉ thị của chính Phủ:
- Chỉ thị 854/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2011
Trang 7- Chỉ thị 922/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2012
- Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách Nhà nước 03 năm 2013-2015
- Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2014
* Về công văn hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về:
- Công văn số 427/BKH-TH ngày 23/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vềviệc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011
- Công văn số 4106/BKH-TH ngày 24/6/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012
- Công văn số 4723/BKHĐT-TH ngày 29/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách Nhà nước 03 năm 2013-2015
- Công văn số 4480/BKHĐT-TH ngày 28/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm2014
* Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số: 13/CT-TTg, ngày 25 tháng
06 năm 2013 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngânsách nhà nước năm 2014; trong đó đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo như sau:
1 Tổ chức đánh giá nghiêm túc tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 trên cơ sở đánh giá đầy đủtình hình thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; trong đó đặcbiệt chú trọng đánh giá tình hình triển khai và thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CPcủa Chính phủ ngày 09 tháng 01 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo,
Trang 8điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhànước năm 2011 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về nhữnggiải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ansinh xã hội.
2 Đánh giá khách quan, trung thực các kết quả đạt được trong năm 2013 sovới mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toánngân sách nhà nước năm 2013; đồng thời, so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ mà cáccấp, các ngành đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 -
2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020
3 Xác định mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 căn cứ vào các mụctiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 đã đượcnêu tại văn kiện của Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI và trên cơ sở đánhgiá tình hình trong nước và quốc tế trong thời gian qua và triển vọng phát triển sắptới
4 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 phải gắn kết vớikhả năng cân đối nguồn lực và khả năng thực hiện của các cấp, các ngành để bảođảm tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nâng cao khả năng xãhội hóa các nguồn lực trong đầu tư phát triển
5 Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán ngân sáchnhà nước năm 2014 phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộinăm 2014 và giai đoạn 2011 - 2015, gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâmcủa cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
6 Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sáchnhà nước năm 2014 phải bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống và sự phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan, đơn vị và các ngành, các cấp
- Công văn số 1134/UBND-TH ngày 28/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và kếhoạch đầu tư ngân sách Nhà nước 03 năm 2013-2015
Trang 9* Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm, theo công văn số: 727/UBND-TH ngày 02/7/2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 Trong đó có chỉ đạo Ủy ban nhândân các huyện, thị, thành triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch năm 2014theo phương pháp mới (phương pháp lập kế hoạch có tính chiến lược, dựa trên kếtquả, gắn với nguồn lực và có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan) cókèm theo Khung logic, Khung theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của huyện năm 2014
Trang 10Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM 2013.
2.1 Đặc điểm, tình hình của huyện Châu Thành:
- Châu Thành là huyện tiếp giáp với Thành phố Long Xuyên, trung tâm của
tỉnh An Giang, nằm về phía Tây sông Hậu, có diện tích đất tự nhiên là 35.511 ha với dân số 170.588 người; có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn.
+ Phía Bắc giáp Huyện Châu Phú (29.176 km)
+ Phía Đông Đông Bắc giáp Huyện Chợ Mới (8.338 km)
+ Phía Đông Đông Nam giáp Thành Phố Long Xuyên (12.446 km)
+ Phía Nam giáp Huyện Thoại Sơn (30.490 km)
+ Phía Tây giáp Huyện Tri Tôn (7.027 km)
+ Phía Tây Bắc giáp Huyện Tịnh Biên (0,158 km)
- Châu Thành có vị trí tiếp cận Thành phố Long Xuyên, là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học của tỉnh An Giang và vùng kinh tế trọngđiểm vùng Đồng bằng sông Cửu long, tốc độ đô thị hóa của Huyện chịu sự tácđộng lan toả và dự kiến sẽ diễn tiến khá nhanh trong thời gian tới
- Khu công nghiệp Bình Hoà nằm gần vị trí trung tâm của huyện với diệntích 150 ha và xây dựng đường nối đến bờ sông Hậu sẽ thu hút đầu từ vào thươngmại dịch vụ và thu hút lao động và tạo ra nguồn thu của Huyện
- Huyện Châu thành có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản; ngoài racòn có diện tích đất phù sa cồn có tiềm năng sản xuất rau màu, vận tải đường thủythuận lợi để tiếp cận với thị trường tiềm năng về rau màu chất lượng của tỉnh và ởđịa phương lân cận
Trang 11- Huyện có tổng diện tích đất 35.506 ha Trong đó, đất nông nghiệp 30.863
ha (chiếm 86,9 % diện tích đất tự nhiên) bao gồm: đất trồng lúa 29.617 ha; đất
trồng màu 421 ha; đất trồng cây lâu năm 579 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 236 ha,đất phi nông nghiệp 1.144 ha; đất dùng cho sản xuất kinh doanh 73 ha; đất dùngcho công cộng 263 ha và các mục khác chiếm tỉ lệ 1,5% Diện tích đất nông nghiệpgiảm 124 ha trong thời kỳ 2005-2010
- Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Châu Thành không phongphú, chủ yếu là bột sét và cát mịn trầm tích trên sông và tích tụ dọc các bờ sông.Huyện Châu thành có các loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu phục vụ sản xuất vậtliệu xây dựng như đất sét gạch ngói phân bố rải rác ở các xã
- Dân số của huyện là 170,6 ngàn người, chiếm 7,93% dân số của tỉnh AnGiang, với mật độ dân số khá cao là 480 người/km2 (thấp hơn so với mật độ dân sốcủa An Giang là 608 người/km2) Số người trong độ tuổi lao động đang tăngnhanh Hơn 78% lực lượng lao động vẫn còn tập trung chủ yếu vào ngành nônglâm thủy sản Mặc dù lực lượng lao động nông nghiệp có tay nghề, thể hiện quanăng suất lúa cao, nhưng trình độ chuyên môn và học vấn của lao động còn thấp
- Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành trong năm 2013 đạt một
số kết quả như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,47% (cùng kỳ là 12,08%), trong đó:khu vực I-5,03% (CK 4,21%), khu vực II-15,96% (CK 14,90%), khu vực III-18,59% (CK 17,37%) Về cơ cấu kinh tế, khu vực I-37,40% (CK 40,94%), khu vựcII-15,42% (CK 12,55%), khu vực III – 47,18% (CK 46,51%)
+ Tổng diện tích gieo trồng là 83.945 ha, đạt 106,8% kế hoạch năm (KH),tăng 3.377 ha so cùng kỳ (SCK)
+ Tổng thu ngân sách nhà nước 378.140 triệu đồng, đạt 147,7% dự toántỉnh giao, đạt 127,3% so dự toán huyện giao, bằng 113,03% so cùng kỳ; trong đóthu ngân sách trên địa bàn 74.336 triệu đồng đạt 110,6% dự toán tỉnh giao vàhuyện giao Tổng chi ngân sách địa phương 445.246 triệu đồng, đạt 145,1% dự
Trang 12toán tỉnh giao, đạt 132,9% dự toán huyện giao; trong đó chi đầu tư XDCB 30.855
tỷ đồng, đạt 176,11% dự toán tỉnh giao và 97,30% dự toán huyện giao, bằng171,18% SCK
2.2.Thực trạng công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Châu Thành trong năm 2013.
2.2.1.Những kết quả và nguyên nhân dẫn đến đạt được kết quả trong công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Châu Thành năm 2013.
a.Những kết quả đạt được:
- Huyện đã hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm: hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang.
Nhìn chung, thời gian lập và nộp các bản kế hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư đảmbảo theo quy định
- Các cấp lãnh đạo của huyện và các ban, ngành chuyên môn cũng đã
bước đầu nắm bắt được các tư tưởng hoàn thiện trong lập kế hoạch: chỉ đạo lồng
ghép các nguồn lực ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia, thể hiện nhiều dự
án mang tính ưu tiên, trọng điểm…trong việc lập các kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội
- Trong kế hoạch đã chú trọng nhiều đến lĩnh vực xã hội, môi trường:
Nội dung đã thấy được sự xuất hiện của các chỉ tiêu giảm hộ nghèo, giảiquyết việc làm…Mặc dù các chỉ tiêu này được đưa ra vẫn còn mang nặng tính chất
về số lượng, chất lượng chưa thực sự cao nhưng với sự thay đổi này cũng phần nàophản ánh được sự dần hoàn thiện của hệ thống chỉ tiêu trong các bản kế hoạch
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
+ Tổng diện tích gieo trồng là 83.945 ha, đạt 106,8% so với kế hoạch, tăng3.377 ha so cùng kỳ (chủ yếu tăng diện tích sản xuất lúa vụ Thu đông) Trong đó
lúa 82.225 ha, đạt 107,2% KH (tăng 3.412 ha so cùng kỳ), năng suất bình quân cả
Trang 1303 vụ là 6,37 tấn/ha (tăng 0,26 tấn/ha SCK), tổng sản lượng đạt 524.148 tấn (tăng
26.150 tấn SCK); màu 1.720 ha, đạt 91,8% KH, tổng sản lượng đạt 33.375 tấn.
