1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

71 926 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 471,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi mà quá trình toàn cầu hoá, đã bao trùm nên tất cả các hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì sự gia tăng hợp tác quốc tế nhằm phát huy có hiệu quảnhững lợi thế so sánh của mình đã làm cho quan hệ kinh tế giữa các quốc gia ngàycàng phát triển mạnh mẽ Việt Nam với tư cách là một thành viên chính thức thứ

150 của tổ chức thương mại thế giới WTO kể từ ngay 7/11/2006 đã tạo điều kiện

mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu với tưcách là cầu nối giữa các quốc gia là cầu nối giữa Việt Nam với các quốc gia trênthế giới Đối với nước ta xuất khẩu là trung tâm của hoạt động ngoại thương và trởthành yếu tố “ bản lề “ là “đòn bảy” chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ lớn có ý nghĩa đạc biệt quantrọng trong việc tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoáhiện đại hoá

Việt Nam đã và đang khẳng định quyết tâm hội nhập của mình với phươngchâm Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới,trên cơ sở bình đẳng, hợp tác hai bên cùng có lợi… Lấy nhu cầu thị trường quốc tếlàm mục tiêu cho sản xuất trong nước… “ trong đó ngành thủy sản được coi làngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, sau dầu thô và dệt may Ngành thủy sản ,trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất nước trong quan hệ kinh tế quốc tế

đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường khu vực và quốc tế Đặc biệt đãtạo được chỗ đứng khá vững chắc trên một số thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU…

Mặc dù ngành thủy sản Việt Nam có được những bước tiến khá nhanh, đã cómột số thị trường lớn song một thực tế hàng thủy sản có sức cạnh tranh chưa cao sovới các đối thủ trên trường quốc tế Điều này biểu hiện bởi chất lượng chưa cao,đơn điệu về chủng loại, hạn chế về mẫu mã, chưa đáp ứng nhu cầu chuẩn mực, cạnhtranh khắt khe trên thị trường thế giới đặc biệt là các thị trường truyền thống như

Mỹ, Nhật, EU… Do đó vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng caosức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam để đáp ứng được những yêu cầu chuẩnmực cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhằm giữ vững thị phần cao của Việt Nam

Trang 2

trên thị trường thế giới Đây đang là mối quan tâm đặc biệt có ý nghĩa chiến lượclâu dài của chính phủ, của các nhà kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giaitrong đoạn hiện nay.

Trước thực trạng đó, dưới góc độ là một sinh viên kinh tế, chuyên ngànhkinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn để đáp ứng kịp thời thị trường thế giới

Em lựa chọn đề tài “ những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình nhằm thấy được nhữngthuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế quốc dân Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp thuúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Để hoàn thành chuyên dề này , em nhận được sự giúp đỡ rất nhiều nhữngđóng góp ý kiến của bạn bè, các thầy cô trường ĐH KTQD, đặc biệt là sự giúp đỡhướng dẫn tận tình của PGS.TS Vũ Đình Thắng người trực tiếp hướng dẫn em trongsuốt thời gian thu thập tài liệu và viết chuyên đề này

Mặc dù đã cố gắng hết sức, song do kinh nghiệm thực tế và khả năng nghiêncứu còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu xót Em rất mong nhậnđược sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để bài viết được tốt hơn

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1 Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế quốc dân

1.1 Bản chất hoạt động xuất khẩu

Xuất phát từ nhu cầu trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau

mà hoạt động xuất khẩu được ra đời và ngày càng phát triển cho đến nay Vậy hoạtđộng xuất khẩu là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động ngoại thương,trong đó hàng hoá và dịch vụ được đem bán ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ

Nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu làhình thức cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế Mỗicông ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của mình ra nướcngoài Xuất khẩu tồn tại ngay cả khi công ty đã tiến hành những hình thức cao hơntrong kinh doanh quốc tế, các lý do công ty thực hiện xuất khẩu là :

Thứ nhất : Sử dụng lợi thế của mình

Thứ hai : Giảm chi phí giảm giá thành sản phẩm

Khi thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, các quy định khắt khe về tiêu chuẩn

kỹ thuật, trên thị trường có ít đối thủ cạnh tranh hay năng lực của doanh nghiệp kinhdoanh quốc tế chưa có đủ khả năng thực hiện các hình thức cao hơn thì xuất khẩu đượclựa chọn

So với đầu tư, rõ ràng xuất khẩu đòi hỏi lượng vốn đầu tư ít hơn, rủi ro thấp hơn,thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn Chính vì thế hoạt động xuất khẩu không thểthiếu trong một nến kinh tế thị trường phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế và khuvực như ngày nay Hoạt động xuất khẩu càng phải được chú trọng hơn nữa khi mà ViệtNam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO

Trang 4

1.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân

Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đốingoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thungoại tệ chi tiêu dùng trong nước và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như đặt cơ sở cho sựphát triển hạ tầng là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động đã áp dụng từ lâu đời nhưngcho tới nay thì nó luôn được khuyến khích phát triển và ngày càng đa dạng vàphong phú, mở ra nhiều thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu

Sở dĩ như vậy là do có sự chuyển đổi căn bản về kinh tế thị trường trên toàn thế giới

và ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu theo hai chiều hướng tiêu cực và tích cực

Có thể thấy một số vai trò chủ yếu của hoạt động xuất khẩu như sau :

Thứ nhất: Xuất khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo những bước

đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng chậm phát triển của nước

ta Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một sốvốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến Nguồn vốnnhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: Đầu tư nước ngoài, vay vốn,thu từ hoạt động du lịch, thu ngoại tệ xuất khẩu sức lao động Các hoạt động đó tuyquan trọng nhưng rồi cũng phải trả Như vậy, nguồn vốn quan trọng để nhập khẩuphục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xuất khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô

và tốc độ tăng trưởngcủa nhập khẩu

Thứ hai: Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sản xuấtphát triển

Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ, đó

là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơcấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển kinh tếthế giới là tất yếu đối với nước ta

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển

Trang 5

dịch cơ cấu kinh tế

Một là: chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm do sản xuất vượt trội nhu cầutiêu dùng Theo cách này, nếu một nến kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sảnxuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cứ chờ đợi sự dư thừa củasản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp

Hai là: coi thị trường thế giới là tương quan của sản xuất Quan điểm nàyxuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất Theo quan điểmnày, xuất khẩu phải có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩysản xuất phát triển, nó được thể hiện ở

-Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội cùng phát triển

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sảnxuất phát triển

- Xuất khẩu tạo điều kiện tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng caonăng lực sản xuất trong nước

- Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới và hoànthành công việc quản trị sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh củahàng hóa trên thị trường thế giới

Ba là xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm vàcải thiện đời sống của nhân dân

Tác động của xuất khẩu đến đời sống thể hiện trên nhiều phương diện, trướchết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với mứcthu nhập khá Thực tế đã cho thấy mức lương của cán bộ công nhân viên tại cácdoanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã dần được nâng lên, đến nay là tươngđối cao Bên cạnh đó xuất khẩu còn là nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng đápứng nhu cầu của nhân dân

Bốn là xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đốingoại Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc

Trang 6

lẫn nhau Xuất khẩu là bộ phận quan trọng của hệ thống kinh tế đối ngoại Thựchiện hoạt động xuất khẩu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như hoạt động ngân hàngquốc tế , vận tải quốc tế… Vì vậy, khi xuất khẩu phát triển các hoạt động này cũngphát triển theo Mặt khác các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo điều kiện mởrộng cho xuất khẩu.

2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản

2.1 Nhân tố thuận lợi

2.1.1 Điểu kiện tự nhiên

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàngnăm lớn khoảng 1500-2000mm Độ ẩm dưới 80% nên rất thuận lợi cho nuôi trồngcác loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao

Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3260km trung bình cứ 20km có một cửa sôngthông ra biển Các cửa sông này chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều khá phức tạpnên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đa dạng hoá các sản phẩm thủy sản xuấtkhẩu chủ lực mà thị trường thế giới có nhu cầu, mặt khác còn tạo điều kiện tiếp cận

dễ dàng với mọi thị trường trên thế giới và khu vực bằng đường biển nên các sảnphẩm thủy sản được bán ra nước ngoài dễ dàng hơn

Nhìn chung có thể phát triển thủy sản trên toàn đất nước, ở mỗi vùng có tiềmnăng, đặc thù và sản vật đặc sắc riêng Tuy nhiên, Việt Nam có một vùng sinh tháithấp đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng, nơi có thể đưanước mặn vào rất sâu tạo ra một vùng nước lợ chuyên hoặc nuôi trồng thủy sản kếthợp với trồng lúa thì sẽ tạo ra sản phẩm nuôi trồng có chất lượng cao, chi phí thấp

mà các nước khác không có được Lợi thế này đặc biệt phát huy thế mạnh trongcạnh tranh với hệ thống nuôi trồng công nghiệp khi mà giá cả thủy sản trên thịtrường thế giới ở mức thấp, nhất là mặt hàng tôm

2.1.2 Yếu tố kinh tế xã hội

Việt Nam chưa phát triển nuôi thủy sản công nghiệp nên còn nhiểu tiềm

Trang 7

năng đất đai, vùng ven biển để phát triển nuôi trồng thủy sản mà không ảnh hưởngđến môi trường sinh thái Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùngcát ven biển đã mở ra một tiềm năng và triển vọng mới cho phát triển các vùng nuôitôm và hải sản khác theo phương thức nuôi công nghiệp nhất là đối với vùng DuyênHải dọc bờ biển miền trung, tạo được nguồn cung dồi dào cho hoạt động xuất khẩuthủy sản sang các nước trong khu vực và trên thế giới

Ngày nay khi nước ta đã là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thươngmại thế giới WTO Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sẽ dễ dàngxuất khẩu vào thị trường các nước là thành viên của WTO tạo điều kiện thuận lợiđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường thế giới vàkhu vực

