1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang

125 941 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 12,58 MB

Nội dung

Luận Văn: Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN

VÀ KHẢ NĂNG ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

MSSV:DTC004525

LỚP : DH1TC3

Thành phố Long Xuyên – An Giang

Tháng 04 năm 2004

Trang 2

CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 4

CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM

Trang 5

CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 6

Du lịch một ngành công nghiệp không khói có ảnh hưởng to lớn đến cả công nghiệp, nông nghiệp, đến cả cơ sở hạ tầng, máy móc, phương tiện giao thông, đến cả con người và lịch sử dân tộc Du lịch giúp con người trên trái đất ngày càng gần gủi nhau hơn, rút ngắn khoảng cách về cả không gian và thời gian Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của du lịch – như một ngành kinh tế trọng yếu ở nhiều quốc gia trên thế giới Chính vì thế, tiềm năng du lịch Việt Nam không ngừng được khai thác và đầu tư, riêng đối với An Giang đang nổ lực để phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Với mục tiêu đó đã đưa tôi đến với đề tài này “Phân Tích Thuận Lợi – Khó Khăn Và Khả Năng Đóng Góp Ngân Sách Của Công Ty Du Lịch An Giang” Qua đó, giúp tôi phát triển kỹ năng học hỏi, nghiên cứu và có cái nhìn khách quan hơn về du lịch tỉnh nhà

Tôi chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Tri Khiêm và sự giúp đỡ của cô-chú-anh-chị ở công ty du lịch An Giang đã tạo cơ hội cho tôi thực hiện đề tài của mình một cách phong phú hơn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, nhưng với vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình xây dựng luận văn Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô

Sinh viên thực hiện Nguyễn Võ Thanh Hương Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học An Giang

Trang 7

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, bản thân tôi còn hạn chế rất nhiều mặt kiến thức nhưng với sự tận tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Tri Khiêm đã giúp tôi bổ sung và phát triển thêm về kiến thức chuyên môn Đồng thời, với sự giúp đỡ rất nhiều của các phòng ban trong công ty Du Lịch An Giang

đã tạo điều kiện cho tôi nâng cao vốn kiến thức xã hội còn nghèo nàn của mình Chính những sự giúp đỡ đó đã để lại trong tôi một tình cảm chân thành cao đẹp Trên tất cả, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tri Khiêm và các cô chú anh chị thuộc các phòng ban trong Công ty Du lịch An Giang đã luôn có

những chỉ bảo, đóng góp ý kiến kịp thời để con (em) thực hiện chuyên đề này đạt kết quả tốt đẹp hơn Trong quá trình làm việc nếu con (em) có những sai sót trong khâu ứng xử cũng rất mong được sự thông cảm của thầy và các cô chú, anh chị

Một lần nữa, con (em) xin chân thành cảm ơn

Long Xuyên, ngày 30 tháng 04 năm 2004

Sinh viên thực hiện Nguyễn Võ Thanh Hương Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học An Giang

Trang 8

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP 01

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 01

1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: 01

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 02

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 02

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 02

1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: 03

1.4.3 Phương pháp phân tích SWOT: 03

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 04

2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MA TRẬN SWOT: 04

2.1.1 Áp lực của môi trường kinh doanh: 04

2.1.2 Ma trận Swot: 06

2.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: 09

2.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán: 10

2.2.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính: 11

2.2.3 Các tỷ số về hoạt động: 13

2.2.4 Các tỷ số về doanh lợi: 15

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN 19

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG 19

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên: 19

3.1.2 Đặc điểm du lịch: 20

3.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG: 22

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: 22

3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý: 24

3.2.3 Cơ cấu tổ chức của mãng du lịch: 30

3.2.4 Xu hướng phát triển: 32

Trang 9

4.2 YẾƯ TỐ CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT: 38

4.3 YẾU TỐ VĂN HOÁ – XÃ HỘI: 40

4.4 YẾU TỐ TỰ NHIÊN: 42

4.5 YẾU TỐ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ: 44

CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VI MÔ 45

5.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH: 45

5.2 KHÁCH HÀNG: 46

5.3 NHÀ CUNG ỨNG: 48

5.3.1 Người đối tác: 48

5.3.2 Người cung cấp vốn: 49

5.4 ĐỐI THỦ TIỀM ẨN MỚI: 50

5.5 SẢN PHẨM THAY THẾ: 51

5.6 TÍNH HỢP LÝ CỦA NGÀNH: 52

CHƯƠNG 6: HOÀN CẢNH NỘI TẠI 53

6.1 YẾU TỐ NGUỒN NHÂN LỰC: 53

6.2 YẾU TỐ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN: 55

6.3 YẾU TỐ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN: 56

6.3.1 Tình hình chung toàn công ty: 57

6.3.2 Tình hình kết quả kinh doanh mãng du lịch: 61

6.4 YẾU TỐ MARKETING: 65

6.5 TÌNH HÌNH ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH: 66

6.6 YẾU TỐ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: 68

CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MÃNG DU LỊCH 69

7.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 69

7.1.1 Chiến lược SO 69

7.1.2 Chiến lược ST 71

7.1.3 Chiến lược WO 71

Trang 10

7.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC: 74

7.3.1 Chiến lược sản phẩm: 74

7.3.2 Chiến lược giá: 75

7.3.3 Chiến lược phân phối: 76

7.3.4 Chiến lược chiêu thị: 77

CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 79

8.1 KẾT LUẬN: 79

8.1.1 Tóm tắt: 79

8.1.2 Đánh giá chung: 79

8.2 KIẾN NGHỊ: 81

8.2.1 Đối với công ty Du Lịch An Giang: 81

8.2.2 Đối với nhà nước: 81

Trang 11

™ SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh 05

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ ma trận Swot 08

Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 25

Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mãng du lịch 30

Sơ đồ 7.5: Ma trận Swot 70

Sơ đồ 7.6: Chiến lược sản phẩm 74

™ ĐỒ THỊ: Đồ thị 6.1: Tình hình doanh thu thuần và tổng chi phí mãng du lịch 63

™ BIỂU BẢNG: Bảng 3.1: Bảng tổng hợp danh sách lao động 29

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003 33

Bảng 4.3: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2003 35

Bảng 4.4: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 35

Bảng 4.5: Doanh thu du lịch 36

Bảng 4.6: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người 43

Bảng 5.7: Thống kê số lượng khách của công ty Du Lịch An Giang 47

Bảng 5.8: Ngân sách nhà nước cấp cho công ty Du Lịch An Giang 49

Bảng 6.9: Tình hình thu nhập của công nhân viên 54

Bảng 6.10: Lương phát cho nhân viên mãng du lịch 55

Bảng 6.11: Số ngày khách của công ty Du Lịch An Giang 56

Bảng 6.12: Số liệu dùng phân tích tỷ số tài chính 57

Bảng 6.13: Các tỷ số tài chính 58

Bảng 6.14: Kết quả hoạt động kinh doanh mãng du lịch 61

Bảng 6.15: Tình hình thực hiện kinh doanh mãng du lịch 63

Bảng 6.16: Chi phí quảng cáo cho mãng du lịch 65

Trang 12

AG: An Giang

Trang 13

CHƯƠNG 1

DẪN NHẬP

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không

thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được

phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều

nước trên thế giới Đặc biệt ở những nước phát triển, đời sống vật chất, văn hoá

tinh thần của người dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu đi du lịch là không thể

