1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ " BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ " doc

201 759 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Các giải pháp đề xuất, kiến nghị để khôi phục, chấn hưng phát triển nghề sơn ta cổ truyền, mỹ nghệ sơn mài đích thực, tranh sơn mài truyền thống Việt Nam 180 Phụ lục 4: Bảng khảo sát x

Trang 1

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

- -

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN

Cơ quan quản lý : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam Chủ nhiệm đề tài : Th.S Trần Thị Quỳnh Như

Hà Nội - 2012

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 2

MỤC LỤC

Trang TRANG PHỤ BÌA

MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu tài liệu và phân tích tài liệu 3

5 Cách tiếp cận đề tài, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 11

Chương 1: Những vấn đề khái quát về tranh sơn mài Việt Nam 17

1.1 Khái niệm về sơn mài, tranh sơn mài 17

1.2 Vài trò của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với tranh sơn mài 44

1.2.2 Vị trí của chuyên ngành sơn ta tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương 48

1.2.4 Nguyễn Gia Trí họa sĩ sơn mài số một cả đời gắn bó

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 3

1.3 Tranh sơn mài Việt Nam tương đồng và khác biệt với tranh sơn mài Trung Quốc, Nhật Bản 56

1.3.2 Sự tương đồng và khác biệt giữa tranh sơn mài Việt Nam với tranh

1.3.2.1 Sự tương đồng và khác biệt giữa tranh sơn mài Việt Nam

1.3.2.2 Sự tương đồng và khác biệt giữa tranh sơn mài Việt Nam

Chương 2: Thực trạng tranh sơn mài Việt Nam 78

2.1 Diễn trình lịch sử phát triển của tranh sơn mài Việt Nam 78

2.2 Thực trạng vấn đề đào tạo nghề tranh sơn mài 120

2.2.5 Đào tạo sơn mài tại Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh

2.3 Đánh gia tranh sơn mài Việt Nam qua thông tin trong nước và nước ngoài 133

2.3.1 Kết quả điều tra khảo sát xã hội học qua người dân đối với tranh sơn mài 133

2.3.2.Các thông tin trong nước, ngoài nước đánh giá tranh sơn mài Việt Nam 141

Chương 3: Xu hướng thẩm mỹ và sự phát triển của tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu, hội nhập 151

3.1 Khảo sát về cách thể hiện, phương pháp sáng tác xu hướng thẩm mỹ

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 4

qua các giai đoạn của tranh sơn mài Việt Nam tại một số triển lãm lớn 151

3.2 Tranh sơn mài đương đại Việt Nam tại một số triển lãm quốc tế gần đây 154

3.2.1 Tranh sơn mài Việt Nam trong cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật ASEAN 154

3.3 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với việc lưu giữ, bảo quản, tu sửa, phục chế tranh sơn mài 159

3.3.1 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với việc sưu tầm bảo quản tranh sơn mài 159

3.3.2 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với việc tu sửa phục chế tranh sơn mài 162

3.4 Đào tạo nghề làm tranh sơn mài và nghiên cứu khoa học cần thiết và khó khăn 163 3.5 Tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu hội nhập

quốc tế và thời kỳ nghệ thuật hậu hiện đại 171

3.5.2 Tranh sơn mài truyền thống Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu,

3.6 Tranh sơn mài - Quốc họa Việt Nam 178

3.7 Các giải pháp đề xuất, kiến nghị để khôi phục, chấn hưng phát triển nghề sơn

ta cổ truyền, mỹ nghệ sơn mài đích thực, tranh sơn mài truyền thống Việt Nam 180

Phụ lục 4: Bảng khảo sát xã hội về người dân tiếp cận, hiểu biết, yêu thích tranh sơn mài Việt Nam

Phụ lục 5: Giải thích thuật ngữ nghề sơn ta, sơn mài Phụ lục 6: Một số hình ảnh về cây sơn, khai thác sơn, tranh sơn mài Việt Nam

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 5

BẢNG VIẾT TẮT

9 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Trường ĐHMTVN

11 Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam TCDĐVNVN

16 Tạp chí Toàn cảnh dư luận - sự kiện TCTCDL - SK

22 Văn hóa, Thể thao và Du lịch VH, TT và DL

27 Trung tâm bảo quản tu sửa tác phẩm mỹ thuật TTBQTSTPMT

28 Trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật TTGĐTPMT

30 Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa CNHTXHCN

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 6

1

A MỞ ĐẦU

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nói đến mỹ thuật, hội họa Việt Nam, chúng ta tự hào về tranh sơn mài Phải khẳng định tranh sơn mài Việt Nam do người Việt Nam sáng tạo trên cơ sở nghệ thuật truyền thống dân tộc kết hợp lý thuyết tạo hình Phương Đông - Phương Tây đã trở nên một giá trị nghệ thuật đặc trưng của Việt Nam, tạo cho mỹ thuật Việt Nam một sắc thái mới, bản sắc và tiên tiến hiện đại Nghệ thuật sơn mài Việt Nam đã có sự phát triển rất đáng tự hào trên cả lĩnh vực tạo hình và trang trí thủ công mỹ nghệ Tranh sơn mài Việt Nam với ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện độc đáo, quý giá là niềm tự hào của giới mỹ thuật, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, góp sức đắt giá vào sự phong phú, mới lạ của nghệ thuật tạo hình thế giới

Nghiên cứu thực trạng tranh sơn mài Việt Nam một mặt giúp chúng ta nhìn thấy những giá trị, phẩm chất quý giá của loại tranh độc đáo do tài năng của các nghệ sĩ Việt Nam làm nên Thể hiện trí thông minh, khả năng tìm tòi sáng tạo của nghệ nhân, họa sĩ Việt Nam, đã làm nên kỳ tích, tạo nên tác phẩm nghệ thuật vô giá mang đậm bản sắc dân tộc Bên cạnh đó chúng ta tìm thấy những tồn tại, những khiếm khuyết trong quá trình làm nên những tác phẩm tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện nay như vấn đề bảo tồn nghề, làng nghề, đào tạo nghề, tôn vinh nghệ nhân, nghệ sĩ, vấn đề bảo tồn lưu giữ tác phẩm Khí hậu Việt Nam nhiệt đới, nóng ẩm nên phải có biện pháp chống tranh cong, vênh, nứt Tạo môi trường văn hóa, thị trường tác phẩm, chất liệu đắt, làm tranh công phu thì giá cả tác phẩm như thế nào? Chế độ chính sách của Nhà nước để giúp Tranh sơn mài Việt Nam phát triển Trên cơ sở tìm phương hướng phát triển, khẳng định giá trị tranh sơn mài Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy nguồn nguyên liệu, biện pháp để tôn vinh nghề, làng nghề, nghệ nhân, nghệ sĩ qua việc chú trọng chế độ chính sách, công tác đào tạo, bảo lưu các công nghệ truyền thống không để thất truyền

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 7

2

Nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam trên các mặt thực trạng và phát triển để tìm được tinh hoa, phẩm chất cũng như những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp bảo tồn, tôn vinh tranh sơn mài, văn hóa sơn Việt Nam, thấy được xu hướng thẩm mỹ, sự phát triển cũng như việc bảo tồn di sản văn hóa trong đó có những di sản đang có nguy

là tấm vóc Trong quá trình làm tranh, người ta dùng kỹ thuật mài (ít hay nhiều lần) để sửa chữa tranh để làm mặt tranh phẳng đều, mịn và êm hơn vì tranh được vẽ nhiều lớp chống lên nhau; sau cùng là đánh bóng tranh Trước những năm 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ Vào thời gian này, một số họa sĩ Việt Nam đầu tiên lúc đang học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (có thể kể: Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang)

và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó [62, tr 130]

Để có cái nhìn khái quát về tranh sơn mài Việt Nam, trong đề tài này đề cập đến tranh sơn cổ (sơn quang dầu), sơn mài thủ công mỹ nghệ, tranh sơn mài mỹ nghệ bên canh tranh sơn mài tạo hình Tranh sơn mài theo lối nói dân gian, thói quen của người Việt Nam để chỉ chung loại tranh vẽ bằng sơn ta

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu xác định đặc trưng và tinh hoa nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam (làm bật lên đặc trưng và tinh hoa, thấy được sự khác với tranh sơn mài nước ngoài) Trên cơ sở tìm hiểu xuất xứ, chất liệu, kỹ thuật, nghệ thuật, sự phát triển, những thành tựu… để tìm ra những đặc trưng và tinh hoa nghệ thuật của loại hình hội hoạ độc đáo của Việt Nam - Tranh sơn mài (giới hạn vào mảng tranh mỹ nghệ và tranh tạo hình)

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 8

3

- Nêu phương hướng phát triển tranh sơn mài Việt Nam + Trên cơ sở khảo sát thực trạng từ nghiên cứu nguồn nguyên vật liệu làm tranh (cây sơn), thợ, nghệ nhân chế tác chất liệu, hoạ sĩ sáng tác tranh sơn mài Việt Nam + Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của chất liệu, sự tìm tòi, thể nghiệm của nghệ nhân, nghệ sĩ

+ Trên cơ sở tìm hiểu tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hoá hiện nay: giao lưu, hội nhập, văn hoá góp phần cho sự phát triển bền vững của Văn hoá - Xã hội (trong đó còn là tiềm năng của Du lịch)

- Đề tài này giúp:

+ Thấy được vị trí vai trò của tranh sơn mài Việt Nam góp phần tôn vinh mỹ thuật Việt Nam , văn hoá Việt Nam; góp phần làm phong phú văn hoá khu vực và thế giới

+ Góp phần là tài liệu dự báo về nhu cầu và hướng thẩm mỹ về tranh sơn mài của

xã hội trong và ngoài nước + Đề xuất sự phát triển tranh sơn mài Việt Nam không chỉ là vấn đề phát triển, lưu giữ tác phẩm mà còn là vấn đề liên quan đến nghề, làng nghề, nghệ nhân chế tác chất liệu, đào tạo thợ, nghệ sĩ

+ Việc nghiên cứu đề tài này góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá của Đảng “bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu, tài liệu và phân tích tài liệu

3.1 Tổng quan về tranh sơn mài Việt Nam

Để tìm hiểu về tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển, chúng tôi phải xuất phát từ nghề sơn truyền thống ở Việt Nam Theo nhiều tài liệu nghiên cứu nghề sơn truyền thống có từ lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Căm pu chia, Thái Lan.v.v

Ở Việt Nam có nhiều làng sơn nổi tiếng như ở phường Nam Ngư, Làng Bình Vọng, Hạ Thái, Sơn Đồng, Bối Khê, Chuôn Ngọ (Hà Nội), làng Đình Bảng (Bắc Ninh), Phường Cát Đằng (Ý Yên, Yên Tiến, Nam Định), Dương Nổ, Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn, Phú Vang (Huế), Tương Bình Hiệp - Thủ Dầu Một (Bình Dương).v.v

