Đặc biệt yếu tố chủ thể ở đây đ được mở rộng, không chỉ quan hệ HN&GĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà còn bổ sung thêm những chủ thể mới giữa người nước ngoài với nhau thư
Trang 1ThS Nguyễn Hồng Bắc * uật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) đ
được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa X kì họp thứ 7 thông qua ngày
9/6/2000, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2001
Luật này thay thế Luật HN&GĐ năm 1986
và Pháp lệnh HN&GĐ giữa công dân Việt
Nam và người nước ngoài ngày 2/12/1993
(gọi tắt là Pháp lệnh năm1993)
Luật HN&GĐ năm 2000 đ dành chương
XI quy định về quan hệ HN&GĐ có yếu tố
nước ngoài Những quy định của chương XI
là bước đột phá trong lĩnh vực lập pháp của
nước ta ở lĩnh vực này Các điều khoản của
chương XI được soạn thảo trên cơ sở kế thừa
một số quy định cơ bản của Pháp lệnh năm
1993 đồng thời có bổ sung một số quy định
mới cho phù hợp với tình hình thực tế của
nước ta trong giai đoạn hội nhập và phát
triển
1 Vấn đề yếu tố nước ngoài trong
quan hệ HN&GĐ
Trước khi ban hành Luật HN&GĐ năm
2000, chưa có văn bản pháp luật nào về
HN&GĐ quy định khái niệm quan hệ
HN&GĐ có yếu tố nước ngoài, từ đó dẫn tới
nhiều cách hiểu khác nhau Có người cho
rằng trong quan hệ đó chỉ cần yếu tố chủ thể
là đủ nhưng một số khác lại xác định có 3 yếu tố nước ngoài tương tự như quy định tại
Điều 826 Bộ luật dân sự Việt Nam năm
1995
Luật HN&GĐ năm 2000 lần đầu tiên đưa
ra khái niệm quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài Khái niệm này không trực tiếp quy định tại chương XI mà được quy định tại khoản 14 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000, trong đó nêu rõ quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài là quan hệ HN&GĐ:
a Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b.Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài Ngoài ra, Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định: "Các quy định của chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ HN&GĐ giữa công dân Việt Nam với nhau mà một
L
* Giảng viên Khoa luật quốc tế Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài"
(khoản 4 Điều 100)
Như vậy, quan hệ HN&GĐ có yếu tố
nước ngoài trong Luật HN&GĐ năm 2000
không chỉ bao gồm yếu tố chủ thể mà cả yếu
tố sự kiện pháp lí và tài sản Đặc biệt yếu tố
chủ thể ở đây đ được mở rộng, không chỉ
quan hệ HN&GĐ giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài mà còn bổ sung thêm
những chủ thể mới (giữa người nước ngoài
với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa công
dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài )
2 Thẩm quyền giải quyết các vụ việc
về HN&GĐ có yếu tố nước ngoài
Về nguyên tắc chung, Luật HN&GĐ
năm 2000 quy định thẩm quyền giải quyết
các quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài
thuộc cơ quan cấp tỉnh Nghĩa là, các việc về
hành chính giao cho ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương còn những
việc về tố tụng giao cho tòa án cấp tỉnh Cụ
thể:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thực hiện việc đăng kí kết
hôn, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố
nước ngoài theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật Việt Nam
(khoản 1 Điều 102 Luật HN&GĐ năm
2000)
Pháp luật quy định giải quyết những việc
hành chính đối với quan hệ trên cho uỷ ban
nhân dân tỉnh cũng xuất phát từ những lí do:
Đây là những quan hệ tương đối phức tạp,
đòi hỏi phải được giải quyết ở những cơ quan
có thẩm quyền cao, với những người có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ tốt Song cũng có những khó khăn, đó là về điều kiện đường xá
xa xôi, phương tiện đi lại khó khăn, thủ tục rườm rà gây không ít phức tạp cho đương sự
Để khắc phục những điểm đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đ có quy định mới, đó là: "Việc
đăng kí kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định" (khoản 1 Điều 102)
Đây là quy định "mở" của Luật HN&GĐ năm 2000 Trong nghị định của Chính phủ cần quy định rõ thẩm quyền giải quyết những trường hợp này, nên để cho các cơ quan chức năng ở cơ sở giải quyết quan hệ này trên thực tế của địa phương nhưng không
được trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ năm 2000
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc huỷ kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc li hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài Quy định này vẫn giữ nguyên như Pháp lệnh năm 1993 nhưng có điểm mới thể hiện sự vận dụng sáng tạo thực tiễn vào pháp luật Việt Nam, đó là giao thẩm quyền cho tòa án nhân dân huyện, quận, thị x, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc li hôn, các tranh chấp về quyền và
Trang 3nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về
nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ
giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực
biên giới với công dân của nước láng giềng
cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam
theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật Việt Nam
Quy định trên là hợp lí vì xuất phát từ
thực tế, công dân Việt Nam sinh sống ở khu
vực biên giới lấy vợ, lấy chồng là người
Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, giữa họ
thường có mối quan hệ gần gũi với nhau về
điều kiện sinh sống; họ quan niệm lấy nhau
chỉ cần họ hàng chứng kiến; đa số các trường
hợp người dân giáp biên giới sống chung với
nhau, sinh con đẻ cái, khi không hợp nhau
thì tự giải quyết mà không hề có sự can thiệp
của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đ quy định
cho tòa án cấp huyện, quận, thị x, thành phố
trực thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết
nhằm tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc
thực hiện tốt các quyền tố tụng dân sự, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, ổn
định quan hệ x hội cũng như để cho các quy
định của luật đi vào cuộc sống dễ dàng hơn ở
các vùng giáp biên giới
3 Vấn đề li hôn có yếu tố nước ngoài
Li hôn có yếu tố nước ngoài được quy
định tại khoản 1 Điều 104 Luật HN&GĐ
năm 2000: "Việc li hôn giữa công dân Việt
Nam và người nước ngoài, giữa người nước
ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được
giải quyết theo quy định của Luật này"
Như vậy, theo điều luật trên, để giải quyết việc li hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì cả hai bên phải thường trú tại Việt Nam hoặc công dân Việt Nam phải thường trú tại Việt Nam thì áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam Còn "trong trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời
điểm yêu cầu li hôn thì việc li hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam" (khoản 2 Điều 104)
Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000 so với Pháp lệnh năm 1993 Luật HN&GĐ năm 2000 khẳng định pháp luật Việt Nam phải được áp dụng và chiếm vị trí
ưu tiên khi giải quyết việc li hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam Trong khi đó, theo Pháp lệnh năm 1993 thì tiêu chí đầu tiên để tòa án vận dụng pháp luật giải quyết quan hệ li hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng, còn pháp luật Việt Nam cũng có thể được áp dụng để giải quyết quan
hệ li hôn nhưng không phải là tiêu chí đầu tiên
Theo Điều 12 Pháp lệnh năm 1993 thì việc li hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài và những vấn đề phát sinh từ việc
li hôn sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước mà vợ chồng có nơi thường trú chung, nếu không có nơi thường trú chung sẽ giải
Trang 4quyết theo pháp luật của nước mà họ có nơi
thường trú chung cuối cùng, nếu không có
nơi thường trú chung cuối cùng thì áp dụng
pháp luật Việt Nam
4 Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài
Vấn đề này được quy định tại khoản 2
Điều 105 Luật HN&GĐ năm 2000 Qua
nghiên cứu Điều này, chúng tôi thấy có một
số điểm mới so với Pháp lệnh năm 1993 như
sau:
Thứ nhất, chủ thể trong quan hệ nuôi con
nuôi đ được mở rộng hơn Theo khoản 14
Điều 8 Luật HN&GĐ thì quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm những
quan hệ sau:
- Quan hệ nuôi con nuôi giữa người nước
ngoài và trẻ em Việt Nam cư trú trên lnh
thổ Việt Nam;
- Quan hệ nuôi con nuôi giữa người nước
ngoài và trẻ em Việt Nam cư trú ở nước
ngoài;
- Quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân
Việt Nam và trẻ em nước ngoài ở nước
ngoài;
- Quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân
Việt Nam và trẻ em nước ngoài cư trú trên
lnh thổ Việt Nam;
- Quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân
Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai
bên định cư ở nước ngoài;
- Quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân
nước ngoài với nhau phát sinh ở Việt Nam
Như vậy, quan hệ nuôi con nuôi đ được
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà yếu tố nước ngoài trong quan hệ nuôi con nuôi còn bao gồm quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài và quan hệ nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau ở Việt Nam Thứ hai, vấn đề áp dụng pháp luật để giải quyết quan hệ nuôi con nuôi
Luật HN&GĐ năm 2000 xác định việc
áp dụng pháp luật dựa trên 2 cơ sở:
- Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ của người nuôi và con nuôi, việc chấm dứt việc nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật Việt Nam;
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được thực hiện ở nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha
mẹ nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của con nuôi (kể cả trong trường hợp cha mẹ nuôi cùng quốc tịch hoặc khác quốc tịch) Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đ lấy tiêu chí luật nơi thường trú của con nuôi để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được thực hiện ở nước ngoài Đây là điểm quy định hoàn toàn khác với Pháp lệnh năm 1993, theo Pháp lệnh, quyền và nghĩa vụ của người nuôi và con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài (bất kể tiến hành ở Việt Nam hay ở nước ngoài) đều được xác định theo pháp
Trang 5khi cha mẹ nuôi có quốc tịch khác nhau thì
áp dụng pháp luật của nước nơi thường trú
của người con nuôi (khoản 2 Điều 16 Pháp
lệnh năm 1993)
Ngoài những điểm mới như phân tích ở
trên thì chế định giám hộ trong quan hệ
HN&GĐ có yếu tố nước ngoài được quy
định tại Điều 106 Luật HN&GĐ năm 2000
cũng có những điểm mới phù hợp với thực tế
hiện nay và phù hợp với các quy định trong
Bộ luật dân sự năm 1995
Luật HN&GĐ năm 2000 đ kế thừa có
chọn lọc và phát triển Luật HN&GĐ năm
1986 Quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước
ngoài được quy định tại chương XI, với tổng
số 7 điều từ Điều 100 đến Điều 106, đ có
nhiều nội dung mới so với Luật HN&GĐ
năm 1986 và Pháp lệnh năm 1993 Tuy
nhiên, qua nghiên cứu chương này, chúng tôi
thấy:
Thứ nhất, phạm vi áp dụng pháp luật
Việt Nam, chủ thể tham gia quan hệ
HN&GĐ đ được mở rộng nhưng phạm vi
điều chỉnh lại thu hẹp hơn so với Pháp lệnh
năm 1993 Nếu như Pháp lệnh năm 1993
điều chỉnh 6 loại quan hệ (kết hôn, li hôn,
quan hệ pháp lí giữa vợ chồng, quan hệ pháp
lí giữa cha mẹ và con, nuôi con nuôi, giám
hộ) thì Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ điều
chỉnh 4 loại quan hệ (kết hôn, li hôn, nuôi
con nuôi và giám hộ), còn các quan hệ pháp
lí giữa vợ và chồng (quan hệ tài sản và nhân
thân), quan hệ pháp lí giữa cha mẹ và con
(quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, vấn
đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, vấn đề
truy nhận cha, mẹ, con) chưa được quy định cho nên theo chúng tôi, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn, trong đó cần
có những quy định để điều chỉnh quan hệ này
Thứ hai, Điều 102 quy định việc đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định Do đó, khi quy định về vấn đề này nên lưu ý một số
điểm như sau:
- Cần phải tính đến bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc để xây dựng các quy định thích hợp;
- Các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ phải rõ ràng, dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam cũng như công dân nước láng giềng;
- Nên quy định riêng về mức phí và lệ phí sao cho phù hợp với mặt bằng thu nhập
và mức sống của người dân vùng biên giới Hiện nay còn nhiều ý kiến cho rằng:
- Nên quy định thẩm quyền giải quyết các việc đăng kí kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì do uỷ ban nhân dân x giải quyết thì phù hợp hơn;
- Nên quy định trình tự, thủ tục, mức lệ phí cơ bản như quy định áp dụng cho công dân Việt Nam vì đồng bào vùng biên giới còn khó khăn, thu nhập còn thấp./