1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO

88 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kiểm Toán Khoản Mục Tài Sản Cố Định Trong Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty TNHH Kiểm Toán VACO
Tác giả Nguyễn Trung Hiếu
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế định hướng thị trường ngày nay, nhu cầu minh bạch thông tin tài chính ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư, chính phủ, người lao động và đặc biệt là chủ doanh nghiệp. Ngành kiểm toán nói chung và các doanh nghiệp kiểm toán nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong số các dịch vụ của các công ty kiểm toán, dịch vụ kiểm toán luôn chiếm một phần lớn và tạo được niềm tin đối với người sử dụng thông qua các thông tin trên báo cáo tài chính. Để đạt được mục đich kiểm toán BCTC, các Kiểm toán viên cần phải xem xét kiểm tra tính riêng biệt các khoản mục trên BCTC để xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Tài sản cố định vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, đặc biệt với sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho ra đời nhiều loại máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, truyền dẫn hiện đại. Tài sản cố định cũng là khoản mục có giá trị lớm, có vị trí chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nên nó cũng là khoản mục chưa đựng nhiều rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục Tài sản cố định cùng với những hiểu biết thu thập được từ trường lớp cũng như trải nghiệm thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO, em xin được chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề tốt nghiệp này gồm 3 chương chính: Chương 1: Đặc điểm của tài sản cố định của khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán VACO. Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện tại khách hàng. Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện. Trong thời gian thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa và các anh chị kiểm toán viên trong Công ty TNHH Kiểm toán VACO. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức và những nhận định chủ quan nên có thể nội dung của bài chuyên đề sẽ còn những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các anh chị để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN



Trang 2

CHUYÊN ĐỀ

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố địnhtrong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại

Công ty TNHH Kiểm toán VACO

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trung Hiếu

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Tháng 8, 2022

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, MẪU v

LỜI MỞ ĐẦU vi

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA KHÁCH HÀNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO 1

1.1 Đặc điểm khoản mục Tài sản cố định của khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 1

1.1.1 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định 1

1.1.2 Hạch toán kế toán tài sản cố định 3

1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định 4

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 7

1.2.1 Các rủi ro liên quan đến khoản mục tài sản cố định trong Báo cáo tài chính 7

1.2.2 Các mục tiêu kiểm toán tài sản cố định trong Báo cáo tài chính 8

1.3 Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 10

1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 12

1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 14

1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN TẠIKHÁCH HÀNG 23

2.1 Chuẩn bị kiểm toán 23

2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 23

2.1.2 Thu thập thông tin về khách hàng 24

2.1.3 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ 26

2.1.4 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 26

2.1.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu 27

2.1.6 Dự kiến về nhân sự và thời gian thực hiện kiểm toán 29

2.1.7 Lập kế toán kiểm toán chi tiết 29

Trang 4

2.2 Thực hiện kiểm toán 30

2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 30

2.2.2 Tìm hiểu và thu thập số liệu tổng hợp 32

2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích 35

2.2.4 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 37

2.2.5 Tổng hợp các bút toán điều chỉnh về phần hành kiểm toán TSCĐ 55

2.3 Kết thúc kiểm toán 55

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN 56

3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán TSCĐtrong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 56

3.1.1 Những ưu điểm trong kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 56

3.1.2 Những tồn tại trong kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO và nguyên nhân 58

3.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 60

3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 60

3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 61

3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 62

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 65

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, MẪU

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo

cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

Bảng 1.1: Mục tiêu và quá trình kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định

Bảng 1.2: Các mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ

Bảng 1.3: Thủ tục kiểm tra chi tiết với nghiệp vụ tăng TSCĐ

Bảng 1.4: Thực hiện kiểm tra chi tiết với chi phí khấu hao TSCĐ

Biểu 2.1: Phân tích sơ bộ khoản mục Tài sản cố định

Biểu 2.2: Xác định mức trọng yếu

Biểu 2.3: Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ đối với khách hàng X

Biểu 2.4: Kiểm tra KSNB đối với chu trình TSCĐ VÀ XDCB

Biểu 2.5: Thu thập số liệu TSCĐ HH, TSCĐ VH

Biểu 2.6: Thu thập số liệu khấu hao TSCĐ

Biểu 2.7: Thủ tục phân tích

Biểu 2.8: Tổng hợp tài khoản đối ứng

Biểu 2.9: Tính số mẫu cần kiểm tra chi tiết

Biểu 2.10: Thực hiện kiểm tra chi tiết TSCĐ

Biểu 2.11: Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ

Biểu 2.12: Đối chiếu biên bản kiểm kê TSCĐ

Biểu 2.13: Bảng tính toán lại khấu hao TSCĐ HH

Biểu 2.14: Bảng tính toán lại khấu hao TSCĐ VH

Biểu 2.15: Bảng tính phân loại chi phí khấu hao TSCĐ HH vào các đầu chi phí

Biểu 2.16: Bảng tính phân loại chi phí khấu hao TSCĐ VH vào các đầu chi phí

Biểu 2.17: Thuyết minh TSCĐ hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng

Biểu 2.18: Thuyết minh TSCĐ là tài sản đảm bảo cho các khoản vay

Biểu 2.19: Thuyết minh TSCĐ hữu hình

Biểu 2.20: Thuyết minh TSCĐ vô hình

Phụ lục 2.1: Xem xét chấp nhận và đánh rủi ro hợp đồng của Công ty TNHH Kiểm toán Vaco

Phụ lục 2.2: Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ toàn doanh nghiệp

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển không ngừng của nềnkinh tế định hướng thị trường ngày nay, nhu cầu minh bạch thông tin tài chínhngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư, chính phủ, người lao độngvà đặc biệt là chủ doanh nghiệp Ngành kiểm toán nói chung và các doanhnghiệp kiểm toán nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Trong số các dịch vụ của các công ty kiểm toán, dịch vụ kiểm toán luôn chiếmmột phần lớn và tạo được niềm tin đối với người sử dụng thông qua các thông tintrên báo cáo tài chính Để đạt được mục đich kiểm toán BCTC, các Kiểm toánviên cần phải xem xét kiểm tra tính riêng biệt các khoản mục trên BCTC để xácminh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính

Tài sản cố định vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triểncủa một doanh nghiệp, đặc biệt với sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho rađời nhiều loại máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, truyền dẫn hiện đại Tài sảncố định cũng là khoản mục có giá trị lớm, có vị trí chiến lược đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp, nên nó cũng là khoản mục chưa đựng nhiều rủi ro

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục Tài sản cố địnhcùng với những hiểu biết thu thập được từ trường lớp cũng như trải nghiệm thực

tế tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO, em xin được chọn đề tài “Hoàn thiệnkiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tàichính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp

Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểmtoán vào kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công tyTNHH kiểm toán VACO thực hiện.

Trong thời gian thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sựchỉ bảo tận tình của cô giáo, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa và cácanh chị kiểm toán viên trong Công ty TNHH Kiểm toán VACO Tuy nhiên donhững hạn chế về mặt kiến thức và những nhận định chủ quan nên có thể nội

Trang 8

dung của bài chuyên đề sẽ còn những thiếu sót Em rất mong được sự đóng gópcủa các thầy cô và các anh chị để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Trang 9

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA KHÁCH HÀNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO

1.1 Đặc điểm khoản mục Tài sản cố định của khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

1.1.1 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định1.1.1.1 Phân loại

Ở khách hàng của VACO, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và việc quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng diễn ra khá phứctạp Vì vậy, mỗi TSCĐ đều phải có bộ hồ sơ riêng để theo dõi và quản lý Ngoàira, từng TSCĐ phải được phân loại, đánh số thứ tự và có thẻ riêng để phân biệt,được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng và phải được phản ánh trong sổ theodõi TSCĐ Có rất nhiều cách phân loại tài sản cố định, tuy nhiên một số tiêu thứcthường được sử dụng để phân loại như: phân loại theo quyền sở hữu, theo nguồnhình thành, theo công dụng kinh tế.

 Phân loại dựa vào quyền sở hữu: bao gồm tài sản cố định tự có và tài sản

cố định thuê ngoài.

“TSCĐ tự có gồm các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từnguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh,các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng TSCĐ thuộc quyền sởhữu của đơn vị được phân thành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuêtài chính như sau: “

 Trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 3: Tài sản cố định hữu hình:

“TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệpnắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.”

Trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 4: Tài sản cố định vô hình:“TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xácđịnh được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuấtkinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợpvới tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.”

Trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 6: Thuê tài sản: “Thuê tàisản là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê

Trang 10

chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời giannhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần”

TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ sở hữu tàisản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định Hiện nay có 2phương thức thuê: thuê tài chính và thuê hoạt động Theo Chuẩn mực kế toánViệt Nam số 06 – Thuê tài sản:

“Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phầnlớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.”

“Thuê hoạt động là thuê tài sản không phải thuê tài chính.”

Phân loại theo nguồn hình thành: “TSCĐ được phân loại thành TSCĐđược mua sắm đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước cấp, TSCĐ được mua sắm đầu tưbằng nguồn vốn tự bổ sung, TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn liên doanh,TSCĐ được mua sắc đầu từ bằng vốn vay.

Cách phân loại này giúp cho người quản lý nắm được chính xác các nguồnhình thành vốn và thu hồi vốn về TSCĐ Từ đó có thể có những biện pháp nhằmhuy động vốn và sử dụng được tài sản có hiệu quả hơn.”

Phân loại theo công dụng kinh tế: TSCĐ được phân loại thành TSCĐ

dùng cho hoạt động kinh doanh, TSCĐ dùng cho hoạt động hành chính sựnghiệp, TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi và TSCĐ chờ xử lý.

“Theo cách phân loại này giúp cho người quản lý có thể nắm rõ được tìnhhình của từng tài sản, các nguồn kinh phí hình thành tài sản từ đó có các giảipháp hợp lý để sửa chữa bảo dưỡng cũng như phân bổ chính xác khẩu hao tàisản theo đối tương sử dụng.”

1.1.1.2 Nguyên giá của tài sản cố định

Tại điều 2, thông tư số 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/04/2013 quyđịnh:

“Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanhnghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sảnđó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.”

“Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanhnghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đóvào sử dụng theo dự tính.”

Trang 11

1.1.2 Hạch toán kế toán tài sản cố định

1.1.2.1 Chứng từ kế toán trong hạch toán TSCĐ

Hạch toán kế toán TSCĐ trong khách hàng của VACO cần có đầy đủ cácchứng từ hợp lý, hợp lệ cần thiết và các sổ sách có liên quan tuân theo chế độhiện hành.

Các chứng từ, tài liệu cần thiết bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ;

 Biên bản thanh lý TSCĐ; Hợp đồng kinh tế;

 Hồ sơ kỹ thuật của các tài sản; Hóa đơn giá trị gia tăng;

 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ;

 Biên bản kiểm kê TSCĐ;

 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành;  Các tài liệu liên quan khác.

1.1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán tài sản cố định

Các khách hàng của VACO sử dụng các tài khoản trong hệ thống tàikhoản kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tàichính ban hành và Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tàichính ban hành được sử dụng để hạch toán, theo dõi TSCĐ tại các công ty, doanhnghiệp.

 Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình “Tài khoản này dùng để

phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố địnhhữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.” Tài khoản 211 được chi tiết thànhcác tài khoản cấp 2 để dễ theo dõi tình hình biến động của từng loại TSCĐ hữuhình như:

TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc;TK 2112: Máy móc thiết bị;

TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền thống;TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý;

TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;TK 2118: TSCĐ khác.

Trang 12

 Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính “Tài khoản này dùng để

phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐthuê tài chính của doanh nghiệp.” Tài khoản 212 được chia nhỏ để theo dõi từngloại, từng TSCĐ đi thuê:

TK 2121: Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính;TK 2122: Tài sản cố định vô hình thuê tài chính.

 Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình “Tài khoản này dùng để phản

ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của doanhnghiệp.” TSCĐ vô hình được theo dõi chi tiết bằng các tài khoản cấp 2 như sau:

TK 2131: Quyền sử dụng đất;TK 2132: Quyền phát hành;

TK 2133: Bản quyền, bằng sáng chế;TK 2134: Nhãn hiệu tên thương mại;TK 2135: Chương trình phần mềm;

TK 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền;TK 2138: TSCĐ vô hình khác.

 Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ “Tài khoản này dùng để phản ánh tình

hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ vàbất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ,BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT.” Cũngnhư tài khoản TSCĐ, tài khoản hao mòn TSCĐ cũng được phân ra các tài khoảncấp hai tương ứng:

TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình;TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính;TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình;TK 2147: Hao mòn bất động sản đầu tư.1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định

“Các nghiệp vụ về TSCĐ đòi hỏi phải được thực hiện theo một quy trìnhkiểm soát chặt chẽ từ khâu xác định nhu cầu mua sắm TSCĐ đến quản lý, sửdụng và tiến hành thanh lý nhượng bán khi tài sản đó không còn đủ điều kiện đápứng nhu cầu nữa Cụ thể các bước công việc tiến hành để xử lý nghiệp vụ vềTSCĐ bao gồm:

 Xác định nhu cầu đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư đối với TSCĐ;

Trang 13

 Tổ chức tiếp nhận TSCĐ;

 Tổ chức quản lý và bảo quản TSCĐ về mặt hiện vật trong quá trình sửdụng;

 Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐ về mặt giá trị;

 Tổ chức ghi nhận các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình đầu tư,mua sắm TSCĐ;

 Xử lý và ghi sổ các khoản chi thanh toán tiền mua sắm, đầu tư TSCĐ; Tổ chức xem xét, phê chuẩn và xử lý các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán

Ngoài ra, công tác quản lý TSCĐ phải tuân thủ những nguyên tắc nhưdoanh nghiệp cần phải xác định được đối tượng ghi TSCĐ, đối tượng để ghi tàisản cố định có thể là từng tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồmnhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một tổng thểhay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đóthì cả hệ thống đố không thể hoạt động được và thỏa mãn tiêu chuẩn TSCĐ.

Do TSCĐ sẽ tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp cho nên doanh nghiệp cầnphân loại, thống kê, đánh số, có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đốitượng ghi TSCĐ, với mỗi TSCĐ doanh nghiệp cần phải có một bộ hồ sơ riêng đểtheo dõi từ khi tài sản đó hình thành đưa vào sử dụng đến khi thanh lý, nhượngbán Cùng với đó thì mỗi tài sản cần phải được theo dõi theo ba chỉ tiêu giá trị lànguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại Đặc biệt, doanh nghiệp cần phảithực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham giavào hoạt động sản xuất, kinh doanh như những TSCĐ bình thường, định kỳ vàocuối mỗi kỳ kinh doanh doanh nghiệp cần phải thực hiện kiểm kê TSCĐ nhằmphát hiện thừa, thiếu TSCĐ, nếu có phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và cóbiện pháp xử lý.

Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng các quy định, quy chế riêng và yêu cầu cácbộ phận phải nghiêm túc thực hiện để quản lý tốt Có thể khái quát các mục tiêuvà thủ tục kiểm soát nội bộ với khoản mục TSCĐ được xây dựng bao gồm:”

Trang 14

Bảng 1.1: Mục tiêu và quá trình kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định

Mục tiêu

Tính cóthật

TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do doanh nghiệp quản lý, sử dụng, tính độc lập của bộ phận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộ phận này với bộ phận ghi sổCác nghiệp vụ mua sắm TSCĐ cần phải đính kèm chứng từ gốc (Đề nghị mua, duyệt mua, hợp đồng mua, biên bản bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, thẻ TSCĐ, …)

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý

Các chứng từ thanh toán nhượng bán TSCĐ được đánh dấu là đã thanh toán, tránh vệc sử dụng lại

Tính đầyđủ

Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ riêng, ghi chép đầy đủ từ khi mua nhận TSCĐ về doanh nghiệp cho tới khi nhượng bán, thanh lý Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên cơ sở chứng từ hợp lệ trên

Tính chínhxác

Tất cả các chứng từ có liên quan tới việc mua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều được phòng kế toán tập hợp, tính toán đúng đắn và thực hiện kiểm tra nội bộ Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm trađầy đủ.

Cộng sổ vàchuyển sổ

Việc cộng sổ chi tiết và sổ tộng hợp TSCĐ là chính xác và được đối chiếu, kiểm tra đầy đủ

Các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp

Tính phânloại

Doanh nghiệp có quy định cụ thể về việc phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý.

TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh nghiệp quản lý và sử dụng Những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được ghi chép ngoài BCĐKT

Tính đúngkỳ

Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trang 15

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

1.2.1 Các rủi ro liên quan đến khoản mục tài sản cố định trong Báo cáo tài chính

Đối với việc kiểm toán khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên cần có hiểu biếtvề những rủi ro kiểm toán có thể gặp phải cùng với những gian lận và sau sót dễmắc phải trong các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới TSCĐ.

1.2.1.1 Các gian lận có thể tồn tại trong các nghiệp vụ về tài sản cố định

Các sai phạm đối với khoản mục TSCĐ thường do bị phản ánh khôngchính xác bởi người hạch toán cố tình hạch toán nhầm bởi nhiều mục đích khácnhau Các sai phạm mang tính chất gian lận thường có sự sắp xếp kĩ lưỡng và cóảnh hưởng trọng yếu trên BCTC Các gian lận thường xảy ra trong thực tế như:

Làm giả tài liệu, sửa chứng từ nhằm tham ô, biển thủ công quỹ Gian lậnnày thường là lập hoá đơn giả, ghi tăng giá mua của TSCĐ so với thực tế, hoặcghi tăng chi phí mua làm tăng nguyên giá TSCĐ, cố tình ghi tăng chi phí sửachữa TSCĐ so với chi phí thực tế phát sinh để biển thủ số tiền chênh lệch.

Ghi chép các nghiệp vụ không có thật Đây là trường hợp rất hay xảy ra.Ví dụ: cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí muasắm, lắp đặt, chạy thử để biển thủ công quỹ Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễdàng ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ vô hình.

Cố tình che dấu hồ sơ tài liệu, không ghi kết quả các nghiệp vụ nhằm đạtlợi ích riêng Chẳng hạn, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thu được dothanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này.

Cố tình áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước nhưsử dụng tỷ lệ khấu hao nhanh hơn so với quy định hiện hành, trích khấu hao kểcả TSCĐ đã hết khấu hao nhằm tăng chi phí từ đó giảm thuế thu nhập doanhnghiệp.

1.2.1.2 Các sai sót có thể tồn tại trong các nghiệp vụ về tài sản cố định

Sai sót là hành vi sai phạm không cố ý nhưng có ảnh hưởng đến BCTC,thường là sự nhầm lẫn và bỏ sót không chủ ý, có thể kể tới như:

Sai sót do hạch toán thiếu nghiệp vụ kinh tế liên quan hoặc quên khôngkết chuyển nguồn hình thành Ví dụ kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ mà không ghinghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn.

Quản lí TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ tài sản không đầy đủ; không có sổ, thẻchi tiết từng TSCĐ; ghi nhận TSCĐ chưa được chuyển giao rủi ro và lợi ích kinh

Trang 16

Sai sót trùng lặp do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh Sai sót này làdo tổ chức sổ kế toán chưa tốt nên đã ghi nhận lại nghiệp vụ kế toán đã đượchạch toán.

Sai sót trong việc chọn khung khấu hao không phù hợp với quy định hiệnhành Rủi ro có thể xảy ra về việc chọn khung thời gian ngắn hơn với mức tốithiếu, cơ quan thuế có quyền loại trừ chi phí vượt, còn khi chọn khung thời giandài hơn mức tối đa, cơ quan thuế có thể loại trừ phần chi phí cho những năm sausố năm tối đa được trích khấu hao.

“Ghi nhận sai các nghiệp vụ kế toán phát sinh do trình độ yếu kém của kếtoán chưa hiểu nội dung và bản chất nghiệp vụ hoặc kế toán không cập nhật kịpthời các chế độ mới ban hành Hạch toán sai vào tài khoản không phù hợp vớinghiệp vụ phát sinh ví dụ như như khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa TSCĐ đểđưa TSCĐ về trạng thái ban đầu có thể sử dụng, chi phí sửa chữa cần phải hạchtoán vào chi phí kinh doanh trong kỳ nhưng kế toán lại ghi nhận tăng nguyên giáTSCĐ (Ghi nợ TK 211) làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên BCĐKT.

Sai sót trong quá trình kế toán ghi sổ và chuyển sổ Đây là dạng sai sótphổ biến của kế toán mà kiểm toán TSCĐ phải chú ý Trong việc ghi sổ kế toáncó thể sơ ý ghi số tiền sai lệch, sai số so với số tiền ghi trong chứng từ; Kế toáncũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật ký sang Sổ cái.

Phân loại tăng là việc kế toán ghi nhận sai tài sản không thỏa mãn điềukiện TSCĐ, giữa TSCĐ HH và TSCĐ VH hoặc nhầm lẫn giữa các loại TSCĐHH với nhau, các loại TSCĐ VH với nhau Ví dụ như ghi nhận thiết bị vận tải vàmáy móc thiết bị; ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ VH những nội dung khôngđúng quy định như chi phí thành lập Công ty, chi phí trong giai đoạn nghiêncứu…”

1.2.2 Các mục tiêu kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Trong bất kỳ cuộc kiểm toán BCTC nào việc quan trọng và trước tiên làxác định được mục tiêu kiểm toán và các công việc cần thực hiện Việc xác địnhđược các mục tiêu kiểm toán cụ thể là tiền đề giúp KTV thực hiện đúng hướng vàhiệu quả hoạt động kiểm toán.

Kiểm toán khoản mục TSCĐ nhằm hướng tới mục tiêu chung của kiểmtoán tài chính, mục tiêu kiểm toán này được xác định trong chuẩn mực kiểm toán

Việt Nam số 200: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểm toán viên vàcông ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lậptrên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành có tuân thủ pháp luật, quy

Trang 17

định pháp lý liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chínhtrên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Nhận thức được tầm quan trọng,

VACO đã xây dựng hệ thống mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản mụcTSCĐ với các cơ sở dẫn liệu là các mục tiêu kiểm toán cần đạt được Các mụctiêu kiểm toán TSCĐ được thể hiện trong bảng sau: “

Bảng 1.2: Các mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ

Mục tiêukiểm toán

Mục tiêu kiểm toán liên quan đếnnghiệp vụ TSCĐ

Mục tiêu kiểm toán liên quan tớisố dư TSCĐ

Tính hợplý

Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được ghi chép hợp lý.

Số dư TSCĐ được phản ánh hợp lý trên BCTC.

Tính hiệnhữu

Các TSCĐ được ghi chép đều có thật.Các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ được ghi nhận đều phát sinh trong thực tế.

Tất cả TSCĐ được trình bày trên Bảngcân đối kế toán (bao gồm cả tài sản thuê tài chính) tồn tại thực sự trong thực tế tại ngày kết thúc năm tài chính.

Tính đầyđủ

Các nghiệp vụ mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ… phát sinh trong kỳ đều được ghi sổ.

Khấu hao TSCĐ trong kỳ được tính toán và ghi sổ đầy đủ.

Chi phí và thu nhập từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ đều đượchạch toán và ghi sổ đầy đủ.

Tất cả TSCĐ do đơn vị sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài chính phải được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.

Quyền vànghĩa vụ

Ghi nhận các nghiệp vụ TSCĐ thuốc quyền sở hữu của đơn vị phát sinh trong năm.

Các TSCĐ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc đơn vị có quyền kiểm soát lâu dài.

Đánh giávà phân bổ

Nguyên giá và GTCL được tính toán và ghi sổ đúng đắn.

Khấu hao TSCĐ được tính toán đúng và nhất quán giữa các kỳ và được phân bổ một cách hợp lý vào chi phí trong kỳ theo quy định hiện hành.

TSCĐ được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và việc tính toán, tổng hợp số liệu chính xác.

Trang 18

Mục tiêukiểm toán

Mục tiêu kiểm toán liên quan đếnnghiệp vụ TSCĐ

Mục tiêu kiểm toán liên quan tớisố dư TSCĐ

Chính xác

Đảm bảo sự chính xác tuyệt đối của các con số trong quá trình cộng sổ, chuyển sổ.

Nguyên giá TSCĐ, việc trích khâu hao TSCĐ đều được tính toán chính xác.

Các chi tiết trong số dư của TSCĐ trên sổ cái phải trùng khớp với các số liệu trên các sổ chi tiết TSCĐ.

Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và BCTC phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán.

Trình bàyvà công bố

Các loại TSCĐ phải được phân loại chính xác vào từng tiểu khoản trên BCTC.

Công bố phương pháp khấu hao.TSCĐ được trình bày theo từng nhóm tài sản có tỷ lệ khấu hao giốngnhau.

1.3 Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

Kiểm toán khoản mục TSCĐ thực hiện trong quy trình kiểm toán chungcủa một cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO.

