Luận văn : Nâng cao hiệu quả công tác quản trị kinh doanh lưu trú tại Công ty Du lịch Thanh hoá
Trang 1MỞ ĐẦUTÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự chuyển hoá của nền kinh tế nước ta (kể từ sau Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ IV) sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết củaNhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì dần dần hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanhkhách sạn - du lịch nói riêng là không nằm trong khuôn khổ của những kếhoạch cứng nhắc, mà chịu sự tác động của các quy luật của nền kinh tế thịtrường Trong buổi giao thời này, đã không ít doanh nghiệp tỏ ra lúng túng,làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã vượtqua được những khó khăn ban đầu và thích ứng vơí cơ chế mơí, làm ănnăng động, hiệu quả và ngày càng lớn mạnh hơn Mặt khác môi trườngkinh doanh trong cơ chế thị trường luôn biến đổi, vận động không ngừng,luôn phá vỡ kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.
Chính vì thế các doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng công tác quảntrị thật hữu ích để đủ linh hoạt đối phó với những thay đổi của môi trườngkinh doanh.
Đó là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát nhân tài,vật lực của doanh nghiệp một cách vô hiệu nhằm thực hiện thành công mụctiêu của doanh nghiệp.
Trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đang xa lạ với phongcách quản trị hiện đại, nên chưa xây dựng được công tác quản trị hoànchỉnh, hữu hiệu để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặcbiệt là ngành kinh daonh dịch vụ Công ty du lịch Thanh Hoá cũng khôngnằm ngoài số đó Trong bối cảnh ngành kinh doanh khách sạn của chúng tađang phải đối mặt với nhiều áp lực, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiềntệ khu vực, xu hướng thị trường du lịch giảm, đối mặt với tính mùa vụ
Trang 2trước tình hình đó Công ty du lịch Thanh Hoá cần phải hoàn thiện hơn nữađể vươn lên và đứng vững trong cạnh tranh cũng như để xứng đáng là mộtkhách sạn có uy tín hàng đầu trong ngành kinh doanh khách sạn của tình.
Chính vì vậy tôi đã nhận đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản trịkinh doanh lưu trú tại Công ty Du lịch Thanh hoá” làm chuyên đề luận
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị kinh doanh lưutrú.
Phạm vi nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn có liênquan đến sự phát triển kinh doanh lưu trú tại Công ty du lịch Thanh Hoá.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phươngpháp so sánh, phân tích với sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để từ đólàm nổi bật những nội dung cơ bản của đề tài.
- KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị kinh doanh lưu trúChương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác quản trịkinh doanh lưu trú tại Công ty Du lịch Thanh Hoá.
Trang 3Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trịkinh doanh lưu trú tại Công ty Du lịch Thanh Hoá.
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊKINH DOANH LƯU TRÚ.
1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LƯU TRÚ.
1.1 Kinh doanh lưu trú:
1.1.1 - Sự hình thành và phát triển kinh doanh lưu trú.
Từ xa xưa con người đã có nhu cầu đi lãi giữa các địa phương, vùngnày với vùng khác nhằm mục đích buôn bán, thăm thân và chiêm ngưỡngvẻ đẹp tự nhiên, cũng như tập quán sinh hoạt của từng nơi đến, để tăng sựhiểu biết cũng như làm cho cuộc sống phong phú hơn Ban đầu chỉ lànhững chuyến đi trong phạm vi hẹp, rồi dần dần người ta muốn đi xa hơn,lâu hơn dẫn đến nhu cầu về ăn nghỉ trong khoảng thời gian này Để đáp lạinhu cầu đó, đã hình thành nên các tụ điểm nghỉ ngơi dành cho khách(thường là các thị trấn) Đây chính là thời kỳ sơ khai của kinh doanh lưutrú.
