Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2010 (Trang 28 - 30)

11 Luật doanh nghiệp Nh nà ước, Chương 1, điều 3, Khoản 12, 2004.

3.3 Một số kiến nghị.

Các cấp, các ngành chức năng cũng cần phối hợp chặt chẽ giúp các lâm trường giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ chặt phá rừng, lấn chiếm đất đai trái phép; kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp nhận khoán đất rừng rồi bán, đổi, chuyển nhượng sai với quy định của Nhà nước; giúp các lâm trường thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong việc quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

Quá trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần là vấn đề mới ở nước ta. Lâm trường quốc doanh có những đặc thù riêng cho nên việc tiến hành cổ phần hoá cần phải nghiên cứu kỹ và cần có những thử nghiệm để rút kinh nghiệm. Trước tiên tập trung nghiên cứu thí điểm mô hình cổ phần hoá đối với những Lâm trường quốc doanh trong những vùng nguyên liệu tập trung.

KẾT LUẬN

Lâm trường quốc doanh là loại hình doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu, đã tồn tại hơn 40 năm. Quá trình phát triển của đất nước, đặc biệt quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động sâu sắc đến hoạt động của lâm trường.

Trong những năm qua, nhiều Lâm trường quốc doanh đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, sử dụng đất đai, góp phần bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng vạn cư dân ở vùng Trung du và miền núi. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc quản lý và sử dụng đất đai cho các lâm trường còn nhiều tồn tại, hiệu quả sử dụng đất còn thấp; hiệu quả sản xuất kinh doanh của lâm trường liên quan đến rừng và đất rừng vẫn chưa được đầu tư đúng mức; việc áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật trong việc trồng rừng còn chậm. Từ thực trạng hoạt động của các Lâm trường quốc doanh đang đặt ra nhiều vấn đề về cơ chế và chính sách đồng bộ để có thể thúc đẩy cho lâm trường hoạt động hiệu quả hơn, thu hút đầu tư, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Trong quá trình thực hiện đổi mới các Lâm trường quốc doanh Nhà nước cần thừa nhận Lâm trường quốc doanh là một loại hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao.

Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý trong lâm trường, trong đó cần chú ý đến các hình thức khoán kinh doanh rừng lâu dài, liên doanh, liên kết trồng rừng và chế biến lâm sản; áp dụng phương thức đấu thầu khai thác gỗ, đấu thầu đất trống để trồng rừng; thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó cũng đề xuất một số mô hình mới hướng cho Lâm trường quốc doanh phát triển như: Mô hình thí điểm cổ phần hoá vườn cây, rừng trồng, các cơ sở chế biến; công ty một thành viên,… Quan trọng nhất trong quá trình đổi mới là phải có một chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

Nhà nước cũng cần nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh của lâm trường và làm tốt vai trò trung tâm dịch vụ, khoa học- kỹ thuật, công nghiệp chế biến, văn hoá, xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2010 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w