1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận ngôn ngữ học đối chiếu

24 127 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 44,05 KB

Nội dung

Do đó, đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ loạiđộng từ nói chung trong các ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau là hướngnghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Quá trình toàn cầu hóa đã đem đến những lợi ích quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội cũng như sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và vùnglãnh thổ Trong bối cảnh nhu cầu giao tiếp xã hội ngày càng lớn, tiếng Anh vớivai trò là ngôn ngữ quốc tế đã trở thành cầu nối để người dân của các nước cóthể biểu đạt được ý nghĩ, mong muốn của mình Việt Nam cũng không nằmngoài xu hướng đó Việc sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam đã trở nên phổ biến vàđược sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày Chính vì vậy, việc so sánh, đốichiếu giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác không chỉ mang tính lý thuyết màkết quả của quá trình nghiên cứu còn được ứng dụng vào thực tiễn

Trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ, động từ là từ loại thực từ cực kỳ phứctạp xét trên phương diện ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa Tính phức tạp ấy cónguồn gốc từ bản chất ngữ nghĩa của từ loại này Ở bậc khái quát nhất, ý nghĩacủa động từ là ý nghĩa vận động; động từ chỉ ra hành động, trạng thái như mộtquá trình của các đối tượng, sự vật, hiện tượng nằm trong phạm trù thực thể cóthể diễn đạt bằng danh từ Trong hoạt động hành chức, động từ có chức năngchủ yếu làm vị ngữ trong câu Đồng thời động từ có khả năng kết hợp rất đadạng, phong phú, có thể đảm nhận và chi phối nhiều thành phần cú pháp quantrọng trong câu Do đó, đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ loạiđộng từ nói chung trong các ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau là hướngnghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và

ở Việt Nam

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của mình, tác giả lựa chọn phân tíchđộng từ “đi” trong tiếng Việt và tiếng Anh làm đề tài tiểu luận của mình Bêncạnh ý nghĩa về mặt lý luận, đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn khi hỗ trợ công tácgiảng dạy tiếng Anh, tiếng Việt cũng như công tác biên dịch, biên soạn giáotrình và biên soạn từ điển đối chiếu

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 2

- Đối tượng nghiên cứu: động từ “đi” trong tiếng Việt và tiếng Anh Mặc dùvậy, theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2012) [5], động từ “đi” bao gồm 18cách hiểu Do đó, với giới hạn của bài tiểu luận, tác giả chỉ khảo sát từ “đi” vớinét nghĩa: “Người (hoặc động vật) tự di chuyển bằng những động tác liên tiếpcủa chân, lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất, vừa có chân giơ lên đặt tớichỗ khác” Với nét nghĩa này, ở tiếng Anh có 2 từ có nghĩa tương ứng là: go,walk Tác giả sẽ tìm hiểu từ trên hai phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa.

- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận sẽ tìm hiểu những vấn đề xoay quanh cácgiới từ trong hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của từ “đi” trong tiếng Việt và tiếng Anh, đồngthời so sánh và đối chiếu sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa ởtừng ngôn ngữ throng việc sử dụng từ này

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp cơ bản và được sử dụng xuyên suốt tiểu luận này là phươngpháp so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những điểm chung và những điểm khác biệtgiữa hai ngôn ngữ được đưa vào đối chiếu là tiếng Anh và tiếng Việt… Bêncạnh đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phân loại trong xử lý nguồn

tư liệu Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp khác như:

- Phương pháp phân tích miêu tả để nghiên cứu cấu tạo và ý nghĩ của cácthuật ngữ

Khi phân tích và xử lý tư liệu, tác giả sẽ áp dụng phương pháp phân tíchdiễn ngôn xuất phát từ sự hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ làm mục tiêu đểxem xét Ngoài ra, tác giả còn sử dụng linh hoạt các thủ pháp quan sát, thống kê,

hệ thống hoá, so sánh tương phản để đánh giá và tạo điều kiện thuận lợi cho việcmiêu tả, so sánh, đối chiếu

Trang 3

PHẦN 1: MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT 1.1 Ngôn ngữ học đối chiếu

1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu

Ngôn ngữ học hiện đại bao gồm nhiều phân ngành với nhiều cách phân chia

khác nhau Bùi Mạnh Hùng (2008) [3] trong Ngôn ngữ học đối chiếu, cho rằng

một trong những cách phân chia phổ biến nhất là chia ngành khoa học này thành

ba phân ngành lớn: ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học miêu tả và ngôn ngữhọc so sánh

Căn cứ vào đối tượng, mục đích và cách thức so sánh, ngôn ngữ học so sánh

lại được chia thành ba phân ngành: ngôn ngữ học so sánh lịch sử, ngôn ngữ học

so sánh loại hình hay loại hình học và ngôn ngữ học đối chiếu.