thiếu được Chế độ làm việc 4 đến 5 ngày một tuần ở một số nước đã và đang tạo

điều kiện cho người dân có nhiều thời gian rỗi để đi du lịch Nhu cầu của khách

du lịch ngày càng tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị

trường kịp thời để thoả mãn mọi nhu cầu cho khách

Cùng với thế giới, ngành du lịch ở Việt Nam đang mở ra nhiều triển vọng

to lớn Lượt khách du lịch không ngừng tăng lên và nguồn thu nhập xã hội từ du

lịch cũng không ngừng phát triển Trong đó, An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng

về nhiều mặt để phát triển du lịch, phong tục tập quán tốt và độc đáo, có nhiều di

tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản chất nhân văn, nguồn

lao động khá dồi dào, đặc biệt là người dân An Giang rất mến khách và giàu lòng

nhân ái Với những tiềm năng phong phú ấy liệu du lịch An Giang có thật sự phát

triển thành công hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu

những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du

Lịch An Giang

1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Công ty du lịch An Giang là đơn vị kinh doanh cả thương mại và du lịch

Do khả năng có giới hạn, tôi tập trung nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh du lịch

của công ty; mặc khác, do hạn chế về thời gian, tôi chỉ phân tích những thuận lợi

Trang 14

– khó khăn từ môi trường kinh doanh du lịch, đồng thời rút ra nhận xét về khả

năng đóng góp ngân sách của công ty trong suốt 3 năm gần đây 2001-2002-2003

và hoạch định chiến lược một phần cho mảng du lịch của công ty

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

y Tìm hiểu những ưu - nhược điểm bên trong doanh nghiệp, cũng

như những cơ hội và các mối đe doạ bên ngoài tác động lên hoạt động kinh

doanh du lịch của công ty, để từ đó xây dựng chiến lược và các biện pháp khắc

phục nhằm thúc đẩy du lịch phát triển

y Giúp bản thân tôi vận dụng đúng kiến thức đã tiếp thu được trên

lớp về chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp để đánh giá khả năng kinh doanh

của một công ty; đồng thời, thấy được mức độ ảnh hưởng của du lịch trong việc

đóng góp ngân sách nhà nước, mà đại diện ở đây là Công Ty Du Lịch An Giang

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên do vậy trong quá trình phân tích của

mình, tôi sử dụng các phương pháp sau:

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Trực tiếp xin số liệu của công ty

- Sử dụng những số liệu đã thu thập được trên báo, sách, tạp chí và những

kiến thức đã học ở trường cũng như xã hội

1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

™ Phương pháp so sánh:

Ở đây, phương pháp so sánh được dùng chủ yếu để phục vụ trong phân

tích các tỷ số tài chính thông qua việc so sánh giữa kì này với kì khác, giúp thấy

rõ xu hướng thay đổi về tài chính và đánh giá khả năng kinh doanh của doanh

nghiệp (thể hiện tiềm lực của công ty) Vì thế có thể nói, đây là một phương pháp

Trang 15

được sử dụng rất phổ biến, vừa tiện lợi vừa dễ áp dụng trong công tác phân tích

tài chính

™ Phương pháp tỷ lệ:

Phương pháp tỷ lệ được sử dụng để cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi của

kỳ này so với kì trước hoặc so với kì gốc, thể hiện một cách rõ nét tình hình tăng

trưởng hay trì trệ trong việc kinh doanh Thường thì phương pháp này được dùng

kết hợp với phương pháp so sánh Đôi lúc, phương pháp này còn được hiểu là

phương pháp số tương đối – là một dạng của phương pháp so sánh Có thể nói

đây là phương pháp khá đơn giản trong việc phân tính những biến động về tình

hình tài chính của công ty, để việc đánh giá được khách quan và hiệu quả hơn

1.4.3 Phương pháp phân tích Swot

Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc phân tích thuận lợi, khó

khăn ở bất kì doanh nghiệp nào Phương pháp này cũng dùng để đánh giá khả

năng kinh doanh của doanh nghiệp nhưng thể hiện ở góc độ lợi thế hơn là khả

năng tiềm tàng Phương pháp này giúp chúng ta tìm hiểu không chỉ những điểm

mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp mà còn bao gồm cả những cơ hội,

những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp

@ Thời gian nghiên cứu

Từ 1/7/2003 đến 30/8/2003 : chọn đề tài, xử lí đề cương sơ lược, viết phần

mở đầu và chương cơ sở lí luận

Học kì cuối (từ 16/2/2004 đến 30/4/2004) : thực tập và hoàn thành đề tài

tốt nghiệp ( phần giới thiệu, phần nội dung và phần kết luận)

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MA TRẬN SWOT

Một môi trường kinh doanh chứa đựng các yếu tố mà tất cả doanh nghiệp

đều phải lệ thuộc vào và dựa vào sự phân tích đó để đưa ra chiến lược phát triển

2.1.1 Áp lực của môi trường kinh doanh

Trong hoạt động hàng ngày, không có tổ chức nào có thể tồn tại độc lập

như một hòn đảo biệt lập mà phải chịu sự tác động bởi các yếu tố môi trường

Trên thực tế, môi trường liên quan tới những thể chế hay lực lượng từ bên ngoài

tổ chức nhưng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả hoạt động của

một tổ chức

y Môi trường kinh tế vĩ mô: có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách

độc lập, đặc điểm của các yếu tố trong môi trường này là chúng có mối quan hệ

tương hỗ để cùng tác động đến doanh nghiệp

y Môi trường vi mô (tác nghiệp, đặc thù): bao gồm các yếu tố trong

ngành và là yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp Sự ảnh hưởng của chúng

thường là một sự thực phải chấp nhận nên để có được chiến lược thành công phải

phân tích từng yếu tố chủ yếu đó Tuy nhiên, sự hiểu biết sâu sắc về chúng sẽ

giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan

đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải, từ đó đề ra chiến

lược mới và có kế hoạch kinh doanh thích hợp

y Môi trường bên trong (hoàn cảnh nội tại): bao gồm các yếu tố và

hệ thống bên trong doanh nghiệp Việc phân tích yếu tố nội bộ này là rất quan

trọng vì qua chúng doanh nghiệp sẽ xác định rõ nét hơn các ưu nhược điểm của

mình để đưa ra các biện pháp nhằm giảm những nhược điểm và phát huy những

ưu thế để đạt được lợi thế tối đa

Trang 17

Mối tương quan của chúng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh

HOÀN CẢNH NỘI TẠI

2 Sức ép và yêu cầu của khách hàng

3 Các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn

4 Mức độ phát triển của thị trường

5 Các sản phẩm thay thế sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất

6 Các quan hệ liên kết

MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ

1 Các yếu tố chính trị - pháp luật

2 Các yếu tố kinh tế

3 Các yếu tố kĩ thuật công nghệ

4 Các yếu tố văn hoá xã hội

5 Các yếu tố tự nhiên

(nguồn: Garry D.Smith, chiến lược và sách lược kinh doanh, nhà xuất bản thống

kê năm 2000)

Tất cả những áp lực trên có thể là những cơ may hoặc những mối đe doạ

đối với doanh nghiệp, nhờ đó tổ chức có thể đánh giá chính xác các điểm mạnh -

điểm yếu liên quan đến khả năng kinh doanh của chính mình

Trang 18

2.1.2 Ma trận SWOT (ma trận điểm yếu - điểm mạnh, cơ hội - nguy cơ)

SWOT là từ viết tắc của các chữ sau: S (Strengths - những điểm mạnh);

W (Weaknesses - những điểm yếu); O (Opportunities - những cơ hội); T (Threat

- những nguy cơ)

Thông qua việc đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu cho phép ta nhận

diện những khả năng chủ yếu của doanh nghiệp Sự đánh giá này bao trùm lên

toàn bộ các lĩnh vực như: vị thế cạnh tranh trên thị trường, kĩ năng quản lí, nguồn

nhân lực, tiềm lực tài chính, tay nghề của nhân viên… Có 3 tiêu chuẩn có thể áp

dụng để nhận diện những khả năng chủ yếu của một doanh nghiệp là:

y Khả năng có thể tạo ra thêm tiềm năng để mở rộng thị trường

y Khả năng cốt yếu để có thể đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích

hơn từ các loại hàng hoá hay dịch vụ mà họ đã mua

y Khả năng có thể tạo ra những sản phẩm mà các đối thủ canh tranh

không thể sao chép được

Nhìn chung, mọi người có khuynh hướng tìm cách đánh giá những điểm

mạnh cao hơn những điểm yếu, bởi những điểm yếu đôi khi được hiểu như là sự

đe doạ bên trong doanh nghiệp nên nhất thiết phải điều chỉnh chúng theo hướng

tốt hơn Như đã đề cập ở trên, những cơ may hoặc mối đe doạ đối với doanh

nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi áp lực môi trường vì chúng chứađựngnhững yếu tố

mà doanh nghiệp phải lệ thuộc và chúng có thể tác động đến doanh nghiệp tại bất

cứ thời điểm cụ thể nào Chính tầm quan trọng đó nên việc phân tích các yếu tố

trong môi trường kinh doanh vừa có tác dụng tìm hiểu tiềm năng của những yếu

tố bên trong lẫn bên ngoài tác động lên doanh nghiệp Để đơn giản quá trình

nghiên cứu các yếu tố đó nhất thiết phải thông qua bước phân tích SWOT

1 Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty (S);

2 Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty (W);

3 Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty (O);

4 Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài công ty (T);

Trang 19

5 Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của

chiến lược SO vào ô thích hợp;

6 Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi

kết quả của chiến lược WO;

7 Kết quả điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả

của chiến lược ST;

8 Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả

chiến lược WT

y Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): sử dụng những điểm mạnh

bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài Khi công ty có những

điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng thành điểm mạnh Khi tổ

chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh

chúng để có thể tập trung vào những cơ hội

y Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): nhằm cải thiện những điểm

yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài Đôi khi những cơ hội

lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản

nó khai thác những cơ hội này

y Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST): sử dụng các điểm mạnh

của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên

ngoài Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải

những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài

y Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT): là những chiến lược phòng

thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ

từ môi trường bên ngoài của một doanh nghiệp Một tổ chức mà phải đối đầu với

vô số những đe dọa bên ngoài và các điểm yếu bên trong có thể dễ dàng lâm vào

tình trạng không an toàn

Trang 20

Ô này luôn luôn để trống O: Những cơ hội

4

5

6

Sơ đồ 2.2: Ma trận SWOT

Trang 21

Mô tả (sơ đồ 2.2): một ma trận SWOT gồm có 9 ô Trong đó, 4 ô chứa

đựng các yếu tố quan trọng (S, W, O, T) và 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO,

WT) được phát triển sau khi đã hoàn thành 4ô chứa các yếu tố quan trọng và 1 ô

luôn luôn được để trống (ô phía bên đầu gốc trái)

Từ việc phân tích môi trường kinh doanh kết hợp với ma trận SWOT,

được xem như một công cụ kết hợp quan trọng giúp chúng ta có chiến lược phát

triển tốt nhất (bởi không phải tất cả các chiến lược trong ma trận SWOT đều sẽ

được lựa chọn để thực hiện) và góp phần chủ yếu trong việc đánh giá khả năng

kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào

Tóm lại, ma trận SWOT là công cụ rất hữu hiệu cho việc phân tích đánh

giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp và dựa vào sự phân tích đó để đưa ra

chiến lược phát triển; đồng thời, giúp cho việc thực hiện dạng đề tài “phân tích

thuận lợi – khó khăn” được logic hơn và giảm bớt phần nào mức độ phức tạp của

việc phân tích này

2.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp nói đến cùng vẫn

là lợi nhuận; đối với doanh nghiệp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định

khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy

bất trắc và khắc nghiệt; gồm có: lợi nhuận trước thuế (lãi chưa phân phối) là lợi

nhuận đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế (lợi

nhuận ròng hay lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức cho

ngân sách nhà nước Nhìn chung, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay

quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận; có thể nói

tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp, và thông qua con

đường phân tích tình hình tài chính sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó;

bởi vì, nhiệm vụ của việc phân tích này là nhằm làm rõ xu hướng, tốc độ tăng

trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với

các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành, chỉ ra những thế mạnh và cả tình trạng

Trang 22

bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để

phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn Phân tích các tỉ số tài chính là

cách hữu hiệu nhất trong việc phân tích tài chính

2.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán

Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Là mối quan tâm

hàng đầu của các nhà đầu tư bởi họ muốn biết doanh nghiệp có khả năng trả các

khoản nợ khi chúng đến hạn hay không

™ Tỷ số thanh toán hiện thời

Là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ

đến hạn, nó chỉ ra các phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của chủ nợ được trang trải

bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kì phù hợp

với thời hạn trả nợ, nó biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ

ngắn hạn Tỷ số này lớn hơn hoặc bằng 1 ( 1) chứng tỏ sự bình thường trong

hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là toàn bộ tài sản lưu động và các

khoản đầu tư ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo Đó

là những tài sản lưu động và các khỏan đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành

tiền trong khoảng thời gian dưới một năm Cụ thể là bao gồm các khoản: tiền

mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và tồn kho

Nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn trả dưới một năm kể từ

ngày lập báo cáo Vì vậy dùng tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn để

trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp Cụ thể bao gồm: các khoản phải trả,

vay ngắn hạn, nợ tích luỹ và các khoản nợ ngắn hạn khác

™ Tỷ số thanh toán nhanh

Đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ

ngắn hạn Tỷ số này được sử dụng để tránh tình trạng doanh nghiệp có tỷ số

Trang 23

thanh tốn cao nhưng khơng cĩ khả năng trả nợ vì chúng đã loại trừ tồn kho

trong tài sản lưu động (tài sản quay vịng nhanh)

hạn ngắn Nợ

kho tồn - động lưu sản Tài nhanh toán

thanh số

Tỷ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh tốn nhanh càng cao Tuy

nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung

quá nhiều vốn bằng tiền, các khoản phải thu cĩ thể khơng hiệu quả

2.2.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính

Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh

mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp Cơ cấu tài chính được coi như một

chính sách tài chính của doanh nghiệp, là chỉ tiêu cực kì quan trọng, là địn bẩy

đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế

thị trường luơn mang đầy tính rủi ro

™ Tỷ số nợ

Là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn; cho thấy tài sản của doanh

nghiệp được tài trợ từ nợ bao nhiêu Hay nĩi cách khác, cho thấy mức độ chủ

động của cơng ty về vốn

Tổng số nợ bao gồm tồn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh

nghiệp cho đến thời hạn lập báo cáo Nợ ngắn hạn như: các khoản phải trả, nợ

tích luỹ, vay ngắn hạn dưới một năm và các khoản nợ khác Nợ dài hạn cĩ thể là

nợ vay dài hạn của ngân hàng, các tổ chức khác, hoặc nợ do mua hàng trả chậm

Tổng tài sản là tồn bộ tài sản hiện cĩ cho đến thời điểm lập báo cáo gồm

tài sản lưu động và tài sản cố định

Nhìn chung, các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng

thấp thì mĩn nợ càng được đảm bảo; ngược lại, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại

Trang 24

muốn cĩ một tỷ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh bởi việc tăng

thêm vốn tự cĩ sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm sốt của doanh nghiệp

™ Tỷ số đảm bảo nợ

Là loại tỷ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay với vốn chủ sở hữu; cũng

dùng để đo lường khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp nhưng tỷ số này sẽ

cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất vì cơ cấu tài chính là kết

cấu của tổng nợ và vốn tự cĩ trong doanh nghiệp

Tỷ số càng cao hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường

hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh cĩ lãi Tỷ số càng thấp, mức độ

an tồn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh

doanh thua lỗ Tỷ số đảm bảo nợ cĩ thể được cho phép giới hạn trong khoảng từ

0 đến 1 vì lúc này vốn chủ sở hữu (vốn tự cĩ) luơn lớn hơn tổng nợ, điều này sẽ

kích thích việc đẩy mạnh quyết định cho vay hay khơng của các chủ nợ đối với

doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tăng sử

dụng nợ khi cĩ nhu cầu

Nếu tỷ số đảm bảo nợ bằng 0, cĩ nghĩa doanh nghiệp khơng sử dụng nợ

cho việc mua sắm tài sản mà nguồn tài sản của doanh nghiệp được hình thành

bởi 100% vốn chủ sở hữu Nếu tỷ số đảm bảo nợ bằng 1, cĩ nghĩa nguồn tài sản

của doanh nghiệp được hình thành bởi 50% nợ và 50% vốn chủ sở hữu

™ Tỷ số thanh tốn lãi vay

Dùng để đo lường mức độ tạo ra lợi nhuận do việc sử dụng vốn để đảm

bảo khả năng trả lãi vay như thế nào Một cách ngắn gọn, tỷ số này phản ánh khả

năng trả nợ (lãi vay) của doanh nghiệp

vay lãi phí Chi

vay lãi thuế

trước nhuận

Lợi vay

lãi toán thanh

số

Trang 25

Lãi vay là số tiền lãi nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả cĩ thể là

do lãi vay ngắn hạn ở ngân hàng hoặc các tổ chức khác

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT: earning before interest and tax)

phản ánh số tiền mà doanh nghiệp cĩ thể cĩ để trả lãi vay trong năm Ở đây phải

sử dụng lợi tức trước thuế mà khơng phải lãi rịng ( lợi nhuận sau thuế) là vì lãi

vay được tính vào tổng chi phí trước khi tính thuế thu nhập

Nếu tỷ số này càng thấp, cĩ nghĩa là khả năng sinh lời của vốn vay khơng

cao, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, đúng hơn là hiệu quả sử dụng vốn

của cơng ty thấp; bởi vì, lợi nhuận của doanh nghiệp trước hết phải cao hơn so

với số tiền lãi vay

2.2.3 Các tỷ số về hoạt động

Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh cơng tác tổ chức điều

hành và hoạt động của doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt

của chủ sơ hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày mỗi hạn hẹp đi và

chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn

lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết

™ Kỳ thu tiền bình quân

Dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh tốn tiền – hàng, phản

ánh số ngày thu tiền bình quân từ khi ghi nhận doanh thu; là chỉ tiêu thể hiện

phương thức thanh tốn (tiền mặt – thu tiền ngay, bán thiếu –thu tiền sau một

khoản thời gian được qui định bởi cơng ty hoặc theo sự thỏa thuận với khách

hàng) trong việc tiêu thụ hàng hĩa của cơng ty

thuần thu Doanh

360 x thu phải khoản Các

quân bình tiền thu

Doanh thu thuần là doanh số bán ra của doanh nghiệp trong năm sau khi

đã trừ đi các khỏan giảm trừ như: chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại và thuế

doanh thu

Trang 26

Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng do

chính sách bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác

Về nguyên tắc, tỷ số này càng thấp càng tốt vì có như vậy thì vốn của

doanh nghiệp ít bị động trong khâu thanh toán; tuy nhiên, trong nhiều trường

hợp, tỷ số này cao hay thấp vẫn chưa thể có một kết luận chắc chắn mà phải căn

cứ vào chiến lược mục tiêu kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh

tranh trong từng thời điểm hay thời kì cụ thể của doanh nghiệp, ví dụ như trong

trường hợp doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng thị trường bằng việc tăng doanh

thu bán chịu…

™ Vòng quay tồn kho

Là một chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng, được sử dụng phổ biến trong

khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn; là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng

hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị

trường Đây là chỉ tiêu cho biết mức độ sử dụng tồn kho một cách hiệu quả trên

cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, nhằm đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao

kho Toàn

thuaàn thu Doanh kho

toàn quay

Tồn kho là toàn bộ các tài sản như nguyên vật liệu trong khâu dự trữ, chi

phí sản xuất dở dang trong khâu sản xuất và thành phẩm trong khâu lưu thông

Thông thường, 2 nhân tố doanh thu thuần và giá vốn hàng bán có thể được

thay thế cho nhau trong việc phân tích tỷ số này vì giá vốn hàng bán là bao gồm

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cấu

thành trong giá thành sản phẩm nên được sử dụng để so sánh với hàng tồn kho là

hoàn toàn hợp lí

Ngoài ra, ta cũng có thể tính số ngày của một vòng bằng 360 (ngày) chia

cho số vòng Nhìn chung, vòng quay tồn kho càng cao (số ngày cho một vòng

càng ngắn) thì càng tốt Nhưng nếu vòng quay tồn kho quá cao sẽ thể hiện sự

trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp cung ứng kịp thời –

đúng lúc cho khách hàng, điều này dễ gây mất uy tín doanh nghiệp Do đó, việc

Trang 27

quyết định vịng quay tồn kho cao hay thấp phải cịn tùy thuộc vào loại hình kinh

doanh và thời gian trong năm

™ Vịng quay tổng tài sản

Cũng phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp; tỷ số này cĩ

nghĩa là trong 1 năm tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần; thể hiện

mối quan hệ so sánh giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động

Tỷ số này nĩi lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nĩi cách khác

1 đồng tài sản nĩi chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số này càng cao

hiệu quả sử dụng tài sản càng cao

sản tài Tổng

thuần thu Doanh sản

tài tổng quay

Tổng tài sản bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh

nghiệp đến thời điểm lập báo cáo

Ngồi ra, vịng quay tài sản cĩ thể dùng tương tự để tính riêng cho từng

loại tài sản, tức là so sánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần và tài sản lưu động

hay giữa doanh thu thuần và tài sản cố định

™ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Như vừa mới đề cập nĩ thể hiện mối quan hệ giữa tài sản cố định và

doanh thu hoạt động; là hệ số tổng quát về số vịng quay tài sản cố định, để đo

lường việc sử dụng tài sản cố định như thế nào

định cố sản Tài

thuần thu Doanh định

cố sản tài dụng sử suất

Tài sản cố định (TSCĐ) được xác định trên cơ sở giá trị cịn lại của tài sản

cố định đến thời điểm lập báo cáo Nĩ được xác định căn cứ vào nguyên giá của

tài sản cố định sau khi đã khấu trừ phần khấu hao tích lũy đến tại thời điểm lập

báo cáo

Tỷ số này càng cao càng tốt vì khi đĩ cho thấy được cơng suất (hiệu suất)

sử dụng tài sản cố định cao Những nguyên nhân phổ biến gây ra tỷ số này thấp

Trang 28

(hay việc sử dụng tài sản cố định khơng hiệu quả) là do đầu tư TSCĐ quá mức

cần thiết, TSCĐ khơng sử dụng được chiếm tỷ trọng lớn, TSCĐ được sử dụng

với cơng suất thấp hơn so với cơng suất thiết kế

2.2.4 Các tỷ số về doanh lợi

Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp, hay phản

ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.Thực tế, trước khi đầu tư vào một doanh

nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về doanh lợi và sự thay đổi

như thế nào của các chỉ tiêu này qua quá trình hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận

vốn là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, bởi bản thân lợi nhuận cĩ mối quan

hệ với doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu nên khi phân tích chúng sẽ cung cấp

cho ta một ý nghĩa cụ thể trong việc đưa ra các quyết định quản trị thích hợp

™ Tỷ lệ lãi gộp

Thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến để đạt lợi

nhuận; cho thấy khả năng điều hành sản xuất và chính sách giá của doanh

nghiệp; phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược

tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm

Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn (trên bảng kết quả

kinh doanh thì lãi gộp bằng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán)

thuần thu Doanh

gộp Lãi

gộp lãi

lệ

Khơng tính đến chi phí kinh doanh, nếu lãi gộp biến động sẽ là nguyên

nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề

kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ cĩ một tỷ lệ lãi

gộp thích hợp

™ Doanh lợi tiêu thụ (ROS – return on sales)

Hay cịn gọi là suất sinh lời của doanh thu Nĩ phản ánh mức sinh lời trên

doanh thu, nghĩa là 1 đồng doanh thu cĩ khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận

rịng (lợi nhuận rịng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế)

Trang 29

thuần thu

Doanh

thuế sau nhuận Lợi

thụ tiêu lợi Doanh =

Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận cịn lại của doanh thu thuần sau khi

đã khấu trừ tổng chi phí và thuế thu nhập

Phần lợi nhuận này thuộc về các chủ sở hữu Thơng thường, nĩ được phân

phối thành 2 phần: 1 phần để chia lợi tức cho các chủ sở hữu và 1 phần để lại để

tái đầu tư dưới hình thức lợi nhuận giữ lại Sự thay đổi trong mức sinh lời phản

ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà

doanh nghiệp phục vụ

™ Doanh lợi tài sản (ROA – return on asset)

Cịn gọi là suất sinh lời của tài sản; nghĩa là 1 đồng tài sản tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận rịng; chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của tài sản được đầu

tư Tỷ số này cịn được gọi là khả năng sinh lời của vốn đầu tư (ROI – return on

investment)

sản tài Tổng

thuế sau nhuận Lợi

sản tài lợi

Doanh lợi tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ doanh lợi tiêu thụ và vịng

quay tài sản ( ROA = ROS x Vịng quay tài sản), nên khi doanh lợi tiêu thụ càng

lớn và vịng quay tài sản càng cao thì doanh lợi tài sản sẽ càng cao Tỷ số này

càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lí tài sản càng hợp lí và hiệu quả

Cĩ thể tính và lập luận tương tự đối với từng loại tài sản như doanh lợi tài sản

lưu động hay doanh lợi tài sản cố định

™ Doanh lợi vốn tự cĩ (ROE – return on equity)

Cịn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu; mang ý nghĩa 1 đồng vốn chủ

sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận rịng cho chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh

hiệu quả của vốn tự cĩ, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của

vốn chủ sở hữu (vốn tự cĩ)

Thường thì các nhà đầu tư quan tâm đến chỉ tiêu này vì họ muốn biết khả

năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn do họ bỏ ra đầu tư

Trang 30

có tự Vốn

thuế sau nhuận Lợi

có tự vốn lợi

Vốn chủ sở hữu (vốn tự cĩ) là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành

lên tài sản, do đĩ cũng sẽ lệ thuộc vào doanh lợi tài sản (ROE = [ROS x vịng

quay tài sản] / [1 - tỷ số nợ] = ROA / [1 - tỷ số nợ]), nên ROE tỷ lệ thuận với tỷ

số nợ Khi doanh nghiệp đi vay nợ càng nhiều thì làm gia tăng vốn chủ sở hữu

nhưng tỷ số nợ của doanh nghiệp càng cao thì các tỷ số thanh tốn lại càng thấp

làm rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng cao

Tĩm lại, qua các tỷ số tài chính, ta cĩ thể nhận thấy được bức tranh tổng

quát về tình hình tài chính của cơng ty, đĩ là một kĩ thuật phân tích giúp cho việc

nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu về mặt tài chính của doanh nghiệp được dễ

dàng hơn

Trang 31

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí

Minh 230 km về phía Tây Nam Bộ Bắc giáp với vương quốc Campuchia; Tây

giáp với tỉnh Kiên Giang; Nam giáp với tỉnh Cần Thơ; Đông giáp với tỉnh Đồng

Tháp An Giang có: 1 thành phố (Long Xuyên), 1 thị xã (Châu Đốc), và 9 huyện

(Chợ Mới, Châu Thành, Tân Châu, An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại

Sơn, Châu Phú) Gồm có các dân tộc tiêu biểu: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer; với

các tôn giáo là đạo Phật, Cao Đài, Công Giáo, đạo Hồi và đạo Hoà Hảo

- Diện tích : 3.424 km2

- Dân số : 2.113.429 người

- Mật độ dân cư : 617 người/km2

An Giang cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác có khí hậu

nhiệt đới gió mùa, trong năm tỉnh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến

tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Hàng năm AG vẫn đón nhận

con nước lũ khoảng từ 2,5 tháng đến 5 tháng và hình thành “mùa nước nổi”

Nhiệt độ trung bình năm là 27oC Độ ẩm 79 – 80% Lượng mưa trung bình hàng

năm là 1.497 mm Nền kinh tế chính là nông nghiệp, đặc biệt đứng đầu cả nước

về sản lượng lúa trên 2 triệu tấn/năm; ngoài ra, còn trồng bắp, đậu nành và nuôi

(trồng) thuỷ sản nước ngọt như cá, tôm… An Giang còn nổi tiếng với các nghề

thủ công truyền thống như: lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, bánh

phồng (Phú Tân), khô bò, khô cá và các mặt hàng tiêu dùng Đặc biệt là nghề dệt

vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng

sông nước

Trang 32

3.1.2 Đặc điểm du lịch

An Giang là vùng đất phì nhiêu với khí hậu trong lành có những cánh

đồng tràn ngập màu xanh, xen kẽ với những dãy núi gắn với những câu chuyện

huyền bí về các đạo giáo Nói đến AG là người ta nghĩ ngay đến quê hương của

bác Tôn - vị chủ tịch đầu tiên của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

An Giang còn tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang cũng như về vùng đất và

con người ở đây Người dân AG mến khách, đất đai AG thẳng cánh cò bay, bốn

mùa hoa thơm trái ngọt An Giang là nơi ghi dấu tích về ý chí kiên cường chinh

phục thiên nhiên, khai hoang lập nghiệp của cha ông mà tiêu biểu là danh tướng

Thoại Ngọc Hầu

An giang là tỉnh có 4 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Việt (94,24%),

người Khmer (4,23%), người Chăm (0,63%) và người Hoa (0,90%) và các dân

tộc khác Mỗi dân tộc đều có những nét sinh hoạt văn hóa và các lễ hội của

mình, nổi tiếng có các lễ hội văn hóa dân tộc như:

y Lễ hội Bà Chúa Xứ: đây là lễ hội dân gian lớn nhất của Nam bộ

được tổ chức hàng năm ở Châu Đốc, thu hút rất đông khách thập phương đến để

tham dự và xem lễ tắm Bà, xem múa bóng, hát bội, xin cầu tài cầu lộc, để du

ngoại, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh…

y Đối với dân tộc Khmer có: Lễ hội Chol Chnam Thmay là lễ năm

mới lớn nhất của người Khmer Nam Bộ (tương tự như tết Nguyên đán của người

Việt), mọi người có thể tham gia các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa, xem

đốt pháo thăng thiên, xem người trong làng múa Roam Vông, hát Dù Kê…; Lễ

Đôn Ta là ngày lễ ông bà (như tết Thanh Minh của người Việt); Lễ hội đua bò là

nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Khmer ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên

y Lễ hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roja Haji): là lễ hội của cộng

đồng người Chăm theo đạo Hồi, cũng giống như tết của người Việt, được diễn ra

tại chùa Chăm lớn Châu Giang xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân Đến với lễ hội, mọi

người có thể tham gia các cuộc vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao như ca hát,

đua ghe…

Trang 33

Bên cạnh những lễ hội là các di tích lịch sử - văn hóa vốn là những công

trình xây dựng, khu phố cổ, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị

lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị về văn hóa khác, hoặc có liên

quan đến những danh nhân, anh hùng, những sự kiện lịch sử về quá trình hình

thành dân tộc, phát triển văn hóa, xã hội Ở An giang có: khu di tích lịch sử Tức

Dụp là di tích cách mạng, ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại trong giai đoạn

kháng chiến chống Mỹ của nhân dân tỉnh AG, nằm ở phía tây chân núi Cô Tô và

núi Thất Sơn, thuộc địa phận xã An Ninh, huyện Tri Tôn, trên đồi là chi chít

hang động và các tầng đá kết thành giống như một tổ ong vĩ đại; thành cổ Óc Eo

tại vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn; nhà lưu niệm chủ tịch Tôn Đức

Thắng ở ấp Mỹ An, xã Hoà Hưng, cách thị xã Long Xuyên 3 km; di tích lịch sử

đền thờ quản cơ Trần Văn Thành; di tích lịch sử cách mạng Cột Dây Thép; thêm

vào đó là các công trình kiến trúc như: chùa Xã Tón, lăng Thoại Ngọc Hầu,

miếu bà Chúa Xứ, chùa cổ Tây An, chùa Giồng Thành, chùa Chăm (thánh đường

hồi giáo Ma Ba Rák) và nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác

Ngoài những công trình kiến trúc, nghệ thuật do bàn tay khối óc con

người tạo nên, AG còn có những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên ưu đãi, đó

là các cảnh đẹp tự nhiên hoặc có công trình xây dựng cổ, nổi tiếng, đã vượt qua

khuôn khổ thời gian và không gian tồn tại đến ngày nay như: khu du lịch núi cấm

thuộc huyện Tịnh Biên cách thị xã Châu Đốc 30 km, là một ngọn trong dãy

“Thất Sơn” hùng vĩ của AG, núi Cấm cao 710 m, đường đi lên núi thoải mái,

sườn núi có nhiều cảnh đẹp như suối Thanh Lang, động Thuỷ Liêm, hang Vồ Bồ

Hông…; khu du lịch núi Sam là khu du lịch nổi tiếng thuộc xã Vĩnh Tế (phía tây

thị xã Châu Đốc) Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi,

sườn núi và cả trên đỉnh núi, đặc biệt dưới chân núi có lăng Thoại Ngọc Hầu;…

Thêm vào đặc điểm du lịch AG là sự phát triển của các loại hình du lịch

sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hành hương, du lịch nhà vườn, câu cá, ngủ ở bè,

thưởng thức các món ăn dân dã lạ miệng như bún mắm, bún nước lèo, lạp xưởng

bò, bánh cống… với hương vị đậm đà đặc trương của miền sông nước Nam Bộ

Trang 34

Tất cả những đặc điểm trên như một sự ưu đãi riêng để AG mau chóng trở thành

một vùng đất có sức hút đặc biệt về du lịch Chúng góp phần tạo nên một AG với

phong thái rất đặc sắc và cá biệt mà không nơi nào có được

Ngày nay, An Giang đang trên đà phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội…

là vùng đất giàu tiềm năng du lịch nên Tỉnh đã và đang ra sức nổ lực tập trung

đầu tư, khai thác chúng để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn

Trong đó, An Giang đang phấn đấu để nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch

Tất cả với tiêu chí:

“An Giang mời gọi các nhà đầu tư

An Giang điểm hẹn du lịch

An Giang đón chào quí khách”

3.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trong những năm đầu mới giải phóng, An Giang cũng như các địa

phương khác trong toàn quốc, nền kinh tế còn quản lý theo cơ chế tập trung quan

liêu bao cấp Tỉnh An Giang trong một thời gian dài sản xuất lúa một vụ, sản

lượng lương thực chưa đủ dùng, rất nhiều vùng cần phải cứu đói Trước tình hình

đó, Đảng Bộ tỉnh đã mạnh dạn lãnh đạo nhân dân có nhiều chính sách đột phá

trong sản xuất nông nghiệp như: cải tạo đồng ruộng, giao đất ổn định cho nông

dân, chuyển vụ, tăng vụ… kết quả từ chỗ thiếu đói, nay sản lượng lúa ở An

Giang chẳng những đủ tiêu thụ trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu, các loại

cây trồng khác đảm bảo tính hiệu quả Bên cạnh thế mạnh sản xuất nông nghiệp,

Đảng Bộ và chính quyền tỉnh cũng đã xác định được những tiềm năng, điều kiện

tốt để phát triển du lịch Chính vì thế, ngành du lịch An Giang ra đời rất sớm so

với các tỉnh ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Công ty du lịch AG được hình thành chính thức vào ngày 12/06/1978 do

Quyết định của UBND tỉnh An Giang, khi mới thành lập chỉ có hơn 40 CB-CNV

Trang 35

được điều động từ các ngành công an, bộ đội, xuất nhập khẩu và 1 nhà khách tiếp

quản, giám đốc công ty là một cán bộ tập kết được đào tạo qua ngành du lịch,

từng có thời gian quản lý khách sạn bờ Hồ Hà Nội

Đến năm 1980, hình thành bộ phận hoạt động lữ hành được mang tên

“phòng hướng dẫn du lịch” Tên giao dịch công ty là ANGIANG TOURIST

Cuối năm 1986 đầu năm 1987, với chủ trương sắp xếp lại ngành nghề,

UBND tỉnh quyết định sát nhập Công Ty Khách Sạn-Ăn Uống (trực thuộc sở

Thương Nghiệp) với Công Ty Du Lịch thành Công Ty Du Lịch An Giang với số

lượng CB-CNV là 650 người

Để bắt kịp với thời đại mới, phù hợp với điều kiện quản lý sản xuất kinh

doanh, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tạo điều kiện cho ngành du lịch

tỉnh ngày càng phát triển Ngày 16/01/1996, theo Quyết định 26/QĐ-UB Công

Ty Du Lịch Và Phát Triển Miền Núi An Giang với tư cách là một doanh nghiệp

nhà nước, bởi sự sát nhập từ Công Ty Du Lịch An Giang với Công Ty Thương

Mại Và Đầu Tư Phát Triển Miền Núi, được tăng thêm chức năng thương

mại-xuất nhập khẩu Tên giao dịch ANGIANG TOURMOUNDIMEX

Sau hơn 4 năm hoạt động, Công Ty Du Lịch Và Phát Triển Miền Núi An

Giang đổi tên thành Công Ty Du Lịch An Giang theo Quyết định số

366/QĐ-UB-TC ngày 22/03/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang về việc đổi tên

doanh nghiệp nhà nước và hoạt động bình thường cho đến nay năm 2004

- Tên tiếng Việt: Công Ty Du Lịch An Giang

- Tên giao dịch: AnGiang Tourimex Company

- Tên viết tắt: An Giang Tour Co

- Trụ sở chính: 17 - đường Nguyễn Văn Cưng - phường Mỹ Long -

thành phố Long Xuyên-tỉnh An Giang

- Website: www.angiangtourimex.com

- E-mail: tourimexbr@saigonnet.vn

- Điện thoại: 076.843752 – 076.841308

- Fax: 076.841648

Trang 36

Nguồn vốn:

- Vốn kinh doanh: 26.575.503.042 VNĐ

- Vốn ngân sách: 22.489.129.914 VNĐ

- Vốn tự bổ sung: 4.086.373.128 VNĐ

(nguồn: phòng kế toán tài vụ)

Ngành nghề kinh doanh hiện nay: kinh doanh dịch vụ du lịch - nội ngoại

thương, nhà hàng, khách sạn, Massage, ăn uống công cộng, đưa đón khách du

lịch, thu mua chế biến xuất khẩu nông sản, nhập khẩu máy móc, kinh doanh vật

tư thiết bị, vật tư xây dựng…

Công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh những ngành nghề

phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao, có quyền quản lý sử dụng vốn

và các quỹ phục vụ nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả

Mặc khác, công ty có nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Mô hình cơ cấu tổ chức thuộc loại theo chức năng nhiệm vụ Văn phòng

công ty quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, có các phòng ban

chức năng

Công ty do Giám Đốc trực tiếp điều hành, cơ cấu có Phó Giám Đốc giúp

việc, các Trưởng phòng ban, Giám Đốc khách sạn nhà hàng, chi nhánh giúp việc

Ban Giám Đốc trong công tác kinh doanh dịch vụ và quản lý

Trang 38

™ Chức năng - nhiệm vụ:

y Ban giám đốc:

- Giám đốc: là người có quyền hành cao nhất trong công ty và có trách

nhiệm trước pháp luật, phụ trách chung điều hành mọi hoạt động của đơn vị, trực

tiếp chỉ đạo về tổ chức, hoạch định và quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh

dịch vụ, trực tiếp phụ trách kế toán tài chánh và xuất nhập khẩu

- Phó giám đốc:

+ Một phó giám đốc: kiêm nhiệm Giám Đốc khách sạn Đông Xuyên –

Long Xuyên, phụ trách khối ăn và nghỉ toàn công ty, phụ trách công tác đào tạo

và phát triển nguồn nhân lực, có trách nhiệm hỗ trợ Giám Đốc trong việc tổ chức

điều hành chung của đơn vị và thay mặt GĐ giải quyết công việc công ty khi GĐ

vắng mặt

+ Một phó giám đốc: kiêm nhiệm Giám Đốc trung tâm dịch vụ du lịch,

phụ trách công tác tuyên truyền, quảng cáo của công ty, phụ trách khối vui chơi -

giải trí, chịu trách nhiệm trước GĐ và pháp luật về nhiệm vụ được GĐ phân công

hoặc uỷ nhiệm thực hiện

y Phòng tổ chức hành chánh:

- Thực hiện các công việc về tổ chức nhân sự, hành chánh, văn thư, lưu

trữ, công tác đời sống và trật tự an toàn công ty

- Tham mưu cho GĐ trong việc đào tạo tuyển dụng nhân viên, quản lý chế

độ lao động, tiền lương…

y Phòng kế toán – tài vụ:

- Tham mưu cho Ban GĐ trong lĩnh vực quản trị tài chính của công ty

- Phối hợp với phòng kế hoạch và phát triển miền núi xây dựng kế hoạch

sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra,

phân tích hiệu quả

- Thực hiện các nhiệm vụ theo pháp lệnh kế toán và thống kê được Nhà

nước ban hành Lập các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch thu mua, sản xuất, cân

đối tiền - hàng, cung ứng hàng hóa, theo dõi kho vận, thống kê số liệu, thực hiện

Trang 39

báo cáo định kì Theo dõi hàng hóa và thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu,

theo dõi quản lý tài chính và xử lý nghiệp vụ du lịch

y Phòng kế hoạch nghiệp vụ:

- Chức năng: tham mưu, giúp việc cho GĐ công ty về định hướng kế

hoạch sản xuất kinh doanh và nghiệp vụ phát triển du lịch, thực hiện kinh tế hợp

tác xã

- Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, qui hoạch

phát triển 5 năm – 10 năm của công ty

+ Thực hiện phương thức đầu tư vốn, tiêu thụ lương thực của nông dân và

hợp tác xã theo định hướng gắn kết giữa công ty và nông dân, HTX nông nghiệp,

HTX xay xát, HTX dịch vụ…

+ Thống kê, tổng hợp, theo dõi, báo cáo quá trình thực hiện kế hoạch sản

xuất kinh doanh của công ty Định hướng chiến lược tiếp thị, tuyên truyền quảng

bá các sản phẩm du lịch

+ Đề xuất các giải pháp đổi mới về nội dung và chất lượng phục vụ tại nhà

hàng, khách sạn, khu du lịch Tiêu chuẩn hóa trang thiết bị, công cụ nhà hàng,

khách sạn, khu du lịch, nghiệp vụ nhân viên theo đúng qui định của ngành

y Phòng xuất nhập khẩu:

- Chức năng: tham mưu, giúp việc cho GĐ công ty thông qua giá cả, thị

trường và kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu

- Nhiệm vụ: Thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu

theo định hướng của công ty Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu: lập hợp đồng

kinh tế nội thương, ngoại thương; theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận, thanh

lý hợp đồng và thanh toán quốc tế Thu nhận, phân tích và truy cập thông tin

chính xác về giá cả, thị trường trong nước và quốc tế kịp thời tham mưu cho GĐ

Thực hiện chế độ báo cáo định kì theo qui định

y Phòng đầu tư – xây dựng:

- Thực hiện, theo dõi thực hiện, kiểm tra các công trình đầu tư, xây dựng

cơ bản, sữa chữa cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, trang thiết bị đúng trình tự

Trang 40

thủ tục theo qui định của pháp luật và qui định về việc quản lý đầu tư xây dựng

của công ty.Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ lao động và an

toàn lao động toàn công ty

- Lập kế hoạch, qui hoạch về đầu tư, xây dựng, phát triển du lịch, cơ sở hạ

tầng phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh theo định hướng của công ty

y Chi nhách công ty tại thành phố Hồ Chí Minh:

- Thay mặt công ty giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, tham

vấn cho công ty về việc đàm phán và ký kết hợp đồng đối nội, đối ngoại

- Tiếp thị, quảng cáo, khai thác các tuyến du lịch lữ hành quốc nội và quốc

ngoại Thực hiện hợp đồng kinh tế đã được ký kết theo ngành nghề kinh doanh

- Là đơn vị kinh tế hạch toán báo sổ, trực thuộc công ty, có con dấu riêng

để giao dịch, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục để đăng ký kinh doanh

và hoạt động theo qui định của pháp luật

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Sơ đồ 2.1 Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh (Trang 17)
Sơ đồ 2.2: Ma trận SWOT - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Sơ đồ 2.2 Ma trận SWOT (Trang 20)
1. Văn phịng cơng ty 44 22 22 15 226 20 33 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
1. Văn phịng cơng ty 44 22 22 15 226 20 33 (Trang 41)
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp danh sách lao động - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp danh sách lao động (Trang 41)
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp danh sách lao động - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp danh sách lao động (Trang 41)
Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mảng du lịch - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Sơ đồ 3.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mảng du lịch (Trang 42)
Bảng4.4 Tổng mức bán lẻ hàng hố và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 4.4 Tổng mức bán lẻ hàng hố và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội (Trang 47)
Bảng4.3 Tổng mức lưu chuyển hàng hố và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 4.3 Tổng mức lưu chuyển hàng hố và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội (Trang 47)
Bảng4.5 Doanh thu du lịch - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 4.5 Doanh thu du lịch (Trang 48)
Bảng4.6 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 4.6 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người (Trang 55)
Bảng5.7 Thống kê số lượng khách của cơng ty du lịch AnGiang - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 5.7 Thống kê số lượng khách của cơng ty du lịch AnGiang (Trang 59)
Bảng5.8 Ngân sách nhà nước cấp cho cơng ty du lịch AnGiang - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 5.8 Ngân sách nhà nước cấp cho cơng ty du lịch AnGiang (Trang 61)
Bảng6.9 Tình hình thu nhập của cơng nhân viên - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 6.9 Tình hình thu nhập của cơng nhân viên (Trang 66)
Bảng6.11 Số ngày khách cơng ty khai thác - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 6.11 Số ngày khách cơng ty khai thác (Trang 68)
6.3.1 Tình hình chung tồn cơng ty - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
6.3.1 Tình hình chung tồn cơng ty (Trang 69)
Bảng6.13 Các tỷ số tài chính - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 6.13 Các tỷ số tài chính (Trang 70)
6.3.2 Tình hình kết quả kinh doanh mảng du lịch - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
6.3.2 Tình hình kết quả kinh doanh mảng du lịch (Trang 73)
Bảng6.15 Tình hình thực hiện kinh doanh mảng du lịch - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 6.15 Tình hình thực hiện kinh doanh mảng du lịch (Trang 75)
Bảng6.16 Chi phí quảng cáo cho mảng du lịch - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 6.16 Chi phí quảng cáo cho mảng du lịch (Trang 77)
Bảng6.17 Tình hình đĩng gĩp ngân sách của cơng ty - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Bảng 6.17 Tình hình đĩng gĩp ngân sách của cơng ty (Trang 79)
Sơ đồ 7.6 Chiến lược sản phẩm - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
Sơ đồ 7.6 Chiến lược sản phẩm (Trang 86)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN (Trang 100)
3. Tài sản cố định vơ hình 217 21.743.083 21.743.083 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
3. Tài sản cố định vơ hình 217 21.743.083 21.743.083 (Trang 101)
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 (Trang 102)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN (Trang 103)
3. Tài sản cố định vơ hình 217 21.743.083 21.743.083 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
3. Tài sản cố định vơ hình 217 21.743.083 21.743.083 (Trang 104)
1. Tài sản cố định hữu hình 211 31.777.152.729 38.616.121.628 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
1. Tài sản cố định hữu hình 211 31.777.152.729 38.616.121.628 (Trang 104)
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 (Trang 105)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN (Trang 106)
3. Tài sản cố định vơ hình 217 21.743.083 3.360.991.338 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
3. Tài sản cố định vơ hình 217 21.743.083 3.360.991.338 (Trang 107)
1. Tài sản cố định hữu hình 211 38.616.121.628 51.623.663.678 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
1. Tài sản cố định hữu hình 211 38.616.121.628 51.623.663.678 (Trang 107)
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 (Trang 108)
15. CHI PHÍ HÀNG HỐ MẤT PHẨM 00 17.101.050 00 17.101.050 - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
15. CHI PHÍ HÀNG HỐ MẤT PHẨM 00 17.101.050 00 17.101.050 (Trang 119)
Tình hình nộp ngân sách năm 2002 như sau: - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
nh hình nộp ngân sách năm 2002 như sau: (Trang 121)
Tình hình nộp ngân sách năm 2003 như sau: - Những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang
nh hình nộp ngân sách năm 2003 như sau: (Trang 122)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w