1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN MÔN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

13 50 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 742,38 KB

Nội dung

3 CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN VỀ NGHĨA TRI NHẬN VĂN HÓA .... 2.Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của

Trang 1

1

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Khoa Tiếng Anh

- -

TIỂU LUẬN

MÔN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

Họ tên: Mai Thị Tư

Ngày sinh: 06/12/2001

MSV: 19C-71-17.3-02524

Lớp: 1971A12

Khóa học: 2021-2022

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Khoa Tiếng Anh

- -

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CÓ CHỨA TÊN GỌI ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT VỀ NGHĨA TRI NHẬN VĂN HÓA

Hà Nội - 2021

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 1

3.Nhiệm vụ nghiên cứu 1

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

5.Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2

1.1.Những lí thuyết về thành ngữ 2

1.2.Khái quát về ngôn ngữ học đối chiếu 3

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN VỀ NGHĨA TRI NHẬN VĂN HÓA 4

2.1 Dẫn nhập 4

2.2 Những điểm tương đồng về nghĩa tri nhận văn hóa 4

2.3 Những dị biệt về nghĩa tri nhận văn hóa 6

2.4 Tiểu kết 8

KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong xã hội loài người Nhưng trong rất nhiều tình huống giao tiếp, chúng ta lại không dùng những từ ngữ rõ ràng nhất, trực tiếp nhất để biểu đạt ý của mình, mà lại sử dụng một số hình thức diễn đạt thay thế, chẳng hạn như thành ngữ Thành ngữ không chỉ có tác dụng làm cho lời văn hay, hình tượng đẹp mà còn có tác dụng diễn tả ý tưởng một cách sâu sắc, tế nhị, hàm súc Đặc biệt là ngữ

có chứa thành tố chỉ động vật

2.Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của đề tài là làm sáng tỏ là làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt và tiếng Hán Qua

đó, góp phần xác định đặc điểm tri nhận, đặc trưng văn hóa dân tộc qua ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt và tiếng Hán Thông qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng cho việc dạy học và nghiên cứu, cũng như chất lượng dịch thuật thành ngữ được sử dụng trong văn bản Hán – Việt đặc biệt là thành ngữ có chứa yếu tố chỉ loài vật

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

-Tìm hiểu sự pha trộn ý niệm của một số thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật để hiểu được quá trình tri nhận trong việc tạo ra ý nghĩa của thành ngữ

-Xác định được các đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ thông qua các kiểu cấu trúc thành ngữ

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận ở những thành ngữ có chứa thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Hán Và trong các thành ngữ này, tôi chỉ quan tâm đến mặt ý nghĩa văn hóa của các từ ngữ chỉ động vật

mà thôi

5.Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp thống kê, nhằm thống kê tất cả những thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ động vật, từ ngữ chỉ bộ phận động vật, thành ngữ so sánh có chứa thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Hán

-Phương pháp đối chiếu cũng sử dụng để so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ có thành tố động vật trong hai ngôn ngữ Việt – Anh Qua việc so sánh đối chiếu này, những nét tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ - văn hóa –

xã hội giữa hai ngôn ngữ được nhìn thấy một cách rõ ràng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Những lí thuyết về thành ngữ

1.1.1 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt

Chúng ta có thể tìm thấy khá nhiều quan niệm về thành ngữ tiếng Việt được các nhà nghiên cứu trình bày trong các sách nghiên cứu cũng như trong tạp chí ngôn ngữ Về cơ bản, các khái niệm đều có nội dung chính, nêu rõ đặc điểm của thành ngữ là những cụm từ cố định Theo tác giả Nguyễn Thiện

Giáp (2003) trong quyển ―Từ vựng học đã chỉ rõ: “Thành ngữ là những

cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm.” [8,

tr.77] Trong khi đó, tác giả Hoàng Văn Hành (2004) trong quyển Thành ngữ

học tiếng Việt đã định nghĩa thành ngữ: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố

định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về ý nghĩa

Trang 6

được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ.” [10, tr.27]

1.1.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán

Người Trung Quốc lại quan niệm về thành ngữ như sau:

Tác giả 陆尔奎 (Lục Nhĩ Khuê) và 方毅等 (Phương Nghị Đẳng) (1915)

trong quyển ―辞源‖ (Từ Nguyên) đã quan niệm: “Thành ngữ là cổ ngữ,

phàm những gì lưu hành trong xã hội, dẫn đến biểu thị ý nghĩa của mình đều

là thành ngữ.” [74, tr.653] Trong khi đó tác giả 胡育受 (Hồ Dục Thụ)

(1939) trong quyển ―现代汉语‖ (Tiếng Hán hiện đại) cho rằng: “Thành ngữ

là một loại từ tổ nhất định, tính chất của nó gần với quán ngữ, thường được

sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng so với quán ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn Thông thường thì thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, không thể tùy ý thay đổi các thành phần khác, cũng không như quán ngữ

có thể tách rời hoặc chen vào một số thành phần khác.” [68, tr.175]

1.2.Khái quát về ngôn ngữ học đối chiếu

Ngôn ngữ học đối chiếu là một chuyên ngành của Ngôn ngữ học sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ khác nhau để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng Lịch sử hình thành của ngôn ngữ học đối chiếu gắn liền với sự phát triển của các khuynh hướng nghiên cứu Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học so sánh Tuy nhiên, theo cách hiểu hiện nay thì ngôn ngữ học đối chiếu khác với ngôn ngữ học so sánh ở chỗ: nó bao quát nhiều ngôn ngữ , bất luận ngôn ngữ đó có loại hình giống nhau hay khác nhau, có cùng nguồn gốc hay khác nguồn gốc Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong quá trình tìm kiếm một cách học ngoại ngữ nhanh hơn và hiệu quả hơn Như vậy, các

Trang 7

4

yêu cầu của việc học và dạy ngôn ngữ là nhân tố quan trọng dẫn đến sự hình thành của ngôn ngữ học đối chiếu

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG VIỆT

VÀ TIẾNG HÁN VỀ NGHĨA TRI NHẬN VĂN HÓA

2.1 Dẫn nhập

Sự tri nhận về thế giới của con người thể hiện qua ngôn ngữ chịu sự chi phối của môi trường sống và đặc điểm văn hóa của mỗi cộng đồng ngôn ngữ, mỗi dân tộc Nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật của tiếng Hán và tiếng Việt từ góc nhìn tri nhận tôi thấy có những sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ và của hai nền văn hóa của hai dân tộc Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa thì phải nghiên cứu ngôn ngữ và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ thì cũng phải chú ý đến văn hóa Để hiểu rõ hơn về văn hóa của một đất nước thì không thể không quan tâm đến thành ngữ một trong những tinh hoa của văn hóa dân tộc

2.2 Những điểm tương đồng về nghĩa tri nhận văn hóa

Văn hóa Trung Quốc và Việt Nam đều thuộc về văn hóa phương Đông Do

đó cách xưng hô, chào hỏi, phong tục tập quán đến cả phương thức tư duy đều có những điểm gần gũi Văn hóa, lịch sử Trung Hoa và Việt Nam có những mối liên hệ phong phú, tất nhiên cũng có nhiều điểm khác nhau rất tinh tế Nói chung, những quy định về lễ nghi, phong tục, cách ứng xử của người Trung Quốc ngày nay vẫn còn phức tạp hơn người Việt Nam

Để minh chứng cho những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc tôi đã lựa chọn hình ảnh con rồng Hình ảnh con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước

Trang 8

phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh… Trải qua bao đời các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước Phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành hình tượng cao

quý và sức sống vĩnh hằng, có sức ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước Trong tâm thức của người Việt và người Trung Hoa thì ảnh hưởng của con rồng là một con vật tưởng tượng nhưng lại tượng trưng cho sự ấm no thịnh vượng, biểu tượng cho quyền uy và sức mạnh Từ

cách nhìn này, hình ảnh con rồng đã đi vào đời sống của người Việt và người Trung Hoa một cách tự nhiên Vào những dịp lễ hội, đám cưới… thì tiết mục múa Rồng thường diễn ra tưng bừng náo nhiệt Bên cạnh đó, do vị trí cao cả của rồng trong dân tộc Trung Hoa và sự ảnh hưởng của nó rộng khắp các mặt trong cuộc sống xã hội Trung Quốc, in đậm dấu ấn trong ý thức

tinh thần của người dân Trung Quốc, rồng đã trở thành biểu tượng tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa Trải qua hàng ngàn năm, quan niệm và tín ngưỡng về rồng đã đi sâu vào lòng người Các hiện tượng và phong tục liên quan đến rồng đã trở thành một nét văn hóa phong phú và đa dạng Ví dụ:

trong tiếng Việt con rồng ngoài chức năng định danh là chỉ một con vật tưởng tượng ra, là biểu tượng của nhà vua thời xưa và tượng trưng của dân tộc Việt… Người Việt thường tự nhận là “con rồng cháu tiên” Người Trung Hoa cũng tự nhận là con cháu của Rồng Trong quá trình phát triển lịch sử của nhân loại thì loài người và con vật đã sống cùng nhau, nương tựa lẫn nhau Trong quan niệm của người Trung Quốc và người Việt Nam có một số con vật được sùng bái, tôn thờ giống nhau Những giá trị biểu trưng đó dù mức độ nào cũng đều liên quan đến các hiện tượng trong đời sống, xã hội, phản ánh quá trình lịch sử, phong tục tập quán tín ngưỡng của mỗi dân tộc

Đó là những giá trị mang đậm màu sắc văn hóa dân gian

Trang 9

6

Thành ngữ trong đời sống của người Trung Quốc và người Việt Nam, từ lâu

đã chiếm một vị trí đáng kể Vẻ đẹp của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật về mặt hình thức lẫn nội dung là sự kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa tinh thần dân tộc và bản sắc văn hóa Cũng giống như mọi loại hình văn hóa dân gian thì

thành ngữ đã đi vào từng ngôi nhà, vào từng dòng tư duy của người dân từ ông già đến trẻ thơ Đặc điểm của thành ngữ là có tính chất dễ thuộc, dễ nhớ,

dễ đi vào lòng người, ngoài ra nó còn mang đậm tính dân tộc và văn hóa dân gian Thông qua những hình ảnh, sự vật, sự việc rất đổi bình thường ông cha

ta đã đúc rút thành những kinh nghiệm sống quý báu Qua kho tàng thành ngữ nói chung và những thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật nói riêng, chúng ta

có thể thấy được tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống đời thường đều được nhắc đến

2.3 Những dị biệt về nghĩa tri nhận văn hóa

Do bối cảnh tâm lý xã hội và truyền thống văn hóa lịch sử không giống nhau của hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam, một vài loài vật có ý nghĩa tên gọi tương đồng nhưng nội hàm văn hóa lại không giống nhau nhưng trong tiếng Việt và tiếng Hán mang ý nghĩa văn hóa khác nhau Thứ hai là cùng một sự vật, thuộc tính thì sử dụng những loài vật không giống nhau để ví von, so sánh Chẳng hạn trong tiếng Hán con bò già biểu trưng cho những người làm việc cần cù, có đóng góp công sức lớn lao và không bao giờ khoe khoang, là một danh hiệu rất quý Nhưng trong tiếng Việt, con bò lại là biểu trưng cho

sự ngu đần Người ta thường nói: “Ngu như bò” , “Đầu bò đầu bướu”… Động vật là một phần của giới tự nhiên, là một phần quan trọng có liên quan mật thiết trong đời sống của con người Ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới phần lớn các lớp từ ngữ có liên quân đến thành ngữ, tục ngữ đều thể hiện các con vật, thông qua đó nó còn tàng trữ một nền văn hóa phong phú

Trang 10

Từ lâu, ngựa không chỉ là một con vật có ích cho con người về việc chuyên chở hàng hóa và làm sức kéo, mà còn là người bạn thân thiết, gắn bó trực tiếp với đời sống của người dân Qua bao năm tháng, hình ảnh và đặc trưng của con ngựa đã đi vào tâm thức người dân, để rồi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong ca dao, tục ngữ, những câu chuyện, đạo lý, triết sống đều mang dáng dấp của con vật thân thương này Qua tìm hiểu, ngựa trong thành ngữ tiếng Hán chiếm số lượng khá nhiều Quan hệ giữa loài người và con vật từ xưa đến nay đều rất thân thiết và gần gũi, đây không phải là vì loài vật là yếu

tố vật chất cần thiết trong vấn đề sinh tồn của nhân loại, mà trên cơ sở chung sống cùng nhau trong một thời gian, hình ảnh con ngựa được con người gắn cho những màu sắc thần bí Chính vì thế sắc thái biểu trưng của con vật này gắn liền với một màu sắc độc đáo riêng, phản ánh tình cảm, nét thẩm mỹ không giống nhau của mỗi dân tộc, cũng chính là hình thành ý nghĩa văn hóa

mang tính biểu trưng đặc sắc của hai dân tộc Trung Quốc, Việt Nam Ngựa

là động vật gắn với đời sống của con người từ rất lâu trong lịch sử, ngựa đã trở thành người bạn, người giúp việc trung thành của con người, được con người yêu quý Ngựa đã đi vào văn học dân gian và văn hóa nghệ thuật Xuất phát từ chính đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình ảnh con ngựa luôn hiện diện với vẻ đẹp trong cách nhìn của con người được phản ánh qua lăng kính văn hóa Nhiều nơi trên thế giới con ngựa là hiện thân của năng lực, may mắn, hạnh phúc, quyền thế lạ biểu tượng cho sự mau lẹ, sức mạnh, nghị lực, sáng tạo, sự trung thành, táo bạo và sức sống mãnh liệt Ngựa cũng là loài vật tượng trưng của dân du mục Văn hóa ngựa cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành văn hóa du mục và đã tỏa sáng trong nền lịch sử văn hóa Trung Quốc Nói đến ngựa người ta thường liên tưởng đến cạnh ngựa phi nhanh, tung vó ngang dọc, một hình dáng thanh tú, mạnh mẽ, ung

Trang 11

8

luôn tiến lên); hay để miêu tả cuộc sống giàu có, sung túc như: (Tiên xa nộ

mã = xe mới ngựa tốt, cuộc sống xa hoa)… Trong khi đó, con ngựa ở Việt Nam lại biểu trưng cho những đức tính xấu của con người như: “Ngựa non háu đa”, “Ngựa quen đường cũ”…

2.4 Tiểu kết

Qua đó chúng ta thấy được sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt Trung Quốc và Việt Nam là hai đất nước cùng thuộc một loại hình ngôn ngữ, tuy cả hai nền văn hóa cổ truyền này đều thuộc phạm trù văn minh nông nghiệp Nhưng trong cách tri nhận của con người về thế giới khách quan cũng có những điểm khác biệt

Các hình ảnh ẩn dụ trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt rất phong phú và đa dạng Chúng đã tạo nên một bức tranh đa dạng với muôn màu muôn vẻ về sự vật, sự việc, về con người trong đời sống, trong thế giới nội tâm của hai dân tộc

Trang 12

KẾT LUẬN

Thành ngữ là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc, đó là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu về tất cả những lĩnh vực như: lao động sản xuất, về con người, về cuộc sống… được người xưa đúc rút qua nhiều thế hệ Thông qua những thành ngữ chúng ta còn hiểu thêm về nền văn hóa dân tộc

Tìm hiểu đề tài “Thành ngữ có chưa yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và

tiếng Việt về tri nhận văn hóa” chúng ta có thể nghiên cứu so sánh và đối

chiếu hệ thống thành ngữ để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt

về văn hóa và tư duy của người Việt Nam và người Trung Quốc, chẳng hạn

như: Mượn hình ảnh “con rồng” để ẩn dụ cho hình tượng cao quý và sức

sống vĩnh hằng, có sức ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước Trong tâm thức của người Việt và người Trung Hoa thì ảnh hưởng của con rồng là một con vật tưởng tượng nhưng lại tượng trưng cho

sự ấm no thịnh vượng, biểu tượng cho quyền uy và sức mạnh Bên cạnh đó, thông qua việc đối chiếu các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt

và tiếng Hán cũng có những nét khác biệt, ví dụ như người Trung Quốc thường hay dùng hình ảnh của những loài vật “tứ linh” như: rồng, kỳ lân , phượng hoàng , rùa để miêu tả về đồ vật quý giá, cuộc sống sung sướng giàu

có Trong khi đó người Việt Nam với nền văn hóa lúa nước, chính vì thế mà chọn những loài vật gần gũi với con người như: cá, ốc, cua… để miêu tả cuộc sống sung túc, đủ đầy “Cơm trắng cá ngon”, “Cua nướng ốc lùi” Mặc

dù thực hiện đề tài này còn nhiểu thiếu sót nhưng tôi cũng mong muốn mọi người có một cách nhìn thấy đáo, đầy đủ hơn và thông qua đó thấy được những nét đặc trưng văn hóa khác nhau của mỗi dân tộc

Ngày đăng: 30/10/2022, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w