1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh

60 339 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 376 KB

Nội dung

Luận Văn: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 15 năm thực hiện chính sách mở cửa,chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước đã tạo cho nền kinh tế nước nhà có sự chuyển biếnlớn, có những bước đi phù hợp, đúng đắn để tồn tại và phát triển đi lên hộinhập cùng nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, song bên cạnh đó nócũng đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách lớn để thích nghi vớimôi trường mới- môi trường cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thế giới vàtrong khu vực để giữ cho quốc gia mình tồn tại và phát triển được.

Kinh doanh thương mại quốc tế là hình thức mua bán hàng hoá dịch vụgiữa các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nhằm thuđược lợi nhuận.

Mục đích của kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm tối đa hoá hoặcổn định lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ,bù đắp các chi phí đầu tư, thực hiện giảm chi phí đầu tư theo qui mô và tìmkiếm nguồn nhân lực, lợi thế từ nước ngoài Nhờ phát triển kinh doanh rathị trường quốc tế các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sảnxuất đã đầu tư, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ tăng số lượng sản phẩm bán rakhắp toàn cầu, tận dụng chi phí lao động rẻ, chi phí năng lượng, nguyên liệuthấp Cho phép doanh nghiệp có thêm một số chiến lược cạnh tranh vớiphạm vi đa quốc gia mà các doanh nghiệp kinh doanh nội địa không cóđược Hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp chủ yếu thôngqua xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.

Đề tài được chia làm 3 chương với các nội dung sau:

Chương I: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Văn Minh

Chương II: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ của công ty

Chương III: Một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu của công ty

Trang 2

Mặc dự bài viết này cú nhiều cố gắng song do hạn chế về thời gian vàkinh nghiệm thực tế nờn bài viết khụng thể trỏnh khỏi những sai sút vàkhiếm khuyết, rất mong được sự gúp ý bổ sung của thầy cụ và bạn bố Nhõnđõy em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới T.S Ngô Thị Việt Nga cùngtoàn thể cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh mỹ nghệ của công ty xuấtnhập khẩu thủ công mỹ nghệ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

Hà Nội ngày 10 tháng 04 năm 2010Sinh viên: Nguyễn Huy Công

Trang 3

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VĂN MINH 1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty

* Giới thiệu chung về doanh nghiệp

Công ty TNHH Văn Minh là loại hình công ty TNHH có hai thànhviên trở lên, hoạt động theo luật doanh nghiệp của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt nam.

Công ty TNHH Văn Minh hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tàichính và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Tên giao dịch quốc tế : Van Minh Company LimitedTên viết tắt : VMC

Tên tiếng việt : Công ty TNHH Văn Minh

Giám đốc : Hoàng Lệ Thuỷ

Địa chỉ: Cụm Công nghiệp An Khánh- Km 8+ 500- Đường Láng- HoàLạc- Hoài Đức- Hà nội

Số điện thoại : 04.33650494 Fax: 04.33650506Công ty TNHH Văn Minh được thành lập theo giấy phép kinh doanhsố 054657 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp ngày 01/06/1995Với số vốn điều lệ 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng)

Ngành nghề của doanh nghiệp:

Trang 4

-Sản xuất vật liệu xây dựng (trên địa bàn Tỉnh Hà Tây thực hiện theoquy hoạch của Tỉnh)

-Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.-Trang trí nội thất.

-Sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu thụnội địa: Hàng mây, tre, giang guột, gốm sứ sơn mài, đá, sừng.

-Xuất khẩu các sản phẩm dệt , may biét tất, quần áo, khăn mặt, giầydép, mũ nón, sản phẩm làm từ gỗ tiện.

-Kinh doanh dịch vụ ăn uống

-Dịch vụ khách sạn (trừ quầy Bar, karaoke, vũ trường, massage)

* Lịch sử phát triển của Công ty :

-Công ty TNHH Văn Minh ngày đầu tiên thành lập 01/06/1995 đến13/05/1997 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh đámạt, gạch hoa, gạch nát nền; thực hiện xây dựng các công trình dân dụng.Thời gian này nền kinh tế nước ta vẫn đang còn chưa chuyển đổi hoàn toànsang nền kinh tế thị trường Các doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHHvẫn chưa được thị trường coi trọng, lúc đấy thị trường vẫn còn phân biệtgiữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước Đây là thời kỳ đầutiên và cũng là thời kỳ khó khăn của doanh nghiệp.

Từ năm tháng 06/1997 đến T05/1998 công ty vẫn tiếp tục sản xuất đáhoa, gạch nát nền Để tiếp tục đưa công ty đi lên lúc này công ty mở rộngsang sản xuất hàng trang trí nội thất, dân dụng và kinh doanh ăn uống nhàhàng.

Trang 5

Từ tháng 06/1998- 2000 với sự cố gắng phấn đấu nỗ lực công tychuyển hướng sang mở rộng ngành nghề kinh doanh đó là sản xuất hàngmây tre đan xuất khẩu Khách hàng ban đầu chỉ là những khách hàng nhỏ lẻ,số lượng xuất khẩu chưa nhiều Thị trường xuất khẩu mà công ty hướng tớilà thị trường Hoa Kỳ Thời gian này kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ đạtđược 150.000.000 đồng/năm.

Từ năm 2000- 2005 vẫn tiếp tục việc sản xuất và xuất khẩu hàng mâytre đan đồng thời công ty nhận được các hợp đồng xây dựng như: Xây dựngtrụ sở làm việc Công an Tỉnh; Công trình 113- Công An Tỉnh; Công trìnhxây dựng và tôn tạo Trường tiểu học Nhị Khê; Nghĩa Trang Thường Tín…Thời gian này Công ty TNHH Văn Minh được coi là 1 trong những doanhnghiệp tư nhân có thế mạnh đứng hàng đầu trên tỉnh Hà Tây, Kim ngạchxuất khẩu của công ty đạt được từ gần 2 triệu đô la Mỹ Công ty giải quyếtđược rất nhiều lao động địa phương và các lao động vệ tinh.

Từ năm 2005 đến nay Công ty vẫn tiếp tục thực hiện việc xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ Thị trường xuất khẩu của công ty lúc này là cácnước Đông Âu, Tây Âu và một số thị trường khác Doanh thu hàng năm củacông ty đạt bình quân 2 triệu đến 3 triệu đô la Mỹ.

Trang 6

2 Cơ cấu tổ chức quyền hạn và nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc: là người đứng đầu công ty và do Hội đồng thành viên bầura và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty

Giám đốc

Phó giámđốc tài chính

Phó giám đốc sx, kinh doanh

Phòng kế toán

Phòng thiết

Phòng vật tư

Phòng hành chính

Phòng thị trường

Phòng xuấtkhẩu

Nhà máy gốm sứ

Nhà máy hoàn thiệnPhòng

kế hoạch

Trang 7

-Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốcgiải quyết các vụ việc theo nguyên tắc và đảm nhiệm các công việc đượcphân công

Chuẩn bị xây dựng tiến hành các công việc liên quan đến việc đónkhách của Công ty; Tạo dựng môi trường làm việc xanh- sạch đẹp- vệ sinh.

Phục vụ công tác hậu cần cho toàn thể cán bộ, nhân viên trong Côngty đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

-Phòng kế toán tài chính: Thực hiện các công việc về kế toán, tàichính trong Công ty theo quy định của nhà nước Quản lý, theo dõi cácnguồn vốn: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung; vốn vay,, quỹ khấu hao, quỹ đầu tưxây dựng cơ bản; vốn công nợ phải thu phải trả của Công ty, các chi nhánhvà các văn phòng đại diện.

Lập, trình ký, chuyển nộp và lưu trữ các báo cáo kế toán, báo cáothuế, báo cáo thống kê định kỳ, hồ sơ nộp BHXH, BHYT theo quy địnhGiám sát việc thực hiện thu chi hợp lý, vật tư tư liệu trong công ty tiết kiệmvà hiệu quả Giải quyết công việc với các cơ quan chức năng về những vấnđề có liên quan đến thuế và kế toán.

Trang 8

-Phòng thiết kế: có nhiệm vụ tìm tòi, nghiên cứu các thông tin địnhhướng về sở thích tiêu dùng của các thị trường mục tiêu, nghiên cứu nhằmnắm bắt được các xu hướng chất lượng kiểu dáng, cách phối chất liệu, hoạtiết mới qua đó kế thừa và phát huy nhằm nâng cao tính sáng tạo và độc đáotrong việc thiết kế và sáng tạo mẫu.

-Phòng kế hoạch: có chức năng thực hiện triển khai các hợp đồng muabán nguyên vật liệu đầu vào, lập dự toàn sản xuất Xây dựng định mứcnguyên vật liệu dùng cho hàng quí, hàng năm, dự đoán sự thay đổi về giácủa các nguyên vật liệu đầu vào để đề xuất để công ty có kế hoạch tài chínhkịp thời.

-Phòng vật tư: Trên cơ sở kế hoạch vật tư đã được ban giám đốc duyệtphòng vật tư có nhiệm vụ thực hiện việc mua sắm các vật tư cho sản xuất vàcông tác quản lý.

-Phòng thị trường: Tham mưu, đề xuất cho Ban giám đốc trong việcxây dựng các chiến lược phát triển thị trường ngắn, trung và dài hạn cảuCông ty Thực hiện nghiên cứu, khảo sát và tiếp cận thị trường thông quacác phương tiện truyền thông và Internet Duy trì các thị trường đã có tiếptục mở rộng các thị trường mới tìm kiếm và tạo dựng các mối quan hệ vớikhách hàng, chào bán hàng, giải quyết các vấn đề khúc mắc liên quan củakhách hàng.

-Phòng xuất khẩu: thực hiện việc xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng củacông ty theo các đơn hàng của từng thời kỳ, từng thời điểm Làm các côngviệc liên quan đến việc xuất khẩu.

Trang 9

-Nhà máy hoàn thiện và nhà máy gốm sứ: có chức năng thực hiện sảnxuất và hoàn thiện các đơn hàng xuất khẩu theo yêu cầu của phòng kế hoạch,phòng xuất khẩu.

3 Các phòng ban trong công ty thực hiện công việc của Ban giám đốcgiao và các phòng ban phải hợp tác mỗi bộ phận phòng ban là 1 thực thểtrong tổng thể chung, hoạt động của từng bộ phận phòng ban có liên quanmật thiết với nhau Các bộ phận luôn nêu cao tinh thần tự giác và hợp tác đểđảm bảo việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh hàng quý, hàng năm củaBan giám đốc đã đề ra

3 CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

3.1 Yếu tố lao động

Năm 2009 tổng số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là: 300nhân viên trong đó lao động gián tiếp là: 40 người và lao động trực tiếp là260 người; lao động nữ là: 200 người và lao động nam là 50 người Độ tuổilao động chủ yếu từ 22- 30 tuổi, cán bộ quản lí của công ty hầu hết đều tốtnghiệp đại học Đây là những cán bộ rẩt trẻ do vậy họ rất năng động và nhiệttình trong công việc Cán bộ công nhân viên trong công ty là những ngườiđược đào tạo rất bài bản, họ có nghiệp vụ chuyên môn cao Để khuyến khíchngười lao động công ty có rất nhiều chế độ ưu đãi cho người lao động như:có thưởng Quí, thưởng năm cho người lao động Ngoài ra công ty còn cóthưởng tháng thứ 13 cho toàn thể cán bộ công nhân viên Để khuyến khíchngười lao động gắn bó lâu dài tại doanh nghiệp doanh nghiệp cũng có chế độđào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ như cử cán bộ đi học thêmngoại ngữ, các lớp quản lýí kinh tế, tài chính, Điều này làm cho người laođộng hết sức nhiệt tình trong công việc, tạo nên hiệu quả công việc rất cao.

Trang 10

3.2 Các máy móc thiết bị hiện có tại công ty

n v tính: 1.000Đơn vị tính: 1.000đ ị tính: 1.000đ đ

13 Hệ thống truyền tải điện và hệthống điện chiếu sáng và sinhhoạt

15 Máy hàn, máy tiện, xiết đai 1 40.000 40.000

3.3 Đặc điểm vốn kinh doanh

Bảng kê tình hình vốn của doanh nghiệp

Trang 11

n v tính: ngđơn vị tính: 1.000đ ị tính: 1.000đ đồng

3.4 Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

Hiện nay mặt hàng sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp là: hàngmây tre đan, hàng nứa ghép, hàng gốm sứ thể hiện qua bảng sau:

Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp

n v tính: s n ph m Đơn vị tính: 1.000đ ị tính: 1.000đ ản phẩm ẩm

STT Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 20091 Hàng mây tre đan 600.000 845.672 970.658

Trang 12

2 Hàng nứa ghép 890.560 920.000 1.005.0003 Hàng gốm sứ 4.450.000 4.490.005 5.120.890

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng sản phẩm bán ra của công ty qua các các năm đểu tăng Sự tăng lên của số lượng sản phẩm này làm cho tổng doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận của công ty đều tăng lên thể hiện ở kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 + 2009

3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tình hình tiêu th s n ph mụ sản phẩm ản phẩm ẩm

1 Tổng sảnlượng

3.005.983 3.059.476 3.255.677 3.496.548

2.Giá vốn 25.068.423.586 25.536.824.726 24.605.876.744 25.254.537.005

3.Doanh thubán hàng

29.152.358.416 29.839.425.655 29.390.652.385 31.224.619.614

4.Doanh thuthuần

29.152.358.416 29.839.425.655 29.390.652.385 31.224.619.6145.Lợi nhuận

4.083.934.830 4.302.600.929 4.784.775.641 5.970.082.609

Trang 13

Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng số lượng sản phẩm xuất khẩu củacông ty tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước làm cho tổngdoanh thu của năm sau cũng cao hơn năm trước Năm 2008 tăng lên 26.36%làm cho tổng lợi nhuận gộp năm tăng lên 24.77%.

