Sở dĩ nhà lập pháp phải dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng trong đó có quyền sở hữu của vợ chồng là bởi những lí do sau: Trước hết, do tính cộng đồng hợp nhất của quan hệ hôn nhân nê
Trang 1ThS Nguyễn Văn Cừ *
1 Quyền sở hữu của vợ chồng thuộc
một trong ba loại quyền tài sản của vợ
chồng (quyền sở hữu, quyền và nghĩa vụ cấp
dưỡng, quyền thừa kế tài sản của nhau giữa
vợ và chồng) Sở dĩ nhà lập pháp phải dự
liệu về chế độ tài sản của vợ chồng (trong đó
có quyền sở hữu của vợ chồng) là bởi những
lí do sau:
Trước hết, do tính cộng đồng hợp nhất
của quan hệ hôn nhân nên để bảo đảm
những nhu cầu thiết yếu của gia đình, thoả
m=n các nhu cầu về vật chất, tinh thần của
vợ chồng và để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc,
giúp đỡ lẫn nhau; chăm sóc, nuôi dưỡng
giáo dục các con thì cần phải có tài sản,
tiền bạc, sản nghiệp của vợ chồng Vì thế,
bên cạnh đời sống tình cảm, sự yêu thương
gắn bó giữa vợ và chồng không thể không
nói đến vấn đề tài sản của vợ chồng Mặt
khác, cũng để bảo đảm đời sống chung của
gia đình, đáp ứng các nhu cầu về vật chất,
tinh thần của vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc,
giáo dưỡng con cái thì trong suốt thời kì
hôn nhân (là khoảng thời gian quan hệ vợ
chồng tồn tại, tính từ khi kết hôn cho đến
khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật), vợ
chồng không thể chỉ bó hẹp trong quan hệ
gia đình mà cần thiết phải có sự trao đổi,
quan hệ giao dịch với những người khác Có
thể nói chế độ tài sản của vợ chồng được áp
dụng thường xuyên, hàng ngày Do đó, nếu
nhà làm luật không dự liệu “cách xử sự”
theo quy định chung thì khó lòng kiểm soát,
định hướng trong việc điều chỉnh các quan
hệ tài sản của vợ chồng Pháp luật cần phải
định rõ khi sử dụng tài sản, tiền bạc của vợ chồng nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia
đình thì trường hợp nào giao dịch đó phải có
sự đồng ý thỏa thuận của vợ chồng (kể cả bằng văn bản có chữ kí của vợ chồng như hợp đồng mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất ); trường hợp nào được coi là có
sự thoả thuận mặc nhiên của cả hai vợ chồng khi chỉ một bên vợ, chồng trực tiếp sử dụng,
định đoạt tài sản của vợ chồng để kí kết hợp
đồng với người khác (như vợ, chồng sử dụng tiền bạc, tài sản nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình bảo đảm
ăn, ở, học hành, chữa bệnh cho con ).(1)
Thứ hai, pháp luật có dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng (quyền sở hữu tài sản của vợ chồng) thì vợ, chồng mới biết để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản của vợ chồng trong suốt thời kì hôn nhân Ví dụ, các căn cứ, nguồn gốc, phạm vi các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của vợ (chồng), theo đó vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt) đối với từng loại tài sản theo luật
định nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia
* Giảng viên chính Khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2đình hoặc nhu cầu của bản thân vợ, chồng
Thứ ba, việc vợ chồng sử dụng, định
đoạt tài sản của mình nhằm bảo đảm đời
sống chung của gia đình luôn có liên quan
đến quyền lợi của người khác (người thứ ba)
khi họ kí kết các hợp đồng liên quan đến tài
sản của vợ chồng Theo luật định, người thứ
ba tham gia giao dịch cần phải biết rằng
trường hợp nào hợp đồng đó được bảo đảm
thực hiện từ tài sản chung của vợ chồng
hoặc bằng tài sản riêng của vợ, chồng nhằm
bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình Ví
dụ: Anh T và chị H kết hôn năm 1996 Năm
2000 bằng tiền của hai vợ chồng, anh chị
xây dựng được ngôi nhà 3 tầng trị giá 500
triệu đồng, tháng 4/2002, nhân khi chị H đi
công tác, anh T đ= tự ý bán ngôi nhà là tài
sản chung của vợ chồng cho ông B Trường
hợp này, hợp đồng mua bán nhà giữa anh T
với ông B luôn bị coi là vô hiệu khi chị H
yêu cầu Điều đó buộc ông B phải biết quy
định của pháp luật
Vì vậy, pháp luật của một số nước
thường quy định chế độ tài sản của vợ chồng
phải được niêm yết, thông báo tại nơi cư trú
của vợ chồng khi đăng kí kết hôn Về căn
bản, vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản
ước định (theo sự thoả thuận bằng văn bản
của vợ chồng từ trước khi kết hôn) hoặc chế
độ tài sản pháp định (nếu vợ chồng không kí
kết hôn ước từ trước khi kết hôn thì pháp
luật cho rằng cặp vợ chồng đó đ= mặc nhiên
lựa chọn chế độ tài sản theo luật định) Tuỳ
theo điều kiện kinh tế, x= hội, phong tục tập
quán ở mỗi quốc gia mà luật pháp các nước
có quy định về chế độ tài sản của vợ chồng
theo luật định là khác nhau Nhà làm luật có
thể lựa chọn chế độ cộng đồng toàn sản, chế
độ cộng đồng động sản và tạo sản, chế độ
cộng đồng tạo sản để quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong luật (chế độ pháp
định)
Thứ tư, việc quy định chế độ tài sản của
vợ chồng trong pháp luật là cơ sở pháp lí để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và với người khác Ví dụ, giải quyết về những món nợ mà vợ chồng vay chung vì lợi ích chung của gia đình hoặc mỗi bên vợ, chồng vay riêng để sử dụng vào mục đích riêng Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng quy kết theo trách nhiệm (nghĩa vụ) chung của vợ chồng hay nghĩa vụ riêng của vợ, chồng phải thanh toán món nợ đó Theo từng trường hợp chia tài sản chung khi có yêu cầu của vợ, chồng, toà án áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, bảo đảm quyền lợi chính đáng về tài sản của
vợ, chồng cũng như quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
2 Kế thừa và phát triển những quy định
về quyền sở hữu của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm
2000 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001) cũng đ= ghi nhận về quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng; quy định về căn
cứ xác lập, nguồn gốc, phạm vi các loại tài sản đó
2.1 Đối với tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 2000 đ= quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng tạo sản (Điều 27) Theo đó, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp
Trang 3pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và những
tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài
sản chung Tài sản chung của vợ chồng còn
bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ chồng có
được sau khi kết hôn Nhằm cụ thể hóa theo
quy định của BLDS 1995 (Điều 189, 198,
201, 233 ), khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ
năm 2000 đ= quy định tài sản chung của vợ
chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất Trong
trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của
vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng
kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và
chồng (khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm
2000) Đây là quy định hoàn toàn mới của Luật
HN&GĐ năm 2000 so với Luật HN&GĐ năm
1986 trước đây Nhằm khắc phục những
vướng mắc trong thực tế xác định tài sản
chung và tài sản riêng của vợ, chồng, khoản
3 Điều 27 Luật HN&GĐ còn quy định trong
trường hợp không có chứng cứ chứng minh
tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là
tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài
sản chung của vợ chồng
Theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng,
Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 đ= quy
định vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung Tài sản chung của vợ
chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu
của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung
của vợ chồng Việc xác lập, thực hiện và
chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài
sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống
duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản
chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ
chồng bàn bạc, thỏa thuận Những quy định
này nhằm bảo đảm cho vợ chồng thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống chung của gia đình Đồng thời, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng (Điều 29, 30, 31, 95)
2.2 Đối với tài sản riêng của vợ, chồng, theo Điều 32 Luật HN&GĐ đ= quy định về căn cứ, nguồn gốc, phạm vi tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng bao gồm những tài sản mà vợ, chồng có từ trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy
định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 Luật HN&GĐ; đồ dùng, tư trang cá nhân của vợ, chồng Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản riêng của mình Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản riêng (Điều 33) Vợ, chồng có quyền quản lí tài sản riêng; trường hợp vợ, chồng không thể tự mình quản lí tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lí thì bên kia có quyền quản lí tài sản đó Tài sản riêng của vợ, chồng được bảo đảm thanh toán cho nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng Theo mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập, vợ, chồng
có nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc lẫn nhau, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng các con trong trường hợp tài sản chung của
vợ chồng không đủ để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng phải sử dụng tài sản riêng của mình (nếu có) nhằm bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của gia đình (khoản 4 Điều 33) Đây cũng là quy định
Trang 4mới của Luật HN&GĐ năm 2000, xuất phát
từ truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt
Nam Ngoài ra, khoản 5 Điều 33 Luật
HN&GĐ năm 2000 còn quy định trong
trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng
đ= được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi,
lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy
nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản
riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ
chồng Quy định này thực chất là hạn chế
quyền sở hữu của vợ, chồng có tài sản
riêng vì sự ổn định, bảo đảm lợi ích chung
của gia đình
3 Kể từ ngày Luật HN&GĐ năm 2000
có hiệu lực thi hành đến nay, sau gần hai
năm thực hiện, những quy định của Luật
HN&GĐ năm 2000, trong đó có các quy
định về quyền sở hữu của vợ chồng là cơ sở
pháp lí để vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu
của mình đối với tài sản chung, tài sản
riêng; là cơ sở pháp lí để tòa án giải quyết
các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với
nhau và với người khác Tuy nhiên, qua
nghiên cứu những quy định về quyền sở hữu
của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000,
thực tiễn áp dụng luật những năm qua cho
thấy bên cạnh Luật HN&GĐ năm 2000, các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đ= ban
hành một số văn bản quy định chi tiết;
hướng dẫn áp dụng pháp luật về quyền sở
hữu của vợ chồng.(2) Mặc dù vậy, trong thực
tiễn áp dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc khi xác định tài sản chung, tài sản riêng
của vợ, chồng; xác định tài sản chung của vợ
chồng như thế nào là “có giá trị lớn”, bảo
đảm có sự thoả thuận, bàn bạc của cả hai vợ
chồng khi định đoạt tài sản đó (thể hiện theo
ý chí của vợ chồng hoặc bằng văn bản); vấn
đề phân biệt các loại nghĩa vụ chung hoặc
nghĩa vụ riêng của vợ chồng trong các hợp
đồng vay nợ để từ đó quy trách nhiệm (nghĩa vụ) thanh toán món nợ đó từ tài sản chung của vợ chồng hay từ tài sản riêng của
vợ, chồng; về các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng chưa được dự liệu cụ thể, thống nhất; để góp phần hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu của vợ chồng, tạo cơ sở pháp lí vững chắc trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau: 3.1 Về căn cứ xác lập tài sản chung của
vợ chồng: Đối với các hoa lợi, lợi tức thu
được từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng, trong luật cần phải
được dự liệu cụ thể để thống nhất áp dụng Cho đến nay vẫn có hai quan điểm trái ngược nhau Quan điểm xét dưới góc độ luật dân sự cho rằng chỉ chủ sở hữu tài sản mới
có quyền thu lợi (hoa lợi, lợi tức) phát sinh
từ tài sản riêng đó Vì vậy, phải coi hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng
Tuy nhiên, trong lĩnh vực HN&GĐ, do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình Một trong những đặc điểm của căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng (khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000)
là tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra mà chỉ cần một bên vợ, chồng tạo ra
được trong thời kì hôn nhân; truyền thống lập pháp của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đ= thể hiện điều này(3); vả lại, tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào
Trang 5các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong
trường hợp tài sản chung không đủ để đáp
ứng (khoản 4 Điều 33 Luật HN&GĐ năm
2000) Luật pháp của một số nước đều quy
định toàn bộ tài sản do vợ, chồng tạo ra
trong thời kì hôn nhân, kể cả các hoa lợi, lợi
tức thu được từ tài sản chung hay tài sản
riêng của vợ, chồng đều thuộc khối tài sản
chung của vợ chồng.(4) Trước đây, hệ thống
pháp luật ở nước ta dưới chế độ cũ đ= quy
định cụ thể vấn đề này Khoản 4 Điều 54
Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964 và khoản 4
Điều 151 Bộ luật dân sự năm 1972 dưới chế
độ nguỵ quyền Sài Gòn quy định hoa lợi của
tất cả tài sản, không phân biệt tài sản thủ đắc
trước hay trong thời gian hôn thú đều thuộc
khối tài sản chung của vợ chồng Chúng tôi
cho rằng Luật HN&GĐ cần dự liệu cụ thể
các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng
của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân là tài
