Công ty Bình Minh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho kiểu dáng “Xe đẩy hàng xếp lại được” ngày 13112007 trên cơ sở nộp đơn ngày 09032006. Tháng 022008, Công ty Bình Minh phát hiện trên thị trường xe đẩy hàng xếp lại được do Cơ sở Tân Phú sản xuất có kiểu dáng không khác biệt với kiểu dáng xe đẩy xếp lại được của họ đang được bảo hộ. Công ty Bình Minh cho rằng cơ sở Tân Phú có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của Công ty Bình Minh. Anh chị hãy tư vấn phương án để Cơ sở Tân Phú giải trình với cơ quan chức năng về việc họ không xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của Công ty Bình Minh
Trang 1MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích các trường hợp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và lấy ví dụ minh họa 1
1 Khái quát chung về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp: 1
2 Các trường hợp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2
2.1 Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước 2 2.2 Quyền sở hữu trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp 7
2.3 Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí 8 2.4 Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu 9
2.5 Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc 11
Câu 2: Bài tập tình huống 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2Câu 1: Phân tích các trường hợp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và lấy ví
dụ minh họa.
Bài làm:
1 Khái quát chung về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp:
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có độc quyền trong việc khai thác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, tuy nhiên việc bảo hộ không phải mang tính tuyệt đối Để cân bằng, hài hòa lợi ích của chủ sở hữu với những người khác, giữa một bên là quyền lợi của chủ sở hữu và một bên là lợi ích chung của xã hội, pháp luật quy định một số giới hạn đối với quyền
sở hữu công nghiệp
Pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam không đưa ra định nghĩa thế nào là “giới hạn quyền sở hữu công nghiệp”, tuy nhiên ta có thể hiểu một cách chung nhất như sau:
- Giới hạn là một phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không
được phép vượt qua
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh1
Như vậy, giới hạn quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu đối tượng sở
hữu công nghiệp mặc dù được pháp luật công nhận và bảo hộ nhưng sẽ bị hạn chế trong những trường hợp nhất định Đó là sự thực thi quyền sở hữu công nghiệp trong một giới hạn nhất định, được xem như ranh giới để phân định giữa quyền của chủ sở hữu với quyền của các chủ thể còn lại trong quá trình khai thác và sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp
Trang 3Pháp luật SHTT Việt Nam cũng đã quy định về các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 132 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau:
- Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
- Các nghĩa vụ của chủ sở hữu bao gồm: Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu
- Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
2 Các trường hợp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Theo quy định về các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp đã nêu trên, pháp luật cũng có những quy định chi tiết về từng trường hợp cụ thể Dưới đây là phần phân tích cụ thể các trường hơp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam
2.1 Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước.
Chính sách về sở hữu trí tuệ của Nhà nước ghi nhận “Công nhận và bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng”2 Vì vậy, một trong những giới hạn quyền sở hữu công nghiệp là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể buộc chủ sở hữu sáng chế phải chuyển quyền
sử dụng sáng chế cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhằm phục vụ lợi ích công cộng, phi thương mại, phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho người dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 133 Luật SHTT Theo đó:
Trang 4a Về t hẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
Trên nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời có sự phân công phù hợp với chức năng quản lý của từng cơ quan, thẩm quyền chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng sáng chế được phân chia một cách linh hoạt cho từng cơ quan chủ quản có thẩm quyền chung trong từng lĩnh vực Theo khoản 1 Điều 147, thẩm quyền chuyển giao được quy định như sau:
- Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 145
- Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình khi xảy ra trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 điều 145, trên cơ sở tham khảo
ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ
b Về căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế:
Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế chính là
cơ sở tiền đề làm phát sinh quan hệ chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu Khoản 1, Điều 145 Luật SHTT ghi nhận bốn căn cứ mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có đủ điều kiện (theo luật định) cũng có thể nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc, bao gồm:
Thứ nhất, “Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi
thương mại phục vụ quốc phòng, an ninh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội” Đây chính là
những nội dung cơ bản thuộc chức năng đối nội của một nhà nước Do đó,
để khai thác sáng chế với mục đích bảo vệ cộng đồng như vậy, các cơ
Trang 5quan nhà nước sẽ trực tiếp là Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bắt buộc thuộc lĩnh vực mình quản lý
Ví dụ: Công ty A sáng chế ra “siêu máy bơm” có khả năng hút nước từ
27000 - 96000 mét khối nước/giờ Thành phố H có nhu cầu sử dụng sáng chế này của Công ty A để giải quyết tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại con đường N gây khó khăn trong việc di chuyển cho người dân Lúc này,
Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền ban hành quyết định buộc Công ty
A chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho Thành phố H (cụ thể là UBND Thành phố H)
Thứ hai, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện
nghĩa vụ sử dụng sáng chế Theo khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật SHTT, sự vi phạm nghĩa vụ này được hiểu là: mặc dù không có nhu cầu sử dụng sáng chế vì mục đích công cộng, phi thương mại, nhưng nếu chủ sở hữu hay bên được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền đã không sử dụng sáng chế thì đây cũng được coi là căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền Nói cách khác, tư cách pháp lý của người nắm độc quyền trong trường hợp này là chủ thể vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế
Ví dụ: Như trong ví dụ trên, nếu như thành phố H không có nhu cầu sử
dụng vì mục đích công cộng Nhưng sau khi kết thúc 4 năm kể từ ngày nộp đơn và 3 năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế, Công ty A vẫn chưa tiến hành sản xuất “siêu máy bơm” Lúc này Công ty A bị buộc phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho tổ chức có khả năng sản xuất sáng chế trên
Thứ ba, người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận
với người nắm độc quyền về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế, mặc
dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các
Trang 6điều kiện thương mại thỏa đáng Điều này có nghĩa rằng, trước khi được cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc, người có nhu cầu đã cố gắng thiết lập hợp đồng với chủ sở hữu nhưng không thành công
Ví dụ: Như trong ví dụ 1, chẳng hạn, trước khi được cấp phép sử dụng
sáng chế bắt buộc, UBND thành phố H đã cố gắng thỏa thuận với Công ty
A mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng nhưng Công ty A quyết không chuyển giao Lúc này Công ty A bị buộc phải chuyển giao
Thứ tư, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện
hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh Căn cứ này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa Luật cạnh tranh và Luật SHTT trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Thông qua việc cấp cho chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế, nhà nước đã công nhận cho chủ thể này các độc quyền đối với sáng chế Ngược lại, áp dụng Luật cạnh tranh tức là nhà nước sử dụng các công cụ đặc thù để kiểm soát, hạn chế độc quyền của chủ sở hữu Theo khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh được thể hiện dưới ba dạng: (1) Thoả thuận hạn chế cạnh tranh; (2) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; (3) Tập trung kinh tế Nếu hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nào bị coi là một trong ba dạng hành vi hạn chế cạnh tranh thì hợp đồng đó sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh
Ví dụ: Hai nhà mạng A và B đồng thời sở hữu sáng chế cách thức một
thiết bị nhận được quyền ưu tiên truy cập mạng viễn thông trong trường hợp khẩn cấp, ngay cả khi mạng đang bị nghẽn hoặc chậm Hai nhà mạng này đã tiến hành áp dụng công nghệ này cho các cuộc gọi nội mạng và giữa hai mạng với nhau, điều chỉnh tăng giá cước 20% Hai nhà mạng này chiếm 45% thị phần viễn thông Như vậy, hai nhà mạng có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh
Trang 7c Về điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc:
Cụ thể các điều kiện này được quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật SHTT như sau:
Thứ nhất, đối với hình thức chuyển giao: Điểm a khoản 1 Điều 146 ghi
nhận: “Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền” Đây là hình thức mà Bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng sáng chế, quyền ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế không độc quyền với người khác Mặc dù bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế là sự cưỡng chế đối với chủ sở hữu, nhưng nó không thể quá nghiêm khắc ở mức độ phải áp dụng hình thức chuyển giao độc quyền
Thứ hai, về thời hạn và phạm vi quyền sử dụng sáng chế được chuyển
giao theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 146 Đây là khoảng thời gian
và phạm vi sử dụng cần thiết để Bên nhận chuyển giao thực hiện những hành vi cụ thể nhằm đạt được mục đích của mình
Thứ ba, điều kiện cung cấp sản phẩm sản xuất dựa trên quyền sử dụng
sáng chế bắt buộc cho thị trường nước ngoài theo điểm b khoản 1 Điều