Như vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty TNHH VănMinh đã hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra Đây thực sự là một kết quả đángkhả quan, nó đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ côngnhân viên toàn công ty và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦACÔNG TY TNHH VĂN MINH

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại công ty

Như ta biết, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân Do đó khi tiến hành hoạt động này cần phải có sự chuẩn bịkĩ lưỡng, nghiên cứu rõ ràng và chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến nó.Hoạt động xuất khẩu diễn ra chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau.

1.1 Vị thế của Doanh Nghiệp

Hoạt động xuất khẩu diễn ra khi có sự tham gia của các chủ thể ở cácquốc gia khác nhau Ở mỗi quốc gia đều có bộ luật riêng, trình độ luật pháphành pháp, tư pháp, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế ở các quốc giađó Các yếu tố pháp luật này không chỉ chi phối tới tất cả các hoạt động kinhdoanh quốc tế.

Như vậy để có thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tể thì trướchết doanh nghiệp phải hiểu rõ môi trường luật pháp ở chính quốc gia đó vàquốc gia của đối tác cùng các thông lệ quốc tế hiện hành vì chính các yếu tố

Trang 14

đó có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo ra nhữngcơ hội mới cho các doanh nghiệp để tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuậnkinh doanh, khai thác được các cơ hội trong kinh doanh, mở rộng hoạt độngkinh doanh trên thị trường thế giới.

1.2 Yếu tố chính trị

Chính trị là tổng thể các quan điểm, các phương pháp hoạt động thực tếnhất định của Đảng, Nhà nước, của giai cấp Nó bao gồm cả yếu tố kháchquan và yếu tố chủ quan Vì vậy, chính trị cũng có thể cản trở quá trình quốctế hoá các hoạt động kinh doanh phát triển theo hướng nhất định.

Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thiết lập các quanhệ là sự tác động mang tính tích cực, làm tăng cường sự liên kết các thịtrường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu.

Chính sách của chính phủ đặt ra để bảo vệ các doanh nghiệp trong nướcvà thị trường nội địa khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài với các chính sáchkinh tế có lợi cho doanh nghiệp trong nước bằng các hình thức như hàng ràothuế quan.

Nhưng ngược lại sự không ổn định về chính trị sẽ làm chậm tốc độ tăngtrưởng kinh tế và bóp nghẹt các mối giao lưu về công nghệ Nhiều nơi trênthế giới hiện nay có sự bất ổn về chính trị và cuộc chiến tranh sắc tộc diễn ramạnh mẽ, tại đây sự an toàn trong kinh doanh là không cao hoặc không có.Điều này đã và đang sẽ buộc các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt độngkinh doanh trên thị trường và phân bổ lại nguồn lực sang thị trường khác cóđộ an toàn cao hơn.

Với các yếu tố chính trị có ảnh hưởng đến việc mở rộng phạm vi tiêuthụ sản phẩm và mở ra các cơ hội kinh doanh mói cho các doanh nghiệp.Song chính các yếu tố chính trị có thể lại là cái rào chắn giới hạn sự tự dotrên thị trường thế giới cuả các doanh nghiệp

1.3.Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế bao gồm:- Chính sách tài chính

- Chính sách tiền tệ

Trang 15

- Yếu tố lạm phát- Thuế quan

Các yếu tố trên có tác động xuất khẩu ở cả tầm vi mô và vĩ mô trong đóđiển hình là nhân tố thuế quan Thuế quan xuất khẩu là loại thuế được đánhvào mỗi đơn vị hàng sản xuất, nó làm cho giá cả quốc tế của hàng hoá bịđánh thuế vượt quá giá cả trong nước Vì vậy, thuế quan đã ảnh hưởng đếnhạn ngạch xuất khẩu hàng hoá

Thuế quan là một công cụ quản lí kinh tế lâu đời nhất của nhà nước,nóđem lại nguồn thu ngân sách cho nhà nước Nhưng thuế quan xuất khẩu gâynên sự khó cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước Thuế quan xuấtkhẩu còn gây ra xu hướng làm hạ thấp tương đối giá cả trong nước hoặc làmthay đổi một cách bất lợi cho các loại hàng hoá này Vì vậy, nhà nước nên cómột chính sách thuế xuất khẩu hợp lí đối với từng mặt hàng, tạo điều kiệnthúc đẩy xuất khẩu phát triển

Trên thế giới ngày nay với sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệđể ngoại thương phát triển thì các công cụ về thuế quan phải mềm dẻo vàlinh hoạt, xoá bỏ dần hàng dào thuế quan và phi thuế quan, tạo ra các liênkết kinh tế quốc dân ở tầm khu vực và trên thế giới.

1.4 Yếu tố về khoa học công nghệ

Cùng với sự phát triển loài người, khoa học công nghệ đã đạt đượcnhững bước tiến vượt bậc Các thành tựu khoa học công nghệ được áp dụngtrong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá đã thu được nhiều lợi ích từ việc áp dụng các thành tựu khoahọc công nghệ Các yếu tố khoa học công nghệ có mối quan hệ khá chặtchẽ vói các yếu tố kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.Khi khoa học công nghệ phát triển sẽ tạo cho doanh nghiệp thực hiệnchuyên môn hoá ở tầm cao hơn, tay nghề ngày một tích luỹ.

Khoa học công nghệ tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp có được sựnhậy bén trong việc nhận biết các thông tin, sự kiện đang xẩy ra xung quanhgiúp cho doanh nghiệp tìm hiểu và nắm bắt chíng xác về bạn hàng, kháchhàng, đối tác làm ăn và các phương diện, từ đó có thể hạn chế được sự rủi ro

Trang 16

trong kinh doanh Mặt khác doanh nghiệp có thể áp dụng thành tựu khoa họccông nghệ vào việc thiết kế và cải tiến sản phẩm, phân tích và dự báo xu thếbiến động của thị trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Khi có sựđào tạo chuyên môn sâu tới mức chuyên môn hoá cao hơn để tăng năng suấtlao động hạ giá thành sản phẩm, giữ được thế cạnh tranh trên thị trường.

1.5 Yếu tố văn hoá - xã hội

Văn hoá - Xã hội là tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vậtchất, tri thức và tình cảm khắc hoạ nên bản sắc văn hoá của một gia đình,cộng đồng, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã hội Văn hoá chính là toànbộ của cải vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử để vươn tớicái đúng,cái đẹp,cái hợp lí và sự phát triển bền vững, an toàn cho cộng đồng,nhân loại, xã hội Nói cách khác văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, vừalà mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Do đó văn hoá là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ tới nhucầu thị trường, nó có tính chất quyết định tới hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu của các doanh nghiệp thương mại.

Hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động hết sức phức tạp vì nó chịusự tác động của nền văn hoá xã hội của nhiều quốc gia có quan hệ ngoạithương Vì vậy để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm buộc các doanhnghiệp phải quan tâm nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phù hợp với cácyếu tố văn hoá của quốc gia địa phương đó.

1.6 Các yếu tố về tỉ giá hối đoái

Trong hoạt động thương mại quốc tế thường lấy ngoại tệ làm phươngtiện thanh toán Do đó, tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu vì tỉ giá hối đoái được dùng để tính giá trị giữacác đồng tiền khác nhau nên ảnh hưởng trực tiếp đến nhà xuất khẩu và trởthành một trong các nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại củahoạt động kinh doãnh xuất nhập khẩu

Nếu khi một hợp đồng xuất khẩu được kí với đồng tiền thanh toán làđồng tiền của bên nhập với một thời hạn thanh toán nhất định Khi đến hạnthanh toán, đồng tiền của bên tăng giá so với bên nhập khi đó bên xuất sẽ

Trang 17

mất đi một khoản thu nhập đáng kể do sự biến động của tỉ giá hối đoái giữahai đồng tiền và ngược lại Do đó, lợi ích của hai bên đều bị ảnh hưởng.Hoạt động thương mại tiếp tục hay ngừng trệ điều này tuỳ thuộc vào tỉ giáhối đoái giữa hai đồng tiền thanh toán có làm lợi ích của họ được bảo đảmhay không được bảo đảm.

Chính sách tỉ giá hối đoái cân bằng linh hoạt và được điều chỉnh theo giácả thị trường là chính sách hoàn toàn đáp ứng được hai bên xuất và nhậpkhẩu.Vì vậy khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệpcần lưu ý đến yếu tố tỉ giá hối đoái để quyết định có kí hợp đồng hay không.

1.7 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

1.7.1 Ban lãnh đạo

Đây là bộ phận “đầu não” của doanh nghiệp, là nơi xây dựng chiếnlược kinh doanh cho doanh nghiệp để đề ra các mục tiêu, chiến lược pháttriển công ty , đồng thời giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kếhoạch đề ra Đồng thời họ cũng là người gánh vác trách nhiệm kinh doanhtrực tiếp trước cơ quan nhà nước trực thuộc địa phương mà doanh nghiệp đócó trụ sở chính.Vì vậy, trình độ năng lực quản lí của ban lãnh đạo có ảnhhưởng trực tiếp tới toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp.

1.7.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

Một cơ cấu tổ chức hợp lí sẽ loại trừ các “nhiễu” trong sự truyền tảithông tin từ ban lãnh đạo tới các thành viên trong công ty Cơ cấu tổ chứcnày có thể sửa đổi, bổ xung lượng thông tin kịp thời, chính xác, đúng vị trí Đồng thời cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết định, giúp banlãnh đạo đưa ra nhưng quyết định khách quan hợp lý

Như vậy, cơ cấu tổ chức không những ảnh hưởng tới quá trình ra quyếtđịnh kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp.

1.7.3 Nguồn lực trong doanh nghiệp

Trang 18

Các nguồn lực trong doanh nghiệp gồm nguồn lực con người, nguồnvốn kinh doanh, nguồn tài sản cố định như các thiết bị văn phòng, máy móc,phân xưởng

Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi đã có sự nghiên cứu về thịtrường như: nghiên cứu hàng hoá, bạn hàng đối tác, phương thức giao dịch,đàm phán kí kết hợp đồng Do đó vấn đề là phải có một đội ngũ cán bộ kinhdoanh có chuyên môn trong lĩnh vực này, họ có khả năng phân tích và giảiquyết các thủ tục hành chính trong xuất khẩu Đồng thời doanh nghiệp vẫncần có một đội ngũ cán bộ có khả năng kinh nghiệm trong việc thu gomđóng gói bảo quản hàng hoá, kết hợp với đội ngũ cán bộ thị trường để tìmkiếm bạn hàng, quảng cáo tạo ra một sức mạnh thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu phát triển.

1.8 Các yếu tố thuộc về sản phẩm

Trước đây các doanh nghiệp thường sản xuất những cái gì mà mình cóvà theo đơn đặt hàng, chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước Cùng với sự thay đổicủa thời gian, nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường muốn được tồntại và phát triển doanh nghiệp cần phải quán triệt việc sản xuất cái gì ngườimua cần Hoạt động xuất khẩu cũng đòi hỏi như vậy, không thể xuất khẩunhững gì mình sản xuất được, mà xuất khẩu những cái gì mà thị trường cầnxuất khẩu chỉ có thể phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ khi sản phẩm xuấtkhẩu đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty

2.1 Kết quả xuất khẩu theo sản phẩm

Thủ công mỹ nghệ là nhóm sản phẩm của những ngành nghề thủ côngtruyền thống, mang đậm nét của văn hoá dân tộc, nên hàng thủ công mỹnghệ khong chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sônghàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đápứng nhu cầu thưởng thức tinh hoa văn hoá của dân tộc Vì vậy, hàng thủcông mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu

Trang 19

cao trên thị trường nước ngoài Mặt khác thủ công mỹ nghệ là nhóm sảnphẩm đang góp phần giải quyết việc làm cho hơn một triệu lao động tại cácvùng nông thôn Hiện nay có khoảng bảy triệu lao động tại nông thôn khôngcó việc làm, nên ý nghĩa xã hội của ngành hàng này rất lớn.

Kin ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Liên Xô cũvà các nước Đông Âu trong thời gian 1980- 1990 đã gây ra một số ảo tưởngvề tính “độc đáo” và khả năng chiếm lĩnh thị trường cao của mặt hàng này.Tính phi thực tế của kim ngạch đã thể hiện rõ vào năm 1991, khi Liên Xôtan rã Vào năm đó, các sản phẩm như cói đay…chỉ còn bán được 30 triệuR- USD, giảm tới 80% so với năm 1990 và tiếp tục giảm trong những nămtiếp theo.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệphục hồi nhanh Hàng gốm sứ mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạchxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, năm 1997 chiếm 27% trong tổng kimngạch xuất khẩu, đạt 2894039 R- USD năm 2001 đạt 3.434.664 USD cácmặt hàng khác của công ty cũng tăng lên đáng kể, được thể hiện ở bảng 5.

Qua bảng trên ( bảng 5) ta thấy các mặt hàng luôn giữ được mức tăngtrưởng là hàng gốm sứ và hàng thêu ren Sở dĩ như vậy là vì các mặt hàngnày của ta khá chất lượng mẫu mã đẹp và đáp ứng được thị hiếu của kháchnước ngoài Các cơ sở sản xuất như gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ HảiDương…khá nổi tiếng trên thị trường thế giới Mặt khác các mặt hàng nàycũng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đầu tư thích đáng, đồng thờicộng với sự năng động, sáng tạo, luôn tìm kiếm khách hàng mới và giữ đượckhách hàng cũ trong công tác thị trường của công ty nên mặt hàng này tăngtrưởng khá vững chắc.

Bên cạnh đó các mặt hàng như cói, mây, sơn mài, mỹ nghệ, gỗ mỹnghệ của công ty có chiều hướng tăng, giảm không ổn định qua các năm Sởdĩ như vậy là vì : các mặt hàng trên là những sản phẩm trang trí nên ngoàinhững đòi hỏi về tính tiện dụng còn có yêu cầu rất cao về tính độc đáo trongkiểu dáng và mẫu mã Trong khi đó, phần lớn các sản phẩm trên lại hết sứcđơn điệu ví dụ như ở Trung Quốc thích nằm chiếu khổ 1,3 m thì các cơ sở

Trang 20

sản xuất (Nga Sơn) vấn sản xuất loại khổ 1,2m, còn những chiếc bàn, ghếmây được sản xuất ra lúc đầu bóng đẹp nhưng chỉ một thời gian sau là dão,độ bền không cao Mặt khác việc sản xuất chỉ chú ý vẻ đẹp trước mắt vínhư việc sản xuất một chiếc ghế gỗ thì chỉ chú ý đến vẻ đẹp đằng trước củachiếc ghế, còn đằng sau ghế thì trong rất xấu Như vậy ngoài tính đơn điệusản phẩm thủ công mỹ nghệ còn bị một nhược điểm nữa là chất lượng kémvà không đều Nguyên liệu thực vật, do được sử lý chưa tốt nên thường cósự biến dạng khi thời tiết thay đỏi thậm chí phát sinh mốc, mọt ngay trênđường vận chuyển Vì vậy các mặt hàng này tiêu thụ chưa được tốt và thịtrường chưa ỏn định dẫn đến sự giảm sút trong công tác xuất khẩu mặt hàngnày.

Như vậy hạn chế chung đối với các doanh nghiệp nhà nước vẫn làchất lượng sản phẩm và công tác thị trường yêú kém

2.2 Theo cơ cấu thị trường

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinhdoanh và nó luôn gắn liền với thị trường Bất cứ một mặt hàng nào muốntiêu thụ được thì phải có thị trường quyết định chất lượng, số lượng, giá cảhàng hoá

Trải qua gần 40 năm hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, thị trườngsản phẩm phải hết sức quan tâm bởi nó quyết định sự sống còn của doanhnghiệp Cũng đã có lúc xuất khẩu sản phẩm của công ty bị đình trệ, song vớitất cả nỗ lực của công nhân viên trong toàn công ty , cho tới nay, công ty đãcó quan hệ với trên 30 nước trên thế giứi gồm châu Phi, Châu Âu, Châu á…tuy đặc điểm của mỗi khu vực thị trường là khác nhau nhưng công ty luôncố mở rộng mối quan hệ của mình với các bạn hàng mới nước ngoài.

 Thị trường Đông Âu

Là một thị trường lớn với số dân 400 triệu người có nhu cầu rất lớn vềmặt hàng mỹ nghệ và là thị trường truyền thống tiêu thụ hàng thủ công mỹnghệ của công ty Nhìn chung, hàng xuất khẩu sang thị trường này trongnhững năm qua theo yêu cầu sản phẩm và giá cả trên cơ sở các hiệp định cũmà nước ta đã ký với Liên Xôvà các nước trong khối SEV Hơn nữalại có thị

Trang 21

trường trao đổi mới ở thị trường này, là khâu thanh toán bằng ngoại tệ mạnh.Tuy nhiên trước tiềm năng to lớn của thị trường Đông Âu, công ty khôngdừng lại ở hoạt động xuất khẩu trả nợ mà còn tăng cường nghiên cứu thịtrường này, củng cố uy tín sẵn có của công ty , nghiên cứu đưa vào nhữngsản phẩm mới.

Bảng 7: KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Đông Âu

12.096.999 10.404.128 11.254.701 10.448.556

Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty

Nhìn vào bảng trên ta thấy được lượng hàng thủ công mỹ nghệ đượcxuất sang các nước Đông Âu Công ty vẫn giữ và thu hút được các thịtrường như Ba Lan, Nga nhưng không mạnh Năm 2006 sở dĩ công ty cókim ngạch xuất khẩu sang CHLB Nga lớn là vì năm đó công ty vẫn còn thumột khoản gọi là “thu hồi nợ của Chính Phủ”, đến năm 2007 sau khi trả nợxong thì kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm đi rõ rệt, nhưng 2 năm gầnđây công ty lại dần dần phục hồi được khu vực thị trường này Tuy nhiên,những thị trường khác của công ty vẫn giảm một cách đáng kể nhu Hungari,Tiệp Khắc và hầu như công ty không còn chiếm lĩnh được thị trường ở cácnước này nữa.

Qua bảng 7 ta thấy tỷ trọng kim ngach xuất nhập khẩu của công ty sangkhu vực thị trường Đông Âu có giảm sút rất mạnh Điều này cho thấy nếucông ty muốn giữ được khu vực thị trường nàythì công ty phải có những giảipháp nhất định để giữ vững thị trường và khách hàng đặc biệt là CHLB Nga

Trang 22

và Ba Lan đồng thời công ty phải chú trọng vào chất lượng và giá thành sảnphẩm, các khâu nghiên cứu thị trường, marketing trong những năm tới.

 Thị trường Tây Bắc Âu.

Thị trường Tây Bắc Âu là khu vực thị trường đã thu hút được nhiềuhợp đồng đặt mua theo những mẫu mã đặt trước tù Đan Mạch, Đức, Pháp thị trường này được công ty thực sự chú trọng kể từ khi các nước Đông Âuvà Liên Xô sụp đổ

Với số dân hơn 600 triệu người, thu nhập trên dưới 10000USD/năm vàthị hiếu luôn thay đổi, thị trường Tây Bắc Âu mở ra cho công ty một phươnghướng mới nhằm tăng kim ngạch mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Nghiên cứu bảng số liệu dưói đây thì khu vực thị trường có yêu cầuchất lượng hàng thủ công mỹ nghệ khá cao, chẳng hạn như hàng sơn mài,khách hàng qui định từng kích thước, mầu sắc, hoa văn, thường là mầu sắchoa văn và phải mang tính cách Châu Âu.

Bảng 8: KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Tây Bắc Âu

n v tính USDĐơn vị tính: 1.000đ ị tính: 1.000đ

Nguồn : Báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty

Trang 23

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công tysang khu vực thị trường này là khá lớn, chiếm gần 50% tổng kim mgạchxuất khẩu của công ty Tuy nhiên các thị trường lớn như Đức, Pháp đang cóxu hướng giảm đi, còn một số thị trường như Anh, Thụy Điển, Tây BanNha, Ý…tuy kim ngạch xuất khẩu có nhỏ hơn Đức và Pháp nhưng những thịtrường này đang có xu hướng mở rộng và kim ngạch xuất khẩu của công tyđang tăng dần lên ở những thị trường này Vì vậy thị trường Tây Bắc Âu làthị trường công ty cần chú trọng nhất, công ty cần phải phát triển thị trườngnày một cách mạnh hơn nữa, cần quan tâm, nghiên cứu để phát triển các thịtrường tiềm năng, mặt khác cần chú trọng để giữ vững thị trường và kháchhàng ở các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp.

 Thị trường Bắc Mỹ

Đây là thị trường mới mà công ty đã tìm kiếm trong những năm vừaqua, tuy lượng nhập của các nước này không cao nhưng hiện nay nứoc ta đãkí kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ nên công ty có rất nhiều thuận lợi trongviệc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này.

Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thịtrường Bắc Mỹ

Tổng cộng 274.521 338.661 307.557 375.622Tổng KNXK 12.096.999 10.404.128 11254701 10.448.556

Nguồn: báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty

Theo số lượng trên ta thấy thị trường này chiếm tỷ trọng không lớnnhưng đây là thị trường tiềm năng lớn của các mặt hàng xuất khẩu nói chungvà hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng, vì hiện nay Mỹ đã có hình thức xoá bỏthuế quan cho mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.

 Ngoài các thị trường lớn ở trên, Công ty còn xuất khẩu sảnphẩm sang các thị trường khác, mà các thị trường này cũng góp phần

Trang 24

không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của công ty (Bzazil,Thụy Sỹ, ĐanMạch, Tây Ban Nha, Inzland )

* Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian vừa qua(2008-2009)

Với nền kinh tế thị trường, chính sách mở rộng của nhà nước đã pháthuy được những ưu điểm của nó đối với nền kinh tế thị trường nói chung vàđối với doanh nghiệp nói riêng Nhà nước đã thu được nhiều thành tựu to lớnvề mọi mặt, kinh tế không ngừng phát triển, với quan hệ Quốc tế được ủnghộ và mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện Hoà vào xu thế đó công tyVăn Minh Hà Nội cũng ngày một phát triển và vững mạnh hơn Công ty đãcó cái nhìn đúng đắn về xu hướng biến động của thị trường với sự nỗ lực củatoàn thể công nhân viên trong công ty, phạm vi kinh doanh của công ty ngàymột đa dạng Chính vì vậy trong những năm qua công ty đã có những thànhcông đáng kể đặc biệt trong 2 năm gần đây Điều này được thể hiện quabảng sau:

Bảng 11: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanhCác chỉ tiêuThực hiện năm 2008Thực hiện năm 2009

Kim ngạch xuất nhậpkhẩu

25 triệu USD 25.5 triệu USD

Nộp ngân sách 14.400 tỷ VND 15.454 tỷ VNDThu nhập bình quân/tháng 1.300.000 đồng/người 1.400.000 đồng/ngườiĐầu tư xây dựng xưởng,

kho tại 3 khu vực :HảiPhòng, Bát Tràng, ThanhLân.

-2000 m2 kho300m2 văn phòng150m2KiốtTổng số: 1.5 tỷ VNDTrong thời gian gần đây, các doanh nghiệp nhà nước cũng như là côngty hoạt động trong điều kiện khó khăn đó là đồng vốn ít, bộ máy cồng kềnh,tư duy còn kém, quan liêu Bên cạnh đó thị trường cũng bất ổn định Đứng

Trang 25

trước khó khăn đó, toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã khôngchịu bó tay, tự khắc phục và tìm cho mình hướng đi phù hợp đưa công tytừng bước di lên Diều đó được thể hiện qua bảng 11, kết quả đạt được củacông ty trong 2 năm qua so với mục tiêu nhiệm vụ đề ra đều đạt và vượt yêucầu đề ra cụ thể như sau:

- Mục tiêu doanh thu:

+ Năm 2008 là 120 tỷđạt: 125 tỷ VND + Năm 2009 là 150 tỷ đạt: 200 tỷ VND- Thu nhập bình quân:

+ Năm 2008 là 1 triệu VND/người đạt: 1.3 triệu đồng/người+Năm 2009 là 1.1 triệu đồng/người đạt 1.4 triệu đồng/người

Để đạt được những yêu cầu trên là sự cố gắng rất lớn từ lãnh đạo côngty tới toàn thể công nhân viên chức trong điều kiện khó khăn phức tạp về thịtrường cả trong và ngoài nước, khẳng định công ty đã thực hiện tốt các chỉtiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty đề ra

2.2 Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh đối ngoại ở phạm vi quốc tế.Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệmua bán trong nền thương mại có tổ chức, nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoáphát triển.

