1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nho học và nho học ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

262 9 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 262
Dung lượng 5,16 MB

Nội dung

Trang 1

mmazara mâu szrrzà^ HC! XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIÁ

NHO HỌC TH HOC 0 I3) NAM

Trang 2

TRUNG TAM KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN QUOC GIA

A“ ae

_VIEN TRIET HOC

NGUYEN TAI THU

NHO HỌC VÀ NHO HỌC Ở VIỆT NAM

(MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN)

Trang 3

LOINOI DAU

Thời Xuân Thu - Chiến Quốc (Thế kỷ VII - Thế kỷ III TCN) 6 Trung Quốc, xã hội xuất hiện nhiều sự thay đổi lón Đồ sắt xuất hiện, trâu bò được đưa vào việc cày kéo, đồng ruộng được thủy lợi hóa, ruộng tư xuất hiện ngày một nhiều, Ảã tạo nên một lực lượng sản xuất và một năng luc sản xuất mới Điều đó tạo nên một sự phân công lún trong lao động Một phan _ thủ công nghiệp và thương nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp Quan hệ sản xuất gia chủ nô và nô lệ bị rạn nút, quan hệ chính trị giữa thiên tử và chu hầu, giữa chủ hầu và khanh đại phu cũng bị lung lay, đòi hỏi sắp xếp lại Mâu thuẫn giữa quý tộc cũ vói địa chủ

mới, giữa quý tộc và địa chủ vói nô lệ và dân nghèo ngày một gay gắt Nhiều cuộc bạo động của nô lệ và nông nô nổ ra làm khiếp đảm tầng lóp thống trị

Tong tình hình như vậy, chế độ chiếm hữu nô lệ ỏ

Trung Quốc chuyển dần sang chế độ phong kiến Chiến tranh là phương thúc phổ biến để giải quyết mâu thuẫn và quyền lợi địa vị đương thời Nhưng

Trang 4

có mưu lược cao hơn đối phương Vì vậy, một mặt, họ vẫn tiếp tục đường lối chiến tranh, một mặt họ

trọng đãi kẻ sĩ, lôi kéo kẻ sĩ vào việc bày mưu tính kế

cho họ Các đại quý tộc như Mạnh Thuong Quan, Tín Lăng Quân, Xuân Thân Quân lút bấy giò trong nhà nuôi đến hàng ngàn kẻ sĩ Các tầng lóp quý tộc khác cũng cố hết súc mình để lôi kéo kẻ sĩ

Thành phần của kẻ sĩ lúc này đã phúc tạp hóa Có người xuất thân tù quý tộc, có người xuất thân từ địa

chủ hoặc từ người sản xuất nhỏ Kẻ sĩ xuất thân từ

quý tộc không còn có đặc quyền thế tap nhu trudc nũa, họ phải tự mưu sống, phải đi các nơi tìm việc và được mang danh là “du si" Kẻ sĩ xuất thân từ địa chủ và người sản xuất nhỏ cũng ganh đua với kẻ sĩ cũ, có ý thúc khẳng định vị trí của mình bằng cách cố công đèn sdch va dé xudt ra tu tudng mdi Cd cit va mdi

trong bọn họ đều muốn được các vương hầu tin dùng,

đều muốn dùng đạo của mình để làm thay đổi xã hội

(Dĩ kỳ đạo dịch thiên hạ) Họ tương đối tụ do về mặt tu tudng Họ là tác giả của các hoc thuyét tu tudng

đương thời

Nho học cũng như nhiều học thuyết tú tưởng khác của Tung Quốc đều ra đời trong bối cảnh trên Nhưng xét về vai trò ỏ đương thời cũng như hậu thế

thì Nho học là học thuyết quan trọng hơn cả

Ö Trung Quốc, ở Việt Nam cũng nhú ở một vài _nHóc phương Đông khác, người ta đã bàn nhiều đến Nho học, nhưng cho đến ngày nay nhiều vấn đề của

Trang 5

sự đi sâu tìm hiểu và khám phá Hình như mỗi một

hước tiến của lịch sử, người ta lại thấy Nho học có những nét mới, lại thấy cần có su nhận thúc mới đối

với nó, lại thấy cần phải uốn nắn một số nhận thúc nào đó đã có đối với nó, hoặc phát huy một số yếu tố

tích cực nào đó Vì vậy, số người nghiên cúu Nho học không phải là ít đi, trái lại, ngày một đông hơn Nho học ngày một thu hút được sự quan tâm của xã hội nhiều hơn, không nhung d Thing Quéc, 6 nhitng nudc A Dong - tung la miéng đất của Nho học, mà còn ở nhiều học giả thuộc các quốc gia khác trên thế giới

_Ö Việt Nam trong mấy thập kỷ nay, không kể các

bài in trên các tạp chí, chỉ nói riêng các tác phẩm nghiên cúu về Nho học, thì đã có một số lượng đáng

kể Cuốn "Nho giáo" (2 tập) của Trần Thọng Kim được xuất bản trưóc năm 1930 và từ đó, đến nay đa được tái bản nhiều lần, là bộ sách lồn giới thiệu về lịch sử

Nho giáo ủ Trung Quốc, tu Khổng Tử cho đến đời Thanh, trong đó có một SỐ trang phụ lục tóm tắt về sự du nhập và phát triển đạo Nho ỏ Việt Nam Đó là cuốn sách tiếng Việt đầu tiên trình bay vé su phát triển của đạo Nho một cách có hệ thống Cuốn "Khổng học đăng" của Phan Bội Châu được soạn thảo vào những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ này và được xuất bản năm 1957 là cuốn sách đồ sộ bàn

luận và diễn giải về một số tác phẩm tiêu biểu của

nhà nho cũng như sự nghiệp của họ thuộc các thời ở-

Trang 6

bài viết của một số tác giả đề cập đến nhiều vấn đề

của Nho học, tì phương hưóng, phương pháp tiếp cận đến quan hệ của Nho giáo với kinh tế, vói lịch sử, vói văn hóa, v.v Cuốn "Nho giáo xưa và nay" của nhà

nghiên cứu Quang Đạm xuất bản năm 1994 nghiên

cúu về một số vấn đề của đạo Nho, như đạo đúc và chính trị, nhà nưóc, thiên hạ Cuốn "Nho giáo tại Việt Nam" của Viện THiết học xuất bản năm 1994 tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả trên các lĩnh vực khác nhau của văn héa, tu tudng D6 la những cuốn sách có ích cho người đọc Nhưng chữa có cuốn sách nào trình bày một cách có hệ thống vấn đề triết học của Nho học, cũng như vai trò của Nho học trong lịch

sử :

Ö Trung Quốc từ dầu thé ky XX dén nay đã có nhiều tác phẩm, nhiều cuốn sách giáo khoa trình bày

đạo Nho trên bình diện triết học Phải nói rằng, càng về sau sự nghiên cúu triết học của Nho học càng có

sự đi sâu Nhưng cũng phải thấy rằng ỏ đây còn có nhiều quan điểm khác nhau, còn nhiều sự đánh giá

khác nhau và đang đòi hỏi có sự tìm hiểu sâu hon nila

Vì những lý do trên, trong tài liệu này, tôi muốn góp thêm một tiếng nói, từ góc độ triết học, tìm hiểu

Trang 7

NHO HỌC Ở TRUNG QUỐC VÀ SỰ TRANH

LUẬN HIỆN TẠI VỀ NHO HỌC

I NHO HỌC TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI Ỏ

TRUNG QUỐC

Ti thé ky XI đến thé kỷ VII trước Công

Nguyên, các yếu tố đầu tiên của hệ tư tưởng Trung

Quốc đã xuất hiện Một số yếu tố đó được đúc kết và nâng cao thành đạo Nho, một số trỏ thành đạo Lão, một số trỗ thành đạo của Mặc gia, một số trỏ thành đạo của Pháp gia Irong đó thì đạo Nho xuất hiện sớm nhất (ỏ thế kỷ VI TCN) và Khổng

Tủ (551 - 479 TCN) là người đầu tiên sáng lập ra đạo này

Trang 8

chế độ phong kiến Trung Quốc, thì Nho đã có vai trò thống trị xã hội Trung Quốc hơn 2.000 năm

Vai trò thống trị lâu dài của Nho học trong lịch

sử tư tưởng Irung Quốc không phải là hiện tượng

ngẫu nhiên, cũng không phải là do sự mong muốn chủ quan của các triều đại phong kiến áp đặt cho

xã hội Trung Quốc Lịch sử đã cho thấy rõ điều

này Thời Xuân Thu - Chiến Quốc;.các học thuyết - Đạo gia, Mặc gia và nhất là Pháp gia đều phê phán đạo Nho Thời Tần thì Tần Thủy Hoàng đốt ' sách nho và chôn sống các nhà nho chống đối Thời Hán, các vị vua đầu triều đại này như Cao

Đế, Huệ Đế, Cao Hậu, Văn Đế, Cảnh Đế đều coi

trọng đạo Hoàng Lão và coi thường đạo Nho

Thậm chí Hán Cao Tổ (Cao Đế) còn đái lên mũ

của nhà nho Chỉ đến thời Hán Vũ Đế (140 - 87

T.C.N), thì Nho học mới được đưa lên địa vị độc

tôn Từ đó về sau các triều đại phong kiến Trung Quốc đều tôn sùng Nho Như vậy, Nho là con đẻ của chế độ phong kiến Trung Quốc Nhưng khi trỏ

thành hệ tư tưởng thống trị của xã hội này, thì nó

Trang 9

Hon 2.000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, các triều đại kế tiếp nhau đều xem Nho học là cơ số tư tưởng của đạo trị nước Vì vậy, khi xã hội khủng hoảng, người ta quy cho là tại triều đại không sáng suốt, không có vua hiền, tướng giỏi, không thục hiện đúng các nguyên lý của đạo Nho,

chứ không phải là tại bản thân đạo đó Và vấn đề đặt ra là thay đổi triều đại, chú không phải là thay

đổi học thuyết thống trị Điều đó làm cho Khổng

Tủ được xem là ông thầy ỏ bậc thánh (chí thánh

tiên sư), ông thầy của muôn đời (vạn thế sư biểu)

Và Nho học được xem là một học thuyết thống trị xã hội không thể thay thế

Phải nói rằng, ngay sau khi được chính quyền _ thừa nhận làm nền tảng tư tưởng và đường lối trị nước, thì Nho học đã phát huy được vai trò tích cực nhất định trong xã hội Điều nay không phải là không có lý do

Là học thuyết của xã hội phong kiến, do xã hội đó sản sinh ra, bản thân Nho học cũng nêu lên được một số những nguyên lý, những nguyên tắc, một số đường lối và phương pháp có thể bảo đảm

Trang 10

người, một dòng họ, một triều đại, một xã hội đều do một lực lượng siêu nhiên sắp đặt, chỉ phối Các nhà nho đều nghĩ như thế Nhưng cũng có nhà nho do lập trường chính trị tiến bộ và cũng do biết quan sát và đúc kết hoạt động thực tiễn chính tri - xã hội, nên có sự hiểu khác vé ménh tréi và tuân theo mệnh tròi Họ cho rằng người có quyền thế trong thiên hạ, muốn giữ được mệnh trời, thì phải có đức Họ viện dẫn câu nói của sách Thượng Thư: "Hrời cao không có thân với ai, chỉ giúp đư người có đúc" (Hồng thiên vô thân, duy đức thị phụ) Họ còn cho rằng: Lòng dân là ý trời, ý trồi từ lòng dan mà ra, "Trời trông là ở dân ta trông, trời nghe là ở dân ta nghe” (Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính) Từ đó Khổng Tử đặt vấn đề: "Cái sọ đầu tiên là mệnh trời" (uý thiên mệnh)

và con người phải biết mệnh trời (tri thiên mệnh) để yên phận và cũng để hành động cho đúng Với

quan niệm như vậy, người làm vua thiên hạ phải thận trọng trong hành động, phải nghĩ đến lòng dân và do đó giảm bót được mức độ áp đặt chủ quan, làm hại đến quyền dân lrong thực tế, một

ông vua nếu có đường lối, chính sách dựa vào quan

Trang 11

ông vua nhân đức, còn đối vói người dân thì dù cuộc sống của bản thân còn những bất công, oan ‘tc, ho van có thể chấp:nhận bề trên của mình

Nguyên lý thứ hai là người hoạt động chính trị

phải lấy việc tu sửa mình làm điều đầu tiên Sách "Đại học" nêu lên con đường tiến thân của người làm quan là: "Tu thân,:tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”; có tu được thân, thì mdi £ề- được gia, có tề được gia, thì mới trị được quốc, có trị được quốc, thì mới bình được thiên hạ Ö_ nguyên lý này có

nhân tố hợp lý nhất định Bỏi vì làm chính trị là

néu ra được những điều cần làm cho con người và xã hội, là điều khiển con người và xã hội làm theo quan niệm của mình; và để người khác làm được điều đó, thì bản thân mình phải thục hành trước

Bề trên có làm gương, thì mới có điều kiện để đòi

hỏi kẻ khác làm theo Nếu "thượng bất chính, thì hạ tắc loạn" Tuy nhiên, ö đây cũng có những điều

không phù hợp với thực tế, không là phổ biến vói

hết thảy mọi người, vì có người tuy "tề được gia”, nhưng không "trị được quốc”, "trị được quốc”, nhưng không "bình được thiên hạ" Để thực hiện được sự tuần tự đó, còn phụ thuộc vào tài năng của mỗi người, và con người như thế trong thiên hạ