Đến nay đã có 61 doanh nghiệp nằm trong danh sách xuất khẩu đi EU, gần

100 đơn vị áp dụng tiêu chuẩn HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ, Nhật Bản.Những cơ sở nâng cấp, mở rộng sản xuất, trên 40 cơ sở sản xuất mới có công nghệhiện đại sẽ xây dựng ở địa phương gần nguồn nguyên liệu Hơn nữa hiện nay hảisản tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người dân trên thế giới,đặc biệt là người Nhật và Mỹ Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thủysản Việt Nam chế biến các loại sản phẩm đa dạng phong phú để xuất khẩu

2.1.3 Các yếu tố khác

Do đường lối của Đảng và nhà nước tạo điều kiện cơ hội tốt nhất cho cácdoanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh đẩy mạnhxuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới Nhà nước đã cung cấp vốn tín dụng ưuđãi và chính sách ưu đãi cho các chủ đầu tư tham gia vào chương trình phát triểnxuất khẩu thủy sản cụ thể: trong 5 năm đầu nuôi trồng thuỷ sản được miễn các loạithuế đất, thuế thu nhập, giảm 50% cho 5 năm tiếp theo kể từ khi dự án đi vào sảnxuất kinh doanh Đối với chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, ngư dân được vayvốn với lãi xuất ưu đãi 0,81%/ tháng, thời hạn hoàn vốn là 7 năm, vốn đối ứng củadân là 15%

Trang 8

Bên cạnh đó, nhà nước còn có sự hỗ trợ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư khoahọc kỹ thuật Bộ thủy sản đã tập trung ban hành các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thựcphẩm tương đương với các nước nhập khẩu, nâng cao năng lực cơ quan kiểm soát

an toàn vệ sinh thực phẩm và tập trung trung tâm cơ sở sử chữa, nâng cấp nhàxưởng

Với sự hỗ trợ tích cực của dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản(SEAQIP) doanh nghiệp Đan Mạc tài trợ Bộ thủy sản đã tiến hành nhiều hoạt độngxúc tiến thương mại, tổ chức các kênh thông tin về thị trường

2.2 Nhân tố khó khăn và thách thức

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

Đất nước ta hàng năm chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt bão quét, khô hạngây nhiều khó khăn cho việc sản xuất nuôi rrồng thủy sản, khó khăn trong việc cungcấp các sản phẩm thủy sản xuất khẩu một cách thường xuyên và liên tục Hơn nữavới điều kiện thiên tai như thế mà ngành thuỷ sản lại chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởicác yếu tố tự nhiên nên cũng hạn chế vào quá trình đầu tư sản xuất., nuôi trồng củacác cá nhân và doanh nghiệp vì mức độ rủi ro là rất cao Vậy để hạn chế thiệt hại vềphía nhà nước cần có sự chỉ đạo công tác dự báo thời tiết thật chính xác và kịp thờicho người dân kịp ứng phó, còn về phía người sản xuất nuôi trồng thủy sản cần chủđộng phòng chống khi có thông tin về thiên tai của nhà nước nhằm giảm thiểu rủi

ro, thiệt hại cho mình

2.2.2 Yếu tố kinh tế xã hội

Tính cạnh tranh trên thị trường thế giới rất cao, mặc dù nước ta có một số thịtrường xuất khẩu thủy sản lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU … Nhưng các thị trườngcũng là nơi được chú ý của rất nhiều nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới Trong

đó có những nước cũng có lợi thế tương tự như nước ta đều coi thị trường đó là thịtrường chiến lược của mình và quyết tâm dành thị phần cao trên thị trường thế giới.Đây cũng là khó khăn tác động đến khả năng thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của ViệtNam

Trang 9

Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu chưa hợp lý, biểu hiện tôm vẫn chiếm

tỷ trọng cao trong sản lượng thủy sản xuất khẩu năm 2005 chiếm tỷ lệ 41.3% trongkhi đó một số loại thủy sản khác cũng có giá trị kinh tế cao chưa được phát triển Người sản xuất kinh doanh mới chỉ chú trọng vào tăng số lượng, sản lượng chưaquan tâm đến chất lượng sản phẩm Chưa có nhiều sản phẩm tiêu biểu đặc sản mangbản sắc riêng của Việt Nam Công nghệ đánh bắt nuôi trồng bảo quản và chế biến,mẫu mã bao bì thủy sản chưa tốt

Gía cả nguyên vật liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu tăngcộng với giá xăng dầu liên tục tăng trong những năm qua làm cho chi phí vậnchuyển tăng theo, nên chi phí sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản có xu hướngtăng nhanh, làm giảm khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam

Tỷ lệ thủy sản xuất khẩu đã qua chế biến chưa cao, hơn nữa hình thức xuấtkhẩu trực tiếp vào các thị trường thế giới chưa cao, chủ yếu là xuất khẩu qua một sốthị trường trung gian như ( Hông Kông, Đài Loan, Singapor ) nên lợi nhuận thấp

Tình trạng thiếu vốn ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, doanh nghiệpphải tự lo vay vốn ngân hàng làm ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu Trình độ họcvấn và tay nghề của công nhân ngành thủy sản chưa cao làm ảnh hưởng đến sự pháttriển xây dựng uy tín của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng tiêu chuẩn Mặtkhác, trình độ quản lý ở một số cán bộ còn chưa khoa học Điều này thể hiện rõ ởnhiều mặt từ quy hoạch xây dựng dự án, kế hoạch đến phương thức thực hiện, biệnpháp quản lý, cần được điều chỉnh cho phù hợp

2.2.3 Các yếu tố khác

Ngoài những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động xấu đến hoạtđộng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn một số yếu tố khác cũng gây khó khăntrong việc thúc đẩy quá trình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như: vấn đề vệ sinh

an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản phải đảm bảođúng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, vấn đề về thuế quan, hạn ngạch, các hàng

Trang 10

rào kỹ thuật của các nước đặt ra đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam rấtkhắt khe, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

3.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả xuất khẩu thủy sản

3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản

Kể từ năm 2000 đến nay,ngành thủy sản vẫn duy trì sự tăng trưởng với tốc

dộ đáng kể Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2004 đạt 2,4 tỷ USD tăng gần

1 tỷ so với năm 2000 chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Năm 2005tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 2,74 tỷ USD, tăng 0,34 tỷ so vớinăm 2004 và đạt 114% so với năm 2004 Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm

2006 đạt 3.1tỷ USD đạt 113% so với năm 2005, tăng 13% Như vậy kim ngạchxuất khẩu thủy sản của Việt Nam không ngừng tăng trong những năm vừa qua , vớitốc độ tăng bình quân các năm trên 10% điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩuthủy sản của Việt Nam cũng đạt được những kết quả nhất định

3.2 Sản lượng thủy sản xuất khẩu

Tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2000 đạt 2 triệu tấn,đến năm 2005 tổng sản lượng đạt 3,34 triệu tấn Như vậy sau 5 năm sản lượng đãtăng 1.34 triệu tấn tương ứng tăng 71.5%, bình quân mỗi năm tăng 0.286 triệu tấntương ứng 10.8% so với năm 2005

Về cơ cấu sản lượng thủy sản trong các năm qua đang dần dần thu hẹpkhoảng cách giữa khai thác và nuôi trồng Năm 2005 sản lượng khai thác là 1.995triệu tấn, nuôi trồng là 1,437 triệu tấn băng 72,21% so với sản lượng khai thác Năm

2006 sản lượng khai thác 2,13 triệu tấn, nuôi trồng là 1,67 triệu tấn bằng 78,5% sovới khai thác Như vậy qua các năm từ năm 2000 đến nay tỷ trọng sản lượng nuôitrồng đang có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ của khai thác điều này là hoàn toànphù hợp với quá trình phát triển ngành thủy sản bởi lẽ tiềm năng khai tháclà có hạn

và tiềm năng nuôi trồng là vô hạn Chúng ta phải giảm khai thác và tăng sản lượngnuôi trồng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên

Trang 11

3.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản

Trước đây thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khá hạn hẹp, Đến nayViệt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.Trong một số thị trường xuất khẩu, thị trường Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,thị trường Nhật Bản trược kia chiếm tỷ trọng 50-60% kim ngạch xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam, đến nay chỉ còn dưới 30%, Mỹ đã vượt lên thay thế Nhật Bản trởthành thị trường Xuất khẩu số một của Việt Nam vào năm 2001 và chiếm 38% kimngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2005 Trung Quốc trước đây chỉ chiếmkhoảng 2% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đã vươn lên đứng thứ 3sau Mỹ và Nhật Bản và chiếm 18% vào năm 2005 Thị trường EU tăng rất mạnh mẽnhưng tỷ trọng chỉ chiếm từ 8-10 % Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của ViệtNam trong những năm gần đây đã có sự biến đổi tích cực, đang có xu hướng đadạng các thị trường tiêu thụ và dần có sự cân bằng giữa các thị trường xuất khẩutăng cường khai thác các thủy sản tiềm năng như Trung Quốc, Mỹ, EU

4 Những kinh nghiệm phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

4.1 Tôm Việt Nam bị kiện bán phá tại thị trường Hoa Kỳ

4.1.1 Thông tin chung :

Việc một mặt hàng bị kiện bán phá giá là việc phổ biến trong hoạt độngthương mại giữa các nước hiện nay Bà Đinh Thị Mỹ Loan cho biết trong vòng 10năm từ năm 1995 đến nay các doanh nghiệp thuộc thành viên của WTO đã đươngđầu với 2840 vụ kiện bán phá giá trong đó 1804 trường hợp được kết luận bán phágiá, chiếm 63.25% trong đó năm 2002 và 2003 được coi là những năm có số vụ bánphá giá được kết luận nhiều nhất trong vòng 5 năm qua Nhưng doanh nghiệp làm

ăn tại thị trường Mỹ là dễ bị kiện nhất

Còn đối với Việt Nam: Theo cục cạnh tranh,tính đến tháng 8/ 2006 , Việt Nam

đã đương đầu với 28 vụ kiện bán phá giá Trong đó đã có 23 vụ trường hợp đượckết luận là có bán phá giá và đã bị áp thuế chống bán phá giá, có 3 vụ kiện tính từ

1994 – 1998 rơi vào các mặt hàng như gạo, mỳ chính, giầy dép hai vụ tỏi và bật lửa

Trang 12

(trong năm 2000 – 2001) Năm 2004 – 2005 kỷ lục về số vụ bán phá giá đượccác thị trường EU, Achentina, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pêru khởi kiện doanh nghiệpViệt Nam.

Phải chăng xuất khẩu tôm của Việt Nam càng tăng mạnh, hoạt động thươngmại diễn ra càng nhiều thì các vụ kiện bán phá giá cũng vì thế mà nhiều hơn ?

Cục cạnh tranh cho biết các vụ kiện của Việt Nam chủ yếu các mặt hàng xuấtkhẩu lớn như cá, tôm, giầy dép, dệt may… Và các trường hợp của Việt Nam đềuchung thời điểm các nước bị kiện như Trung Quốc , Thái Lan, Ấn Độ Và tựu chunghầu hết các vụ kiện bán phá giá Việt Nam đều thua (23/28 vụ) Phải chăng có mặthàng nào mà Việt Nam bị kiện thì việc chúng ta bị thua là điều không tránh khỏi ?

4.1.2 Diễn biến vụ việc tôm Việt Nam bị Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá.

Vào năm 2005 tôm Việt Nam khi xuất sang Hoa Kỳ chính thức bị bộ thươngmại Hoa Kỳ (DOC) cáo buộc bán phá giá và áp thuế chống bán phá giá theo quyếtđịnh cuối cùng của Bộ Thương Mại là : Seaprodex Minh Hải (Bạc Liêu ) 4,3% ,Minh Phú (Cà Mau ) 5.24 %, Kim Anh (Sóc Trăng ) 25,76 % ; Các doanh nghiệp

là bị đơn tự nguyện 4,57% và toàn bộ doanh nghiệp khác là 25,67% Chi phí đểxem xét lại đối với các mức thuế với 1 công ty là 75000USD Sau khi được lựachọn các công ty có 30 ngày để quyết định có đồng ý tham gia quá trình xem xétlại hoặc rút lui

Tin từ mạng seafood.com cho biết tại Ấn Độ có ít nhất 25 công ty xuất khẩutôm lớn được dự đoán sẽ nộp đơn tham gia quá trình xem xét lại thuế chống bán phágiá năm nay, trong đó có công ty Seafood (bị áp thuế 4,9% và HLL(15,36)

Theo quy trình, Bộ Thương Mại Mỹ được lựa chọn 3 công ty bất kỳ trong tổngnhững công ty nộp đơn và tiến hành xem xét lại mức giá xuất khẩu của họ trongvòng 1 năm so với đánh giá ban đầu Kết thúc quá trình DOC sẽ xác định mức thuếmới cho những công ty này, và tính toán mức thuế trung bình để áp dụng cho tất cảcác công ty khác

Theo các luật sư đã quen với quá trình xem xét lại thuế chống bán phá giá,trong hầu hết các trường hợp mức thuế chung đều được hạ bớt “ Việc các công ty

Trang 13

nộp đơn xin xem xét lại mức thuế cũng có thể ngăn cho DOC ra lệnh cho hải quan

Mỹ tiến hành thu lại các khoản thuế phải nộp của các lô hàng nhập khẩu trong nămtrước, vì khoản tiền này có thể thay đổi.’’ Tuy nhiên DOC cũng có thể từ chối tiếnhành xem xét lại nếu khối lượng công việc quá lớn và DOC không có đủ nhânlực Vụ kiện tôm là một trong những vụ kiện chống bán phá giá lớn và phức tạpnhất từ trước đến nay, và DOC luôn gặp phải những vấn đề về nhân lực để xử lý hếtcác đơn xin xem xét lại mức thuế của các công ty

Ngày 3/4/2006 Bộ Thương Mại Mỹ DOC ra thông báo bắt đầu triển khai quátrình xem xét lại mức thuế đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước gồm Thái Lan, Ấn Độ,Trung Quốc, Braxin, Ecuador và Việt Nam DOC cũng cho biết đã nhận được đơnyêu cầu xem xét lại mức thuế áp lên tôm nước ấm , tôm đông lạnh nhập khẩu từcông ty chế biến thủy sản các nước Trong số này , số lượng các công ty Ấn Độ nộpđơn xin xem xét lại mức thuế yêu cầu của bên nguyên đông nhất lên đến 348 công

ty, tiếp sau là Trung Quốc với 163 doanh nghiệp , Ecuador 72 doanh nghiệp , TháiLan 145 doanh nghiệp và Braxin 54 doanh nghiệp

Theo danh sách bên nguyên đưa ra , có tới 84 công ty của Việt Nam nằm trongdiện bị xem xét lại mức thuế Song thực tế tổng số doanh nghiệp Việt Nam xuấtkhẩu vào thị trường Mỹ chỉ trên dưới 50 doanh nghiệp Phó tổng thư ký hiệp hộichế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam(VASEP) Trương Đình Hòa cho biết danhsách mà CFA đưa ra lấy từ Hải Quan Mỹ, có rất nhiều tên trùng, hoặc có cả tên cácdoanh nghiệp , cá nhân không xuất khẩu tôm qua Mỹ

Một động thái khác cũng liên quan và tác động mạnh mẽ đến diễn biến vụ kiện, đó là Bộ Thương Mại Thái Lan đã chính thức gửi đơn kiện nên tổ chức thưong mạithế giới WTO lý do , Vụ việc này thực hiện chính sách thương mại bất bình đẳngđối với tôm xuất khẩu của Thái Lan Theo thông lệ WTO sẽ ra phán quyết cuốicùng sau 12-14 tháng Tuy nhiên nếu Mỹ chấp nhận huỷ bỏ bond ( Ký quỹ - đặtcọc 100% giá trị hàng hoá ) trong vòng 60 ngày kể từ ngày Thái Lan gửi đơn thì vụkiện sẽ được huỷ bỏ Trước đó, hiệp hội thuỷ sản Hoa Kỳ NFI và hiệp hội xuất khẩuthuỷ sản Ấn Độ cũng nộp đơn kiện tính bất hợp pháp của quy định này lên WTO

Trang 14

Nhận xét về vụ việc này, ông Trương Đình Hoà nói : đây là diễn biến tích cựcđối với vụ kiện, nhất là trong thời điểm giao dịch , nhập khẩu tôm hiện nay đangchậm lại do các nhà nhập khẩu lo ngại rủi ro khi xem xét lại mức thuế

Đối với một bạn hàng lớn như Hoa Kỳ thì vụ kiện trên ảnh hưởng không nhỏđến tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam Ghi nhận từ các doanh nghiệp bị áp thuế: với mức thuế xuất như vậy việc cạnh trạnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi ưu thếduy nhất của tôm Việt Nam lâu nay đó là giá đã không còn tác dụng Như thế sẽđẫn đến việc thị trường Hoa Kỳ gần như bị khép lại đối với tôm Việt Nam nếu

không có kết quả tích cực từ tranh chấp thương mại

4.1.3 Nguyên nhân Việt Nam bị cho là có bán phá giá

Theo căn cứ bên phía Hoa Kỳ tôm Việt Nam bán phá giá đó là : giá xuất khẩu

< giá trị thông thường Vậy tại sao họ lại cho là như vậy , còn phía các doanhnghiệp Việt Nam lại không cho là như vậy Nguyên nhân chính là phía Hoa kỳ đặtcác điều kiện khác nhau để tính giá tôm Việt Nam có thể kể ra đó là : Việt Namchưa tính tới một số chi phí như :

Được biết, mỗi ngày các nhà máy của Việt Nam thải vào môi trường hơn 3000

m3, nhưng chỉ xử lý 400m3 Lượng nước thải sẽ cao hơn khi nhà máy tăng côngsuất Tôm chết công nhân nhà máy vô tư ném xuống sông Người dân ở đây sống

Trang 15

trong tình trạnh sử dụng nguồn nước ô nhiễm và không khí bị ô nhiễm nặng Bà concho biết bệnh đường ruột và đường hô hấp đã trở thành kinh niên

Mấy năm rồi bà con phường Bình Đức sống chung với chất thải của nhà máy

ở đây Bà con cũng phản ánh nước bốc mùi thối quá không chịu được nhiều lần gửiđơn Nhưng nhà máy với chiêu “công nhân trong nhà máy là con em tại địa phươngnên lại thôi “ và chuyện lại đâu vào đấy”

Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang có hơn 13 nhà máy chế biến tôm, cá xuấtkhẩu, hầu hết các nhà máy đều làm không tốt khâu xử lý chất thải Ông Lâm MinhChiếu - trưởng ban điều hành sản xuất và tiêu thụ xuất khẩu thuỷ sản - chủ tịchUBND tỉnh An Giang cho biết : Trong thời gian qua UBND tỉnh đã xử rất nhiềuđoàn làm việc với nhà máy, kiểm tra hệ thống xử lý nước thải Qua kiểm tra tỉnh đãthống nhất phải kiên quyết xử lý những nhà máy không thực hiên cam kết với các

cơ quan chức năng về vấn đề ô nhiễm môi trường, thậm chí tỉnh chấp nhận đóngcửa những nhà máy cố tình vi phạm

Hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản An Giang đều năm trong khu dân cư.Riêng khu tiểu thủ công nghiệp Mỹ Quí thành phố Long Xuyên có 4 nhà máy chếbiến thuỷ sản Nam Việt, Cửu Long, Tuấn Anh và An Xuyên xây dựng đã khôngđúng mục đích ban đầu khi thành lập tiểu khu công nghiệp Cả 4 nhà máy đềukhông xử lý hết lượng nước thải của nhà máy, còn nước thải đã qua xử lý lại khôngđảm bảo yêu cầu