+Diện tích sản xuất lúa chất lượng cao chiếm 80,3%, thực hiện chương trình
“3 giảm, 3 tăng” chiếm 96% và “1 phải 5 giảm” chiếm 43% diện tích xuống giống;
sản xuất lúa giống được 4.417 ha (chiếm khoảng 5,4% DTXG); có khoảng 6.883 ha
được tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn
+ Năm 2013, từ nhiều nguồn vốn, huyện đã đầu tư thực hiện được 96 công
trình thủy lợi với tổng nguồn vốn đấu tư là 54.834 triệu đồng (vốn nhà nước
15.131 triệu đồng, nhân dân đóng góp 39.703 triệu đồng) Trong đó có 17 công
trình chống hạn; 03 công trình sửa chữa cống; 56 công trình phục vụ sản xuất vụThu đông; 20 công trình được hỗ trợ theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa Lắp đặt mới 15 trạm
bơm điện, luỹ kế toàn huyện có 159 trạm bơm (còn 03 trạm bơm chưa đưa vào sử
dụng) Tổ chức trồng 187.700 cây phân tán để bảo vệ các tuyến đê bao.
+ Lĩnh vực chăn nuôi có sự tăng trưởng nhưng không nhiều do số lượng đàn
heo giảm mạnh (nhiều hộ chăn nuôi lỗ nặng từ năm 2012 nên không còn vốn hoặc
không mạnh dạn tái đầu tư) Tổng đàn gia súc, gia cầm là 754.571 con, đạt 99,2%
KH (tăng 1.936 con SCK); trong đó: heo 32.150 con (giảm 8.016 con SCK), bò 4.805 con (tăng 108 con SCK), trâu 340 con (giảm 03 con SCK), dê 87 con (tăng
16 con SCK); gia cầm 717.189 con (tăng 9.831 con SCK) Tổng sản lượng thịt hơi
đạt 4.528 tấn Thực hiện 16 công trình khí sinh học cho các hộ chăn nuôi; 10 môhình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học; 03 mô hình điệm lót sinh học, 03 mô hình
bò vỗ béo, 01 mô hình nuôi gà đông tảo
+ Tổng diện tích thả nuôi thủy sản được 531 ha, đạt 84,5% KH (tăng 38,4 haSCK) và 60 chiếc lồng, bè (giảm 20 chiếc SCK) với tổng sản lượng đạt 52.696 tấn,đạt 84,5% KH (tăng 6.119,5 tấn SCK) Thực hiện 02 mô hình nuôi cá lóc trong bểlót bạc; 01 mô hình sản xuất lươn giống và 01 mô hình nuôi ếch Thái Lan
- Công nghiệp – TTCN:
Trang 14Giá trị sản xuất (giá cố định) đạt 927 tỷ đồng (trong đó các hộ kinh doanh
và đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường Phát triển mới 226 cơ sở, thu hút
412 lao động với số tiền 21,4 tỷ đồng (toàn huyện có 5.464 cơ sở, thu hút 9.274 lao
động, tổng vốn 187 tỷ đồng) Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ
trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2012 – 2016
- Đầu tư xây dựng, quản lý đô thị:
+ Công tác quản lý trật tự xây dựng luôn được duy trì; cấp 81 giấy phép xâydựng với tổng diện tích sử dụng là 14.107 m2 (gồm 37 nhà ở nông thôn, 40 nhà ở
đô thị, 04 chuyên dùng), xử phạt 14 trường hợp vi phạm Lắp đặt bảng trích điều lệ
quản lý theo quy hoạch tại các cụm dân cư giai đoạn II, đồng thời tiến hành kiểmtra trật tự xây dựng theo điều lệ đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện và xử lý cácsai phạm
+ Trong năm 2013 thực hiện xây mới 09 cầu bê tông, 07 cầu sắt, 10 cầu gỗ
và sửa chữa 06 cầu; láng nhựa 14 km đường, rãi đá 147 km, gia cố sạt lỡ 135m,xây mới 20 cống với tổng kinh phí thực hiện là 71.955 triệu đồng, trong đó ngânsách trung ương 22.690 triệu đồng, ngân sách tỉnh 6.700 triệu đồng, ngân sáchhuyện 7.493 triệu đồng, ngân sách xã 760 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp34.312 triệu đồng Ngoài ra đang thi công cầu Tân Thành 1, Tân Thành 2 (xã VĩnhThành), cầu Đông 1 (xã Vĩnh Nhuận) và thi công tuyến đường từ UBND xã VĩnhNhuận đến Chung Sây
Trang 15- Tài chính - ngân sách:
Tổng thu ngân sách nhà nước là 454,6 tỷ đồng (trong đó các khoản phát
sinh ngoài dự toán là 76,5 tỷ đồng); nếu loại trừ các khoản phát sinh ngoài dự toán thì
tổng thu ngân sách nhà nước là 378,1 tỷ đồng, đạt 147,7% so dự toán tỉnh giao, đạt127,3% so dự toán huyện giao, trong đó thu ngân sách trên địa bàn là 74,3 tỷ đồng,đạt 110,6% so dự toán tỉnh giao và huyện giao Tổng chi ngân sách địa phương là445,2 tỷ đồng, đạt 145,1% dự toán năm tỉnh giao, đạt 132,9% so dự toán huyện giao,trong đó chi đầu tư XDCB là 30,8 tỷ đồng đạt 176,1% so dự toán tỉnh giao và 97,3%
so với dự toán huyện giao
- Tài nguyên và môi trường:
+ Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2013 và xây dựng bảng giá cácloại đất trên địa bàn áp dụng cho năm 2014 Hoàn thành việc lập quy hoạch sửdụng đất chi tiết đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 2012-2015 thị trấn An Châu
và Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011-2015) huyện Châu Thành
+ Tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấychứng nhận còn tồn đọng; trong năm đã cấp 234 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, hiện còn tồn 2.022 giấy (trong đó có 1.136 giấy thổ cư đại trà, 886 giấy đất
nông nghiệp cấp đổi lại theo chủ trương chung của tỉnh, hiện chưa bàn giao sản phẩm đo đạc đối với xã Bình Hoà)
- Giáo dục - đào tạo:
+ Năm học 2012-2013, ngành giáo dục và đào tiếp tục triển khai nhiều biệnpháp thực hiện công tác chống bỏ học, tỷ lệ học sinh bỏ học được khống chế dưới
mức kế hoạch, cụ thể: tiểu học là 0,58% (cùng kỳ năm trước 0,60% - kế hoạch
không quá 1%); THCS là 2,37% (cùng kỳ năm học trước 2,76% - kế hoạch không quá 3%) Các trường thực hiện tốt nề nếp dạy và học; tập trung thực hiện các biện
pháp nâng cao chất lượng, nhất là việc ôn tập và tổ chức thi kiểm tra cuối học kỳ;
tỷ lệ học sinh giỏi bậc tiểu học đạt 34,6% (tăng 1,3% so năm học trước), bậc THCS
Trang 16đạt 29% (tăng 2% so năm học trước); học sinh tốt nghiệp cuối cấp bậc tiểu học99,9% (năm học trước 99,7%); THCS 99,2% (năm học trước 98,3%) và tốt nghiệpTHPT đạt 100%.
+ Tổ chức xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất tại các điểm trường để chuẩn
bị cho năm học 2013 - 2014 gồm: 03 trường trong kế hoạch xây dựng trường
chuẩn quốc gia (tiểu học "C" Vĩnh Thành, "C" An Châu và Mẫu giáo Vĩnh Bình) với tổng số tiền là 10,7 tỷ đồng (nguồn vốn xổ số kiến thiết); 05 trường (18 phòng)
thuộc đề án kiên cố hoá trường lớp; sửa chữa tại 04 điểm trường; xây mới và sửachữa nhà vệ sinh tại 05 điểm trường Ngoài ra, các trường còn vận động mạnhthường quân, cha mẹ học sinh đóng góp với số tiền 329 triệu đồng và nhiều hiện
vật khác Tổ chức khai giảng năm học 2013-2014 đúng theo quy chế; tỷ lệ huy
động học sinh bậc mầm non đạt 91,6% (trong đó mẫu giáo 05 tuổi đạt 106,6%),
tiểu học 100,8%, trung học cơ sở 94,3%; tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểuhọc là 99,04, trung học cơ sở là 70,92% và trung học phổ thông là 38,43%
- Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Thông qua các chương trình đã giải quyết việc làm cho 4.654 lao động,đạt 103,4% KH; tổ chức 57 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 1.625 lao động, đạt 101,5%
KH (trong đó có khoản 75% lao động đã có việc làm); tỷ lệ lao động có việc làm
thường xuyên đạt 88,4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28,7%
+ Các chế độ chính sách đối với người có công luôn được quan tâm thựchiện tốt Nhân dịp tết nguyên đán và kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, huyện
đã tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà và cấp kinh phí cho các hộ gia đình chính sáchvới số tiền 2.022 triệu đồng Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; toàn huyện
có 317 hộ có nhu cầu về nhà ở (trong đó có 192 hộ cần cất mới, 125 hộ cần sửa
chữa) Từ các nguồn vận động, hỗ trợ; trong năm đã cất mới 62 căn và sửa chữa 06
căn nhà cho chính sách với số tiền 3.220 triệu đồng; vận động quỹ đền ơn đápnghĩa được 220 triệu đồng