Trang 12

kinh bang tế thế, thì thực hiện nguyên lý trên sẽ là điều bảo đảm cho họ thành công, là điều để họ thu hút được lòng người hướng về mình

Nguyên lý thứ ba trong học thuyết Nho là, muốn có.cục diện dân giàu nước mạnh, thì phải thực hiện đường lối đức trị (còn gọi là nhân trị, lễ trị Khổng Tử là người sáng lập ra đạo Nho, đã đề xuất ra tư tưởng này Đến Mạnh Tử; tư tưởng đức trị lại được hoàn chỉnh thêm một bước và được gọi là đường lối nhân chính (còn gọi là đường lối chính

trị nhân nghĩa) Đường lối này lúc mói xuất hiện

đã bị các học thuyết khác phê phán, phủ nhận

Nhưng qua sự thử thách của lịch sử, cuối cùng nó đã được xã hội phong kiến, chấp nhận Đường lối 'nhân chính vói các nội dung: có quan tâm đến đồi sống của dân, thì dân mói theo, đối vói dan, thi phải bót hình phạt, nhẹ tô thuế, phải giáo dục dân để dân tự giác làm theo, v.v đã là cö sở cho các chính quyền thân dân, gây được thiện cảm vói dân; đã là căn cú cho người dân yêu cầu người lãnh đạo mình, phải có trách nhiệm vói cuộc sống của dân Nguyên lý trên hầu như có súc sống trọn vẹn cho đến cuộc cách mạng tư sản của Trung Quốc đầu

thế kỷ XX _

Trang 13

tam cương ra, còn phải có nghĩa, có nhân đối vói

nhau Khổng Tử nêu lên: phải yêu người, không

được làm hại người, cái gì mình muốn thì làm cho người, v.v Mạnh Tủ nêu lên: con người phải có lòng trắc ẩn, phải cứu vót người hoạn nạn, v.v Đổng Trọng Thư nêu; lấy điều nhân làm cho người ta yên, v.v Thái độ coi trọng con: người, : yêu thương con người như trên, tuy xây dựng trên lập

trường phong kiến và xen kế vói các yếu tố khác, song ở đó cũng thể hiện một ý thức trách nhiệm với con người, với xã hội, và do đó có cơ sỏ để gắn bó được con người, gắn bó được cộng đồng

Các nguyên lý trên, tuy chưa bao hàm hết các

yếu tố tỉch cực của đạo Nho, nhưng đã cho thấy đó là một học thuyết có giá trị Tư tưởng quân quyền và ý thức tôn ti trật tự, thì trong nhiều học thuyết truyền thống của Trung Quốc đều có, và mức độ mãnh liệt thì không đâu bằng Pháp gia Nhưng tính chất nhân quyền, nhân đạo, nhân sinh thì chỉ có

trong học thuyết của Nho là được trinh bay một cách cặn kế, nhiều mặt

Trang 14

chính trị phong kiến tông pháp kiểu Trung Quốc

luôn là nguyên nhân tạo ra Nó thống nhất được

quốc gia đa dân tộc có đất rệng người đông, làm

cho quốc gia này có sự cố kết bên trong và đủ sức _

chống được nạn ngoại xâm từ phương Bắc và Tây Bắc tràn tói Nó hạn chế được một phần tốc độ

-phân hóa giàu nghèo và sự bóc lột tàn nhẫn vốn

gắn liền vói chế độ xã hội đó, làm cho xã hội đó có sự ổn định nhất định để phát triển sản xuất Chính vì vậy mà các tập đoàn phong kiến Hán tộc

hay ngoại tộc (Mông Cổ, Mãn Thanh, ) ở Trung

Quốc đều tôn sùng đạo Nho, đều mong qua đó có “được cơ sỏ tư tưởng để gắn bó lòng người, để xã

hội có sự bình yên và thịnh vượng

Nhưng cũng phải nói rằng, Nho học là một hệ

thống lý thuyết khép kín, bảo thủ Nó lấy tiên

vương, tiên thánh làm chuẩn đích, lấy Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Vũ, Châu Công, Khổng Tủ làm mẫu mực Nó chủ trương "Pháp cổ" (bắt chưóc đỏi xưa), "Pháp tiên vương" (bắt chước các

vua đòi xưa) làm kim chỉ nam cho hành động Nó

quạn niệm sự biến hóa của troi đất, xã hội va con

người là theo vòng tuần hoàn: "Âm cực dương hồi",

"bĩ cực thái lai" Thế giới khách quan và thực tiễn

Trang 15

vào tình trạng khủng hoảng, lung tung Trudc tinh hình đó, giai cấp phong kiến các triều đại về sau ˆ chỉ biết tăng cường tính nghiệt ngã của các quan hệ trong "Tam cương", chỉ biết đối lập "lý" và "dục", hướng về "lý" và phê phán "dục", phê phán những

nhu cầu sống vốn là bản tính tự nhiên của con

người Và một kết quả tất yếu là lý thuyết đó góp phần làm cho xã hội lâm vào sự khủng hoảng triền miên, lâm vào sự bế tắc kéo dài, làm cho Trung Quốc ngày càng tụt hậu so với các nước phương Tây cũng từ phong kiến đi lên

Ngoài những hạn chế thuộc về thế giói quan

như trên, Nho học còn là học thuyết bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị, bảo vệ lợi ích của một dòng họ thống trị Tuy học thuyết này nêu lên tử tưởng xem dân là gốc của nước, xem vấn đề dân là vấn đề đầu tiên trong các vấn đề quan trọng nhất của xã hội, xem mối quan hệ vua - dân là mối quan hệ cơ bản của sự ổn định chính trị, vua là thuyền, dân là nước, giữ sao cho nưóc mãi mãi chỏ

thuyền, v.v nhưng nó bất lực trước những vấn đề

phức tạp luôn nảy sinh của xã hội, và nhất là do

giai cấp phong kiến vì quyền lợi ích kỷ của triều

đình, của dòng họ thống trị, đã không quản gì đến

Trang 16

bóc lột người dân Vì vậy, kẻ phản úng đầu tiên với giai cấp địa chủ phong kiến, vói triều đình và

vói Nho học - học thuyết của giai cấp thống trị - là giai cấp nông dân Nhiều lần trong lịch sử, nông

dân đã nổi lên đấu tranh quyết liệt, kêu gọi đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đánh đổ triều đình, và cho thấy một khuynh hướng muốn bác bỏ

vai trà xã hội của Nho học để xác lập vai trò thống

trị của một lý thuyết khác :

Cuộc khỏi nghĩa Hoàng Cân do Truong Giác

lãnh đạo nổ ra năm 184 dưới thồi Đông Hán và

cuộc khỏi nghĩa Hoàng Sào do Hoàng Sào chỉ huy

nổ ra năm 875 dưới thời đại nhà Đường là những

cuộc khởi nghĩa nông dân nổi bật trong lịch sử

Trung Quốc Các cuộc khỏi nghĩa này làm chấn động xã hội đương thời, nhưng cuối cùng đều thất

bại Giải thích về nguyên nhân thất bại đó, nhiều

nhà sử học Trung Quốc đều cho rằng lãnh tụ của nghĩa quân không có kinh nghiệm trong tổ chức lực lượng, trong chiến đấu và trong bảo vệ kết quả đã

đạt được Nhưng có một nguyên nhân mà còn ít

Trang 17

nhất thời của dân, mà không biết con đường tiến tdi trong tương lai Lý tưởng của cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân là để cho thiên hạ thái bình, để mọi người được sống công bằng; khẩu hiệu của cuộc

khỏi nghĩa Hoàng Sào là vì trăm họ, vì dân, đều là những chủ trương tốt đẹp, nhưng tư tưởng làm cơ sở cho những chủ trương đó thì chỉ là lồi sấm truyền, là bùa chú của Đạo giáo phù thủy (Thái

Bình đạo của cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân), là cái gọi là "Sứ mệnh của trời” (Cuộc khỏi nghĩa Hoàng

Sào) Những tư tưởng đó làm thế nào có thé quan

lý được một xã hội đã phát triển như xã hội Trung Quốc đương thời, làm thế nào có thể so sánh được

với Nho học Vì vậy hành động dưới sự lãnh dao

của những tư tưởng đó không thể không đi đến

thất bại

Cuộc khỏi nghĩa nông dân tiêu biểu nhất trong

Trang 18

cho mọi người đều có quyền "có ruộng cùng cày, có com cùng ăn, có tiền cùng dùng, có áo cùng mặc, không chỗ nào là không đều nhau, không chỗ nào là không no ấm" (Nguyên đạo giác thế); cho thiên

hạ là một nhà, cho mọi người đều là anh em (Thiên hạ tổng nhất gia, phàm gian giai huynh đệ) Cuộc khởi nghĩa này còn đề xuất được một hệ thống tư tưởng rõ ràng, cụ thể, gồm hai phương diện chống và xây Một mặt, là chống tư tưởng Nho gia, như: "Truy tìm lý do của yêu ma làm loạn, phần lón đều là do sai lầm của sách Khổng Khâu đạy người" và chủ trương: "Phàm là tất cả yêu thu, tà thuyết của Khổng Mạnh, Chư Tủ, Bách Gia đều

đem đốt hết" ("Tùng khán" cuốn 1) Mật khác, là

đề cao tư tưởng bình dang, bac ái của "Thiên - Quốc" Cuộc khỏi nghĩa này đã đặt ra vấn đề phải

xác lập một học thuyết tư tưởng thống trị mói, thay thế cho Nho học truyền thống

Nhưng lý thuyết mà Hồng Tú Toàn và chiến hữu của ông nêu lên không phái là phản ánh yêu

cầu của một phương thức sản xuất mới cao hơn

phương thức sản xuất phong kiến truyền thống, mà là một lý thuyết được nêu lên bởi sự hỗn họp của KHô giáo phương Tây và quan niệm thần học đã

Trang 19

thuyết này, tuy phản ánh niềm hy vọng của nông dân ỏ chỗ cơm no áo ấm và do đó được nông dân ủng hộ, đi theo, nhưng cục diện đó không thể duy trì được lâu dài vì tính chất không tưởng và ảo tưởng của nó, vì gốc rễ Kitô giáo không phù hợp

vói truyền thống Trung Quốc Nó chỉ là sản phẩm

nhất thời của một trào lưu lịch sử bất bình trước hoạ xâm lăng của đế quốc, tư bản.phương Tây và sự yếu ót, bất lực của triều đình Mãn Thanh, có tác dụng dọn đường cho các trào lưu yêu nước: khác sau này Chính vì vậy, cuộc khỏi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc chỉ kéo đài được một số năm và chính người cầm đầu của cuộc khỏi nghĩa này lúc đầu thì chống Khổng - Mạnh, nhưng cuếi cùng lại

phải quay về với Khổng - Mạnh Bản thân Hồng Tú Toàn lại phải nói: "Sách của Khổng - Mạnh bất

tất phải phế bỏ, ở trong đó có nhiều điều hợp vói thiên tình đạo lý" (“Tùng khán” cuốn hai) Và 6 giai đoạn cuối của Thái Bình Thiên Quốc, ông lại chủ trương khôi phục lại một cách có hệ thống: "quân đạo", "thần đạo", "tử đạc”, "phu dao", "thé đạo" và quan niệm "sinh sát tại thiên tử”, "thê đạo tại tam tòng" Rõ ràng là đã trỏ lại đạo Khổng - Mạnh một cách đầy đủ

Trang 20

lên rằng các phong trào nông dân Trung Quốc trong thời kỳ phong kiến, dù là phong trào đã phát triển đến mức độ cao như Thái Bình Thiên Quốc cũng đều khơng thể thốt khỏi sự thống trị của giai cấp phong kiến và học thuyết của nó là Nho học Giúp họ thoát khỏi chỉ có thể là các học thuyết khác của các giai cấp khác cao hơn giai cấp phong

kiến Các giai cấp này sẽ xuất hiện ỏ giai đoạn sau của lịch sử

Trên đây là quan điểm của nông dân trước vai trò của Nho học trong xã hội Còn quan điểm của kẻ thống trị thì sao? Có phải tất cả mọi người thuộc giai cấp thống trị đều thừa nhận Nho học là học thuyết hoàn hảo, đương nhiên giữ vai trò thống trị xã hội hay không? Tình hình thực tế không phải thế Giai cấp này gồm nhiều tầng lóp, nhiều con người có những cảnh ngộ khác nhau, nên thái độ của mỗi người trong giai cấp đó đối vói Nho học cũng có sự khác nhau Xét về toàn giai cấp thì thừa nhận, nhưng ỏ một số cá nhân cụ thể, thì cũng có sự phủ nhận ỏ các mức độ khác nhau

Trang 21

(27 - 97) thời Hán trong tác phẩm "Luận hành" vói các chương "Vấn Khổng" (Hỏi Khổng Tử), "Thích Mạnh" (Đâm Mạnh Tủ) đã phê phán những quan điểm mâu thuẫn trong học thuyết Khổng-Mạnh Hoang Tong Hy (1610 - 1695) thai Minh - “Thanh

chỉ ra tác hại của chế độ quân chủ tông tộc ma Nho gia đề cao Ông nói: "Kẻ gây ra cái hại lón

nhất trong thiên hạ chỉ là ông vua mà thôi" Đói Chấn (1723 - 1777) thời Thanh phê phán quan điểm "Tồn thiên lý, điệt nhân dục" (Giữ lấy thiên lý và tiêu diệt sự ham muốn của con người) của Tống Nho là đạo lý giết người ("Hậu Nho di lý sat nhân") (Mạnh Tủ tự nghĩa só chứng - Lý), đồng thời quan niệm rằng lý ỏ ngay trong dục: "Lý tồn ư dục" Nhưng những ý kiến trên chỉ là cá biệt, chưa trỏ thành một trào lưu rộng rãi có nhiều người tham gia

