Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 25 - 28)

Trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô, quan trọng hàng đầu là tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có quan hệ mật thiết với nhau: tăng trưởng khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế; ngược lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng, nếu chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ phù hợp với những điều

kiện kinh tế đất nước và quan hệ quốc tế của mỗi thời kỳ sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động lực và điều kiện cho sự dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Trong đó ĐTTTNN là một động lực mạnh mẽ, có ý nghĩa to lớn đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng chiến lược CNH-HĐH của nước ta.

Bảng 13: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế

Năm

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%) Nông lâm nghiệp

và thủy sản Công nghiệp và xây dựn g Dịch vụ 1991 2.18 7.71 7.38 1992 6.88 12.79 7.58 1993 3.28 12.62 8.64 1994 3.37 13.39 9.56 1995 4.80 13.60 9.83 1996 4.40 14.46 8.80 1997 4.33 12.62 7.14 1998 3.53 8.33 5.08 1999 5.23 7.68 2.25 2000 4.04 10.07 5.57

Nguồn : Kinh tế VN và Thế giới 2000-2001 - Thời báo kinh tế Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế. Hai khu vực này luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn khu vực nông nghiệp, chỉ trừ năm 1998, nhịp tăng của dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội giảm xuống còn 5,08% và năm 1999 còn 2,25%, thấp hơn so với khu vực nông nghiệp mà nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp là do sự giảm sút luồng FDI đã ảnh hưởng đến vốn đầu tư, gián tiếp đến công ăn việc làm, thu nhập và như vậy làm giảm sức mua trong nước. FDI giảm kéo theo lượng khách du lịch (kết hợp với kinh doanh) giảm, gián tiếp làm giảm doanh thu ngành vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng... Điều này một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI.

Cơ cấu vốn FDI ngày càng thay đổi phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, phân bố FDI thực hiện đến nay cho thấy: công nghiệp, xây dựng chiếm 48,5%; dịch vụ chiếm 47,5%. Tính đến ngày 15/03/2001, trong số các dự án FDI còn hiệu lực thì khu vực công nghiệp có 1715 dự án, với tổng vốn đầu tư 19430,413 triệu USD, chiếm 53,5% tổng vốn FDI cả nước; tiếp theo là ngành dịch vụ với 638 dự án và lượng vốn đầu tư 14796,008 triệu USD, chiếm 40,73%; khu vực nông lâm nghiệp có 348 dự án với số vốn đầu tư 2103,353 triệu USD, chiếm 5,77%. Vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành như trên đã biểu hiện phù hợp các chỉ số của cơ cấu kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.

Những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào khu vực công nghiệp ngày càng gia tăng (khoảng 2/3 nguồn vốn đầu tư) đã nâng tỷ trọng khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp lên khoảng 34,7% vào năm 1999. Trong những năm 1996-1999, giá trị sản xuất công nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá cao đạt mức 22,3% bình quân năm. Nguồn vốn FDI cũng góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển, nâng tỷ trọng của ngành này trong GDP lên trên 42% vào những năm 1995-1997.

Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể: nông nghiệp tăng khá về giá trị tuyệt đối, song tỷ trọng trong GDP giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn khoảng 25% vào năm 2000, tương ứng công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,7% lên khoảng 34,5% và dịch vụ từ 38,6% lên 40,5%.

Bảng 13: Cơ cấu ngành kinh tế qua các năm (đơn vị %)

Cơ cấu ngành kinh tế Năm 1990 Năm Năm 2000 (ước tính) Thay đổi sau 10 năm Tổng số 100,0 100,0 100,0

Nông lâm ngư nghiệp 38,7 27,2 25,0 - 13,7

Công nghiệp và xây dựng 22,7 28,8 34,5 + 11,8

Dịch vụ 38,6 44,0 40,5 + 1,90

Nguồn : Tổng kết tình hình thực hiện chiến lược 10 năm (1991-2000) - Bộ KH & ĐT

Nhà nước ta đã có chính sách thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau tài trợ cho các vùng chậm phát triển, vùng khó khăn. Xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã từng bước lan ra các vùng ngoài các vùng phát triển trọng điểm. Nếu trong những

năm đầu khi có Luật đầu tư nước ngoài, ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% tổng vốn đầu tư, thì đến hết năm 1999 các tỉnh phía Bắc thu hút trên 30% số dự án với trên 35% vốn đầu tư. Đến nay đã có 59 trong tổng số 61 tỉnh và thành phố trực thuộc TW có dự án đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm trong 10 năm qua, nhanh nhất là Trung du miền núi phía Bắc, khoảng 19% năm, các vùng khác từ 15-17% / năm.

Bên cạnh đó, ĐTTTNN còn góp phần chủ yếu đẩy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), vùng kinh tế trọng điểm, ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Đến cuối tháng 7/1998, Việt Nam đã có 54 KCN, KCX trong đó 48 KCN-KCX đã đi vào hoạt động, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam. Đến hết tháng 6/1998 trong các KCN đã có 609 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 5,8 tỷ USD, vốn thực hiện 3,5 tỷ USD, thu hút 120.000 lao động, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 890 triệu USD, xuất khẩu 552 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 1998. ĐTNN đã góp phần hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm của 3 miền Bắc-Trung-Nam, mỗi vùng là một khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh, có tác dụng đầu tàu đối với kinh tế Việt Nam. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ bước đầu có sự chuyển biến theo hướng khai thác thế mạnh của từng vùng, các vùng phát triển trọng điểm. Năm 1999, ba vùng kinh tế trọng điểm tạo ra khoảng 48% GDP, 69,2% giá trị gia tăng công nghiệp.

Như vậy, bên cạnh vai trò là nguồn bổ sung vốn quan trọng, góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP, hoạt động ĐTTTNN còn có tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w