Kiểm toán khoản mục TSCĐ gồm ba giai đoạn:• Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

• Giai đoạn thực hiện kiểm toán• Giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán

Tuy nhiên, tùy phạm vi kiểm toán và đặc điểm cụ thể của khách hàng màtrình tự kiểm toán cũng được thay đổi cho phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểmtoán.

Trang 19

cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn kiểm toán của VACO)

Đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục TSCĐ

Tổng hợp các bút toán điều chỉnh, trao đổi với các KTV thực hiệncác phần hành liên quan đến TSCĐ

Soát xét các bằng chứng kiểm toán đã thu thập đượcThực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết TSCĐ

Thực hiện thủ tục phân tíchThực hiện thử nghiệm kiểm soátTìm

hiểu vàthuthập số

bị kiểm

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báocáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

Trang 20

1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán1.3.1.1 Thu thập thông tin về khách hàng

Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV VACO phải thu thập nhữngthông tin chi tiết ngay từ khi bắt đầu công việc kiểm toán Trong quá trình kiểmtoán, KTV phải liên tục xem xét, đánh giá, cập nhật và bổ sung thêm các thôngtin mới về khách hàng có liên quan tới cuộc kiểm toán.

Đầu tiên, KTV thường sẽ thu thập các thông tin, nghĩa vụ pháp lý củakhách hàng Đối với kiểm toán TSCĐ thì cần có các chứng từ pháp lý, sổ sáchliên quan như: biên bản gốp vốn, biên bản bàn giao vốn, giấy chứng nhận về liêndoanh, liên kết, tuyên bố hợp nhất…

“Việc thu cập các thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh của đơn vị làmột quá trình tích lũy liên tục, bao gồm việc thu thấp, đánh giá và đối chiếuthông tin thu thập được với các bằng chứng kiểm toán ở tất cả giai đoạn của quátrình kiểm toán Các thông tin đã thu thập ở giai đoạn lập kế hoạch vẫn phải tiếptục cập nhật và bổ sung ở giai đoạn kế tiếp để kiểm toán viên có hiểu biết đầy đủvè hoạt động của đơn vị được kiểm toán.”

Tiếp theo là tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Để cóđược nhìn nhận đầy đủ về hoạt động của khách hàng, KTV VACO thường rấtchú trọng việc tìm hiểu đặc điểm ngành nghề kinh doanh Từ đó, KTV có thể xácđịnh được trọng tâm công việc cần phải thực hiện để đảm bảo hiệu quả công

việc Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 có quy định: “Để thực hiệnkiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về hoạt động kinhdoanh nhằm đánh giá và phân tích được sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV thì có ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc tới BCTC”.

Ngoài ra, KTV cần phải thu thập những hiểu biết về hệ thống kế toán vàhệ thống KSNB của đơn vị.

1.3.1.2 Thực hiện các thủ tục phân tích:

Sau khi đã thu thập và tim hiểu thông tin về hoạt động kinh doanh củakhách hàng, KYV tiến hành các thủ tục phân tích, đây là thủ tục được áp dụngtrong tất cả các cuộc kiểm toán và trong tất cả các giai đoạn kiểm toán.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520: ““Thủ tục phân tích” đượchiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợplý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính Thủ tục phân tích cũng bao gồm việcđiều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là

Trang 21

không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kểso với các giá trị dự tính.”

Thủ tục phân tích mà KTV thường áp dụng trong giai đoạn này gồm hailoại cơ bản sau:

 Phân tích ngang (phân tích xu hướng): với khoản mục TSCĐ, KTV tiếnhành so sánh chi phí khấu hao của năm trước với năm nay, một sự thayđổi trong chi phí khấu hao có thể được gây ra bởi việc mua sắp hay thanhlý, nhượng bán TSCĐ Đồng thời, có thể so sánh số liệu của khách hàngvới số liệu của ngành.”

 Phân tích dọc (phân tích các tỷ suất): là việc phân tích dựa trên việc tính ravà so sánh các chỉ số liên quan Một sự thay đổi đột ngột của tỷ lệ nàygiúp KTV chú ý tới sự thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, sựthay đổi trong cơ cấu TSCĐ hữu hình hoặc khả năng có sai sót trong việctính khấu hao.”

1.3.1.3 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng giúp cho KTV thiết kế đượcnhững thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ, từ đó đánh giá đượckhối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, ước tính được thời gian và xácđịnh được trọng tâm của cuộc kiểm toán Hệ thống KSNB càng hiệu quả thì rủiro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại, rủi ro kiểm soát càng cao khi hệ thốngKSNB hoạt động yếu kém KTV cần quan tâm đến hệ thống KSNB trên haiphương diện:

 Cách thiết kế: KSNB đối với khoản mục TSCĐ được thiết như thế nào? Sự vận hành: KSNB đối với khoản mục TSCĐ được tiến hành ra sao?

1.3.1.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “Trọng yếu là thuật ngữdùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trongbáo cáo tài chính Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thôngtin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyếtđịnh kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính”.

Ban đầu KTV ước tính về tính trọng yếu căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêulợi nhuận, doanh thu, tài sản… cho toàn bộ BCTC Tiếp đó tiến hành phân bổmức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC Thông qua các biện pháp kiểm

Trang 22

toán, KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ và so sánh với mức có thểchấp nhận được đã xác định từ trước để từ đó đưa ra ý kiến của KTV.

Để đánh giá rủi ro kiểm toán có thể tiến hành đánh giá ba loại rủi ro: Rủiro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) Đây là ba bộphận cấu thành của rủi ro kiểm toán Điều này được thể hiện rõ qua mô hình sau:

DR= ARIR∗CR

Với mô hình này, KTV có thể sử dụng nó để điều chỉnh rủi ro phát hiệndựa trên các loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được rủi ro kiểm toán ởmức thấp như mong muốn.

Rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu luôn đi cùng với nhau và có mối quanhệ khắng khít Nếu mức trọng yếu được đánh giá cao (mức sai sót chấp nhậnđược) thì rủi ro kiểm toán giảm xuống và ngược lại thì rủi ro kiểm toán tăng lên,bằng chứng kiểm toán phải được thu thập rộng hơn.

1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Đây là giai đoạn chủ yếu và quan trọng nhất trong cuộc kiểm toán Thựcchất của giai đoạn này là việc KTV áp dụng các phương pháp kỹ thuật và nghiệpvụ đã xác định trong chương trình kiểm toán để thu thập những thông tin tài liệucần thiết làm cơ sở cho những nhận xét của mình trong Báo cáo kiểm toán Tuynhiên, KTV sẽ thực hiện hoàn toàn theo chương trình đã được lập sẵn hoặc bớt đimột số công việc mà KTV thấy là không thật sự cần thiết hoặc không có điềukiện, khả năng để thực hiện sau khi có quyết định của chủ nhiệm kiểm toán phụtrách cuộc kiểm toán.

1.3.2.1 Chứng kiến kiểm kê tài sản cố định

Chứng kiến kiểm kê là thủ tục quan trọng mỗi khi kết thúc kỳ kế toán.Trước khi thực hiện chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại khách hàng, KTV yêu cầukhách hàng cung cấp bảng theo dõi tình hình tài sản cố định Từ số liệu thu thậpđược từ khách hàng, KTV chọn mẫu các đối tượng kiểm kê hoặc kiểm kê toàn bộtùy thuộc vào đánh giá rủi ro của KTV.

Trong quá trình chứng kiến kiểm kê, ngoài việc đảm bảo chính xác về sốlượng, người chứng kiến kiểm kê còn cần lưu ý về tình trạng sử dụng và khảnăng hoạt động độc lập của các TSCĐ; phỏng vấn về các TSCĐ ngoài danh sáchđang được bảo quản hay sử dụng trong đơn vị.

Sau khi chứng kiến kiểm kê, KTV cần lập Biên bản kiểm kê TSCĐ có đầyđủ chữ ký của KTV và đơn vị, thu thập bảng theo dõi tình hình tài sản có chữ kýcủa người phụ trách.

Trang 23

1.3.2.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330: “Thử nghiệmkiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằmđánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc pháthiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.” Thử nghiệm

kiểm soát chỉ được thực hiện khi hệ thống KSNB được đánh giá là có hiệu lực.Khi đó, thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứngkiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB.

Đối với khoản mục TSCĐ, KTV thường thực hiện thủ tục phỏng vấnnhững người liên quan, kiểm tra chứng từ sổ sách để xem xét sự phê duyệt vàtính chính xác Để phục vụ việc khảo sát kiểm soát, KTV thu thập các văn bản,quy trình, quy chế của doanh nghiệp liên quan tới TSCĐ: Quy chế tài chính; Quychế quản lý hoạt động đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng, sửa chữa và thanh lýTSCĐ; phỏng vấn quy trình quản lý và theo dõi TSCĐ, phỏng vấn chính sách kếtoán được áp dụng trong việc ghi nhận và trích khấu hao TSCĐ Ngoài ra, KTVkiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tục KSNB được thựchiện như kiểm tra đến hồ sơ mua sắm, thanh lý TSCĐ: Quyết định mua sắmTSCĐ, quyết định đưa TSCĐ vào sử dụng, quyết định thanh lý TSCĐ, và sựphê chuẩn của các chứng từ đó Từ những tài liệu và thông tin thu thập đượcKTV thực hiện đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị.

1.3.2.3 Tìm hiểu và thu thập số liệu tổng hợp

Trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với TSCĐ, KTV cần thuthập số liệu tổng hợp liên quan tới TSCĐ và thực hiện so sánh, đối chiếu số liệutrên sổ chi tiết với sổ cái tài khoản, BCĐSPS, BCĐKT để đảm bảo sự khớp đúngcủa các số liệu Sau đó KTV tiến hành thu thập bảng số liệu tổng hợp TSCĐ từBảng cân đối số phát sinh, trong đó thể hiện giá trị số dư đầu kỳ, số phát sinhtăng giảm trong năm và số dư cuối kỳ của chỉ tiêu nguyên giá và giá trị hao mònlũy kế của TSCĐ Cụ thể KTV hành các công việc sau:

 “Lập bảng tổng hợp về TSCĐ gồm có số dư đầu kỳ, phát sinh tăng, giảmvà số dư cuối kỳ của từng khoản mục TSCĐ.

 Đối chiếu số dư đầu kỳ trên Bảng tổng hợp với Sổ cái với số dư cuối nămtrước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).

 Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên Bảng tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết.”

1.3.2.4 Thực hiện thủ tục phân tích

Trang 24

Mặc dù thủ tục phân tích đối với TSCĐ mang lại hiệu quả thấp hơn thuthập bằng chứng vì kiểm toán khoản mục TSCĐ mang tính thời điểm Tuy nhiên,thủ tục phân tích có thể giúp KTV phát hiện các biến động lớn, đánh giá về tìnhhình hoạt động của đơn vị Việc thực hiện thủ tục phân tích với TSCĐ thôngthường cũng được thực hiện thông qua việc tính toán và phân tích như sau:

So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của sổ dư TSCĐ hữu hình, TSCĐvô hình năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn.

So sánh tỷ lệ trích khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độtrước và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi lớn.

1.3.2.5 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

 Kiểm tra tổng hợp TSCĐ

Trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với số dư đầu kỳ, phát sinhtăng, giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ, KTV thực hiện kiểm tra tổng hợp TSCĐ.Để đảm bảo tính nhất quán của số liệu, KTV đối chiếu Bảng tổng hợp tình hìnhbiến động TSCĐ với Bảng cân đối kế toán (Leadsheet) Ngoài ra, KTV tổng hợpcác tài khoản đối ứng, đọc lướt sổ cái để phát hiện các đối ứng, nghiệp vụ bấtthường về nội dung, về giá trị và tài khoản đối ứng Từ đó tìm hiểu nguyên nhânvà thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng.

 Kiểm toán số dư đầu kỳ (thực hiện đối với khách hàng kiểm toán nămđầu tiên)

Đối với khách hàng cũ đã thực hiện kiểm toán năm trước, số dư khoảnmục TSCĐ đầu kỳ là số dư khoản mục TSCĐ cuối kỳ của năm trước đã đượckiểm toán thì không phải kiểm tra Đối với khách hàng thực hiện kiểm toán nămđầu tiên, KTV phải chia số dư đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từngloại TSCĐ và đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác củacác số dư.

Ngoài ra, KTV tính toán chọn mẫu để thực hiện kiểm tra bộ hồ sơ TSCĐđầu kỳ Hồ sơ TSCĐ đầy đủ bao gồm: Quyết định mua sắm TSCĐ (phù hợp vớiquy định của công ty và có sự phê duyệt đúng thẩm quyền), báo giá, quyết địnhchọn nhà cung cấp, hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao, hóa đơn giá trị giatăng, chứng từ thanh toán, biên bản nghiệm thu (nếu hình thành từ xây dựng cơbản dở dang), Để đảm bảo TSCĐ đang được theo dõi chính xác về số lượng vàtình trạng sử dụng, KTV thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ đầu kỳ (cuối kỳ trước)và thực hiện đối chiếu với danh mục TSCĐ do đơn vị cung cấp.

Trang 25

Để đảm bảo tính chính xác của số dư Hao mòn lũy kế TSCĐ, KTV thựchiện tính toán lại giá trị khấu hao lũy kế đầu kỳ:

HMLK đầu kỳ=Nguyên giá

Thời gian sử dụng hữuích∗Thời gianđã phân bổ lũy kế

Cuối cùng, KTV kiểm tra tính hợp lý của việc phân loại các loại TSCĐphục vụ thuyết minh TSCĐ trên BCTC.

 Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ

Việc ghi sổ một cách đúng đắn các nghiệp vụ tăng TSCĐ có tác động vàảnh hưởng lâu dài đến BCTC của doanh nghiệp Việc quên không ghi hoặc ghinhận sai giá trị TSCĐ tăng lên trong kỳ có ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toáncho đến khi nhượng bán thanh lý tài sản đó Việc kiểm tra các nghiệp tăng TSCĐđược thực hiện theo từng mục tiêu nhất định.

Bảng 1.3: Thủ tục kiểm tra chi tiết với nghiệp vụ tăng TSCĐ

Mục tiêukiểm toán

Mục tiêu kiểm toán

Tính hợplý chung

Các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong năm đều được ghi chép hợp lý

So sánh số phát sinh tăng TSCĐ với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng năm trước.

Đối chiếu kế hoạch mua sắm TSCĐ (nếu có), đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặc biệt là các nghiệp vụ có giá trị lớn) có hợp lý với công việc kinh doanh của DN không?

Tính giá

Nguyên giá của TSCĐđược tính toán và ghi sổ đúng đắn

Kiểm tra hóa đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng TSCĐ (biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng).

Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chínhliên quan đến xác đinh nguyên giá TSCĐ đi thuê.

Tính hiệnhữu

Các trường hợp tăng TSCĐ đều có thật

Kiểm tra các hóa đơn của người bán, các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản giao nhận vốn, bản quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản, biên bản liên doanh, liên kết…

Kiểm kê cụ thể các TSCĐ hữu hình.

Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí để hình thành TSCĐ

Tính đầy Các trường hợp tăng

TSCĐ đều được ghi

Xem xét các hóa đơn của người bán, các chứng từ tăng TSCĐ, các chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện

Trang 26

Mục tiêukiểm toán

Mục tiêu kiểm toán

đủ chép đầy đủ

ra trường hợp quên không ghi sổ TSCĐ

Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện các trường hợp ghi TSCĐ thành chi sản xuất kinh doanh.

Kiểm tra lại các hợp đồng thuê TSCĐ.

Tínhchính xác

Các nghiệp vụ tăng TSCĐ đều được tính toán đúng

Kiểm tra các hóa đơn của người bán và các chứng từgốc liên quan đến tăng TSCĐ.

Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chínhliên quan tới xác định nguyên giá TSCĐ đi thuêĐối chiếu từng trường hợp tăng với sổ chi tiết TSCĐ

Tínhphân loại

Các trường hợp tăng TSCĐ được ghi chép theo đúng sự phân loạiTSCĐ

Kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ và các bút toán trong sổ kế toán căn cứ vào các quy định hạch toán của hệ thống kế toán hiện hành.

Kiểm tra các chi phí đi thuê và hợp đồng thuê để xácđịnh TSCĐ thuê tài chính hay thuê hoạt động

Tínhđúng kỳ

Các trường hợp tăng TSCĐ phải được ghi sổ kịp thời, đúng kỳ

Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ vào gần ngày lậpbáo cáo kế toán để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ không.

Sự khớpđúng

TSCĐ phải được ghi nhận đúng giá trị

Cộng số liệu TSCĐ trên bảng liệt kê mua sắm, đầu tư, cấp phát,…

Đối chiếu với số tổng cộng trong sổ cái TSCĐ

Quyền vànghĩa vụ

Các TSCĐ thể hiện trên Bảng cân đối kế toán đều thuộc sở hữu hoặc quyền kiểm soát sử dụng lâu dài của đơn vị

Kiểm tra các hóa đơn người bán và chứng từ khác vềtăng TSCĐ

Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chínhXem xét các TSCĐ có được hình thành bằng tiền của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để mua TSCĐ đó hay không

“Do hạn chế về mặt nhân lực và thời gian, KTV không thể thực hiện kiểmtra toàn bộ nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ, vì vậy KTV tiến hành chọn mẫu để thựchiện kiểm tra chi tiết Thông thường việc chọn mẫu được chọn theo danh mục tàisản được cung cấp, từ đó kiểm tra xuống các nghiệp vụ hình thành tài sản Quaviệc kiểm tra hồ sơ tài sản cố định, KTV đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắmTSCĐ và sự phê duyệt của Ban giám đốc Đối với các mẫu kiểm tra tăng TSCĐ,KTV đối chiếu nguyên giá tăng với giá trị được ghi nhận trên bảng khấu hao, đốichiếu thời điểm bắt đầu trích khấu hao với Biên bản bàn giao, kiểm tra sự phù

Trang 27

hợp của việc phân loại nhóm tài sản, tính hợp lý của việc xác định thời gian sửdụng hữu ích của tài sản.”

 Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ

Hai mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐlà: Kiểm tra tính đầy đủ (Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã xảy ra đều đã được ghisổ) và kiểm tra sự phê duyệt (Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đều được phê duyệt đầyđủ).

KTV tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các nghiệp vụ giảmTSCĐ:

 Soát xét xem liệu có việc mua sắm mới TSCĐ là đẻ thay thế cho nhữngTSCĐ đang có;

 Phân tích các khoản thu nhập và chi phí từ việc thanh lý, nhượng bánTSCĐ đã đánh giá mức độ hợp lý của các khoản này;

 Soát xét các hoạt động nâng cấp nhà máy, thay đổi quy trình sản xuất sảnphẩm, các khoản thu từ bảo hiểm để phát hiện các dấu hiệu của việc thanhlý TSCĐ;

 Phỏng vấn các nhà quản lý và công nhân sản xuất về khả năng TSCĐ đãđược thanh lý, nhượng bán.

Đối với các mẫu kiểm tra giảm TSCĐ, KTV đối chiếu nguyên giá giảmvới giá trị được ghi nhận trên bảng khấu hao, đối chiếu thời điểm thôi trích khấuhao với Biên bản bàn giao hoặc Biên bản thanh lý, kiểm tra việc ghi nhận cáckhoản lãi hoặc lỗ về thanh lý nhượng bán TSCĐ.

 Kiểm tra tính hiện hữu của tài sản cố định

Qua việc chứng kiến kiểm kê đã thực hiện, kiểm toán viên thu thập Biênbản kiểm kê TSCĐ theo mẫu VACO và Biên bản kiểm kê TSCĐ của khách hàngđể thực hiện đối chiếu về mặt số lượng và tình trạng sử dụng của TSCĐ của đơnvị.

 Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ

“Chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính, nghĩa là việc xác định chiphí phải trích hàng năm là một sự ước tính chứ không phải là chi phí thực tế phátsinh Mức khấu hao phụ thuộc vào hai yếu tố: nguyên giá và thời gian” sử dụng

hữu ích Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540: “Kiểm toán viên phải thu

Trang 28

thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các thuyết minh trongbáo cáo tài chính liên quan đến các ước tính kế toán có tuân theo các quy địnhcủa khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.Trích khấu hao TSCĐ là một trong những ước tính kế toán cần được kiểm tra”.

Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán khấu hao TSCĐ là xem xét việc đánh giá,phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý và theo đúng quy định chưa Để đáp ứngmục tiêu này, KTV cần xem xét phương pháp tính khấu hao và mức khấu hao đãtrích để xác định xem:

 Phương pháp và thời gian tính khấu hao có tuân thủ theo quy đinh hiệnhành không?

 Thời gian tính khấu hao đã đăng ký có được áp dụng nhất quán haykhông?

 Việc tính khấu hao có chính xác?

Chương trình kiểm toán chi tiết chi phí khấu hao có thể khái quát qua bảngsau:

Trang 29

Bảng 1.4: Thực hiện kiểm tra chi tiết với chi phí khấu hao TSCĐ

1 Kiểm tra lại các chính sách về khấu hao mà đơn vị đangáp dụng

- Xem xét các phương pháp sử dụng có phù hợp với các quy định hay không?

- “Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có sự xét duyệt của cấp có thẩm quyền hay không?”

2 “Thu thập, xây dựng bảng phân tích tổng quát về khấu hao”

- “So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước.- So sánh tổng số khấu khao tăng, giảm với số ghi trên sổ cái.- So sánh tổng số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết và trên sổ cái.”

3 Kiểm tra mức khấu hao

- “So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện tại với năm trước.- So sánh số phát sinh có của TK 214 với chi phí khấu hao ghi trên các tài khoản chi phí.”

- Tính toán lại chi phí khấu hao trong kỳ và đối chiếu với số liệu kế toán Giải thích chênh lệch nếu có.

- Xem xét phương pháp tính khấu hao mà đơn vị đang sử dụng,tính nhất quán trong viếc áp dụng phương pháp tính khấu hao.- Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao vào các đầu chi phí: Khoản mục chi phí phân bổ có căn cứ theo bộ phận và mục đích sử dụng.

4 “Xem xét lại các văn bản mới nhất có liên quan đến việc điều chỉnh mức khấu hao Qua đó xem xét lại việc áp dụng tỷ lệ và mức khấu hao cho phù hợp.”

 Kiểm tra phân loại và trình bày các khoản mục TSCĐ trên BCTCThu thập danh mục TSCĐ dùng để cầm cố, thế chấp (kết hợp với phần hành Vay và nợ thuê tài chính); danh mục TSCĐ đã dừng hoạt động, tạm dừng để sửa chữa, đã hết khấu hao vẫn còn sử dụng…

Kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của thuyết minh liên quan đên TSCĐ trên BCTC, cụ thể:

 TSCĐ đem cầm cố, thế chấp đảm bảo khoản vay. TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng. TSCĐ tạm thời không sư dụng, chờ thanh lý. Các cam kết mua TSCĐ.

 Các nghiệp vụ mua sắm TSCĐ với bên có liên quan.

Trang 30

Rà soát danh mục TSCĐ, bất động sản đầu tư để đảm bảo việc phân loạigiữa TSCĐ hữu hình với BĐS đầu tư, giữa TSCĐ hưu hình với chi phí SXKDhoặc HTK…

Phân loại tài sản và số dư tương ứng của từng nhóm TSCĐ.

1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng trong cuộc kiểm toán nói chung và trong kiểmtoán các phần hành nói riêng Sau khi đã tiến hành tất cả các công việc cần thiết,KTV tổng hợp các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được để hình thành nên ýkiến kiểm toán phù hợp và từ đó đưa ra tờ kết luận kiểm toán về khoản mụcTSCĐ với các vấn đề phát hiện được.

“Sau khi đã gửi lại kết luận kiểm toán về khoản mục TSCĐ cho trưởngnhóm kiểm toán, KTV vẫn cần thiết phải tiếp tục theo dõi các tình hình liên quanđến khoản mục này để có những điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.”

Sau khi hoàn thành tất cả các phần công việc trên, KTV sẽ thông qua ýkiến của chủ nhiệm kiểm toán phụ trách cuộc kiểm toán trước khi lập dự thảobáo cáo kiểm toán gửi cho khách hàng Các kết luận về khoản mục TSCĐ có vaitrò rất quan trọng trong việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trong báo cáokiểm toán Trong thực tế kiểm toán, KTV có thể có sự điều chỉnh các bước côngviệc thực hiện cho phù hợp với từng khách hàng cụ thể mà vẫn đảm bảo tính tuânthủ các chuẩn mực cũng như là các quy định hiện hành.

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN TẠIKHÁCH HÀNG

Công ty TNHH X là khách hàng thường niên của Công ty TNHH Kiểmtoán VACO Cuộc kiểm toán BCTC cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2021diễn ra vào giữa tháng 1 năm 2021 Công ty X là công ty trong ngành sản xuấtlinh kiện điện tử Đối với khoản mục TSCĐ, công ty có các tài sản lớn như nhàxưởng, dây chuyền sản xuất, …

Khoản mục TSCĐ là một khoản mục cơ bản trong kiểm toán BCTC KTVthực hiện kiểm toán tuân theo quy định kiểm toán chung và chương trình kiểmtoán được thiết kế Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, KTV cũng áp dụng linhhoạt phù hợp với đặc trưng của từng khách hàng Trong quá trình làm việc, emcó cơ hội được tiếp cận Hồ sơ kiểm toán của khách hàng X cũng như các tài liệuliên quan tới cuộc kiểm toán này Em xin tường thuật lại công việc thực tế đượcVACO thực hiện tại doanh nghiệp X trong cuộc kiểm toán BCTC năm 2021 làmví dụ thực tế.

2.1 Chuẩn bị kiểm toán

2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Công ty X là khách hàng hàng năm của VACO, năm 2021 đã thực hiệnsoát xét quý hai và quý ba Sau nhiều năm cung cấp dịch vụ, VACO đã nắm rõtình hình hoạt động, môi trường kinh doanh của khách hàng Vì vậy, KTV chỉcần cập nhật thêm thông tin về khách hàng và xem xét những vấn đề còn tồn tạitrong cuộc kiểm toán năm trước Trong quá trình làm việc, KTV nhận thấy côngty X luôn hợp tác, hỗ trợ và tôn trọng ý kiến của kiểm toán viên không có bấtđồng nào xảy ra Trong năm tài chính 2021, Ban Giám đốc của Công ty X có sựthay đổi nhưng KTV đánh giá không có rủi ro nào khiến VACO phải ngừng cungcấp dịch vụ Mặt khác, VACO có khả năng thực hiện kiểm toán cho Công ty X.Vì vậy, Công ty TNHH Kiểm toán VACO chấp nhận tiếp tục ký kết hợp đồngkiểm toán năm 2021 với Công ty TNHH X Đây là công việc rất quan trọng giúpVACO có những nhận định ban và tránh được rủi ro khi thực hiện kiểm toánngoài mong muốn.

Qua các thông tin về khách hàng X, KTV tiến hành lập bảng đánh giá(Phụ lục 2.1) để xem xét và đánh rủi ro hợp đồng đối với Công ty TNHH Kiểm

Trang 32

toán VACO Sau khi xem xét tất cả các vấn đề trong bảng đánh giá khách hàng,KTV đi đến kết luận tiếp tục chấp nhận khách hàng và ký kết hợp đồng kiểmtoán có sự thống nhất giữa hai bên trước.

2.1.2 Thu thập thông tin về khách hàng

Do khách hàng X là khách hàng thường niên của công ty nên KTV chỉ cậpnhật và bổ sung các thông tin mới phát sinh Tại công ty, thông tin khách hàng Xđược lưu trong hồ sơ kiểm toán chung như sau:

 Thông tin khái quát về Công ty TNHH X

Công ty X là khách hàng kiểm toán hàng năm của VACO nên việc tìmhiểu hoạt động, thu thập thông tin về khách hàng X được KTV thực hiện đơngiản hơn KTV xem xét hồ sơ kiểm toán chung và thu thập thêm một số tài liệuquan trọng của các sự kiện xảy ra trong năm 2021 như biên bản họp HĐQT, biênbản kiểm tra của cơ quan Thuế, các hợp đồng và cam kết quan trọng.

Công ty TNHH X là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn đầu tưnước ngoài, được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động 12 năm theoGiấy Chứng nhận đầu tư lần đầu số 1080456xxx ngày 18 tháng 06 năm 2010 doBan quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp Công ty hoạt động theoGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp số 080135xxx do Phòng Đăng kýkinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp thay đổi lần thứ tư ngày25 tháng 12 năm 2019.

Chủ sở hữu (Công ty mẹ) của Công ty đặt tại Nongkham Sriracha ChonBuri, Thái Lan.

Vốn điều lệ của Công ty là 251.508.000.000 VND tương đương12.000.000 USD.

Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31/12/2021 là 993 người (Tạingày 31/12/2020 là 758 người)

Ngành nghề kinh doanh: “Sản xuất linh kiện điện tử (hoạt động chính);

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí; Lắp đặt hệthống điện; Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp; Xây dựng nhà các loại;Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn, bán lẻmột số chủng loại hàng hóa; Các ngành nghề kinh doanh khác.”

Trang 33

 Hệ thống kế toán của Công ty TNHH X

Cơ sở lập Báo cáo tài chính: BCTC được trình bày bằng Việt Nam Đồng

(VND) theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam,hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại ViệtNam.

Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và

kết thúc vào ngày 31 tháng 12

“Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp

Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12năm 2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tàichính trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.”

Hình thức kế toán: Công ty ghi sổ theo theo hình thức Nhật ký chung

được thực hiện trên máy tính.

 Chính sách kế toán liên quan đến TSCĐ

Công ty X phản ánh TSCĐ theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.Nguyên giá TSCĐ được xác định bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khácliên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Các chiphí phát sinh sau ghi nhận chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phínày chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Cácchi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là các chi phí trong kỳ KhiTSCĐ được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao được xóa sổ và bất cứkhoản lỗ lãi nào do bán hay thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phítrong kỳ.

Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng

dựa trên thời gian hữu dụng ước tính cụ thể như sau:

Thời gian sử dụng ước tính

Trang 34

Tài sản cố định vô hình: Bản quyền được ghi nhận ban đầu theo giá mua

và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụngước tính.

2.1.3 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Kiểm toán viên trên căn cứ vào dữ liệu trong Bảng cân đối kế toán, Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chínhtrước kiểm toán Các thủ tục phân tích tổng quát ngang, phân tích tổng quát dọcvà tính toán các tỷ suất sẽ được KTV áp dụng Biểu dưới trình bày phân tích sơbộ đối với khoản mục TSCĐ được trích từ phân tích sơ bộ chung đối với BCTC:

Biểu 2.1: Phân tích sơ bộ khoản mục Tài sản cố định

Tên khách hàng: Công ty TNHH XNgày khóa sổ: 31/12/2021

Người thực hiện PQC 08/01/2022Người soát xét 1 NTL 10/01/2022Người soát xét 2

Tài sản cố định 725.037.898.790 697.041.528.728 7.996.370.062 1,15%

TSCĐ hữu hình 712.258.628.790

686.579.128.72

8 5.679.500.062 0,83%TSCĐ vô hình 12.779.270.000 10.462.400.000 2.316.870.00022,14%

Tổng Tài sản 967.032.480.078 906.248.069.367 60.784.410.711 6,71%

Số dư khoản mục TSCĐ tại thời điểm 31/12/2021 là 725.037.898.790 VND tăng gần 8 tỷ, tương ứng 1,15% so với số dư cuối năm 2020 Điều này chủ yếu do biến động tăng TSCĐ hữu hình là 5,6 tỷ, tuy nhiên TSCĐ vô hình cũng có biến động lớn, tăng 22,14%so với số dư cuối năm 2020 Tuy nhiên, tỷ trọng TSCĐ so với Tổng tài sản giảm nhẹ từ76,92% xuống còn 74,97% KTV nhận thấy không có bất thường về khoản mục TSCĐ.

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán BCTC 31/12/2021 Công ty TNHH X)

Trang 35

2.1.4 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Đánh giá hệ thống KSNB giúp KTV dự tính được rủi ro kiểm soát từ đóthiết kế thủ tục kiểm toán hợp lý Công ty kiểm toán của VACO tiến hành gặpmặt trực tiếp đối với BGĐ công ty khách hàng X để tìm hiểu hệ thống kiểm soátnội bộ của doanh nghiệp Ban giám đốc sẽ cung cấp cho KTV các thông tin về cơcấu tổ chức quản lý, điều hành các chính sách kiểm soát nội bộ trong đơn vị củamình cũng như việc thực thi các chính sách đó Các phòng ban của Công ty Xthường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh, quản trị của công ty Dođó về tổng thể rủi ro trong hoạt động kiểm soát được kiểm soát chặt chẽ Đối vớiviệc đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ doanh nghiệp được VACOthực hiện thông qua giấy tờ làm việc ở Phụ lục 2.2 - Đánh giá hệ thống KSNB ởcấp độ toàn doanh nghiệp.

2.1.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu

“Sau khi có những hiểu biết và đánh giá sơ bộ về khách hàng, KTV xácđịnh mức trọng yếu và rủi ro cho tổng thể và từng khoản mục Xác định mứctrọng yếu là một vấn đề phức tạp đòi hỏi nhiều ở kinh nghiệm và xét đoánchuyên môn của kiểm toán viên Tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO, phầnmềm kiểm toán AS/2 là công cụ đắc lực, giúp cho công việc diễn ra hiệu quả,nhanh chóng hơn Cơ sở xác định mức trọng yếu của KTV dựa vào các chỉ tiêu:lợi nhuận, doanh thu, vốn chủ sở hữu hoặc tổng tài sản KTV sẽ lựa chọn chỉ tiêuđể xác định mức độ trọng yếu cho phù hợp cho từng cuộc kiểm toán Việc nàythường được trưởng nhóm kiểm toán thực hiện và tuân theo chính sách công ty.Sau đó mức trọng yếu kế hoạch sẽ được thông báo với nhóm kiểm toán trướcthực hiện kiểm toán tại khách hàng và trưởng nhóm có trách nhiệm xác định lạimức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem cáccông việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đủ hay chưa.”

Đối với cuộc kiểm toán tại Công ty TNHH X cho năm tài chính kết thúcngày 31/12/2021, chỉ tiêu doanh thu thuần được KTV lựa chọn để xác định mứctrọng yếu với lý do Công ty khách hàng có mục tiêu tài chính là phát triển bềnvững, không có động cơ gian lận Dựa trên nguồn số liệu sổ sách, BCTC trướckiểm toán công ty khách hàng cung cấp, KTV thực hiện công việc tính toán mứctrọng yếu Bằng kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của mình, KTV đưa ra tỷlệ để ước tính mức trọng yếu Theo kế hoạch, tỷ lệ KTV đưa ra là 90% vì kháchhàng có quy mô không lớn, rủi ro mức độ thấp và mức độ phức tạp thấp; tỷ lệ

Trang 36

toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công tyTNHH X được thực hiện tại Giấy tờ xác định mức trọng yếu BCTC Công ty Xlưu tại mục A710 - Xác định mức trọng yếu kế hoạch - thực tế trong hồ sơ kiểmtoán như sau:

Trang 37

Biểu 2.2: Xác định mức trọng yếu

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán BCTC 31/12/2021 Công ty TNHH X)

Từ mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện đã được tính dựatrên doanh thu thuần trước kiểm toán, VACO áp dụng mức trọng yếu thực hiệncho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản, bao gồm khoản mục TSCĐ là mứctrọng yếu thực hiện trên toàn bộ BCTC đã tính.

Qua kết quả kiểm toán các năm và đánh giá sơ bộ về KSNB, tình hìnhhoạt động của đơn vị, rủi ro đối với khoản mục TSCĐ được đánh giá ở mức thấp,tuy nhiên hệ số rủi ro được trưởng nhóm chỉ định áp dụng đối với khoản mụcTSCĐ là 1,5 (tương đương với rủi ro ở mức trung bình được quy định bởichương trình kiểm toán của VACO) để đảm bảo tính thận trọng trong cuộc kiểmtoán.

Trang 38

2.1.6 Dự kiến về nhân sự và thời gian thực hiện kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phân công công việc cho các thành viêntrong nhóm theo các tài khoản trên BCĐSPS Do áp dụng phương pháp tiếp cậnkiểm toán theo rủi ro và để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp nên việc bố trínhân sự thực hiện kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng phảiđược phân công phù hợp mang lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán Trong cuộckiểm toán BCTC của khách hàng X cho năm tài chính 2021, trợ lý kiểm toánTSCĐ được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm toán với khoản mục TSCĐ.

Theo sự thống nhất giữa VACO và khách hàng X, cuộc kiểm toán sẽ đượcthực hiện từ 13 tháng 1 năm 2021 đến 17 tháng 1 năm 2022

2.1.7 Lập kế toán kiểm toán chi tiết

Bước cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toántiến hành lập kế hoạch cho các phần công việc chính sau đó phân công nhiệm vụcho từng cá nhân trong đoàn Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu, kết hợp vớicác đánh giá về hệ thống KSNB, hệ thống kế toán, phân tích sơ bộ và đánh giárủi ro, KTV lập chương trình kiểm toán cho khoản mục tài sản cố định tại Côngty TNHH X:

Biểu 2.3: Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ đối với khách hàng X

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán BCTC 31/12/2021 Công ty TNHH X)

Trang 39

2.2 Thực hiện kiểm toán

2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Các thủ tục khảo sát đối với KSNB thường được áp dụng là kiểm tra cáctài liệu, các quy định của đơn vị về việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệthống; quan sát quá trình vận hành của hệ thống; phỏng vấn những người cótrách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống, kiểm tra cáctài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tục KSNB được thực hiện.

Trang 40

Biểu 2.4: Kiểm tra KSNB đối với chu trình TSCĐ VÀ XDCB

Ngày khóa sổ kế toán: 31/12/2021

Nội dung: KIỂM TRA KSNB ĐỐI VỚI CHU

C510Tên NgàyNgười lập CT PQC 12/02/2022Người soát xét 1 NTL 14/02/2022Người soát xét 2

Mục tiêukiểm soát

Thủ tục kiểm soát củađơn vị

Thủ tục kiểm toán hệ

“Tính hiệu lực:

TSCĐ trình bày trên BCTC là có thật”

- ”Bộ phận quản lý và TSCĐ được tách biệt với bộ phận ghi sổ TSCĐ

- Mua sắm TSCĐ phải có giấy đề nghị mua, hợp đồng mua TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ, thanh lý phải cóđề nghị thanh lý TSCĐ”

”- Phỏng vấn đơn vị để kiểm tra sự tách biệt giữa bộ phận sử dụng và bộ phận ghi sổ- Kiểm tra chọn mẫu chứng từ, sự luận chuyển chứng từ của nghiệp vụ mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ”

”- Có sự tách biệt giữa bộphận ghi sổ và bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ- Chọn mẫu 01 nghiệp vụ mua TSCĐ, 01 nghiệp vụ thanh lý TSCĐ, chứng từ được lập đầy đủ”

Tính đầy đủ:

Tất cả TSCĐ của doanh nghiệp được ghi chép và phản ánh đầy đủ”

”- Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ ghi chép từ thời điểm phát sinh cho đến khi thanh lý, nhượng bán”

”- Chọn mẫu một số TSCĐ, kiểm tra hồ sơ ghi chép của TSCĐ đó”

”- Chọn mẫu 03 TSCĐ kiểm tra hồ sơ, hồ sơ ghichép đầy đủ và chi tiết”

Sự phê chuẩn:

Các nghiệp vụ TSCĐ được phê chuẩn đúng đắn”

”- Tất cả các nghiệp vụ mua sắm, thanh lý nhượng bán TSCĐ phảicó sự phê duyệt của Ban Giám đốc Công ty”

”- Chọn mẫu nghiệp vụ mua sắm, nhượng bán TSCĐ, kiểm tra sự phê duyệt”

”- Đã chọn mẫu 05 nghiệp vụ kiểm tra, tất cả đều được phê duyệt bởi Giám đốc hoặc Phó Giám đốc”

Quyền và nghĩa vụ: Chỉ TSCĐ

của DN mới được

- Toàn bộ TSCĐ của DN được ghi chép riêng, tách biệt với

- Kiểm tra sự tách biệt trong ghi chép TSCĐ thuộc và không thuộc

”- KTV đã tiến hành phỏng vấn đơn vị, có sự tách biệt trong ghi chép

Ngày đăng: 28/10/2022, 13:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. GS.TS Nguyễn Quang Quynh & PGS. TS Ngô Trí Tuệ (Viện Kế toán – Kiểm toán Đại học Kinh tế Quốc dân) (2017), Giáo trình Kiểm toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm toán tàichính
Tác giả: GS.TS Nguyễn Quang Quynh & PGS. TS Ngô Trí Tuệ (Viện Kế toán – Kiểm toán Đại học Kinh tế Quốc dân)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2017
3. GS.TS Đặng Thị Loan (2009), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
4. Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, ban hành và công bố theo Quyết định ngày 31 số149/2001/QĐ-BTC tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
5. Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, ban hành năm 2012 và có hiệu lực năm 2014 Khác
6. Bộ tài chính, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 Khác
7. Bộ Tài chính, Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, ban hành theo thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 Khác
8. Công ty TNHH Kiểm toán VACO, tài liệu nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán VACO Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w