Việc xét lại vai trò xã hội của Nho học, lịch sử đã dành cho tầng lóp sĩ phu ở cuối thế kỷ XIX,

đầu thế kỷ XX Những người này vốn được đào tạo từ Cửa Khổng, Sân Trình, nhưng đọc "Tần thư), "Tân văn" (sách báo giói thiệu về xã hội và học

thuật phương Tây lúc bấy giò, được dịch ra tiếng

Trang 22

thống, mà vẫn có thể tiến kịp thời cuộc Một mặt,

họ thấy phải bảo tồn Nho học, mặt khác lại thấy

cần thiết phải du nhập hệ tư tưởng phương Tây tư

bản chủ nghĩa để đổi mới đất nước Từ đó họ đi

đến hành động cải lương về chính trị, chủ trương thục hiện chế độ quân chủ lập hiến, lập hội Bảo

Hoàng, xúc tiến việc biến pháp Để làm được điều

đó, họ chủ trương dung họp tư tưởng Đông-Tây, kết họp Nho học với Tây học, quân quyền với dân quyền, tiệm tiến luận, tuần hoàn luận vói tiến hóa luận, đạo đúc phương Đông với kỹ thuật phương Tây, v.v Những chủ trương nửa vời như thế, làm cho quan niệm của họ có nhiều mâu thuẫn Lúc thì

néu "Trung hoc vi thé, Tay hoc vi dung” (Hoc thuat

của Trung Quốc là cơ bản, học thuật của phương Tây là để dùng), lúc thì đề ra "Lấy tự do lam thé, | lấy dân chủ làm dụng” (Nghiêm Phục); lúc thì phê phán Tam cương, ngũ thường của nhà Nho, lúc thì chủ trương "lôn lễ độc kinh", lấy Khổng học làm quốc giáo (Khang Hữu Vi); lic thi phê phán đường lối cải lương, lúc thì tuyên truyền cho đường lối "Tôn Khổng độc kinh" (Chương Thái Viêm), v.v Nho học vẫn còn ảnh hưởng sâu nặng trong họ

Việc phê phán Nho học 6 Trung Quốc chỉ trỏ

Trang 23

cách mạng xã hội đã diễn ra, và chính thể dân chủ đã xuất hiện, nhưng vẫn còn có thế lực muốn phục

hồi chế độ phong kiến, muốn bám lấy cái gọi là

"quốc hồn", "quốc túy" trong Nho học để chống lại tư tưởng dân chủ và xã hội:dân chủ của thời đại mói Sau cách mạng Tần Hợi 1911 một số phần tử _ phong kiến còn đề cao Nho học để hòng phục hồi chế độ cũ Đấu tranh chống lý thuyết Nho học lúc

bấy giờ trỏ nên cấp bách hơn bao giò hết đối vói

các phần tử cách mạng tư sản Những người này | căm thù chế độ phong kiến và hệ tư tưởng Nho học của nó Phong trào "Ngũ Tứ 1919” là phong

trào tiêu biểu cho khuynh hướng tư tưởng này Để

đi đến phong ểào đó, các nhà tư tưởng tiêu biểu đã công khai lên án Nho học Lố Tấn (1881 - 1936) bằng hình tượng nghệ thuật, trong tác phẩm "Nhật ký người điên” gọi "Nhân, nghĩa, đạo đúc” của nhà Nho là đạo lý "ăn thịt người" (ngật nhân), đồng thời kêu gào lên, hãy "cứu lấy trẻ con" (cứu

cúu hài tử), Ngô Ngu (1872 - 1949) còn nói rõ

tai hại của đạo Khổng: "Ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc mất nước, mất giống nòi thật là lón!", "Cục điện thiên hạ Trung Quốc sở dĩ cú một trị,

Trang 24

một loạn đều là cái hại do Nho giáo gây nên”, và ông hô hào: "Đả đảo Khổng gia điểm"Œ), Việc phê - phán Nho học đó, trên thục tế đã góp phần ngăn

chặn sự phục hồi xã hội phong kiến và khẳng định

xu thế tiến lên của lịch sử

Một học thuyết giữ vai trò thống trị xã hội hơn 2.000 năm không thể vì một số lồi phê phán gay gắt trên mà mất đi, mặt khác, một học thuyết uyên thâm và làm cơ sở tư tưởng cho nền ván hóa Trung Quốc đồ sộ như thế không thể chỉ rặt một tác dụng tiêu cục Vì vậy, sau cuộc vận động Ngũ Tứ

không lâu, người ta phải đánh giá lại vai trò của Nho học Một số nhà lý luận mácxít đã đảm đương công việc này Quách Mạt Nhược, Phạm Văn Lan, Hầu Ngoại Lư, Đỗ Quốc Tưởng, v.v bằng các tác phẩm chuyên sâu của mình, đã có những đánh giá -Íít nhiều mang tính khách quan, khoa học đối với nội dung của Nho học, cũng như đối vói vai trò của nó trong lịch sử Trung Quốc Nghiên cứu của họ đã mang một ý nghĩa mi

Năm 1949, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung

Hoa được thành lập Một giai đoạn mới của lịch sử

( Dãn theo Trung Quốc cận đại trứ danh triết học gia bình

truyện Chương "Ngô Vøu”, Tê Lỗ xuất ban xa Son Đông 1983,

Trang 25

Trung Quốc bắt đầu Người ta phải xây dựng lại cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Nhưng việc xây dựng xã hội mói chỉ có thể bằng những con người và tư liệu do lịch sử trước đó để lại, mà những thành phần này thì ít nhiều vẫn còn bị tư

tưởng Nho học chỉ phối Mặt khác, xã hội Trung Quốc là một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến, một xã hội vẫn còn đất cho tư tưởng Nho học tồn tại và phát huy, điều đé gây cản trỏ cho việc xây dụng xã hội mới Vì vay, bên cạnh việc cải tạo xã hội cũ về mặt kinh tế, chính trị, người ta còn phải tiến hành phê phán, cải tạo những tử tưởng cũ nhất là đối vói Nho học

Như trên đã trình bày, các nhà tư tưởng tư sản

Trung Quốc đi đầu trong việc phê phán, gạt bỏ Nho học Nhung đó là theo yêu cầu của cách mạng tư sản Còn đối với các nhà tư tưởng trong giai đoạn có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì việc phê phán Nho học là tạo cơ sỏ tư tưởng và bảo đảm cho chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Mao Trach Đông có điều kiện phổ biến và chiến thắng trên toàn lãnh thổ Trung Quốc Việc phê phán đó được triển khai toàn điện và

