1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Lãng phí do tồn kho và biện pháp giảm thiểu

23 3,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 702 KB

Nội dung

MỤC LỤC I. Khái niệm và tầm quan trọng của tồn kho: 1. Khái niệm 2. Nguyên nhân tồn kho 3. Ý nghĩa II. Tồn kho không cần thiết 1. Chi phí liên quan tồn kho 2. Biểu hiện tồn kho không cần thiết 3. Lãng phí, thiệt hại do tồn kho không cần thiết III. Giải pháp đối với tồn kho không cần thiết: 1. Xây dựng nhận thức 2. Tồn kho chuẩn 3. Công cụ chất lượng 4. Thiết kế kho chuẩn IV. Kết luận. _____________________________________________ Xã hội ngày càng phát triển đi lên, nhu cầu của con người cũng theo đó mà ngày càng khó đáp ứng. Vì vậy, việc phát triển và tạo thế đứng vững chắc trên thương trường kinh tế, đặt ra nhiều câu hỏi khó khăn cho các nhà quản trị. Công việc đòi hỏi bây giờ không chỉ là có hàng hóa để cung cấp ra thị trường mà tạo thử thách khó hơn cho họ nữa, đó chính là bắt kịp những suy nghĩ, những phong cách tiêu dùng mới để kịp thời điều chỉnh việc sản xuất và cung ứng cho thị trường những mặt hàng mới lạ. Và dữ trữ hàng tồn kho là một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp vẫn sử dụng trước giờ để dự trữ hàng hóa nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng mỗi khi thị trường gặp lúc khan hiếm. Thế nhưng, việc dự trữ hàng tồn kho đôi khi làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lưu chuyển dòng tiền do những sản phẩm chưa kịp đưa ra thị trường hoặc có khi do kho, bãi chứa bị bão hòa gây khó khăn cho việc sản xuất cũng như bảo quản… Tất cả những khó khăn về tồn kho đã dần dần hình thành một khái niệm, đó chính là “ tồn kho không cần thiết”. Chuỗi các hàng tồn không cần thiết gây ra những thiệt hại không đáng có của các doanh nghiệp sản xuất như là: hàng phế phẩm, sản xuất thừa, nguyên vật liệu nhập nhiều hơn cần thiết,…Hạn chế và loại bỏ những lãng phí hay “chất thải” trên là một bài toán quyết định sự thành công cho nhà quản lý chuỗi cung ứng thực thụ. Vì công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữ nguyên vật liệu, tránh được việc chiếm dụng nhiều vốn cho tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng,thuê kho để chứa nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo việc cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến đình trệ dây chuyền sản xuất, thiếu hụt thành phẩm cung ứng cho thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận hay mất khách hàng, mất thị trường. Vấn đề đặt ra cho bản thân nhà điều hành lúc bấy giờ, chính là việc va chạm, thăm dò thực tế quá trình sản xuất của phân xưởng để tìm ra các nguyên nhân thực sự gây ra dư thừa có hại cho toàn hệ thống. Từ đó, đề ra các biện pháp cũng như các công cụ cải tiến quy trình, thay đổi hệ thống một cách có chọn lọc, duy trì và phát triển những phương pháp mang lại những thay đổi tích cực, nâng cao mục đích lợi nhuận chính là công việc cáp bách và cần thiết nhất. Và để nắm bắt sâu sắc hơn những nguyên nhân gây ra tồn kho không cần thiết cùng với những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc điều hành quản lý cũng như các phương pháp giải quyết vấn đề trên, là nội dung mà “nhóm 1” sẽ thông tin và trình bài trong nội dung bài làm của mình.

Trang 2

II Tồn kho không cần thiết

1 Chi phí liên quan tồn kho

2 Biểu hiện tồn kho không cần thiết

3 Lãng phí, thiệt hại do tồn kho không cần thiết

III Giải pháp đối với tồn kho không cần thiết:

Trang 3

Xã hội ngày càng phát triển đi lên, nhu cầu của con người cũng theo đó mà ngày càng khó đáp ứng Vì vậy, việc phát triển và tạo thế đứng vững chắc trên thương trường kinh tế, đặt ra nhiều câu hỏi khó khăn cho các nhà quản trị Công việc đòi hỏi bây giờ không chỉ là có hàng hóa để cung cấp ra thị trường mà tạo thử thách khó hơn cho họ nữa, đó chính là bắt kịp những suy nghĩ, những phong cách tiêu dùng mới để kịp thời điều chỉnh việc sản xuất và cung ứng cho thị trường những mặt hàng mới lạ Và dữ trữ hàng tồn kho là một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp vẫn sử dụng trước giờ để dự trữ hàng hóa nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng mỗi khi thị trường gặp lúc khan hiếm Thế nhưng, việc dự trữ hàng tồn kho đôi khi làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lưu chuyển dòng tiền do những sản phẩm chưa kịp đưa ra thị trường hoặc có khi do kho, bãi chứa bị bão hòa gây khó khăn cho việc sản xuất cũng như bảo quản… Tất cả những khó khăn về tồn kho đã dần dần hình thành một khái niệm, đó chính là “ tồn kho không cần thiết” Chuỗi các hàng tồn không cần thiết gây ra những thiệt hại không đáng có của các doanh nghiệp sản xuất như là: hàng phế phẩm, sản xuất thừa, nguyên vật liệu nhập nhiều hơn cần thiết,…Hạn chế và loại

bỏ những lãng phí hay “chất thải” trên là một bài toán quyết định sự thành công cho nhà quản lý chuỗi cung ứng thực thụ Vì công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữ nguyên vật liệu, tránh được việc chiếm dụng nhiều vốn cho tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng,thuê kho để chứa nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo việc cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến đình trệ dây chuyền sản xuất, thiếu hụt thành phẩm cung ứng cho thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận hay mất khách hàng, mất thị trường Vấn đề đặt ra cho bản thân nhà điều hành lúc bấy giờ, chính là việc va chạm, thăm dò thực tế quá trình sản xuất của phân xưởng để tìm ra các nguyên nhân thực sự gây ra dư thừa có hại cho toàn hệ thống Từ

đó, đề ra các biện pháp cũng như các công cụ cải tiến quy trình, thay đổi hệ thống một cách có chọn lọc, duy trì và phát triển những phương pháp mang lại những thay đổi tích cực, nâng cao mục đích lợi nhuận chính là công việc cáp bách và cần thiết nhất

Và để nắm bắt sâu sắc hơn những nguyên nhân gây ra tồn kho không cần thiết cùng với những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc điều hành quản lý cũng như các phương pháp giải quyết vấn đề trên, là nội dung mà “nhóm 1” sẽ thông tin và trình bài trong nội dung bài làm của mình

I Khái niệm và tầm quan trọng của tồn kho:

1 Khái niệm:

Trang 4

Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hoá

nhằm cung ứng hàng hoá cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất

Hàng tồn kho là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mục đích kinh

doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ cho khách hàng

Hệ thống tồn kho là một tập hợp các thủ tục xác định lượng hàng hoá tồn kho sẽ được

bổ sung mỗi lần bao nhiêu, thời điểm nào, các máy móc thiết bị, nhân sự thực hiện các thủ tục một cách có hiệu quả

Phân loại:

a Mục đích sử dụng và công dụng của hàng tồn kho:

 hàng tồn kho ở khâu dự trữ: nguyên vật liệu, hàng đi đường, công cụ dụng cụ

 hàng tồn kho ở khâu sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như NVL,bán thành phẩm ,công

cụ dụng cụ ,và gồm cả các sản phẩm dở dang

 hàng tồn kho ở khâu lưu thông: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hoá,thành phẩm, hàng gửi bán

Sơ đồ: Phân loại HTK ở doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất

b.Nguồn hình thành:

Trang 5

 Hàng mua từ bên ngoài:là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.

 Hàng mua nội bộ:là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty Bao gồm hàng tồn kho tự gia công và hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác (nhập từ liên doanh,liên kết ,hàng tồn kho được biếu tặng)

2. Nguyên nhân tồn kho:

Có 4 lý do chính khiến doanh nghiệp có nhu cầu về hàng tồn kho

Thứ nhất, có độ trễ về thời gian trong chuỗi cung ứng, từ người cung ứng đến

người sử dụng ở mọi khâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua

Thứ hai, có những bất chắc nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao

nhận hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự

phòng Ví dụ như tác động đột biến của nền kinh tế, biến động giá cả, nhu cầu thay đổi, sản phẩm cạnh tranh, hàng nhập khẩu, Trong trường hợp này, hàng tồn kho giống như một cái giảm shock

Thứ ba, để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô Nếu không có hàng tồn kho,

doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động logistics để nhận hay giao hàng Điều này khiến cho chi phí logistics tăng lên Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics

Thứ tư, DN dư thừa năng lực sản xuất Ví dụ như dây chuyền sản xuất buộc

phải hoạt động với năng suất qui định thì mới đạt hiệu quả, không giảm tuổi thọ máy móc, đôi khi việc khởi động máy móc nhiều lần (vì mục đích tiết kiệm hoặc đã sản xuất đủ nhu cầu nên không hoạt động máy móc nữa, ) tiêu tốn lượng lớn nhiên liệu và giảm tuổi thọ máy móc, vì vậy nên DN vận hành máy móc hết công suất và dẫn đến dư thừa, tồn kho

3 Chức năng của tồn kho:

• Chức năng chủ yếu của tồn kho là liên kết quá trình sản xuất hay cung ứng – chức năng liên kết

• Chức năng tiếp theo của tồn kho là chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát

• Một chức năng nữa không kém phần quan trọng của quản trị tồn kho là

chứcnăng khấu trừ theo sản lượng

Ta có thể đưa ra một số lý do cho việc cần thiết phải tồn kho như sau:

+ Đối với thành phẩm: ta cần chuẩn bị một lượng hàng trước khi giao hàng, do năng lực sản xuất có hạn, sản phẩm có thể dùng để trưng bày cho khách hàng

Trang 6

+ Đối với bán thành phẩm: chúng ta không thể kết hợp 2 giai đoạn sản xuất lại Sảnxuất và vận chuyển các lô hàng lớn khiến cho tồn kho nhiều hơn nhưng có thểgiảm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.

+ Đối với vật liệu thô: Do một số nhà cung cấp sản xuất và vận chuyển một vài vật liệu thô theo lô Hơn nữa, lượng đặt mua lớn làm tồn kho nhiều hơn nhưng có thể được khấu trừ theo số lượng mua, giảm được chi phí mua hàng

4 Ý nghĩa tồn kho:

 Tồn kho là mắc xích quan trọng của chuỗi cung ứng, liên kết các giai đoạn cung ứng, sản xuất, tiêu thụ

 Chủ động cân bằng cung cầu

 Có thể sản xuất được các đơn hàng đặc thù, đáp ứng được nhu cầu tăng thêm của khách hàng

 Tiết kiệm chi phí vốn lưu động và chi phí dự trữ, có thể hưởng chiết khấu nếu mua với số lượng lớn Từ đó cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giúp hạ giá thành, tăng cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận

II Tồn kho không cần thiết:

Tồn kho không cần thiết ( lãng phí về tồn kho) nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn

1 Chi phí liên quan tồn kho:

Mỗi hệ thống tồn kho bao giờ cũng yêu cầu những phí tổn để vận hành nó Phí tổn đó phụ thuộc vào:

• Phương pháp kiểm soát hàng hoá tồn kho

• Qui mô của việc phục vụ khách hàng hay khả năng chống lại sự cạn lượng dự trữ trong thời gian đặt hàng

• Số lượng hàng tồn kho bổ sung mỗi lần đặt

• Hệ thống tồn kho hiệu quả sẽ làm giảm tối thiểu các khoản chi phí thông qua việc lựa chọn phương pháp kiểm soát tồn kho và tính toán hợp lý các thông số

cơ bản của hệ thống tồn kho

Theo nghiên cứu của Douglas, thông thường hàng tồn kho chiếm khoảng 40% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Sau đây là bảng chi phi liên quan hàng tồn kho:

STT Khoản mục chi phí % doanh thu trước thuế

Trang 7

4 Chi phí lưu kho 2.89%

5 Chi phí hàng lỗi thời 0.80%

Nguồn: http://supplychaininsight.vn

2 Biểu hiện tồn kho không cần thiết:

 Số lượng tồn kho quá lớn, vượt nhu cầu

 Tồn kho ngoài ý muốn, ví dụ trường hợp nhà cung cấp giao thừa, doanh nghiệp buộc phải nhập kho bảo quản giúp trong thời gian NCC đến lấy lại hoặc DN mua luôn nếu NCC giảm giá, chiết khấu,

 Tồn kho hàng lỗi

 Tồn kho hết hạn

 Đặt hàng sai thời điểm

 Lượng sản phẩm dở dang nhiều

 Không có kế hoạch tồn kho rõ ràng

3 Nguyên nhân tồn kho không cần thiết:

Lý do kinh tế: TK để khắc phục biến động và vì sự khác biệt giữa các bộ phận SX nên

phải tồn kho

• Thời gian: vận chuyển; tuổi thọ NVL và thành phẩm; lịch sản xuất và số lượng tối thiểu của 1 lần sản xuất

• Khoảng cách: Sự khác biệt giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng sẽ tạo

khoảng cách, ví dụ khoảng cách từ bộ phận SX đến bộ phận bán hàng hay phân phối khá xa thì chấp nhận tồn kho thành phẩm tại bộ phận bán hang để giảm chi phi vận chuyển

• Bất ổn định: thị trường thay đổi, nhu cầu tiêu dùng tăng thì lượng tồn kho thành phẩm sẽ giúp DN đáp ứng được nhu cầu tăng thêm của thị trường trong khi chờ

bộ phận SX tạo ra lượng SP mới hoặc các nguồn lực DN thay đổi đột ngột, tồn kho đề phòng các tình huống như sự cố máy móc, công nhân nghỉ việc, phế phẩm phát sinh,…

• Chi phí: đối với nguồn cung cấp NVL, mua lượng lớn NVL sẽ được chiết khấu, nếu tính toán thấy lời thì có thể chịu tồn kho để giảm chi phí đặt hàng và hưởng chiết khấu hoặc đôi khi NCC đưa ra ràng buộc về số lượng mua, NCC không bán số lượng ít, ràng buộc về tải trọng phương tiện vận chuyển, kho chứa và các điều kiện khác Chi phí vận chuyển lớn nhưng không phụ thuộc số lượng vận chuyển, chấp nhận TK để tiết kiệm chi phí vận chuyển, nếu phí vận chuyển

Trang 8

lớn mà không tương quan khối lượng NVL thì có thể vận chuyển 1 chuyến để tiết kiệm.

Lý do đầu cơ: các DN thường có xu hướng TK lượng lớn hàng hóa, thành phẩm vào

dịp cuối năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao đột biến trong giai đoạn năm mới tết đến Đặc biệt đối với các mặt hàng có tính chất khan hiếm và giá trị tiêu dùng cao sẽ được tích trữ, tồn kho để tạo thế độc quyền

Lý do thiếu thông tin sẽ dẫn đến TK vô lý: khi thiếu thông tin về thị trường và không

nắm bắt được sự biến chuyển của nhu cầu thị trường, hoặc không có hệ thống kiểm soát sản lượng tồn kho, không nắm được chính xác tồn kho còn bao nhiêu sẽ khiến

DN có dự toán không chính xác khối lượng cần sản xuất, vì thế có thể đặt hàng

nguyên vật liệu hoặc sản xuất khối lượng quá lớn, vượt nhu cầu, dẫn đến tồn kho ngoài ý muốn

Sản xuất dư thừa (Over-production) – Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì được yêu cầu một cách không cần thiết Việc này làm gia tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có nhiều khả năng phải bán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu

4 Lãng phí, thiệt hại do tồn kho (TK) không cần thiết:

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1-10-2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,1% so với cùng thời điểm năm trước Con số này cao hơn mức trung bình 12-15% ở bối cảnh hiện tại

Trong đó, các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 88%; Sản xuất xi măng, vôi, vữa tăng 84,4%; Sản xuất bột giấy, giấy và bìa tăng 82,6%; Sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 77,8%; Sản xuất bia và mạch nha tăng 50,7%; Sản xuất giày dép tăng 49,9%; Sản xuất mô tô, xe máy tăng 49,5%; Sản xuất thức ăn gia súc tăng 42% Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh là: Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 23%; Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 22,9%; Sản xuất xe có động cơ giảm 12,9%

Những con số trên nói lên một phần gánh nặng hàng tồn kho của doanh nghiệp Và sau đây là những chi phí cụ thể mà DN phải gánh chịu nếu tồn kho không hợp lý:

Chí phí nguồn vốn: chôn vốn kinh doanh và chịu chi phí cơ hội Thay vì chi phí cho

tồn kho không cần thiết ta có thể đem lượng vốn đó đi đầu tư vào 1 danh mục kinh doanh khác hay dự án khác để tạo ra lợi nhuận Chi phí cơ hội là chi phí ta phải chịu khi chấp nhận đầu tư vào danh mục này mà không phải danh mục khác

Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho, phí tổn do việc vay mượn để mua hàng và chi phí trả lãi vay, phí bảo hiểm hàng hóa trong kho

Chi phí đảo kho để hạn chế sự giảm sút về chất lượng

Chi phí dịch vụ tồn kho: để đảm bảo chất lượng hàng tồn kho, ta cần có các hoạt động

bổ trợ và các chi phí cho các hoạt động đó, bao gồm:

 Chi phí quản lý, chi phí nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý, chi phí quản

lý điều hành kho hàng

 Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc

Trang 9

 Chi phí nhân công trực tiếp hoặc gia tăng nhân công, lương cho nhân viên bảo quản.