Trong ba phân ngành, ngôn ngữ học đối chiếu là phân ngành ngôn ngữ họccó

nhiệm vụ nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xácđịnh

những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó dựa trên quan điểmđồng đại, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh liệu có quan hệ cộinguồn hay thuộc cùng một loại cội nguồn hay không

Việc so sánh nói chung thường được thực hiện khi các sự vật hay hiện tượngđược lấy làm đối tượng so sánh nằm trong cùng một phạm trù, nghĩa là thuộccùng

một loại Chẳng hạn, ta có thể so sánh hai cái ghế với nhau vì chúng thuộc cùngmột loại sự vật Vì vậy, chúng có những điểm chung để so sánh, ví dụ: kíchthước, màu sắc, chất liệu, hình dáng v.v Loại so sánh này nhằm mục đích tìm ranhững điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hay hiện tượng Kiểu sosánh này mang tính khách quan nên được dùng làm phương pháp nghiên cứuchủ đạo trong ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng, cũng như trong ngôn ngữ học

so sánh nói chung

Trang 4

Tuy nhiên, người ta cũng có thể so sánh các sự vật hay hiện tượng nhằmmục

đích chứng minh hay làm nổi rõ một đặc điểm nào đó của sự vật hay hiện tượng.Trong trường hợp này, các sự vật hay hiện tượng được đem ra so sánh có thểthuộc

về những loại, những phạm trù khác nhau Loại so sánh này chủ yếu chú ý đếnđiểm

tương đồng giữa các đối tượng so sánh mà ít chú ý đến sự khác biệt giữa chúng

Ví dụ: F de Saussure đã so sánh cơ chế ngôn ngữ với bàn cờ

Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ bắt đầu từ thời kỳ Phục hưng và đượctìm thấy trong các sách ngữ pháp ở Tây Âu Đến thế kỷ XIX, các nghiên cứu sosánh đối chiếu đáng chú ý thuộc các nhà nghiên cứu như Ch.H Grandgen(1892), Wilhelm (1894) Có hai kiểu đối chiếu bao gồm đối chiếu định tính vàđối chiếu định lượng:

- Đối chiếu định tính: Là kiểu đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm (nhữngđiểm giống nhau và khác nhau) giữa các yếu tố ngôn ngữ tương đương của haingôn ngữ

- Đối chiếu định lượng: Là kiểu đối chiếu nhằm xác định những khác biệt về

số lượng các yếu tố ngôn ngữ xét theo một tiêu chí đối chiếu nào đó Ví dụ: Đốichiếu số lượng các từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh Kiểu đối chiếunày giúp xác định những “lỗ hổng” trong cấu trúc của ngôn ngữ này so với ngônngữ khác

1.1.2 Các nguyên tắc nghiên cứu khi đối chiếu ngôn ngữ

Tùy thuộc vào từng quan điểm khác nhau, các nhà khoa học đưa ra nhữngnguyên tắc khác nhau khi đối chiếu các ngôn ngữ Tuy nhiên, có thể tóm gọnthành năm nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc thứ nhất: Bảo đảm các phương tiện trong hai ngôn ngữ đốichiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc trước khi tiến

Trang 5

- Nguyên tắc thứ hai: Việc nghiên cứu đối chiếu không thể chỉ chú ý đến cácphương tiện ngôn ngữ một cách tách biệt mà phải đặt trong hệ thống

- Nguyên tắc thứ ba: Phải xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong

hệ thống ngôn ngữ mà còn trong hoạt động giao tiếp

- Nguyên tắc thứ tư: Phải bảo đảm tính nhất quán trong việc vận dụng cáckhái niệm và mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu

- Nguyên tắc thứ năm: Phải tính đến mức độ gần gũi về loại hình giữa cácngôn ngữ cần đối chiếu

1.2 Động từ

1.2.1 Động từ tiếng Anh

* Khái niệm động từ tiếng Anh

Theo từ điển tiếng Anh (Oxford Advanced learner‘s Dictionary) [12]: Động

từ là một từ hoặc một nhóm từ diễn tả một hành động (eat), một sự kiện/ sự việc(happen) hoặc một trạng thái (exist) Trong Ngữ pháp tiếng Anh Longman [8],động từ cũng được định nghĩa “là một từ (run) hoặc một cụm từ (run out of) diễn

tả sự tồn tại của một trạng thái (love, seem) hay việc thực hiện một hành động(take, play)” Delahunty (1994) [9] đã đưa ra định nghĩa chi tiết hơn về động từ

“động từ là những từ chỉ hành động (kiss, run, walk), sự tiến triển (grow,change), trải nghiệm (know), hay trạng thái Chức năng ngữ nghĩa của động từ

là miêu tả một chuyển động, một hành động, sự việc hay trạng thái” Như vậy,

có thể nói hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Anh đều cho rằng động từ là từ hoặcnhóm từ chỉ hành động, sự việc hay trạng thái

* Phân loại động từ tiếng Anh

Từ trước đến nay, động từ trong tiếng Anh đã được nhiều nhà ngôn ngữhọc phân chia theo nhiều cách khác nhau tùy theo quan điểm và mục đíchnghiên cứu Kudrnácová [11] đã chia động từ từ vựng thành bốn nhóm: trạng

thái (state) như knowing the answer, hoạt động (activities) như running(chạy), hoàn thành (accomplishment) như running a mile (chạy một dặm) và hành động đạt được (achievement) như reaching the border (tới được biên giới)

Trang 6

Ngoài ra Frawley [10] phân loại động từ thành bốn loại chính là: hànhđộng (acts); trạng thái (states); gây khiến (causes) và chuyển động

Bên cạnh đó, động từ trong tiếng Anh còn được phân loại dựa vào ý nghĩabao gồm: động từ thể chất (Physical verbs) mô tả hành động cụ thể của vật chủ,

đó có thể là chuyển động của cơ thể hay sử dụng một vật nào đó gây ra hành

động hoàn chỉnh; động từ trạng thái bao gồm những động từ được bổ sung bởi các tính từ dùng để chỉ sự tồn tại của một tình huống nào đó và động từ chỉ hoạt

động nhận thức (Mental verbs) bao gồm những từ diễn tả hành động (liên quanđến nhận thức) như khám phá, hiểu biết hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó

Một số nhà nghiên cứu lại có những cách phân loại khác, chẳng hạn nhưRandolph Quirk (1976) [13] đã dựa vào tân ngữ (objects) và bổ ngữ của động từ

để chia động từ tiếng Anh thành hai loại: động từ nội hướng (intensive verbs) và động từ ngoại hướng (extensive verbs).Trong đó, động từ nội hướng được dùng

để mô tả chủ ngữ, nghĩa là chỉ nhấn mạnh và bản thân chúng không mang nhiều

ý nghĩa mà chỉ thể hiện sự kết nối giữa chủ ngữ và bổ ngữ cho chủ ngữ; cònđộng từ ngoại hướng được dùng để diễn tả điều chủ ngữ đang làm và không có

bổ ngữ cho chủ ngữ

1.2.2 Động từ tiếng Việt

* Khái niệm động từ tiếng Việt

Trong giới Việt ngữ học, động từ cũng được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữđưa ra định nghĩa khác nhau Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2012)[5], động từ được định nghĩa là “từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái hayquá trình, thường dùng làm vị ngữ trong câu”

Nguyễn Kim Thản [7] cho rằng: "Động từ là loại từ biểu thị quá trình (sựhoạt động, động tác, hành vi, biến hóa và trạng thái), trước hết có những đặctrưng ngữ pháp trái ngược với danh từ, nghĩa là:

- Nó có thể tự do, trực tiếp làm vị ngữ của câu, không cần phải có hệ từ làlàm môi giới;

Trang 7

- Nó không thể kết hợp với những từ kiểm nghiệm của danh từ, nghĩa làkhông thể đứng sau số từ, lượng từ, các phó danh từ và trước các đại từ chỉđịnh".