146 Luật SHTT “Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước” Tuy nhiên, điều kiện này cũng có ngoại lệ
cho Bên nhận chuyển giao Ngoại lệ này áp dụng trong trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế dựa trên căn cứ là người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
Thứ tư, người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển
nhượng quyền đó cho người khác Do theo nguyên tắc “cân bằng lợi ích”, sau khi thực hiện sự cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, chủ
sở hữu vẫn tiếp tục là chủ thể nắm độc quyền đối với sáng chế, bên nhận
Trang 8chuyển giao không thể có thêm đặc quyền chuyển nhượng lại quyền sử dụng sáng chế đã được chuyển giao
Thứ năm, người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người
nắm độc quyền một khoản tiền đền bù thỏa đáng Tùy theo quan điểm khác nhau của các Chính phủ mà tính thỏa đáng này sẽ được xác định cụ thể khác nhau
2.2 Quyền sở hữu trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được đặt
ra để giải quyết tình huống trong thực tế, có thể có nhiều người cùng nghiên cứu, sáng tạo ra một giải pháp kỹ thuật hoặc kiểu dáng công nghiệp nhưng không phải là tất cả những người đó đều nộp đơn đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ Theo Điều 134 Luật SHTT, trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà đã có người sử dụng đối tượng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng đối tượng đồng nhất với đối tượng được đăng ký thì pháp luật sẽ thừa nhận quyền của người sử dụng trước sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp Bên cạnh việc bảo hộ cho chủ sở hữu – là người nộp đơn đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, pháp luật đồng thời quyền cho người đã sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hay trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
Tuy nhiên, để bảo đảm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, pháp luật quy định người có quyền sử dụng trước không được chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao toàn bộ
cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng trước hoặc chuẩn bị sử dụng sáng
Trang 9chế, kiểu dáng công nghiệp Người này cũng không được mở rộng hay thu hẹp phạm vị, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu cho phép
Tóm lại, người được quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là người đã tiến hành sử dụng một cách độc lập với chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo
hộ Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp chỉ được đảm bảo và giới hạn ở phạm vi và mức độ sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà người sử dụng trước đã thực hiện trước ngày nộp đơn của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó
Ví dụ: Ông A tự sáng chế ra một loại áo bơi có khả năng tự động bơm
hơi thành áo phao khi người sử dụng ấn vào nút ấn được thiết kế bên ở vai bên phải chiếc áo Ông A đã chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và điều kiện cần thiết để sản xuất chiếc áo bơi đó cung cấp cho một trung tâm dạy bơi trên địa bàn Đồng thời, trong thời gian này, Công ty B cũng nghiên cứu ra chiếc áo bơi có tính năng tương tự Hai bên nghiên cứu hoàn toàn độc lập Công ty B đã nộp đơn và được cấp văn bằng bảo hộ Lúc này, ông A vẫn
có quyền của “người sử dụng trước” và vẫn tiếp tục sản xuất áo bơi đó trong phạm vi và số lượng đã chuẩn bị mà không phải xin phép Công ty B Mặt khác, khi ông A muốn mở rộng quy mô sản xuất thì phải được sự đồng ý của Công ty B Hơn nữa, nếu ông A muốn chuyển giao quyền sử dụng trước cho người khác thì ông A phải chuyển giao toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi chuẩn bị sử dụng sáng chế áo bơi
2.3 Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí.
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác theo quy định tại Điều 135 Luật SHTT
Trang 10Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau: 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí3; 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí4 Có thể hiểu, số tiền làm lợi là số tiền tiết kiệm được so với việc áp dụng sáng chế khác cùng loại hoặc số tiền lợi nhuận tăng thêm so với việc áp dụng sáng chế khác cùng loại
Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả
Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Như vậy, nghĩa vụ này gắn liền với thời hạn bảo hộ Ngoài ra, nghĩa vụ thanh toán này có thể mất đi nếu tác giả và chủ sở hữu sáng chế có thỏa thuận khác và không có quy định buộc thỏa thuận khác ở đây có nội dung tương tự hoặc thuận lợi hơn cho tác giả so với mức luật quy định Nên các bên có quyền thỏa thuận mức thù lao cho tác giả thấp hơn so với quy định Điều này phần nào cho thấy quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí không được bảo hộ tốt bằng quyền tác giả đối với tác phẩm
Ví dụ: Ông A thiết kế ra một loại túi sách theo yêu cầu của công ty B,
công ty B đầu tư chi phí, trang thiết bị vật chất để A thiết kế Trong trường hợp này A chính là tác giả của kiểu dáng công nghiệp (mẫu túi sách), còn
B chính là chủ sở hữu có quyền đăng ký văn bằng bảo hộ đối với mẫu túi sách và phải thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho A phù hợp