Mục đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm tối đa ổn định lợi nhuận củadoanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp các chi phí đầutư Nhờ phát triển hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế mà các doanhnghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sản xuất đã đầu tư, tăng hiệu quảkinh doanh nhờ số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường quốc tế

Song hoạt động kinh doanh đối ngoại có những nét riêng, phức tạp hơnso với hoạt động đối nội Do đó trước khi vào giao dịch thì doanh nghiệpphải chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng từng khâu, từng bước một để từ đó tranh thủnắm bắt lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho sảnxuất và tiêu dung trong nước.

Trang 26

Hoạt động xuất khẩu được tổ chức, thực hiện bao gồm các bước sau:1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài.

1.1.1 Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng.

Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm hiểu, xem xét có hệ thống cùngvới sự phân tích thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề Maketting.

Nghiên cứu thị trường sẽ giúp các nhà kinh doanh nắm bắt được cácqui luật vận động thị trường để kịp thời đưa ra các quyêt định thích hợpnhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Vì thế nghiên cứu thị trường có ý nghĩarất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặcbiệt là trong hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia Vìvậy, khi nghiên cứu thị trường nước ngoài, các yếu tố chính trị, luật pháp, cơsở hạ tầng, văn hoá, doanh nghiệp còn phải biết nên xuất khẩu mặt hàngnày, dung lượng thị trường hàng hoá đó là bao nhiêu Để làm tốt công tácđó, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết nắm bắt, lọc bỏ những thông tin khôngcần thiết, đồng thời phải có một kế hoạch hợp lí.

a) Nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu

Để nhận biết mặt hàng xuất khẩu, phải dựa vào nhu cầu của sản xuất vàtiêu dùng Từ đó cần tìm hiểu giá trị thương phẩm hàng hoá, tình hình sảnxuất mặt hàng, chu kỳ sống mà sản phẩm đang trải qua, tỉ suất ngoại tệ củamặt hàng kinh doanh.

Tìm hiểu tình hình sản xuất mặt hàng để giải đáp về vấn đề như đặcđiểm của hàng trước nhu cầu của thị trường, khả năng và các nguồn cungcấp chủ yếu của các công ty canh tranh Từ đó xác định được khả năng cạnhtranh của mình ở thị trường và nắm được các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả.

Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn Phân tích xem sảnphẩm của mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm là hếtsức quan trọng Ví dụ: nếu sản phẩm của doanh nghiệp đang ở giai đoạn 2,giai đoạn phát triển của sản phẩm thì doanh nghiệp nên tăng số lượng hànghoá của mình trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vàtăng lợi nhuận của mình Còn nếu sản phẩm đang ở giai đoạn 4, giai đoạn

Trang 27

suy thoái của sản phẩm thì doanh nghiệp cần có quyết định rút lui khỏi thịtrường nếu doanh nghiệp không muốn lâm vào tình trạng phá sản.

Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu là số tiền Việt Nam phải chi ra để thuđược một đơn vị ngoại tệ Trên cơ sở so sánh tỷ suất này với tỉ giá hối đoáihiện hành, với mức doanh lợi thu được từ thị trường trong nước để quyếtđịnh có thu được hàng hoá hay không? Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ giá hốiđoái thì xuất khẩu là có hiệu quả và ngược lại.

Viêc nghiên cứu nhận biết hàng hoá mà thị trường có nhu cầu là bướcquan trọng, nó thể hiện tư tưởng chỉ bán cái mà thị trường đang cần chứkhông phải là bán cái mà doanh nghiệp đang có.

b) Nghiên cứu về dung lượng thị trường hàng xuất khẩu

Dung lượng thị trường là khối luợng hàng hoá mà thị trường có thể tiêuthụ hoặc giao dịch trong một thời gian nhất định (tháng, năm) Dung lượngảnh hưởng đến khối lượng hàng có thể tiêu thụ ở thị trường

Dung lượng không cố định mà thay đổi tuỳ tình hình của thị trường.Nghiên cứu về dung lượng của thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải xácđịnh được nhu cầu thực của thị trường, phải nắm bắt được các đối thủ cạnhtranh và các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường hàng xuất khẩu.Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu củahàng hoá trên thị trường, giúp cho các nhà kinh doanh cân nhắc các đề nghị,ra quyết định kịp thời, nhanh chóng chớp được thời cơ, đạt hiệu quả kinhdoanh cao.

c) Nghiên cứu các hình thức và các biện pháp tiêu thụ hàng để biết các điềukiện về chính trị, thương mại của nước đó.

Như các mối quan hệ và các điều kiện của hiệp định cấp Chính phủcủa nước đó với các nước khác, hệ thống giấy phép hạn ngạch, biểu thuếquan hàng xuất khẩu, việc tham gia của nước đó vào các khối chính trị

Sau khi nghiên cứu, phân tích, các doanh nghiệp phải đánh giá đượcđặc điểm và các biện pháp kinh doanh của thị trường Từ đó đưa ra đượcnhững kế hoạch cần làm để thâm nhập vào thị trường, tìm chỗ đứng ban đầuhay củng cố phát triển mối quan hệ đã có.

Trang 28

d) Nghiên cứu các điều kiện vận tải.

Cước phí vận tải và các phương tiện vận tải góp phần quan trọng vàokhả năng cạnh tranh Do đó các doanh nghiệp phải tìm phương án vận tải tốiưu nhất cho mình.

1.1.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường thế giới người bán hàng từ nhiều nguồn, nhiều nướckhác nhau, cách sản xuất và chi phí sản xuất cũng khác nhau Do đó việccạnh tranh diễn ra liên tục, từng nơi, từng lúc rất đa dạng và phức tạp.

Có rất nhiều cách cạnh tranh, điển hình và phổ biến nhất là dùng giá cả.Có khi người bán hàng bán với lãi suất rất thấp, có khi chỉ cần hoà vốn lúcđầu để chiếm lĩnh được thị trường, gây được tín nhiệm, từ đó tăng giá dần.Có trường hợp người bán chịu thua lỗ ban đầu khi mới vào thị trường, khi đãquen khách hàng và thị trường mới tăng giá để bù lỗ và thu lãi.

Hiện nay các đối tượng cạnh tranh thường dùng các chiến lược cạnhtranh sau đây:

- Chiến lược cạnh tranh bằng giá cả: bán hàng với giá cả rẻ, có khi chịulỗ ban đầu để bán hàng, giữ chân ở thị trường

- Chiến lược cạnh tranh bằng hàng hoá chất lượng tốt, phù hợp với thịhiếu của khách hàng Có thể phối hợp bán hàng chất lượng tốt và giá rẻ.

- Chiến lược công nghệ mới: Dùng công nghệ mới để cải tiến chấtlượng hàng để tăng cạnh tranh.