Đái Xuân Ninh (1978) [4], trong “Hoạt động của từ tiếng Việt”, chỉ ra rằng

về mặt ý nghĩa, động từ biểu thị hoạt động và trạng thái…” Đinh Văn Đức(2010) [2], trong Ngữ pháp tiếng Việt cũng đã khẳng định động từ chỉ các hành

động (chạy, đọc), trạng thái (ngủ, thức), các liên hệ dưới dạng tiến trình (yêu, hiểu) có mối quan hệ với chủ thể và diễn ra trong thời gian và cho rằng ý nghĩa

của động từ trên bậc khái quát nhất là ý nghĩa vận động - động từ chỉ các dạngvận động khác nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể (thực thể

về mặt từ loại là khái niệm có thể diễn đạt bằng danh từ) Diệp Quang Ban(2013) [2, 103], trong Ngữ pháp tiếng Việt, (Tập 1) cho rằng: “Động từ là những

từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếpđặc trưng vận động của thực thể Đó là ý nghĩa hành động Ý nghĩa trạng tháiđược khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian

và không gian”

Như vậy, có thể thấy hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Việt đều cho rằng

động từ là từ biểu thị hành động, trạng thái và quá trình hay sự tiến triển.

* Phân loại động từ

Với chuyên luận “Động từ trong tiếng Việt” [6], Nguyễn Kim Thản là ngườiđầu tiên và cũng là người duy nhất cho đến nay có công trình nghiên cứu chuyênsâu về động từ trong tiếng Việt Ông áp dụng cách phân loại hai chiều để phânloại các động từ trong tiếng Việt:

(i) Phân loại theo sự phân phối của các hư từ phục vụ động từ

(ii) Phân loại theo tính chất chi phối của động từ

Theo đó, ông đã chia động từ tiếng Việt thành 6 nhóm Tuy nhiên, nhómđộng

Trang 8

từ chuyển động không được ông đề cập đến thănh nhóm riíng Đâi Xuđn Ninh(1978) [4], trong Hoạt động của từ tiếng Việt, cũng chia động từ thănh hai loại

lă động từ được xâc định vă động từ không được xâc định

Diệp Quang Ban (2013) [2,104,109,110] trong Ngữ phâp tiếng Việt, (Tập 1)

đê chia động từ thănh hai lớp con: lớp động từ không độc lập vă lớp động từ độclập

+ Động từ không độc lập lă những động từ về mặt ý nghĩa, chưa biểu thị trọnvẹn, chưa đầy đủ vă khi lăm thănh phần cđu thì thường đòi hỏi kết hợp với thực

từ hay tổ hợp thực từ

+ Động từ độc lập lă những động từ biểu thị ý nghĩa quâ trình (hănh độnghoặc trạng thâi), có thể nhận thức được tương đối rõ ngay cả khi không có từkhâc đi kỉm vă có đầy đủ khả năng kết hợp vă chức năng cú phâp của động từ Đinh Văn Đức [2] rằng “việc phđn loại động từ trong câc ngôn ngữ nóichung vă trong tiếng Việt nói riíng lă một việc phức tạp” Tuy nhiín ông cũng

phđn chúng thănh một văi loại cơ bản bao gồm : động từ nội động (không cần bổ ngữ) vă động từ ngoại động (đòi hỏi bắt buộc phải có bổ ngữ); động từ tình thâi

- ngữ phâp (Động từ trống nghĩa như cần, muốn, phải, có thể …); động từ tổng hợp (lă những động từ có cấu trúc song tiết, trong đó câc tiếng một được đặt

đẳng lập như: căy cấy, ca hât, trò truyện hoặc chính phụ như: viết lâch, nói năng,

lăm lụng,…); vă câc động từ chuyển động Ông cho rằng: “Trong tiếng Việt, câc

động từ với ý nghĩa chuyển động hình thănh một danh sâch dăi vă đa dạng” Vẵng cũng phđn chia động từ chuyển động thănh động từ chỉ câc dạng khâc nhaucủa chuyển động vă động từ chuyển động bao hăm cả hướng chuyển động Theocâch phđn loại của ông, nhóm động từ chuyển động đa hướng, đối tượng củaluận ân nằm trong nhóm động từ chuyển động năy

PHẦN 2: ĐỐI CHIỀU TỪ “ĐI” TRONG TIẾNG VIỆT VĂ TIẾNG ANH 2.1 Động từ “đi” trong tiếng Việt

2.1.1 Trín bình diện cấu trúc

Trang 9

Khác với tiếng Anh, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ biến hình nên độngtừ

nói chung và động từ “đi” nói riêng chỉ có một hình thức duy nhất Trong hoạtđộng, động từ “đi” có khả năng kết hợp đa dạng và phong phú Các khả năngnày có thể được khái quát hóa trong cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp tự do theoquan hệ chính phụ do động từ làm trung tâm và xung quanh nó quây quần cácthành tố phụ thuộc nhiều kiếu loại khác nhau Cấu trúc ngữ pháp đó thường

được gọi là cụm động từ (theo Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức, ).

Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ là quan hệ chính phụ, phần trungtâm

không thể lược bỏ Các thành tố phụ ở phần đầu cụm động từ mang tính chất hưnhiều hơn thực, có chức năng thiên về từ pháp Các thành tố phụ ở phần cuốicủa cụm động từ chủ yếu là các thực từ, đa dạng và phức tạp về kiểu loại, mangtính chất cú pháp rõ rệt Trong cấu trúc cụm động từ có các động từ chuyểnđộng đa hướng làm trung tâm, thành tố phụ có loại di động từ phía trước ra phíasau trung tâm và ngược lại Ví dụ:

- (con chó) lúc nào cũng kè kè đi theo Lãm - đi theo kè kè.

- (Loan) lặng lẽ đi ra - đi ra lặng lẽ.

Thành tố phụ trước trong cụm động từ có động từ “đi” làm trung tâm là cácthành tố phụ chỉ tình thái vừa thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, vùa mang ý nghĩa tìnhthái Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp của các từ phụ trong quan hệ với động từ ởtrung tâm có thể chia chúng thành nhiều nhóm Cụ thể là các nhóm sau đây:

a Những từ chỉ sự tồn tại của chuyển động và quan hệ của chuyển động với

thời gian: đã, đang, sẽ, còn, từng, sắp Ví dụ:

- Long còn đi lang thang.

- Cô bé đã chạy đến sà vào lòng.

b Các từ biểu thị sự phủ định: không, chẳng, chưa Ví dụ:

Trang 10

- Nếu lúc ấy bà vợ ở trong nhà không chạy kịp ra đỡ thì có lẽ cái vết thương

ngực năm xưa đã đốn ông gục xuống nền nhà

- Không! Em không đi.

c Các từ chỉ đặc điểm của chuyển động trong quan hệ với chủ thể: cũng, vẫn, lại, cứ, Ví dụ:

- Long cứ đi.

- Long đi qua nhà Mịch mà cứ đi mãi.

d Các từ với ý nghĩa ngăn cấm, khuyên bảo: đừng, chớ, hãy, phải, cần, nên.

Ví dụ:

- Trời đang mưa to, em đừng đi.

- Đừng đi nữa mình ơi.

e Nhóm các từ với ý nghĩa mức độ của chuyển động: rất, hơi, khí, quá Ví

dụ:

- Sao mẹ bỏ con đi lâu quá thế?

- Long đi hơi nhanh, Mịch không theo kịp.

f Các từ chỉ cách thức của chuyển động: phăng phăng, chầm chậm, lục tục, Ví dụ:

- Cả tốp lục tục đi theo

- Xe đương phăng phăng chạy thì đến gần một chỗ ngoặt ( ).

- Lão nhảy xổ đến toan giật súng một lần nữa.

Khả năng kết hợp của các động từ “đi” trong tiếng Việt rất

đa dạng và phong phú Trước hết, vì không chứa đựng nét nghĩa hướng vậnđộng/

chuyển động trong ý nghĩa của mình nên trong hoạt động ngôn ngữ các động từchuyển động đa hướng đều có khả năng kết hợp với tất cả từ chỉ hướng vậnđộng

như: ra, vào, lên, xuống, sang , qua, lại, tới, đến, về.

Trang 11

Trong hoạt động ngôn ngữ, động từ “đi” có thể kết hợp với nhiều đơn vị từvựng khác nhau tạo nên nhiều cụm động từ có giá trị định danh khác nhau.

Ví dụ: đi bách bộ, đi bước nữa, đi cầu, đi đại tiện, đi đem, đi cổng sau, đi đất, đi đêm lắm có ngày gặp ma, đi đêm về hôm, đi đạo, đi đằng đầu, đi đôi, đi đồng, đi đời nhà ma, đi đứng, đi đứt, đi đông đi tây, đi rẫy, đi guốc trong bụng, đi hai lần

đò, đi tây, đi tiểu, đi cầu, đi tong, đi tơ, đi tu, đi tua, đi hai hàng, đi hội…

2.1.3 Trên bình diện ngữ nghĩa

“Đi” là động từ thuộc nhóm thuộc hoạt động của con người, được sử dụngrộng rãi trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn học nghệ thuật Trongcuốn Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê [5], từ “đi” có tất cả 11 nghĩa:(1) (Người, động vật) tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân,lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất, vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ khác.VD: đi bộ; chân đi chữ bát…

(2) (Người) tự di chuyển đến nơi khác, không kể bằng cách gì VD: đi chợ; điđến nơi về đến chốn…

(3) Rời bỏ cuộc đời; chết VD: cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi…

(4) Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm một công việc, một nhiệm vụnào đó VD: đi ngủ; đi học; đi làm…

(5) (Phương tiện vận tải) di chuyển trên một bề mặt VD: xe đi chậm; cano đinhanh hơn thuyền…

(6) (Dùng phụ sau một động từ khác) từ biểu thị hướng của hoạt động, nhằmlàm không còn ở vị trí cũ nữa VD: chạy đi một mạch; quay mặt nhìn đi chỗkhác…

(7) (Dùng phụ sau một động từ khác) từ biểu thị hoạt động, quá trình dẫn đếnkết quả làm không còn nữa, không tồn tại nữa VD: xóa đi một chữ; cắt đi vàiđoạn; việc đó rồi sẽ qua đi…

(8) (Dùng phụ sau tính từ) từ biểu thị kết quả của một quá trình giảm sút, suygiảm VD: tình hình xấu đi; tiếng nhạc nhỏ dần đi…

Trang 12

(9) (Kết hợp hạn chế) bay, phai, biến mất một cách dần dần VD: nồi cơm đã

đi hơi; trà đã đi hương, uống nhạt lắm…

(10) Chuyển vị trí quân cờ để tạo ra thế cờ mới (trong chơi cờ) Vd: đi contốt…

(11) (Kết hợp hạn chế) biểu diễn các động tác võ thuật VD: đi bài quyền; đivài đường kiếm…

(12) Làm, hoạt động theo một hướng nào đó VD: đi ngược lại nguyện vọngchung…

(13) (Dùng trong tổ hợp đi đến) tiến đến một kết quả nào đó (nói về quá trìnhsuy nghĩ, xem xét hoặc hoạt động) VD: hội nghị thảo luận, đi đến nhất trí; quacác sự việc, đi đến kết luận…

(14) (Dùng trong tổ hợp đi vào) chuyển giai đoạn, bước vào VD: đi vào conđường tội lỗi; công việc đi vào nền nếp…

(15) Đem đến tặng nhân dịp lễ, tết, hiếu, hỉ VD: đi một câu đối nhân dịp mừngthọ…

(16) Mang vào chân hoặc tay để che giữ VD: đi găng tay; đi bít tất…

(17) (Dùng trước với) phù hợp với nhau VD: ghế thấp quá, không đi vớibàn…

(18) (Lối nói kiêng tránh) đi ngoài VD: đau bụng, đi lỏng…

Về ý nghĩa khái quát, động từ “đi” mang ý nghĩa hoạt động di chuyển, dờichỗ, nhưng không chứa nét nghĩa hướng hoạt động, di chuyển Bản thân ý nghĩađặc trưng của động từ chuyển động đa hướng sẽ chi phối những hoạt động cúpháp

a Động từ “đi” có thể đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu Ví dụ:

- Em đi Sầm Sơn về.

b, Động từ “đi” trong tiếng Việt có thể kết hợp với các thành phần khác tạo

thành cụm động từ và cụm động từ này đảm nhiệm chức năng làm trạng ngữ

trong câu Ví dụ:

Ngày đăng: 04/09/2021, 08:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w