Lời mở đâu Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tạo cho nền kinh t
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, chuyển từcơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướcđã tạo cho nền kinh tế nước nhà có sự chuyển biến lớn, có những bước đi phù hợp,đúng đắn để tồn tại và phát triển đi lên hội nhập cùng nền kinh tế trong khu vực vàtrên thế giới, song bên cạnh đó nó cũng đặt nền kinh tế nước ta trước những thử tháchlớn để thích nghi với môi trường mới- môi trường cạnh tranh gay gắt đang diễn ratrên thế giới và trong khu vực để giữ cho quốc gia mình tồn tại và phát triển được.
Kinh doanh thương mại quốc tế là hình thức mua bán hàng hoá dịch vụ giữacác cá nhân, tập thể, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nhằm thu được lợinhuận.
Mục đích của kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm tối đa hoá hoặc ổn địnhlợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp các chiphí đầu tư, thực hiện giảm chi phí đầu tư theo qui mô và tìm kiếm nguồn nhân lực,lợi thế từ nước ngoài Nhờ phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế các doanhnghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sản xuất đã đầu tư, tăng hiệu quả kinhdoanh nhờ tăng số lượng sản phẩm bán ra khắp toàn cầu, tận dụng chi phí lao độngrẻ, chi phí năng lượng, nguyên liệu thấp Cho phép doanh nghiệp có thêm một sốchiến lược cạnh tranh với phạm vi đa quốc gia mà các doanh nghiệp kinh doanh nộiđịa không có được Hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp chủ yếuthông qua xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Đề tài được chia làm 3 chương với các nội dung sau:
Chương I : Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu
Chương II : Thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
công ty
Chương III : Một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu của công ty
Mặc dù bài viết này có nhiều cố gắng song do hạn chế về thời gian và kinhnghiệm thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết.Em rất mong được sự góp ý bổ sung của thầy cô và bạn bè Nhân đây em xin bày tỏlòng cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ công nhân viên phòng xuất nhập khẩu 1của công ty Ban Mai đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Hà Nội, tháng 04 năm 2008
Sinh viên: Phạm Văn Xuân
Trang 2Mục đích của kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm tối đa hoá hoặc ổn địnhlợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp các chiphí đầu tư, thực hiện giảm chi phí đầu tư theo qui mô và tìm kiếm nguồn nhân lực,lợi thế từ nước ngoài Nhờ phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế các doanhnghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sản xuất đã đầu tư, tăng hiệu quả kinhdoanh nhờ tăng số lượng sản phẩm bán ra khắp toàn cầu, tận dụng chi phí lao độngrẻ, chi phí năng lượng, nguyên liệu thấp Cho phép doanh nghiệp có thêm một sốchiến lược cạnh tranh với phạm vi đa quốc gia mà các doanh nghiệp kinh doanh nộiđịa không có được Hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp chủ yếuthông qua xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Vậy xuất khẩu hàng hoá là gì? nó có vai trò như thế nào trong nền kinh tế quốc dân?
I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốcgia và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán Sự trao đổi mua bán hàng hoá làmột hình thức của các mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau vềkinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế xétcó điều kiện không gian và thời gian Nó không phải là những hành vi mua bánriêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổchức cả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ, những lợi ích kinhtế xã hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hoá trong nước phát triển, góp phầnchuyển đổi cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao đời sống nhân dân Các mối quanhệ này xuất hiện khi có sự phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất.
2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu thể hiện nhu cầu về hàng hoá của quốc gia khác đối với
Trang 3được, những công nghệ và tư liệu sản xuất ở trong nước còn thiếu để sản xuất ranhững sản phẩm xuất khẩu đạt được chất lượng quốc tế Vì thế, nó đóng vai tròquan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm mục tiêu phát triển đấtnước mở rộng quan hệ đối ngoại Xuất khẩu có những vai trò sau:
2.1 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ quốc tế trong nước
Xuất khẩu vừa mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại vừa làm cho nền kinh tếtrong nước gắn chặt với phân công lao động quốc tế Thông thường họat động xuấtkhẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại nên nó thúc đẩy các quan hệnày phát triển Như xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tíndụng, đầu tư, vận tải quốc tế phát triển Đến lượt mình, các quan hệ kinh tế đốingoại tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu
2.2 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Vì quá trình công nghiệp hoá đất nước phát triển, ổn định nền kinh tế đòi hỏiphải có một lượng vốn tương đối lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, kỹthuật, vật tư, công nghệ tiên tiến Mà nguồn vốn dùng cho nhập khẩu hình thànhtừ :
2.3 Xuất khẩu góp phần tạo ra việc làm và cải thiện đời sống cho nhân dân
Hoạt động xuất khẩu phát triển tạo cơ hội mở rộng sản xuất, thu hút nguồn laođộng dư thừa trong xã hội, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phụcvụ đời sống của nhân dân.
2.4 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại
Thay đổi cơ cấu kinh tế và tiêu dùng một cách có lợi nhất là một trong nhữngthành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự chuyển dịch cơ cấunày còn chịu ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Như ta biết, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Do đó khi tiến hành hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng,nghiên cứu rõ ràng và chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến nó Hoạt động xuất khẩu
Trang 43.1 Yếu tố luật pháp
Hoạt động xuất khẩu diễn ra khi có sự tham gia của các chủ thể ở các quốc giakhác nhau Ở mỗi quốc gia đều có bộ luật riêng, trình độ luật pháp hành pháp, tưpháp, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế ở các quốc gia đó Các yếu tố phápluật này không chỉ chi phối tới tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế.
3.2 Yếu tố chính trị
Chính trị là tổng thể các quan điểm, các phương pháp hoạt động thực tế nhấtđịnh của Đảng, Nhà nước, của giai cấp Nó bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tốchủ quan Vì vậy, chính trị cũng có thể cản trở quá trình quốc tế hoá các hoạt độngkinh doanh phát triển theo hướng nhất định.
3.3 Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế bao gồm:- Chính sách tài chính
- Chính sách tiền tệ - Yếu tố lạm phát- Thuế quan
Các yếu tố trên có tác động xuất khẩu ở cả tầm vi mô và vĩ mô trong đó điểnhình là nhân tố thuế quan Thuế quan xuất khẩu là loại thuế được đánh vào mỗi đơnvị hàng sản xuất, nó làm cho giá cả quốc tế của hàng hoá bị đánh thuế vượt quá giácả trong nước Vì vậy, thuế quan đã ảnh hưởng đến hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá
3.4 Yếu tố về khoa học công nghệ
Cùng với sự phát triển loài người, khoa học công nghệ đã đạt được nhữngbước tiến vượt bậc Các thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng trong mọi lĩnhvực của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó hoạt động xuất khẩu hàng hoá đã thuđược nhiều lợi ích từ việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ Các yếu tốkhoa học công nghệ có mối quan hệ khá chặt chẽ với các yếu tố kinh tế nói chungvà hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng Khi khoa học công nghệ phát triển sẽ tạocho doanh nghiệp thực hiện chuyên môn hoá ở tầm cao hơn, tay nghề ngày một tíchluỹ.
3.5 Yếu tố văn hoá - xã hội
Văn hoá - Xã hội là tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, trithức và tình cảm khắc hoạ nên bản sắc văn hoá của một gia đình, cộng đồng, làngxóm, vùng miền, quốc gia, xã hội Văn hoá chính là toàn bộ của cải vật chất, tinhthần do con người tạo ra trong lịch sử để vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái hợp lí và sựphát triển bền vững, an toàn cho cộng đồng, nhân loại, xã hội Nói cách khác văn
Trang 5hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sựphát triển kinh tế – xã hội.
Do đó văn hoá là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ tới nhu cầu thịtrường, nó có tính chất quyết định tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của cácdoanh nghiệp thương mại.
Hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động hết sức phức tạp vì nó chịu sự tácđộng của nền văn hoá xã hội của nhiều quốc gia có quan hệ ngoại thương Vì vậy đểmở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nghiêncứu sản xuất các sản phẩm phù hợp với các yếu tố văn hoá của quốc gia địa phươngđó.
3.6 Các yếu tố về tỉ giá hối đoái
Trong hoạt động thương mại quốc tế thường lấy ngoại tệ làm phương tiệnthanh toán Do đó, tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu vì tỉ giá hối đoái được dùng để tính giá trị giữa các đồng tiền khácnhau nên ảnh hưởng trực tiếp đến nhà xuất khẩu và trở thành một trong các nhân tốquyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doãnh xuất nhập khẩu.
3.7 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
II NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1 Các bước chuẩn bị để tiến hành giao dịch kí kết hợp đồng
Hoạt động xuất khẩu được tổ chức, thực hiện bao gồm các bước sau:
1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài
1.1.1 Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
Trang 6Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm hiểu, xem xét có hệ thống cùng với sựphân tích thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề Maketting.
a Nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu
Để nhận biết mặt hàng xuất khẩu, phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và tiêudùng Từ đó cần tìm hiểu giá trị thương phẩm hàng hoá, tình hình sản xuất mặthàng, chu kỳ sống mà sản phẩm đang trải qua, tỉ suất ngoại tệ của mặt hàng kinhdoanh.
Viêc nghiên cứu nhận biết hàng hoá mà thị trường có nhu cầu là bước quantrọng, nó thể hiện tư tưởng chỉ bán cái mà thị trường đang cần chứ không phải làbán cái mà doanh nghiệp đang có.
b Nghiên cứu về dung lượng thị trường hàng xuất khẩu
Dung lượng thị trường là khối luợng hàng hoá mà thị trường có thể tiêu thụhoặc giao dịch trong một thời gian nhất định (tháng, năm) Dung lượng ảnh hưởngđến khối lượng hàng có thể tiêu thụ ở thị trường
c Nghiên cứu các hình thức và các biện pháp tiêu thụ hàng để biết các điềukiện về chính trị, thương mại của nước đó
Như các mối quan hệ và các điều kiện của hiệp định cấp Chính phủ của nướcđó với các nước khác, hệ thống giấy phép hạn ngạch, biểu thuế quan hàng xuấtkhẩu, việc tham gia của nước đó vào các khối chính trị
d Nghiên cứu các điều kiện vận tải
Cước phí vận tải và các phương tiện vận tải góp phần quan trọng vào khả năngcạnh tranh Do đó các doanh nghiệp phải tìm phương án vận tải tối ưu nhất cho mình.
1.1.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường thế giới người bán hàng từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau,cách sản xuất và chi phí sản xuất cũng khác nhau Do đó việc cạnh tranh diễn ra liêntục, từng nơi, từng lúc rất đa dạng và phức tạp.
1.1.3 Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới
“Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới phản ánh quan hệ cung cầu hàng hoáđó trên thị trường thế giới, xác định đúng giá cả hàng hoá trong kinh doanh xuất khẩucó ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu”.
1.1.4 Lựa chọn khách hàng
Chọn khách hàng là chọn đối tác giao dịch thương nhân để thiết lập quan hệkinh doanh, an toàn và có lãi Trước khi lựa chọn ta cần tiến hành điều tra toàn diệnnhư tình hình tài chính, kinh tế, mặt hàng, thái độ kinh doanh với chính sách của
Trang 7Nội dung tìm hiểu bao gồm:
1.2 Lập phương án kinh doanh
Sau khi đã nghiên cứu xong mặt hàng mà thị trường có nhu cầu, lựa chọn đượcđối tác kinh doanh và giá cả của hàng hoá xuất khẩu, đơn vị kinh doanh cần phảilập phương án kinh doanh để thoanh qua phương án, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếnhành các bước kinh doanh
1.3 Tổ chức thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu
Là toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đến nghiên cứu thị trường, kí kếtthực hiện hợp đồng vận chuyển, bảo quản, sơ chế thu mua tạo nguồn cho xuấtkhẩu và hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hoá nhằm tạonguồn hàng cho xuất khẩu.
1.4 Đàm phán ký kết hợp đồng cho xuất khẩu
Nội dung tiếp theo của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là tiến hành giao dịch, đàmphán để đi đến những thoả thuận chung cho trong thương mại quốc tế
Đàm phán trong hoạt động xuất khẩu là việc trao đổi, bàn bạc giữa các đối tác xuấtkhẩu đưa ra những điều khoản cụ thể trong hợp đồng để đi đến ký kết các hợp đồng.
Năm bắt được đầy đủ thông tin về đối tác, chậm chạp, kéo dài, dễ mất thời cơkinh doanh.
* Các bước tiến hành đàm phán:
1.5 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Khi hợp đồng mua bán được kí kết xong, nghĩa là nghĩa vụ và quyền lợi củacác bên tham gia kí kết hợp đồng đã được xác định, các bên cần thực hiện nghĩa vụcủa mình ghi trong bản hợp đồng, cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tựcông việc phải làm Phải yêu cầu đối phương theo hợp đồng phát sinh trong quátrình thực hiện Các bên phải kịp thời trao đổi để có thể có hướng giải quyết cụ thể
2 Các hình thức xuất khẩu thông dụng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Là xuất khẩu hàng hoá do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc đặt mua củadoanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này với danhnghĩa là hàng hoá của đơn vị mình.
Trang 82.2 Xuất khẩu gián tiếp
Là hình thức bán hàng hoá qua một số trung gian nước ngoài để họ bán lại chongười tiêu dùng.
Xuất khẩu gián tiếp có ưu điểm ít gặp nguy hiểm khi doanh nghiệp không nắmvững thị trường nước ngoài và có thể sử dụng tiềm lực của người trung gian, nhưngcó nhược điểm là mức lợi nhuận không được cao.
2.3 Cấp giấy phép nhượng quyền
Là một hợp đồng cho phép người được cấp giấy phép sử dụng bản quyền theocác điều kiện thoả thuận để lấy lệ phí
Ưu điểm của hình thức này là chi phí đầu tư không cao nhưng dễ tạo ra các đốithủ cạnh tranh với doanh nghiệp về lâu dài.
2.4 Liên doanh
Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp ưa thích thông qua hai hay nhiềunhà đầu tư cùng sở hữu một xí nghiệp Theo phương thức này, đơn vị “chân hàng”cùng bỏ vốn kinh doanh chung với đơn vị ngoại thương với điều kiện lãi cùnghưởng, lỗ cùng chịu.
2.5 Buôn bán đối lưu
Là hình thức giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp vói hoạt độngnhập khẩu và người bán cũng đồng thời là người mua, lượng hàng hoá trao đổi ởđay có giá trị tương đương nhau.
2.6 Xuất khẩu theo nghị định thư
Là hoạt động xuất khẩu hàng hoá (thường là hàng trả nợ) được kí theo nghị địnhcủa Chính Phủ Hình thứ này đem lại khả năng thanh toán chắc chắn, giá cả hàng hoádễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhưng xuất khẩutheo hình thức này đem lại lợi nhuân không cao.
2.7 Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức mà hàng hoá xuất khẩu được bán ngay tại nước xuất khẩu Doanhnghiệp ngoại thương không phải ra nước ngoài để đàm phán, kí kết hợp đồng màngười mua tự tìm đến doanh nghiệp để mua hàng Hơn nữa doanh nghiệp cũng khôngphải làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá hay thuê phương tiện vận chuyển.
Trang 9Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu đặc trưng, khác biệt so với các hìnhthức xuất khẩu khác Và hình thức này càng được vận dụng nhiều theo xu hướngphát triển thế giới.
2.8 Tái xuất khẩu
Là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩu nhưng qua chế biến ở nướctái xuất ra nước ngoài.
Hình thức tái xuất khẩu có thể diễn ra theo hai cách:
- Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu Nước tái xuấtkhẩu chỉ có vai trò trên giấy tờ như một nước trung gian.
- Hàng đưa từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất khẩu, rồi đi từ nước tái xuấtsang nước nhập khẩu Ngược lại, dòng tiền lại được chuyển từ nước nhập sang nướctái xuất rồi sang nước xuất khẩu.
Hoạt động tái xuất khẩu chỉ diễn ra khi mà các nước bị hạn hẹp về quan hệthương mại quốc tế do bị cấm vận hoặc thị trường mới chưa có kinh nghiệm cần cóngười trung gian.
2.9 Xuất khẩu gia công uỷ thác
Theo hình thức này thì các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đứng ravới vai trò nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho đơn vị sản xuất, xínghiệp gia công Sau đó khi sản phẩm được hoàn nhận lại và xuất cho bên đối tác.
Để hoàn thành một thương vụ xuất khẩu theo hình thức này thì doanh nghiệpcần phải tiến hành theo các bước sau:
- Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị sản xuất trong nước.- Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị uỷ thác trong nước.- Ký hợp đồng gia công với nước ngoài và nhập nguyên vật liệu.- Xuất khẩu lại thành phẩm cho bên nước ngoài.
- Thanh toán chi phí gia công cho đơn vị sản xuất.
Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp không cần bỏ nhiều vốn kinhdoanh nhưng có hiệu quả cao, ít rủi ro, thị trường tiêu thụ chắc chắn Mặt khác nócũng có điểm yếu là hình thức này khá phức tạp vì nó đòi hỏi phải tìm được đối tácnước ngoài có nhu cầu Vì thế, doanh nghiệp phải có uy tín lớn trên thương trườngvà năng động trong kinh doanh.
Trang 102.10 Gia công quốc tế
Là hình thức kinh doanh trong đó có một bên nhận gia công nguyên vật liệuhay bán thành phẩm của bên đặt gia công nhằm thu được lợi nhuận
Hiện nay hình thức gia công quốc tế được sử dụng khá phổ biến nhưng thịtrường của nó chỉ là thị trường mọt chiều và bên đặt gia công thường là các nướcchậm phát triển Đó là do sự khác nhau về lợi thế so sánh của mỗi quốc gia Đối vớibên đặt gia công, họ tìm kiếm một nguồn lao động với giá rẻ hơn giá trong nước nhằmgỉam chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận Bên nhận gia công có nguồn lao động dồi dào,mong muốn có việc làm tạo thu nhập, cải thiện đời sống và qua đó tiếp nhận nhữngthành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
Trang 11CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
I VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI BAN MAI (có tên giao dịch là
BAN MAI ENGINEERING AND TRADING COMPANY LIMITED và tên viết tắt la:BAN MAI CO., LTD) Giấy phép đăng ký kinh doanh số 04486 Mã số thuế:0100373485 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, hoạt động xuấtnhập khẩu có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, có con dấuriêng và có tài khoản và các quĩ tập trung, được mở tài khoản trong và ngoài nước,được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty
Địa chỉ trụ sở chính của công ty: Số 19 phố Lê Văn Lưu, Phường NgôThì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Ban Mai
2.1 Chức năng
Công ty TNHH Kỹ Thuật và Thương Mại Ban Mai kinh doanh xuất nhập khẩutrong nhiều lĩnh vực ngành hàng khác nhau Mục đích hoạt động của công ty làthông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ của công tynhằm khai thác có hiệu quả nguồn vốn, vật tư, nhân lực và tài nguyên của đất nước,đảy mạnh xuất khẩu tăng lợi ích cho chủ sở hữu, tăng thu ngoại tệ góp phần vàocông cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có những chức năng sau:
- Tổ chức, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.- Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm do liên doanh, liên kết tạora và các mặt hàng theo quyết định hiện hành của Bộ Thương Mại và Nhà nước cấp.
- Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phương tiện vận tải vàsản xuất kinh doanh.
- Được uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng được Nhà nướccho phép
2.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của công ty gồm:
Trang 12- Nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra thị trường trong nước, ngoài nước để xây dựngkế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm và dài hạn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vàngoài nước.
- Thu nhập và phổ biến thông tin thị trường, giá cả, mặt hàng, mẫu mã, chủngloại mới cho các đơn vị và văn phòng trực thuộc, hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanhxuất nhập khẩu cho các đơn vị phụ thuộc khác.
- Quản lý tập trung quỹ ngoại tệ của toàn công ty để tính toán và sử dụng cóhiệu quả theo kế hoạch.
- Tuân theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước.
- Thực hiện cam kết trong hợp tác quốc tế qua hợp đồng thương mại.
3 Cơ cấu tổ chức quyền hạn và nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban.
3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Trước kia bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyếnchức năng Ngày nay để phù hợp với tình hình hoạt động của công ty, công ty BanMai được chia làm hai khối dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc đó là: khối quản lý vàkhối kinh doanh.
- Khối quản lí bao gồm các phòng: Tổ chức, tài chính kế toán, thị trường vàvăn phòng.
- Khối kinh doanh bao gồm các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, các phânxưởng sản xuất
- Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh:
3.2 Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
Phòng XNK
Phân xưởng
Phân xưởng
Phân xưởng
3
Trang 13Bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách tài chính, Phó giám đốc phụ tráchnghiệp vụ Đứng đầu công ty là Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động củacông ty trước pháp luật Giám đốc công ty có trách nhiệm sắp xếp bố trí và chỉ đạochung toàn bộ công ty và lấy ý kiến tham mưu của các phòng ban để lập ra kế hoạchvà phát triển của toàn công ty Bên cạnh đó hai phó Giám đốc ngoài thực hiện nhiệmvụ chuyên môn của mình còn giúp Giám đốc chỉ đạo hoạt động của công ty và đạidiện cho công ty khi Giám đốc đi vắng.
b Văn phòng
Số cán bộ nhân viên của văn phòng gồm 4 người, chịu trách nhiệm quản lí tàisản chung của công ty và của các đơn vị, theo dõi tình hình sử dụng tài sản, quản lýchặt chẽ các khoản chi tiêu thuộc phạm vi chi tiêu của văn phòng.
c Phòng tổ chức cán bộ gồm có 3 cán bộ nhân viên và họ có nhiệm vụ là:
- Giúp các đơn vị tổ chức sắp xếp và quản lí lao động để tạo điều kiện cho cácphòng ban công ty nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của côngty.
- Làm quy hoạch đào tạo tuyển dụng lao động theo mục đích của sản xuất kinhdoanh, giải quyết và khiếu nại, tố cáo về quyền lợi của người lao động, bảo mật.
- Kiểm soát, kiểm tra các phương án kinh doanh đã được Giám đốc duyệt,thường xuyên đối chiếu chứng từ để giúp các đơn vị hạch toán chính xác, góp ýkiến và chịu trách nhiệm về những kiến nghị và những góp ý của mình với từngphương án kinh doanh cụ thể, xác định được lỗ lãi để tính trả lương cho các đơnvị
- Xây dựng phương thức, qui chế, hình thức cho vay của công ty và bảo lãnhcủa Ngân hàng, nắm chắc chu trình luân chuyển của vốn, của từng hợp đồng,phương án nhằm ngăn chặn nguy cơ đọng, hụt hoặc mất vốn, không để tình trạngnày xảy ra vì buông lỏng quản lý, sao nhãng nguyên tắc quản lý tài chính tiền tệ.
Trang 14- Lập quĩ dự phòng để giải quyết kịp thời các phát sinh bất lợi trong sản xuấtkinh doanh, có nguồn vốn dự trữ cho các hợp đồng mới, chủ động xử lý khi có thayđổi về tổ chức, nhân sự, lao động có liên quan đến tiền
e Phòng thị trường hàng hoá.
- Tìm hiểu khách hàng và thực hiện các biện pháp giữ khách.
- Tìm hiểu và tìm kiếm các đối tác để hợp tác kinh doanh với các công ty
- Tìm hiểu các nhu cầu thị trường làm công tác tham mưu cho các phòng kinhdoanh.
f Các phòng nghiệp vụ xuất khẩu
Bao gồm phòng trực tiếp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo các kếhoạch phương án đã được giám đốc duyệt.
Để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, công ty đã ban hành chế độ khoánkinh doanh theo đó các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu được phép vay vốn củacông ty, tự tiến hành các hoạt động kinh doanh nếu tìm được các nguồn hàng và thịtrường thích hợp, như vậy quyền hạn của các phòng kinh doanh được mở rộng hơntrước đồng thời cũng chịu trách nhiệm nhiều hơn trước
Với qui chế hoạt động tự bản thân của các phòng kinh doanh được chủ độnghơn trong hoạt động, phát huy được tính năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm củatừng bộ phận, nhân viên trong phòng Như vậy các phòng xuất nhập khẩu của côngty được mở rộng phạm vi kinh doanh có thể xuất nhập khẩu hoặc liên doanh liên kếtvới các tổ chức cá nhân khác nếu có khả năng
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung nhưng đếnnay đối với lĩnh vực xuất khẩu, Công ty chỉ tập trung vào xuất khẩu một hàng duynhất đó là thủ công mỹ nghệ.
1 Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Là mặt hàng truyền thống của dân tộc, là loại hàng dịch vụ được sản xuất chủyếu của nông thôn Loại hàng hoá được làm chủ yếu bằng tay với nguyên liệu tre,nứa, gỗ, đất sét Với các loại nguyên liệu đó kết hợp với bàn tay khéo léo củangười Việt Nam, nó trở thành những tác phẩm nghệ thuật đa dạng và phong phú vềchủng loại sản phẩm như hàng gốm sứ, sơn mài, mây tre đan
Trang 15Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là loại sản phẩm rất độc đáo ở Việt Nam, cái độcđáo không phải chỉ vì giá trị thực của sản phẩm mà nó còn mang đậm bản sắc dântộc của văn hoá Việt Nam – một dân tộc đã có bề dày hơn 4000 năm lịch sử Đây làđiểm khác biệt giữa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam với sản phẩm thủcông mỹ nghệ của các nước trên thế giới Từ những hình ảnh rất thực tế, đời thườngở các vùng quê Việt Nam như hình ảnh một cậu bé đang chăn trâu, thổi sáo Đếnnhững hình tượng trong dân gian dưới con mắt tinh tế, sáng tạo, kết hợp với đôi bàntay khéo léo và tài ba của các nghệ nhân mà hình ảnh trong cuộc sống đời thườngvà các hình tượng khác trong đời sống trở thành tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp vàtrong tác phẩm đó nó không chỉ chứa đựng công sức của người làm ra nó mà nó cònchứa đựng cả một nền văn hoá Việt Nam.
Nghề thủ công mỹ nghệ đã có từ lâu đời ở nước ta, từ những thế kỷ trước, cácnghệ nhân ở các vùng địa phương với bàn tay khéo léo và tài hoa của mình đã dùngcác chất liệu sẵn có để làm nên các vật trang trí trong đền chùa, cung đình đầy vẻlộng lẫy và uy nghi.
2 Đặc điểm tiêu thụ của sản phẩm
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ phần lớn được dùng để trình bày, trang trí, rất ítloại đưa vào giá trị sử dụng Do vậy, lượng cầu không lớn nhưng đa dạng, phongphú về chủng loại và chi phí cao Những sản phẩm này mang đậm bản sắc văn hoádân tộc Việt Nam nói riêng và các nước Phương Đông nói chung nên sản phẩm cógiá trị cao song lại phụ thuộc vào nhu cầu của khách nước ngoài.
Do đặc điểm của sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên vấn đề tiêu thụ là vấn đềđược đặc biệt quan tâm, mặt khác việc tiêu thụ sản phẩm cũng rất khác so với cácsản phẩm tiêu thụ chủ yếu bởi khách nước ngoài mà sản phẩm thủ công mỹ nghệ lạichủ yếu được tiêu thụ bởi khách nước ngoài Do đó giá trị sử dụng của sản phẩm làrất thấp, chỉ có giá trị văn hoá, giá trị tinh thần là cao Giá trị của nó được đánh giákhông tuân theo quy luật chi phí mà nó tuân theo quy luật cảm nhận giá trị Do vậygiá trị của sản phẩm cao không phải vì giá đắt hay rẻ, nhỏ hay lớn mà giá trị củanó được cảm nhận qua giá trị phi vật chất Điều này rất quan trọng đối với ngườilàm quản lý là phải biết đưa sản phẩm đến đúng nơi có nhu cầu và đưa ra mức giáphù hợp với giá trị cảm nhận của khách hàng đồng thời nhấn mạnh những khía cạnhcuả sản phẩm mà khách hàng ưa chuộng từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm thủcông mỹ nghệ làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, phát triển thị trường.
Trang 163 Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty
3.1 Nguồn vốn của công ty
Vốn là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triểncủa một doanh nghiệp, nếu không có vốn thì doanh nghiệp không thể tiến hànhdược các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Do vậy bất kỳ một doanh nghiệpnào ngay từ khi thành lập cũng phải có một lưọng vốn nhất định.
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường, mục tiêu củacông ty đề ra là duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh về cả chiều rộng và chiềusâu, từ đó tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty,góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước và bản thân doanh nghiệp Để thực hiệnđược mục tiêu này, công ty cần phải có tiềm năng về tài sản cũng như về nguồn vốnvà lượng vốn này cần phải lớn thì mới đảm bảo được nhiệm vụ của công ty Nguồnvốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 1: Nguồn vốn kinh doanh của Ban Mai
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty )
Nguồn vốn của công ty tăng lên qua mỗi năm So sánh năm 2005 với năm 2004ta thấy nguồn vốn của công ty tăng lên một lượng là 2.508,5 triệu VNĐ tức gấp 1,28lần trong đó vốn cố địng tăng lên 330,5 triệu VNĐ gấp 1,13 lần và vốn lưu động tăng2.178 triệu VNĐ gấp 1,34 lần Còn năm 2006 so với năm 2005 thì nguồn vốn củacông ty tăng 2.048 triệu VNĐ gấp 1,18 lần nhưng trong đó vốn cố định của công tygiảm 220,5 triệu VNĐ tức giảm 0.92 lần còn vốn lưu động tăng 2.268,5 triệu VNĐgấp 1,26 lần Năm 2007 lượng vốn tăng lên là 1.231 triệu VNĐ gấp 1,09 lần, vốn lưuđộng tăng 1.035,5 triệu VNĐ gấp 1,1 lần.
Mặc dù ta thấy nguồn vốn của công ty tăng lên qua mỗi năm nhưng với sựtrượt giá ngoại tệ mạnh cũng như các đồng tiền dùng trong thanh toán xuất nhậpkhẩu thì mức tăng này cũng vẫn chưa đáng kể Tuy vậy ta thấy việc sử dụng vốncủa công ty cũng đã dần dần từng bước được bố trí lại để thực hiện có hiệu quả sốtài sản cũng như lượng vốn của công ty Điều đó được thể hiện qua bố trí cơ cấu
Trang 17Bảng 2: Cơ cấu vốn của công ty Ban Mai
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ tài sản trên tổng số tài sản có giảm dần qua cácnăm và tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản tăng dần qua các năm điều đó chứngtỏ rằng việc sử dụng và quản lý vốn của công ty là tương đối hợp lý, có hiệu quả vàđáp ứng được với những yêu cầu của cơ chế thị trường đó là phải đảm bảo vốn đưavào kinh doanh cao nhất và có hiệu quả nhất Do đó công ty không ngừng tăngdoanh số bán hàng qua từng năm đồng thời giảm chi phí ở mức thấp nhất có thểđược Từ đó tăng được lợi nhuận trên từng đơn vị sản phẩm, góp phần nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.2 Nguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển và tồn tại lâu dài củamột doanh nghiệp Vì vậy công ty đã chú trọng quan tâm đào tạo nâng cao trình độtay nghề cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng ngày càng tốt hơn theo yêu cầu củasản xuất kinh doanh Căn cứ vào năng lực điều hành của cán bộ và kết quả thực tếtrong sản xuất kinh doanh lãnh đạo công ty có phương án sắp xếp, điều chỉnh hợp lývề tổ chức nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm các đơn vị yếu kém, chú ý bồi dưỡng, đề bạtsử dụng cán bộ có năng lực trong công ty Đồng thời việc đề bạt, bổ nhiệm, nâng bậclương, tiền lương tiền thưởng trong chính sách cán bộ luôn thực hiện đúng chế độ,công khai dân chủ Mặt khác công ty cũng đã thực hiện kí kết hợp đồng lao động100% đối với cán bộ công nhân viên, giải quyết kịp thời quyền lợi của người laođộng khi ốm đau thai sản, tai nạn lao động Công ty đã xây dựng qui chế nội bộ vàluôn thực hiện đúng qui chế, được mọi người trong công ty tin tưởng và chấp nhận
3.3 Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty
3.3.1 Về kim ngạch xuất khẩu của công ty
Từ năm 1986 trở lại đây, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tếthị trường có sự quản lý của nhà nước, con đường đổi mới của Việt Nam ngày càngphát triển và thu được nhiều thành tựu đáng kể, nền kinh tế đã đi vào thế ổn định và
Trang 18đang phát triển đi lên, quan hệ quốc tế được mở rộng và đời sống của nhân dânngày càng được cải thiện.
Hoà cùng với xu thế phát triển của đất nước, công ty Ban Mai cũng ngày mộtlớn mạnh, công ty đã có cái nhìn khách quan và đúng đắn về xu thế biến động củathị trường ngày nay, kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhânviên trong công ty mà phạm vi kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, đadạng và phong phú hơn Bên cạnh đó công ty cũng đã xác định cho mình mộthướng đi đúng đắn và thích hợp đó là hoạt động kinh doanh theo cơ chế khoán quảntức là chia các bộ phận kinh doanh trong công ty thành các phòng nghiệp vụ kinhdoanh hoạt động gần như độc lập với nhau như mỗi phòng tự làm các nghiệp vụmarketing, tìm kiếm và quan hệ với khách hàng…Qua đó công ty tận dụng khaithác được tối đa năng lực của các trưởng phòng và cán bộ công nhân viên trongphòng Từ đó làm cho hoạt động kinh doanh của Ban Mai ngày càng phát triển.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty
(Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu)
Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty biến động qua cácnăm tương đối ổn định Năm 2005 so với năm 2004 kim ngạch xuất khẩu giảm423.218 USD tức giảm 0,86 lần Năm 2006 so với năm 2005 kim ngạch xuất khẩulại tăng lên 212.643 USD gấp 1,08 lần, nhưng đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩulại giảm 201.536 USD giảm 0,93 lần so với năm 2006 Sở dĩ có sự tăng giảm nhưvậy là do có sự thay đổi trong tiêu thụ sản phẩm của công ty với thị trường của nướcbạn và các đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia có nền khoa học công nghệ hiện đại,sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm ra ngày càng đẹp hơn và giá thành cũng rẻ hơn củata, vì thế khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn của ta dẫn đến các hợpđồng được ký kết giảm đi.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có xu thế giảm đi nhưng công ty vẫn không
Trang 19tiêu mà công ty đề ra, không những thu về lượng ngoại tệ kế hoạch công ty đề ra màcòn thu về lớn hơn Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù có sự cạnh tranh lớn trên thịtrường thế giới nhưng toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã khôngnản lòng mà đã có một sự cố gắng, nỗ lực tuyệt vời để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạchđề ra Để đạt được kết quả đó, công lớn phải thuộc về sự chỉ đạo sáng suốt của độingũ lãnh đạo công ty sự năng động của các trưởng phòng kinh doanh cùng với lònghăng say nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty nên các mặthàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng, chiếmđược niềm tin của khách hàng.
3.3.2 Hình thức kinh doanh xuất khẩu của công ty
Hiện nay công ty thực hiện ba hình thức kinh doanh xuất khẩu :
- Liên doanh sản xuất – xuất khẩu : là phương thức mà công ty cùng bỏ vốn raliên doanh với đơn vị sản xuất, lãi cùng hưởng, lỗ cùng chịu và rủi ro phải đượcchia theo tỷ lệ vốn đóng góp mỗi bên.
Công ty Ban Mai liên kết với các khách hàng nước ngoài với hình thức họứng vốn và chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm tại nước họ hoặc xuất đi nước thứba.
- Xuất khẩu trực tiếp:
- Ủy thác xuất khẩu: Đơn vị có hàng xuất khẩu gọi là bên uỷ thác giao cho đơn vịxuất khẩu trực tiếp gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất nhập khẩu một số lô hàng.Toàn bộ hàng hoá và chi phí do bên uỷ thác chịu trách nhiệm Bên uỷ thác phải trả chobên nhận uỷ thác một khoản tiền gọi là phí uỷ thác Phí uỷ thác thường là 1%.
Dưới đây là một vài số liệu về tình hình xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuấtkhẩu của công ty qua một số năm.
Bảng 4: Uỷ thác xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp của Công ty Ban Mai
Trang 20Qua bảng trên ta thấy hình thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác của công tyqua mỗi năm có xu hướng giảm đi thể hiện là năm 2005 giảm so với năm 2004 là338.960 USD tức 0,78 lần Năm 2006 so với năm 2005 giảm là 271.971 USD haygiảm 0,77 lần còn năm 2007 giảm 214.311 USD hay 0,77 lần so với năm 2006.
Xuất khẩu uỷ thác có tỷ trọng giảm đi qua các năm thì hình thức xuất khẩu trựctiếp lại có chiều hướng tăng lên qua các năm Năm 2005 so với năm 2004 kim ngạchxuất khẩu trực tiếp có giảm một chút nhưng năm 2006 tăng 484.614 USD gấp 1,34lần so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 tăng 12.775 USD gấp 1,01 lần.
Như vậy tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngàycàng tăng còn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác trong tổng kim ngạch xuất khẩungày càng giảm Lý do là vì hình thức xuất khẩu uỷ thác ngày càng ít được áp dụng.Trong thời kỳ trước đây phương thức thu mua hàng xuất khẩu gọi là gia công, đơnvị có hàng xuất khẩu cung cấp cho cơ sở sản xuất toàn bộ nguyên vật liệu rồi giaokế hoạch đề tài mẫu mã, giá gia công Cơ sở chỉ biết làm theo kế hoạnh, người thợchỉ biết làm công ăn lương Còn trong thời gian gần đây hình thức xuất khẩu uỷ thácít được áp dụng thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, hình thức chủ yếu là đặthàng Sau khi nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng với khách hàng, sau đó côngty sẽ căn cứ để đi liên hệ với các cơ sở sản xuất, thông thường khách hàng nướcngoài đặt hàng rất cụ thể, hoặc có sẵn mẫu mã, hoặc ảnh chụp Vì vậy, hợp đồng đặtvới các cơ sở sản xuất cũng quy định cụ thể và chi tiết Việc thực hiện huy độnghàng xuất khẩu thường được thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng với các đơn vịkinh doanh Công ty tập trung hàng để kiểm tra về số lượng, chất lượng sản phẩm,sửa chữa lại bao bì, đóng gói cho phù hợp, tái chế nếu cần thiết, công ty kiểm tra kỹsản phẩm để phát hiện các khuyết tật, nhất là các loại hàng có giá trị cao trước khiđem hàng đi xuất khẩu.
Mặt khác với hình thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp sẽ đem lại lợi nhuậncho Công ty cao hơn vì không phải trả cho bên nhận uỷ thác một khoản tiền nào, màcông ty trực tiếp thu hồi lợi nhuận.
3.3.3 Cơ cấu xuất khẩu của công ty
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanhvà nó luôn gắn liền với thị trường Bất cứ một mặt hàng nào muốn tiêu thụ được