III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI FDI Ở NƯỚC TA 1 Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam
6. Các yếu tố xác định fdi vào Việt Nam
FDI là một hoạt động kinh tế mà bản chất của nó là hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao ở phạm vi toàn cầu. Hoạt động FDI chỉ được tiến hành khi xuất hiện các điều kiện khách quan của nó. Các điều kiện đó chung quy là giữa các nước tồn tại sự khác nhau về khả năng tích luỹ, huy động vốn; trình độ công nghệ và khả năng quản lý; tiền công lao động và giá cả các hàng hoá, dịch vụ; số lượng và chất lượng các nguồn lực của sản xuất (cả tài nguyên con người); chính sách thuế; uy tín, thể chế chính trị...
Khối lượng FDI vào một nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Các yếu tố chủ quan là các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên vật liệu, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chi phí và hiệu quả lao động, quy mô và sự phát triển của thị trường, khả năng thu lợi nhuận, mức độ mở cửa của nền kinh tế, các chính sách đối với FDI của Chính phủ, sự ổn định môi trường kinh tế - chính trị của nước sở tại...Các nhân tố này có thể gọi là nhân tố “kéo” đối với FDI ở Việt Nam.
Nước ta có vị trí địa lý chiến lược trong khu vực, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, trao đổi, buôn bán...Nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta rất phong phú và đa dạng, bao gồm tài nguyên rừng, tài nguyên biển và khoáng sản. Trong những năm qua, nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí đã là nguồn ngoại tệ quý báu của đất nước, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu và có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của nước ta. Chúng ta còn có nhiều nguồn tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Với dân số gần 80 triệu người, trong đó khoảng một nửa là trong độ tuổi lao động, Việt Nam có nguồn lao động tương đối dồi dào, chi phí về lao động rất thấp so với nhiều nước. Đồng thời, đây cũng là một thị trường lớn nhiều tiềm năng phát triển với sức mua ngày càng tăng. Chính sách đối với đầu tư nước ngoài của chúng ta ngày càng thông thoáng và cởi mở nhằm tạo mọi thuận lợi cho các nhà đầu tư nước vào hoạt động ở Việt Nam. Trong những năm qua, nước ta đã đảm bảo được một môi trường kinh tế - chính trị ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Như vậy, các nhân tố “kéo” đã và đang giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thu hút FDI vào Việt Nam.
Kết quả điều tra 35 công ty Australian đang hoạt động tại Việt Nam cho thấy triển vọng tăng trưởng cao và quy mô thị trường lớn là hai yếu tố quan trọng xác định FDI của Australian. Kết quả này cũng ủng hộ quan điểm cho rằng chi phí lao động thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú là các nhân tố “kéo” có hiệu quả đối với FDI ở Việt Nam. Thang điểm được sử dụng là từ 1 đến 5, trong đó 1 là ít quan trọng và 5 là quan trọng nhất.
Lý do đầu tư tại Việt Nam Điểm
**************************************************************************
Thiết lập sự có mặt lâu dài 4.6
Triển vọng tăng trưởng cao 4.2 Quy mô của thị trường Việt Nam 3.5 Sự vắng mặt các đối thủ cạnh tranh của Mỹ 3.1 Thiết lập cơ sở xuất khẩu sang các nước Châu Á 2.6 Đi trước các đối thủ cạnh tranh 2.4 Chi phí lao động thấp 2.3 Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thô 2.3 Thiết lập cơ sở xuất khẩu sang Trung Quốc 1.4
Nguồn: Maitland, E., “Foreign Investors in Vietnam: An Australian Case Study”
Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư quốc tế như tác động của quá trình phân công lao động quốc tế, tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, xu thế nhất thể hóa nền kinh tế thế giới... và một yếu tố hết sức quan trọng, đó là năng lực và các quyết định của nhà đầu tư. Bên cạnh các ràng buộc về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, việc đầu tư vào một quốc gia, một lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, tư duy kinh tế, khả năng nhìn nhận phán đoán và cách thức ra quyết định của các nhà đầu tư. Đây có thể xem như là các nhân tố "đẩy" đối với FDI vào Việt Nam. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nước ta có được nhiều thuận lợi từ các nhân tố “đẩy” này. Dòng FDI đang ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. Nước ta lại nằm trong khu vực kinh tế vào loại năng động nhất thế giới, thu hút được sự đầu tư mạnh mẽ của Nhật Bản, các nước công nghiệp mới Châu Á và các nước ASEAN. Các mối quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, cấm vận của Mỹ được bãi bỏ, nước ta tham gia ngày càng nhiều hơn vào các tổ chức kinh tế thế giới và hệ thống phân công lao động quốc tế .
Các nhân tố “kéo” cũng như các nhân tố “đẩy” như phân tích ở trên hầu hết là các yếu tố không thể lượng hóa được do đó rất khó có thể đưa ra một phân tích định lượng về các yếu tố xác định khối lượng FDI vào một quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Ta sẽ đi phân tích cụ thể hơn về các nhân tố “đẩy”.
Trong phần trên, ta đã phân tích và chỉ ra rằng, trình độ phát triển kinh tế (trong đó tiêu chí quan trọng là GDP/ người) và mức độ dư thừa tư bản (có thể đại diện bằng lượng dự trữ ngoại tệ) là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc xác định khối lượng FDI của các nước ASEAN ở Việt Nam. Ta sẽ mở rộng sự xem xét cho một số nước chủ đầu tư ở các khu vực khác. Tuy nhiên, chúng ta không có được số liệu về mức dự trữ ngoại tệ của các nước, ta sẽ thay thế bằng số liệu về tổng lượng dự trữ.
Ta thấy rằng phần lớn lượng FDI tại Việt Nam là của các nhà đầu tư Châu Á. Trong tổng số vốn đầu tư của 12 nước đầu tư lớn nhất thì có tới trên 70% là thuộc các nước Châu Á. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam hiện đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Châu Á. Và trình độ, điều kiện, khả năng của các nhà đầu tư Châu Á cũng phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển của Việt Nam trong thời gian qua. Các nhà đầu tư Châu Á còn có thuận lợi hơn các nhà đầu tư khác ở sự gần gũi về vị trí địa lý, sự tương đồng về các điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa, phong cách kinh doanh..., do đó giảm được nhiều khoản chi phí trong hoạt động đầu tư. Như vậy, sẽ có sự khác biệt về khối lượng đầu tư vào Việt Nam giữa các nhà đầu tư Châu Á với các nhà đầu tư khác.
Để phân biệt trình độ phát triển kinh tế của các nước, ta sẽ chia các nhà đầu t thành 3 nhóm theo sự phân chia của UNCTAD năm 1997: thu nhập cao, thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Nước thu nhập cao là nước có GDP/ người trên 3500 USD, nước thu nhập trong bình là nước có GDP/ người trên 700 USD và dưới 3500 USD và nước có thu nhập thấp là nước có GDP/ người dưới 700 USD.
Ngoài ra ta thấy lượng FDI vào Việt Nam của mỗi chủ đầu tư sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào tổng lượng đầu tư ra bên ngoài của nước đó.
Với các số liệu có được, ta đi xem xét mô hình sau:
LnFDIi = a1 + a2.LnODIi + a3.D1i + a4.D2i + a5.D3i + a6.LnS + ei
Trong đó :
FDIi - Lượng FDI của nước đầu tư i tại Việt Nam. ODI - Lượng đầu tư ra ngoài của nước đầu tư i
D2i - Biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu nước đầu tư có thu nhập trung bình. D3i - Biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu nước đầu tư có thu nhập cao.
Si - Tổng lượng dự trữ của nước đầu tư i.
Do có nhiều hạn chế nên các số liệu sử dụng trong mô hình chỉ mới có đến năm 1995 và chỉ có của 27 nước. Qua hồi quy thử nghiệm ta thấy biến Si hầu như không có tác động đến biến FDIi, điều này có thể giải thích là do lượng dự trữ ngoại tệ và tổng lượng dự trữ có vai trò hoàn toàn khác nhau trong việc tác động đến khối lượng vốn đầu tư ra bên ngoài của một nước. Kết quả ước lượng mô hình cho ta phương trình hồi quy mẫu:
LnFDI = -2,9714 + 0,55962 × LnODI + 2,6074 × D1 + 3,134 × D2 + 2,8936 ×
D3
Ta thấy, ngoại trừ biến Si không được đưa vào mô hình, tất cả các biến số có mặt trong mô hình đều có ý nghĩa. Hệ số của các biến trong mô hình đều khác không một cách thực sự và có dấu phù hợp với kết quả phân tích định tính ở trên. Các kiểm định cho thấy kết quả ước lượng mô hình có thể chấp nhận được. Hệ số a2 nhỏ hơn 1 cho thấy dòng FDI vào Việt Nam tăng lên với tỷ lệ nhỏ hơn so với tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Dấu của hệ số a3 dương hàm ý rằng yếu tố vị trí địa lý dường như có ý nghĩa trong xác định FDI. Các nhà đầu tư sẽ đầu tư nhiều hơn ở những nơi họ có thể tối thiểu hóa các chi phí vận chuyển, giao dịch và tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán...nếu các yếu tố khác là như nhau. Hệ số a4 và a5 đều dương, chứng tỏ có mối quan hệ giữa trình độ phát triển kinh tế với lượng vốn đầu tư ra nước ngoài. Các nước có thu nhập cao và thu nhập trung bình sẽ thực hiện đầu tư ra ngoài nhiều hơn so với các nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng, do các nhân tố “đẩy” đối với FDI vào Việt Nam hầu hết là không thể lượng hóa, do đó các yếu tố trong mô hình mới chỉ giải thích được một phần sự khác nhau về lượng vốn đầu tư giữa các nhà đầu tư, hệ số R2 của mô hình bằng 0,615.
Như vậy, trong những năm qua, cả nhân tố “đẩy” và nhân tố “kéo” đều có tác động rất tích cực đối với việc gia tăng dòng FDI vào Việt Nam. Chúng ta cần kết hợp khai thác cả hai nhóm nhân tố này để thu hút có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI. Cần phải thấy rằng các ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, chi phí lao động sẽ dần mất đi. Do đó, chính phủ cần phải có các biện pháp chủ động hơn nữa trong việc tạo ra một
môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.
Một chính sách thu hút FDI hữu hiệu là một chính sách được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào thực trạng cụ thể của môi trường chính trị và kinh tế đất nước, chọn đúng đối tác đầu tư, nắm bắt được phương châm, chiến lược của chủ đầu tư và một điều hết sức quan trọng là phải hiểu thấu đáo các yếu tố quyết định đến dòng vốn