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 9

4

- Tranh sơn cổ: Nói đến tranh sơn mài Việt Nam chúng ta không thể không đề

cập đến tranh sơn cổ Theo quan niệm của người Việt, các cụ gọi những người vẽ tranh ở các phường thợ là họa công (thợ vẽ), đó là thợ vẽ gốm, thợ vẽ tranh (tết), thợ

vẽ sơn Tranh sơn cổ có thể coi là tiền thân của tranh sơn mài Việt Nam ngày nay Chúng ta tìm thấy tranh sơn cổ ở các di tích của tôn giáo, cung điện, lăng tẩm, nha phủ của vua quan các triều đại phong kiến Tranh của họa công nghề sơn thường được vẽ lên gỗ không mài với kỹ thuật điêu luyện Tranh sơn cổ là di sản văn hóa cần gìn giữ Hiện nay tranh tranh sơn cổ còn lại ở một số di tích, tuy không nhiều nhưng là nguồn

tư liệu quý để là nền tảng nghiên cứu tranh sơn mài hiện đại Việt Nam

- Tranh sơn mài mỹ nghệ là một sản phẩm tiêu biểu của các làng sơn truyền

thống Đề tài khai thác chủ yếu là phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, tích truyện dân gian Việt Nam, Trung Quốc, như tích Truyện Kiều, Tấm Cám, Thạch Sanh, Lưu Bình Dương Lễ, Trương Chi, Thị Màu lên chùa, Súy Vân, các tích trong Tam Quốc diễn nghĩa của Trung Quốc Hiện nay đề tài tập trung miêu tả các sinh hoạt thành thị, nông thôn Việt Nam ở các bức tranh sơn mài mỹ nghệ hình ảnh nhân vật luôn gắn với khung cảnh thiên nhiên trữ tình, là hình ảnh gợi tả mang tính tượng trưng Kích cỡ tranh sơn mài mỹ nghệ khá phong phú từ cỡ nhỏ đến tấm lớn diện tích hàng chục m2 Tranh sơn mài mỹ nghệ có tác dụng lớn trong đời sống dùng để trang trí trong nhà, hội trường, công trình văn hóa trong nước cũng như xuất khẩu

- Tranh sơn mài tạo hình

Từ nền tảng giá trị truyền thống của nghề sơn được tích lũy ở các nghệ nhân nghề sơn, các họa sỹ Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã sáng tạo, dùng làm chất liệu hội họa Việt Nam Tranh sơn mài tạo hình Việt Nam đã hình thành từ đó và ngày càng phát triển

Nhắc đến tranh sơn mài tạo hình Việt Nam, lịch sử ra đời gắn với sự tìm tòi, thể nghiệm của nghệ nhân Đinh Văn Thành và các sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hồi đó (nay là các danh họa Việt Nam) là Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang đầu những năm 30 của thể kỷ XX Từ đó Mỹ thuật Việt Nam có thêm một hướng đi mới trong Tranh nghệ thuật tạo hình: Sơn mài - Đây là sự đột phá có tích lịch sử

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 10

5

Tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam mang phẩm chất quý giá; sự kết hợp nhuần nhụy giữa chất liệu đậm chất Á Đông với thủ pháp tạo hình hiện đại (học tập cách tạo hình Châu Âu) với tâm hồn Việt đã được người nghệ sỹ Việt Nam thể hiện thành công

Sự độc đáo của tranh sơn mài Việt Nam còn ở chất liệu và kỹ thuật thể hiện Vấn

đề này có những nét tương đồng và khác biệt ở cách chế tác sản phẩm thủ công truyền thống thể hiện tranh vẽ mà chất liệu làm từ nhựa cây sơn ở các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công, mỹ nghệ Việt Nam và ở một số quốc gia Châu Á khác Chính các nghệ

sỹ Việt Nam đã sáng tạo để làm nên đặc trưng và tinh hoa của Tranh sơn mài tạo hình Việt Nam, mang bản sắc dân tộc Việt Nam

Nghề sơn mài và tranh sơn mài Việt Nam đã có lịch sử, đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nêu ra các vấn đề góp nhiều ý kiến để bảo tồn, tôn vinh làng nghề, nghề và tranh nghệ thuật

Bên cạnh việc hình thành đội ngũ tác giả, sáng tác, tác phẩm tranh Sơn mài Việt Nam (tranh mỹ nghệ, tranh tạo hình) đã có nhiều hội thảo, nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này Tuy vậy, việc nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam mới dừng lại ở các bài viết tản mạn chưa thành hệ thống, nhiều ý kiến đóng góp nhưng chưa tập hợp lại theo một trật tự Nghiên cứu đề tài: "Tranh sơn mài Việt Nam - Thực trạng và Phát triển" là một vấn đề mới và hấp dẫn, kế thừa tiếp thu các ý kiến của các họa sỹ, nhà nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu thực trạng về tranh sơn mài Việt Nam trên phương diên lý luận

và thực tiễn và tìm ra phương hướng phát triển của nó Phác họa lịch sử và đánh giá được giá trị quý giá của tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam - Di sản văn hóa, Quốc họa Việt Nam

Với những đặc trưng quý giá và độc đáo của tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam

đã góp phần tạo nên tinh hoa nghệ thuật dân tộc Kể từ khi hình thành đến nay, tranh sơn mài Việt Nam đã phát triển không ngừng Các tác phẩm đã khẳng định vị trí của mình trong nền mỹ thuật Việt Nam, trong việc giao lưu hội nhập với mỹ thuật, văn hóa khu vực và thế giới

Đã tạo thành nhiều thế hệ họa sĩ (trong đó có tác giả chuyên sơn mài) đã sáng tác được các tác phẩm đạt chất lượng cao tạo nên giá trị và diện mạo của tranh sơn mài Việt Nam, nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng cao trong nước và quốc tế

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 11

6

Hiện nay có nhiều tìm tòi sáng tạo trong cách thể hiện tranh sơn mài Cùng với

sự phát triển của xã hội, văn hóa thì tranh sơn mài Việt Nam cũng phong phú trong phong cách thể hiện Nhiều nghệ nhân họa sĩ đã tìm tòi thể hiện để mở rộng ngôn ngữ tạo hình, có người theo lối truyền thống, có người sử dụng phối hợp với một số loại sơn khác (sơn Nhật, sơn công nghiệp, sơn hạt điều ), có người khai thác nhiều cách thể hiện, sử dụng nhiều chất liệu bất cứ nguyên liệu gì, gắn các chất liệu lên bề mặt

và không mài chính vì thế đã phá vỡ cách thể hiện truyền thống Làm như vậy là hay hay không hay? có cần bảo tồn tranh nghệ thuật sơn mài truyền thống hay không? Vậy chúng ta hãy đi tìm lời giải đáp? Đó chính là phương hướng phát triển của tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam!

Tranh sơn mài Việt Nam: tranh mỹ nghệ, tranh tạo hình là hai dòng chảy song song tồn tại và cùng phát triển đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ phong phú của xã hội, nghệ thuật độc đáo, ý tưởng sáng tạo trong việc làm tranh sơn mài của nghệ nhân, nghệ sỹ Việt Nam tạo nên đặc trưng, tinh hoa tranh sơn mài Việt Nam khác với tranh sơn mài các nước

3.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam, tài liệu và phân tích tài liệu

3.2.1 Đánh giá sơ bộ mặt mạnh mặt yếu của công trình nghiên cứu về tranh sơn mài

- Cây Sơn: Nhựa cây sơn (tên khoa học của cây sơn Việt Nam là: Rhussueeldanea, khác với cây sơn Nhật thuộc giống T/2 Canorrhealeceifara, là chất liệu chính để làm tranh sơn mài [60, tr 246 - 261] Trong "Nghề cổ nước Việt" phần : Nghề sơn then, sơn thiếp sơn mài, tác giả Vũ Từ Trang có đề cập đến vấn đề này nhưng sơ lược Cây Sơn cũng cũng đựơc vài tác giả nhắc đến khi đề cập đến sơn mài nhưng chưa cho người đọc khái niệm về cây Sơn

Trong bài báo "Thực trạng và giải pháp của nghề sơn mài truyền thống ở khu vực Bắc Bộ", tác giả Nguyễn Lan Hương có đề cập đến vấn đề nguyên liệu, cho ta thấy thực trạng làm nguyên liệu tranh sơn mài (sơn ta, gỗ ) đang có nguy cơ cạn kệt Có nơi phải sang Lào để mua nguyên liệu (nứa) nên giá nguyên liệu tăng lên Nhu cầu về

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 12

7

nhựa sơn để sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhưng lại có tình trạng xuất khẩu sơn chất lượng tốt nhập về sơn hoá học kém chất lượng (như sơn Nhật) để làm đồ sơn mài như vậy không những gây thua thiệt về kinh tế mà cơ bản là làm mất đi bản sắc riêng, uy tín của sơn mài Việt Nam!

Việc buôn bán nguyên vật liệu kiểu mạnh ai lấy làm không có tổ chức nào quản

lý, thiếu thông tin thị trường dẫn đến sự khủng hoảng nguyên liệu Vấn đề này cần phải quan tâm vì nguyên liệu góp phần không thể thiếu được trong sự phát triển của tranh sơn mài Việt Nam Tuy nhiên tác giả mới đề cập một cách sơ lược chưa đi sâu Chúng tôi muốn khi hoàn thiện đề tài "Tranh sơn mài Việt Nam - thực trạng và phát triển" sẽ đi khảo sát vùng nguyên liệu và đề xuất các giải pháp để phát triển vùng nguyên liệu một cách hợp lý

- Vấn đề làng nghề sơn mài truyền thống được nhiều tác giả đề cập Hoạ sỹ Nguyễn Văn Chuốt trong bài "Hà Tây với truyền thống tranh sơn mài" đã nhắc tên các làng nghề sơn mài Hà Tây như Chuôn Tre, Đồng Vàng, Bối Khê, Hạ Thái là những làng nghề làm sơn nổi tiếng từ lâu đời Nhà nguyên cứu Vũ Từ Trang nói đến làng nghề Đình Bảng (còn gọi là làng Báng) nổi tiếng làm sơn then Tiến sĩ Trương Minh Hằng viết về làng nghề Bình Vọng trong bài "Bình Vọng - đất tổ nghề sơn" Tiến sĩ Nguyễn Lan Hương giới thiệu nghề sơn quang Cát Đằng trong luận án tiến sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghị nghiên cứu về Nghề sơn truyền thống tỉnh Hà Tây trong luận án tiến sĩ Tiến sĩ Phan Thanh Bình có giới thiệu một số làng nghề sơn mài ở Huế trong tham luận "Nghề sơn mài và tranh sơn mài ở Huế" Tác giả Phạm Côn Sơn viết cuốn

"Làng nghề truyền thống Việt Nam có đề cập đến làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

ở Thủ Dầu Một - Bình Dương; cùng vấn đề này Nhà NCMT Nguyễn Văn Minh đề cập đến nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm riêng biệt của nghệ thuật sơn mài vùng đất này Họa

sĩ Lê Xuân Chiểu đã giới thiệu những nét cơ bản của sơn mài miền Nam qua tham luận "Sơn mài miền Nam" v.v Tác giả bài viết đã cho chúng ta thấy cái nhìn khái quát

về các làng nghề sơn mài Việt Nam về vị tổ nghề, kỹ thuật, nghệ thuật sơn mài, các sản phẩm riêng biệt của từng làng nghề, từng vùng miền trong đó có tranh sơn mài Các bài viết cho ta cái nhìn khái quát về làng nghề sơn mài truyền thống Việt Nam,

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 13

8

cần hệ thống lại để tại nên cái nhìn khái quát, cần bổ sung tình hình thực tế để thấy được sự phát triển và biến đổi của làng nghề, có nơi giữ được nghề, có nơi bị mai một (nhất là trong cơ chế thị trường hiện này)

Chúng ta thấy được những nét nổi bật trong nghề tranh sơn mài của làng trên cơ

sở đó có thể đề xuất các giải pháp bảo tồn nghề, làng nghề, phát triển văn hóa du lịch Tuy vậy các bài viết mới dừng lại ở mức liệt kê, tả kể chứ chưa đi sâu để tìm sự tương đồng và khác biệt trong kỹ nghệ chế tác, tinh hoa văn hoá các làng nghề, tìm hiểu sự phát triển hay mai một của làng nghề

- Nói về tranh sơn cổ có bài viết ngắn của hoạ sỹ Lê Quốc Việt và Nguyễn Minh Phước, các tác giả đã thống kê những tác phẩm sơn mài cổ còn được lưu trữ ở một số

di tích Các tác giả có phân loại tranh và nói sơ qua về kỹ thuật thể hiện Nghiên cứu tranh sơn cổ Việt Nam để tìm thấy được tính ưu việt, sự tìm tòi sáng tạo của nghệ nhân, nghệ sỹ Việt Nam Thấy được bước phát triển của chất liệu sơn ta dùng để vẽ tranh cũng như những hạn chế Tuy vậy bài viết mới dừng ở sự khái quát chưa đi sâu

- Các bài nghiên cứu như "Nghề sơn Việt Nam - cách nhìn tổng quan" của Nguyễn Đức Bình, "Nghĩ thế nào là sơn mài" của hoạ sỹ Ngọc Thọ, "Sơn mài - sự phát triển đột phá từ chất liệu sơn ta" của hoạ sỹ Đặng Trần Sơn, " Sơn ta với nghệ thuật tạo hình Việt Nam" của PGS Nguyễn Bá Vân "Những tìm tòi thể nghiệm đưa sơn ta thành thành sơn mài hội hoạ " của hoạ sỹ Nguyễn Văn Chiến, "Dò tìm - Đối sánh - Hấp thụ - Thăng hoa" của Nhà NCMT Thái Hanh, "Vài nét về lịch sử phát triển của tranh sơn mài Việt Nam" cuả Nhà NCMT Đặng Thanh Vân v.v đã cho chúng ta một số nhận xét về tranh sơn mài Việt Nam (mỹ thuật, tạo hình) cho ta thấy được sự độc đáo, tinh hoa tranh sơn mài Việt Nam, phân biệt tranh sơn mài mỹ nghệ và tranh sơn mài tạo hình trong đó tranh sơn mài tạo hình là một sáng tạo của nghệ sỹ Việt Nam

- Thấy được sự phát triển, vị trí tranh sơn mài đối với mỹ thuật, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam Trong các bài viết có đề cập đến tính chất hoá học, vật lý, của sơn mài Có thể lấy lời của cố hoạ sỹ Lê Quốc Lộc - người có nhiều đóng góp với sơn mài Việt Nam: "Sơn mài Việt Nam tuy sinh sau nhưng mau lớn những bài học

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 14

9

của người xưa, chúng ta phải tìm tòi, nghiên cứu, phải tự ta khơi tác Sự đóng góp của chúng ta có kết quả thật quý báu Riêng tôi tin tưởng đặt nhiều hy vọng ở nghệ thuật tranh sơn mài của ta, một nghệ thuật bắt nguồn từ vốn cũ, nó đang lớn lên " (Báo Văn Nghệ 8/1956) Với những tư liệu phong phú sẽ giúp là những dẫn chứng để chúng tôi thực hiện đề tài Vì các bài viết còn dàn trải nên khi triển khai đề tài cần phải tập trung vào những vấn đề cơ bản nêu bật được thực trạng, tinh hoa nghệ thuật và sự phát triển của tranh sơn mài Việt Nam

- Rất ít tư liệu đề cập đến đào tạo, đây là vấn đề quan trọng để có thế hệ tiếp mới Một số bài viết như: "Dạy nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống ở Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp" của họa sĩ Nguyễn Yêm, "Trường dạy nghề công nghiệp - thủ công

mỹ nghệ với vấn đề đào tạo truyền nghề sơn mài truyền thống" của họa sĩ Nguyễn Đình Lâm, "Dạy và học với đào tạo mỹ thuật" của Nhà NCMT Nguyễn Văn Chiến v.v Vấn đề đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề vẽ tranh sơn mài được đề cập nhưng chưa đi sâu Chưa cho cái nhìn tổng quán về vấn đề này ở các trường đại học mỹ thuật - những trung tâm đạo tạo mỹ thuật lớn của Việt Nam

- Dự báo về xu hướng thẩm mỹ, phát triển của tranh sơn mài Việt Nam cũng được

đề cập tới một số bài viết như: "Sơn mài Việt Nam đứng trước thiên niên kỷ thứ 3" của họa sĩ Trần Huy Quang, "Hãy nâng tầm sơn mài Việt Nam của ta lên tầm: Quốc họa Việt Nam" của nhà NCMT Thái Hanh v.v có đề cập đến vị trí vai trò của tranh sơn mài Việt Nam trong sự phát triển, dự báo về tầm quan trọng của tranh sơn mài với thẩm mỹ dân tộc, bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam Tuy vậy đó chỉ mới là những ý kiến đề xuất cần phải bổ sung thêm cho đầy đủ hơn

- Nghiên cứu ngoài nước còn ít, bài viết "Sơn mài hay lối mòn" của Laurent Colin thể hiện nỗi lo lắng về sự lặp lại trong tranh sơn mài của một số tác giả tại một

số Gallery vì chạy theo lợi nhuận mà đánh mất giá trị nghệ thuật thiếu sự sáng tạo; tuy vậy cách đánh giá này còn phiến diện Một số thông tin qua bài viết "Đôi nét về triển lãm tranh sơn quốc tế tại Phúc Kiến, Trung Quốc" của họa sỹ Trần Khánh Chương,

"Nghệ nhân Đinh Văn Thành, người đầu tiên làm sơn mài" của cố họa sỹ Lê Quốc Lộc,

"Nghệ thuật sơn Ryukyu" của tác giả Vũ Tuyết Mai, các bài phát biểu tại Hội thảo

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 15

10

"Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam" năm 2002 (do Trường Đại học Mỹ thuật

Hà Nội - Viện Mỹ thuật tổ chức) của họa sỹ Nguyễn Văn Chiến, Đặng Trần Sơn, Phan Thị Nghĩa có đề cập đến nhưng chỉ nói sơ qua Cho nên cần bổ sung các thông tin

về sự đánh giá của nước ngoài đối với tranh sơn mài Việt Nam qua các triển lãm đối ngoại So sánh tranh sơn mài Việt Nam với tranh sử dụng chất liệu nhựa cây sơn của Trung Quốc, Nhật Bản, chúng ta tham khảo bài "Sơn mài nghề thủ công truyền thống

ở Nhật Bản", "Vài nét khái lược về sơn mài Trung Hoa" của tác giả Nguyễn Lan Hương, "Nghề sơn Việt Nam - cái nhìn tổng quát" của Nguyễn Đức Bình, "Dò tìm - đối sánh - hấp thụ - thăng hoa" của Nhà NCMT Thái Hanh v.v để có cái nhìn tổng quan về lịch sử nghệ thuật sơn, tranh sơn, cần bổ sung về sự phát triển của tranh sơn mài tạo hình để thấy sự khác biệt của văn hóa Việt Nam; sự ảnh hưởng của Việt Nam đối với các nước

Nhìn chung các bài nghiên cứu về tranh sơn mài Việt Nam khá phong phú, nội dung đề cập nhiều khía cạnh về văn hóa sơn Việt Nam trong đó có tranh sơn mài Tuy vậy các tư liệu còn tản mát, rất cần một công trình nghiên cứu có tính hệ thống về tranh sơn mài Việt Nam thông qua thực trạng và phát triển

3.2.2 Danh mục và tóm tắt nội dung tài liệu liên quan đến đề tài

(Xem Báo cáo tổng thuật tài liệu của đề tài)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tranh sơn mài Việt Nam

Đặt tranh sơn mài Việt Nam (bao gồm tranh mỹ nghệ, tạo hình) là đối tượng nghiên cứu, chúng ta thấy có mối quan hệ sau:

a Nguyên liệu, chất liệu cơ bản để vẽ tranh: nhựa cây sơn, son

b Công nghệ chế tác cơ bản: chế biến sơn, son, (hiện nay việc chế biến son đạt chất lượng tốt ở Hà Nội chỉ còn một người tuổi đã cao), vàng, bạc

c Con người:

- Nghệ nhân, thợ, sự phát triển của làng nghề

- Nghệ sỹ, vấn đề đào tạo tại các trường mỹ thuật

d Công bố tác phẩm: Triển lãm trong nước, quốc tế

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 16

11

e Sưu tầm lưu giữ, bảo quản tác phẩm: bảo tàng mỹ thuật, sưu tập

g Bảo tồn, tôn vinh giá trị tranh sơn mài:

- Tranh sơn mài Việt Nam trong mối quan hệ với nghệ thuật khu vực, châu lục, thế giới

- Tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu hội nhập

1931 Tranh sơn mài hay sơn mài Việt Nam mới xuất hiện Đối tượng nghiên cứu của

đề tài là "Tranh sơn mài Việt Nam - Thực trạng và Phát triển" nên phạm vi nghiên cứu

là tranh sơn mài Việt Nam từ năm 1931 đến nay Nhưng để khái quát vấn đề, để làm rõ, đặt tranh sơn mài trong mối quan hệ với văn hóa sơn, đề tài có đề cập đến xuất xứ nghề vẽ tranh sơn, tranh sơn, chất liệu, kỹ thuật sơn ta các giai đoạn trước năm 1931

5 Cách tiếp cận đề tài, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

5.1 Các tiếp cận đề tài

- Sưu tầm, thu thập, tập hợp các nguồn tư liệu nói về sơn mài Việt Nam và nước ngoài

- Khảo sát điều tra thực tế, điền dã, phỏng vấn, trao đổi các thông tin với các họa sĩ có nghề cao về sơn mài, các nghệ nhân, thợ ở các làng nghề, cơ sở sản xuất, trường mỹ thuật (khoa sơn mài)

- Tập hợp thống kê các dữ liệu, lập bản đồ, để tạo nét khái quát của đề tài; lập sơ

đồ để so sánh, đối chiếu

- Miêu tả, phân tích về nghệ thuật, sử dụng kỹ thuật để phân tích, tính chất hóa học, vật lý, dùng phương pháp tổng hợp để nêu bật nội dung đề tài

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 17

12

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: điều tra xã hội học bằng cách: phát phiếu điều tra, với các nhóm người khác nhau về nghề nghiệp, độ tuổi, môi trường văn hóa phỏng vấn các nghệ nhân, thợ, nghệ sĩ

- Phương pháp khảo sát điền dã: thu thập số liệu, thông tin cần thiết

- Phương pháp phân tích so sánh tổng hợp, đối chiếu:

Phân tích đánh giá các nguồn tư liệu trên các kênh thông tin, đối chiếu trên thực

tế để rút ra những kết luận khoa học giữa lý luận và thực tiễn

- Áp dụng khoa học kỹ thuật: phương pháp phân tích hóa học, vật lý, môi trường ảnh hưởng đến việc sáng tác và lưu giữ tác phẩm nghệ thuật sơn mài Việt Nam thế nào (điều kiện cho các bảo tàng, các nhà sưu tầm tư nhân )

- Phương pháp liên ngành: lịch sử cụ thể, mỹ thuật học, văn hóa học, xã hội học, khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại

- Phương pháp hệ thống hóa

5.3 Kỹ thuật sử dụng

- Sử dụng thiết bị Camera, máy ảnh, máy ghi âm để khảo sát, điều tra, điền dã

- Sử dụng công nghệ thông tin để tải tài liệu, liên lạc lưu trữ thông tin, tài liệu

- Sử dụng tài liệu phân tích hóa học, vật lý trong phòng thí nghiệm

6 Ý nghĩa đề tài

6.1 Ý nghĩa về khả năng ứng dụng trong Văn hóa

Đề tài nghiên cứu "Tranh sơn mài Việt Nam - thực trạng và phát triển" sẽ là tài liệu khoa học giúp cho các nhà quản lý văn hóa, giáo viên, sinh viên văn hóa, mỹ thuật

có cơ sở khi hoạch định chính sách, nghiên cứu và giảng dạy Giúp cho công chúng yêu nghệ thuật thêm hiểu và yêu quý Tranh sơn mài Việt Nam

Giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam với quốc tế, tăng cường văn hóa du lịch (làng nghề, nghề, tác giả, tác phẩm)

6.2 Ý nghĩa về kinh tế xã hội

Việc đánh giá khả năng, giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế của Tranh sơn mài Việt Nam sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có cái nhìn đúng đắn về tác phẩm, công sức lao động phổ thông và trí tuệ để sáng tác thể hiện Tranh Sơn mài Việt Nam

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 18

13

6.3 Ý nghĩa về lý luận, thực tiễn

Là tài liệu khoa học, đáng tin cậy cho các nhà quản lý khi hoạch định chính sách

Là tài liệu trong các thư viện phục vụ các nhà nghiên cứu, công chúng yêu thích nghệ thuật Sơn mài Việt Nam

Là tài liệu bổ sung tham khảo cho các nghệ nhân, nghệ sỹ

Là sách tham khảo cho hoạt động đối ngoại, khách du lịch trong và ngoài nước

7 Kết quả nghiên cứu

7.1 Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách

Đây là tài liệu khoa học của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giúp các nhà quản

lý hiểu rõ hơn tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam về nghệ thuật, kỹ thuật, phương thức thể hiện, thấy được tinh hoa nghệ thuật để có sự chú ý, trân trọng với tác giả, tôn vinh, lưu giữ loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam (có chế độ chính sách đối với vùng nguyên liệu, nghệ nhân, nghệ sĩ, đào tạo, mua tác phẩm, tạo thị trường cho tác phẩm, lưu giữ tại bảo tàng) Cần tạo điều kiện thuận lợi cho người sáng tác Kiến nghị với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

đề nghị tranh sơn mài Việt Nam là di sản văn hóa Thế giới

7.2 Đối với phát triển kinh tế - xã hội

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chúng ta thấy Việt Nam có "kho tàng" tranh sơn mài quý giá Các ý kiến đề xuất trong phương hướng phát triển có đề cập đến việc bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, điều này góp phần vào việc phát triển văn hoá, du lịch

Giới thiệu các sản phẩm tạo dấu ấn cho sơn mài Việt Nam, tranh sơn mài Việt Nam trên thị trường, góp phần cho xuất khẩu (nguyên liệu, sản phẩm)

Khẳng định Tranh sơn mài Việt Nam là Di sản Văn hoá góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam - Phát huy và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm bản sắc dân tộc

Tổ chức triển lãm giúp cho sự giới thiệu đối với công chúng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, quảng bá rộng rãi tác phẩm, tác giả với công chúng Tăng cường hợp tác quốc tế, giao lưu đối ngoại, thu ngoại tệ

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 19

14

7.3 Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu

- Đối với nơi sản xuất nguyên vật liệu, làng nghề: Thấy được tầm quan trọng, khả năng quý giá của nguồn nguyên liệu, địa phương cần có chế độ chính sách để bảo tồn, phát triển nơi trồng cây sơn, công nghệ chế tác, nghề truyền thống

- Đối với cơ sở đào tạo: Tạo lòng yêu nghề đối với nhĩmg người thợ, nghệ nhân, các sinh viên mỹ thuật, các giảng viên, họa sĩ

- Đối với nghệ nhân nghệ sỹ sáng tác: Thấy tự hào vì mình góp phần làm nên giá trị nghệ thuật, diện mạo của tranh sơn mài Việt Nam

- Phát hiện những người có tay nghề cao, những tác phẩm giá trị

7.4 Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan

- Tạo một điểm trong diện trong hệ thống nghiên cứu các vấn đề khoa học của đất nước, làm giàu cho ngành mỹ thuật, văn hoá, lịch sử, xã hội

Một công trình tìm hiểu về văn hoá Việt Nam, giúp là tài liệu cho các nhà khoa học các lĩnh vực liên quan tìm hiểu để có thể hỗ trợ khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan Tạo cầu nối giữa giới sáng tác với công chúng yêu nghệ thuật, yêu tranh sơn mài, tạo cho thế hệ trẻ sự hiểu biết, thêm yêu quý di sản văn hoá

Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền kinh tế tri thức

7.5 Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học (kể cả việc nâng cao năng lực, hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu của các cá nhân và tập thể khoa học thông qua việc thực hiện đề tài)

- Góp những kiến thức thực tế, lý luận trong việc đào tạo cán bộ cho đất nước

- Góp một phương pháp nghiên cứu khoa học

- Tăng kỹ năng làm việc giữa cá nhân và tập thể, làm việc theo sự phối hợp (trực tiếp hoặc gián tiếp)

- Tăng kỹ năng nghiên cứu, giúp các cán bộ nghiên cứu trưởng thành

7.6 Những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn

- Khái quát những nét cơ bản, nêu bật được nghệ thuật độc đáo trong việc làm tranh sơn mài Việt Nam

- Trình bày có hệ thống quá trình phát triển của nghệ thuật truyền thống và hiện đại sơn mài Việt Nam

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 20

8 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, phần chính văn gồm 3 chương (173 trang)

Chương 1: Những vấn đề khái quát về tranh sơn mài Việt Nam (61 trang) Chương 2: Thực trạng tranh sơn mài Việt Nam (73 trang)

Chương 3: Xu hướng thẩm mỹ và sự phát triển của tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu, hội nhập (38 trang)

Tài liệu tham khảo (6 trang)

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 21

16

B NỘI DUNG

Như mọi người đều biết, nghệ thuật sơn mài của Việt Nam trong những năm qua

đã có sự phát triển rất đang tự hào trong lĩnh vực sáng tác mỹ thuật tạo hình cũng như trong lĩnh vực trang trí thủ công mỹ nghệ Nhiều tác phẩm tranh sơn mài của Việt Nam đã giành được những giải thưởng lớn ở trong nước và quốc tế Nhiều hàng thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu sơn mài của nước ta đã có mặt ở thị trường các nước và rất được mến mộ, yêu thích và thán phục

Có thể nói rằng, xét riêng trong lĩnh vực hội họa giới mỹ thuật Việt Nam đã có diễm phúc và tự hào bởi có trong tay mình một phương tiện, một chất liệu tuyệt vời để biểu hiện tác phẩm vô cùng độc đáo, không những mang đậm bản sắc nghệ thuật phương Đông mà còn đủ sức chứa đựng đầy ắp tình cảm và tâm hồn Việt Nam: sâu trầm, tinh tế, phong phú, có duyên thầm đầy hấp dẫn; với mọi đề tài, mọi phong cách

và hình thức biểu hiện Nói một cách khác là các họa sĩ Việt Nam đã sử dụng chất liệu sơn mài để gửi gắm rất đắc địa tâm hồn, tình cảm của mình vào tác phẩm, có sức lan tỏa kỳ diệu, làm rung động sâu sắc lòng người

Trong các chất liệu và thể loại mà các họa sĩ Việt Nam thường sử dụng và sáng tác như: tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh màu nước v.v đều là những chất liệu và thể loại chúng ta đã tiếp thu, học tập từ bên ngoài Duy chỉ có chất liệu sơn mài thể loại sơn mài là do chính các nghệ sĩ, nghệ nhân Việt Nam tự nghiên cứu, tìm tòi, và sáng tạo ra Không những sơn mài đã là chất liệu, là phương tiện, là ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện vô cùng độc đáo, quý giá, là niềm tự hào, kiêu hãnh của giới mỹ thuật Việt Nam, mà nó còn đóng góp hết sức đắt giá vào sự phong phú, mới lạ cho nền nghệ thuật tạo hình của thế giới

Tranh sơn mài Việt Nam đặc sắc, giá trị như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu qua thực trạng và phát triển để có cái nhìn khái quát, đánh giá mặt mạnh, mặt chưa được để tôn vinh giá trị, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 22

17

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM

1.1 Khái niệm về sơn mài, tranh sơn mài

1.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ

a Giải thích thuật ngữ:

- Tranh sơn mài theo lối nói dân gian hay thói quen nghĩ của người dân Việt Nam nói chung là để chỉ chung một loại tranh sử dụng chất liệu sơn ta (nhựa cây sơn) để làm tranh

- Danh họa Tô Ngọc Vân đã định nghĩa: Danh từ SƠN MÀI (laque) là một danh

từ mới đặt mươi năm nay để chỉ một kỹ thuật trước kia gọi là SƠN TA nhưng đã biến hóa hẳn do nghệ thuật mài sơn

Kỹ thuật SƠN TA cũng tương tự SƠN TÀU SƠN TÀU - theo sách truyền - có

từ đời nhà Hán, sử dụng cùng với SƠN TA một thứ nguyên liệu là sơn sống Chất sơn sống này, ở nước ta, miền Phú Thọ sản xuất rất nhiều và vẫn bán sang Tàu cùng Nhật

Từ 1931 trở về trước, công dụng SƠN TA cũng như SƠN TÀU ở Tàu và SƠN NHẬT ở Nhật - là phủ bọc lên đồ vật làm nó tôn vẻ lộng lẫy, lên những vật dùng thường như cái khay, cái tráp, đôi guốc đồ thờ như hương án, đài, bát đĩa đồ trang trí như câu đối, hoành phi, bình phong màu sắc đại để có: son, đen, nâu cánh dán, vàng bạc theo cổ truyền Nói rõ ra, SƠN TA chỉ có công dụng trang trí, địa vị là ở trong trang trí Mặc dầu ở Nhật, nghệ thuật sơn có tế nhị hơn cả, nhưng chưa một nước nào nghĩ đến tìm tòi, sử dụng nguyên liệu sơn một cách khác cổ truyền, phiêu lưu trong nghệ thuật sơn để tìm một con đường nào tăng phẩm gia mỹ thuật sơn bằng cách phát minh thêm khả năng của nó Song từ 1931 trở đi, nhờ sự tìm tòi thiết tha của một số họa sĩ có tài chuyên hẳn về SƠN TA Từ cái tráp, chiếc guốc, nó (sơn ta) vượt lên bức hội họa lồng khung quý giá, từ một phương tiện phụ thuộc làm tôn vẻ đồ vật, nó trở nên một phương tiện độc lập diễn đạt nổi tâm hồn người nghệ sĩ, một phương tiện phong phú SƠN TA đổi tên là SƠN MÀI Thấy SƠN MÀI vừa xuất

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 23

18

hiện, hầu hết giới nghệ sĩ Việt hoan nghênh Họ thấy ở SƠN MÀI một kỹ thuật mới, sáng tạo do tay người mình, thích hợp với thủy thổ nước mình, thuận tiện để diễn đạt những nhu cầu nghệ thuật của mình Người ngoại quốc đến nước ta hoàn toàn hoan nghênh SƠN MÀI, coi nó là một phát minh mới nhất trong hội họa [65, tr 10, 11]

- Theo Từ điển "Thuật ngữ mỹ thuật phổ thông":

+ Thuật ngữ sơn mài (A.lacquer; P.lacque) chất liệu vẽ tranh truyền thống độc đáo của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng với các màu son, vàng, bạc; sau này khi phát triển còn có thêm các màu bột và màu vỏ trứng, vỏ trai Các chất màu được vẽ lên mặt nền là tấm vóc Trong quá trình làm tranh, người ta dùng kỹ thuật mài (ít hay nhiều lần)

để vẽ, sửa chữa tranh để làm mặt tranh phẳng đều, mịn và êm hơn vì tranh được vẽ nhiều lớp chồng lên nhau; sau cùng là đánh bóng tranh Trước những năm 1930, người

ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ Vào thời gian này, một số họa sỹ Việt Nam đầu tiên lúc đang học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (có thể kể: Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang) và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật, thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ

từ xưa chưa ai làm! vẽ xong đem mài cho mặt tranh phẳng nhẵn, hình lộ ra Sơn pha nhựa thông có thể vẽ chồng nhiều lớp và mài đều tất cả mặt tranh - quá trình mài là vẽ

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 24

Tìm hiểu về xuất xứ, về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật sơn mài của Việt Nam, trước hết, cần hiểu về "Nghề sơn ta truyền thống" của Việt Nam, bởi vì đây chính là cái nôi, là cơ sở ban đầu để nảy sinh ra chất liệu và kỹ thuật, nảy sinh ra phương pháp thể hiện của những tác phẩm, sản phẩm sơn mài đầy hấp dẫn, đặc sắc và

có một không hai trên thế giới

Qua các tài liệu lịch sử và khảo cổ học thì ông cha ta đã biết dùng nhựa của cây sơn để chế tác ra những vật dụng, đồ trang sức, đồ mỹ nghệ… từ hàng ngàn năm nay Tuy nhiên để trở thành một nghề với đầy đủ tầm vóc và tiêu chí của nó; có thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì nghề sơn ta mới thực sự có ở nước ta từ thế kỷ XV

b Tổ nghề vẽ tranh sơn Theo Dumoutier, một học giả, nhà nghiên cứu người Pháp đã công bố năm 1892 thì người Việt Nam có nghề sơn ta từ đời Lê Nhân Tôn (1443-1459) do Trần Thượng Công hoặc Trần Tương Công (tức Trần Lư) học được ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) Ông đã truyền dạy lại nghề này ở nước ta Ông được xem như là "Vị Tổ nghề sơn ta" ở Việt Nam mà nghề sơn ta lại chính là cha đẻ của kỹ thuật và nghệ thuật sơn mài của chúng ta hôm nay

Trần Lư là người làng Bình Vọng (xã Văn Bình huyện Thường Tín - Hà Nội) Người được suy tôn là Đức Tổ nghề sơn và được lập miếu thờ (năm 1947 ngôi miếu

đã bị giặc Pháp đốt cháy trong một trận càn lớn) Trong làng còn hậu duệ của Đức Tổ nhưng di vật và tư liệu không còn gì!

Tài liệu thành văn liên quan đến Đức Tổ nghề sơn, theo các nhà nghiên cứu trước cho biết có 2 tác phẩm: "Toàn Việt thi lục", "Bình Vọng Trần Thị Gia phả" Khảo cứu 2 tác phẩm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc cho rằng cuốn "Bình Vọng

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 25

20

Trần Thị Gia phả" do ông Nguyễn Xuân Phương chép lại vào năm 1912 có nói đến một người có tên Trần Lư, ghi lại câu đối xưa treo ở từ đường họ Trần cho hay đây là người dạy dân Bình Vọng nghề sơn, nội dung như sau:

- Lưỡng độ hoàng hoa danh tiến sỹ

- Bách niên đơn hoạt cố tiên dân Nghĩa là:

- Hai độ hoa vàng lừng tiến sỹ

- Trăm năm son thắm dạy dân gian1Theo "Bình Vọng Trần Thị Gia phả", Trần Lư có tên gọi là Lương, tự Tu Khê, sinh năm Canh Dần 1470 trong gia đình có truyền thống nho học Niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502) đời vua Lê Hiến Tông, ông đỗ Tiến sĩ khóa thi năm Nhâm Tuất Năm 1505 được cử sang Trung Quốc làm Phó sứ, ở đây ông đã học nghề vẽ sơn Trong gia phả ghi rõ: "Dĩ tự tiên sinh nhi toàn hương tri thủ nghệ" (Tiên sinh nắm vững nghề vẽ bằng sơn và truyền cho dân làng, cả làng biết nghề này) [48, tr 52] Ông

là người vẽ giỏi, ông có công học hỏi nâng cao kỹ thuật làm sơn vẽ sơn, ông truyền nghề vẽ tranh sơn, ông để lại bài thơ "Học thành họa nghề" nội dung ca tụng thuật vẽ cảnh vật, hoa chim

Một tài liệu khác nói Tổ nghề vẽ sơn là Trần Lô (1470 - 1540) có tên khác là Lương Niên tự Tu Hán quê ở làng Bình Vọng - Thường Tín (Hà Nội) Ông tinh thông nghề thuốc Năm Mậu Thân đời Hồng Đức (1488) ông được sung làm Điều hộ (một chức sắc ngành y thời đó) trong đoàn sứ bộ sang Trung Quốc Năm Cảnh Thống thứ 5 đời Lê Hiến Tông (1502), ông đỗ Tiến sĩ năm Ất Sửu 1505, ông được sung chức Phó

sứ sang Trung Quốc lần thứ hai Ông làm quan đến chức Hiến sát xứ Kinh Bắc

Trong hai lần đi sứ, ông đều tìm tòi nghề vẽ sơn của Trung Quốc, lần đầu học chưa thành, lần sau ông quan sát kỹ những mẫu vẽ ở họa cách (phòng, xưởng vẽ), nghiên cứu phép vẽ, học thành nghề vẽ sơn Về nước ông truyền dạy nghề cho dân Dần dần, nghề vẽ sơn được định hình trở thành một ngành có tiếng ở nước ta, rất được

Trang 26

21

coi trọng Hành trang của ông được chép trong sách "Họa tất niên sư lục" (sách ghi chép về tổ sư nghề vẽ sơn, soạn năm Lê Vĩnh Thọ thứ ba - 1663) (Ký hiệu Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm A.987), trong sách có chép một số bài thơ của ông làm khi

đi sứ, đặc biệt có bài cảm xúc khi họa thành nghề vẽ:

May sao kẻ ngu này lại được lạm đi sứ Học tập thành tài nỗi mừng càng nhiều Làm như con kiến dễ thành công, vẽ rồng rực rỡ

Vẽ con chim thêm sáng sủa, màu phượng càng tăng Đội ơn lâu mãi đã truyền cho ngọn bút tinh xảo Cách trang hoàng càng lộng lẫy bức họa đẹp đẽ Khi về nước, nghề nghiệp ngày một rạng rỡ lấy gì báo đáp Xin khắc xương ghi tạc mãi mãi không phai mòn [27, tr 24 - 25]

Qua sử sách và thực tế khẳng định có làng nghề sơn Bình Vọng hoạt động từ thế

kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XX

1.1.2 Những nền tảng cho sự hình thành tranh sơn mài

a Cây sơn và vùng nguyên liệu (xem phụ lục 6 phần A) Trước hết, đó là nhựa của một loài cây gọi là cây sơn, được trồng hoặc sinh trưởng tự nhiên ở vùng trung du Bắc Bộ mà nhiều nhất là ở các vùng: Tam Nông, Phù Ninh, Lâm Thao (Tiên Kiên, Chí Chủ), Thanh Ba, Cẩm Khê thuộc tỉnh Phú Thọ, nên sơn ta còn hay được gọi là sơn Phú Thọ (xem Phụ lục 1)

Cây sơn có ở nhiều nước nhưng với đặc thù và chất lượng khác nhau Ở Trung Quốc có giống cây sơn và nhựa sơn thuộc chủng loại Rhus verniciféra Ở Nhật Bản có giống cây sơn và nhựa sơn thuộc loại Rhus verniciféra urushi Ở Căm Pu Chia có giống cây sơn và nhựa sơn thuộc loại Malanorrhéa Lacciféra, giống cây sơn này cũng

có ở vùng Biên Hòa, Thủ Dầu Một của Việt Nam Ở Lào, Thái Lan, Myanmar có giống cây sơn và nhựa sơn thuộc loại Malanorrhéa Usitata Còn cây sơn và nhựa sơn ở vùng trung du Bắc Bộ Việt Nam thuộc loại Rhus Succédanéa là loại cây cho nhiều nhựa và chất lượng tốt hơn cả, đặc biệt là loại sơn ở vùng Tam Nông (Phú Thọ) có chất lượng cao nhất và nổi tiếng nhất Người ta chỉ khai thác nhựa sơn vào các buổi

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 27

22

sáng sớm, khi chưa có ánh nắng mặt trời vì khi gặp ánh nắng thì nhựa sơn sẽ nhanh bị oxy hóa làm cho sẫm màu Người ta cũng không lấy sơn vào những ngày có mưa vì lượng nước trong nhựa sơn sẽ nhiều lên, phẩm chất của sơn bị giảm sút Chính vì chất lượng sơn ở vùng Phú Thọ rất tốt nên đã từng là một mặt hàng xuất khẩu đắt giá đến với nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp v.v (nhất là Nhật Bản) Chất nhựa sơn khi khô có tính ổn định hóa học rất cao, có thể chịu được trước nhiều loại axit đậm đặc, tính cách điện rất tốt, hoàn toàn không thấm nước, chịu được

ở nhiệt độ rất cao, bất chấp sự phá hoại của các vi sinh vật và nước biển Tính bền chắc của sơn ta khi đã khô thì khó có chất liệu nào sánh nổi nên có câu "gắn bó như keo sơn" Những loại gỗ khi được gắn lại với nhau bằng sơn ta thì khi muốn cậy tách

ra chỉ vỡ gỗ chứ không hề bị bong ở vết gắn Người Pháp trước đây cũng đã từng dùng nhựa sơn ta để quét lên cánh máy bay được căng bằng vải (hiện còn trưng bày tại Bảo tàng kỹ thuật Paris) Có nơi còn dùng sơn ta để gắn các loại đàn cao cấp mà nổi tiếng nhất là đàn violon Shadivarius … Cây sơn cũng là một trong những loại cây hiếm có, không bao giờ bị sâu hoặc bất cứ một loại bệnh gì

b Tìm hiểu chất liệu vật liệu để làm tranh sơn mài, đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài

- Chất liệu:

+ Nhựa sơn: Nhựa sơn cũng có độc tính gây viêm, tùy theo độ cảm ứng của từng người mà nặng nhẹ khác nhau Khi người ta bị giây sơn vào người (nhất là ở mặt) thường bị mẩn ngứa, thậm chí sưng tấy cả mặt mũi, chân tay Hiện tượng này trong dân gian gọi là bị lở sơn hoặc bị "sơn ăn" Cũng có người tuy không bị giây sơn vào người mà chỉ đi qua chỗ có nhựa sơn mà cũng bị dị ứng bởi vì độc tính của nhựa sơn còn bốc lên theo thể hơi, khuyếch tán, làm nhiễm độc cho những người có độ cảm ứng mạnh Tuy nhiên cũng có câu: "sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người" nên nhiều người sử dụng sơn, tiếp xúc với sơn ta hằng ngày mà cũng không hề bị "sơn ăn" (tránh bị "sơn ăn" trước khi làm sơn dùng lá khế vò nát sát vào tay, mặt Không được rửa nước lã trước và sau khi làm sơn Nếu bị dùng nước vôi trong rửa những chỗ bị lở loét rồi dùng vải khô thấm sạch)

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 28

23

Nhựa sơn khi được khai thác gọi là sơn sống (tức là chưa qua chế biến) Người ta đựng sơn sống vào trong các loại thùng gỗ hoặc đồ đan bằng tre, nứa được trát kín (bằng sơn sống trộn mùn cưa) gọi là sải sơn (chứa từ 20kg trở xuống) và luồng sơn (loại có dung tích lớn hơn) Hết sức tránh đựng sơn vào thùng bằng kim loại (nhất là sắt) vì sơn sẽ có phản ứng oxy hóa với sắt, làm cho chất sơn bị đen đi (xem phụ lục 6 phần A)

Nhựa sơn để lắng đọng một thời gian được phân ra thành nhiều loại, có tỷ trọng khác nhau vì lượng nước và tạp chất trong sơn có khác nhau Ví dụ gọi là sơn 800 tức

là trong đó hàm lượng sơn là 20%

* Lớp sơn trên cùng (từ 80% trở lên) có lượng dầu nhiều nên được gọi là sơn mặt dầu, Loại sơn này mầu nâu, để được lâu, oxy hoá chậm, khó khô, dùng để pha chế những loại sơn có chất lượng cao Có thể pha chế thành sơn đen (thường gọi là sơn then) hoặc sơn đỏ (sơn son) Đây là loại sơn cao cấp có độ bóng đẹp, lộng lẫy nhưng khó khi sử dụng, thường được dùng vào nhưng vật dụng hoặc những vị trí quan trọng, quý giá

* Lớp sơn thứ hai (dưới lớp sơn mặt dầu) được gọi là sơn đanh, còn gọi là sơn nhất, sơn giọi, sơn mặt nghệ (từ 70% đến 80%) cũng để pha chế ra sơn đen, sơn đỏ (về sau này qua quá trình tìm tòi, sáng tạo đã chế biến thành sơn cánh gián, sơn then, một chất liệu hết sức quan trọng để tiến tới kỹ thuật và nghệ thuật sơn mài) Loại này được dùng nhiều nhất, phổ biến nhất trong nghề truyền thống của sơn ta và sơn mài

* Lớp sơn thứ ba (dưới lớp sơn đanh) được gọi là sơn cai dạt, còn gọi là sơn giọi nhì (từ 60% đến 70%), đặc sánh như dầu lạc dùng để sơn những vật dụng thông thường hoặc sơn lót khi làm đồ mỹ nghệ, đồ thờ hoặc sau này làm những tấm vóc để

vẽ tranh sơn mài Khi khô sẽ có độ bền chắc rất cao

* Lớp sơn thứ tư (dưới lớp sơn cai dạt) được gọi là sơn giọi ba (từ 45% đến 60%), dùng để sơn hom, sơn lót, sơn bó …

* Lớp cuối cùng được gọi là sơn bá còn gọi là, sơn “có chó” (dưới 45%) có hàm lượng nước và tạp chất cao, rất nhanh khô, thường trộn thêm với mạt cưa, đất sét trắng, đất phù sa, hạt nhãn giã nhỏ để trát kín đồ đựng nước, đồ đan, thuyền thúng, thuyền gỗ v.v

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 29

24

Nghề sơn ta cổ truyền trước đây chỉ dùng một số kỹ thuật và màu sắc rất hạn chế Chủ yếu là màu của sơn đen (sơn then), sơn đỏ (sơn son), dùng vàng bạc đã được dát mỏng (được gọi là thếp vàng, thếp bạc) nên thường có câu “vàng son lộng lẫy’ hoặc

“sơn son thếp vàng” hoặc “đẹp vàng son, ngon mật mỡ”… Tại sao các nghệ nhân xưa lại không sử dụng nhiều màu sắc khác nữa để cho hoà sắc, chất liệu được phong phú, hấp dẫn đó là do đặc tính của chất nhựa sơn nên rất nhiều loại màu, loại phẩm khi được pha trộn với sơn ta đều bị phân huỷ biến chất, biến màu bởi vì những đặc điểm

“rất trái tính trái nết” của chất sơn ta nhưng lại là một chất liệu đã tạo nên nhiều điều

kỳ diệu, vô cùng hấp dẫn nhưng cũng được mệnh danh là “nàng tiên khó tính” từng gây nhiều bất ngờ, nan giải và cũng hết sức thú vị cho những người sử dụng chất liệu độc đáo này

Các nguyên vật liệu chủ yếu dùng trong nghề sơn ta cổ truyền là các kim loại quý như vàng , bạc (đã được dát mỏng gọi là vàng quỳ, bạc quỳ) Các loại màu để pha với sơn chủ yếu được chế biến từ đá thần sa hoặc chu sa (sulfune de mercure - HgS)để có được các loại son như son tươi, son thắm, son trai, son nhì …(sẽ trình bày kỹ ở phần sau) các vật liệu kể trên mới có thể chịu nổi sự tác động “tai quái” của chất sơn Cho đến nay, qua sự thể nghiệm, tìm kiếm nhiều năm, người ta còn sử dụng thêm nhiều loại màu mới như: thần sa nhân tạo (Vermillon), các màu đỏ rouge permanent hoặc rouge signal (nhưng có nhược điểm là khó khô) bột màu vàng chế từ Sulfure arsénic (AOS), bột trắng oxide da titane (TiO2), bột màu nâu oxide de ferrouge (Fe2O2,

Fe3O4), màu xanh Phổ (bleu de Prusse); cùng một số màu của Nhật, một số loại phẩm như phẩm lục, phẩm tín, phẩm mặt trời, hoa hiên v.v.(nhưng rất khó khô và phải có

"u mẹo" mới có thể đạt được hiệu quả tốt)

Tuy rằng, các nguyên liệu, màu sắc trong nghề sơn ta cổ truyền còn rất hạn chế (khi chất liệu và nghệ thuật sơn mài chưa ra đời) nhưng các nghệ nhân tài giỏi của chúng ta cũng đã sáng tạo ra những công trình vô giá trong các đình, chùa, đền, miếu Trong các đồ thờ cúng, đồ thủ công mỹ nghệ rất đặc sắc từ xa xưa

- Chế tác các vật liệu, chất liệu chính trong kỹ thuật nghề sơn ta cổ truyền, tranh sơn mài

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 30

25

Sau đây là khái quát vắn tắt cách thức chế tác những vật liệu, chất liệu chính được dùng trong kỹ thuật của nghề sơn ta cổ truyền

+ Sơn đen (sơn then): muốn chế thành sơn đen ta lấy sơn sống loại 1 hoặc loại 2

dùng que sắt để khuấy và mài đều trong chảo gang hoặc chậu sành trong vài ba ngày, tạo ra phản ứng oxy hoá bởi không khí và tác dụng của oxit sắt (FeSO4) do que sắt được mài mòn sẽ cho sơn có màu đen hoặc cũng có thể cho thêm phèn đen (oxit sắt) hoặc một chút Indigo để chất đen càng sâu, càng chắc

+ Các loại bột son : muốn làm các loại bột son, người ta dùng đá thần sa (Sulfure

mercure) hoặc chu sa (thần sa cho chất lượng tốt hơn) nghiền cho thật nhỏ mịn rồi nấu với nước quả bồ kết trong vòng 3 giờ để phân tích, thanh lọc một số tạp chất, sau đó khoắng cho đều, bột son nặng sẽ lắng xuống, để 2 ngày sau sẽ chắt hết nước đi, ta sẽ

có bột son Bột son cũng được phân ra thành nhiều loại: Lớp bột trên cùng được gọi là son trai có màu đỏ tươi hơi ngả vàng; lớp thứ 2 là son tươi ,có màu đỏ lộng lẫy, rực rỡ nhất trong các loại son; lớp thứ 3 là son thắm có màu đỏ đậm và lớp cuối cùng là son nhì, nặng hơn cả, có màu đỏ sẫm, hơi nâu

+ Sơn đỏ (sơn son): Muốn pha chế thành sơn đỏ thì dùng sơn sống loại 2 hoặc

loại 3 trộn với lượng bột son cần thiết, được khuấy đều trong một ngày rồi pha thêm dầu chẩu (đã được nấu chín) lại khuấy tiếp trong một ngày nữa là được loại sơn son Đây là loại sơn màu được dùng nhiều nhất, quan trọng nhất trong nghề sơn

ta cổ truyền, nhất là trong các tượng phật, đồ thờ cúng (sơn son thếp vàng)

+ Sơn quang dầu : Muốn pha chế ra sơn quang dầu thì dùng sơn sống pha với

dầu chẩu (đã được nấu chín) theo những tỷ lệ khác nhau Muốn thếp vàng hoặc thếp bạc người ta quét lớp sơn quang dầu lên để gần khô (bằng cách hà hơi vào thấy sơn bắt hơi nước) thì dán vàng hoặc bạc lên (gọi là thếp vàng, thếp bạc) cũng có thể khi thếp xong bạc để khô kỹ rồi quét lớp sơn quang dầu phủ lên trên sẽ tạo được sắc vàng ( còn gọi là thếp bạc phủ hoàn kim) sắc vàng này tuy thua kém khi thếp vàng thật nhưng cũng đủ tạo nên sắc vàng lộng lẫy trong các đồ thờ, hoành phi, câu đối, ngai, kiệu v.v

+ Vàng lá, bạc lá : Đây là những kim loại quý, chịu được sự tác động hà khắc

của chất sơn đồng thời giữ được màu sắc óng ả, lộng lẫy lâu dài Ở Kiêu Kỵ (Hà Nội)

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 31

26

có nghề truyền thống lâu đời đó là kỹ thuật điêu luyện dát mỏng vàng và bạc mỏng đến mức gió nhẹ cũng có thể thổi bay được, gọi là vàng quỳ, bạc quỳ Người ta dùng loại vàng, bạc này để dán (trong nghề gọi là thếp vàng, thếp bạc) vào những

đồ thờ cúng, tượng thờ, đồ mỹ nghệ … Tạo nên hiệu quả thẩm mỹ, vừa sang trọng, quý giá và vô cùng lộng lẫy, bền lâu Trong tranh sơn mài vàng bạc giúp tạo màu, hiệu quả ánh sáng

+ Vỏ trứng gà, vịt, chim, các loài nhuyễn thể:

Vở trứng rửa sạch đất cát, lòng trắng trứng còn sót, bóc lớp màng mỏng, cọ sạch rồi để ráo nước (gắn theo lối đặt ngửa), nếu gắn úp, mặt lõm tiếp xúc với nền thì cạo sạch 2 lớp màng vỏ đi Sau đó đập nhỏ dùng rây có mắt to nhỏ để phân loại các cỡ khác nhau, các loại vụn quá thì bỏ đi Có thể rang vỏ trứng rửa sạch với cát nóng để tạo sắc hương vàng (dùng vỏ trước đã ấp nở con rồi thì thao tác tốt hơn) Chất kết dính bằng sơn đen nhào với vôi tôi theo tỷ lệ: 1 vôi + 4 hoặc 5 phần sơn

Gắn vỏ trai, xà cừ: rửa sạch, đập vỡ từng mảnh hoặc hơ lên than hồng cho vỏ rộp lên, lấy mũi dao trổ rẽ ra từng mảnh, mỏng theo cấu trúc của vỏ trai Gắn vỏ trai bằng cách tô sơn theo mảng màu đã định rồi dính vào lớp sơn đó, chờ sơn khô sẽ phủ một nước sơn nữa chờ khô rồi đem mài cho mảnh trai được phẳng đều

- Một số màu phẩm, màu bột, trắng ti-tan

Bảng màu sơn mài thể hiện lối trực tiếp

Sơn đen pha ngân châu rắc bạc vụn

Sơn đen rắc vỏ trứng vụn Cánh gián pha trắng

Cánh gián pha ti-tan với bột màu lam

Cánh gián pha ti-tan với bột màu vàng và phẩm hồ thủy

Cánh gián pha bột màu vàng

và lam

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 32

27

Bảng màu sơn mài thể hiện lối gián tiếp

Cánh gián pha tan, phủ phẩm cánh quế

ti-Thếp bạc quỳ nhuộm phẩm cánh quế, phủ cánh gián

Thếp vàng quỳ nhuộm phẩm cánh quế, phủ cánh gián

Thếp bạc quỳ, phủ cánh gián

Cánh gián pha tan, phủ phẩm hồ thủy

ti-Thếp bạc quỳ nhuộm

hồ thủy, phủ cánh

gián

Thếp vàng quỳ, nhuộm phẩm hồ thủy, phủ cánh gián

Thếp vàng quỳ, phủ cánh gián

Cánh gián pha ngân châu, phủ cánh gián

Thếp bạc vụn nhuộm phẩm cánh quế, phủ cánh gián

Thếp bạc vụn nhuộm phẩm hồ thủy, phủ cánh gián

Thếp thiếc phủ cánh gián

Cánh gián pha son trai, phủ cánh

gián

Cánh gián pha ti-tan phẩm cách quế, phủ cánh gián

Cánh gián pha ti-tan + phẩm hồ thủy, phủ cánh gián

Thếp bạc quỳ phủ cánh gián có pha

đen [15, tr 118 - 119]

c Các dụng cụ: bộ đồ của nghề sơn, làm tranh sơn mài:

Thép sơn các cỡ to nhỏ Dao trổ

Mo sừng các cỡ Bay xương, bay quốc Ván lót dùng để nhào sơn Chảo gang, nồi đất, xoong Bếp đun, đũa

Thúng đánh sơn, lon sành Bàn vặn sơn

Mỏ vầy, thanh sắt Lưới

Chậu, bút đựng sơn Bút lông các cỡ Bìa mika, dao trổ Khăn bông, vải phin, bông nõn (xem Phụ lục 3)

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 33

28

d Một số kỹ thuật cơ bản để làm thủ công mỹ nghệ sơn mài, tranh sơn mài

- Nguyên liệu chủ yếu, hàng đầu là phải có nhựa cây sơn (còn gọi là mủ sơn) Để lấy nhựa sơn người ta dùng dao khắc vào vỏ cây hình chữ V, hoặc tạo đường rạch vòng quanh, vừa chạm vào phần gỗ, dùng vỏ con trai (gọi là chóc) cắm phía dưới vết khắc để hứng nhựa Nhựa sơn thu gom trước lúc mặt trời mọc cất vào âu, lon, lào sải

và cũng phải bịt kín, phải để nơi râm mát có độ ẩm thích hợp Nếu để ánh sáng chiếu vào sơn sẽ bị "cháy" Nhựa sơn để lâu ngày trong các vật chứa sẽ bị lắng đọng và phân thành các lớp gọi là: sơn mặt, sơn giọi (giọi nhất/nhì hoặc hai/ba), sơn thịt (còn gọi là sơn nước thiếc) Thành phần chính trong nhựa sơn nước là chính, chất béo hòa tan là 6,5%, lượng tro là 2,6%, lượng ẩm là 4,2% (theo CL.Crevest - cuốn "Cây sơn ở Đông Dương" - Nguyễn Xuân Nghị dẫn) Loại nhựa sơn như thế này dân gian gọi là "sơn sống" - sơn chưa qua chế biến Muốn chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vẽ tranh sơn mài thì phải qua công đoạn làm "sơn chín" còn gọi là "ngả sơn" hay "trút sơn"

- Kỹ thuật ngả sơn cánh gián:

+ Dụng cụ:

* Thúng đánh sơn: được đan bằng cật tre sau đó được trát, bó sơn cho kín các khe mạch và mài nhẵn lòng thúng, dùng để đánh và đựng sơn

* Mỏ vầy: đóng bằng gỗ dùng để đánh sơn

* Mo sừng: làm bằng xương trâu bò, để vét sơn

+ Thao tác: Trút sơn giọi nhất vào thúng (trung bình 2kg) dùng mỏ vầy quấy, đảo, miết vào cạnh thúng để các hạt sơn vỡ ra, ma sát tạo nhiệt cho sơn chín Tốc độ khoảng 35 vòng/phút, đánh liên tục từ 18 đến 20 giờ mới được 1 mẻ sơn Sơn "chín"

có độ nhuyễn, dẻo, trong, bóng (sẽ tạo sự liên kết, bền chắc cho sản phẩm sau này) Khi thấy sơn sủi bọt, kéo mỏ vầy lên khỏi mặt sơn, thấy dòng sơn chảy đều, mượt

mà không đứt đoạn hoặc quét một nước sơn lên mặt một thanh tre đã cạo sạch theo đường ngang, rồi dọc sau đó đem ủ, khi sơn khô, thấy mặt sơn tỏa đều, không nhăn gợn vết thép là sơn đã chín Sơn chín tạo màu cánh gián thì dùng nhựa thông tươi pha theo tỷ lệ 200g nhựa thông với 1 kg sơn, nhựa thông phải nấu chín vừa độ, đổ 2 chất hòa vào nhau đánh, đảo cho đều Nhựa thông đúng độ sẽ làm sản phẩm về sau

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 34

29

không bị mốc hoặc mờ mất cảm giác sâu, trong là đặc điểm quý của chất liệu Kiểm tra bằng cách đem nhựa thông đã đun nhỏ cho vào nước lạnh thấy đông ngay, vớt lên vê, bóp tan vụn là được

- Kỹ thuật ngả sơn đen:

+ Dụng cụ:

* Chảo gang, lon sành

* Thanh sắt non (loại nung qua lửa nhưng không tôi qua nước)

có thể cho thêm phèn đen (đây là một thủ thuật nhưng không phổ biến)

- Kỹ thuật làm sơn quang:

Sơn quang chuyên dùng để phủ lên bề mặt sản phẩm nhằm tạo hiệu quả bền đẹp Chế tác bằng cách dùng sơn chín lọc kỹ trộn với dầu trẩu theo tỷ lệ: 2 sơn + 1 dầu trẩu Dầu trẩu phải được đun sôi nổi hạt từ 10 đến 15 phút (tránh việc dầu bắt lửa cháy), dùng que tre nhúng vào dầu rồi đem nhỏ lên miếng kim loại phẳng chờ khi dầu nguội, lấy ngón tay chấm nhẹ dầu bám theo kéo thành sợi mảnh dài là được Kỹ thuật này gọi

là "nấu dầu cao kim" (có một kim, hai kim, ba kim) Dầu nấu chín để nguội trộn với sơn chín đánh đều, đem vắt, lọc

- Kỹ thuật pha sơn cầm:

Dùng loại sơn giọi nhì, giọi ba pha với nhau theo tỷ lệ nửa nọ, nửa kia, khuấy cho đều rồi lấy ra khoảng 1/10 đem đun sôi, chờ cho nó bớt nóng lại đổ trở lại và đánh cho đều, nhuyễn Sơn sau khi đánh nhuyễn lại đem vắt và lọc qua bông cho hết cặn sạn Đây là loại sơn chuyên dùng để thếp vàng, bạc lên sản phẩm gọi là sơn cầm

- Kỹ thuật chế tác sơn phủ kim hoàn:

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 35

30

Các sản phẩm hàng đồ nét thường được thếp vàng, rắc bạc Để giữ cho bề mặt các sản phẩm này đỡ bị xây sát, luôn luôn ánh lên vẻ đẹp có chiều sâu của các ánh sắc vật liệu, tránh sự rực chóe, chói, gắt cần loại sơn phủ (vì chuyên dùng để phủ lên bề mặt vàng, bạc được cẩn, thếp lên bề mặt sản phẩm nên có tên gọi là sơn phủ kim hoàn) Dùng sơn mặt dầu với sơn giọi nhì theo tỷ lệ 1/2 + 1/2 chén rượu nhỏ +1/3 chén mỡ ngỗng rồi đem đánh đều liên tục vào khoảng 4 đến 5 giờ liền Tiếp đó đem pha thêm dầu trẩu đã đạt tiêu chuẩn 2 kim vào với tỷ lệ 1/2 (1 dầu trẩu pha với 2 hỗn hợp sơn đã đánh nói trên) và lại tiếp tục đánh cho đều Sau đó đem ra vặn qua vải và lọc qua bông cho hết cặn sạn

- Kỹ thuật vặn sơn:

Các loại sơn cánh gián, đen, cầm, quang, phủ … đều có tên gọi chung là sơn chín

Để nguồn chất liệu đạt tiêu chuẩn trong, mượt, để quá trình chế tác được thuận lợi, đảm bảo kỹ thuật và giá trị mỹ thuật, thì cần phải lọc sơn cho hết cạn, sạn

Tùy theo chất liệu sơn lỏng hay đặc (trường hợp chất liệu đặc hay lỏng có nhiều nguyên nhân: Do tư thân chất liệu, do tác động của thời tiết), người ta có cách lọc khác nhau Trước khi lọc chất liệu sơn đặc ta đem đum cách thủy cho sơn chảy ra Đun cách thủy sẽ tránh được trường hợp sơn bắt lửa (đây là hiện tượng rất dễ xảy ra bởi trong sơn có chất dầu) Một khi sơn đã bắt lửa, khi đưa vào chế tác sản phẩm chất liệu sẽ không bao giờ khô (người làm nghề thường gọi hiện tượng này bằng thuật ngữ "sơn ngã lửa") Làm như vậy bảo đảm an toàn, kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả thẩm mỹ cho sản phẩm Dùng vải mộc (chất liệu hoàn toàn từ bông) đặt trên miệng bát hay lon, rồi trải lên bề mặt của nó một lớp bông, sau đó cho hơi thụt xuống lòng bát hay lon (người làm nghề thường gọi là làm bầu) và trút sơn vào lòng bầu Tiếp theo hai người đứng ở hai đầu mảnh vải, cầm hai mép vải xếp chéo vặn xoắn, buộc vào tay quay bàn vặn cho sơn chảy ra, lọc 2, 3 lần sẽ được sơn mượt, trong [49, trr 94, 95]

- Một số kỹ thuật khác: xem phần phụ lục vá (gắn gỗ), bó, hom, lót, thí sơn, thếp sơn, quang sơn (xem phụ lục 5)

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 36

31

- Vóc sơn mài: Nền vóc sơn là danh từ chuyên môn để gọi cái cốt gỗ như cốt lọ, hộp, khay, tấm ván gỗ … đã được thao tác trong quy trình công nghệ đã được tạo một cái nền sơn nhẵn, trơn tru như sừng, để cho thợ, nghệ nhân, họa sĩ vẽ lên bằng các chất liệu của sơn mài Làm một tấm nền vóc tốn công sức, nguyên liệu Từ cốt mộc đến nước sơn cuối cùng phải qua 8 đến 10 lượt nước sơn kể cả nước sơn sống, sơn chín Sau mỗi nước sơn phải qua khâu mài bằng đá với nước và sửa cho mặt sơn được phẳng phiu, vuông vắn Muốn làm vóc phải nắm được các kỹ thuật gắn gỗ, bọc vải, bọc giấy, bó sơn, mài bó, hom sơn, mài sơn, sơn thí, sơn quang, ủ sơn v.v Trên một miếng gỗ để làm vóc đã hoàn chỉnh (đã được vá, gắn phẳng nhẵn), dùng thép sơn lấy sơn giọi nhì quét đều lên bề mặt của tấm gỗ một lượt Sau đó phủ lên bề mặt của miếng gỗ đã được quét sơn một miếng vải bông dệt thưa với yêu cầu kỹ thuật sao cho căng đều, cân đối trên mặt gỗ Thao tác tiếp theo là dùng thép sơn quét dọc, quét ngang trên mặt tấm vải để không phồng rộp vải và nước sơn trên mặt gỗ (dưới tấm vải) thấm đều lên trên mặt vải Nếu sơn thấm chưa đều, người thợ chờ cho đến khi sơn trên mặt vải se khô thì lật ngược tấm gỗ, dùng kéo cắt ở bốn góc tấm vải còn xòe thừa và quét sơn lên bề mặt của nó rồi dán vào mặt gỗ ở mặt sau Đây là thao tác bắt góc, miết mép Yêu cầu kỹ thuật của thao tác này là miếng vải bám vào gỗ căng góc và phẳng Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, bồi vóc bằng vải dễ hơn bồi bằng giấy vì giấy mềm, khi gặp ẩm mau nhăn, làm không nhanh tay, chuẩn động tác giấy dễ

bị nhăn, rách Tuy nhiên, tùy theo tính chất yêu cầu từng công việc, mà có bồi vóc bằng vải hoặc bằng giấy, thường người ta phải bồi đi, bồi lại một tấm vóc nhiều lớp vải (hoặc giấy) Bồi càng nhiều lớp, vóc càng bền

Có 3 cách làm vóc sơn: vóc chay, vóc hom đất thó, vóc hom đất phù sa

Mài và đánh bóng vóc

Ở các công đoạn đã trình bày thao tác mài, song đó chỉ là việc mài sơn tạo độ nhẵn, phẳng tương đối để rồi tiếp tục một thao tác khác như hom, lót, thí … mài và đánh bóng trong công đoạn này là sự hoàn chỉnh sản phẩm vóc Nó đòi hỏi sự cẩn trọng, tỷ mỷ và cả sự nhạy cảm của người thực hiện Vật liệu dùng để mài trong công đoạn này là đá xanh mịn mặt, cát cánh nhỏ, mặt đá và vật được mài (mặt vóc) luôn áp

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 37

32

sát nhau đều đặn, rồi tiến hành đánh bóng Nghệ nhân trong các làng nghề thường dùng bông nõn trộn tóc rối của phụ nữ chấm bột than xoan đã pha nước xâm xấp để đánh, cứ thế cần mẫn đánh đi, đánh lại đều tay trên toàn mặt vóc Họ đánh cho đến khi các vết mài của đá trên mặt vóc mất đi, rồi mặt vóc bóng lên thì lại dùng lòng bàn tay

để xoa Theo kinh nghiệm của người làm nghề, "chất dầu" ở lòng bàn tay có khả năng tạo nên độ bóng không giống bất kỳ vật làm bóng nào khác Vóc được thao tác đúng tiêu chuẩn có độ bền cao, có khả năng chịu được sự biến đổi của thời tiết mà không cong, vênh, rạn, nứt, mối mọt, bong tróc … nó có độ bóng "như gương" Thao tác đánh bóng chỉ có hai chiều ngang, dọc cho ta cảm giác về "độ sâu không gian" của sản phẩm Theo tính toán của các nghệ nhân có tuổi, để thực hiện một tấm vóc theo đúng tiêu chuẩn quy cách cổ truyền phải qua tới 36 công đoạn [49, tr 103]

Cách làm vóc kỹ càng, đạt tiêu chuẩn "cổ điển" này giờ ít được thực hiện ở các làng nghề và ngay cả đối với các họa sĩ làm tranh nghệ thuật, bởi giá thành của nó rất cao, người ta chỉ làm những tấm vóc như vậy theo đơn đặt hàng và được gọi là "vóc thửa" Theo họa sĩ Nguyễn Xuân Nghị thì những họa sỹ danh tiếng như Nguyễn Kim Đồng (nguyên chủ nhiệm khoa sơn mài, trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và một

số họa sỹ khác khi thực hiện những bức tranh theo đơn đặt hàng của nước ngoài mới dày công làm vóc theo đúng quy cách cổ truyền Hiện nay ở làng nghề Hạ Thái, theo nhận xét của các bậc cao niên, quy trình làm vóc đã rút đi chỉ còn 16 công đoạn, nghĩa

là nó đã bị rút đi quá một nửa Song đây vẫn là những tấm vóc được đánh giá là còn chất lượng

- Vóc sơn điều:

Vóc sơn điều mới xuất hiện ở các làng nghề và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ sơn khoảng 12 đến 15 năm trở về đây Sơn điều được chế tác từ vỏ quả điều và phần lớn màu của loại sơn này là đỏ điều (màu đỏ pha nâu, hơi ngả sang màu nâu sẫm), tức là người ta gọi tên sản phẩm theo đặc điểm của màu chất liệu Đây là loại sơn được chế biến sẵn theo phương pháp, công nghệ mới đã được đóng hộp, người dùng chỉ việc

về đưa vào làm sản phẩm, không phải qua công đoạn "chế biến sơn" như loại sơn ta truyền thống nói trên Để chế tạo một bức vóc sơn điều, chỉ cần một miếng gỗ dán,

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 38

33

một tấm bìa castons hay một miếng nhựa … để làm cốt, ta pha sơn điều với dầu xăng, dầu trẩu để hóa chất sơn điều đủ độ dẻo rồi dùng bay sắt xúc phết lên mặt cốt với độ dày trung bình là 2 mm, sau đó dùng bàn là làm phẳng mặt sơn, đem phơi nắng, gió trong khoảng thời gian 30 phút đến 1 giờ là sơn khô Như vậy, việc chế tác một tấm vóc sơn ta truyền thống so với việc làm một tấm vóc sơn điều là hết sức khác nhau Làm vóc sơn ta công phu bao nhiêu thì làm vóc sơn điều đơn giản và ngắn gọn bấy nhiêu Chính vì vậy vóc sơn điều (cùng kích thước) rẻ hơn vóc sơn ta từ 50 đến 70 lần nhưng độ bền của vóc sơn ta làm theo phương pháp truyền thống lại gấp nghìn lần vóc sơn điều, trải qua thời gian hàng trăm năm vẫn giữ được độ đen bóng sâu trong, vóc sơn điều chỉ để vài năm là bị mọt cốt, cong vênh, sơn nứt nẻ Sản phẩm chế tác từ vóc sơn điều xuống màu nhanh, kém độ rực rỡ, sâu trong so với sản phẩm sơn ta truyền thống [49, tr 105]

Quá trình phát triển của sơn mài nghệ nhân, họa sĩ đã tìm tòi nhiều chất liệu, cách thể hiện để vẽ tranh, có thể tìm để thể hiện dễ hơn, để giảm giá thành (vì nguyên vật liệu đắt) v.v Tuy vậy thực tế cho thấy rằng vẻ đẹp của chất liệu sơn điều không thể sánh được với vẻ đẹp của chất liệu sơn ta truyền thống và nó không thể thay thế cho chất liệu sơn ta

1.1.3 Thể hiện tranh sơn mài

a Tranh sơn mài mỹ nghệ:

Để có được bức tranh sơn mài mỹ nghệ, đầu tiên là phải có được một tấm vóc và mẫu tranh được họa sĩ hay nghệ nhân vẽ hoàn chỉnh

Từ mẫu tranh gốc người nghệ nhân, họa sĩ vẽ thành hai bản

- Bản nét: Vẽ lại hình nét của bức tranh mẫu

- Bản mầu: Vẽ lại các mảng mầu của bức tranh mẫu

Từ bản vẽ nét đó người thợ, nghệ nhân dùng một tờ giấy can, can lại sau đó là in bản nét trên tờ giấy can lên mặt tấm vóc Để in được người ta thường xoa một lớp bột mỏng lên một mặt của một tờ giấy poluya rồi đặt sát vào mặt tấm vóc, tiếp theo lại đặt

tờ giấy can bản nét bức tranh lên trên sao cho mặt vóc, tờ giấy poluya, tờ giấy can phẳng phiu, cân đối rồi dùng kẹp để kẹp chúng lại chắc chắn Tiếp theo là dùng một

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 39

34

vật cứng không sắc nhưng nhọn đầu, tô đường nét của bức tranh trên tờ giấy can Sau

đó người nghệ nhân lại dùng dao khắc, dao trổ mà vạch những nét mờ của hình nét đã được phấn bột lưu lại trên mặt vóc nhằm tránh sự nhòe mờ của phấn bột sự sai lệch hình nét theo bản mẫu Trên cơ sở các nét hình trên, người thợ, nghệ nhân pha và tô màu bằng bút sơn lên mặt vóc theo bản mẫu màu Tô xong các mảng màu nghệ nhân lại dùng thép sơn phủ lên bề mặt bức tranh một nước sơn gọi là sơn phủ

Sau khi đi nước sơn phủ, nghệ nhân đưa tranh đi ủ trong buồng kín gió, ít ánh sáng và có độ ẩm giống như khi ủ vóc Sau khi ủ với khoảng thời gian ba ngày, người nghệ nhân bằng kinh nghiệm nghề nghiệp thấy sơn đã khô thì đưa ra mài Cách mài ở công đoạn này đòi hỏi người nghệ nhân không chỉ giỏi về kỹ thuật mà cần có sự mẫn cảm của người nghệ sĩ Người thợ, nghệ sĩ vừa dùng đá mài trên mặt sơn vừa tưới nước rửa theo cho tới khi các mảng màu dưới lớp sơn phủ lộ ra dần dần Theo cảm quan, người mài thấy được cần lập tức dừng ngay Ở khâu này nếu non kỹ thuật, kém

sự nhậy cảm dễ dẫn đến quá tay làm "thủng" bức tranh Nếu tranh "thủng" thì không

có nghĩa làm lại sản phẩm từ đầu mà người thợ phải khắc phục hậu quả bằng cách sơn phủ lại bộ phận bị mài thủng, rồi lại mài rửa, và thế là ra đời một sản phẩm kém hiệu quả mà người làm nghề gọi là tác phẩm sơn vá Nhưng nếu quá non tay không dám mài tới "độ đủ" cho màu sắc trong tranh hiện lên hết vẻ rực rỡ, lung linh tiềm ẩn thì cũng thật là đáng tiếc Biên giới giữa nghệ nhân và nghệ sĩ đôi khi rất "ngắn" trong sáng tác nghệ thuật sơn mài Vượt qua kỹ thuật kỹ xảo để đi đến sự mẫn cảm và nhậy cảm của quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ biết "đẩy", biết "dừng" đó là con đường dẫn đến thành công Chính vì thế mà trong lĩnh vực này nhiều nghệ nhân đã để lại những tác phẩm đẹp, mang nét sáng tạo của tâm hồn nghệ sĩ và ngược lại, không ít những họa

sĩ - nghệ sĩ có một lúc nào đó, trong một tác phẩm nào đó được đánh giá là "nghệ nhân" bởi trên tác phẩm của họ chỉ mang dấu ấn của sự tinh khéo được thực hiện bởi một bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp [49, tr 106, 107]

- Đánh bóng: Để làm bóng sản phẩm của mình, người thợ cũng thực hiện theo từng bước Bước đầu người ta dùng bông trộn lẫn với tóc rối của phụ nữ chấm vào bột than xoan để đánh đều trên bề mặt sản phẩm Đánh tới một độ nào cảm thấy đã được

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Trang 40

Đề tài chủ yếu là hiện thực cuộc sống vẽ theo lối tả, gợi, cảnh thiên nhiên, làng quê, phố xá, lễ hội dân gian, chợ, cảnh người lao động trong thiên nhiên hoặc lấy ý từ các truyện dân gian hay các điển tích Việt Nam, Trung Quốc, (như Tấm Cám, Thạch Sanh, Kiều, Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Chi, Thị Mầu lên chùa, Lã Vọng câu cá v.v.) chủ đề tác phẩm thường gửi gắm vào đó tư tưởng của người sáng tác, giáo dục luân thường đạo lý về Trung - Nghĩa - Đức Các nhân vật luôn gắn với khung cảnh thiên nhiên có tính chất cô đọng mang tính tượng trưng hoặc tranh phục vụ các công trình tôn giáo như tranh chân dung danh nhân, Thần, Phật, các vị La Hán, Thập điện diêm vương, tứ linh, tứ quý, chim muông hoa lá trang trí kiến trúc (ngoài việc dùng sơn để vẽ, thếp, khảm hoành phi, câu đối, đồ thờ tự v.v.)

Nghề sơn vẽ tranh sơn ở Việt Nam có từ thế kỷ XV khi Tổ nghề Trần Lư (Trần Thượng Công - Trần Tương Công) truyền dạy cho dân Lúc đó nước ta mới thực sự có những làng nghề, phường nghề sơn ta mà theo thói quen của dân gian vẫn gọi là làng nghề, phường nghề sơn mài, nhiều nơi trở nên nổi tiếng cả nước, lưu truyền cho đến ngày nay như Phường nghề Làng sơn ở miền Bắc có: Làng nghề sơn then Đình Bảng (Đình Bảng - Bắc Ninh), làng nghề sơn quang Cát Đằng (Yên Tiến - Ý Yên - Nam Định) Làng nghề sơn Bình Vọng (Văn Bình - Thường Tín - Hà Nội - quê hương Tổ nghề Trần Lư), làng nghề sơn mài Hạ Thái (Duyên Thái - Thường Tín - Hà Nội - quê hương của Nghệ nhân Đinh Văn Thành, và một số họa sĩ sơn mài nổi tiếng của Việt

www.khcnmt-bvhttdl.vn

Ngày đăng: 09/03/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w