được tiến hành dưới hình thức là các đọt nghiên

Trang 26

Người ta đã nghiên cứu xoay quanh các vấn đề: Thời đại và lập trường giai cấp của Khổng Tủ, tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học, tư tưởng giáo

dục của Khổng Tủ, phương pháp luận của Khổng Tủ, nội dung cơ bản của tư tưởng Khổng Tủ, cuộc

đời của Khổng Tủ, v.v Người ta đã có nhiều phát

hién so vdi trudc Nhung vì nghiên cứu có định hướng, nên có phần không được khách quan trong phân tích và nhận định, trong trích dẫn và khái quát Chẳng hạn đã có kết luận như: xem tư tưởng

"nhân" của Khổng Tử là tư tưởng của chủ nộ, "nhân" của Khổng Tử là yêu người thân, "nhân" của

Khổng Tủ là nhằm cứu vãn chế độ chiếm hữu nô

lệ đang trong tình trạng lung lay, "nhân" và "lễ" chỉ

là sợi dây trói buộc lòng người, đối vói đương thời

cũng như đối với tương lai, đều làm tê liệt sự

chống đối của nhân dân; xem đường lối chính tri của Nho gia là đường lối duy tâm, lạc hậu trong lịch sử Thậm chí còn có người dùng những thuật

ngữ hiện đại để bôi nhọ Khổng Tủ, như nói Khổng

Tử là: "Một kẻ kéo lùi lịch sử", "Một tên gian manh lừa đảo chính trị", "Một tên đại ác bá hung hãn, tàn bạo”, "Một con trùng ký sinh vô văn hóa,

Trang 27

cơ sở, và do đó không có sức thuyết phục Vì vậy, hé co dip là người ta đặt lại, xem xét lại về Khổng

Tủ ;

Dinh cao của việc phê phán Nho học và ảnh hưởng của Nho học là trong thời kỳ gọi là "Cách mạng văn hóa vô sản" Người ta biến phê phán học thuật thành phê phán chính trị Người ta gắn việc phê phán Khổng Tủ vói việc phê phán Lâm Bưu, nhà chính trị và quân sự hiện đại Trung Quốc Người ta xuyên tạc lịch sử và có thái độ hư vô đối vói lịch sử, như phủ nhận sạch trơn đối vói hệ tư tưởng của Nho gia Kết quả là một tâm lý oán ghét quá khứ, đập phá quá khú, phá phách di sản văn hóa tràn lan trong tầng lóp thanh thiếu niên, tạo nên một sự hỗn loạn khắp nơi, khiến nhà đương

cục không tài nào kiểm soát nổi Và một kết quả khác đã điến ra ngược vói khẩu hiệu ban đầu của phong trào là loại trừ ảnh hưởng của Nho học

Điều đó không những không loại trừ được mà còn -làm cho nó thêm trầm trọng, vì đằng sau những lời kêu gọi có tính chất cách mạng đó, là bao nhiêu những tư tưởng phong kiến ít nhiều liên quan tới Nho học, như quyền uy, gia trưởng, độc đoán áp chế, được tự do hoành hành |

Trang 28

nhân kìm hãm sự phát triển của xã hội Trung Quốc, làm cho Trung Quốc lạc hậu so với các nước phương Tây, xem đấu tranh chống ảnh hưởng của Nho học là con đường để giải phóng sức sản xuất, thác đẩy sự phát triển xã hội, người ta đã ra sức bài bác Nho học, nhưng kết quả thực tế thì ngược lại Sức sản xuất không những không được giải phóng mà còn bị kìm hãm hơn, đòi sống kinh tế xã hội không những không được cải thiện mà còn lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn Trong khi đó thì ỏ Nhật Bản và "Bốn con rồng mới ở châu Ấ", người ta đã phát huy được một số yếu tố tích cực của Nho học vào việc giáo dục ý thức cho người lao động, vào việc quản lý sản xuất và điều hành xã hội, làm cho nền kinh tế của họ có đà

tăng trưởng nhanh chóng và đời sống của người

dân nơi đó được cải thiện nhiều Đành rằng tạo ra được bức tranh trên không chỉ là do Nho học, nhưng Nho học là một yếu tố không thể không tính tói Như vậy, cũng đã có điều kiện để so sánh hiệu quả của hai thái độ, hai cách làm khác nhau, từ đó có thể rút ra những kết luận cần thiết Ó thời đại

Trang 29

nhanh chóng thì nắm dudc thoi co, cham chap thi

sa vao nguy co Tăng trưởng kinh tế nhanh là một điều kiện để nắm được thời cơ, tránh được nguy cơ Bất cứ yếu tố nào giúp cho tăng trưởng kinh tế cũng được người ta tìm hiểu và trân trọng Vì vậy, cách sử dụng di sản Nho học vào sản xuất và đồi sống của các nước phát triển ở châu Á trên khiến người Trung Quốc đại lục không thể không chú ý

Kinh nghiệm ở trong nước và thế giới, khiến

mấy năm lại đây, người Trung Hoa lục địa đã có cách nhìn nhận khác đối vói Nho học trong lịch sử cũng như là ö hiện tại Không còn hiện tượng phê phán một chiều, không còn thái độ căm giận, ghét bỏ Ngày nay người ta thấy phải đề cao Nho học O day không phải là cách làm có tính chất tuần - hoàn như trước đây, cú một hồi phê phán, lại một hồi đề cao, cũng không phải tuân theo chiều hướng đấu tranh tư tưởng "nhấp nhô kiểu làn sóng" như có người Trung Quốc đã nhận định trước đây, mà là kết quả của sự bình tâm đối vói các di sản van

hóa tư tưởng Người ta thấy được Nho học vẫn

Trang 30

sẽ là những động lực thúc đẩy xã hội và con người Trung Quốc ngày nay tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bưóc ngoặt trong việc đánh giá vai trò của Nho học trong xã hội ngày nay là Hội nghị khoa học

quốc tế nghiên cứu về Khổng Tử và Đại hội thành

lập Hội liên hiệp Nho học quốc tế nhân địp kỷ niệm 2545 năm sinh Khổng Tủ, diễn ra ỏ Bắc Kinh

tháng 10 - 1994 Ö các hội nghị này, nhiều đại biểu

trong tham luận của mình đã nói lên những nhận

định có tính khái quát về vai trò của Nho học

trong hoạt động thực tiến xã hội ngày nay Ông Lý

Trang 31

của người Mỹ" (4), Ong néu ra mot két qua thuc tế do việc giáo dục giá trị quan của Nho học đưa lại "Từ kinh nghiệm quản lý đất nưóc Singapore, đặc biệt là trong những ngày gian khổ từ năm 1959 đến năm 1969, khiến tôi tin tưởng sâu sắc rằng, nếu không phải là đại bộ phận nhân dân Singapore được hun đúc qua giá trị quan của Nho học, thì chúng tôi không có cách gì có thể.khắc phục đước những khó khăn và trỏ ngại đã vấp phải" ), Ong Cốc Mục, Hội trưởng Hội nghiên cứu Khổng học Trung Quốc nói lên triển vọng to lón của Nho học trên phạm vi quốc tế ngày nay: "Nho học, văn hóa truyền thống cổ xưa phương Đông này có khả năng thu được giá trị mói, gây được ảnh hưởng tích cực trong sự phát triển mới của xã hội loài người trên thế giới ở trong một khu vực rộng rãi"), Nhiều đại biểu khác cũng thừa nhận ý nghĩa tích cực hiện nay của Nho học Nho học thực sự đã có một vai trò mói và một sức sống mới

Các tác phẩm Nho học Trung Quốc còn đó, ), Văn kiện Hội Liên hiệp Nho học Quốc tế Bắc Kinh, 10 - 1994, trang 38 (Tiếng Trung Quốc)

(2), Sđd, Trang 37 (Tiếng Trung Quốc)

Ở) Văn kiện Hội liên hiệp Nho học Quốc tế Tài liệu đã dẫn,

Trang 32

nền văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ phong kiến mang đậm màu sắc Nho học còn đó Nó là di sản văn hóa quý báu và đồ sộ của Trung Quốc Nó

cũng là di sản văn hóa lón của loài người Dù ai đó

-có muốn hay không, thì nó vẫn đang tác động đến con người Trung Quốc, con người Á Đông, con

người ỏ nhiều khu vực khác trên thế giói ngày nay

Hiện có người nói, Nho học là học thuyết của cả

loài người ở thế kỷ XXI Điều này hãy chờ xeml

Nhưng có điều chắc chắn là Nho học vẫn còn có tác dụng ở thế kỷ tói và tác dụng đó như thế nào là tùy thuộc Ó lập trường và phương pháp của người sử dụng nó

I NHO HỌC - NHỮNG NỘI DUNG TRANH

LUẬN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Nho học là vấn đề học thuật lón ỏ các nước phương Đông Việc tìm hiểu nội dung, tính chất và

vai trò lịch sử của nó đã được giói nghiên cứu đặc

Trang 33

được cũng khác nhau Nhưng cứ mỗi lần tranh luận là có thêm những vấn đề múói cần phải đi sâu, cần - có những kiến giải mới, sự thuyết phục mới

Ó Trung Quốc, nơi sản sinh ra Nho hoc, da diễn ra nhiéu dot thao luận về học thuyết này Đầu thập kỷ 60 trên các báo và tạp chí ở Trung Quốc đã đăng tải nhiều bài nghiên cứu về Khổng Tủ, sau

đó tuyển lựa và tập hợp thành cuốn sách "Khổng

Tủ triết học thảo luận tập" (Trung Hoa thư cục

xuất bản - Bắc Kinh 1962) Nhưng không lâu sau,

ở Trung Quốc xảy ra cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản", kéo dài từ năm 1966 đến năm 1976 Lúc này người ta phê phán Nho giáo, nhất là Khổng Tử và gắn việc phê phán Khổng Tử vói việc phê phán Lâm Bưu, một nhà hoạt động cách mạng của Trung Quốc hiện đại Sang thập kỷ 80, tình hình - chính trị Trung Quốc đổi khác, người ta đã có thái độ mói đối vói Khổng Tử và Nho học nói chung Trên các báo chí không ngót xuất hiện các bài nghiên cứu mói về nhà tư tưởng vi đại này Và đến năm 1987, ở quê hương Khổng Tủ - Khúc Phụ, tỉnh Son Đông, các học giả Trung Quốc đã cùng với một số các nhà Khổng học trên thế giói, tổ chúc cuộc Hội thảo quốc tế đầu tiên về Nho học ở

Trang 34

Tử (551 trước CN - 1989) Sau hội thảo, hai cuốn kỷ yếu với tên "Nho học quốc tế học thuật thảo

luận hội” đã được xuất bản (Tề Lố xuất bản xã -

1989)

Cuộc thảo luận quốc tế trên là một bước tiến

mới trong việc nghiên cứu Khổng Tử và Nho học

Tuy vậy, ỏ đó còn có những vấn đề cần phải tiếp

tục

'Ö Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, các nhà

Nho chỉ làm nhiệm vụ truyền bá nội dung của đạo Nho qua các sách kinh điển của nhà Nho Chu

Van An có cuốn "Tứ thư thuyết ưóc", Lê Quý Đôn:

có tác phẩm "Tú thư ước giải", Ngô Thì Nhậm có tác phẩm "Xuân Thu quản kiếm", Phạm Nguyễn Du có tác phẩm "Luận ngữ ngu án", v v Ý kiến của họ về các tác phẩm trên tuy có khác nhau,

nhưng chưa gây thành những tranh luận |

Dau thé ky nay đã xuất hiện những nhà nho - học mới của Việt Nam Phần lón trong số họ đều uyên thâm Hán học, một số người trong đó thành

thạo cả Pháp văn và văn hóa Pháp Một mặt, họ dịch các tác phẩm kinh điển của Nho giáo ra quốc ngữ, mặt khác, dịch các tác phẩm: của người Âu

viết về.Nho giáo ra tiếng Việt Đồng thời họ cũng

Trang 35

báo và tạp chí như "Nam phong", "Phụ nữ tân van", "Thanh Nghị", "Tri tân”, v.v các nhà xuất bản như

Mai Lĩnh, Trung Bắc tân văn, Khai trí tiến đức

v.v , thường cho ïn những bài, những cuốn sách nghiên cứu và giới thiệu về Nho giáo Lúc này quan điểm về Nho đã có sự khác trước và đã gây ra những tranh luận ỏ mức độ nhất định Các tác giả và dịch giả như Phạm Quỳnh, Tran -Trong Kim,

Nguyễn Bá Trạc, Tùng Vân, Nguyễn Hữu Tiến, :

Nguyễn Trọng Thuật, Phan Bội Châu, Phan Khôi,

Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, v.v là những cây bút Nho học nổi tiếng đương thời

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ö vùng quản lý của chính quyền Ngụy, việc nghiên cứu về