Không chỉ những nhà máy tại An Giang mà hầu hết các nhà máy xuất khẩutôm Việt Nam vào thị trường Mỹ đều xảy ra tình trạng này Đây cũng là cớ màHoa Kỳ bắt bí ta khi kiện bán phá giá Vì những điều này bên phía Hoa Kỳ thựchiện rất tốt

Thứ hai : Từ vấn đề các nhà máy chế biến nằm trong khu dân cư kéo theo cácvấn đề xã hội Điều này chúng ta ít để ý khi xuất sang thị trường Hoa Kỳ, nhưngphía đối tác lại có Ở Việt Nam tình trạng ô nhiễm nguồn nước kéo theo người dânsống xung quanh nhà máy bị các bệnh về đường hô hấp, đường ruột, trong khingười dân vô cùng bức xúc thì các nhà máy lại làm ngơ coi như không biết và cũng

Trang 16

không phải chịu tổn thất gì Trong các vụ kiện kéo dài vẫn với các chiêu bài cũ đểlàm yên chuyện Như vậy vấn đề vẫn không được giải quyết triệt để mà lại tìm cáchtrốn tránh trách nhiệm Do đó trong giá thành xuất khẩu không tính đến chi phí xãhội mà đáng lẽ ra nhà máy phải có nghĩa vụ giải quyết

Thứ ba : Việc bị so sánh với các nước thứ ba không cơ bản cũng là bất lợi đốivới các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường hoa Kỳ vì với cácnước trung Á như bangladet, Pakitan với nguồn lợi mặt nước là rất thấp, chi phí caothì việc so sánh là hết sức khập khiễng thậm chí nếu không muốn nói là vô lý Điềunày cũng làm cho phía Hoa Kỳ cho rằng tôm Việt Nam có bán phá giá

Thứ tư : Chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ công nhận Việt Nam là nền kinh tếthị trường Biểu hiện là bên phía Hoa Kỳ chưa trao cho Việt Nam quy chế thươngmại bình thường vĩnh viễn PNPR Đây là cái cớ để Bộ Thương Mại Mỹ DOC vàcác doanh nghiệp chế biến tôm ở Mỹ cáo buộc nhà nước Việt Nam có trợ giá chocác doanh nghiệp tôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ Đây cũng là vấn đề tranh cãi chínhtrong các phiên sử tôm Việt Nam có bán phá giá hay không Vấn đề này rất khógiải quyết nếu chỉ dựa vào nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam

Ngoài ra một nguyên nhân cũng khá quan trọng khiến cho mặt hàng tôm xuấtkhẩu Việt Nam cùng với 5 nước khác gồm: (Ấn Độ , Thái Lan, Trung Quốc,Braxin, Ecuador)bị khởi kiện là do: Các doanh nghiệp chế biến tôm ở Mỹ, nhiềunăm nay không cạnh tranh được với các nước xuất khẩu tôm chỉ chiếm thị phần rấtnhỏ trong thị trường Mỹ Do lợi ích bị ảnh hưởng nên tìm cách gây sức ép lên chínhquyền mà cụ thể là Bộ Thương Mại Mỹ DOC khởi kiện các nước xuất khẩu tôm lớnvào thị trường Mỹ làm đe dọa tới lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ

4.2 Dư lượng kháng sinh trong tôm xuất khẩu Việt Nam

Sau rào cản thương mại gần đây các doanh nghiệp xuất khẩu đang vấp phảikhó khăn mới khó giải quyết hơn nhiều đó là những rào cản kỹ thuật của các nướcnhập khẩu Xu hướng chung là các nước sử dụng ngày càng nhiều công cụ nàynhằm hạn chế các mặt hàng mang tính nhậy cảm như tôm để bảo vệ các doanh

Trang 17

nghiệp trong nước đồng thời cũng bảo vệ người tiêu dùng của nước họ Vì thế nó đã

và đang đe doạ rất lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

4.2.1 Các doanh nghịêp tự giết mình

Nhật Bản là bạn hàng truyền thống và lớn nhất của tôm xuất khẩu Việt Nam( giá trị xuất khẩu hàng năm khoảng 500 – 600 tr USD trong tổng số hơn 1 tỷ USDcủa tôm xuất khẩu )

Thế nhưng đã qua rồi “tuần trăng mật”, tôm Việt Nam hiện đang “mắc cạn“ tạicác thị trường truyền thống bởi các doanh nghiệp tự …giết mình hết mực đến tôm

Kể từ lúc Nhật Bản áp dụng lệch kiểm tra 100% đối với mặt hàng mực củaViệt Nam từ cuối tháng 7/2006, chỉ trong 8 tháng Bộ Y Tế và Lao Động Nhật Bảnlại liên tiếp phát hiện thêm 10 trường hợp khác của 7 doanh nghiệp có lô hàng có dưlượng kháng sinh và vi trùng đường ruột, những chất không được phép có trongthực phẩm theo luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật

Điều này đồng nghĩa buộc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải thu hồihay tiêu huỷ tại chỗ các lô hàng này Tổng số là 20 tấn mực đông lạnh Các cơ quanchức năng Việt Nam chưa kịp cảnh báo và chấn chỉnh thì cuối tuần qua, phía NhậtBản bất ngờ công bố tăng cường kiểm tra tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức độkiểm tra là 50 % thay vì trước đó chỉ là 5 % Nguyên nhân do phía Nhật Bản pháthiện 4 lô tôm có nguồn gốc từ Việt Nam nhập khẩu vào Nhật có dư lượng khángsinh cấm sử dụng

Ông Trương Đình Hòa cho biết: Việc kiểm tra chất lượng các lô hàng thuỷ sảnnhập khẩu vào thị trường có 3 cấp độ ( 5 %, 50%, và 100% ) Sau đó, nếu tình hìnhkhông được cải thiện, các cơ quan chức năng Nhật Bản ban hành lệnh cấm nhậpkhẩu đối với mặt hàng vi phạm Như vậy hiện nay mặt hàng mực đông lạnh củaViệt Nam đang ở tình trạng “báo động đỏ” và mặt hàng xuất khẩu tôm chủ lực đang

ở cấp độ 2 Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của toàn ngành

Đây không phải là điều đầu tiên và thị trưòng Nhật không phải là duy nhất “dịứng “với các mặt hàng thủy sản Việt Nam

Trang 18

Một số nước EU và mới đây là thị trường Nga cũng phát hiện hàng xuất khẩu

cá tra, cá basa của một vài doanh nghiệp Việt Nam kém chất lượng Theo phân tíchcủa một số doanh nghiệp thuỷ sản, việc hàng xuất khẩu nhiễm dư lượng kháng sinh

có hai khả năng ( Thứ nhất: doanh nghiệp chủ quản trong vấn đề kiểm tra nguồnnguyên liệu đầu vào Thứ hai: Ngư dân, đại lý thu mua,các cơ sở chế biến hải sản sửdụng hoá chất không rõ nguồn gốc, thành phần để bảo quản ) Việc tăng cấp độ kiểmtra chất lượng hàng nhập khẩu gây tâm lý e ngại về phía các doanh nghiệp nhậpkhẩu

Bởi chi phí cho việc kiểm tra sẽ tăng theo cấp độ 5% , 50% , 100% , và chi phínày các doanh nghiệp nhập khẩu phải trả, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không còn.Việc đánh mất niềm tin và uy tín không những doanh nghiệp tự “đóng cửa” vớimình mà còn giết chết một thị trường tiềm năng, chiến lược của cả ngành Ông Lựcphát biểu: Trước “sức ép“ Nhật Bản liên tục phát hiện sản phảm mực tôm của ViệtNam vi phạm luật vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi Bộ Thương Mại sót ruột “với tốc độ này , uy tín mặt hàng xuất khẩu của ta sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng “ Ngành chủ quản là Bộ Thuỷ Sản thì đủng đỉnh chỉ đạo : “các cơ sở tổ chức đợt kiểmtra tăng cường biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm , đặc biệt là việc sửdụng hoá chất kháng sinh…Thông báo cho Bộ Thuỷ Sản kết quả triển khai Trướcsức ép hội nhập, yêu cầu tiêu dùng các sản phẩm an toàn của thế giới ngày càngkhắt khe Nhưng Bộ Thuỷ Sản vẫn sử dụng cách xử lý “vô thưởng vô phạt” chưathể hiện vai trò điều tiết của mình

4.2.2 Nguyên nhân rút ra từ sự kiện trên

Thứ nhất: Từ phía các doanh nghiệp, không có tiêu chuẩn rõ ràng trong khâuthu mua, chế biến và xuất cảng là lý do chính hay nói đúng hơn là các doanhnghiệp chưa có sự đầu tư cho các sản phẩm nhậy cảm của mình Không những thế

do nước ta bắt đầu mở cửa hội nhập, còn các doanh nghiệp cung mới “ chập chững

“ tìm hướng đi (tìm đầu ra ) do vậy bài học kinh nghiệm trên thị trường quốc tế làkhông nhiều đồng thời lại không có sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng nên

có tình trạng có doanh nghiệp chưa ý thức được hoạt động kinh doanh sai phạm của

Trang 19

mình mà điều đó có thể ảnh hưởng toàn bộ hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của ViệtNam.Vì thế họ không chuẩn bị kỹ cũng như tìm hiểu những yêu cầu cần thiết chohoạt động sản xuất của mình.

Thứ hai : Từ phía ngư dân, chủ trang trại, đại lý thu mua, các cơ sở chế biếnhải sản

Đó là tình trạng sử dụng hoá chất không rõ nguồn gốc, thành phần để nuôi vàbảo quản Nguyên nhân sâu xa hơn xuất phát từ phía doanh nghiệp đã lây sangnhững người nông dân chỉ biết nuôi trồng khai thác theo hợp đồng với các doanhnghiệp chế biến, đại lý thu mua Họ mặc sức nuôi trồng đánh bắt bảo quản theo ýmình sao cho chi phí thấp nhất mà không thấy tác hại lâu dài bởi hành động củamình Cùng với đó là sự hiện hữu của nhà nước trong các hoạt động này và cũngnhư phong trào nuôi tôm hàng loạt ( nuôi theo phong trào sẽ dẫn đến tình trạng đổ

xô vào nuôi không tinh đến đầu ra cho sản phẩm và rồi đến khi thất bại hay gặp rủi

ro những hộ nông dân lại rủ nhau theo phong trào phá hàng loạt ) đã và đang làmcho vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn

Thư ba : Nhà nước và các cơ quan chủ quản có liên quan trực tiếp là Bộ ThuỷSản chưa thực sự vào cuộc có thể coi là nhân tố không nhỏ cho những khó khăntrên Chỉ khi tôm xuất khẩu Việt Nam gặp phải vướng mắc thì các cơ quan chứcnăng mới “giật mình” cảnh báo cho các doanh nghiệp có liên quan và cũng để cảnhbáo cho mình, chứ không có chuẩn bị từ trước về những rào cản kỹ thuật này Đó làbiểu hiện của việc quản lý điều hành, phối hợp không hiệu quả các hoạt động nuôitrồng, khai thác, chế biến xuất khẩu của nhà nước Tạo tình trạng chạy theo sau đểgiải quyết khó khăn trước mắt chứ không phải là dự báo ngăn chặn trước khi diếu

đó xảy ra

4.3 Con tôm ôm sổ đỏ

Đó là đặc trưng rõ nét nhất, phản ánh đầy đủ nuôi tôm theo phong trào đangdiễn ra hiện nay Mặc dù giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam rất khả quan (1,4 – 1,5

tỷ USD vào năm 2006 ) Tuy nhiên những người trực tiếp tạo ra mặt hàng chủ lực

để xuất khẩu lại đang lao đao thậm chí nhiều hộ nông dân bị vỡ nợ Điều này sẽ là

Trang 20

khó khăn trở ngại không nhỏ cho những đóng góp của tôm xuất khẩu trong nhữngnăm tiếp theo Bởi vì nếu hiện tượng này không được giải quyết ổn thoả và triệt để

sẽ lại có một phong trào mới xẩy ra nhưng tiếc thay đó sẽ là phong trào hàng loạtnhững hộ nông dân phá sản và chuyển sang nuôi trồng mặt hàng khác Như vậyxuất khẩu tôm có giá trị lớn nhưng ẩn đằng sau nó là nguồn cung không đảm bảocho xuất khẩu

4.3.1 Thất bại từ những dự án chạy theo phong trào

Rất nhiều sổ đỏ của nông dân Bạc Liêu đang nằm trong ngân hàng với nhữngmón nợ lên tới 1100 tỷ đồng, trong đó nợ xấu khó đòi là trên 230 tỷ đồng là minhchứng thuyết phục nhất cho tình trạng này

Một liên tưởng khác khiến chúng ta thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề:nếu tính tổng diện tích số sổ đỏ của người dân Bạc Liêu thế chấp để vay ngân hàngchúng ta sẽ được diện tích bằng nửa sân bóng đá, còn nếu xếp dọc số sổ đỏ này kếtquả thu được là 10 cây số Hậu quả thật nặng nề cho người dân

Ở các xã Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A của huyện Hoà Bình (Bạc Liêu )

sự thất bại của phong trào nuôi tôm sú được thể hiện rõ nét qua những tấm bảng raobán đất được dựng lên giữa những đồng tôm Người dân ở đây cho biết lí do họphải rao bán là vì nhiều năm liên nuôi tôm bị thất bại

Ông Hải xã Vĩnh Mỹ A cho biết : Trước đây nhà ông có trong tay cả trămcông ruộng, mỗi vụ thu về trên 100 tấn lúa Từ khi chuyển sang nuôi tôm thì đất đailân lượt “đội nón“ ra đi, tiền chuyển nhượng đất được gần 700 tr cũng đã đi theocon tôm sú hết rồi Giờ đây chỉ còn vài công đất còn sót lại ông rao bán cung không

có ai mua, trong khi sổ đỏ đang nằm trong ngân hàng không biết bao giờ mới lấy rađược vì nợ trong nợ ngoài đang đẻ lãi từng ngày

Tương tự: Anh Dương Chí Linh ở xã Vĩnh Hậu trước đây cũng là một đại giatrong giới nuôi tôm Những chỉ sau năm mùa tôm thất thu anh buộc phải bán toàn

bộ đất đai, nhà cửa để lấy tiền trả nợ

Xã Vĩnh Hậu A thật sự là “điểm nóng“ của ”mô hình” con tôm ôm sổ đỏ vìphần lớn hộ nông dân đều thế chấp sổ đỏ để vay tiền Anh Ba Hưng ”điển hình“ của

Trang 21

phong trào chuyển dịch sản xuất từ cây lúa sang con tôm, từng cầm trong tay bạc tỷlảm chủ cả chục chiếc xe cuốc, xe ủi…Nhưng sau ba vụ tôm thất bại anh bán tất cảtài sản qúy giá của mình để đổ vào mấy ao tôm còn lại với hy vọng gỡ được ít vốn.Tuy nhiên vụ tôm vùa rồi anh tiếp tục thua lỗ, không chỉ trắng tay anh Hưng conthiếu nợ ngân hàng và nợ bên ngoài với tổng số tiền lên đến gần 300 tr

Mất bò mới lo làm chuồng : Khi nông dân vỡ nợ nhiều ngân hàng cũng “nóngruột” vì có đến 25% nợ vay thuộc diện khó đòi ( gấp 4 lần theo quy định của nhànước ) Tổng dư nợ nuôi trồng thuỷ sản ở 5 xã trong huyện Hoà Bình tại ngân hàngcông thương chi nhánh Bạc Liêu là 24,2 tỷ đồng nhưng kỳ thu nợ gần đây chỉ thuđược 1 hộ với số tiền 60 triệu đồng

Ngoài ngân hàng công thương, hiện nay nơi “được” nông dân nợ nhiều nhất làngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Ông Trần Văn Cường giám đốcngân hàng cho biết :

Hiện nay toàn huyện có đến 10247 hộ vay vốn, tổng dư nợ lên đến 225,5 tỷđồng, trong đó 4257 hộ thế chấp “sổ đỏ” vay 132,5 tỷ đồng để nuôi tôm Đến naytổng số nợ quá hạn tại ngân hàng này liên quan đến con tôm là 88,2 tỷ đồng (3270hộ) Theo quy định nếu nông dân không trả nợ thì ngân hàng sẽ nhờ đến cơ quanpháp luật kê biên tài sản thế chấp để phát mãi thu nợ Tuy nhiên, đất nuôi tôm hiệnnay bán chẳng ai mua làm sao ngân hàng thu được nợ

Đó là tỉnh Bạc Liêu, còn rất nhiều tỉnh khác tình hình cũng không khả quanhơn là mấy Ở các tỉnh như Sóc Trăng, An Giang và các tỉnh miền trung, nuôi tômgiờ đây không còn là giấc mơ vàng nữa mà nó đã trở thành “đánh bạc“ với số phậncủa người nông dân Đây là khó khăn chung của ngành xuất khẩu tôm Việt Nam,cần được giải quyết ổn thoả ngay nếu như chúng ta muốn đạt giá trị cao trong xuấtkhẩu

4.3.2 Nguyên nhân thất bại và hậu quả để lại

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nan giải này đó là từ phía ngânhàng và người nông dân

Thứ nhất : Về phía ngân hàng

Một câu hỏi được đặt ra sau những vụ việc này là ngân hàng đóng vai trò gìtrong hậu quả tiêu cực này Việc này phải xem xét từ đặc điểm hoạt đông nghiệp vụ

Trang 22

của ngân hàng Đó là hỗ trợ tư vấn lựa chọn dự án cho các hộ nông dân có nhu cầuchính đáng Mục đích là rất tốt tuy nhiên trong qúa trình thực hiện đã xảy ra sai lầmtrong thẩm định dự án và việc cấp vốn hàng loạt cho nhiều hộ dân nuôi tôm phongtrào là nguyên nhân chính Thêm vào đó là tình trạng không bám sát điều chỉnh kịpthời các dự án Sự việc nghiêm trọng tới mức 4 giám đốc ngân hàng ở tỉnh BạcLiêu được chỉ thị từ cấp trên nếu không xoá được số nợ xấu ( vượt qua 18,8%)trong thời gian tới thì sẽ bị cắt chức Trong đó có 1 giám đốc bị đình chỉ chức vụ đểchuyển đi đòi nợ xấu từ người nông dân.

Đây là bài học lớn cho các tỉnh khác vì việc cho nông dân vay ồ ạt chứa đựngnhiều rủi ro, cũng như việc thẩm định dự án không kỹ càng ( lựa chọn những nôngdân không đủ khả năng) sẽ không chỉ làm vỡ nợ mà cũng còn tự giết mình

Thứ hai : từ phía người nông dân

Sau khi vấn đề đi đến kết cục không thể cứu vãn thì kết luận mói được đưa ra:Người nông dân chưa đủ khả năng để thẩm định dự án và tìm ra bệnh cho tôm khirủi ro ập đến Chính vì thế khi tất cả ồ ạt vay vốn, chuyển đổi đất từ trồng lúa sangtrồng tôm thì rất dễ hiểu khi đầu ra không ổn định cộng với con tôm bị bệnh cũngđồng nghĩa với hàng loạt họ nông dân rơi vào cảnh “sống dở chết dở” Nói như vậybởi vì sau 3 -4 vụ tôm mất mùa liên tục hầu hết các hộ dân đều lâm vào cảnh nợ nầnchồng chất, ruộng đất đã bị bán gần hết để trả nợ, số đất còn lại cũng rất ít, màmuốn trở lại trồng lúa cũng không thể vì tất cả đất đai đều bị nạo vét nuôi tôm rồi,hơn trồng lúa hiệu quả thấp thì nông dân bao giờ mới có thể trả hết nợ Đang từnhững ông chủ nuôi tôm giờ đây họ trở thành người làm thuê ngay trên chính mảnhđất của mình

Hậu quả để lại ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều người, nhiều ngành liên quan vàcòn nguy hiểm hơn là người dân không có việc làm và bị đẩy đến đường cùng làđiều kiện lý tưởng để các tệ nạn xã hội nảy sinh Hậu quả của nó có ảnh hưởng lâudài và cần nhiều năm với sự nỗ lực của các cơ quan liên quan và nỗ lực của ngườidân mới có thể giải quyết được

4.4 Mối quan hệ giữa người nuôi và nhà chế biến

Một hiên tượng khá phổ biến trong những năm gần đây đó là thường xảy ratranh chấp giữa người nuôi tôm và nhà máy chế biến bất kể là lúc giá tôm lên hayxuống Bởi vì quan hệ giữa người nuôi và nhà chế biến mang sẵn trong nó 2 mặtvừa hợp tác vừa cạnh tranh Đó là hai mắt xích trong “chuỗi giá trị “ của thuỷ sản

Trang 23

Việt Nam Nếu chúng ta không sớm giải quyết tình trạng này thì việc tôm ViệtNam bị mất lợi thế trong cạnh tranh với nước ngoài là khó tránh khỏi Bởi vì khikhông có sự thông nhất trong giá xuất khẩu tôm cũng sẽ dẫn đến mất lòng tin vớicác bạn hàng

Mặt khác hai bên cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm để bán rathị trường (trong và ngoài nước) mối quan hệ này càng mang tính cộng sinh Cả haibên đều cần sự tồn tại của nhau và hiển nhiên nó chỉ bền vững khi cả hai bên cùng

có lợi Thêm vào đó là cả hai cùng chia nhau miếng bánh lợi nhuận mà không bênnào muốn mình bị thiệt Tuy nhiên không có một tỷ lệ phân chia lợi nhuận nào đượccoi là hợp lý hơn cả trong tất cả các trường hợp Tỷ lệ này hoàn toàn phụ thuộc vàolợi thế của mỗi bên trong quá trình mặc cả Lợi thế thuộc về ai tuỳ thuôc vào từngthời điểm để xét xem bên nào có lợi thế hơn Trong giai đoạn tôm sắp đạt tới kíchthước thương phẩm tốt nhất (loại 1) thì người nông dân có lợi thế khi doanh nghiệpcần nguyên liệu để thực hiện đơn đặt hàng, trong khi người nuôi có thể giữ lại tiếptục nuôi hoặc bán cho doanh nghiệp khác Do vậy người nuôi có thể đẩy giá lêncao.Tuy nhiên điều khó khăn là phải biết đâu là điểm dừng lại trong cuộc mực cả

Đó là mức giá mà tại đó doanh nghiệp chế biến vẫn có thể có lãi Nếu vượt quangưỡng này việc mua bán khó có thể diễn ra Tương quan này không giữ nguyêntrong quá trình mặc cả Càng kéo dài thời gian ưu thế của người nuôi càng mất đi,

mà chuyển dần về phía doanh nghiệp chế biến Người nông dân phải bỏ thêm chiphí nhưng con tôm vượt qua kích thước của loại 1 còn bị giảm giá

Ngoài ra trên thực tế vào thời điểm của vụ thu hoạch trong các thông kê, lượngcung tôm nguyên liệu cũng sẽ tăng, trong khi một số thị trường chính, lượng hàng xuấtkhẩu lại giảm xuống do trùng vào dịp nghỉ hè Sự tương quan cung cầu cũng làm giảm

ưu thế của người nông dân góp phần làm giảm giá Cũng xin lưu ý rằng chỉ cần cungtăng hay cầu giảm là có thể làm giảm giá mà không cần điều kiện cung vượt quá cầu.Cung vượt qúa cầu là điều kiện làm cho giá thị trường thấp hơn giá thành sản xuất Lúcnào doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn trong mặc cả Đây chính là thời điểm xảy ra tìnhtrạng mà người nuôi gọi là “doanh nghiệp éo giá nông dân “

Trang 24

Ai thoả mãn hơn? Nếu đã không có 1 tỷ lệ chia lợi nhuận nào được coi là hợp

lý thì điều gì quyết định sự thoả mãn của mỗi bên Thực ra mức độ thoả mãn khácnhau của 2 phía quyết định từ mức độ bất đối xứng về thông tin

Trên thực tế người ta thường có xu hướng nhìn sang những hoạt động mua bánxung quanh mình để tìm kiếm sự hài lòng Do vậy nếu hộ nông dân bán tôm màkhông có bất cứ thông tin nào để so sánh, người ta luôn có cảm giá mình bán hớ.Cuộc mặc cả trong trường hợp này thường kéo dài và không mang lại sự thoả mãn Điều này phần nào giải thích cho việc tại sao chúng ta thường ít thấy những lời thanphiền từ phía doanh nghiệp so với người nông dân Nói chung doanh nghiệp có điềukiện tiếp cận thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn nên cảm nhận về mặt bằng giátốt hơn

Trong trường hợp tôm tại vùng ĐBSCL, một lý do nữa gia tăng sự không thoảmãn của ngưòi dân là họ đã so sánh mặt bằng giá cũ Do các hộ nuôi tôm thu đượcsiêu lợi nhuận với tỉ lệ lãi rất cao, một lượng lớn người đã tập trung vào nuôi dẫnđến lượng cung tăng vọt Hơn nữa thời điểm diễn ra cuộc tranh cãi là thời điểm vào

vụ thu hoạch, khối lượng cung tăng vọt so với các tháng trước Thiếu vắng thông tin

dự báo, người nuôi có xu hướng so sánh với lợi nhuận thu được tại các thời điểmtrước đó của mình và của các hộ nuôi khác Điều này cũng làn nặng thêm tâm lý

“thua thiệt” từ phía người nông dân

Cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu thủy sản khác của Việt Nam, tôm xuấtkhẩu cũng luôn lâm vào cảnh khi giao dịch với quốc tế luôn bị hớ Lúc thì giá caonhưng không gom đủ nguyên liệu để bán, còn khi thu mua đủ nguyên liệu thì giá đãrớt xuống rồi Còn đối với người nông dân còn bi đát hơn, cứ mỗi khi được mùachúng ta lại nhận được thông tin “các hộ nông dân năm nay được mùa nhưng mấtgiá“ hoặc “doanh nghiệp chèn ép giá nông dân“ Còn khi mất mùa sẽ là “ giá tômlên cao nhưng người dân không có để bán “ … Đó là một thực trạng đau buồn đãtồn tại nhiều năm nay Rốt cuộc nhà doanh nghiệp hay hộ nuôi tôm đều không đượclợi như mong muốn khi giao dịch với bạn hàng quốc tế điều đáng ra chúng ta xứngđáng được hưởng

Trang 25

Chương II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM.

1 Khái quát về ngành thuỷ sản Việt Nam.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam

Thuỷ sản là một trong những ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thểkinh tế xã hội của con người Thuỷ sản đóng góp vai trò quan trọng trong việc cungcấp thực phẩm cho nhân loại, không thế nó còn là ngành kinh tế tạo ra công ăn việclàm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt nông dân vùng ven biển Thuỷ sản làngành đem lại nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận nhân dân làmnghề khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cũng như ngành dịch vụ cho nghề cánhư: Cảng biển, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung ứng dầu nhớt…và sảnxuất hàng tiêu dùng cho ngư dân Thuỷ sản có những đóng góp to lớn cho sự khởiđộng và tăng trưởng kinh tế quốc dân của nhiều nước

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tầmquan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nôngthôn: Coi ngành thuỷ sản là ngành mũi nhọn, coi chuyển một bộ phận đất đai đangcanh tác nông nghiệp và làm muối kém hiệu quả hơn sang làm nuôi trồng thủy sản

là hướng đi chủ yếu của biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn( Nghịđịnh 09/ NĐ – CP ngày15 /06/2000) Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình,chính sách lớn hỗ trợ cho công việc chuyển đổi và phát triển thuỷ sản năm 1998,chương trình phát triển chế biến và xuất khẩu thuỷ sản năm 1998, hỗ trợ phát triểnthuỷ sản: Các dự án phát triển nuôi tôm công nghiệp; các dự án phát triển nuôi biển

Ngành thủy sản đã có một thời kỳ khá dài chuyển sang cơ chế kinh tếmới( khoảng 20 năm) của nền kinh tế hướng theo thị trường có sự quản lý của Nhànước Thủy sản đã có sự cọ xát với kinh tế thị trường và đã tạo ra được một nguồn

Trang 26

nhân lực khá dồi dào trong tất cả các lĩnh vực từ khai thác, chế biến, nuôi trồng đếnthương mại Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tế cũng tăng lên đáng kể.

Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng, thế thượng phong và ổn định trên thịtrường thế giới

Định hướng phát triển

Trong 10 – 15 năm nữa, ngành thuỷ sản vẫn lấy xuất khẩu làm động lực pháttriển, coi xuất khẩu là hướng phát triển mũi nhọn và ưu tiên số một, lấy các thịtrường có nền kinh tế phát triển cao và Trung Quốc là thị trường chính, đồng thờicoi thị trường trong nước là một thị trường đang phát triển đầy tiềm năng với nhữngđòi hỏi ngày càng cao về sự phong phú và chất lượng

- Coi phát triển kinh tế thuỷ sản là một trong những hướng đi chủ đạo củakinh tế ven biển, là một trong những định hướng hiệu quả và nhiều triển vọng nhấtcủa việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nhằm góp phần pháttriển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của cư dân và thay đổi bộ mặt của nông thônđặc biệt là vùng ven biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cườngtiềm lực an ninh quốc gia

- Phát triển kinh tế thuỷ sản phải dựa trên tiêu chuẩn cơ bản là hiệu quả vàbền vững Hiệu quả là thước đo động lực cho sự phát triển Hiệu quả được thể hiện

ở mức độ lợi nhuận và tổng thu nhập trên một đơn vị đất đai canh tác thuỷ sản vàtrên một đồng vốn đầu tư, năng suất lao động tính bằng giá trị Sự bền vững phảiđược xem xét toàn diện: Kinh tế( có hiệu quả kinh tế ngày càng gia tăng), môitrường( không gây ô nhiễm, không làm suy thoái các nguồn lợi tự nhiên) và xãhội( không gây mâu thuẫn và tranh chấp, được đồng tình)

- Ngành thuỷ sản chỉ có thể phát triển mạnh hiệu quả, có khả năng cạnhtranhcao và bền vững khi các chính sách đầu tư và quản lý phù hợp với điều kiện vàtính chất đặc thù của ngành đồng thời phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý của Nhà

Trang 27

nước kết hợp với tính tích cực và sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thànhphần kinh tế tham gia vào ngành thuỷ sản Mọi chính sách và chiến lược phát triểnngành đều phải xuất phát từ những đánh giá về lợi thế so sánh và tiềm năng của đấtnước.

- Tạo điều kiện thuận lợi cơ bản nhất để thu hút mọi thành phần kinh tế,trong đó lấy kinh tế tư nhân và hợp tác là lực lượng cơ bản áp dụng công nghệ thíchứng với trình độ của quan hệ sản xuất, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngưdân và cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo củađất nước

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề cá trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng,dịch vụ mạnh hơn nữa theo định hướng mạnh vào sản xuất và nội địa, hiện đại hoángành thủy sản đang là mục tiêu vươn tới của ngành

Hội nhập với nghề cá khu vực và thế giới là định hướng tất yếu Mọi luật lệcác quy định và cách hành sử của nghề cá nước ta đang dần thích ứng và phù hợpnhững công ước - pháp luật quốc tế và khu vực; mọi điều kiện sản xuất và kinhdoanh phải được cải thiện cho phù hợp và đáp ứng những yêu cầu tất yếu thị trườngsau hội nhập WTO

1.2 Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam.

Tiềm năng điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội - thị trường

Trong lịch sử phát triển lâu dài của mình Việt Nam đã sớm là một quốc giabiển Đánh bắt hải sản, vận tải biển và buôn bán trên biển đã là một bộ phận cấuthành của nền văn hoá Đông Nam Á ngay từ thuở khai nguyên cho đến những năm

50 của thế kỷ 20 Nhìn chung nghề cá Việt nam hiện nay vẫn còn ở trình độ thô sơlạc hậu Nhưng trong tương lai nó sẽ trở thành một nghề sản xuất vật chất có vị trílớn, tương xưng với tiềm năng thuỷ sản to lớn của mình và những đòi hỏi phát triểnkinh tế - xã hội

Trang 28

Việt Nam có đường bờ biển dài và khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng sinh họccao, vừa có nhiều thuỷ sản đặc sản quý giá được thế giới ưa chuộng, vừa có điềukiện phát triển hầu hết các đối tượng xuất khẩu chủ lực mà thị trường thế giới cần.Mặt khác, nước ta nằm trong cửa ngõ giao lưu Âu – Á, có nhiều điều kiện tiếp cận

dễ dàng với thị trường khu vực và trên thế giới

Nhìn chung có thế phát triển thuỷ sản khắp cả nước Ở mỗi vùng lại có mộtđiều kiện đặc thù, một tiềm năng và những đặc sản riêng có Tuy nhiên, Việt Nam

có một số vùng sinh thái thấp đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long và châuthổ sông Hồng, nơi có thể đưa nước mặn vào rất sâu tạo ra một vùng nuôi nước lợchuyên hoặc nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa thì sẽ tạo ra được sản phẩmnuôi trồng có chất lượng cao, chi phí thấp mà các hệ thống canh tác khác không thể

có được.Lợi thế này đặc biệt phát huy mạnh trong cạnh tranh với hệ thống nuôicông nghiệp khi giá cả thuỷ sản trên thế giới ở mức thấp nhất là mặt hàng tôm

Việt Nam chưa thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiềutiềm năng đất đai để nuôi trồng, còn nhiều tiềm năng sinh thái ở các vùng để nuôi

mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Việc đưa thành công kỹ thuật nuôihải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra một tiềm năng và triển vọng mới choviệc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo phương thức nuôi côngnghiệp, nhất là đối với vùng Duyên Hải dọc theo bờ biển miền Trung Khả năngvừa mang ý nghĩa đẩy nhanh tốc độ phát triển nuôi trồng thuỷ sản thâm canh, sửdụng những tàu thuyền xưa nay bỏ phí, vừa có ý nghĩa thiết thực trong công cuộcxoá đói, giảm nghèo đồng thời là một giải pháp hữu hiệu nhằm cải tạo và bảo vệmôi trường ven biển

Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản:

Nằm trong khu vực biển Đông, biển Việt Nam có tính chất như một vùngbiển kín Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, mức sâu nhất không quá 90m Bờ biển nước

Trang 29

ta dài 3260 km, các vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng 1 triệu km2 , hai quần đảoTrường Sa và Hoàng Sa và hàng nghìn đảo lớn nhỏ khác.

Nhờ đặc điểm địa hình, biển nước ta thuộc loại giàu hải sản với 2038 loại cábiển, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế trữ lượng cá khoảng 3 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác cho phép từ 1,2 – 1,3 triệu tấn / năm Giáp xác có 1647loài, trong đó tôm có hơn 70 loài với những loại tôm hùm có giá trị kinh tế lớn.Nhuyễn thể khoảng 2500loài, khác nhau với những loài có giá trị như: mực, sò,huyết, hải sâm, bào ngư…Ngoài ra, còn có trên 600 loài rong biển, trong đó nhữngloài có thể làm thực phẩm hoặc bộ nguyên liệu, chất phụ gia cho công nghiệp bánhkeo, dệt vải…

Cùng với chiều dài bờ biển, các măt nước nội địa cũng rất phong phú 12 đầm

và các eo vịnh, 112 cửa sông, hệ thống sông ngòi chằng chịt, ao hồ đã tạo cho nước

ta tiềm năng lớn về mặt nước có khả năng phát triển thuỷ sản( khoảng 1700000 ha)trong đó có 120000 ha ao hồ nhỏ, mương vườn, 340000 ha hồ chứa mặt nước lớn,580000ha ruộng úng trũng, ruộng nhiễm mặn cấy lúa một vụ hoặc 2 vụ bấp bênh,

600000 ha vùng triều

Nguồn nhân lực phát triển thuỷ sản dồi dào với hàng chục triệu hộ nông dânvừa làm nông nghiệp vừa nuôi trồng và khai thác thủy sản Trên 4 triệu hộ nông dânsống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở các đầm, phá, luyến đảo thuộc 28tỉnh và thành phố có biển hằng năm đang tạo ra một nguồn lợi nhân lực đáng kể

1.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ sản Việt Nam.

1.3.1 Đầu tư cho ngành thuỷ sản.

Trong 6 năm từ 2000 đến 2006 đầu tư cho ngành không ngừng tăng lên,tổng mức đầu tư nước ngoài là 545000 triệu đồng ( chiếm 5,93%) Trong hơn 9nghìn tỷ đồng được huy động để đầu tư phát triển, ngành chủ yếu vận dụng nội lực

là chính, vốn đầu tư trong nước là 8600 tỷ đồng chiếm 94,07% tổng mức đầu tư Để

Trang 30

có được nguồn vốn này, ngoài vốn ngân sách cấp, ngành đã huy động trong dân

1700 tỷ đồng( chiếm 18,62%) Tuy vậy, có thể thấy đầu tư nước ngoài vào ngànhthuỷ sản còn quá hạn chế, thị trường thuỷ sản chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nướcngoài Đây là vấn đề ngành cần nghiên cứu để đề ra những giải pháp chiến lược,chính sách thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài trong những năm tới

Nếu tính tổng mức đầu tư của nền kinh tế trong 6 năm thì đầu tư cho ngành thuỷsản còn quá nhỏ bé chỉ chiếm 1,83% Song hiệu quả đem lại cho nền kinh tế quốc dân là

từ 3 – 3,2% Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy hoạt động đầu tư đã đem lại hiệuquả cao Các nguồn vốn đầu tư cho thuỷ sản tâp trung phân bổ như sau:

 Đầu tư khai thác hải sản là: 2.497.122 triệu đồng chiếm 27,88%

 Đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản là 2.28.057 triệu đồng chiếm 25,49%

 Đầu tư cho lĩnh vực chế biển là 2.727.308 triệu đồng chiếm 30,45%Nhờ có nguồn vốn đầu tư này mà 6 năm qua đã đem lại kết quả như sau:

- Số tàu thuyền đánh bắt tăng lên 5928 chiếc, trong đó tàu có công suất lớnkhai thác xa bờ đã tăng lên rõ rệt

- Xây dựng được 23 cảng cá, trong đó nhiều cảng cá đã được hoàn thành vàđưa vào sử dụng có hiệu quả cao

- Nuôi trồng thuỷ sản đã tăng thêm hàng chục nghìn ha, chuyển dịch cơ cấu

về diện tích trồng lúa năng suất thấp và đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản đã

Trang 31

- Chất lượng tư vấn lập dự án và thiết kế, xây lắp chưa cao, việc thẩm địnhcác dự án đầu tư chưa làm tốt dẫn đến báo cáo nghiên cứu khả thi chất lượng thấp,tổng dự toán nhiều, dự án cao hơn tổng đầu tư, công tác đấu thầu còn kém và thiếukinh nghiệm.

- Nhiều dự án triển khai chậm, chi phí phát sinh quá lớn và cải hoán và đóngmới tàu thuyền khai thác xa bờ còn tồn tại nhiều bất cập dẫn tới việc hiệu quả đầu

tư không cao Ngành thuỷ sản cần khắc phục nhứng hạn chế này những năm tới

1.3.2 Tình hình sản xuất nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản của Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê và Bộ thuỷ sản, sản lượng hải sảnđánh bắt của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm Sản lượng đánh bắt tăng từ928.860 tấn năm 1995 lên 1.456.000 tấn năm 2005 tức là tăng 57% so với năm1995( tăng trung bình 5,7% / Năm) và đạt gần 1,5 triệu tấn năm 2006

Sản lượng nuôi trồng tăng từ 415.280 tấn năm 1995 lên 1.504.000 tấn năm

2005, tăng 262% so với năm 1995( tăng trung bình 26,2% / năm) và đạt 1.721.000tân năm 2006, tăng 314% so với năm 1995( tăng trung bình 28,5%) Có được lượngtăng lớn này vì nước ta đã thực hiện chuyển một phần diện tích đất trồng lúa và làmmuối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản Năm 1998 cả nước mới chỉ có623.320 ha nuôi trồng thuỷ sản thì đến năm 2001 lên tới 1.091 ha tăng 74,2% so vớinăm 1998

Như vậy tổng sản lượng thuỷ sản cả nước tăng từ 1,34 triệu tấn năm 1995 lên

2, 96 triệu tấn năm 2005, tăng 121%( tăng trung bình 12,1% / năm) và đạt 3,12 triệutấn năm 2006( tăng 133% so với năm 1995, bình quân tăng 13,3% / năm) Xuhướng tăng sản lượng thuỷ sản Việt Nam thời gian qua là phù hợp với xu hướngtăng chung của khu vực và thế giới Có thể thấy mức tăng sản lượng thuỷ sản bìnhquân hàng năm của Việt Nam đạt trên 10% / năm trong thời gian qua là một tỷ lệđáng khích lệ Đặc biệt sản lượng đánh bắt và nuôi trồng là khá cân đối Điều này

nó sẽ làm giảm sự thụ động trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhu cầutrong nước và xuất khẩu đảm bảo cho những bước đi vững chắc sau này của ngành

Trang 32

Bởi sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn đánh bắt hay nuôi trồng đều nảy sinh nhữngvấn đề phức tạp khó đảm bảo về nguồn hàng cung cấp trong nước cũng như nhu cầuxuất khẩu một tỷ lệ tăng trưởng lâu bền Ngoài ra, sự tăng trưởng sản lượng đánhbắt và nuôi trồng như vậy cũng chứng tỏ tiềm năng thuỷ sản của VIệt Nam còn rấtphong phú và đa dạng.

Bảng 1: Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam.

Trang 33

Về đầu tư đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản.

Từ năm 1996 đến 1999 số tàu thuyền tăng trên 2 lần nhưng tổng công suấttăng lên 3 lần Thực hiện chương trình khai thác hải sản xa bờ trong 3 năm 1997 –

1999, Nhà nước đã đầu tư 900 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi Các địaphương đã triển khai trên 615 dự án, đóng mới 769 tàu, cải hoàn 132 tàu có côngsuất từ 90 cv đã có 450 tàu đi vào đánh bắt thuỷ sản xa bờ

Ngành công nghệ chế biến:

Công nghệ chế biến là một khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, nuôitrồng, chế biến, kinh doanh thuỷ sản Hoạt động chế biến trong 20 năm qua đã đượcđánh giá là có hiệu quả, góp phần tạo sự khởi sắc cho ngành thuỷ sản trong sự đadạng hoá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Nếu như năm 1996 cả nước có trên 40nhà máy chế biến thuỷ sản với công suất 210 tấn thành phẩm / ngày thì năm 2005

đã có 297 nhà máy chế biến( tăng 7,425 lần về số lượng), với công suất chế biếnhơn 1800 tấn thành phẩm / ngày ( tăng 8,6 lần về công suất)

Không những thế, tỷ trọng hàng chế biến có giá trị gia tăng tăng lên đáng kểđạt khoảng 19,75% giá trị xuất khẩu năm 200 Tuy nhiên, số lượng cơ sở chế biếnchỉ chiếm khoảng 28,95% tổng số nhà máy chế biến thuỷ sản hiện nay ở Việt Nam.Mặt khác, cũng theo Bộ Thuỷ sản gần 80% nhà máy chế biến xuất khẩu đã hoạtđộng trên 10 năm, trang thiết bị hiện nay đã quá lạc hậu, lại thiếu đồng bộ nên chưađảm bảo được các yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm chế biến

Trước tình hình này cuối năm 2003 vừa qua Bộ Thuỷ sản đã gấp rút tổ chứckiểm tra phân loại toàn bộ các xí nghiệp đông lạnh cả nước, để có hướng xử lý.Theo đó 94 nhà máy chiếm 25% đạt loại A và B đủ tiêu chuẩn chế biến thuỷ sảnxuất khẩu giai đoạn hiên nay, số còn lại không đủ tiêu chuẩn Vì vậy, từ nay chắcchắn sẽ xuất hiện nhiều khó khăn gay gắt về sự mất cân đối giữa yêu cầu xuất khẩuthuỷ sản ngày một tăng cao và cơ sở vật chất chế biến xuống cấp không thay thế

Trang 34

kịp Như vậy theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc xây dựng nhà máy chế biếnthuỷ sản đông lạnh mới với đầu tư trang thiết bị hiện đại, đưa vào hoạt động hiệnnay là cần thiết Để từ đây có thể phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam pháttriển bền vững, có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường thế giới và phát triển nhanhtrước khi ngành xuất khẩu thủy sản cả nước đạt trạng thái cân bằng vào năm 2010.

2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

2.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo nguồn số liệu từ năm 2000 đến nay chủyếu vẫn dựa vào nguồn khai thác tự nhiên và nuôi trồng Theo các năm, giá trị xuấtkhẩu thuỷ sản lien tục tăng, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 1480 triệuUSD đến năm 2005 đạt 2739 triệu USD tăng 85% tức tăng trung bình hang năm là17% đến năm 2006 đạt 3045 triệuvc USD tăng 11,5% so với năm 2005 Hy vọngtrong năm 2007 kim ngạch này sẽ đạt 3,4 tỷ USD

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ thời kỳ 2000 – 2006.

( tr USD)

Tốc độ tăng ( %)

Trang 35

2.1.1 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

Tong thập kỷ qua, mậu dịch thuỷ sản thế giới lien tục tăng do nhu cầu vềthuỷ sản ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu Mỹ, Nhật Bản, EU vãn tiếp tụcthống soái thị trường nhập khẩu thuỷ sản

- Thị trường Nhật Bản

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 làm cho nền kinh tế NhậtBản bị trì trệ, làm cho người Nhật Bản tăng sử dụng những sản phẩm thuỷ sản rẻtiền để thay thế cho những sản phẩm đắt tiền Giá nhập khẩu thuỷ sản cũng như giábán trong nước của Nhật chưa bao giờ thấp như thời kỳ 1999 Sự suy yếu của thịtrường thuỷ sản lớn nhất thế giới này đã làm cho thị trường thuỷ sản nói chung trêntoà thế giơi trở nên ảm đạm Mặc dù cũng như nhập khẩu thuỷ sản vào Mỹ có tănglên nhưng không đủ sức “hâm nóng “ không khí kinh doanh thuỷ sản trên địa cầu.Người ta dự báo có lẽ hội đón chào thiên niên kỷ mới Để cạnh tranh với kháchhang Mỹ, các nhà nhập khẩu tôm Nhật Bản đã tăng nhập khẩu với hy vọng giá bántrong nước vào thời điểm cuối năm sẽ tăng lên Trên thực tế vào cuối năm, nhu cầu

về giá bán trong nước có tăng lên nhưng không thể tăng cao bằng giá nhập khẩu.Bởivậy vào đầu tháng 11 các nhà nhập khẩu thuỷ sản Nhật Bản đã giảm nhập khẩu thuỷsản Nhật Bản đã giảm nhập khẩu và giảm giá nhập, thị trường thuỷ sản vừa mới sôiđộng chút ít đã nguội trở lại Nhìn chung trong năm 1999, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sảncủa nhật Bản có cải thiện so với năm 1998 nhưng giá nhập khẩu và giá bán trongnước lại thấp hơn

Sang năm 2000, mức nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản từ Việt Nam cótăng lên so với năm 1999 nhưng không nhiều và chậm hơn thời kỳ 1996-1997(chiếm 46-47% thị phần của Việt Nam)

Ngày đăng: 11/12/2012, 10:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỡnh hỡnh nuụi trồng, khai thỏc thủy sản Việt Nam. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 1 Tỡnh hỡnh nuụi trồng, khai thỏc thủy sản Việt Nam (Trang 32)
Bảng 1: Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 1 Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam (Trang 32)
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ thời kỳ 2000 – 2006. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ thời kỳ 2000 – 2006 (Trang 34)
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ thời kỳ 2000 – 2006. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ thời kỳ 2000 – 2006 (Trang 34)
Bảng 3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng chủ yếu. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 3 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng chủ yếu (Trang 40)
Bảng 3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng chủ yếu. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 3 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng chủ yếu (Trang 40)
Bảng 4: Kết quả hoạt động xuất khẩu của cụng ty Seaprodex Hà nội giai đoạn 2000-2005 - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 4 Kết quả hoạt động xuất khẩu của cụng ty Seaprodex Hà nội giai đoạn 2000-2005 (Trang 47)
Bảng 5:Cơ cấu một số mặt hàng chủ yếu của Cụng ty. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 5 Cơ cấu một số mặt hàng chủ yếu của Cụng ty (Trang 47)
Bảng 5:Cơ cấu một số mặt hàng chủ yếu của Công ty. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 5 Cơ cấu một số mặt hàng chủ yếu của Công ty (Trang 47)
Bảng 4: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Seaprodex Hà nội giai đoạn 2000-2005 - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 4 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Seaprodex Hà nội giai đoạn 2000-2005 (Trang 47)
Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Cụng ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội. - Những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Cụng ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w