BAN MAI
1. Một số giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại đã khó khăn nhưng để phát triển được lại càng khó khăn hơn. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một hướng đi phù hợp có hiệu quả. Dù theo hướng kinh doanh nào, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn có chung một mục tiêu là “đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng đi ưu tiên, trọng điểm cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp”.
Nhà nước cần giải quyết vấn đề vay vốn cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp lớn, cần có chính sách cho vay thích hợp, không cần thiết cứ phải thế chấp nhà xưởng, hợp đồng kinh tế.... Vì điều này đã không còn phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh hiện nay. Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ nên đưa quỹ xoá đói giảm nghèo vào đây vì hầu hết những người làm thủ công mỹ nghệ đều nghèo.
Nhà nước cần phải cải thiện những bất hợp lý trong lĩnh vực thuế như khấu trừ, hoàn thuế GTGT... cho doanh nghiệp. Mặt khác, Nhà nước nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống để doanh nghiệp có điều kiện thực hiện các biện pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ.
Đa số doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần có chính sách tăng cường cả về vật chất và những điều kiện hỗ trợ khác cho xúc tiến thương mại, mà vai trò giúp đỡ của tham tán thương mại, cục xúc tiến thương mại thực sự quan trọng. Cần tổ chức các trung tâm trưng bầy hàng hoá tại một số thị trường khu vực xuất khẩu chủ yếu và tiềm năng, tổ chức định kỳ hội trợ hàng thủ công mỹ nghệ mỗi năm hai lần và nên vào tháng ba, tháng chín hàng năm, thành lập tổ chức hiệp hội ngành hàng để doanh nghiệp có một nơi trao đổi kinh nghiệm, thông tin, hỗ trợ nhau và thống nhất giá cả khi chào hàng, tránh tình trạng chào hàng tùm lum gây thiệt hại cho nền kinh tế...
2. Một số giải pháp vi mô từ phía công ty
2.1. Giải pháp về thị trường
a. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, bạn hàng và đối thủ cạnh tranh
Thị trường có ảnh hưởng quyết định đến doanh nghiệp, do vậy cần phải nghiên cứu kỹ thị trường. Trước khi một sản phẩm mới được sản xuất ra thì cần phải biết thị trường có cần không và cần có chính sách quyết định sản phẩm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu xác định rõ:
- Nhu cầu hiện tại của thị trường - Dự báo nhu cầu của thị trường - Khả năng chiếm lĩnh thị trường - Khả năng cạnh tranh trên thị trường
Để thu hút được những thông tin chính xác, nhanh chóng kịp thời trong nghiên cứu thị trường, công ty cần chú trọng thiết lập các mối quan hệ thường xuyên với các cơ quan, sứ quán thương vụ, văn phòng đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Đồng thời thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị đại diện của nước ngoài tại Việt Nam. Qua các tổ chức này công ty có thể được giới thiệu với các khách hàng nước ngoài và có được thông tin nhanh về đối tác. Mặt khác công ty cũng cần cử cán bộ sang nước ngoài trực tiếp khảo sát thị trường đàm phán trực tiếp với doanh nhân nước ngoài. Tăng cường cử các đoàn đi dự hội chợ và đi ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường. Củng cố và duy trì các thị trường khách hàng cũ, nơi đã tiêu thụ khối lượng lớn hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của công ty như ở khu vực thị trường Châu á, Châu Âu, Trung Quốc... mở rộng sang thị trường mới ở Đông Âu, Bắc Mỹ và các nước ASEAN để hưởng chế độ ưu đãi.
Công ty cần tổ chức việc kiểm tra nghiên cứu nhu cầu thị trường các nước để có thể cải tiến mặt hàng xuất khẩu phù hợp với từng thị trường. Cần tập trung vào các mặt hàng đơn giản, dễ làm nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, những mặt hàng đang thường xuyên có nhu cầu lớn và giá bán phù hợp.
Đẩy mạnh liên doanh với nước ngoài, nhận bao tiêu sản phẩm. Mở rộng các hình thức gia công sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng bằng nguyên liệu của chính công ty hoặc của khách hàng.
Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, để công ty có thể đứng vững và phát triển thì công ty phải tự tìm bạn hàng, tự giao dịch. Khi thị trường cũ biến động thì cần tìm và mở rộng thêm thị trường, phải nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra được những thuận lợi:
- Tạo được hình ảnh tốt đẹp của công ty với khách hàng và cả cơ sở sản xuất cung ứng hàng cho công ty.
- Tác động đến cả khách hàng chưa quen biết, khách hàng tiềm năng. - Đạt được sự tin tưởng của khách hàng.
- Gợi mở được nhu cầu của khách hàng.
- Hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh trong việc tổ chức hoạt động của họ, từ đó có biện pháp, kế hoạch kịp thời dành lấy những hợp đồng mới.
- Xác định được các chiến lược của mình cần quan tâm như:
+ Nhận biết được thị trường xuất khẩu có triển vọng từ đó xem xét, cắt giảm những thị trường kém hấp dẫn để tập trung vào thị trường mục tiêu.
+ Sắp xếp có thứ tự các thị trường để có thể có chế độ ưu tiên hợp lý. Điều tra được sản phẩm, người điều tra thị trường cần phải nắm được rõ:
+ Ai là khách hàng đối với sản phẩm của mình. + Mục đích của họ mua để làm gì.
+ Đối thủ cạnh tranh là ai, mức độ đến đâu.
Vấn đề mở rộng mối quan hệ với khách hàng nó không chỉ đơn thuần là việc xây dựng thêm các mối quan hệ với các bạn hàng thuộc hoặc không thuộc ngành hàng thủ công mỹ nghệ, mà hơn nữa là mở rộng quan hệ với nhau về mặt hàng, về những lĩnh vực cụ thể công ty có thể phối hợp đầu tư với các bạn hàng.
b. Tổ chức hợp lý, hiệu quả hoạt động Marketing-Mix:
Một doanh nghiệp muốn tăng cường và phát triển tiềm lực của mình không thể thiếu khả năng Marketing mạnh. Để khẳng định vị thế, uy tín của mình trên thị trường, công ty cần phải có hệ thống Marketing mạnh mẽ để khéo léo hấp dẫn khách hàng đến công ty. Với tầm quan trọng như vậy, công ty Ban Mai không nên chỉ có hướng chung trong hoạt động Marketing mà điều cần thiết là phải cụ thể, hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động Marketing ở công ty. Công ty cần tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công nhân viên của mình biết và thấy được tầm quan trọng của công tác này đồng thời chú trọng tới công tác nâng cao nghiệp vụ Marketing cho các nhân viên thông qua các lớp học ngắn hạn và dài hạn dưới bất kỳ hình thức nào.
Một chiến lược Marketing tốt có thể giúp doanh nghiệp đạt được cả ba mục tiêu: Lợi nhuận, uy tín và sự an toàn trong kinh doanh qua đó nâng cao lợi nhuận của mình ở cả thời điểm trước mắt và trong tương lai.
Hiện nay công ty Ban Mai không có một phòng Marketing riêng, mà trong mỗi phòng kinh doanh, cán bộ công nhân viên tự làm công tác này, tự tìm hiểu khách hàng và thị trường để ký kết hợp đồng. Như vậy cần phải nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ Marketing cho các cán bộ công nhân viên này vì cơ bản họ chưa có trình độ Marketing chuyên môn.
Nói tóm lại hoạt động Marketing là một hoạt động không thể thiếu được trong các doanh nghiệp ở nền kinh tế thị trường. Để có hiệu quả tốt thì công ty phải xây dựng và hoạch định các chiến lược Marketing tổ chức thực thi sát với thực tế và nhu cầu của thị trường thì mới đáp ứng được mục tiêu mà công ty đề ra.
c. Đổi mới hình thức xuất khẩu:
Hiện nay công ty đang chủ yếu áp dụng hai hình thức xuất khẩu: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp tăng cường xuất khẩu trực tiếp cũng như cần thu hút khách hàng nội địa để uỷ thác.
Công ty phải lựa chọn hình thức thanh toán có lợi nhất. Công ty cần có đầy đủ thông tin về khách hàng, bên uỷ thác để kịp thời giải quyết các vấn đề khiếu nại để bảo đảm quyền lợi cho các bên, giữ chữ tín cho công ty.
d. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại:
Một kinh nghiệm quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu là thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại. Đây là tổ chức phi lợi nhuận, thu thập và nghiên cứu thông tin về thị trường ngoài nước, bố trí triển lãm giao lưu quốc tế nhằm hỗ trợ phát triển các mặt hàng mới hoặc ngành nghề sản xuất cụ thể. Hỗ trợ thực hiện các chương trình nằm trong chính sách xuất khẩu của Nhà nước và các tổ chức hợp tác kinh tế đối ngoại. Việt Nam nên có một tổ chức xúc tiến thương mại đủ mạnh để chuyên làm các nhiệm vụ trên. Việc thành lập tổ chức cho phép mở rộng khả năng phối hợp giữa các Bộ, các cơ quan cũng như khả năng được cung cấp thông tin và khả năng tham gia vào thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, một mặt ta không bỏ qua những nhu cầu, những lô hàng nhỏ lẻ, miễn là bán được hàng, phát triển được sản xuất và có hiệu quả kinh tế xã hội. Mặt khác cần hết sức quan tâm có định hướng chiến lược, chính sách và biện pháp khai thác những thị trường có dung lượng lớn, có nhu cầu thường xuyên và phong phú về các chủng loại hàng hoá mà ta có khả năng phát triển, từng bước tạo sức cạnh tranh mới để thâm nhập các thị trường này với quy mô ngày
càng lớn. Trên thị trường thế giới trong xuất khẩu những loại hàng hóa này công ty đang phải đương đầu với những đối thủ cạnh tranh có nhiều tiềm năng và có kinh nghiệm lớn. Để thắng trong cạnh tranh, về cơ bản công ty phải tìm hiểu phải nghiên cứu sâu và cần học hỏi những kinh nghiệm, thủ pháp kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh và chính sách của Nhà nước, đồng thời với những chất liệu và kỹ thuật riêng của mình phải tạo ra những mẫu mã hàng hoá đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
2.2. Giải pháp về sản phẩm
a. Giải pháp về giá cả và quản lý hoạt động xuất khẩu:
Phát huy những thành tích đã đạt được, Ban Mai đã rút ra kinh nghiệm thực hiện kế hoạch và vượt qua kế hoạch, tăng cường khả năng của đơn vị, không ngừng tăng kim ngạch.
- Ổn định và phát triển những mặt hàng mỹ nghệ chủ lực nhằm ổn định kim ngạch của công ty, củng cố những thị trường đã và đang xuất khẩu.
- Nhanh chóng điều chỉnh giá cả cho phù hợp với lợi ích của người sản xuất, nâng cao chất lượng và tạo quan hệ kinh tế tốt đẹp. Mặt khác công ty vẫn thu được lợi nhuận và đảm bảo có nguồn huy động hàng ổn định.
- Thường xuyên nâng cao chất lượng chào bán, kiên quyết xoá bỏ kiểu làm ăn chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng.
- Nghiên cứu đề xuất một số chính sách giá cả, chính sách đối với các nghệ nhân, trích thưởng phần trăm cho người môi giới ký kết hợp đồng... nhằm tạo một bước chuyển biến căn bản với sản xuất hàng mỹ nghệ.
Khách hàng mua nhiều loại hàng một lần công ty có thể đưa ra những mức giảm giá hoặc trích thưởng thích hợp hoặc có thể cho phép thanh toán từng phần trong quá trình thực hiện hợp đồng.