1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang

93 813 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Luận Văn: Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 5

1.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 5

1.1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KẾT QUẢ KINH DOANH: 5

1.1.1.1 Khái niệm: 5

1.1.1.2 Ý nghĩa: 6

1.1.2 KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH: 6

1.1.2.1 Khái niệm kế toán: 6

1.1.2.2 Nguyên tắc kế toán: 6

1.1.2.3 Nhiệm vụ kế toán: 7

1.1.3 NỘI DUNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 7

1.1.3.1 Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 7

1.1.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 7

1.1.3.1.2 Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu: 10

1.1.3.1.3 Kế toán doanh thu thuần: 11

1.1.3.1.4 Tập hợp chi phí: 11

1.1.3.2 Kế toán xác định kết quả hoat động tài chính: 14

1.1.3.2.1 Tài khoản sử dụng: 14

1.1.3.2.2 Nguyên tắc hạch toán: 14

Trang 2

1.1.3.3.1 Tài khoản sử dụng: 15

1.1.3.3.2 Nguyên tắc hạch toán: 15

1.1.3.3.3 Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 11) 15

1.1.3.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 15

1.1.3.4.1 Khái niệm: 15

1.1.3.4.2 Nguyên tắc hạch toán: 15

1.1.3.4.3 Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 12) 16

1.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 16

1.2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP: 16

1.2.1.1 Khái niệm lợi nhuận: 16

1.2.1.2 Ý nghĩa lợi nhuận: 16

1.2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận: 17

1.2.2 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN: 17

1.2.2.1 Mục đích phân tích lợi nhuận: 17

1.2.2.2 Nội dung phân tích: 18

1.2.2.2.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của toàn doanh nghiệp: 18

1.2.2.2.2.Phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận: 18

1.2.2.2.3 Phân tích các chỉ số chủ yếu: 18

1.2.3 CÁC TÀI LIỆU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN: 19

1.2.3.1 Bảng cân đối kế toán: 19

1.2.3.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: 19

1.2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: 19

1.2.4.1 Phân tích theo chiều ngang: 19

1.2.4.2 Phân tích theo chiều dọc: 20

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 21

Trang 3

CÔNG TY: 22

2.3 BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ: 23

2.3.1 Cơ cấu tổ chức: 23

2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban : 23

2.4 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ: 24

2.4.1 Thị trường tiêu thụ hiên tại: 24

2.4.2 Dự báo thị trường sắp tới: 25

2.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI: 26

2.5.1 Thuận lợi: 26

2.5.2 Khó khăn: 26

2.5.3 Phương hướng trong thời gian tới: 27

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY 28

3.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: 28

3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HẠCH TOÁN: 28

3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 28

3.2.2 Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng: Nhật ký chung 29

3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 29

3.2.2.2 Phương pháp ghi chép: 30

3.2.2.3 Các báo cáo kế toán sử dụng trong công ty: 31

3.2.3 Các chứng từ sổ sách liên quan: 31

3.2.3.1 Các chứng từ sử dụng: 31

3.2.3.2 Các loại sổ sử dụng: 31

3.3 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 31

3.3.1 Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 31

Trang 4

3.3.1.1.2 Hình thức thanh toán: 32

3.3.1.1.3 Kế toán doanh thu: 32

3.3.1.2 Kế toán chi phí: 40

3.3.1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán: 40

3.3.1.2.2 Kế toán chi phí bán hàng: 45

3.3.1.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 46

3.3.2 Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính: 48

3.3.2.1 Thu nhập hoạt động tài chính: 48

3.3.2.2 Chi phí hoạt động tài chính: 49

3.3.3 Kế toán xác định kết quả hoạt động khác: 49

3.3.3.1 Thu nhập khác: 49

3.3.3.2 Chi phí khác: 50

3.3.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 51

3.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 54

3.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm: 57

3.4.2 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của công ty năm 2003: 66

3.4.2.1 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch của hoạt động sản xuất kinh doanh: 66

3.4.2.2 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động khác: 67

3.4.3 Phân tích các tỷ số: 68

3.4.3.1 Phân tích tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn: 68

3.4.3.1.1 Phân tích tình hình thanh toán: 68

3.4.3.1.2 Phân tích khả năng thanh toán: 70

3.4.3.2 Phân tích các tỷ số hoạt động: 71

3.4.3.2.1 Vòng quay hàng tồn kho: 71

3.4.3.2.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu: 72

Trang 5

3.4.3.3.1 Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ: 74

3.4.3.3.2 Tỷ suất đầu tư và tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản: 74

3.4.3.4 Phân tích khả năng sinh lời: 75

3.4.3.4.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động: 75

3.4.3.4.2 Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu: 76

3.4.3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): 76

3.4.3.4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): 77

PHẦN KẾT LUẬN 82

1 GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ: 82

1.1.Về công tác tổ chức kế toán trong công ty: 82

1.2.Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 84

2 KẾT LUẬN: 87

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong tiến trình hội nhập AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO ở nước ta thì hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ dừng ở quá trình sử dụng các tư liệu sản xuất chế tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu xã hội, mà các doanh nghiệp phải hoạch định sách lược sản xuất kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh trước

áp lực hội nhập không chỉ trên thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế giới

Xét về mặt tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ chịu tác động của qui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh Sau mỗi quá trình sản xuất, mọi sản phẩm của doanh nghiệp phải được đưa ra thị trường đánh giá Thị trường có thể nói là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng Những sản phẩm sau khi đem ra thị trường tiêu thụ sẽ đem về một khoản tiền nhất định và ta gọi đó là doanh thu Nhờ có doanh thu doanh nghiệp có thể trang trãi các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và trích nộp các khoản bảo hiểm, thuế cho Nhà nước

Như vậy doanh thu là sự tái tạo nguồn vốn bỏ ra Nếu doanh nghiệp thực hiện được nguyên tắc: “nguồn vốn tái tạo lớn hơn nguồn vốn bỏ ra” thì doanh nghiệp đã biểu hiện thành công trong kinh doanh, hay nói cách khác là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và thu được lợi nhuận Doanh thu sau khi trừ các khoản chi phí thì còn lại là lợi nhuận

Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bởi nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp Có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, đóng góp vào ngân sách nhà nước thôngqua các loại thuế; đồng thời một phần lợi nhuận sẽ được dùng để trả cổ tức cho các cổ đông, trích lập các quỹ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh

Trang 7

Vì vậy khi doanh nghiệp bước vào một thị trường cạnh tranh, hội nhập thì việc đánh giá, xem xét một cách chính xác doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay có lợi nhuận không thông qua công tác hạch toán các khoản doanh thu, chi phí có hệ thống, đúng nguyên tắc và đúng chuẩn mực kế toán là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp hiện nay Ngược lại, có thể làm cho nhà quản trị nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể làm cho nhà quản trị đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Bên cạnh việc xác định lợi nhuận một cách chính xác thông qua công tác hạch toán các khoản doanh thu, chi phí phù hợp, đúng nguyên tắc, đúng chuẩn mực thì việc phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa rất quan trọng Thông qua việc phân tích lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ tăng trưởng lợi nhuận và mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay

Từ đó cho thấy: việc xác định và phân tích xem doanh nghiệp hoạt động thật sự có hiệu quả không hay có lợi nhuận không là vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác quản trị hiện nay Vì vậy trong thời gian thực tập được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công

ty Dược Phẩm An Giang em đã chọn và thực hiện đề tài: “Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang” để hoàn thành luận văn của mình

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay nói đến cùng là lợi nhuận Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận

Trang 8

và tất cả vì lợi nhuận Để biết được doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận không đòi hỏi phải có hệ thống kế toán ghi chép một cách chính xác, đầy đủ các nghiệp

vụ kinh tế của doanh nghiệp Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Quá trình

xử lý nghiệp vụ, lưu chuyển chứng từ, hạch toán chi tiết tổng hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Qua đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kế toán của doanh nghiệp, và đề ra một số kiến nghị để góp phần vào việc xây dựng hệ thống kế toán của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn

Đồng thời đề tài còn nghiên cứu, đánh giá tình hình lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận để đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kế toán của doanh nghiệp, từ

đó đề ra các phương hướng để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu giúp hệ thống kế toán của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 9

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Trong quá trình chọn đề tài và thực hiện đề tài được sự hướng dẫn của thầy

cô em đã chọn công ty Dược An Giang trụ sở đặt tại số 27 đường Nguyễn Thái Học, Phường Mỹ Bình, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang làm nơi thực tập Do thời gian thực tập tại công ty có giới hạn và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp nên đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là chủ yếu Do kiến thức còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi sai sót kính mong sự chỉ bảo nhiều hơn của Thầy Cô và các anh chị trong công ty

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 1.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Là số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:

∗ Kết quả của hoạt động sản xuất, chế biến

∗ Kết quả của hoạt động thương mại

∗ Kết quả của hoạt động lao vụ, dịch vụ

Kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh =

Doanh thu thuần -

Giá vốn hàng bán -

Chi phí bán hàng -

Chi phí QLDN Kết quả hoạt động tài chính:

Là số còn lại của các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động tài chính như: mua bán chứng khoán, cho vay, góp vốn liên doanh…

Kết quả hoạt động

tài chính =

Thu nhập hoạt động tài chính -

Chi phí hoạt động tài chính Kết quả hoạt động khác:

Là số còn lại của các khoản thu nhập khác (ngoài hoạt động tạo

ra doanh thu của doanh nghiệp) sau khi trừ các khoản chi phí khác như: nhượng bán, thanh lý tài sản…

Trang 11

1.1.2 KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH:

1.1.2.1 Khái niệm kế toán:

Hoạt động của doanh nghiệp là liên tục, nhưng để xác định lãi, lỗ của doanh nghiệp kế toán viên cần phải ghi chép, báo cáo các khoản doanh thu, chi phí, lãi hoặc lỗ cho một kỳ nhất định, đó là kỳ kế toán

Kỳ kế toán là những khoảng thời gian bằng nhau để thuận tiện trong việc so sánh Kỳ kế toán chính thức là một năm nhưng cũng có thể thực hiện cho kỳ ngắn hơn như: tháng, quý

1.1.2.2 Nguyên tắc kế toán:

Nguyên tắc doanh thu: doanh thu chỉ được ghi nhận khi xác định chắc chắn là tiêu thụ trong kỳ kế toán (tức người mua đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán)

Trang 12

Nguyên tắc phù hợp: Chi phí và doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh phải phù hợp theo niên độ kế toán

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu

và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

Tầm quan trọng của doanh thu:

Thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là mục tiêu hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vì nhờ có doanh thu doanh nghiệp mới có thể bù đắp được chi phí bỏ ra và thực hiện các nghĩa vụ đối

Trang 13

với nhà nước; đồng thời chia lợi cho các cổ đông, các bên tham gia góp vốn liên doanh và tăng vốn đầu tư, tiếp tục tái sản xuất mở rộng…

Nhiệm vụ kế toán doanh thu:

Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm

Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Khi trao đổi hàng hoá và dịch vụ để lấy hàng hoá hoặc dịch

vụ tương tự về bản chất, giá trị thì không ghi nhận doanh thu

Các khoản làm giảm trừ doanh thu được hạch toán riêng

Các khoản làm giảm trừ doanh thu hạch toán riêng

TK 511 phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ nhằm xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh của từng mặt hàng

Khi trao đổi hàng hoá và dịch vụ để lấy hàng hoá hoặc dịch

vụ tương tự về bản chất, giá trị thì không ghi nhận doanh thu

Kế toán chi tiết:

Trang 14

Chứng từ sử dụng: hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán và các chứng từ có liên quan Dựa vào hoá đơn đặt hàng hay hợp đồng, kế toán thực hiện xuất giao hàng và lập hoá đơn xuất kho, hoá đơn bán hàng

Căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi vào sổ tiêu thụ và phải mở

sổ chi tiết cho từng loại hình kinh doanh, từng mặt hàng

Kế toán tổng hợp:

Phương thức bán hàng:

Nhận hàng: là phương thức tiêu thụ sản phẩm mà người mua

sẽ nhận hàng tại doanh nghiệp sau khi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Gửi hàng: là phương thức tiêu thụ sản phẩm mà bên bán có trách nhiệm phải giao hàng đến tận nơi cho người mua theo hợp đồng ký kết, kể

cả trường hợp gửi hàng đi bán Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán

Kết cấu và sơ đồ hạch toán:

Kết cấu: TK sử dụng: 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ”

TK 511

- Trị giá hàng bán bị trả lại

- Khoản chiết khấu bán hàng

- Khoản giảm giá hàng bán

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ thực hiện trong kỳ

- Kết chuyển doanh thu thuần để tính kết quả kinh doanh trong kỳ

TK 511 không có số dư cuối kỳ và có 4 tài khoản cấp 2:

TK 5111: “Doanh thu bán hàng hoá”

TK 5112: ” Doanh thu bán các thành phẩm”

TK 5113: “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”

TK 5114: “ Doanh thu trợ cấp, trợ giá”

Trang 15

Sơ đồ hạch toán: Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp

khấu trừ (Phụ lục 1)

1.1.3.1.2 Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu:

Thuế VAT trực tiếp, Thuế TTĐB, Thuế XK:

Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 2)

Chiết khấu thương mại:

Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp

bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phản ánh các khoản chiết khấu

thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp Trường hợp giá bán ghi trên hoá đơn là giá đã giảm (giá đã trừ các khoản chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu này không được hạch toán vào TK 521

Kết cấu tài khoản 521 “chiết khấu thương mại”

TK 521

Số chiết khấu thương mại đã chấp

nhận thanh toán cho khách hàng

Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511

ơ

Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 3)

Hàng bán bị trả lại:

Khái niệm: Hàng bán bị trả lại là số hàng hoá đã tiêu thụ bị

trả lại do vi phạm hợp đồng kinh tế, kém phẩm chất, sai qui cách…

Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phản ánh vào tài khoản này trị

giá của số hàng bị trả lại đúng bằng lượng hàng bị trả lại nhân với đơn giá ghi trên hoá đơn khi bán Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại này doanh nghiệp phải phản ánh vào TK 641 “chi phí bán hàng”

Kết cấu của TK 531 “hàng bán bị trả lại”

Trang 16

Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 4)

TK 531 Trị giá hàng bán bị trả lại

phát sinh trong kỳ

Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK 511 hay tính vào chi phí

Giảm giá hàng bán:

Khái niệm: Giảm giá hàng bán là giảm trừ cho người mua

khi hàng hoá kém phẩm chất, sai qui cách,…

Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phản ánh vào tài khoản này các

khoản giảm trừdo việc giảm giá ngoài hoá đơn tức là sau khi đã có hoá đơn Không phản ánh vào tài khoản này số giảm giá đã được ghi trên hoá đơn bán hàng và đã được khấu trừ vào tổng số giá bán ghi trên hoá đơn

Kết cấu của tài khoản 532 “giảm giá hàng bán”

Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 5)

TK 521 Các khoản giảm giá hàng bán đã

chấp nhận cho khách hàng

Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511

1.1.3.1.3 Kế toán doanh thu thuần:

Khái niệm: Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng số

doanh thu với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB và thuế XK

Trang 17

Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 7)

TK 632

- Giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch

vụ đã tiêu thụ trong kỳ

- Chi phí nguyên vật liệu, nhân công

vượt trên mức bình thường

- Chi phí sản xuất chung cố định không

phân bổ được

- Hao hụt, mất mát của hàng tồn kho

sau khi trừ phần bồi thường

- Chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ

vượt trên mức bình thường

- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá

hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn

Ý nghĩa của giá vốn hàng bán:

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì việc xác định kết quả kinh doanh là điều cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, trong đó giá vốn hàng bán cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh Nếu giá vốn hàng bán trên một đơn vị sản phẩm thấp sẽ làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận kiếm được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay

Vì vậy, khi doanh nghiệp kiểm soát giá vốn hàng bán tốt sẽ giúp cho nhà quản lý có những quyết định đúng trong các chiến lược kinh doanh

Chi phí bán hàng:

Khái niệm: Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan

đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bao gồm ca chi phí bảo hành, sửa chửa như: chi phí vận chuyển, đóng gói, bảo quản,…

Trang 18

Nguyên tắc hạch toán: mở sổ theo dõi từng nội dung chi phí

Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí bán hàng vào TK 142 “chi phí trả trước” và theo dõi quá trình phân bổ trên

- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng

- Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK

911 hoặc phân bổ cho những sản phẩm tiêu thụ kỳ sau

Ý nghĩa của chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng không chỉ là một trong số những chi phí dùng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn là công cụ giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược nhằm tăng doanh số, tạo thêm lợi nhuận cho công ty như: tăng chi phí quảng cáo, đa dạng hoá bao bì, mẫu mã,….Vì vậy việc xác định chi phí bán hàng một cách chính xác sẽ rất có lợi cho các doanh nghiệp hiện nay

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí dùng

trong bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nguyên tắc hạch toán: mở sổ theo dõi chi tiết theo từng yếu

tố chi phí đã phục vụ cho việc quản lý Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu không tương xứng với chi phí quản lý doanh nghiệp thì kế toán phải kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ sang chi phí hoạt động của kỳ sau hoặc phân bổ cho hai đối tượng: sản phẩm đã bán hoặc sản phẩm chưa bán được

Trang 19

lúc cuối kỳ, mức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho những sản phẩm chưa bán được lúc cuối kỳ sẽ được chuyển sang kỳ sau

Kết cấu TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 9)

TK 642

-Chi phí quản lý doanh

nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ

- Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 hoặc phân bổ cho những sản phẩm tiêu thụ kỳ sau

Ý nghĩa của chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tương tự như chi phí bán hàng vì đều là một trong những chi phí dùng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra nó còn là yếu tố quan trọng quyết định quá trình tồn tại của doanh nghiệp vì khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cần phải có bộ phận quản lý doanh nghiệp để đưa ra những hoạch định, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, nếu chúng ta chi tiêu nhiều hay thuê mướn bộ phận quản lý không tốt sẽ làm lãng phí của cải, tài sản của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy việc xác định chi phí quản lý doanh nghiệp một cách đúng đắn sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động

1.1.3.2 Kế toán xác định kết quả hoat động tài chính:

1.1.3.2.1 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 515 “thu nhập hoạt động tài chính”

Tài khoản 635 “chi phí hoạt động tài chính”

Khi có các khoản thu nhập hoạt động tài chính phát sinh sẽ được hạch toán vào bên có của TK 515, và các khoản chi phí hoạt động tài chính

sẽ được hạch toán vào bên nợ của TK 635

1.1.3.2.2 Nguyên tắc hạch toán:

Trang 20

TK 515 và TK 635 chỉ dùng để phản ánh các khoản thu nhập

và chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động sau:

Hoạt động cho vay, mua bán hàng trả chậm, trả góp đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán, cho thuê tài chính

Hoạt động cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh

Hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn

Hoạt động chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng

Hoạt động mua bán ngoại tệ

Hoạt động đầu tư khác

1.1.3.2.3 Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 10)

1.1.3.3 Kế toán xác định kết quả hoạt động khác:

1.1.3.3.1 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 711 “thu nhập khác”

Tài khoản 811 “chi phí khác”

Khi có các khoản thu nhập khác phát sinh sẽ hạch toán vào bên có của TK 711 và chi phí khác sẽ được hạch toán vào bên nợ của TK 811

1.1.3.3.2 Nguyên tắc hạch toán:

TK 711, TK 811 chỉ dùng để phản ảnh các khoản thu nhập khác

và chi phí khác của doanh nghiệp (ngoài các khoản thu nhập, chi phí đã phản ánh

ở tài khoản của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính) như: nhượng bán, thanh lý TSCĐ, vi phạm hợp đồng, …

Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chyển vào TK 911

“xác định kết quả kinh doanh” là số doanh thu thuần và thu nhập thuần

Trang 21

1.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

1.2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP:

1.2.1.1 Khái niệm lợi nhuận:

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu thu về so với các khoản chi phí bỏ ra Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau như: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và hoạt động khác

1.2.1.2 Ý nghĩa lợi nhuận:

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả ấy

là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế; đồng thời một bộ

Trang 22

phận lợi nhuận được để lại thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao mức sống của người lao động và nâng cao phúc lợi xã hội

Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận:

Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp

Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận

Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh

nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp

1.2.2 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN: 1.2.2.1 Mục đích phân tích lợi nhuận:

Nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch đề ra, để xem trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã

có cố gắng trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra không, từ đó tìm ra nguyên nhân

và có biện pháp khắc phục

Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp cho doanh nghiệp thấy được những mặt hàng ưu thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh doanh có hiệu quả góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp

Phân tích lợi nhuận cũng giúp ta nhìn ra các nhân tố bên trong

và bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận và tìm ra các nguyên nhân gây nên mức

độ ảnh hưởng đó, từ đó giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và khắc phục những yếu kém, tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 23

1.2.2.2 Nội dung phân tích:

1.2.2.2.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của toàn doanh nghiệp:

Phân tích chung tình hình lợi nhuận của toàn doanh nghiệp được tiến hành như sau:

So sánh tổng mức lợi nhuận giữa thực tế so với kế hoạch nhằm đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp

So sánh tổng mức lợi nhuận thực tế giữa các kỳ kinh doanh trước nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp

Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố sự tăng giảm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp

1.2.2.2.2.Phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận:

Phân tích tình hình lợi nhuận từng bộ phận của doanh nghiệp

là xem xét sự biến động lợi nhuận giữa thực tế so với kế hoạch và thực tế các năm trước nhằm thấy khái quát tình thực hiện kế hoạch lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của từng bộ phận; đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động đó

Phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận bao gồm:

Phân tích lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh

Phân tích lợi nhuận hoạt động tài chính

Phân tích lợi nhuận thu hoạt động khác

1.2.2.2.3 Phân tích các chỉ số chủ yếu:

Phân tích chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn:

Phân tích chỉ số này sẽ cho ta thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không (nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh) Và tỷ số này cũng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp vì nếu tỷ số này quá thấp sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả đưa đến doanh nghiệp bị phá sản

Trang 24

Phân tích các tỷ số hoạt động:

Phân tích chỉ số này cũng sẽ giúp ta đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, hiệu quả của quá trình họat động của doanh nghiệp và tình hình dự trữ nguyên liệu, hàng hóa đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khác hàng, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản,…

Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh:

Phân tích tỷ số này nhằm mục đích đánh giá tính rủi ro của đầu tư dài hạn, có nghĩa là đánh giá khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghịêp đối với việc thỏa mãn các khoản nợ vay dài hạn mà doanh nghiệp vay của các chủ nợ để có vốn họat động kinh doanh

Phân tích khả năng sinh lời:

Phân tích khả năng sinh lời luôn được các nhà quản trị kinh doanh, các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính quan tâm Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn

và mức lãi của các doanh ngiệp cùng loại

1.2.3 CÁC TÀI LIỆU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN:

1.2.3.1 Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định

1.2.3.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh:

Báo cáo kết quả họat động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tổng hợp tình hình và kết quả trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác

1.2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH:

1.2.4.1 Phân tích theo chiều ngang:

Trang 25

Khi nghiên cứu mức độ biến động của một chỉ tiêu nào đó qua các

kỳ khác nhau gọi là phân tích theo chiều ngang Thông qua sự so sánh này cho ta thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó

qua các kỳ liên tiếp

1.2.4.2 Phân tích theo chiều dọc:

Khi nghiên cứu một sự kiện nào đó trong tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc Thông qua sự so sánh này cho ta thấy được tỷ trọng của sự kiện kinh tế trong tổng thể

Tóm lại: Tuy yêu cầu chi tiết trong phân tích lợi nhuận có khác

nhau, có nhiều cách phân tích khác nhau nhưng mục đích chung nhất của phân tích lợi nhuận là tìm kiếm hướng phát triển và đầu tư có lợi , khai thác các nhân

tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đảm bảo kinh doanh có lãi và lãi ngày càng nhiều trong môi trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay

Trang 26

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

DƯỢC PHẨM AN GIANG 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

Tiền thân của Công ty Dược phẩm An Giang là Xí nghiệp dược phẩm An Giang được thành lập theo Quyết định số 52 /QĐ.UB ngày 10 tháng 6 năm 1981 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Trụ sở đặt tại số 34-36 đường Ngô Gia Tự, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang Năm 1992 cùng với sự sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh An Giang, Công ty chuyển thành doanh nghiệp Nhà

nước lấy tên đầy đủ là: “Xí nghiệp liên hiệp dược An Giang” Tên viết tắt:

ANGIPHARMA Địa điểm trụ sở vẫn không thay đổi

Đến cuối năm 1996 theo quyết định số: 82 /QĐ.UB ngày 07 tháng 12

năm 1996 của Ủy ban nhân dân Tỉnh An Giang, Công ty Dược Phẩm An Giang

chính thức được thành lập đến nay, trên cơ sở sáp nhập Công ty Dươc và vật tư y

tế An Giang vào Xí nghiệp dược phẩm An Giang

Tên giao dịch đầy đủ: CÔNG TY DƯỢC PHẨM AN GIANG Tên viết tắt: ANGIPHARMA

Công ty Dược phẩm An Giang là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập do Ủy ban nhân dân Tỉnh thành lập và sở y tế An Giang quản lý chuyên ngành

Vốn kinh doanh: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 tổng số vốn của Công ty ghi trên sổ sách kế toán là: 13.989.315.743 đồng

Trang 27

Chia theo nguồn vốn: 13.989.315.743 đồng

Lao động : tổng số lao động toàn công ty là 128 người:

Phân theo trình độ chuyên môn:

xung quanh Mở rộng hoạt động sản xuất để kịp thời đáp ứng những loại thuốc

thông thường tại Long Xuyên và các huyện, thị trong tỉnh An Giang phục vụ

người bệnh

Phạm vi hoạt động: được giao dịch với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Trang 28

Nhiệm vụ: sản xuất thuốc và kinh doanh thuốc tân dược dùng để

phòng và chữa bệnh cho con người

Phòng

tổ chức hành chính

Phòng kiểm tra chất lượng

Xưởng dược

Hiệu thuốc

quầy thuốc

trực thuộc

Các hiệu thuốc Huyện

Hệ thống các đại lý

2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban :

Ban giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc

Giám đốc: do Ủy ban nhân nhân Tỉnh bổ nhiệm, có quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ Thủ trưởng và chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân Tỉnh và tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty

Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác lãnh đạo Công ty Thay mặt giám đốc quản trị điều hành mọi công tác khi Giám đốc đi vắng

- 01 Phó giám đốc phụ trách công tác tổ chức và công tác Đảng

- 01 Phó giám đốc phụ trách khâu sản xuất

- 01 Phó giám đốc phụ trách khâu kinh doanh

Phòng kinh doanh: Do Trưởng phòng điều hành có nhiệm vụ:

Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của công ty

Trang 29

Lập các hợp đồng kinh tế

Theo dõi và thống kê quá trình sản xuất kinh doanh

Xây dựng và quản lý định mức kỷ thuật

Phụ trách kho, các hiệu thuốc, quầy thuốc, đại lý

Phòng kế toán – thống kê – tài chính :

Do kế toán trưởng điều hành có nhiệm vụ: Hạch toán, phân bổ chi phí, tổng hợp, quyết toán theo Luật kế toán đã ban hành Lập báo cáo sản xuất, báo cáo tài chính đúng kỳ

Phòng tổ chức hành chính:

Do Trưởng phòng điều hành có nhiệm vụ: quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản trị hành chính văn thư lưu trữ, tuyển dụng, giải quyết các vấn đề tiền lương, chế độ chính sách cho công nhân viên, công tác đời sống và trật tự, an toàn Công ty

Phòng kiểm tra chất lượng:

Do trưởng phòng điều hành, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm

số lượng, chất lượng nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm sản xuất khi nhập

kho và xuất kho

Xưởng dược:

Là một phân xưởng sản xuất, chuyên sản xuất tân dược, do Trưởng phân xưởng điều hành, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm dược theo kế hoạch sản xuất của Công ty, sử dụng tiết kiệm và an toàn nguyên, nhiên vật liệu

2.4 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ:

2.4.1 Thị trường tiêu thụ hiên tại:

Đối với các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm có bổ sung vitamin và khoáng chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế thị trường tiêu thụ của Công ty hiện nay là trong tỉnh An Giang và được phân bố cho các đối tượng sau:

Các bệnh viện Tỉnh, Huyện, các Trung tâm y tế khác thuộc ngành y tế: 55%

Nhà thuốc, quầy thuốc trực thuộc Công ty: 20%

Trang 30

Các hiệu thuốc Huyện của Công ty: 5%

Các đại lý: 20%

Đối với các loại dược phẩm do Công ty sản xuất:

Các bệnh viện Tỉnh, Huyện, các Trung tâm y tế khác thuộc ngành y tế: 5%

Nhà thuốc, quầy thuốc trực thuộc Công ty: 40%

Các hiệu thuốc Huyện của Công ty: 10%

Các đại lý: 20%

Các công ty khác: 25%

Đây là thị trường truyền thống cần phải giữ vững và cố gắng tạo mối liên kết để phát triển ở mức cao hơn nữa

2.4.2 Dự báo thị trường sắp tới:

Trong một vài năm tới thì thị trường thuốc ở An Giang nói riêng và cả nước nói chung sẽ còn diễn biến phức tạp Khi mà việc quản lý vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, thị trường An Giang là thị trường trên 2 triệu dân nên việc giữ vững và phát triển rộng khắp thị trường trong Tỉnh

là mục tiêu hàng đầu, song song với việc cố gắng nâng dần doanh số để có thể đạt mức tăng trưởng từ 10% đến 15% đối với hàng hoá mua ngoài và 20% đến 30% đối với hàng sản xuất tại công ty, đồng thời sẽ điều chỉnh theo hướng tăng lên về sản lượng, doanh thu các mặt hàng do Công ty tự sản xuất trong tổng doanh số bán ra

Do việc cung ứng thuốc theo chỉ thị 12/CT-UB ngày 15 tháng 4 năm

1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang có thay đổi là sẽ thực hiện quy chế đấu thầu cung ứng thuốc đối với các đơn vị y tế trong Tỉnh, cho nên khả năng cung ứng cho hệ thống điều trị có thể sẽ bị giảm Vì vậy Công ty sẽ tập trung vào các đối tượng còn lại đó là các nhà thuốc, đại lý, các hiệu thuốc, quầy thuốc bán sĩ và

lẽ trực thuộc, các công ty, xí nghiệp dược là đối tác truyền thống lâu năm ở Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh

Trang 31

2.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI:

2.5.2 Khó khăn:

Máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu chưa được đầu tư đúng mức

Vốn kinh doanh ít lại bị các đơn vị như các bệnh viện huyện, thị

nợ cao và kéo dài

Tình hình giá cả luôn biến động, Công ty lại chưa có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp nên chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, hàng hoá, không chủ động được về giá cả các loại hàng ngoại nhập

Cán bộ công nhân viên chức dù nhiệt tình nhưng năng lực quản

lý, tay nghề còn hạn chế Đội ngũ tiếp thị của công ty chưa nắm kịp các diễn biến phức tạp của thị trường, công tác nghiên cứu sản phẩm mới còn chậm, chưa có mặt hàng mới mang tính chủ lực, tiêu biểu của công ty đưa vào tham gia thị trường

Công tác quản lý dược từ Trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập, thị trường thuốc chuyển biến rất phức tạp

Trang 32

2.5.3 Phương hướng trong thời gian tới:

Công ty Dược phẩm An Giang sẽ thực hiện cổ phần hoá trong thời gian tới theo hình thức Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phân để thành lập Công ty cổ phần dược phẩm An Giang theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 11 tháng 04 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh An Giang giai đoạn 2003-2005

Phát huy năng lực sẵn có, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên chức để nâng cao trình độ quản lý, năng suất và chất lượng lao động

Xây dựng mới xưởng sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP để đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc chất lượng cao, liên kết với các nhà khoa học nhằm ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, các quy trình sản xuất đã được nghiên cứu nhằm giảm bớt thời gian nghiên cứu tại công ty, đa dạng hoá sản phẩm với hình thức và chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng

và đủ sức cạnh tranh trên thị trường Đồng thời nâng dần tỷ trọng doanh thu hàng do công ty sản xuất trong cơ cấu hàng bán ra

Song song với phát triển thị trường trong Tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh; sẽ đẩy mạnh việc xúc tiến mở rộng thị trường ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc trong đó chủ yếu là thuốc của công ty sản xuất

Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, trao đổi, mua bán với tất cả các đối tác hiện có và tìm kiếm thêm đối tác mới có tiềm năng kinh tế mạnh trong lĩnh vực dược phẩm, trang thiết bị, dụng cụ y tế, nguyên liệu sản xuất dược cho

kế hoạch sắp tới

Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp để chủ động nguồn nguyên liệu hoá dược, các loại thuốc đặc trị phục vụ người bệnh và nhất là chủ động đươc giá cả

Trang 33

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY

3.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP:

Công ty dược phẩm An Giang là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; thành phẩm, hàng hoá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối mỗi tháng Kỳ tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh

là tháng Đơn vị tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Do đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp là vừa sản xuất vừa tiêu thụ, có nghĩa là doanh nghiệp vừa kinh doanh hàng tự sản xuất vừa kinh doanh hàng mua ngoài nên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa các khoản thu nhập so với những chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như: giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất và chi phí hàng mua), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…Vì vậy việc xác định kết quả kinh doanh của từng hoạt động (sản xuất, kinh doanh) của doanh nghiệp là rất quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách, phương hướng hoạt động và tổ chức

bộ máy kế toán, hạch toán phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn

3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HẠCH TOÁN:

3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

Kế toán

thanh toán

Kế toán ngân hàng

Kế toán hàng hoá

Kế toán giá thành

Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Kế toán tiền lương

Trang 34

Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, tất cả các công việc kế toán đều được tập trung thực hiện tại phòng kế toán như: Phân loại chứng từ, định khoản, hạch toán chi phí, Bộ máy kế toán bao gồm:

- Kế toán trưởng: với chức năng chuyên môn có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác về kế toán, tài chính tại Công ty

- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền khi có chỉ đạo của cấp trên

- Kế toán ngân hàng: theo dõi đối chiếu số phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng và công nợ của khách hàng

- Kế toán giá thành: thực hiện tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành thành phẩm nhập kho trong kỳ sản xuất, kiêm kế toán tổng hợp kho vật tư, tài sản

cố định, ghi sổ nhật ký chung, lên Sổ cái và tổng hợp lập báo cáo tài chính hàng

kê theo quy định

- Thủ quỹ: cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày

3.2.2 Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng: Nhật ký chung 3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

Trang 35

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng cân đối số dư và

Trang 36

với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kếtoán chi tiết liên quan Sau đó căn cứ trên sổ Nhật ký chung mà ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Đến kỳ lập báo cáo tào chính kế toán sẽ cộng

số liệu trên Sổ cái lập bảng cân đối tài khoản Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết) Kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính

3.2.2.3 Các báo cáo kế toán sử dụng trong công ty:

Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

3.2.3 Các chứng từ sổ sách liên quan:

3.2.3.1 Các chứng từ sử dụng:

Hoá đơn bán hàng,hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

Bảng thanh toán hàng đại lý, phiếu thu, phiếu chi,…

3.2.3.2 Các loại sổ sử dụng:

Sổ nhật ký chung

Sổ cái

Các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết

3.3 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH:

3.3.1 Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 3.3.1.1 Kế toán doanh thu:

3.3.1.1.1 Phương thức bán hàng: thường thông qua hợp đồng

mua bán với các đại lý, hoặc bán trực tiếp cho các hiệu thuốc huyện và các quầy thuốc, hiệu thuốc trực thuộc Thành phẩm, hàng hoá nhập kho được xuất bán thông qua một trong hai phương thức: nhận hàng và chuyển hàng

Nhận hàng: là hình thức người mua đem hoá đơn (sau khi đã nộp tiền tại phòng kế toán hoặc khi đã chấp nhận thanh toán) đến kho công ty

Trang 37

nhận hàng theo số lượng ghi trong hoá đơn Phương thức này thường áp dụng đối với các hiệu thuốc nhỏ, lẽ

Chuyển hàng: là hình thức công ty căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng sẽ tổ chức vận chuyển hàng đến địa điểm người mua quy định, phương thức này thường áp dụng đối với các đại lý, các quầy thuốc, hiệu thuốc trực thuộc

3.3.1.1.2 Hình thức thanh toán:

Mua trả chậm: là chính sách chủ yếu của doanh nghiệp áp dụng đối với khách hàng nhằm tăng doanh số bán hàng, duy trì khác hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới Đồng thời tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác Thời gian mua trả chậm từ 10-15 ngày

Mua trả ngay: thường áp dụng đối với các hiệu thuốc nhỏ, lẽ hoặc đối với các đợt mua hàng với giá trị nhỏ

Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản

3.3.1.1.3 Kế toán doanh thu:

Nội dung của doanh thu:

Do hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh nên doanh thu về bán sản phẩm, hàng hoá do công ty tự sản xuất hay mua ngoài là vô cùng quan trọng Nên việc ghi nhận doanh thu một cách chính xác, đúng đắn cũng là nhân tố có tính quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp, nó không những bù đắp chi phí bỏ ra mà còn cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Doanh thu được ghi nhận khi khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được xác định là tiêu thụ, tức là khi đã giao hàng cho khách hàng hoặc khi dịch vụ hoàn thành và được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán Căn cứ tính doanh thu trong kỳ hạch toán là số tiền được ghi trên hoá đơn Doanh thu được ghi nhận hàng ngày trên sổ nhật ký (chi tiết cho từng nội dung

Trang 38

doanh thu) Mỗi tháng kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp trên sổ cái và tạm tính doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chứng từ sử dụng:

Hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho

Hợp đồng đại lý và các chứng từ khác có liên quan

Hoá đơn sẽ được lập thành 3 liên, 1 liên giao cho khách hàng, 2 liên còn lại sẽ được lưu trữ tại phòng kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ:

Phòng kinh doanh

Trường hợp khách hàng chấp nhận thanh tóan nhưng chưa thu tiền ngay thì trên hóa đơn sẽ đóng là “đã ghi nợ”

(3) Hóa đơn sẽ được chuyển đến thủ kho

(4) Căn cứ vào hóa đơn, thủ kho tiến hành xuất kho, sau đó đưa cho khách hàng ký tên vào các liên, giao cho khách hàng 1 liên (liên đỏ) làm chứng từ ra cổng

Trang 39

(5) Hai liên còn lại sẽ được chuyển đến phòng kế toán, kế toán thanh tóan giữ

1 liên, kế toán tiêu thụ giữ 1 liên Dựa vào hóa đơn kế toán tiêu thụ sẽ ghi vào sổ nhật ký để theo dõi tình hình tiêu thụ và kế toán thanh toán sẽ theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng

TK 112 “tiền gửi ngân hàng”

TK 3331 “thuế GTGT đầu ra”

Trình tự hạch toán:

Kế toán chi tiết:

Kế toán tiêu thụ sẽ theo dõi chi tiết cho từng khách hàng, theo từng loại mặt hàng và kế toán thanh toán sẽ theo dõi chi tiết tình hình thanh toán nợ của khách hàng trên phiếu kế toán cho từng khách hàng

Trang 40

Trường hợp bán hàng doanh nghiệp mua ngoài, kế toán sẽ tiến hành theo dõi doanh thu trên sổ nhật ký TK 5111 :

Hiệu thuốc BV Châu Đốc

Đại lý 241 Thọai Sơn

Quầy thuốc cty Dược1

Đại lý 187 Long Xuyên

Quầy trung tâm tim mạch

……

……

734.4402.124.450899.6502.702.089

…………

…………

26.8322.968166.5469.858105.7827.500726.816152.906402.534525.35730.2876.06687.617

………

………

36.720106.22344.983135.104

…………

…………

563.462 62.328 3.497.471 2.221.420

15.263.137 3.211.026 8.453.412 10.032.487 636.027

1.839.956

…………

………

2.230.673 944.633 2.837.193

………

………

207.015157.500

127.389

………

………….771.120

…………

…………

Cộng 3.369.753.147 187.858.578 3.498.652.785 58.958.940

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: (Trang 33)
Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái  - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng t ổng hợp chi tiết Sổ cái (Trang 35)
Bảng tổng hợp  chi tiết - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 35)
BẢNG BÁO CÁO THÀNH PHẨM TIÊU THỤ         Tháng 11/2003  Đvt: đồng - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
h áng 11/2003 Đvt: đồng (Trang 47)
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN GIÁ VỐN - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Sơ đồ 2 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN GIÁ VỐN (Trang 49)
Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Sơ đồ 3 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG (Trang 51)
Sơ đồ 4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Sơ đồ 4 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP (Trang 53)
Sơ đồ 6: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁC - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Sơ đồ 6 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁC (Trang 56)
Sơ đồ 7: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Sơ đồ 7 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 57)
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2003  - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
2003 (Trang 58)
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY (Trang 58)
BẢNG 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
BẢNG 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 59)
BẢNG 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
BẢNG 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 59)
1. Tài sản cố định hữu hình 211 5.246.576.879 4.869.692.992 5.217.985.584     - Nguyên giá 212 9.876.425.486 9.960.722.431 10.827.079.818     - Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 213 (4.166.361.113)(5.091.029.439)(5.609.094.234) 2 - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
1. Tài sản cố định hữu hình 211 5.246.576.879 4.869.692.992 5.217.985.584 - Nguyên giá 212 9.876.425.486 9.960.722.431 10.827.079.818 - Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 213 (4.166.361.113)(5.091.029.439)(5.609.094.234) 2 (Trang 60)
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 (Trang 61)
BẢNG 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
BẢNG 2 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 62)
BẢNG 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
BẢNG 2 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 62)
Bảng 3: Bảng phân tích tình hình lợinhu ận qua 3 năm - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 3 Bảng phân tích tình hình lợinhu ận qua 3 năm (Trang 63)
Bảng 3: Bảng phân tích tình hình lợi nhuận qua 3 năm - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 3 Bảng phân tích tình hình lợi nhuận qua 3 năm (Trang 63)
Bảng 4: Bảng phân tích kết cấu lợinhu ận 3 năm gần nhất - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 4 Bảng phân tích kết cấu lợinhu ận 3 năm gần nhất (Trang 68)
Bảng 4: Bảng phân tích kết cấu lợi nhuận 3 năm gần nhất - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 4 Bảng phân tích kết cấu lợi nhuận 3 năm gần nhất (Trang 68)
Bảng 5: Bảng doanh thu, chiphí và lợinhu ận 3 năm - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 5 Bảng doanh thu, chiphí và lợinhu ận 3 năm (Trang 70)
Bảng 5: Bảng doanh thu, chi phí và lợi nhuận 3 năm - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 5 Bảng doanh thu, chi phí và lợi nhuận 3 năm (Trang 70)
Bảng 6: Bảng tính mức độ hoàn thành kế hoạch HĐSX kinh doanh - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 6 Bảng tính mức độ hoàn thành kế hoạch HĐSX kinh doanh (Trang 71)
Bảng 6: Bảng tính mức độ hoàn thành kế hoạch HĐSX kinh doanh - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 6 Bảng tính mức độ hoàn thành kế hoạch HĐSX kinh doanh (Trang 71)
Qua bảng tính ta thấy: lợinhu ận hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đạt được năm 2003 đã vượt mức kế hoạch đề ra là 254.751.325đ tươ ng  ứ ng  68,482% - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
ua bảng tính ta thấy: lợinhu ận hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đạt được năm 2003 đã vượt mức kế hoạch đề ra là 254.751.325đ tươ ng ứ ng 68,482% (Trang 72)
Bảng 10: Bảng phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 10 Bảng phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp (Trang 75)
Bảng 10: Bảng phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 10 Bảng phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp (Trang 75)
Bảng 13: Bảng phân tích vòng quay vốn  CHỈ TIÊU  Năm 2001  Năm 2002  Năm 2003 - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 13 Bảng phân tích vòng quay vốn CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 (Trang 78)
3.4.3.3. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh:  3.4.3.3.1. Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ:  - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
3.4.3.3. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh: 3.4.3.3.1. Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ: (Trang 79)
Bảng 15: Bảng tính tỷ suất đầu tư và tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 15 Bảng tính tỷ suất đầu tư và tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản (Trang 80)
Bảng 15: Bảng tính tỷ suất đầu tư và tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 15 Bảng tính tỷ suất đầu tư và tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản (Trang 80)
Bảng 18: Bảng tính tỷ suất lợinhu ận trên tổng tài sản - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 18 Bảng tính tỷ suất lợinhu ận trên tổng tài sản (Trang 82)
Bảng 18: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 18 Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Trang 82)
Bảng 20: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của doanh nghiệp - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 20 Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của doanh nghiệp (Trang 84)
Bảng 20: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của doanh nghiệp - Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang
Bảng 20 Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của doanh nghiệp (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w