Các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản trị kinh doanh lưu trú tại Công ty Du lịch Thanh hoá (Trang 25 - 27)

3.2.1.1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Du lịch nói chung và trong kinh doanh khách sạn nói riêng.

Trên cơ sở pháp lệnh Du lịch đã được ban hành, Nhà nước và Tổng cục Du lịch cần nghiên cứu xây dựng một số quy chế, quy định khác về Du lịch, quy chế quản lý cơ sở lưu trú nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hạn chế những khe hở mà kẻ gian có thể lợi dụng để những làm việc bất chính. Tổng cục Du lịch cần phối hợp với các cơ quan chức năng như: Nội vụ, Văn hoá, Môi trường... và các cấp chính quyền, xây dựng các thông tư liên bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khách sạn hoạt động đúng pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh sự kiểm tra chồng chéo của các cơ quan quản lý gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn. Tiếp tục thẩm định và tái thẩm định tất cả các khách sạn theo các hạng sao, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, giữ vững uy tín của khách sạn. Nhà nước, Tổng cục Du lịch cùng các cơ quan hữu quan khác cần có sự phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn công tác đầu tư xây dựng khách sạn, nhà nghỉ theo đúng quy hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, loại bỏ việc xây dựng theo quy mô nhỏ, tràn lan, kinh doanh không hiệu quả gây lãng phí. Bên cạnh đó ưu tiên xây dựng các khu vui chơi giải trí lớn, đa dạng hoá các mô hình kinh doanh lưu trú thu hút khách.

3.2.1.2. Thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để các văn bản pháp lý đưa ra nhằm phát triển kinh doanh Du lịch.

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách và văn bản pháp luật về Du lịch. Đẩy mạnh việc thực hiện nghị định 38/CP về cải cách thủ tục hành chính. Quyết định 108/QĐ-TCDL về quy chế quản lý cơ sở lưu trú với các loại hình cơ sở được quy định theo điều 3; Quyết định 317/TTg và chỉ thị 753TTg về việc chuyển các nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh khách sạn; Nghị định 87/CP về việc phòng chống tệ nạn xã hội môi trường kinh doanh lành mạnh, hạn chế tiêu cực; Thông tư liên bộ số 27/LB-TCDL-TM

quy định về điều kiện kinh doanh hợp pháp của các tổ chứuc, cá nhân kinh doanh và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, ngăn ngừa việc hoạt động kinh doanh phi pháp; Nghi định 09/CP về tổ chức đổi mới quản lý các doanh nghiệp nhằm sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp kinh doanh khách sạn...

3.2.1.3. Khuyến khích các khách sạn đầu tư nâng cấp, áp dụng công nghệ phục vụ hiện đại trong sản xuất kinh doanh

Tăng cường đầu tư, nâng cấp những khách sạn hiện có về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết hợp hài hoà giữa kiến trúc dân tộc và hiện đại. Hạn chế xây dựng các khách sạn có quy mô nhỏ (dưới 20 phòng) tại các trung tâm Du lịch lớn vì lý do kinh doanh không hiệu quả dẫn đến việc cạnh tranh giảm giá phòng.

Tham gia vào hệ thống đặt phòng quốc tế nhằm khai thác trực tiếp nguồn khách từ nước ngoài. Tiến hành nối mạng máy tính để trao đổi thông tin về tình hình khách, giá cả các loại buồng, phòng của các khách sạn khác... từ đó tạo ra các chiến lược kinh doanh cho đơn vị mình.

Ngoài ra UBND tỉnh Thanh Hoá, Sở Du lịch cần có kế hoạch hỗ trợ phát triển Du lịch bằng cách đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất, khuyến khích, động viên, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh lưu trú nâng cấp cơ sở của mình, đầu tư trang thiết bị, tiêu chuẩn hoá đội ngũ quản lý, nhân viên phục vụ, đổi mới tư duy kinh tế, chuyển hẳn sang kinh doanh khách sạn ngày càng đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản trị kinh doanh lưu trú tại Công ty Du lịch Thanh hoá (Trang 25 - 27)