1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC

53 1,6K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 536,5 KB

Nội dung

Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

I - MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN

II - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội

2.3 Hiện trạng môi trường tại khu vực dự án

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC ẢNH HƯỞNG KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI

TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

I./ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

1.1 Phương pháp thống kê

1.2 Phương pháp khảo sát thực địa

1.3 Phương pháp đánh giá nhanh

1.4 Phương pháp so sánh

1.5 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

1.6 Phương pháp chuyên gia

1.7 Phương pháp quan trắc môi trường nước

1.8 Phương pháp quan trắc môi trường không khí

II – NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG

III - ẢNH HƯỞNG VỀ MẶT KINH TẾ

1 Lợi ích về mặt kinh tế của dự án

Trang 2

2 Thiệt hại về mặt kinh tế do dự án mang lại

IV - ẢNH HƯỞNG VỀ MẶT XÃ HỘI

1 Những tác động tích cực về mặt xã hội do dự án mang lại

2 những tác động tiêu cực đến xã hội

V - ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN

A- Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công các công trình của dự ánB- Giai đoạn đưa công trình vào sử dụng

V - ẢNH HƯỞNG VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

1 Các tác động môi trường do dự án gây ra

2 Phương pháp khắc phục sự cố môi trường

3 Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động xây dựng KẾT LUẬN

Trang 3

BẢNG GIẢI NGHĨA VIẾT TẮT

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua vấn đề môi trường ở Việt Nam đang được chú ýđặc biệt Với những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng môi trường, cũng nhưnâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Những hoạt động đó nhằm hướngđến thực hiện mục tiêu phát triển bền vững do đảng và nhà nước đề ra được phảnánh rõ ràng trong mục tiêu phát triển 2010 và tầm nhièn 2020

Song song với sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa, đầu tư kếtcấu hạ tầng đô thị được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xãhội và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước Trên cơ sở đóviệc đầu tư hệ thống các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại đáp ứng sự phát triển vàthu hút các nhu cầu đầu tư là rất cần thiết

Trong những năm gần đây hoạt động xây dựng của nước ta diễn ra rất mạnh

cơ sở hạ tầng được nâng cấp để phù hợp với sự phát triển của kiến trúc thượngtầng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân và cho đất nước

Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự tồn tại của các ngoại ứng.Khi có mặtcủa các thành phần này trong nền kinh tế thị trường thì giá cả không phản ánhđược giá trị thực của sản phẩm gây ra sự bóp méo của thị trường kết quả là cácdoanh nghiệp sản xuất và dịch vụ sẽ sản xuất quá nhiều hoặc quá ít làm cho thịtrường vận hành không hiệu quả nếu xét trên góc độ toàn xã hội Vì vậy để đảmbảo một sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường thì vấn đề xem xét đến nhữngảnh hưởng về mặt môi trường là một vấn đề hết sức cần thiết đòi hỏi phải có sựquản lý chặt chẽ của nhà nước và sự phối hợp của người dân trong vấn đề này.Tuy nhiên làm thế nào để sự can thiệp của chính phủ đạt được những hiệuquả tốt nhất tránh được thất bại của thị trường thì vẫn còn là một bài toán khó đòihỏi phảI có một sự nghiên cứu kĩ càng và khoa học.Và để làm được việc này thìmột trong những vấn đề đầu tiên là chúng ta phảI đánh giá được các thiệt hại do ô

Trang 5

nhiễm môI trường gây ra tại các cơ sở sản suất kinh doanh dịch vụ, các khu côngnghiệp, các khu vục diễn ra hoạt động khai thác và chế biến…từ đó làm cơ sở đểnhà nước đưa ra được những công cụ và chính sach hợp lý bảo vệ môI trường,phát triển sản xuất và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Đề án được trình bày với nội dung chính là Nghiên cứu Đánh giá ảnh hưởngkinh tế - xã hội – môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thịmới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội

Song do khuôn khổ có hạn nên em không thể đề cập tới tất cả các khía cạnhcủa vấn đề, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến khoa học của các thầy côgiáo và của bạn đọc để cho bài viết này được thêm phần hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo!