- Chiến lược dịch vụ trước, trong và sau bán hàng - Chiến lược giữ quan hệ hướng tới khách hàng

Xem xét đối tượng cạnh tranh thực hiện chiến lược nào, thực lực củađối tượng cạnh tranh như thế nào? Từ đó mà doanh nghiệp biết được thựclực cạnh tranh của họ để có thái độ và chiến lược phù hợp.

1.1.3 Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới.

“Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới phản ánh quan hệ cung cầuhàng hoá đó trên thị trường thế giới, xác định đúng giá cả hàng hoá trongkinh doanh xuất khẩu có ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả kinh doanh xuấtkhẩu”.

Trang 29

Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới là một công việcquan trọng đối với bất cứ một đơn vị kinh doanh nào Để đạt được hiệu quảcao trên thương trường quốc tế đòi hỏi các nhà kinh doanh luôn theo dõi,nghiên cứu sự biến động của giá cả, đồng thời phải có các biện pháp tínhtoán, xác định một cách chính xác

Trên thị trường thế giới có các loại giá cả sau:- Giá tham khảo

- Giá yết bảng ở sở giao dịch hàng hoá quốc tế- Giá các hợp đồng đã kí

- Giá bán đấu giá, đấu thầu- Giá ở các bản chào hàng.

Xem xét các loại giá trên để nắm được mức giá tối thiểu và tối đa, xuhướng biến động, dự báo được tình hình để có biện pháp xử lý hiệu quả nhấtkhi kí kết hợp đồng.

Xu hướng biến động của giá cả các loại hàng hoá trên thị trường thếgiới là rất phức tạp Do vậy việc nắm bắt tình hình xu hướng biến động giácả là hết sức khó khăn đòi hỏi phải có thông tin chính xác, kịp thời Giá cảảnh hưởng đến sức tiêu thụ, kinh doanh và lợi nhuận Nó đánh giá hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp và của một số quốc gia Đánh giá đúng đắnbảo đảm cho nhà xuất khẩu thắng lợi trong kinh doanh, tránh được sự rủi dovà thua lỗ.

1.1.4 Lựa chọn khách hàng

Chọn khách hàng là chọn đối tác giao dịch thương nhân để thiết lậpquan hệ kinh doanh, an toàn và có lãi Trước khi lựa chọn ta cần tiến hànhđiều tra toàn diện như tình hình tài chính, kinh tế, mặt hàng, thái độ kinhdoanh với chính sách của nước đó, quan điểm khách hàng đó đối với nướcta

Nội dung tìm hiểu bao gồm:

- Khả năng tài chính, thanh toán: vốn, nợ, tình hình kinh doanh lỗ, lãi.- Quan điểm kinh doanh của bạn hàng nói chung và riêng với ta.- Phong thái kinh doanh, mức độ tín nhiệm, đạo đức kinh doanh

Trang 30

Khi lựa chọn quốc gia làm đối tượng xuất khẩu hàng hoá, ta phải xem: -Tình hình sản xuất, tiêu thụ của nước đó.

- Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thuộc đối tượng nghiên cứu

- Tình hình dự trữ ngoại tệ, phương hướng, nhập khẩu, để biết được khảnăng nhập khẩu và dự kiến của đối thủ cạnh tranh.

Như vậy việc lựa chọn đối tác giao dịch phải có căn cứ khoa học làđiều kiện quan trọng quyết định trong hoạt động mua bán quốc tế.

1.2.Lập phương án kinh doanh

Sau khi đã nghiên cứu xong mặt hàng mà thị trường có nhu cầu, lựachọn được đối tác kinh doanh và giá cả của hàng hoá xuất khẩu, đơn vị kinhdoanh cần phải lập phương án kinh doanh để thoanh qua phương án, doanhnghiệp sẽ dễ dàng tiến hành các bước kinh doanh Tức là doanh nghiệp cầnphải:

- Đánh giá khái quát về tình hình thị trường và đối tác xuất khẩu để từđó rút ra những nét tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh

- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.- Đề ra các mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu.

+ Biện pháp ngoài nước: Đẩy mạnh quảng cáo, mở rộng mạng lướitiêu thụ, thu hút đầu tư nước ngoài

+ Biện pháp trong nước :Đầu tư sản xuất trong nước, cải tiến baobì, mẫu mã sản phẩm

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh qua các chỉ tiêu:tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất doanh lợi,điểm hoàn vốn.

1.3 Tổ chức thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu

Là toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đến nghiên cứu thị trường, kíkết thực hiện hợp đồng vận chuyển, bảo quản, sơ chế thu mua tạo nguồncho xuất khẩu và hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán, trao đổihàng hoá nhằm tạo nguồn hàng cho xuất khẩu

Ngày đăng: 07/12/2012, 09:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kê tình hình vốn của doanh nghiệp - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
Bảng k ê tình hình vốn của doanh nghiệp (Trang 10)
Qua bảng trên ta thấy tình hình vốn của doanh nghiệp là tương đối tốt. Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tăng đều qua các năm - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
ua bảng trên ta thấy tình hình vốn của doanh nghiệp là tương đối tốt. Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tăng đều qua các năm (Trang 11)
3.4 Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
3.4 Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp (Trang 11)
Tình hình tiêu thụ sản phẩm - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
nh hình tiêu thụ sản phẩm (Trang 12)
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng sản phẩm bán ra của công ty qua các các năm đểu tăng - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
h ìn vào bảng trên ta thấy số lượng sản phẩm bán ra của công ty qua các các năm đểu tăng (Trang 12)
Bảng 7: KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Đông Âu - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
Bảng 7 KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Đông Âu (Trang 21)
Qua bảng 7 ta thấy tỷ trọng kim ngach xuất nhập khẩu của công ty sang khu vực thị trường Đông Âu có giảm sút rất mạnh - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
ua bảng 7 ta thấy tỷ trọng kim ngach xuất nhập khẩu của công ty sang khu vực thị trường Đông Âu có giảm sút rất mạnh (Trang 22)
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Bắc Mỹ - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
Bảng 9 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Bắc Mỹ (Trang 23)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang khu vực thị trường này là khá lớn, chiếm gần 50% tổng kim mgạch  xuất khẩu của công ty .Tuy nhiên các thị trường lớn như Đức, Pháp đang có  xu hướng giảm đi, còn một số thị trường - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
ua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang khu vực thị trường này là khá lớn, chiếm gần 50% tổng kim mgạch xuất khẩu của công ty .Tuy nhiên các thị trường lớn như Đức, Pháp đang có xu hướng giảm đi, còn một số thị trường (Trang 23)
Bảng 11: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh - Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Văn Minh
Bảng 11 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w