Nho giáo vẫn được tiếp tục Các cây bút như

Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Kim Định,

v.v thường xuất hiện trên báo chí Tuy vậy, việc

nghiên cứu của họ phần lón còn dừng lại ở giới

thiệu nội dung và các tác phẩm kinh điển của nhà

Nho, còn sự phân tích, nhận định của họ thì chịu

nhiều ảnh hưởng của các nhà nghiên cứu Tây Âu

và Mỹ

Ở-vùng giải phóng và dưới chính thể Việt Nam

Trang 36

Tuy vậy, đó không phải là ý nghĩ của tất cả Trong các cuộc hội thảo cũng như trên sách báo đều cé những ý kiến khác nhau Tình hình ấy có thể thấy được qua các cuộc hội thảo khoa học do Viện Triết học chủ trì, như các cuộc hội thảo tổ chức vào các năm 1973, 1979 về Nho giáo, cuộc hội nghị khoa học về Nguyễn Trãi năm 1980, cuộc thảo luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam năm 1984 Bộ Đại học cũng có hội nghị chuyên đề về Nho giáo năm 1984 Một phần phát biểu trong các cuộc hội nghị đó đã được phản ánh trên các tạp chí "Triết học", "Sử hoc", "Van học”, “Xã hội học” v.v

Đáng phi nhó là các bài viết đã đăng trên tạp chí hoặc báo cáo tại các cuộc thảo luận trên, như "Nho giáo và chủ nghĩa Mác ỏ Việt Nam" viết bằng

Trang 37

tàn dư tệ hại của Khổng giáo" của Nguyễn Thanh

Bình, tổng biên tập báo “Tiền Phong", đăng trên báo"Tiền phong" số 16 - 8 - 1973, đã gây được sự

chú ý, vì nó đặt ra vấn đề có thể kế thừa tư tưởng của Nho giáo không? và kế thừa như thế nào? Gần

đây cuốn sách "Nho giáo xưa và nay" do giáo sư Vũ Khiêu chủ biên và Nhà xuất bản Khoa học xã

hội xuất bản năm 1991, cũng được độc giả chào

đón, vì ỏ đấy có nhiều tác giả quen thuộc về Nho

giáo, đề cập đến nhiều vấn đề của Nho học

Các cuộc thảo luận trên thế giói cũng như ở nước ta trong những năm gần đây đã có một bước

phát triển mói về nhận thức Nho giáo, nhưng vẫn

tồn tại một số vấn đề _

Vấn đề thú nhất: Tính chất cùa Nho học Nội

dung này còn bất đồng tểên ba điểm: Nho giáo

thuộc loại hình nào của ý thúc xã hội? Bản chất

chính trị của Nho giáo ra sao? Và thái độ nhận thức của Nho giáo trước nhũng diễn biến lịch sử

như thế nào?

Về Nho học thuộc loại hình nào của ý thức xã hội? Có người cho đó là học thuyết chính trị - xã hội, vì về cø bản, nó đề cập đến các hoạt động xã

hội, quan hệ xã hội, nghĩa vụ xã hội của con người,

Trang 38

thuyết về nhân luân, vì các khái niệm của nó đều

thuộc về lĩnh vực đạo đức Cũng có người cho đó

là một loại triết học, triết học về con người, "nhân

loại học của triết học", vì lý luận mà nó nêu lên nhằm vào các vấn đề cơ bản của con người và xã hội Các nhận định trên, xét về từng mặt đều có sự

hợp lý của nó |

Nhung lai có người cho rằng-Khổng giáo là một tôn giáo, vì nó nói tói nghi lễ, mệnh trồi, tẾ trời (tế Nam ổïiao) và hơn nữa, Hán Nho, Tống Nho đều có màu sắc thần bí v.v Về mặt này, phải thừa nhận rằng, các hệ tư tưởng dưới thỏi kỳ phong kiến, ít nhiều đều mang tính chất duy tâm thần bí Khổng giáo cũng không ngoại lệ Song, khi phân loại để xem xét, đánh giá, cần phải tinh tdi mat nào là chủ yếu của nó Nho học không chú trọng thần linh, không bàn đến thiên đường và địa ngục,

đến thế giói sau khi con người chết Việc đó là các

chức năng chủ yếu của tôn giáo Do đó không thể đồng nhất Nho học với Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, v.v

Về bản chất chính trị của Nho học Ngay từ

Trang 39

chủ đối vói họ(vua, quan, nho sĩ - NFT) hoàn toàn xa lạ" (Bàn về vai trò lịch sử của Nhơ giáo") "Hai khái niệm múói, hoàn toàn xa lạ vói Nho giáo xuất hiện ỏ Việt Nam, đó là khoa học và dân chủ" (Tài liệu trên) Một nhà nghiên cứu khác, ông Phan Ngọc cũng nói, Khổng giáo có nhược điểm là "chưa

thấy được giá trị thực sự của tự do, bình đẳng, dân

chủ" ("Nho giáo xưa và nay" (Tr 69) Nhưng chị

Đặng Thanh Lê thì lại cho rằng, trong học thuyết

nhân nghĩa của Khổng Mạnh "có yếu tố thân dan,

ái dân", và những câu như "dân là gốc nước, gốc có vững thì nước mới yên” trong "Kinh thư”; hoặc câu

"dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" trong

"Mạnh Tủ" là sự kế thừa phát huy truyền thống tư

tưởng dân chủ sơ khai của xã hội cổ đại" (Sách trên Ir 139) Như vậy hai cách nói trên, cách nào

là hợp lý? Cần có chúng minh thêm

Về thái độ nhận thức của Nho học trước những

diễn biến của lịch sử Đa số cho rằng thái độ đó là bảo thủ, là sự nệ cổ và quay đầu lại quá khứ

Trang 40

về nghiên cúu Nho giáo) Trần Văn Giàu nhận định rằng Nho giáo Việt Nam đứng trưóc những thành tựu mói mẻ của phương Tây đều cho là không có gì quý báu, không phải ngưỡng mộ (Nho giao xua va nay Tr 152) Tuy vay, gan day gidi hoc giả của một số nưóc phương Đông lại cho Nho học dễ thích ứng vói xã hội hiện đại Đây là loại ý kiến mới, cần phải bình tĩnh suy xét.và tìm hiểu xem vì sao người ta lại nói như vậy, nói như vậy là dựa vào cơ SỞ nào

Vấn đề thứ hai: Nho học và sự phát triển kinh

tế Đây là vấn đề được đặc biệt chú ý từ sau khi

Nhật Bản, một nước có truyền thống Nho học, có sự phát triển thần kỳ về kinh tế, và nhất là từ khi

xuất hiện "Bốn con rồng" kinh tế mới 6 A - Dong

Nhật Bản và bốn nưóc công nghiệp phát triển trên là những nước tôn sùng Nho học trong quá khứ, và hiện nay vẫn có ý thúc kế thừa tư tưởng của Nho học trong việc quản lý xã hội và điều hành sản

xuất mà kinh tế của họ thì phát triển nhanh; trong khi đó, một số nước khác ỏ châu Á, tuy phê phán

Nho học, mà kinh tế lại phát triển chậm Hiện tượng này tạo nên hai quan điểm khác nahu

Ngày đăng: 08/11/2022, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN