Yếu tố xác định lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 54 - 55)

III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI FDI Ở NƯỚC TA 1 Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam

b. Yếu tố xác định lĩnh vực đầu tư

Để nghiên cứu lĩnh vực ưu tiên đầu tư, ta cần xem xét phân bố đầu tư theo ngành của từng nước ASEAN tại Việt Nam. Các dự án của Singapore tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực xây dựng - khách sạn - du lịch (trên 50% số vốn đầu tư) và các dự án lớn nhất của Singapore cũng ở lĩnh vực này. Singapore có ngành du lịch - dịch vụ rất phát triển, song tiền công lao động tăng cao và sự khan hiếm đất đai buộc đảo quốc nhỏ bé này mở rộng đầu tư ra nước ngoài ở lĩnh vực này. Trong khi đó, các dự án lớn của cả Malaixia và Inđônêxia thì đều ở lĩnh vực khai thác dầu khí. Cả hai nước này đều là những nước khai thác và xuất khẩu dầu khí lớn. Còn Thái Lan tập trung đầu tư vào lĩnh vực chế biến và khai khoáng, cũng là lĩnh vực mà nước này có trình độ chuyên môn hóa cao.

Như vậy, có thể nêu nhận định là lĩnh vực ưu tiên đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam là lĩnh vực mà từng nước có chuyên môn hóa cao.

5.2. Hạn chế của các nước chủ đầu tư

Những hạn chế của Việt Nam - nước tiếp nhận đầu tư, đã được nêu nhiều trong các tài liệu của cả Việt Nam và nước ngoài. Có thể tóm tắt lại một số điểm chủ yếu là: hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và luôn luôn thay đổi, cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục hành chính rắc rối và nạn tham nhũng khá nặng nề, sự yếu kém về năng lực quản lý điều hành của các cán bộ Việt Nam trong liên doanh..Song, cho đến nay, những hạn chế của các nước đầu tư còn được nêu lên rất ít và hầu như chưa được phân tích và đánh giá một cách thoả đáng.

Trên thế giới hiện nay, đối với mỗi nước đều có hai dòng đầu tư : từ ngoài vào và từ trong ra. Xu hướng chung là các nước càng phát triển cao thì càng có xu hướng đầu tư ra ngoài nhiều hơn. Điều đó cho thấy trong các nước tham gia thực hiện đầu tư FDI, có rất nhiều nước còn bị hạn chế về trình độ phát triển kinh tế , trình độ công nghệ. Các chủ đầu tư cũng bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố như hạn chế về vốn, trình độ phát triển kinh tế , hạn chế do sự giống nhau về lợi thế so sánh, luật pháp của nước chủ đầu tư, quan hệ giữa nước có chủ đầu tư và nước nhận đầu tư... Đầu tư của ASEAN tại Việt Nam bị hạn chế bởi những yếu tố cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w