sản chung của vợ chồng (trừ trường hợp
ngoại lệ: Theo quy định tại Điều 8 Nghị
định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của
Chính phủ thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản mà vợ, chồng đ= được chia trong thời kì
hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng)
3.2 Theo quy định tại khoản 3 Điều 28
Luật HN&GĐ thì việc xác lập, thực hiện và
chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài
sản chung có giá trị lớn phải có sự bàn
bạc, thỏa thuận của vợ chồng Mặc dù Nghị
định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 tại
khoản 3 Điều 4 đ= quy định tài sản chung có
giá trị lớn của vợ chồng được xác định căn
cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối
tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên, theo
chúng tôi, quy định này chưa phù hợp với
thực tiễn của đời sống x= hội Pháp luật cần
dự liệu theo hướng tài sản chung của vợ
chồng “có giá trị lớn” là những tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng kí quyền sở hữu (nhà ở, quyền sử dụng đất, ô tô, xe máy, tàu đánh cá ) Đối với những tài sản mà pháp luật không quy định phải đăng
kí quyền sở hữu thì nên xem xét vào điều kiện tài chính, kinh tế cụ thể của gia đình vợ chồng đó
3.3 Theo quy định tại Điều 25 (một trong những quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000) thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình Quy định này nhằm buộc
vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm chung
đối với những giao dịch dân sự hợp pháp do một bên thực hiện vì nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình Trường hợp này, theo luật
định là đ= có sự thoả thuận “mặc nhiên” của cả hai vợ chồng vì lợi ích chung của gia
đình Tuy nhiên, pháp luật cần dự liệu thêm như thế nào và trong những trường hợp nào thì các giao dịch dân sự hợp pháp do một bên vợ, chồng thực hiện với mục đích nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia
đình buộc vợ chồng cùng chịu trách nhiệm liên đới? Vậy hiểu như thế nào là nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình?
3.4 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy
định các trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng, tuy nhiên, các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng không được luật dự liệu, trừ trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng khi li hôn (Điều 95), dẫn tới những cách hiểu không thống nhất khi áp dụng luật trong từng trường hợp cụ thể này Trước đây, theo quy định tại Điều 17 Luật HN&GĐ
Trang 6năm 1986 thì khi một bên vợ, chồng chết
trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ
chồng “thì chia đôi”, phần tài sản của người
chết được chia theo quy định của pháp luật về
thừa kế; hoặc theo quy định tại Điều 18 Luật
HN&GĐ năm 1986, khi hôn nhân tồn tại,
nếu một bên yêu cầu và có lí do chính đáng
thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng
theo quy định ở Điều 42 của Luật HN&GĐ
(tức là các nguyên tắc chia tài sản chung của
vợ chồng khi li hôn cũng được áp dụng
trong trường hợp này) Mặc dù Điều 29, 30,
31 của Luật HN&GĐ năm 2000 không dự
liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ
chồng nhưng theo quy định của pháp luật từ
trước tới nay, trong các trường hợp cần phải
chia tài sản chung của vợ chồng thì nguyên
tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng luôn
được áp dụng trước tiên Nguyên tắc này
xuất phát từ đặc điểm tài sản chung của vợ
chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, trong
đó “kỉ phần” của mỗi bên vợ, chồng đối với
khối tài sản chung luôn được xác định là
“ngang nhau, bằng nhau” Do vậy, cần bổ
sung vào quy định tại Điều 31 về nguyên tắc
chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên
vợ, chồng chết trước là nguyên tắc chia đôi
tài sản chung, mỗi bên vợ, chồng được một
nửa giá trị tài sản chung Trong trường hợp
này là chia “bình quân”, áp dụng cho tất cả
các cặp vợ chồng trong thực tiễn, không
phải căn cứ vào công sức đóng góp của vợ,
chồng trong việc tạo dựng tài sản chung
Đối với trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, cần bổ
sung theo quy định tại Điều 29, Điều 30
Luật HN&GĐ năm 2000 về nguyên tắc
“chia đôi” tài sản chung của vợ chồng khi
vợ, chồng có yêu cầu như chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng li hôn, tức là chia theo quy định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2000
3.5 Đối với việc chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kì hôn nhân (Điều 29,
Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000) cần dự liệu như thế nào là “có lí do chính đáng khác” của vợ, chồng để chia tài sản chung khi hôn nhân còn đang tồn tại Ngoài việc quy định thêm về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như khi li hôn, chúng tôi cho rằng việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận như quy định tại Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 trước đây Mặc dù khoản 2 Điều
29 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 11 Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ đ= dự liệu việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản sẽ không được pháp luật công nhận (tức
là việc chia tài sản chung của vợ chồng bị coi là vô hiệu) Tuy nhiên, theo quy định tại
Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trước tiên do vợ chồng tự thoả thuận với nhau, nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết Quy
định như vậy khó bảo đảm được quyền lợi chính đáng của người khác, của Nhà nước trong việc “sai áp” tài sản của vợ chồng để bảo đảm các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng
Ví dụ, vợ chồng tự thoả thuận chia tài sản chung từ năm 2001, với mục đích nhằm tẩu tán, giấu giếm, trốn tránh nghĩa vụ tài sản
đối với người khác nhưng m=i đến năm 2005
Trang 7mới phát hiện và kiểm định được mục đích,
lí do chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kì hôn nhân hoặc có trường hợp vợ
chồng tự thoả thuận chia nhằm tẩu tán tài
sản, đến nay không còn tài sản để thực hiện
nghĩa vụ về tài sản nữa; hoặc có trường hợp
sau khi vợ chồng tự thoả thuận chia tài sản
chung trong thời kì hôn nhân mà nay quan
hệ hôn nhân đ= chấm dứt do vợ, chồng chết
hay đ= li hôn
3.6 Vấn đề phân biệt các loại nghĩa vụ
chung hoặc nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ,
chồng cũng cần được quy định cụ thể Mặc
dù tại các Điều 25, khoản 2 Điều 28, khoản
3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 đ= có
các quy định liên quan đến nghĩa vụ tài sản
của vợ chồng Tuy nhiên, những quy định
này mới chỉ đề cập nguyên tắc chung, rất
khó áp dụng trong thực tiễn Nhằm bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, của
những người có quyền lợi liên quan (như
chủ nợ), tạo cơ sở pháp lí vững chắc để tòa
án giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa
vợ chồng, trong đó có nghĩa vụ về tài sản
của vợ chồng, Luật HN&GĐ cần dự liệu cụ
thể theo hướng tài sản chung của vợ chồng
được bảo đảm thanh toán các khoản nợ sau:
- Nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt thiết yếu của gia đình
- Nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lí,
sử dụng, định đoạt tài sản chung
- Các món nợ liên quan đến tài sản riêng
đ= được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi,
lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy
nhất của gia đình
- Nợ phát sinh có liên quan đến công
việc mà cả hai vợ chồng cùng thực hiện
- Nợ chung theo thỏa thuận của vợ
chồng
Ngoài ra, các khoản nợ do vợ, chồng vay nhằm bảo đảm nhu cầu riêng, không xuất phát từ lợi ích chung của gia đình hoặc vợ, chồng thoả thuận là nợ riêng của một bên thì
vợ, chồng có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng
3.7 Thực tiễn đời sống vợ chồng khi thực hiện quyền sở hữu nhằm bảo đảm lợi ích của gia đình, của cá nhân vợ, chồng có thể dẫn tới những trường hợp có sự trộn lẫn hoặc ẩn chứa các loại tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng Khi có tranh chấp, cần phải xác định được phần tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng để chia chính xác, hợp lí, bảo đảm quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ, chồng Ví dụ, tài sản chung của
vợ chồng đ= được quản lí, tu sửa bằng phần tài sản riêng của vợ, chồng Hoặc tài sản riêng của vợ, chồng đ= được bảo quản, tu sửa bằng tài sản chung của vợ chồng làm tăng giá trị nhiều lần so với giá trị ban
đầu Luật HN&GĐ cần dự liệu về các trường hợp này nhằm xác định rõ các loại tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng khi có tranh chấp./
(1).Xem: Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2000
(2).Xem: Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tòa án nhân dân các cấp áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000
- Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ (3).Xem: Điều 15 Luật HN&GĐ năm 1959, Điều 14 Luật HN&GĐ năm 1986
(4).Xem: Điều 1401 Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, khoản 3 Điều 1474 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan