1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đánh giá công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường miền bắc Việt Nam

46 735 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 520 KB

Nội dung

Đa số các ý kiến phỏng vấn cho rằng báo cáo HTMT hàng năm của địa phơng còn ít thông tin, nhất là về các giải pháp chính sách, quản lý môi trờng ở địa phơng; số liệucòn sơ sài và cha đa

Trang 1

3.1.Khái quát về hệ thống thông tin /báo cáo TN&MT (sau đây gọi

tắt là hệ thống) của Bộ TN&MT và một số sở TN&MT 10

3.1.1 Sơ đồ tổ chức của Bộ TN&MT và sự lựa chọn các CQ/ĐV

3.1.2 Các đối tợng dùng tin chủ yếu của hệ thống 10

3.1.3 Các dạng thông tin, báo cáo chủ yếu của hệ thống 16

3.2.Kết quả điều tra về các loại thông tin, báo cáo đợc thực hiện bởi

các cơ quan và đơn vị môi trờng liên quan trong Bộ TN&MT 17

3.2.1 Báo cáo hiện trạng môi trờng quốc gia 17

3.2.3 Các báo cáo hành chính, báo cáo chuyên đề và đột xuất 26

3.2.6 Trang web của Cục Bảo vệ môi trờng 30

3.2.7 Các xuất bản phẩm theo chuyên đề, tài liệu tuyên truyền,

3.2.8 Các hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn về bảo vệ TN&MT 33

3.3.Đánh giá về hệ thống thông tin/báo cáo của hệ thống các cơ

quan TN&MT bởi các cơ quan trong hệ thống 34

3.3.1 Đánh giá về điều kiện thực hiện các thông tin/báo cáo môi

3.3.2 Đánh giá về mức độ sử dụng các báo cáo của hệ thống

3.3.3 Khả năng khai thác thông tin từ hệ thống TN&MT 34

3.3.4 Đánh giá về thể loại thông tin đợc cung cấp 35

3.3.5 Những u điểm và kết quả đạt đợc của hệ thống: 36

Trang 2

TN&MT

3.4.2 Đánh giá về thể loại thông tin đợc cung cấp 37

3.4.3 Đánh giá về chất lợng thông tin/báo cáo nhận đợc 37

3.4.4 Khả năng khai thác thông tin từ hệ thống TN&MT 38

3.4.5 Những u điểm và kết quả đạt đợc của hệ thống 38

5 Phụ lục

5.1 Phụ lục 1: Phiếu điều tra các cơ quan trong hệ thống báo cáo

môi trờng của Bộ TN&MT/các sở TN&MT 435.2 Phụ lục 2: Phiếu điều tra ngời dùng tin trong hệ thống báo cáo

môi trờng của Bộ TN&MT/các sở TN&MT 44

Bảng chữ viết tắt

BVTN&MT Bảo vệ thiên nhiên và môi trờng

CTMT Chỉ thị môi trờng DANIDA Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Đan MạchDS-SK-MT Dân số - Sức khỏe - Môi trờng

ĐHQG Đại học quốc gia

ĐTM Đánh giá tác động môi trờng

Trang 3

KHCN&MT Khoa học, công nghệ và môi trờng

QLMTKT&TV Quản lý Môi trờng, Khí tợng và Thủy văn

QT&PTMT Quan trắc và phân tích môi trờng

TLĐLĐ Tổng liên đoàn lao động TNCS Thanh niên cộng sảnTNMT&NĐ Tài nguyên, Môi trờng và Nhà đấtTN&MT Tài nguyên và môi trờng

UNEP Chơng trình môi trờng Liên hợp Quốc

Tóm tắt

Nhiệm vụ "Đánh giá công tác báo cáo môi trờng hiện nay ở Miền Bắc Việt Nam"

đợc thực hiện trong khuôn khổ Dự án thông tin và báo cáo môi trờng của Cục BVMT, BộTN&MT do DANIDA tài trợ Nội dung của nhiệm vụ là hoạt động 1.3.1 của Dự án vớimục tiêu đánh giá hệ thống báo cáo môi trờng hiện đang đợc Bộ TN&MT và một số sởTN&MT sử dụng để cung cấp các thông tin về môi trờng

Phơng pháp sử dụng là nghiên cứu tài liệu, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp dựatrên phiếu điều tra đã chuẩn bị từ trớc Cuối cùng là tổng kết, phân tích, đánh giá

Dựa trên sơ đồ tổ chức và thực tế hoạt động thông tin/báo cáo môi trờng của BộTN&MT, Cục BVMT và một số sở TN&MT đã đa ra sơ đồ dòng tin của hệ thống báocáo môi trờng cuar Bộ/Sở TN&MT Từ sơ đồ và dựa trên chức năng, nhiệm vụ của các cơquan, đơn vị trong hệ thống đã chọn ra 17 CQ/ĐV liên quan trong hệ thống và 24 cơquan bên ngoài hệ thống, bao gồm các bộ/ngành liên quan, các cơ quan nghiên cứu,giảng dạy đại học, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyềnthông và báo chí để tiến hành khảo sát và phỏng vấn Đã chuẩn bị hai loại phiếu điều traphục vụ công tác phỏng vấn: phiếu điều tra cho các CQ/ĐV sản xuất ra thông tin/báo cáomôi trờng trong hệ thống và phiếu điều tra ngời dùng tin của hệ thống

Các ý kiến, kiến nghị của các đối tợng đợc phỏng vấn đã đợc tổng kết và đánh giácho từng dạng thông tin/báo cáo môi trờng cũng nh tổng thể chung cho hệ thống và cuốicùng, đúc rút thành kiến nghị chung

I Kết quả khảo sát và đánh giá đối với các dạng thông tin/báo cáo chủ yếu:

1 Báo cáo hiện trạng môi trờng quốc gia:

Trang 4

Báo cáo đợc thực hiện từ năm 1994 theo quy định của Luật BVMT (1994) Từ đó

đến nay, báo cáo đợc thực hiện hàng năm, thời gian đầu bởi Bộ KHCN&MT, từ 2002 bởi

Bộ TN&MT Mục tiêu của báo cáo là cung cấp thông tin về hiện trạng môi trờng quốcgia, cảnh báo về các vấn đề môi trờng cấp bách nhằm phục vụ các hoạt động quản lý môitrờng và nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về BVMT Đối tợng của báo cáothoạt đầu là Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý, nghiên cứu về môi tr ờng trêntoàn quốc; những năm gần đây đợc mở rộng tới công chúng Nguồn dữ liệu cho báo cáo

là các kết quả quan trắc môi trờng; các báo cáo và số liệu của các địa phơng, bộ, ngành;các kết quả của các đề tài nghiên cứu

Kết quả khảo sát cho thấy u điểm của báo cáo là đã phục vụ đợc kịp thời các yêucầu về quản lý vĩ mô, soạn thảo chính sách, chiến lợc, luật pháp về môi trờng, đáp ứng đ-

ợc một phần nhu cầu thông tin tổng quát về bảo vệ môi trờng, góp phần nâng cao nhậnthức của cộng đồng về bảo vệ môi trờng Nhợc điểm là nguồn số liệu còn ít và thiếu, chatạo ra đợc hệ thống cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng báo cáo, việc xây dựng báocáo phụ thuộc nhiều vào khả năng của từng chuyên gia viết báo cáo nên chất lợng cònhạn chế

Các khuyến nghị đã tập trung vào những vấn đề sau:

- Báo cáo tổng hợp toàn diện nên thực hiện 5 năm/lần; Hàng năm nên có báo cáodiễn biến môi trờng ngắn gọn, nêu đợc sự thay đổi của các thông số chủ yếu và vềmột số vấn đề môi trờng bức xúc trong năm Đồng thời có báo cáo chuyên đề sâu vàomột vài lĩnh vực nh là bớc chuẩn bị cho báo cáo tổng hợp

- Tiếp tục cải tiến quy trình biên soạn trên cơ sở thu thập đầy đủ các thông tin và dữliệu, huy động rộng rãi hơn nữa các chuyên gia từ các bộ/ngành liên quan và nâng caochất lợng số liệu đa ra

- Mở rộng hơn diện ngời dùng tin đợc phục vụ báo cáo tới các cơ quan nghiên cứu

và đào tạo, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan truyềnthông và báo chí và công chúng

2 Báo cáo hiện trạng môi trờng địa phơng:

Mục tiêu của công tác lập báo cáo hiện trạng môi trờng tại các bộ, ngành, địa phơngtrớc hết là để phục vụ công tác quản lý nhà nớc về bảo vệ môi trờng của các bộ, ngành và

địa phơng Đồng thời các báo cáo này là nguồn thông tin quan trọng đóng góp cho việcbiên soạn Báo cáo hiện trạng môi trờng quốc gia

Năm 1994, các địa phơng trong cả nớc và một số ngành công nghiệp đã có cácbáo cáo hiện trạng môi trờng đầu tiên của địa phơng và bộ/ngành Từ năm 1998, đã cóquy định về nhiệm vụ lập báo cáo hiện trạng môi trờng của một số bộ, ngành và địa ph-

ơng hàng năm Đối tợng phục vụ của các báo cáo HTMT địa phơng chủ yếu là BộTN&MT, UBND và HĐND tỉnh/thành phố Một số địa phơng đã mở rộng diện đối tợng

đến các sở/ban/ngành liên quan và có tỉnh đã đa đợc báo cáo tóm tắt tới tận cấpquận/huyện và các cộng đồng dân c Nguồn thông tin, dữ liệu cho báo cáo là các kết quảquan trắc tại địa phơng, Niên giám thống kê của tỉnh, các báo cáo của các quận, huyện

và các sở, ban, ngành liên quan

Đa số các ý kiến phỏng vấn cho rằng báo cáo HTMT hàng năm của địa phơng còn

ít thông tin, nhất là về các giải pháp chính sách, quản lý môi trờng ở địa phơng; số liệucòn sơ sài và cha đa đợc nhiều chỉ thị môi trờng vào báo cáo Đối tợng phục vụ của báocáo còn hạn chế Tần xuất báo cáo hàng năm nói chung là phù hợp

Các khuyến nghị đối với báo cáo HTMT địa phơng:

Trang 5

- Nâng cao chất lợng các báo cáo hiện trạng môi trờng địa phơng về nội dung, cấutrúc và độ tin cậy của số liệu; xây dựng các bộ chỉ thị môi trờng phù hợp với địa ph-

ơng và sử dụng chúng để đánh giá hiện trạng môi trờng địa phơng

- Tăng cờng cung cấp, phổ biến báo cáo đến các sở, ban, ngành, các huyện, thị vànhân dân trong tỉnh

3 Tạp chí BVMT:

Đây là Tạp chí của Cục Môi trờng, Bộ KHCN&MT (trớc kia) và Cục BVMT, BộTN&MT hiện nay, là cơ quan ngôn luận chính thức và quan trọng nhất của ngành môi tr-ờng từ trớc đến nay Tạp chí ra đời năm 1994 với nhiệm vụ cung cấp các thông tin về cácchủ trơng, chính sách, luật pháp của Nhà nớc trong lĩnh vực môi trờng; tuyên truyền vànâng cao nhận thức môi trờng cho cộng đồng; phổ biến kiến thức, nội dung và kết quảcủa công tác quản lý và nghiên cứu trong lĩnh vực môi trờng Đối tợng phục vụ của Tạpchí là các cấp quản lý liên quan của Bộ TN&MT, các bộ/ngành khác, các địa phơng, cáctrờng ĐH, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các phơng tiện thôngtin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quốc tế, công chúng

Các ý kiến đánh giá cho rằng Tạp chí đã đa tin khá đầy đủ về các hoạt động bảo vệmôi trờng, các văn bản pháp quy, hớng dẫn về lĩnh vực bảo vệ môi trờng ở Việt Nam,phục vụ tốt các đối tợng là các cơ quan quản lý, nghiên cứu về môi trờng, sinh viên ĐH.Tuy nhiên, Tạp chí cha phù hợp với đối tợng bạn đọc phổ thông vì tính thời sự, nhanhnhạy và hấp dẫn còn hạn chế Đối tợng phát hành cần mở rộng hơn sang các tổ chứcquần chúng

4 Trang web của Cục BVMT:

Đợc xây dựng từ năm 1996, Trang web nhằm cung cấp các thông tin môi trờngcho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về môi trờng, phổ biến thông tin về tình hìnhmôi trờng cho cộng đồng Nguồn thông tin và dữ liệu cho trang web: Các báo cáo từ cáctrạm quan trắc môi trờng, các báo cáo HTMT quốc gia, ngành, địa phơng, các báo cáochuyên đề, các thông tin, dữ liệu sẵn có của Cục BVMT và thu thập từ các trang web củacác cơ quan bên ngoài Cục và tin tức từ nguồn báo chí trong và ngoài nớc Tần suất cậpnhật: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm tùy theo yêu cầu của từng chuyênmục

Một số cơ quan nghiên cứu đã đánh giá tốt về Trang web, tuy vẫn còn các nhợc

điểm nh thông tin còn sơ sài, cha đợc đầy đủ và cập nhật lắm Song, phần lớn các cơquan đợc phỏng vấn cha sử dụng Trang web do không biết về Trang web hoặc cha biết

sử dụng internet Để tiếp tục phát triển phơng tiện thông tin rất hiệu quả này, bên cạnhviệc tăng cờng chất lợng thông tin, cần giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi hơn về Trangweb trên các phơng tiện thông tin đại chúng

5 Các loại thông tin/báo cáo khác:

- Các báo cáo hành chính của các cơ quan/đơn vị trong hệ thống: Các báo cáo này

đợc thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm và cả năm, do các cơ quan/đơn vị cấpdới báo cáo lên các cơ quan hành chính cấp trên Các báo cáo này cũng là nguồnthông tin rất đầy đủ về nội dung hoạt động của các cơ quan/đơn vị, tuy nhiên chúngchỉ đợc tham khảo nội bộ

- Các báo cáo chuyên đề và đột xuất nh: các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các

cấp quản lý, thông báo, cảnh báo và hớng dẫn khắc phục sự cố, các báo cáo và quyết

định liên quan đến công tác ĐTM, báo cáo chuyên đề về TN và MT nớc, về quản lýtổng hợp đới bờ, các văn bản chiến lợc, chính sách, pháp lý, các quy định về

Trang 6

của từng loại văn bản Nhìn chung, chúng đợc đánh giá là đáp ứng đợc các yêu cầu vềthời gian và nội dung cần có, chất lợng ngày càng đợc nâng lên.

- Báo cáo kết quả quan trắc do các trạm quan trắc môi trờng gửi đến các cơ quan

quản lý theo đợt quan trắc 1 quý hoặc 6 tháng 1 lần và báo cáo tổng kết 1 năm 1 lần.Các tài liệu loại này chủ yếu đợc sử dụng cho việc biên soạn các báo cáo HTMT

- Các xuất bản phẩm theo chuyên đề, tài liệu tuyên truyền: Các cơ quan trong hệ

thống TN&MT thờng xuyên xuất bản các sách chuyên đề dịch hoặc biên soạn về cácvấn đề cơ bản hoặc bức xúc về môi trờng, các tài liệu tuyên truyền nâng cao nhậnthức môi trờng, các tài liệu tập huấn cho các cán bộ công tác trong ngành cũng nhngoài ngành Tất cả các ngời dùng tin đợc phỏng vấn trong và ngoài hệ thốngTN&MT đều đánh giá cao hiệu quả sử dụng của các tài liệu này Yêu cầu: nâng caochất lợng và số lợng xuất bản các tài liệu này; đặc biệt chú trọng các tài liệu phổ biến,nâng cao nhận thức, chú trọng ngời dùng tin là các sở TN&MT địa phơng và các cơquan, tổ chức quần chúng

- Các hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn về BVMT: Các cơ quan TN&MT thờng

xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị về các chuyên đề bảo vệ TN&MT với sự thamgia của các chuyên gia trong nớc và quốc tế, các lớp tập huấn cho các bộ, ngành, báo

chí, địa phơng Đặc biệt, các sở địa phơng ngoài việc tổ chức tập huấn về môi trờng

cho lãnh đạo và cán bộ trong tỉnh, kể cả cán bộ cấp huyện và xã còn tổ chức tập huấncho cộng đồng, kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh nh Hội Nông dân,Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Tất cả các ngời dùng tin đều đánh giá cao hiệu quảcủa hoạt động này và mong đợc tham dự, đặc biệt là các sở TN&MT địa phơng và các

tổ chức quần chúng

II Các đánh giá về hệ thống thông tin/báo cáo môi trờng của Bộ/Sở TN&MT :

Qua các ý kiến đánh giá về hệ thống thông tin/báo cáo TN&MT bởi các CQ/ĐVtrong hệ thống có thể thấy nổi lên một điều là sự lu thông thông tin giữa các CQ/ĐVtrong hệ thống cha đợc tốt lắm Các CQ/ĐV cha sử dụng nhiều tài liệu của nhau và hầuhết các ý kiến cho biết khả năng tìm đợc các thông tin cần thiết trong nội bộ hệ thống làrất khó khăn Những nguyên nhân chủ yếu là hệ thống không có thông tin cần thiết,không xác định đợc địa chỉ của thông tin và thủ tục lấy tin phức tạp

Đối với các cơ quan bên ngoài hệ thống, mức độ sử dụng thông tin của hệ thống

đ-ợc đánh giá là khá nhiều, chất lợng thông tin đạt yêu cầu và hơn một nửa số ngời đđ-ợcphỏng vấn cho rằng khả năng khai thác thông tin từ hệ thống là dễ dàng Hầu hết ngờidùng tin đều mong đợc cung cấp thông tin nhiều hơn từ hệ thống và có chỉ dẫn về cácnguồn thông tin

Qua khảo sát thực trạng hệ thống thông tin/báo cáo môi trờng và các kiến nghị củacác CQ/ĐV trong hệ thống TN&MT cũng nh của các nhóm dùng tin khác nhau bên

ngoài hệ thống, báo cáo đã đa ra các khuyến nghị sau đối với hệ thống thông tin

TN&MT :

- Cần tăng cờng lợng thông tin đầu vào cần thiết cho hoạt động của các đơn vịchuyên môn thông qua: đầu t cho việc xây dựng các cơ sở dữ liệu cần thiết tại các cơquan/đơn vị của hệ thống; xây dựng quy định về cơ chế chia xẻ thông tin giữa các cơquan/ đơn vị trong hệ thống TN&MT; chia xẻ, trao đổi thông tin với các bộ/ngành;nâng cao chất lợng của các mạng lới quan trắc môi trờng

- Cần tăng cờng đa thông tin đến các đối tợng dùng tin trong và ngoài hệ thống:tăng cờng công cụ chỉ dẫn thông tin cho ngời dùng tin; giới thiệu, tuyên truyền về cácsản phẩm thông tin của hệ thống trên các phơng tiện thông tin đại chúng và trên các

Trang 7

Trang web của hệ thống; tăng cờng cung cấp thông tin cho các Sở TN&MT địa

ph-ơng, các cấp quản lý môi trờng thấp hơn nh quận/huyện, phờng/xã; tăng cờng cungcấp thông tin cho tất cả các đối tợng dùng tin ngoài hệ thống phù hợp với yêu cầu củatừng loại đối tợng Hiện nay tất cả các đối tợng này đều có nhu cầu cao về thông tinmôi trờng nhng mới đợc đáp ứng một phần nhỏ

- Cần có cơ chế đa kịp thời các thông tin cảnh báo về các chỉ số ô nhiễm, các nguycơ và sự cố môi trờng tới các đối tợng cần thiết và ngời dân

Trang 8

1 Cơ sở và khuôn khổ nhiệm vụ

Nhiệm vụ đợc thực hiện trong khuôn khổ Dự án thông tin và báo cáo môi trờngcủa Cục BVMT, Bộ TN&MT do DANIDA tài trợ Nội dung của nhiệm vụ là hoạt động1.3.1 của Dự án: Đánh giá công tác báo cáo môi trờng hiện nay với mục tiêu đánh giá hệthống báo cáo môi trờng hiện đang đợc Bộ TN&MT và một số sở TN&MT sử dụng đểcung cấp các thông tin về môi trờng

Văn bản giao nhiệm vụ (TOR) hạn chế việc đánh giá trong 3 hợp phần là nớc biểnven bờ, nớc ngọt và chất lợng không khí Tuy nhiên, với tính chất của các báo cáo môi tr-ờng là thờng tổng hợp, không phân chia theo các thành phần nêu trên nên sau khi bànbạc, nhóm tác giả đã thống nhất với Ban Điều hành Dự án là sẽ thực hiện đánh giá chocác thông tin và báo cáo môi trờng nói chung Ba tiêu chí trên chỉ đợc tham khảo thêmtrong lựa chọn các cơ quan/đơn vị (CQ/ĐV) để phỏng vấn, ví dụ nh việc chọn thêm Cụcquản lý tài nguyên nớc để phỏng vấn

Văn bản giao nhiệm vụ trong phần nêu về mục đích chung cũng nh mục b) Nhiệm

vụ cụ thể, có nêu rõ phạm vi khảo sát không chỉ là các báo cáo hiện trạng môi trờng(SoER) mà cả các thông tin về môi trờng luân chuyển trong hệ thống Vì vậy phạm vi

đánh giá của chúng tôi cũng sẽ rộng nh vậy

Với quan điểm coi hiệu quả thông tin đối với xã hội là một trong những mục tiêuquan trọng hàng đầu trong hoạt động bảo vệ môi trờng nên ngoài các đối tợng trong hệthống quản lý môi trờng chúng tôi đã rất chú trọng việc khảo sát các đối tợng nghiêncứu, giảng dạy về môi trờng, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ vàcác cơ quan truyền thông, báo chí

2 Mô tả phơng pháp

Đã sử dụng các phơng pháp sau:

- Phơng pháp tham khảo tài liệu: Tham khảo các tài liệu tổng kết về báo cáo hiệntrạng môi trờng, tổng kết của Cục BVMT, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan /đơn

vị liên quan trong Cục BVMT và Bộ TN&MT

- Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra: Mục tiêu: thiết kế chủ yếu cho mục đích phỏngvấn Thiết kế phiếu và thông qua; sử dụng thử nghiệm phiếu, chỉnh sửa, tiếp tục sửdụng, chỉnh sửa lần cuối Mẫu phiếu kèm theo (Phụ lục ) Phiếu gửi cho ngời đợcphỏng vấn đọc trớc khi thực hiện phỏng vấn

- Phỏng vấn trực tiếp: Dựa trên phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn, một mặt yêu cầu

ng-ời đợc phỏng vấn điền vào phiếu điều tra, một mặt hỏi và ghi chép thêm

- Tổng hợp phân tích thông tin

Cụ thể chúng tôi đã tiến hành nh sau:

- Dựa trên sơ đồ tổ chức của Bộ TN&MT và Cục BVMT chúng tôi đã chọn ra cácCQ/ĐV liên quan để tiến hành khảo sát Đối với các sở TN&MT thì 3 sở tham gia Dự

án ở Miền Bắc là Hà Nội, Hà Nam và Thái Nguyên đã đợc chọn Ngoài ra chúng tôicòn gửi phiếu điều tra đến TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh

- Các đối tợng đợc khảo sát với t cách ngời dùng tin bên ngoài hệ thống bao gồmcác cơ quan đại diện cho các khối: bộ/ngành, nghiên cứu, giảng dạy đại học, tổ chứcchính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyền thông và báo chí

Trang 9

- Thiết kế và thông qua phiếu điều tra để chuẩn bị phỏng vấn.

- Phỏng vấn đợt I, hoàn thiện phiếu điều tra, tiếp tục phỏng vấn

- Tổng kết, phân tích, đánh giá, viết báo cáo

3 Kết quả

3.1 Khái quát về hệ thống thông tin/báo cáo TN&MT (sau đây gọi tắt là hệ

thống) của Bộ TN&MT và một số sở TN&MT

3.1.1 Sơ đồ tổ chức của Bộ TN&MT và sự lựa chọn các CQ/ĐV trong hệ thống để

phỏng vấn:

Hình 1 Sơ đồ tổ chức của Bộ TN&MT (xem trang 12)

Hình 2 Sơ đồ tổ chức của Cục BVMT (xem trang 13)

Dựa trên Sơ đồ tổ chức của Bộ TN&MT và Sơ đồ tổ chức của Cục BVMT, trongkhuôn khổ thời gian hạn hẹp, chúng tôi đã chọn ra một danh sách các CQ/ĐV có nhiềumối liên quan đến công tác thông tin/báo cáo môi trờng nhất để đa vào kế hoạch phỏngvấn (Bảng 1)

Danh sách bao gồm 19 đơn vị, trong đó có 2 đơn vị là Trung tâm thông tin và VụKHCN&MT, Bộ TN&MT từ chối trả lời với lý do là mới thành lập nên cha có thông tin

để cung cấp và 3 đơn vị chúng tôi chỉ nhận phiếu trả lời mà không trực tiếp phỏng vấn,còn lại đối với 14 đơn vị chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn đầy đủ

3.1.2 Các đối tợng dùng tin chủ yếu của hệ thống:

Dựa trên kinh nghiệm công tác trong Bộ TN&MT, nhóm tác giả đã đa ra sơ đồdòng thông tin trong hệ thống TN&MT nh sau:

Hình 3 Sơ đồ dòng thông tin của hệ thống TN&MT (Trang 14)

Từ sơ đồ này, nhóm tác giả đã chọn ra danh sách các cơ quan, tổ chức bên ngoài

hệ thống TN&MT để phỏng vấn với t cách ngời dùng tin

Trang 12

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Cục Bảo vệ môi trờng

Trang 13

Bảng 1 Danh sách CQ/ĐV trong hệ thống TN&MT đợc chọn để phỏng vấn

Trang 14

B¶ng 2 Danh s¸ch c¸c c¬ quan/tæ chøc dïng tin chñ yÕu cña hÖ thèng TN&MT

Fax KÕt qu¶

1. Vô KHCN&MT, V¨n phßng Quèc

2. Vô KHTNCN&MT, Ban Khoa gi¸o

Trung ¬ng Sè 7 NguyÔn C¶nh Ch©n,Ba §×nh, Hµ Néi 04.8432670/8231046 Cã TT

C¸c Bé/ngµnh

3. Vô Khoa häc, Gi¸o dôc TN& MT ,

Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t

Sè 2 Hoµng V¨n Thô, Hµ Néi

08044174/

7339912

Cã TT

Trang 15

4. Vụ KHCN, Bộ Giao thông vận Tải 80 Trần Hng Đạo, Hà Nội 04.9420152/

HIV/AIDS, Bộ Y tế 138A, Giảng Võ, Ba Đình,Hà Nội 04.8464416-413 Có TT

Các viện, trung tâm nghiên cứu môi trờng

10. Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và

T vấn MT Biển, Viện Cơ học 264 Đội Cấn, Ba Đình, HàNội 04.8326195/8327903 Có TT

11. Viện Khoa học và Công nghệ môi

tr-ờng, ĐHBK Hà Nội Nhà C10, ĐHBK Hà Nội,Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội 04.8681686/8693551 Có TT

Các trờng đại học

12. Khoa Môi trờng, Đại học KHTN,

ĐHQG Hà Nội 334 Nguyễn Trãi, ThanhXuân, Hà Nội 04.8584995/05582872 Có TT

13. Khoa Kinh tế - quản lý Môi trờng và

Đô thị, Đại học Kinh tế Quốc dân P.32, Nhà 10, số 207 đờngGiải Phóng, Q Hai Bà

Tr-ng, Hà Nội

04.8697382/

8698231 Có TT

Các tổ chức chính trị - xã hội

14. Trung tâm TT Khoa học - tuyên

truyền và huấn luyện, Viện Bảo hộ

Lao động, TLĐLĐViệt Nam

Số 1 Yết Kiêu, Hà Nội 04.9424028/

9424752 Có TT

15. Trung tâm KHCNMT, Viện Bảo hộ

Lao động, TLĐLĐViệt Nam 216 Nguyễn Trãi, ThanhXuân, Hà Nội 04.5540864/5540334 Có TT

16. Trung tâm Giáo dục DS-SK-MT,

Trung ơng Đoàn 62 Bà Triệu, Hà Nội 04.8227355/8223370 Có TT

18. Ban Tuyên Giáo, Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam

39 Hàng Chuối, Hà Nội 04.9720041/

9713143

Có TT

Các tổ chức phi chính phủ về môi trờng

19. Ban Thông tin, Liên hiệp các Hội

KH&KT Việt Nam 53 Nguyễn Du, Hà Nội 04.9432206 Có TT

20. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi

tr-ờng Việt Nam Tầng 9, Khách sạn Côngđoàn, 14 Trần Bình Trọng,

Các phơng tiện thông tin đại chúng

22. Ban Khoa giáo, Báo Nhân Dân 71 Hàng Trống, Hà Nội 04.9285686/

8255593 Có TT

23. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà

Nội số 3-5 Huỳnh ThúcKháng, Hà Nội 04.8355797/8355797 Có TT

24. Ban Kinh tế KHCNMT, Đài Tiếng

* Không phỏng vấn đợc trực tiếp, chỉ lấy phiếu điều tra

Trong số 24 cơ quan/tổ chức trên, chỉ có 2 cơ quan chúng tôi không trực tiếpphỏng vấn đợc mà chỉ lấy phiều điều tra là các vụ KHCN của Bộ Xây dựng và BộThủy sản Còn lại chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp và đầy đủ

Trang 16

3.1.3 Các dạng thông tin, báo cáo chủ yếu của hệ thống:

Từ thực tế hoạt động và dựa trên chức năng, nhiệm vụ của các CQ/ĐV trong hệthống TN&MT đã xác định các loại thông tin/báo cáo chính lu thông trong hệ thốngTN&MT, bao gồm:

1) Báo cáo hiện trạng môi trờng quốc gia,

2) Báo cáo hiện trạng môi trờng địa phơng,

3) Các báo cáo hành chính, báo cáo chuyên đề và đột xuất,

4) Báo cáo kết quả quan trắc môi trờng,

5) Các ấn phẩm định kỳ,

6) Trang web của Cục BVMT,

7) Các xuất bản phẩm theo chuyên đề, tài liệu tuyên truyền, tập huấn, chiến dịchmôi trờng,

8) Các hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn về TN&MT

quan và đơn vị môi trờng liên quan trong Bộ TN&MT

3.2.1 Báo cáo hiện trạng môi trờng quốc gia:

a) Những thông tin chung về báo cáo:

Mục tiêu báo cáo:

- Cung cấp bức tranh toàn cảnh về hiện trạng môi trờng Việt Nam, sự thay đổitheo thời gian

- Cảnh báo về các vấn đề cấp bách và các nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm, suythoái môi trờng và sự cố môi trờng

- Cung cấp cơ sở cho công tác kế hoạch hóa, soạn thảo các chính sách BVMT vàcông tác xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội nói chung

- Đa ra các kiến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ về BVMT

- Nâng cao nhận thức và kiến thức của các tầng lớp nhân dân về hiện trạng môitrờng cũng nh công tác BVMT

Các loại báo cáo:

- Các loại báo cáo và đối tợng phục vụ:

+ Báo cáo chi tiết, khoảng 200-300 trang, có nhiều số liệu, bảng biểu, giải trìnhnhằm phục vụ đối tợng là các cán bộ nghiên cứu và quản lý về bảo vệ môi tr-ờng để nghiên cứu, tham khảo chi tiết các vấn đề, lĩnh vực BVMT

+ Báo cáo tóm tắt, khoảng 60-80 trang, với các chơng đợc rút gọn, cô đọng, làmtài liệu tham khảo cho đối tợng là các cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý môi trờng

Trang 17

của các bộ, ngành, địa phơng.

+ Báo cáo tổng quan, khoảng 30-40 trang, đợc xử lý tổng quát và công phu nhất

từ báo cáo chi tiết nhằm nêu ngắn gọn, cô đọng những vấn đề nổi bật, bức xúcnhất về môi trờng của Quốc gia và các kiến nghị để trình Quốc hội và các cơquan lãnh đạo của Đảng và Nhà nớc

+ Báo cáo cho công chúng, khoảng 15-20 trang, nêu tóm tắt những vấn đề bứcxúc về môi trờng, in hình thức đẹp để phổ biến rộng rãi cho công chúng

- Từ năm 1994 đến 1998, xây dựng báo cáo hàng năm với 2 loại báo cáo: Báocáo chi tiết và Báo cáo tổng quan trình Quốc hội

- Các năm 1999 và 2000 - xây dựng báo cáo tổng hợp 5 năm với 3 loại báo cáo:Báo cáo chi tiết, Báo cáo tóm tắt và Báo cáo tổng quan

- Từ 2001 - 2003, ngoài 3 loại báo cáo nh các năm trớc, có xây dựng thêm báocáo cho công chúng

- Năm 2004 dự kiến xây dựng báo cáo chuyên đề về nớc

Về cơ quan chủ trì biên soạn:

- Từ 1994-2001 do Cục Môi trờng, Bộ KHCN&MT chủ trì;

- Năm 2002 - do Cục BVMT, Bộ TN&MT chủ trì;

- Các năm 2003-2004 - do Vụ Môi trờng, Bộ TN&MT chủ trì

Về quy trình biên soạn:

Các cơ quan chủ trì việc thực hiện biên soạn báo cáo hàng năm, thông qua hợp

đồng ký với cơ quan thực hiện là Trung tâm kỹ thuật môi trờng đô thị và KCN, Đạihọc xây dựng, tập hợp các chuyên gia đầu ngành thuộc các bộ, ngành, trung tâm, việnnghiên cứu, trờng đại học khác nhau biên soạn báo cáo Ngoài nguồn thông tin công

bố và không công bố tại các th viện, các bộ, ngành và các cơ quan nghiên cứu và quản

lý về BVMT, các chuyên gia còn đợc tham khảo các kết quả của Mạng lới quan trắc

và phân tích môi trờng quốc gia và các báo cáo hiện trạng môi trờng ngành và địa

ph-ơng có tại Cục BVMT (trớc đây là Cục Môi trờng) Sản phẩm của đề tài xây dựng báocáo HTMT hàng năm đều đợc nghiệm thu bởi Hội đồng khoa học Các báo cáo choQuốc hội và các bộ, ngành địa phơng đều đợc Lãnh đạo Bộ KHCN&MT phê duyệt

Về cấu trúc các báo cáo:

Quá trình biên soạn báo cáo hiện trạng môi trờng trong các năm qua là một quátrình vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm Các báo cáo của các năm 1994,1995 lànhững báo cáo đầu tiên, đã cố gắng đa một bức tranh tổng thể về tình trạng suy thoái

và ô nhiễm môi trờng, các sự cố môi trờng, hoạt động quản lý BVMT, những xu hớng,thách thức, các vấn đề môi trờng bức xúc và các lĩnh vực trọng tâm về môi trờng.Trong các năm 1996-1998 các báo cáo đã đi sâu phân tích một số vấn đề cấp bách củatừng thời kỳ nh: Hiện trạng môi trờng đô thị và KCN, hiện trạng môi trờng nông thôn,

đa dạng sinh học, hiện trạng môi trờng biển và vùng ven bờ, quản lý nhà nớc vềBVMT, Các năm 1999, 2000 các báo cáo đợc thực hiện dới dạng tổng quan cho kỳ

kế hoạch 5 năm trớc để làm cơ sở tham khảo cho việc chuẩn bị kế hoạch 5 năm tới.Báo cáo năm 2001, báo cáo đầu tiên của thế kỷ 21, tiếp tục phân tích diễn biến tổngquan của môi trờng Việt Nam trong 5 năm trớc đó để làm cơ sở xây dựng kế hoạchbảo vệ môi trờng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia Các báo cáo tiếp theotrong các năm 2002, 2003, ngoài phần tổng quan chung đã đi sâu vào các vấn đề hiệntrạng môi trờng ở các vùng phát triển kinh tế xã hội trọng điểm quốc gia và về tìnhhình ô nhiễm của một số lu vực sông chính ở Việt Nam Nh vậy, qua quá trình thực

Trang 18

hiện có thể thấy một nửa số báo cáo là ở dạng tổng hợp và một nửa có các chuyên đề

đi sâu vào một số vấn đề bức xúc của quản lý môi trờng Tuy nhiên, do sức ép của yêucầu quản lý ở các cấp cao nhất và mong muốn hàng năm có thông tin đầy đủ choQuốc hội nên hầu hết các báo cáo vẫn mang tính tổng quan đầy đủ, nhiều thông tinhàng năm bị lặp lại và cha đi sâu đợc vào một số chuyên đề

Thông qua việc rút kinh nghiệm hàng năm cũng nh học hỏi kinh nghiệm củaquốc tế, quy trình biên soạn báo cáo ngày càng đợc cải tiến; số chuyên gia từ cácngành liên quan tham gia biên soạn báo cáo ngày càng đông đảo; các báo cáo ngàycàng có tính định lợng hơn, với khá phong phú các số liệu, bảng biểu, đồ thị minhhoạ Từ Báo cáo năm 2000 đã áp dụng thử nghiệm mô hình phân tích: áp lực - hiệntrạng - tác động - đáp ứng mà nhiều tổ chức quốc tế đang sử dụng để trình bày vàphân tích các thành phần và vấn đề môi trờng, bớc đầu đợc đánh giá tốt; báo cáo choQuốc hội ngày càng đợc xử lý cô đọng, ngắn gọn và tập trung hơn; hình thức đợc cảitiến hơn với chất lợng in ấn ngày càng đẹp hơn Cha có nghiên cứu phản hồi chínhthức nhng một số ý kiến đánh giá từ các cơ quan quản lý và Quốc hội là tốt và trênthực tế có thể thấy bằng chứng về tác dụng của báo cáo qua việc nhiều số liệu và nhận

định của báo cáo đợc sử dụng trong các báo cáo của Uỷ ban KHCN&MT tại Quốchội

Với chất lợng càng ngày càng đợc cải tiến, có thể nói rằng trong 10 năm qua,báo cáo đã trở thành tài liệu không thể thiếu đối với các cơ quan quản lý, nghiên cứu

về môi trờng; đồng thời là một tài liệu chính thống để từ đó các phơng tiện thông tin

đại chúng rút ra những nhận định, đánh giá chính thức về hiện trạng môi trờng hàngnăm để thông báo cho công chúng

Nhằm giúp theo dõi một cách hệ thống và định lợng các thay đổi của môi ờng, giúp nâng cao hơn nữa chất lợng và hiệu quả sử dụng của báo cáo hiện trạng môitrờng, từ năm 1996, Cục Môi trờng cũng bắt đầu triển khai xây dựng Bộ chỉ thị môitrờng quốc gia Đến nay Bộ chỉ thị đã đợc xác định sơ bộ với khoảng 80 chỉ thị đặc tr-

tr-ng nhất về hiện trạtr-ng môi trờtr-ng Bộ chỉ thị đatr-ng đợc triển khai thử tr-nghiệm trên quymô toàn quốc và vẫn đang đợc tiếp tục hoàn thiện Một cơ sở dữ liệu số liệu cũng

đang đợc hình thành tại Cục Môi trờng để cung cấp số liệu cho Báo cáo hiện trạngmôi trờng và trao đổi thông tin quốc tế

Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất của công tác lập báo cáo hiện trạng môi trờng vẫn làvấn đề số liệu Hiện nay các số liệu thống kê nhà nớc về môi trờng quá ít; những sốliệu đặc trng nhất về tình trạng môi trờng hầu nh cha đợc thống kê chính thức; các sốliệu thu thập đợc từ các ngành và từ các kết quả nghiên cứu, khảo sát của các đề tàinghiên cứu khoa học thì cha đầy đủ, thiếu tính hệ thống, nhiều khi cha thống nhấthoặc mâu thuẫn với nhau Điều này đã ảnh hởng đến việc đánh giá định lợng các vấn

đề môi trờng trong các báo cáo hiện trạng Sự phối hợp giữa các chuyên gia đầungành, các đại diện đầu mối của các ngành và vấn đề tích hợp các báo cáo ngành và

địa phơng vào báo cáo chung cũng cha đợc nhuần nhuyễn; nhiều báo cáo của các địaphơng và ngành đợc gửi đến các cơ quan chủ trì biên soạn báo cáo quá chậm, khôngkịp tổng hợp vào báo cáo quốc gia

Ngoài báo cáo hàng năm chính thống nh nêu ở trên, một số đơn vị của BộTN&MT còn chủ trì hay tham gia xây dựng các báo cáo HTMT trong khuôn khổ các

dự án quốc tế nh Báo cáo HTMT Việt Nam năm 2001 phối hợp với UNEP, Các báocáo diễn thế môi trờng hàng năm phối hợp với Ngân hàng thế giới (từ năm 2002)

b) ý kiến đánh giá của ngời dùng tin trong nội bộ hệ thống TN&MT về báo cáo:

Đánh giá chung về chất lợng báo cáo

Trang 19

- Trong số những ngời đợc phỏng vấn, đa số cho rằng báo cáo mới ở mức tạm

đ-ợc (20 ý kiến so với 10 - đạt yêu cầu, 15 - khá và 7 - tốt)

Ưu điểm:

- Kịp thời, đạt yêu cầu cho quản lý vĩ mô, soạn thảo chính sách, chiến lợc

- Thu thập đợc số liệu, thông tin của nhiều ngành, địa phơng

- 6/17 ý kiến, trong đó có 3 ý kiến của sở địa phơng cho rằng tần xuất và dạngbáo cáo hiện nay là phù hợp

Nhợc điểm:

- Hệ thống thu thập số liệu, xây dựng báo cáo còn phụ thuộc nhiều vào chuyêngia

- Mức độ cảnh báo thấp, thiếu cơ sở để dự báo diễn biến môi trờng

- Cha cung cấp kịp thời cho các địa phơng để tham khảo vào biên soạn báo cáo

- Một số ý kiến cho rằng nên xây dựng các báo cáo chuyên đề để phục vụ lĩnhvực quản lý và soạn thảo chính sách

- Các Sở địa phơng kiến nghị nên có các báo cáo chuyên đề về từng thành phầnmôi trờng và vùng lãnh thổ để các địa phơng tham khảo Báo cáo cần nêu đợc toàncảnh hiện trạng và các giải pháp đã áp dụng có hiệu quả trong BVMT và giảmthiểu ô nhiễm môi trờng để các sở địa phơng vận dụng vào địa phơng mình

- Cần tổ chức tốt hơn việc biên soạn Báo cáo HTMT quốc gia để có sự tham gianhiều hơn nữa của các bộ/ngành, địa phơng và các tổ chức phi chính phủ; nên tăngcờng số liệu dới dạng bảng biểu thống kê; số liệu cần đợc cập nhật hơn Trong báocáo cần gắn kết các yếu tố môi trờng và tài nguyên

- Cần xây dựng hệ thống CTMT để làm cơ sở cho việc xây dựng báo cáo hàngnăm và sử dụng rộng rãi các CTMT trong các báo cáo HTMT nhằm theo dõi diễnbiến môi trờng qua các năm

Trang 20

- Cần đa dạng hóa các thể loại báo cáo cho phù hợp với các đối tợng ngời dùngtin khác nhau; nên bổ sung dạng báo cáo điện tử để tiện tra cứu.

- Nên công khai hóa và phổ biến cập nhật trên mạng thông tin môi trờng các diễnbiến môi trờng hàng năm; tăng cờng phổ biến thông tin hiện trạng môi trờng chocông chúng và các doanh nghiệp; nên có phơng thức nhân bản phổ biến kịp thờidạng báo cáo cho công chúng đến mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức, cá nhân

- Thờng xuyên nghiên cứu ý kiến phản hồi của ngời dùng tin

c) ý kiến đánh giá của ngời dùng tin bên ngoài hệ thống TN&MT về báo cáo:

Đánh giá chất lợng báo cáo:

- Đáp ứng những thông tin cơ bản về hiện trạng cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý,

đáp ứng các yêu cầu thông tin cho việc xây dựng chính sách, chiến lợc, kế hoạchhành động, nh việc xây dựng Luật, Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của BộChính trị về BVMT

- Nâng cao đợc nhận thức và sự chú ý của cộng đồng đến lĩnh vực bảo vệ môi trờng

- Chất lợng báo cáo mới đây đợc nâng lên, bao quát đủ hơn các khía cạnh (ví dụ cóthêm mục về kinh tế môi trờng), tập hợp đợc đầy đủ hơn đội ngũ chuyên gia

- Báo cáo có hệ thống, tổng hợp đợc các thông tin của các bộ, ngành

- Thông tin phản ánh chậm, độ tin cậy cha cao nh yêu cầu

- Việc xây dựng báo cáo dựa vào một số cá nhân chuyên gia nên cha bao quát đợchết thông tin và một số số liệu cha khớp với số liệu chính thức của ngành

- Đại diện từ Bộ Thủy sản cho rằng tần xuất quan trắc của Mạng lới QT&PTMT

Trang 21

quốc gia quá tha nên kết quả đa vào báo cáo HTMT cha phản ánh đợc đầy đủ diễnbiến môi trờng và dịch bệnh.

- Một số phần của báo cáo cha đợc biên soạn theo đúng mẫu cấu trúc đề ra (theo sơ

đồ áp lực - hiện trạng - tác động - đáp ứng)

- Báo cáo có sử dụng các CTMT nhng cha hệ thống

Kiến nghị:

- Đa số ý kiến kiến nghị báo cáo tổng hợp nên thực hiện 5 năm 1 lần, nêu hiện trạng

và đánh giá tác động của chiến lợc, chính sách đã ban hành trong 5 năm qua, nêuquá trình và dự báo xu hớng môi trờng trong 5 năm tới với các kiến nghị về phápluật, chính sách và nên thực hiện vào giữa kỳ kế hoạch 5 năm nhằm phục vụ côngtác xây dựng kế hoạch 5 năm về kinh tế xã hội Có một số ý kiến đề nghị báo cáotổng hợp nên thực hiện 3 năm 1 lần Tuy nhiên cũng có 3 ý kiến cho rằng tầnxuất biên soạn báo cáo hiện nay là phù hợp

- Hàng năm có báo cáo diễn biến trong năm Đối với báo cáo này cần thống nhất vềthời điểm lấy số liệu, ví dụ từ tháng 6 năm trớc đến tháng 6 năm sau (trừ nhữngvấn đề thời sự bức xúc nhất cần đa kịp thời vào báo cáo) Cần thống nhất một sốnội dung thông tin về hiện trạng môi trờng trong báo cáo hàng năm, có liên hệ, sosánh với năm trớc, dự báo xu hớng trong năm tới và những vấn đề nổi cộm Cómột số ý kiến cho rằng báo cáo hàng năm nên là báo cáo chuyên đề và chủ yếu làbảng biểu, số liệu Riêng Bộ KH&ĐT kiến nghị tần xuất thực hiện báo cáo nên là

2 lần/năm

- Nên lựa chọn các vấn đề phù hợp để đa vào báo cáo hàng năm hay 5 năm Ví dụnhững vấn đề diễn biến chậm không cần đa vào báo cáo hàng năm, trái lại nhữngvấn đề bức xúc nh ô nhiễm, rác thải, có ảnh hởng trực tiếp đến đời sống nhândân nên có báo cáo hàng năm

- Có bộ đề nghị ngoài báo cáo chung hàng năm nên có thêm các báo cáo chuyên sâu

về từng thành phần hoặc vấn đề môi trờng nh nớc, không khí, đa dạng sinh học,chất thải,

- Nên bổ sung thêm các thông tin về hiện trạng tài nguyên và có đánh giá, so sánhtổng quát với chỉ số của các nớc trong khu vực

- Cần nâng cao độ tin cậy của báo cáo Cần chú ý sử dụng nguồn số liệu chính thống(ví dụ số liệu về rừng, nên lấy số liệu từ báo cáo chính thức của Bộ NN&PTNT)

- Cần triển khai sử dụng các CTMT trong hệ thống báo cáo môi trờng Cần đa thêmvào BCT môi trờng quốc gia các chỉ thị về sức khỏe Các đại diện từ VụKHCN&MT thuộc Văn phòng Quốc hội đề nghị xây dựng và thống nhất về một sốtiêu chí đánh giá HTMT giữa cơ quan chính phủ, Quốc hội cũng nh địa phơng đểtăng hiệu quả của công tác giám sát của Quốc hội và đảm bảo tính hệ thống trongbáo cáo

- Báo cáo nên có cấu trúc cố định để dễ theo dõi diễn biến môi trờng qua các năm;nên thêm dạng báo cáo điện tử để tiện tra cứu, sử dụng

- Rất nhiều tổ chức đề nghị đợc cung cấp hoặc cho mua báo cáo HTMT quốc gia đểtham khảo nh các cơ sở nghiên cứu xin đợc cấp hoặc mua báo cáo hiện trạng môitrờng chi tiết Báo cáo tóm tắt hoặc báo cáo tổng quan cần đợc cung cấp rộng rãi

và thờng xuyên cho các cơ quan nh Ban Khoa giáo TW Đảng, các đơn vị có nhiệm

vụ thực hiện các báo cáo HTMT ngành tại các ngành liên quan, các vụ phụ trách

về môi trờng tại các bộ và cơ quan ngang bộ, Ban Thông tin thuộc Liên hiệp cácHội KHKT Việt Nam, các khoa môi trờng thuộc các trờng đại học, Hội

Trang 22

BVTN&MT Việt Nam Các phơng tiện thông tin đại chúng yêu cầu đợc cung cấpkịp thời báo cáo HTMT hàng năm cho công chúng.

- 2 năm một lần, cơ quan chủ trì xây dựng báo cáo nên có phiếu điều tra xin ý kiếnngời dùng tin

3.2.2 Báo cáo HTMT địa phơng:

a) Những thông tin chung về báo cáo:

Mục tiêu của công tác lập báo cáo hiện trạng môi trờng tại các bộ,ngành, địa phơng trớc hết là để phục vụ công tác quản lý nhà nớc về bảo vệ môi trờngcủa các bộ, ngành và địa phơng Đồng thời các báo cáo này là nguồn thông tin quantrọng đóng góp cho việc biên soạn Báo cáo hiện trạng môi trờng quốc gia

Năm 1994, với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Bộ KHCN&MT, tất cả 53 địa phơngtrong cả nớc và một số ngành công nghiệp đã thực hiện báo cáo hiện trạng môi trờng

Từ năm 1998, sau khi Bộ KHCN&MT đã đa thành chế độ quy định hàng năm vềnhiệm vụ lập báo cáo hiện trạng môi trờng của các bộ, ngành và địa phơng tại Thông

t 1076/TT-MTg ngày 15/8/1997 và Cục Môi trờng có hớng dẫn cụ thể hàng năm vềnội dung báo cáo thì các địa phơng và 10 bộ, ngành chọn lọc (Bộ Công nghiệp, BộGiao thông vận tải, Bộ NN&PTNT, Bộ Quốc phòng, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Bộ

Y tế, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng cục KTTV và Tổng công ty Dầu khíViệt Nam) đều đa việc thực hiện việc lập báo cáo hiện trạng môi trờng vào kế hoạchhàng năm của bộ, ngành, địa phơng mình Trong 5 tỉnh đợc điều tra thì đều xác nhận

có thực hiện báo cáo HTMT mỗi năm 1 lần; riêng TP HCM còn có báo cáo hàng quý

Đặc biệt, trong các năm 1999-2001, các bộ, ngành, địa phơng đã thực hiện báocáo tổng kết 5 năm, theo đề cơng do Bộ KHCN&MT yêu cầu và phù hợp với nội dungcủa Báo cáo quốc gia Về tình hình thực hiện báo cáo hiện trạng môi trờng của các

bộ, ngành, địa phơng, nếu tính tỷ lệ các địa phơng và bộ, ngành có ít nhất 1 báo cáotổng kết 5 năm (cho 2 năm 1999 và 2000) thì đã có tới khoảng 90% các địa phơng và

bộ, ngành chọn lọc đã nộp báo cáo về Cục Môi trờng (54/61 ĐP và 9/10 bộ, ngành)

Về đối tợng phục vụ báo cáo: Kết quả điều tra của 5 tỉnh cho thấy hiện nay có

3 tỉnh chỉ phục vụ báo cáo HTMT hạn hẹp cho 3 đối tợng là Bộ TN&MT, UBND TP,

Sở TN&MT (HN, Hà Nam, TP HCM) Riêng Tỉnh Thái Nguyên có mở rộng đối tợngphục vụ thêm ra các sở/ban/ngành liên quan Đặc biệt TP Đà Nẵng đã chú ý mở rộng

đối tợng phục vụ với 2 loại báo cáo chính là Báo cáo chi tiết cho các đối tợng là BộTN&MT, UBND TP, Thành ủy, MTTQVN, HĐND TP; Bản tóm tắt cho cácsở/ban/ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND quận huyện, các phơngtiện TT đại chúng, các cộng đồng dân c

Về chất lợng báo cáo: Hầu hết các báo cáo địa phơng đều tuân thủ theo đề cơnghớng dẫn của Cục Môi trờng Nhiều báo cáo đợc xử lý rất công phu: có các số liệu vàsơ đồ minh hoạ cho các nhận xét, đánh giá về tình hình chất lợng môi trờng, có cáctrình bày khá chi tiết về các hoạt động BVMT tại địa phơng, tổng kết công phu vềnhững vấn đề môi trờng bức xúc của địa phơng và các kiến nghị cụ thể đối với địa ph-

ơng cũng nh Trung ơng Đây là những báo cáo có giá trị tham khảo cao, phục vụ đắclực cho công tác BVMT của địa phơng cũng nh đóng góp đợc cho việc biên soạn Báocáo quốc gia Độ dày của các báo cáo này trung bình khoảng 60-80 trang Tuy nhiênbên cạnh đó cũng còn có những báo cáo sơ sài, không đủ nội dung yêu cầu, với nhữngnhận xét chung chung, mang tính định tính, có ít số liệu minh hoạ Các báo cáo đợc

xử lý sơ sài nh vậy sẽ không thể đa ra đợc những nhận định xác đáng về các vấn đềmôi trờng bức xúc của địa phơng để tham khảo trong công tác BVMT tại địa phơng.Nhìn chung, chất lợng báo cáo ở một số tỉnh ngày càng đợc nâng cao, phục vụ kịpthời cho các cấp lãnh đạo của tỉnh; các kiến nghị trong báo cáo đợc quan tâm hơn; sốlợng các cơ quan sử dụng báo cáo ngày càng nhiều; có cơ sở dữ liệu phục vụ quá trìnhxây dựng báo cáo, với số liệu ngày càng đợc bổ sung và thu thập đợc từ nhiều cơ quan

Trang 23

Về nguồn thông tin, dữ liệu để biên soạn báo cáo: Cả 5 tỉnh điều tra đều có các

hệ thống quan trắc môi trờng làm nguồn thông tin cho báo cáo, ngoài ra hầu hết cáctỉnh đều sử dụng các số liệu từ niên giám thống kê của tỉnh, từ các đề tài nghiên cứutrong tỉnh Một số tỉnh còn sử dụng cả các báo cáo của các sở/ban/ngành liên quan,các báo cáo của các cơ sở quận huyện và của các tổ chức, tổ chức chính trị xã hộikhác trong tỉnh Báo cáo HTMT quốc gia cũng là một nguồn tin quan trọng

Ngoài loại báo cáo HTMT địa phơng thờng xuyên hàng năm nêu trên, còn cócác báo cáo dạng chuyên đề, ví dụ nh: các báo cáo HTMT tại một số khu vực ô nhiễm

điển hình phục vụ công tác xây dựng mô hình cải thiện môi trờng (bãi rác, làng nghề,

hệ sinh thái nhạy cảm, ) với định kỳ 1 lần/năm và theo các yêu cầu đột xuất; báo cáochuyên đề về hiện trạng một số thành phần môi trờng tại địa phơng nh hiện trạng nớcmặt Hà Nội theo yêu cầu của Uỷ ban Giám sát quốc hội,

b) ý kiến đánh giá của ngời dùng tin trong nội bộ hệ thống TN&MT về báo cáo:

- Đa số ý kiến cho rằng định kỳ 1 năm 1 lần thực hiện báo cáo HTMT địa phơng làphù hợp, dạng báo cáo trên giấy cũng là phù hợp Tuy nhiên, cũng có ý kiến chorằng nên 3-5 năm có 1 báo cáo tổng hợp, hàng năm báo cáo chuyên đề Một số ýkiến đề nghị cấp tỉnh cũng nên xây dựng báo cáo ngắn gọn cho công chúng

- Về nội dung nên có nhiều số liệu dới dạng bảng biểu thống kê; nghiên cứu xâydựng BCT môi trờng cho địa phơng và nghiên cứu phơng pháp đa số liệu của BCTvào báo cáo HTMT

- Đối tợng phục vụ của các báo cáo HTMT của địa phơng cần đợc mở rộng tới tất cảcác ngành, các huyện, thị trong tỉnh

- Bộ TN&MT khi nhận đợc các báo cáo địa phơng cần có phản hồi để các địa phơng

có những chỉnh sửa phù hợp; Bộ cần hớng dẫn và tập huấn cho cán bộ biên soạnbáo cáo, hỗ trợ phần mềm cập nhật và xử lý số liệu phục vụ báo cáo cho các địaphơng

c) ý kiến đánh giá của ngời dùng tin bên ngoài hệ thống TN&MT về báo cáo:

- Báo cáo HTMT hàng năm của địa phơng còn ít thông tin, nhất là về các giải phápchính sách, quản lý ở địa phơng

- Báo cáo đột xuất của các địa phơng theo yêu cầu giám sát của Quốc hội về các vấn

đề môi trờng của địa phơng có chất lợng đạt yêu cầu, riêng độ tin cậy chỉ tạm đợc

- Đa số các cơ quan đợc phỏng vấn cha đợc tiếp cận thờng xuyên các báo cáoHTMT địa phơng

3.2.3 Các báo cáo hành chính, báo cáo chuyên đề và đột xuất:

Các báo cáo hành chính:

Các báo cáo này đợc thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm và cả năm, docác cơ quan/đơn vị cấp dới báo cáo lên các cơ quan hành chính cấp trên Các báo cáonày cũng là nguồn thông tin rất đầy đủ về nội dung hoạt động của các cơ quan/đơn vị,tuy nhiên chúng chỉ đợc tham khảo nội bộ

Ngày đăng: 17/03/2014, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trờng - Đánh giá công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường miền bắc Việt Nam
Hình 1 Sơ đồ tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trờng (Trang 10)
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Cục Bảo vệ môi trờng - Đánh giá công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường miền bắc Việt Nam
Hình 2 Sơ đồ tổ chức của Cục Bảo vệ môi trờng (Trang 11)
Hình 3. Sơ đồ dòng thông tin của hệ thống TN&MT - Đánh giá công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường miền bắc Việt Nam
Hình 3. Sơ đồ dòng thông tin của hệ thống TN&MT (Trang 12)
Bảng 1. Danh sách CQ/ĐV trong hệ thống TN&MT đợc chọn để phỏng vấn - Đánh giá công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường miền bắc Việt Nam
Bảng 1. Danh sách CQ/ĐV trong hệ thống TN&MT đợc chọn để phỏng vấn (Trang 12)
Bảng 2. Danh sách các cơ quan/tổ chức dùng tin chủ yếu của hệ thống TN&MT - Đánh giá công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường miền bắc Việt Nam
Bảng 2. Danh sách các cơ quan/tổ chức dùng tin chủ yếu của hệ thống TN&MT (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w