Khi xã hội loài người phát triển đến thời kỳ có sự phân công lao độngxã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất và nền văn minh xã hội tăng lênkhông ngừng, cùng với nhucầu cần đi lại với những mục đích khác nhau,đỏi hỏi phải có một ngành nghề đáp ứng lại các nhu cầu đó tạo tiền đề chongành kinh doanh lưu trú ra đời và sự ra đời của ngành là một tất yếu kháchquan.
1.1.2 Sự phát triển của kinh doanh lưu trú.
Những dấu hiệu hoạt động đầu tiên của kinh doanh lưu trú được tìmthấy từ thời cổ đaị, lúc này chủ yếu ở các trung tâm kinh tế và văn hoá củaloài người như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã
Trang 5Thời kỳ phong kiến, số người đi du lịch tăng lên, phát triển các thểloại du lịch: Công vụ, tôn giáo, chữa bệnh và vui chơi giải trí được mởrộng Ở những nước có nền kinh tế phát triển và đã dần tạo ra những bướcđi đầu tiên cho ngành kinh doanh lưu trú
Vào thời kỳ cận đại, con người đã có điều kiện đi lại nhiều hơn vớithời gian và không gian lớn, nhằm tìm hiểu thị trường, thăm thú và các hoạtđộng chính trị, ngành kinh doanh lưu trú đã được phổ biến rộng rãi trêntoàn thế giới nhằm đáp ứng tối đa nhu câù của khách, với cơ sở vật chất kỹthuật và cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại - cuộc cạnh tranh trên thị trườngngày càng sâu sắc, đã hình thành lên các tập đoàn kinh doanh lưu trú khổnglồ, các chi nhánh có mặt trên toàn thế giới.
1.1.3 Xu hướng phát triển kinh doanh lưu trú trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, những biến động vềvăn hoá - xã hội - chính trị và sự phát triển của ngành du lịch đã mang đếncho ngành kinh doanh lưu trú phát triển không ngừng Số người đi du lịchngày càng tăng, các cuộc hội thảo, hội nghị trong khách sạn ngày càngnhiều đã làm tăng thêm về nhu cầu lưu trú, tạo điều kiện cho ngành pháttriển.
Tính chất thời vụ trong kinh doanh được thể hiện như một hạn chế củangành đã được nhiều nước đề ra biện pháp khắc phục, nhưng nhìn chungtính chất này có ở tất cả các cơ sở kinh doanh của ngành.
Các tập đoàn kinh doanh lưu trú ngày càng phát triển với điều kiện vềcơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm dành thể chủ động trong cuộccạnh tranh gay gắt đã tạo cho việc kinh doanh lưu trú ngày càng được hoànthiện, đáp ứng mọi nhu cầu cả về vật chất và lượng cho khách.
1.2 Nội dung quản trị kinh doanh lưu trú.
Trang 6Ngày nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quản trị kinh doanh lưutrú nhưng chúng ta có thể nói một cách ngắn gọn và xúc tích về quản trịkinh doanh lưu trú Đó là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểmsoát nhân tài, vật lực của một khách sạn, một cách có hiệu quả nhằm theođuổi mục tiêu của đơn vị mình.
1.2.2 Chức năng của quản trị kinh doanh lưu trú.
1.2.2.1 - Chức năng hoạch định.
Là chức năng đầu tiên của quản trị bao gồm: xác định mục tiêu củadoanh nghiệp và xây dựng các chiến lược tổng thể, để đạt được mục tiêunhư thiết lập một hệ thống chính sách và kế hoạch để đạt được mục tiêu.Hoạch định phát trả lời được 3 câu hỏi:
- Hiện nay doanh nghiệp đang ở đâu? Nhằm đánh giá được thực trạngcủa doanh nghiệp những điểm mạnh, điểm yếu rõ nét nhất về vốn, trangthiết bị vật tư và lao động…
- Doanh nghiệp sẽ đi đến đâu? nhằm xác định mục tiêu của doanhnghiệp trên cơ sở tận dụng các cơ hội, hạn chế rủi ro, khắc phục điểm yếu,phát huy điểm mạnh, tận dụng các yếu tố thuận lợi và hạn chế các yếu tốtác động xấu của môi trường kinh doanh.
- Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp? xác địnhphương tiện, chiến lược, chính sách, chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra.
Như vậy hoạch định giúp cho các nhà quản trị và CBCNV nhìn nhậnrõ nét nhất về doanh nghiệp để xác định, để huy động những tiềm năng củamọi thành viên trong doanh nghiệp, những tiềm lực vật tư để đạt được mụcđích, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và các thành viên.
1.2.2.2 Chức năng tổ chức.
Trang 7Là thành viên các bộ phận cần thiết theo yêu cầu công tác và xác lậpcác mối quan hệ về nghiệp vụ và quyền hành giữa các cá nhân và đơn vịtrong doanh nghiệp nhằm thiết lập môi trường thuận lợi cho hoạt động vàđạt đến mục tiêu chung.
Các bộ phận cần thiết nhằm duy trì sự hoạt động và phải có sự liên kếtgiữa chúng tạo điều kiện ót trong môi trường kinh doanh.
Có từ 70 - 80% những khiếm khuyết trong quá trình hoạt động củadoanh nghiệp là bắt nguồn từ nhược điểm của công tác tổ chức Và phạm viđáng lo ngại nhất là của công tác tổ chức là phí phạm tinh thần làm việc vànăng lực của nhân viên là do tổ chức kém Trong khi tổ chức là vấn đề cốtlõi của quản trị do đó nhà quản trị cần phải có các mục tiêu chiến lược đểthực hiện công tác có hiệu quả theo các nguyên tắc.
- Nhằm tới mục tiêu: Cơ cấu tổ chức quản trị phải gắn tới mục tiêucủa doanh nghiệp Hướng hành động vào mục tiêu của doanh nghiệp Từcách vận hành bộ máy tổ chức quản trị sự phối hợp bộ máy quản trị chođến con người thực thi quản trị đều phải hướng vào mục tiêu của doanhnghiệp.
- Nguyên tắc hiệu quả: Phải xây dựng bộ máy quản trị gọn nhẹ mà vẫnphát huy được kỹ năng và đảm bảo được nhiệm vụ của doanh nghiệp.Muốn vậy phải chọn những nhà quản trị có đầy đủ năng lực để lãnh đạo cácbộ phận sao cho số lượng ít nhưng có hiệu quả cao nhất và thành lập các bộphận phù hợp với mục tiêu.
- Nguyên tắc linh hoạt: đòi hỏi bộ máy quản trị luôn luôn phải có sựthay đổi để đối phó với những thay đổi của thị trường, đảm bảo thực hiệnmục tiêu của daonh nghiệp.
Trang 8Bộ máy quản trị phải tạo được sự cân đối, ổn định trong doanh nghiêp.Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối giữa các bộ phận trongdoanh nghiệp vì có như thế mới đảm bảo được nhiệm vụ của doanh nghiệp.
1.2.2.3 - Chức năng lãnh đạo.
Là quá trình tác động của nhà quản trị tới nhân viên làm cho họ sẵnsàng làm việc theo hướng nhất định, để đạt được mục tiêu của doanhnghiệp Có thể hiểu là quản lý tác động đến đối tượng quản lý.
Đối tượng quản lý là con người và con người luôn luôn liên quan đếnsự không ổn định, những mâu thuẫn thường xuyên xảy ra ở các mức độkhác nhau, liên quan đến nhân cách con người, cho đến lãnh đạo mang tínhnghệ thuật hơn sự chính xác của một khoa học.
Lãnh đạo nhằm động viên khuyến khích nhân viên làm việc hết khảnăng của họ, chịu trách nhiệm trước nhà nước và người lao động về kết quảxây dựng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì thếmà người ta coi rằng lãnh đạo là trung tâm của thông tin và các quyết địnhcủa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Đặc biệt liên hệ trong ngành dulịch và trong tiến trình hội nhâpn khu vực và thế giới, điều kiện về môitrường kinh doanh thì lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc thành bạicủa doanh nghiệp điều kiện hiện nay.
1.2.2.4 - Chức năng kiểm soát.
Chúng ta có thể khẳng định kiểm soát là một trong những chức năngcủa nhà quản trị nhằm đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện mục tiêu củadoanh nghiệp Kiểm soát là hành động có định hướng của các nhà quản trịnhằm hướng mọi thành viên vào mục tiêu đã đề ra.
Giữa hoạch định, kế hoạch và thực tiên luôn có khoảng cách giữa ýtưởng của nhà quản trị và thực hiện của nhân viên bao giờ cũng có khoảngcách giữa chiến lược đề ra và kết quả đạt được bao giờ cũng có khoảng
Trang 9cách Vấn đề đặt ra làm thế nào để rút ngắn khoảng cách Gắn quá trìnhthực hiện của nhân viên với quá trình ra quyết định của nhà quản trị Muốnvậy phải tăng cường công tác kiểm soát đối với mọi hoạt động của doanhnghiệp.
1.3 - Yêu cầu về quản trị kinh doanh lưu trú.
Một doanh nghiệp xét về mặt xã hội, người ta coi doanh nghiệp nhưmột cộng đồng liên kết với nhau để kinh doanh tên lợi ích kinh tế, với mụctiêu tối đa hoá lợi nhuận Doanh nghiệp là một tế bào kinh tế của xã hội.Doanh nghiệp là một tổ chức sống giống như con người được thành lập bởiý chí của các nhà sáng lập Nó cũng có quá trình ra đời, phát triển và đôikhi cũng có cả sự suy thoái, diệt vong Nó có nhiệm vụ sinh sản ra lợinhuận và phân phối lợi Từ đặc điểm của doanh nghiệp, nó chi phối tới nhàquản trị rất lớn vì nhà quản trị đồng thời thực hiện là một nhà tổ chức kinhdoanh là một nhà cung ứng và luôn nghĩ các chiến lược, chính sách để vừalòng khách hàng, chiến thắng đối thủ cạnh tranh và cái khó nhất là tìm thịtrường cũng như giữ thị trường Do đó công tác quản trị cần phải đáp ứngcác nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, pháp luật, nghĩa vụ bảovệ môi trường, bảo vệ truyền thống và bản sắc dân tộc, bảo vệ lợi ích ngườitiêu dùng góp phần xây dưng nếp sống văn hoá và đóng góp cho cộngđồng.
- Đối với doanh nghiệp phải kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kývới Nhà nước và mục đích thành lập doanh nghiệp, phải quản lý tốt laođộng, vật tư, nguồn vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh Thực hiện đầy đủnghĩa vụ đối với nguồn vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh Thực hiện đầyđủ nghĩa vụ đối với người lao động.
Trang 10- Đối với người lao động phải thoả mãn được mục tiêu việc làm đãingộ về vật chất và tinh thần cũng như những yêu cầu khác của người alođộng Phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
1.4 - Quá trình quản trị kinh doanh lưu trú.
Để kinh doanh có hiệu quả, điều đầu tiên nhà quản trị phải làm là xácđịnh mục tiêu chính của doanh nghiệp đó là doanh thu, lợi nhuận, lợi tức cổđông, xác định được phương tiện để đạt được mục tiêu Căn cứ vào xuhướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ vào tiềm năng, vịthế ( vốn, vật tư, lao động, sức cạnh tranh trên thị trường của doanhnghiệp), các cơ hội và thời cơ có thể tận dụng được, những rủi ro có thểgặp trong tương lai gần cũng như các yếu tố của môi trường kinh doanhnhư kinh tế, chính trị, an ninh, để xây dựng chiến lược và kế hoạch kinhdoanh.
Sau khi đã lựa chọn được các mục tiêu và đề ra các chiến lược kếhoạch, doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạchtheo từng giai đoạn Chẳng hạn đó là cơ cấu quản trị phải thích nghi với cơchế thị trường, hoàn thiện mối quan hệ giữa quyền hành và trách nhiệm,giữa các khâu quản trị đồng thời xác định rõ ràng mối quan hệ của các bộphận và các thành viên Sau khi đã xây dựng và lựa chọn được cơ cấu tổchức quản trị thích hợp, cần phải thường xuyên theo dõi để điều chỉnh chothích hợp nhằm đảm bảo được hiệu quả kinh doanh lớn nhất Từ đó pháthuy tính tập thể và cá nhân của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp, tậphợp những tư tưởng và những sáng kiến, những nỗ lực của các thành viêntrong doanh nghiệp Kết hợp các yếu tố một cách hài hoà, huy động và tậndung những năng lực về nhân tài, vật lực trong nội tại của doanh nghiệp ởmức cao nhất và tận dụng thế mạnh của môi trường bên ngaòi, tận dụngmối cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trang 11Trong quá trình đó, nhà quản trị cần phải đảm bảo kết quả hoạt độngkinh doanh đạt được phù hợp với mục đích của doanh nghiệp về thời gian,khối lượng và chất lượng công việc, phù hợp với kế hoạch đề ra ban đầu.Thong qua quá trình kiểm soát nhằm đạt được việc sử dụng có hiệu quả vậttư, nguồn vốn và mọi tiềm lực của doanh nghiêp, tránh lãng phí thất thoát,phát hiện ra những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài (có lợi,bất lợi với doanh nghiệp, xu hướng biến đổi của nó, xây dựng những chiếnlược phòng ngừa); phát hiện ra những cá nhân, tập thể trì trệ làm ảnhhưởng tới mục tiêu của doanh nghiệp nhằm tìm rõ nguyên nhân quy tráchnhiệm cụ thể điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp cụ thể.
Tuy nhiên trong quá trình quản trị các chức năng của nhà quản trị cósự phối hợp rất cao, không thể thiếu được đối với các nhà quản trị và nócũng là những chức năng phổ biến, được phối hợp một cách linh hoạt củacác nhà quản trị của mọi cấp, không phân biệt ngành nghề, cấp bậc quản trịnhằm đạt được mục tiêu của công tác quản trị mình phụ trách.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀCÔNG TÁC QUẢN TRỊ KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI CÔNG TY
Trang 12nhiệm vụ đón tiếp các đoàn khách mang tính chất chính trị và ngoại giaođến làm việc với tỉnh uỷ hoặc uỷ ban.
Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước Ngày 07/07/1985Uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành quyếtđịnh số 359 QĐ/TC/UB về việc chuyển đổi phòng giao tế thành Công tygiao tế Du lịch - một đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu Với chức năng,nhiệm vụ chủ yếu của mình là kinh doanh du lịch đồng thời phục vụ cácđoàn khách mang tính chất chính trị, ngoại giao của tỉnh.
Đến ngày 29/10/1991 Công ty sáp nhập với Sở Thương Mại ThanhHoá theo quyết định số 925 QĐTC/UBTT trên cơ sở tổ chức lại bộ máycủa cán bộ văn phòng Sở thương nghiệp, Liên hiệp Công ty Xuất nhậpkhẩu và Công ty du lịch với chức năng quản lý trực thuộc Sở Thương mạivà Du lịch.
Đáp lại những đòi hỏi để có thể phát triển của ngành Du lịch ViệtNam Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ra quyết định số 1235 ngày28/09/1992 thành lập Công ty Du lịch Thanh Hoá - một doanh nghiệp Nhànước Thực hiện chức năng kinh doanh và hạch toán độc lập theo cơ chếkhoán đối với các hoạt động du lịch sau:
- Kinh doanh Lữ hành.- Kinh doanh Khách sạn.- Kinh doanh thương mại.- Dịch vụ khác.
Và đến ngày 22/09/1994 Công ty du lịch Thanh Hoá xếp hạng doanhnghiệp hạng II theo quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá số1140 TC/UBTH.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
Trang 132.1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý.(Xem sơ đồ phần phụ lục)
Như vậy cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty du lịch Thanh Hoá đượcthực hiện theo phương pháp chức năng Đây klà hình thức chia doanhnghiệp thành nhiều tuyến chức năng huy hay bộ phận chức năng mà mỗituyến hay mỗi bộ phận đó được phân công đảm nhận và thực hiện một haymột số chức năng nhiệm vụ nhất định và được đặt dưới sự lãnh đạo, điềuhành của mỗi giám đốc chức năng Do đó nó có những ưu điểm như sau:
Lợi thế cơ bản là linh hoạt và có hiệu quả cao trong việc sử dụng nhânsự hay nguòn lực của Công ty.
Phát huy được vai trò hàng đầu của các nhân viên giỏi thoe các lĩnhvực chuyên môn.
Đảm bảo sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực vật chất của Công tynhư: Máy móc, trang thiết bị và nguyên nhiên liệu do có sự chuyên mônhoá cao trong phân công tổ chức lao động.
Với cơ cấu này công việc của Công ty để giải thích, phần lớn các nhânviên có thể hiệu được vai trò của từng phòng ban hay bộ phận, mặc dùnhiều người không biết mối cá nhân trong các phòng ban, bộ phận làm gì.
Tuy vậy cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng cũng không nằm ngoàiquy luật khách quan Đó là tính hai mặt của nó cũng có một số hạn chế củamình như:
Tạo nên sự tách rời giữa các bộ phận trong Công ty, do mỗi bộ phậncó mục tiêu riêng, có sự vận động riêng từ đó hạn chế việc phối kết hợphoạt động của Công ty Hạn chế việc thực hiện mục tiêu chung của Công tytrong khi sự thành công của Công ty đánh giá bằng hoạt động tổng thể củacác bộ phận chứ không phải chỉ xét ở một bộ phận riêng lẻ nào.
Trang 14Khi công việc đã được chuyên môn hoá, các bộ phận chức năng tậptrung vào các hoạt động riêng biệt Do đó có thể gây cản trở trong giao tiếp.- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả và đúng nguyên tắcchế độ của Nhà nước quy định.
- Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ và luật pháp của Nhà nướcvà chấp hành mọi quy luật của Sở Du lịch Thanh Hoá.
- Quản lý hợp đồng giao nhận, đưa đón khách du lịch, đầu tư kinhdoanh với các tổ chức lữ hành trong và ngoài nước cũng như các đơn vịkinh doanh trong và ngoài ngành theo đúng luật định của Nhà nước.
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh.
Là một đơn vị kinh doanh độc lập với các điều kiện hoạt động rấtphong phú và phức tạp Công ty vừa là nơi sản xuất là nơi cung cấp các sảnphẩm về khách sạn và du lịch.
Khách sạn Thanh Hoá là cơ sở phục vụ lưu trú biến đổi với mọi kháchdu lịch Tại đây có thể cung cấp cho khách về chỗ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống,
Trang 15vui chơi giải trí phù hợp với mục đích và động cơ của khách Chất lượng vàsự đa dạng của dịch vụ hàng hoá trong khách sạn luôn được nâng cao.
Công ty Du lịch Thanh Hoá có khả năng cung cấp và thực hiện cáctour Du lịch trong nước và quốc tế về chính trị, văn hoá, kinh tế nhằm thoảmãn các nhu cầu của du khách về vật chất và tinh thần một cách đầu đủnhất.
Là một đơn vị kinh doanh Du lịch song Công ty Du lịch Thanh hoágần như chưa hoạt động theo nghĩa đầy đủ của nó Về các nghiệp vụ kinhdoanh Công ty chỉ mới dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh khách sạn là chủyếu, còn các lĩnh vực khác còn quá nhỏ bé Hoạt động chủ yếu của Công tylà đón khách lưu trú tại khách sạn Thanh Hoá, trong đó chủ yếu là kháchcông vụ Đây là những khách tại địa phương và khách ở những tỉnh xa vềlàm việc tại các nhà máy công nghiệp, các dự án phát triển của địa phương.Công ty chưa tạo ra những sản phẩm về Du lịch Cho đến nay vẫn chưa cómột Tour khách Du lịch nào, khách Du lịch quốc tế còn quá ít, hoạt độngDu lịch nhìn chung còn nghèo nàn đơn điệu.