 Chi phí khi tăng máy móc, thiết bị phục vụ hoạt đông TK

 Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị, phương tiện

 Chi phí nhiên liệu cho thiết bị, phương tiện hoạt động

 Chi phí vận hành thiết bị

Chi phí không gian kho: phí mặt bằng, thuế nhà đất, thuế môn bài, khấu hao, bảo hiểm

kho

Chi phí cho sự phối hợp sản xuất: Do lượng tồn kho quá lớn làm cản trở qui trình sản

xuất nên nhiều lao động được cần đến để giải tỏa sự tắc nghẽn, giải quyết những vấn

đề tắc nghẽn liên quan đến sản xuất và lịch trình phối hợp

Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: Nếu lượng bán thành phẩm tồn kho quá lớn thì

nó làm cản trở hệ thống sản xuất Thời gian cần để sản xuất, phân phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thay đổi các đơn hàng của khách hàng yếu đi

Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn: Khi sản xuất những lô hàng có kích thước lớn

sẽ tạo nên tồn kho lớn Trong vài trường hợp, một số sẽ bị hỏng và một số lượng chi tiết của lô sản xuất sẽ có nhược điểm Nếu kích thước lô hàng nhỏ hơn có thể giảm được lượng kém phẩm chất

Chi phí khi có rủi ro TK:

 thất thoát do độ ẩm, côn trùng, gặm nhấm,

 Hàng tồn kho biến chất, cận hoặc hết hạn sử dụng

 Hàng tồn kho bị xuống giá, lỗi thời

 Thiết bị bảo quản bị hư hỏng

 TK quá lớn, chất xếp dày khiến quản lí ko xuể và khó kiểm tra

Trang 10

III Giải pháp giảm tồn kho không cần thiết

1 Xây dựng nhận thức:

TK là một hoạt động quan trọng, là mắc xích chủ chốt trong chuỗi cung ứng, TK ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận DN và phí phạm trong TK sẽ khiến thất thoát 1 lượng vốn lớn

Ta cần xây dựng nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của tồn kho hợp lý trong tư tưởng nhà lãnh đạo và toàn bộ nhân viên Cần có sự cam kết hỗ trợ liên tục từ phía nhà quản

lý và sự đồng lòng của nhân viên Tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên về chủ đề

‘tồn kho không cần thiết’ và hướng dẫn áp dụng các công cụ cải tiến chất lượng như 5S, Kaizen, Just In Time,…

Sự tác động của hàng tồn kho trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo mô hình Dupont sau:

Nguồn: http://supplychaininsight.vn

Từ mô hình trên ta thấy rằng lợi nhuận sẽ bị ăn mòn nếu tồn kho không hợp lý

Trang 11

2 Tồn kho chuẩn:.

Tồn kho chuẩn sẽ giúp DN phản ứng với biến động thị trường linh hoạt và đứng vững trước cuộc đua chiết khấu của các NCC

a Phân tích, dự đoán nhu cầu:

-Tập hợp các số liệu (cả số lượng lẫn giá trị) về lượng hàng bán ra trong thực tế, lượng tồn kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết…

-Quan sát động thái thị trường, theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thông tin phản hồi,

Quan sát thị trường là một bước rất quan trọng, mọi tính toán của DN đều có thể trở nên vô dụng nếu thị trường biến động bất ngờ Chẳng hạn như với mặt hàng bia, rượu, điều hòa nhiệt độ , nhiều doanh nghiệp dự báo mùa hè năm nay nóng bức gia tăng nên nhập khẩu tăng, nhưng thực tế các tháng hè lại không nóng như dự báo nên bị tồn kho nhiều

-Để tính toán tồn kho thực tế, DN cần phân loại mặt hàng, đánh dấu ký tự, xem xét phiếu nhập kho cũng như tiến hành kiểm tra xem hàng nào còn tốt, hàng nào đã hao mòn hay hư hỏng

-Để xác định giá trị hàng tồn kho, DN phải xác định giá vốn, giá thị trường, giá trị thực tế của hàng tồn và chi phí tồn kho

Giá tồn kho nguyên vật liệu (hàng phải mua) = giá mua trên hóa đơn + chi phí

mua hàng (chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, lưu kho, bảo hiểm, hao hụt, công tác phí, dịch vụ phí…) + thuế - chiết khấu thương mại, giảm giá

Giá tồn kho thành phẩm (hàng sản xuất) = giá nguyên vật liệu + chi phí lao

Ngày đăng: 17/03/2014, 20:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w