Trang 6

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Hiện Nay Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các đô thị Việt Nam đang được mở rộng và xây mới để đáp ứng yêu cầu về không gian sống làm việc và nghỉ ngơi của người dân đất nước càng phát triển thì hệ thống hạ tầng kĩ thuật ở đô thị càng có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếpđến môi trường sống của người dân cũng như các nghành công nghiệp và quan hệ lưu thông nội, ngoại đô Quy hoạch phát triển không gian đô thị chỉ được thực hiện có hiệu quả khi hạ tầng kĩ thuật được xây dựng,quản lý và bảodưỡng một cách đồng bộ đúng quy chuẩn Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có những hệ thống thiết kế và nghiên cứu chi tiết về thực trạng chất lượng cũng như khả năng phục vụ của hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị do nhiều nguyên nhân như: Thiếu kinh phí, chủ quan coi thường của các cấp chủ quản, thiếu tài liệu và thông tin cần thiết… Điều này làm cho việc quản lý và bảo dưỡng cũng như hoạch định phát triển tương lai cho hệ thống hạ tầng kĩ thuật khó khăn hơn hoặc không hiệu quả Để khắc phục tình trạng này cần nghiên cứu chi tiết và thống kê lại chất lượng của hệ thống hạ tầng kĩ thuật tạicác đô thị Việt Nam Qua đó tìm ra các hạn chế của hệ thống hạ tầng đang có

và đưa ra các đề xuất về quản lý, bảo dưỡng và làm mới, nhằm đáp ứng được các yêu cầu của đô thị hiện đại

Trong những năm gần đây nước ta đã phát triển với tốc độ tương đối mạnh tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng hơn 7% Song song với những mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì tốc độ đô thị hóa ở nước ta cũng diễn ra mạnh

mẽ thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện Cùng với những mặt tích cực của quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế đó cũng còn tồn tại những vấn đề tiêu cực chưa được giải quyết như còn tồn tại một số các tệ nạn xã hội hay như vấn đề môi trường còn nhiều bất cập chưa được giải quyết đặc biệt với mục tiêu phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá

Trang 7

đất nước thì cơ sở hạ tầng ở các khu đô thị mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhiều hệ thống mới, việc cải tạo và phát triển khá nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu sống và làm việc của người dân tuy nhiên hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị vẫn còn thiếu và yếu các công trình này xuống cấp nghiêm trọng và không thểđáp ứng được nhu cầu của cư dân đô thị cụ thể theo thống kê của những nghiên cứu gần đây cho thấy thực trạng hạ tầng kĩ thuật đặc biệt là hệ thống công ích thì đang thiếu nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng:

Trang 8

mới, chất lượng cải tạo thấp, quản lý lỏng lẻo,không chú ý duy tu bảo dưỡng ,nhu cầu của người dân tăng quá nhanh… ngoài ra còn có nguyên nhân từ sự không thống nhất giữa quy hoạch tổng thể, kế hoạch xây dựng cơ bản, kêu gọiđầu tư, vận hành, khai thác và sử dụng Bên cạnh đó chất lượng của các hệ thống còn nhiều yếu kém đặc biệt là tại các khu đô thị cũ thường có chất lượng rất thấp và không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân như hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa vào mùa mưa hoạt động không hiệu quả gây ra ứ đọng nước bẩn, lụt lội xảy ra trong nội thị và đây là các ổ phát sinh dịch bệnh.

Những sự yếu kém này xuất phát từ ý thức của con người và do những

dự án triển khai xây dựng không đồng bộ gây ra làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân Cần có những giải pháp nhanh chóng nhằm khắc phục tình trạng trên

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của đất nước trong thời gian qua cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận đóng vai trò là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng và của đất nước Song song với sự phát triển của Thủ

Đô, tỷ lệ tăng dân số đô thị tại thành phố Hà Nội ngày một tăng cao Nhu cầu nhà ở của người dân cũng tăng lên đòi hỏi cần có phương án giải quyết

Trong những năm gần đây cùng với những chuyển biến tích cực về mặtkinh tế - xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia cũng được mở rộng và phát triển từnăm 1999 – 2004 cả nước ta đã có khoảng 200 đô thị Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở cả 3 vùng Bắc – Trung – Nam và ở các vùng duyên hải kể

cả ở các đảo lớn như Phú Quốc, Côn Đảo, Vân Đồn, Cát Bà… Tăng trưởng trung bình của các đô thị nước ta là khoảng 12 – 15% Thu nhập đầu người tăng nhanh, tại các đô thị lớn đạt khoảng 1.000USD/ năm Hệ thống đô thị thực sự đóng vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế tuy nhiên quá

Trang 9

trình này cũng đã có tác động không nhỏ đến môi trường Không gian đô thị được mở rộng đáng kể, Tài nguyên đất đô thị đang được khai thác triệt để nhằm xây dựng các công trình nhằm phục vụ nhu cầu ở của người dân

Dự án xây dựng khu đô thị mới Lilama Land thuộc địa phận xã Sơn Đồng và Lại Yên huyện Hoài Đức - Hà Nội là khu vực có điều kiện về quỹ đất, kết cấu hạ tầng theo hướng phát triển mở rộng, hội tụ nhiều yếu tố cho phát triển đô thị về lâu dài nhằm thỏa mãn các mục tiêu:

- Tạo lập một khu đô thị văn minh, hiện đại và một môi

trường sinh thái hấp dẫn theo xu hướng bền vững Đặc biệtphù hợp với các yêu cầu bảo vệ hành lang an toàn giao thông và cảnh quan khu vực phía tây khu đô thị mới Sơn Đồng

- Từng bước hình thành chuỗi đô thị dọc trục cao tốc Láng –

Hòa Lạc và đường vành đai 4 của thủ đô Hà Nội

- Tạo quỹ đất xây dựng đô thị phục vụ tăng trưởng kinh tế

trong khu vực đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khu vực và từng bước chuyển hóa lao động nông nghiệp sạng lao động công nghiệp và dịch vụ đô thị

Tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực của quá trình đô thị hóa thì còn tồn tại những mặt tiêu cực đòi hỏi cần có biện pháp quản lý hợp lý và việc đánh giá các ảnh hưởng về mặt Kinh tế - Xã hội – Môi trường do dự án gây ranhằm tránh những thiệt hại và tổn thất không đáng có đó là các hoạt động xâydựng, mở rộng khu đô thị mới gây ảnh hưởng đến các thành phần môi trường

và sức khỏe của người dân là hết sức cần thiết

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

Trang 10

I - MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN

Tên dự án: Đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng, Hoài

Đức, Hà Nội

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần bất động sản Lilama

Trụ sở: Tầng 17+18, tòa nhà DMC, số 535 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Vị trí khu vực dự án:

Khu vực dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng nằm ởphía tây của khu đô thị Sơn Đồng, có quy mô 35,30ha (Không kể 3,9ha đất dịch vụ xã Sơn Đồng); Gồm các lô CH-01, CH-03, CH-05; HH-20; QT-02; TH-02 và được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp khu vực xã Sơn Đồng

- Phía Nam giáp khu vực xã Lại Yên

- Phía Đông giáp với khu đất DV02, QT-01, NT-01, HH-06,

CX-2, CC-01, TDTT-02 trong quy hoạch chi tiết 1/2000 của khu đô thị mới Sơn Đồng

- Phía Tây giáp đường Sơn Đồng - Song Phương

Ranh giới của quy hoạch được giới hạn cụ thể bằng các tuyến đường Hầu hếtkhu đất xây dựng dự án là đất canh tác nông nghiệp bao gồm các cánh đồng lúa cùng hệ thống kênh, Ngòi, Mương tưới tiêu thủy lợi của các xã Sơn Đồng,

Di trạch, Kim Chung, Lại Yên Nhìn chung địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, cao độ nền từ 3,65m-6,5m, độ dốc nền 0,1% Cao độ nền đường Sơn Đồng - Song Phương ở phía Tây là 6,48m ÷ 6,6m

Phía tây khu vực Dự án là Sông Đáy với chiều rộng giữa hai thân đêkhoảng 5km Đây là vũng xả lũ, phù sa mầu mỡ, đã tạo ra một vùng cảnh quan sinh thái rất hấp dẫn Khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng nằm tại phía Tây của đê tả sông Đáy, vì vậy các phương án nghiên cứu thiết kế đã dựa trên các

Trang 11

yếu tố này, nhằm tạo nên 1 liên kết không gian cây xanh vui chơi giải trí với khu vực này.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạchu chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng đã tham khảo báo cáo khảo sát địa chất các công trìnhphụ cận và báo cáo địa chất chung của khu vực cho thấy điều kiện địa chất ổn định có thể cho phép xây dựng các công trình cao tầng

Nhìn chung đặc điểm địa hình địa mạo của khu vực rất thuận lợi cho công tác quy hoạch xây dựng đô thị

Nội dung chủ yếu của dự án

Trong quy hoạch tổng thể toàn bộ khu đô thị Sơn Đồng đã xác định khu vực quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 có tính chất như sau: Nhà ở trung cư cao tầng, nhà có tính chất hỗn hợp, nhà ở biệt thự và bố trí các công trình hạ tầng đầu mối của toàn khu đô thị Sơn Đồng Đây sẽ là khu đô thị phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tương đương đô thị loại I

Các hạng mục công trình

Công trình công cộng: Hệ thống các công trình công cộng bao gồm trường

học, các công trình dịch vụ thương mại….bố trí phân tán trên địa bàn khu đô thị mới, tại các vị trí phù hợp với chức năng sử dụng và khả năng đáp ứng củaquỹ đất

Các công trình công cộng có yêu cầu về kiến trúc, xây dựng hạ tầng kỹ thuật,

vệ sinh môi trường, quản lý xây dựng ….Kiến trúc công trình hiện đại, phù hợp với chức năng công trình và điều kiện khí hậu của địa phương Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao quanh công trình đi ngầm và xử lý giải pháp thẩm mỹ

Trang 12

Công trình nhà ở

Công trình nhà ở bao gồm: Nhà ở chung cư hỗn hợp, các công trình nhà ở

đóng vai trò chủ đạo trong khu đô thị, tổ chức thành các nhóm tổ hợp có công trình dịch vụ, công cộng, cây xanh

+ Nhà ở trung cư cao tầng

Nhà chung cư cao tầng có tổng diện tích là 9,21 ha, chiếm 28,35% đất xây

dựng bao gồm các lô đất N1, N2, N3, N4 Tầng cao 21 tầng, mật độ xây dựng

30 – 40% cho từng lô đất, hệ số sử dụng đất 6,3 – 8,4 lần Các khối nhà chung

cư cao tầng được hợp khối dung chung tầng để bố trí các công trình công

cộng như nhà trẻ, mẫu giáo, dịch vụ thương mại… phục vụ nhu cầu hàng

ngày

Các chỉ tiêu sử dụng đất công trình công cộng được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu sử dụng đất công trình công cộng

hiệu lô

Diện tích (m 2 )

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao (tầng)

Hệ

số sử dụng đất (lần)

Tỷ lệ (%)

Quy mô dự kiến

Trang 13

Nhà ở biệt thự có tổng diện tích là 3,45 ha, chiếm 10,62% đất xây dựng Bao gồm các lô đất từ BT1 đến BT6

Các công trình cây xanh, mặt nước

Khu cây xanh mặt nước bao gồm hệ thống các khu cây xanh, thác nước, mặt

hồ, sân chơi gắn với các công trình nhà ở và liên kết với hệ thống cây xanh sân vườn của toàn bộ khu đô thị Hệ thống cây xanh đóng vai trò quan trọng xác định nên chất lượng khu đô thị, tạo không gian sống chuyển tiếp với các công trình kiến trúc, môi trường cảnh quan đô thị

II - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.4 Điều kiện tự nhiên

2.4.1 Đặc điểm vị trí mặt bằng

Khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng, tỷ lệ 1/500 do công ty cổ phần bất động sản Lilama Land làm chủ đầu

tư nằm ở phía tây của khu đô thị Sơn Đồng có quy mô 35,3 ha

- Phía Bắc giáp khu vực xã Sơn Đồng

- Phía Nam giáp khu dịch vụ xã Lại Yên

- Phía Đông giáp với khu đất DV02, QT-01, NT-01, HH-06,

CX-27, CC-01, TDTT-02 trong quy hoạch chi tiết 1/2000 của khu đô thị mới Sơn Đồng

- Phía Tây giáp đường Sơn Đồng – Song Phương

Hầu hết khu đất xây dựng dự án là đất canh tác nông nghiệp bao gồm các cánh đồng lúa cùng hệ thống kênh, ngòi, mương tưới tiêu thủy lợi của các xã Sơn Đồng Di Trạch,Kim Chung, Lại Yên, nhìn chung địa hình khu vực

Trang 14

tương đối bằng phẳng, cao độ nền hiện trạng từ 3,65-6,5m độ dốc nền 0,1% Cao độ nền đường Sơn Đồng – Song Phương ở phía Tây 6,48 m – 6,6m

2.4.2 Điều kiện khí tượng, địa chất, thủy văn

Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí tượng, địa chất, thủy văn tại khu vực dự án Đó là các yếu tố:

- Nhiệt độ, khí quyển và bức xạ mặt trời

- Độ ẩm không khí và lượng mưa

- Chế độ gió, hướng gió và tần xuất hướng gió

- Độ bền vùng khí quyển

Nằm trong địa bàn Hà Nội, khu vực ĐTM Lilama Land Sơn Đồng có đặc trưng khí hậu khu vực Đồng bằng bắc bộ - khí hậu nhiệt đới gió mùa Sự phânchia khí hậu nhiệt đới gió mùa theo bốn mùa trong đó có hai mùa chính là mùa hè và mùa đông, còn hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu

Khí Hậu

Khu đô thị Sơn Đồng nằm trong mạng lưới đô thị dọc đường Láng Hòa Lạc thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa: Nắng nóng, ẩm ướt, mưa nhiều Mỗi năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa

Trang 15

Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình

Ngày mưa trung bình

Lượng bay hơi

Lượng bay hơi bình quân hang năm là 817mm

Tháng bay hơi cao nhất: 107mm

Tháng bay hơi thấp nhất: 17mm

Độ ẩm bình quân: 84%

Độ ẩm không khí bến đổi vào mùa khô và mùa mưa nhưng sự chênh lệch

độ ẩm giữa 2 mùa là không nhiều Số giờ nắng lớn nhất tập trung vào tháng 6,7 và nửa đầu tháng 11 trong năm

Gió

Gió thổi theo hướng Nam – Đông Nam mang không khí nóng và hơi ẩm, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 Gió mùa thường có vận tốc dao động từ 2-3m/s thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 theo hướng Bắc – Đông Bắc với đặc điểm khô và lạnh

Bão thường có mưa to và gió lớn bắt đầu từ tháng 7 và tháng 9 hàng năm

Thủy Văn

Trang 16

Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn Sông Đáy, và vùng trũng, là rốn thoát nước của khu vực phía bắc huyện Hoài Đức vì vậy trong phạm vikhu vực thiết kế có hiện tượng ngập lụt cục bộ vào các mùa lũ lớn trên song Đáy khi hệ thống mương tiêu hoạt động không tốt.

Địa chất thủy văn và địa chất công trình

Khu vực chưa có khoan khảo sát địa chất và báo cáo địa chất riêng cho khu vực thiết kế tuy nhiên qua tham khảo báo cáo khảo sát địa chất các công trình phục cận và báo cáo địa chất chung của khu vực cho thấy công trình được xây dựng trên mặt bằng tương đối ổn định về điều kiện địa chất có thể cho phép xây dựng các công trình cao tầng (Tham khảo dự án xây dựng khu

đô thị mới Trung Văn) Kiến nghị trong các giai đoạn triển khai dự án tiếp theo cần có báo cáo khảo sát địa chất thích hợp

Khu vực khảo sát nằm trong vùng có cấu trúc địa chất đơn giản chủ yếu là bồi tích sông hồ hỗn hợp gồm đất sét pha, cát, sỏi, cuội Trên cơ sở tài liệu khoan, kết quả thí nghiệm hiện trường và kết quả thí nghiệm trong phòng, địa chất của khu vực dự án từ trên xuống dưới địa tầng được phân bố như sau:

- Lớp 1: Đất lấp, đất trồng trọt, chiều dày thay đổi từ 0,4m - 1,4m,

trung bình 0,8m Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám nâu, xám vàng, trạng thái dời dạc

- Lớp 2: Cát mịn, trạng thái dời dạc

- Lớp 3: Cát mịn trạng thái chặt vừa

- Lớp 4: Sét pha trạng thái dẻo cứng

- Lớp 5: Sét pha trạng thái dẻo chày - dẻo mềm, nằm dưới lớp 1,3,4

gặp tại tất cả các hố khoan

- Lớp 6: Sét pha trạng thái dẻo cứng Cao độ mặt lớp thay đổi từ

-17,9m đến -26,6m Chiều dày lớp thay đổi từ 1,8m đến 10,2m thành

Trang 17

phần chủ yếu là sét pha màu nâu hồng, xám đen và trạng thái dẻo cứng

- Lớp 7: Cát trung trạng thái chặt vừa Cao độ mặt lớp thay đổi từ

-23,8 đến -28,5m chiều dày thay đổi từ 1,8 m đến 10,2m Thành phầnchủ yếu là cát trung màu xám, xám xanh và trạng thái chặt vừa

- Lớp 8: Sạn sỏi lẫn cuội, trạng thái rất chặt, cao độ mặt lớp thay đổi

từ -29,7m đến -34m

Cảnh quan thiên nhiên

Khu vực nghiên cứu có địa hình bằng phẳng, đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa Phía tây khu vực nghiên cứu là sông Đáy với chiều rộng giữahai than đê khoảng 5km Đây là vùng xả lũ, phù xa mầu mỡ, đã tạo ra một vùng cảnh quan sinh thái hấp dẫn Khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng nằm tại phía tây của đê tả song Đáy, vì vậy các phương án nghiên cứu thiết

kế cần dựa trên các yếu tố này nhằm tạo nên một liên kết không gian cây xanh, vui chơi giải trí với khu vực này

Tài nguyên sinh vật

Hầu hết đất trong vùng huyện Hoài Đức không có động thực vật quý hiếm sinh sống, về thực vật đa số trồng nhiều các loại cây bóng mát như

Phượng, Xà cừ và các cây ăn quả như Nhãn, Na, Cam, Quýt, Vải Bên cạnh đó ở các hồ ao trong khu vực còn có các thực vật như Sen, Muồng,

Cỏ lác, rong, rêu, bèo dâu, bèo nhật bản

Động vật chủ yếu ở đây là các động vật nuôi, gia súc, gia cầm Do là khu vực tập trung dân cư với mật độ tương đối cao nên số lượng các loài chim

ở đây không nhiều, chỉ có các loài như Quạ Đen, Cò, Vạc, Giang, Sếu, Diều hâu, Chim sẻ, Chim sâu, Chim chích, Chào mào…

Thành phần thủy sinh vật ở vùng này cũng như các vùng khác thuộc đồng bằng Bắc bộ là các loài nước ngọt như tôm, cua, cá, ếch, nhái…

Trang 18

2.5 Hiện trạng kinh tế xã hội

2.2.1 Hiện trạng dân cư

Hiện trạng dân cư trong khu vực thiết kế không có hộ dân nào sinh sống chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp rất thuân lợi cho việc giải phóng mặt bằng đầu tư khu đô thị

2.2.2 Hiện trạng lao động

Hiện khu vực sản xuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả cao và là quỹ đất

dự kiến chuyển sang xây dựng đô thị Do đó trong quá trình phát triển đô thị cần có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho các lao động sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ đô thị trên địa bàn thành phố, nhằm ổn định cuộc sống của người dân

Đặc điểm chung của lao động trong khu vực là có trình độ văn hóa được đào tạo cơ bản và sản xuất đa ngành nghề Các lao động trong khu vực sẽ được hỗtrợ chuyển đổi nghành nghề thong qua các quỹ đất dịch vụ đã được bố trí trong quy hoạch tổng thể

2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất khu vực thiết kế là 35,5ha trong đó

 Đất trồng lúa: 26,84ha chiếm 76,03%

 Đất TTCN: 0,29ha chiếm 0,82%

 Đất kênh mương: 3,1ha hiếm 8,78%

 Đất nghĩa địa: 2,27ha chiếm 6,43%

 Đất giao thong: 2,8ha chiếm 7,93%

Khu đất thiết kế nằm trên địa giới hành hính của hai xã Sơn Đồng và Lại Yên.Trong đó:

 Đất thuộc xã Sơn Đồng: 27,13ha chiếm 76,86%

 Đất thuộc xã Lại Yên : 8,17ha chiếm 23,14%

2.2.4 Hiện trạng hạ tầng xã hội

Trang 19

Điều kiện hạ tầng xã hội hiện trạng của khu vực gần như không có ngoài hệ thống kênh tiêu thoát nước do đặc điểm chủ yếu của khu vực là sản xuất nôngnghiệp.

2.2.5 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

a> Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

- Hiện trạng nền phần lớn quỹ đất là ruộng lúa, địa hình bằng phẳng cao

độ trung bình là 3,65m đến 6,5m

- Hiện trạng thoát nước mưa: Khu đất dự kiến xây dựng khu đô thị mới hiện tại còn là ruộng canh tác vì vậy nước mưa chủ yếu chảy tràn trên mặt ra ruộng và theo hệ thống kênh tiêu thủy lợi tiêu ra các song bằng các cống tiêu và trạm bơm tiêu

- Hệ thống kênh mương hiện trạng đóng vai trò thoát nước cho cả khu vực lân cận và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp Trong quá trình quy hoạch cần có tính toán hệ thống thoát nước mặt đáp ứng nhu cầu thoát nước cho cả khu vực

- Nền địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam

b> Hiện trạng Giao Thông

- Trong khu vực thiết kế quy hoạch hiện chỉ có tuyến đường Sơn Đồng – Song Phương ở phía tây khu vực quy hoạch là đường giao thong kiên

cố với mặt cắt ngang khoảng 5m; còn lại là hệ thống giao thong nội đồng phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp

c> Hiện trạng cấp điện

- Khu vực thiết kế hiện tại chủ yếu là đất ruộng chưa có nhu cầu điện trong ranh giới thiết kế có các tuyến điện trung thế cấp điện cho các phụ tải điện rải rác thuộc huyện Hoài Đức Lớn nhấ là tuyến 10KV chạy song song với đường Sơn Đồng – Song Phương các tuyến trung

Trang 20

thế này sẽ được nghiên cứu cải tạo lại cho phù hợp với quy hoạch sử dungj đất

d> Hiện trạng cấp nước.

- Hệ thống cấp nước khu vực nghiên cứu hiện chưa có tuy nhiên theo định hướng QHC đường láng – Hòa Lạc, cấp nước của tổng thể khu vực sẽ được cấp từ tuyến đường cấp nước Sông Đà về Hà Nội, đang được xây dựng dọc theo đường cao tốc Láng Hòa Lạc

e> Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường

- Các khu dân cư thuộc khu vực nghiên cứu sử dụng hệ thống chung (Nước mưa và nước bẩn chảy trong cùng một hệ thống) Tuy nhiên hệ thống này chủ yếu là các rãnh hở và kênh mương

- Chất thải rắn chưa được thu gom, phần lớn chất thải được sử dụng để chôn lấp tại chỗ, còn lại được cho phân hủy tự nhiên tại các khu vực đấttrống

2.2.6 Các dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan

Hiện trạng trong khu vực thiết kế không có dự án đầu tư nào triển khai Các khu vực lân cận bao quanh có hệ thống các dự án đầu tư đang triển khai khá nhiều đòi hỏi giải pháp thiết kế hạ tầng khu đô thị cần có biện pháp khớp nối và lien kết như:

- Dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc

- Dự án đường vành đai 4

- Dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh

- Dự án toàn khu đô thị Sơn Đồng

- Các dự án hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực kế cận

2.6 Hiện trạng môi trường tại khu vực dự án

2.3.1 Hiện trạng môi trường không khí

Trang 21

Qua tài liệu phân điều tra và phân tích hiện trạng môi trường tại khu vực dự

án được thống kê và đánh giá như sau:

Bảng 2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí:

 LLK1: Phía đông khu vực dự án

 LLK2: Phía Tây Nam khu vực dự án, nằm trên khu vực vành đai

- Nhìn chung nồng độ các chất khú gây ô nhiễm trong không khí như

SO2, NO2, CO tại thời điểm khảo sát đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép

- Riêng các điểm đo gần đường giao thong (LLK2, LLK3) có hàm lượng bụi xấp xỉ TCCP, nguyên nhân do hoạt động của các phương tiện tham gia giao thong trên đường xung quanh khu vực dự án (Đường vành đai 4)

Trang 22

- Từ các kết quả phân tích đo đạc môi trường không khí trong khu vực cho thấy: Chất lượng môi trường nền tại khu vực dự án khu đô thị chưa

ô nhiễm và khá trong sạch

2.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Hiện trạng môi trường nước mặt

Kết quả đo đạc và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm đối với chất lượng nước mặt tại khu vực dự án được điều tra và cho kết quả như sau:

Bảng 2.3: Hiện trạng môi trường nước mặt

TT Chỉ

tiêu

1995 (Loại B)

Trang 23

 LLNM2: Trạm bơm thủy lợi xã Sơn Đồng

 LLNM3: Kênh tưới tiêu

 LLNM4: Mẫu nước ruộng thuộc khu vực dự án

 LLNM5: Mẫu nước ruộng thuộc khu vực dự án

 Các khu dân cư thuộc khu vực dự án sử dụng hệ thống chung

(Nước mưa và nước bẩn chảy vào trong cùng một hệ thống kênh mương), do vậy khu vực dự án chịu ảnh hưởng của nước thải các

Trang 24

hộ dân cư Tuy nhiên hệ thống này chủ yếu là các mương hở tự nhiên và các kênh mương nhỏ vì vậy khi dự án đi vào xây dựng

hệ thống này sẽ bị san lấp và được thay thế bằng hệ thống kênh mương quy hoạch riêng cho khu vực dự án

 Khu vực dự án là vùng trũng, đất thấp và là khu vực thu gom

nước mặt và nước thải của toàn khu đô thị Sơn Đồng Đồng thời tại khu vực dự án là nơi có các kênh mương là dòng thả của làng nghề Dương Liễu đi qua Vì vậy hệ thống nước mặt ở khu vực

dự án sẽ ảnh hưởng bởi các dòng thải này

 Phía Đông Bắc giáp với nghĩa trang hiện trạng của xã Sơn Đồng,

cần có hệ thống kênh mương phân lập với khu vực dự án tránh ảnh hưởng tới nguồn nước mặt do mưa

Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm:

Kết quả đo đạc và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm đối với chất

lượng nước ngầm tại khu vực dự án được thể hiện như sau:

Bảng 2.4 Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm

T

T

1995

2

LLNN 3

LLNN 4

LLNN 5

Trang 25

Ghi chú

 LLNN1: Nhà ông Nguyên Như Thiết (Phía Tây đường vành đai

4)

 LLNN2: Nhà Dân (Phía Tây khu vực dự án)

 LLNN3: Nhà Dân (Phía Tây nam khu vực dự án)

 LLNN4: Nhà Dân (Phía Tây nam khu vực dự án)

 LLNN5: Nhà Dân (Phía Tây nam khu vực dự án)

Nhận xét:

- Qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm của viện khoa học công nghệ

môi trường – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhận thấy nước ngầmtại khu vực dự án hầu hết các chỉ tiêu thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép,

đặc biệt là các chỉ tiêu về kim loại nặng

Trang 26

- Bên cạnh đó có một vài mẫu như LLNN1, LLNN2,LLNN5 có hàm lượng Fe cao hơn tiêu chuẩn cho phép: mẫu LLNN1 vượt 1,21 lần TCCP; mẫu LLNN2 vượt 1,1 lần TCCP; mẫu LLNN5 xấp xỉ TCCP.

- Ngoài ra có xuất hiện mẫu nước ngầm bị nhiễm hàm lượng Colifom vượt ngoài TCCP như LLNN1, LLNN2

2.3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường đất

Kết quả đo đạc và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm đối với chất lượng đất tại khu vực dự án được thể hiện như sau:

Bảng 2.5: Chất lượng môi trường đất (Trầm tích) tại khu vực dự án

Ngày đăng: 01/09/2012, 13:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG GIẢI NGHĨA VIẾT TẮT - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
BẢNG GIẢI NGHĨA VIẾT TẮT (Trang 3)
Bảng 1.1: Số liệu thống kê sự thiếu hụt của hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 1.1 Số liệu thống kê sự thiếu hụt của hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô (Trang 7)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu sử dụng đất công trình công cộng - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu sử dụng đất công trình công cộng (Trang 12)
Bảng 2.3: Hiện trạng môi trường nước mặt - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 2.3 Hiện trạng môi trường nước mặt (Trang 22)
Bảng 2.4 Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 2.4 Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm (Trang 24)
Bảng 2.5: Chất lượng môi trường đất (Trầm tích) tại khu vực dự án (tiếp) - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 2.5 Chất lượng môi trường đất (Trầm tích) tại khu vực dự án (tiếp) (Trang 26)
Bảng 2.5: Chất lượng môi trường đất (Trầm tích) tại khu vực dự án - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 2.5 Chất lượng môi trường đất (Trầm tích) tại khu vực dự án (Trang 26)
Bảng 3.1: Nguồn gây tác động - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 3.1 Nguồn gây tác động (Trang 29)
Bảng 3.5: Đặc tính nước cuốn trôi bề mặt: - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 3.5 Đặc tính nước cuốn trôi bề mặt: (Trang 36)
Bảng 3.6: Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 3.6 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt (Trang 37)
Bảng 3.7. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 3.7. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt (Trang 38)
Bảng 3.9. Lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông cơ giới - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 3.9. Lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông cơ giới (Trang 40)
Bảng 3.10 Thành phần rác thải sinh hoạt tại đô thị - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Bảng 3.10 Thành phần rác thải sinh hoạt tại đô thị (Trang 44)
Hình 3.1  Sơ đồ tổ chức thu gom rác - Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lilama Land Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.DOC
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức thu gom rác (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w