Tuy nhiên Thanh Hoá là một tỉnh với nhiều tiềm năng để phát triển,các khu danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử chưa được khai thác rộng rãi- mới chỉ khai thác chủ yếu tại khu nghỉ mát Sầm Sơn Ngoài ra Thanh Hoácòn là một tỉnh đông dân, kinh tế còn nghèo nên được sự ưu đãi của Nhànước, với nhiều dự án phát triển, các khu công nghiệp đang được xây dựng,nên trong tương lai có thể tạo ra được những Tour Du lịch sinh thái, nhằmphục vụ đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
2.1.4 Cơ cấu nhu cầu thị trường.
Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 1991 trở lại đây, nhờ chính sáchđổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhữngtiến bộ vượt bậc trên chặng đường phát triển của mình Cùng với sự phát
Trang 16triển đó, Du lịch Việt Nam đang trên đà khởi sắc, lượng du khách trong vàngoài nước tăng lên nhanh đạt mức tăng trưởng cao, xấp xỉ37%/ năm (thờikỳ 1990 - 1996) Công ty Du lịch Thanh Hoá là một trong những lá cờ đầucủa tỉnh với uy tín, vị thể và cơ sở vật chất phục vụ Du lịch đã đáp ứngđược nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
Thời gian gần đây khách đến với Công ty Du lịch Thanh Hoá chủ yếulà khách công vụ, đên làm việc tại các khu công nghiệp và các dự án đầu tưcủa nước ngoài danh cho tỉnh Lượng khách này thường tập trung vào thờigian cố định trong năm Thời gian lưu trú của khách tương đối dài, thậmchí có khách ở trong khách sạn từ 1-2 năm Tuy nhiên, do cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á vừa qua đã ảnh hưởng khôngnhỏ tới tốc độ tăng trưởng kinh doanh Du lịch nói chung và kinh doanhtrong lĩnh vực khách sạn nói riêng Song tốc độ tăng chưa cao của lượngkhách lưu trú còn do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Địa phương chưa có quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch, hoạtđộng Du lịch còn mang tính tự phát, khai thác nguồn tài nguyên chưa hợplý gây ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường làm giảm tính hấp dẫn củasản phẩm Du lịch.
- Việc đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng cáo, công tác đào tạonhân lực, đầy đủ cho việc xây dựng các khu chơi giải trí và cơ sở hạ tầngcòn hạn chế nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Các dịch vụ bổ xung và cơ sở vật chất phục vụ du khách của đơn vịchưa hoàn chỉnh nên chưa tạo được thế chủ động trong kinh doanh và cạnhtranh với các doanh nghiệp khách sạn trên đại bàn tỉnh.
Là một doanh nghiệp Nhà nước nên trong hoạt động kinh doanh còncó những điểm kém linh động so với các đơn vị kinh doanh lưu trú của tưnhân dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Trang 17- Sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước đã đã làm giảmmột lượng đáng kể khách thương gia và khách Du lịch thuần tuý đến vớiCông ty.
2.1.5 Thực trạng quản trị kinh doanh lưu trú tại Công ty Du lịchThanh Hoá.
2.1.5.1 Căn cứ để tiến hành công tác quản trị kinh doanh lưu trú.- Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển và chỉ tiêu tăng trưởng của toàn ngànhDu lịch trong thời gian qua, căn cứ vào thực trạng kinh doanh khách sạntrong cả nước.
- Căn cứ vào thực trạng kinh doanh khách sạn trên đại bàn tỉnh ThanhHoá và kết quả phân tích thị trường khách Du lịch đến Thanh Hoá trongthời gian qua.
- Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và nội lực của Công ty về tài chính,cơ sở vật chất, lực lượng lao động.
- Căn cứ vào chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của Công ty.2.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lưu trú.
Trang 18Kết quả biểu trên cho thấy doanh thu kinh doanh lưu trú tăng lên đángkể Đó là do lượng khách tăng lên kéo theo công suất sử dụng phòng cũngtăng lên Điều đó cũng phản ánh tình hình kinh doanh lưu trú của Công tynăm 200 đạt kết quả cao hơn năm trước Trong kinh doanh khách sạn hiệnnay, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, công suất sử dụng phòng đạt trên50% là một con số rất đáng khích lệ Tức là hoạt động kinh doanh lưu trúcủa Công ty có rất nhiều thuận lợi, Công ty cần cố gắng phát huy hơn nữađể khai thác tốt tiềm năng và tận dụng tối đa các cơ hội để đẩy mạnh hơnnữa hoạt động của mình.
2.1.5.3 Thực trạng công tác quản trị kinh doanh lưu trú.
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh có doanh thu chiếm tỷtrọng cao trong cơ cấu doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanhkhách sạn - Du lịch nói chung và Công ty Du lịch Thanh Hoá nói riêng.Nhận thức rõ vấn đề này, Công ty Du lịch Thanh Hoá đã chú trọng đầu tưtrang thiết bị, nâng cấp số phòng hiện có đủ để phục vụ du khách và tăngkhả năng thu hút khách Các thiết bị cụ thể đã được thay mới, một số sửachữa và trang thiết bị thêm các thiết bị hiện đại khác như: Ti vi, máy điềuhoà, điện thoại để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của du khách Thêm vàođó Công ty đã bố trí lại lực lượng ở bộ phận lưu trú Cụ thể là do yêu cầucủa sự thay đổi về thị trường và nội bộ của Công ty, Công ty có giải quyếtcho một số người nghỉ hưu, đồng thời tổ chức tuyển chọn, đào tạo bổ sungvào đội ngũ lao động của bộ phận lưu trú một số nhất định Công ty đã sắpxếp lại cơ cấu lao động ở các tổ, các ca cho phù hợp với yêu cầu hiện tại,tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động cũng như hoàn thành tốtnhiệm vụ của Công ty giao phó Hàng năm, Công ty tổ chức thu tuyển taynghề bậc thợ cho anh em CBCNV nhằm không ngừng nâng cao trình độtay nghề, kiến thức Một số nhân viên mới có điều kiện học hỏi kinh
Trang 19nghiệm của các nhân viên có thâm niên cao trong ngành Công tác kiểm tragiám sát cũng được tiến hành thường xuyên nhằm hạn chế đến mức thấpnhất sai sót trong công việc cung cấp dịch vụ và tổ chức phục vụ.
Trong thời gian qua, kinh phí cho hoạt động kinh doanh lưu trú đượcCông ty ưu tiên nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa Công ty Nguồn vốn này phần lớn là của Công ty tự có, trích từ cácquỹ, một số phải huy động từ bên ngoài nhưng qua kết quả kinh doanh 2năm qua thì sự đầu tư đã mang lại hiệu quả, thể hiện ở việc tăng lên ở tất cảcác chỉ tiêu.
Như vậy, hoạt động kinh doanh lưu trú ở Công ty Du lịch Thanh Hoátrong thời gian đã có sự phát triển đáng kể Nó vẫn là một lĩnh vực kinhdoanh chiếm ưu thế và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiệnmục tiêu chiến lược chung của toàn doanh nghiệp.
2.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH LƯU TRÚ CỦACÔNG TY DU LỊCH THANH HOÁ.
- Đời sống của anh chị em cán bộ công nhân viên được đảm bảo, để cóthể ổn định cuộc sống và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Tỷ trọng nhânviên có trình độ cao ngày càng được bổ sung.