vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ.Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác địnhlịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế
Trang 1MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ ……… 2
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……… …3
1 Kể chuyện lịch sử trong giờ dạy……… 3
2 Sử dụng hình ảnh minh họa ……… 8
3 Cung cấp tư liệu cho HS ……… 13
4 Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề … ……… 21
III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ……… 24
1 Kết quả ……… 25
2 Bài học kinh nghiệm ……… 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ.
Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác địnhlịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế hình thành nhân sinh quan cho họcsinh, rèn tư duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch
sử mà rút ra kinh nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủnghĩa
Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vàotiết học lịch sử là rất quan trọng Trong quá trình giảng dạy, ngoài các phươngpháp thường dùng tôi chú trọng vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, kể chuyệnlịch sử, sử dụng kênh hình, liên hệ với thực tế để giáo dục tư tưởng cho HS, … Qua một thời gian áp dụng tôi thấy rất có hiệu quả Trên cơ sở đó tôi tổng
hợp thành Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Lạc Hòa”
Các câu chuyện lịch sử, tranh ảnh,… không chỉ có tác dụng làm nổi bật nộidung, mà còn là nguồn tri thức không thể thiếu đựợc trong bài học Nếu nhữngcâu chuyện lịch sử, tranh ảnh được sử dụng tốt, sẽ huy động được sự tham giacủa nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe,mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối liên hệ thầnkinh tạm thời khá phong phú, phát huy đựơc năng lực chú ý quan sát, hứng thúcủa học sinh
Trang 3II GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ (Cách làm mới)
1 Kể chuyện lịch sử trong giờ dạy
Có thể nói rằng, bất cứ nơi nào, ở đâu những câu chuyện kể luôn luônmang lại hiệu quả Đặc biệt là tính giáo dục của các câu chuyện, môn lịch sửcũng không là ngoại lệ Điếu quan trọng là ta phải biết sử dụng đúng lúc, đúngchỗ để nó phát huy giá trị và không làm mất thời gian của tiết học
Khi sử dụng giáo viên phải biết chắt lọc, kể gọn và sau mỗi câu chuyệnphải biết đặt những câu hỏi hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ
đó giáo dục tư tưởng cho HS
Ví dụ 1: Khi dạy bài 9 – Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, ở mục I 2 giáo viên có thể kể về thái hậu Dương Vân Nga:
Khi đề cao võ công văn trị của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những vị anh hùng của công cuộc thống nhất đất nước không thể không nhắc đến công lao cua Dương Vân Nga đối với đất nước Cỏ thể xem Dương Vâm Nga là cái cầu nối giữa Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho côg cuộc thống nhất đất nứơc do Đinh Bộ Lĩnh khởi xưởng được Lê Hoàn hoàn tất Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấykhông được sử cũ chú ý đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà Vốn là con của ông Dương Thế Hiển quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình rồi trở thành vợ của Đinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp Hoàng đế, Dương Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa mới hoàn thành thì bị đe doạ từ nhiều phía Bên ngoài phong kiến phương bắc sửa soạn đại binh xâm lược Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp ngay gắt có nguy cơ xảy ra nội chiến lớn Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận thấy chỉ có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của dòng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại một quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây
ra nạn bè đảng tranh chấp, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga lây chiếc áo bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau lại tở thành vợ của Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đã xoá sạch công lao của bà Ngược lại với cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lượng và đúng đắn Sử cũ chép: “Tục dân lập đền thờ tô ba pho tượng Tiên Hoàng, Đại Hành và Dương Vân Nga cùng ngồi” Vùng Hoa Lư còn lưu nhiều truyền thuyết đẹp về Dương Vân Nga nằm ghi nhận công lao của bà Đến thời Lê Mạt, An phủ sứ Lê Thúc Hiển ra lệnh cấm thờ chung ba nhân vật của sự nghiệp thống nhất hồi cuối thế kỉ thứ 10 thì dư luận dân gian đã phê phán quyết liệt Truyền thuyết ở Hoa Lư còn
kể rằng: sau khi Lê Thúc Hiển làm cái việc buộc lụa trắng vào cổ tay bức tượng Dương Vân Nga, dong tượng bà từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh về đền thờ Lê Hoàn, thì trở về kinh, viên quan họ Lê ấy đã lăn ra chết vì đứt ruột
( Theo Các triều đại Việt Nam)
Trang 4Kể chuyện này giáo viên chú ý bỏ qua những đoạn đánh giá nhận xét màtập trung vào đoạn Dương Vân Nga lấy áo bào khoác lên người Lê Hoàn, cáchđối xử của mọi người đối với bà Từ đó đặt câu hỏi để HS thể hiện ý kiến củamình đối với thái hậu Dương Vân Nga, qua đó giáo dục tư tưởng cho HS.
Ví dụ 2 Khi dạy bài 14 – Ba lần kháng chiến chống quan xâm lược Mông – Nguyên, ở mục IV – Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử, có thể kể về Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, …
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Hơn bảy trăm năm trước, cả Á – Âu đang trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái hoạ Tác – ta (giặc Mông ), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này sang nước khác Từ Thái Bình Dương sang tận bên bờ Địa Trung Hải, khắp Á – Âu chưa có một danh tướng nào ngăn cản được Giáo hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi “… tuỷ khô, thân gầy, sức kiệt” Người Đức hàng ngày cầu nguyện: “ Xin chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ Tác – ta !”,
vó ngựa của chúng đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó Vậy mà ở miền Đông Nam châu Á, lũ giặc Tác – ta phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ quân sự tuyệt vời của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy thiên tài của Quốc Công Tiết chế, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Công lao to lớn của Người, ba lần tổng chỉ huy quân dân Đại Việt cả phá quân Nguyên – Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo, Trấn Nam Vương Thoát Hoan chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết.
Với tài thao lược, trí dũng song toàn, luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, Trần Hưng Đạo không chỉ sống mãi trong lòng mọi người dân đất Việt mà còn vang danh khắp năm châu bốn biển Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.
Người sinh ngày 10-12-1228 (Mậu tý), là con của An sinh vương Trần Liễu (anh ruột Trần Thái Tông – Trần Cảnh).
Người dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, đủ tài văn võ, chuyên tâm nghiên cứu lục tam thao lược của người xưa và dành cả tâm huyết, hiểu biết của mình để viết: Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ để dạy các tướng cầm quân đánh giặc, khích lệ lòng yêu nước của quân dân Đại Việt.
Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần hai, thấy rõ nếu để ngành trưởng và ngành thứ xích mích, nghi kị lẫn nhau thì chỉ có lợi cho kẻ thù Người đã chủ động giao lưu hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự đoàn kết nhất trí trong Vương triều, bảo đám đánh thắng quân thù
Chuyện kể rằng: Một hôm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở bến Bình Than sai người mời Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ rồi sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa với Trần Quang Khải, từ đó vĩnh viễn xoá bỏ hiềm khích giữa hai chi họ (Quốc Tuấn là con của Trần Liễu ngành
Trang 5việc xích mích hỏi các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông nến cướp ngôi của chi thứ
Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông mới bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng :
- Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn thằng nghịch tử, phản
thầy này nữa.
Trong kháng chiến ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt dư luận xì xào sợ ông giết vua Ong liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yêu lòng dân quân.
Ba lần chống giặc Nguyên – Mông , các vua Trần đều giao cho ông chức Tiết chế(tổng tư lệnh quân đội ), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng sĩ hết lòng thương yêu ông Đạo quân cha con ấy trở thành đạo quân bách chiến bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là vị tướng trụ cột của triều đình Ông đã soạn hai bộ
binh thư :Binh thư yếu lược và Vạn Khiếp tổng bí truỵền thư để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc.khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, ông viết “ Hịch
tướng sĩ”, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui Hịch
tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc đại bút
Trần Quốc Tuấn là một bậc đại tướng gồm đủ đức và tài Là tướng nhân oâng thương dân như quân, chỉ cho họ con đường sáng Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều nghĩa Là tướng trí, ông xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo nên những trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời Là tướng tín, ông bày
tỏ trước quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọg trách điều sát binh mã và đều la[65 được công lớn.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh tông đến thăm và hỏi :
- Nếu chẳng may khanh mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao ?
Ông đã trăng trối những lới tâm huyết ,sâu sắc, đúng cho mọi thời đại :
- Thời bình phải khoan thứ sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.
Mùa thu tháng tám, ngày 20 năm Canh tý (1300) “Bình Bắc đại nguyên soái” Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn qua đời Theo lới ông dặn, thi hài ông được hoả tảng thu vào bình đồngvà chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng
An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng , trồng cây như cũ Vua gia phong cho ông chức Hưng Đạo đại vương Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông lúc sinh thời.
( Theo Các triều đại Việt Nam )
Trong đó tập trung vào những việc làm của Trấn Quốc Tuấn để làm rõ việcông chủ động giải quyết các bất hòa trong nội bộ: bỏ bịt sắt ở cây gậy của mình,đích thân tắm cho Trần Quang Khải, hỏi ý kiến của các con về việc giành ngôi
Trang 6Từ đó giáo dục cho HS về tinh thần đoàn kết là sức mạnh vô địch, sự vĩ đại củaTrần Hưng Đạo, …
Hay chuyện về Trần Nhật Duật:
CHIÊU VĂN ĐẠI VƯƠNG TRẦN NHẬT DUẬT
Trần Nhật Duật (1253 – 1330 )con trai thứ tư của Trần Thái Tông, người có công lớn trong việc chỉ huy quân Trần đánh thắng giặc Nguyên, từng được phong Thái uý quốc công với Chiêu Văn Đại vương, từ bé đã nổi tiếng là ông hoàng hiếu học và sớm ‘bộc lộ thiên tri”, ham thích hiểu biết về các tiến nói và các giống người Có thể nói, tuổi trẻ của Trần Nhật Duật là nhubg74 bgày tháng rèn luyện miệt mài để thành tài Vì vậy, ông nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng Uy tín của vị tướng còn vang dội ra cả nước ngoài do sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những sử dụng thành thạo các ngôn những nước ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó, kể cả phong tục, tập quán của họ Ong không những hiểu tiếng mà còn hiểu về người.
Mới ngoài 20 tuổi, Nhật Duật đã được triều đình nhà Trầngiao d9ặc cách những công việc về các dân tộc có liên quan Vua Nhân Tông thán phục, thường nói đùa: “Chiêu Văn vương có lẽ không phải người nước Việt mà là hậu thân của giống Phiên, Man” Tiếp xúc với các sứ thần triều Nguyên, có lần Nhật Duật
đã vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khiến cho sứ nhà Nguyên khăng khăng cho rằng Nhật Duật là người Hán ở chân Định ( gần Bắc Kinh)sang làm quan bên Đại Việt Hiển nhiên, Nhật Duật phải khổ học công phu và phải hết sức kiên trì mới đạt đựơc kết quả như vậy Câu chuyện sau đây chứng tỏ Nhật Duật chẳng những giỏi các thứ tiếng mà còn là nhà dân tộc học lỗi lạc.
Ngày ấy, vua quan triều Trần được tin chúa đạo Đà Giang (thuộc miền Tây Bắc ngày nay)Trịnh Giác Mật tụ họp phe đảng nổi lên cự lại triều đình Tin dữ trong nước đến cùng lúc nhà Nguyên đang sửa soạn đại binh đánh Đại Việt Cần dẹp ngay mỗi bất hoà trong nước Người đảm đang trọng trách này kông ai khác hơn Nhật Duật Thế là vị tướng trẻ 27 tuổi dưới cờ hiệu “ Trấn thủ Đà Giang” làm lễ ra quân lên đường
Hay tin, chúa Đà Giang họp đám đầu mục bàn kế cự chiến Trịnh Giác Mật định ám hại vị tướng trẻ triều Trần nên đưa thư dụ Nhật Duật: “ Giác Mật không giám chống lại triều đình Nếu ân chủ một mình một ngựa đến, Giác Mật xin ra hàng ngay” Muốn thu phục được Giác Mật, Nhật Duật mặc các tướng can ngăn, một mình một ngựa đến trại Giác Mật, chỉ mang theo mấy tiểu đồng đi theo hầu Thản nhiên giữa lớp lớp gươm giáo và đám lính an mặc kì dị cố ý phô trương để uy hiếp của Giác Mật Nhật Duật nói với chúa đạo bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tụccủa dân tộc Đà Giang.
- Lũ tiểu đồng của ta khi đi đường thì nóng tai trái, vào đây thì nóng tai
phải.
Trang 7Từ Giác Mật đến các đầu mục đều sửng sờ kinh ngạc trước sự am hiểu tiếng nói
và tục lệcủa Nhật Duật Rồi mâm rượu được bưng lên Chúa đạo nheo mắt thách thức, đưa tay mời Chỉ có quả bầu cắt đôi sóng sánh rượu và dĩa thịt nai muối Nhật Duật không chút ngần ngại cầm thịt ăn rồi vừa nhai vừa ngửa mặt cầm gáo rượu bầu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo.
Trịnh Giác Mật thốt lên: “ Chiêu Văn Vương là anh em với ta”.
Nhật Duật từ tốn: “ Chúng ta xưa nay đã là anh em rồi” Rồi sau đấy theo, lệnh Nhật Duật, tiểu đồng mở tráp lấy ra những chiếc vòng bạc sáng loá trao cho từng đầu mục Đà Giang Những người cầm đầu đạo Đà Giang chỉ còn biết đón lấy tặng phẩm kết nghĩa theo đúng tục lệ của họ từ tay viên tướng triều đình mà họ vừa nhận là anh em Chúa đạo Đà Giang đã quy thuận Sức mạnh của dân tộc như được nhân lên.
( Theo Các triều đại Việt Nam)
Ở truyện này chủ yếu là cho HS thấy được rằng nhà Trần có nhiều nhân tài, bổ sung thêm về sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần
Ví dụ 3 Khi dạy bài 16 – Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV, ở mục II
có thể kể về Hồ Nguyên Trừng cho HS thấy được tài năng của ông, từ đó tăng thêm lòng tự hào dân tộc:
HỒ NGUYÊN TRỪNG
Hồ Nguyên Trừng, con cả của Hồ Quý Ly không chỉ làvị tướng có tài mà còn là một công trình sư lỗi lạc được coi ông tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam Việc ông lập một phòng tuyến chống giặc bắt đầu bằng cứ điểm then chốt Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây ) kéo dài theo bờ Nam sông Đà cho đến sông Ninh (Hà Nam) rồi lại tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái Bình đến Bình Than dài trên 400 km, đã tỏ ra ông là một nhà quân sự kiệt xuất Hồ Nguyên Trừng cũng sáng tạo ra cách đánh độc đáo: ông cho đúc nhiều cây xích lớn chăng qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp với quân mai phụctrang bị hoả lực mạnh, từng khiến cho thuỷ quân giặc nhiều phen khiếp đảm Tuy vậy nói đến Hồ Nguyên Trừng người ta thuờng nhắc đến công sáng chế súng thần cơ của ông.
Thời ấy, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm, muốn có nhiều súng trang bị cho các thành trì và các hạm đội, Hồ Nguyên Trừng đã phải gấp tổ chức những xưởng đúc súng lớn Nhờ thông minh tuyệt vời cùng khả năng suy nghĩ phi thường, ông đã đúc kết những kinh nghiệm cổ truyền trên cơ sở đó, phát minh, chế tạo ra những loại súng có sức công phá khủng khiếp Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của đạn, Nguyên trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng “thần cơ” Súng thần cơ của ông có đầy đủ các bộ phận của loại súng thần công sau này Nòng súng là một ống được đúc bằng sắt hoặc đồng Phía đuôi súng được đúc kín có bộ hận ngòi cháy nổ ở chỗ nhồi thuốc
nổ Đạn pháo là mũi tên bằng sắt lớn Khi bắn, người ta nhồi thuốc súng phía đáy rồi đặt mũi tên vào giữa và nhồi loại đạn bằng sắt và chì Súng thần cơ có nhiều loại: loại nhỏ dùng cho bộ binh bắn xa áng chừng 700 mét Hồ Nguyên Trừng đặc biệt cho đúc nhiều súng thần cơ cỡ lớn, gọi là “thần cơ pháo” Thần cơ pháo
Trang 8thực chất là thấn cơ cỡ lớn được đặt trên thành hoặc trên xe kéo cơ động Quân minh bao phen kinh hoàng về loại sùng này mà không hiểu nổi Nhưng cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại vì không được nhân dân ủng hộ, trong lúc quân giặc dương cao cờ “phù Trần diệt Hồ” Giặc Minh bắt được nhiều súng thần cơ, bắt được cả nhà sáng chế ra nó Trong “Vân Đài loạn ngữ”, Lê Quý Đôn nhắc đến một chi tiết: “quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”.
Nếu nhớ lại rằng vào thời Hồ Nguyên Trừng, thế giới đang thai nghén về súng đại bác thì chúng ta càng tự hào về những sáng chế của ông.
(Theo Các triều đại Việt Nam)
Lúc kể những câu chuyện lịch sử chính là lúc HS tập trung chú ý lắng nghe, đó là cơ hội tốt để giáo dục tư tưởng cho HS, làm cho HS càng thêm yêu dân tộc mình, biết thêm những điều mà trong SGK chưa cung cấp nhưng lại rất cần thiết trong cuộc sống, trong quá trình học tập của mỗi con người
Có một điều chắc chắn rằng HS sẽ nhớ nội dung của mỗi bài nhiều hơnnhờ những câu chuyện này Đặc biệt HS sẽ biết nhiều hơn về mỗi triều đại, biếtnhiều nhân vật lịch sử hơn Từ đó môn lịch sử có giá trị cao hơn trong lòng các
em Điều này có thể được chứng thực ở lớp 7A1, 7A4, 7A6
Nguyên tắc khi kể chuyện trong giờ học lịch sử là không kể tràn lan vàphải thông qua câu chuyện để làm nổi bật nội dung bài, giáo dục tư tưởng cho
HS,
2 Sử dụng hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa rất có giá trị trong học tập Nó giúp HS có thể hìnhdung vấn đề rõ hơn, từ đó để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ HS Giúp HS cóthể nhớ được lâu hơn Đồng thời giúp HS không bị lạc lõng khi bắt gặp một hìnhảnh nào đó mang tính lịch sử
Trong thời địa bùng nổ của công nghệ thông tin, giáo viên ngoài việc tậndụng kênh hình trong SGK thì có thể tận dụng mạng internet để có được nhữnghình ảnh rất đẹp phục vụ cho việc dạy lịch sử
Trước hết giáo viên tìm hình mà mình cần rồi sau đó in ra giấy A4 Tùyđiều kiện mà giáo viên có thể in hình màu hay đen trắng Nếu là hình màu thì HS
dễ quan sát và thu hút HS nhiều hơn Trong lúc sử dụng cần đặt các câu hỏi để
HS suy nghĩ tìm ra các vấn đề liên quan đến hình ảnh chứ không để cho HS nhìnhình chỉ vì nó lạ, đẹp
Đối với các nhân vật lịch sử có thể đặt dạng câu hỏi như: Ông là ai? Sốngdưới triều đại nào? Ông có công lao gì? Ta có thể học được gì nơi ông? … Đốivới các hình là những chùa chiền có thể hỏi: tên của chùa là gì? Nó liên quan đếntriều đại nào, sự kiện lịch sử nào? Qua hình đó thể hiện điều gì (liên quan đến bàihọc)?… và giáo dục tư tưởng cho HS
Trang 9Ví dụ 1 : khi dạy bài 10 – Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, ở mục 1 – Sự thành lập nhà Lý, có thể sử dụng hình ảnh:
Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội
Khi HS đọc xong mục 1 giáo viên có thể cho HS xem hình và đặt câu hỏi
để HS xác định tượng trong hình là ai Khi xác định được giáo viên lại hỏi vềthân thế của họ Từ đó giáo viên dựa vào hình để tổng kết, nêu lên công lao của
Lý Công Uẩn
Ví dụ 2 khi dạy bài 12 – Đời sống kinh tế, văn hóa, ở mục II2 giáo viên
có thể sử dụng hình chùa Một Cột trong SGK trang 48 hoặc hình sau (mặt saucủa chùa):
Trang 10Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội
Giáo viên có thể hỏi HS những hiểu biết về ngôi chùa này như: năm xâydựng, kiểu kiến trúc, sự dộc đáo của nó, … Từ đó giáo viên khắc sâu những kiếnthức liên quan làm cho HS có ấn tượng sâu sắc về ngôi chùa Từ đây các em cóthể giải đáp cho bất cứ ai hỏi về ngôi chùa, cho dù đó là người nước ngoài
Ngoài chùa Một Cột, thời Lý còn có nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác có thểdùng để làm nổi bật kiến trúc thời Lý như: chùa Keo, chùa Phật Tích( Bắc Ninh),chúa Thầy(Hà Tây), …
Tất cả những tấm hình này giáo viên có thể dễ dàng tìm thấy trân mạngInternet Nhưng khi lấy trên mạng giáo viên chú ý phải lấy những hình ảnh có độphân giải cao mới bung ra giấy A4 đẹp
Ví dụ 3 Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh sau đề làm cho mục II 2 được rõ hơn (Những ngôi chùa được xây dựng hoặc đại tu dưới thời Lý):
Trang 11Bố cục của Văn miếu Quốc tử giám
Trang 12Tượng A –di – đà (chùa Phật Tích – Bắc Ninh)
Chùa Trấn Quốc (được trùng tu dưới thời Lý)
Trang 13Chùa Keo(Hà Tây)
Địa thế Hoa Lư(Ninh Bình)