Sự gia tăng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoà

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 42 - 44)

III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI FDI Ở NƯỚC TA 1 Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam

2. Sự gia tăng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoà

Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư người nước ngoài bỏ toàn bộ vốn thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh trên đất Việt

Nam, trực tiếp nắm quyền điều hành và quản lý các cơ sở này, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh nhưng phải tuân thủ theo luật pháp Việt Nam. Hình thức này phù hợp với các dự án có khả năng rủi ro cao, nhu cầu vốn lớn mà đối tác trong nước không đủ khả năng liên doanh hay hợp tác sản xuất.

Như đã chỉ ra ở các phần trên, trong giai đoạn 1988-1999, liên doanh là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, chiếm tới khoảng 60% số dự án và 70% vốn đăng ký. Tuy nhiên, hiện nay trong số các dự án còn hiệu lực thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn về số dự án với 1530 dự án tương đương 56,64% tổng số dự án còn hiệu lực, với lượng vốn đầu tư 10962,091 triệu USD, chiếm 30,17% tổng vốn đầu tư FDI. Nguyên nhân của sự gia tăng này đã được giải thích một phần ở mục cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư. Ở đây ta sẽ xem xét sâu hơn về thực chất nội dung của sự gia tăng đó và định hướng chiến lược của chúng ta đối với các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong thời gian gần đây hình thức liên doanh đã bộc lộ nhiều nhược điểm về việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dự án. Bên cạnh đó, Nhà nước ta đã thực sự cởi mở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cho các dự án 100% vốn nước ngoài và đối xử công bằng như đối với hình thức liên doanh nên đã khuyến khích các đối tác đầu tư vào hình thức này. Mặt khác, sau một thời gian đầu tư tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đã có hiểu biết về pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Do đó, các dự án mới được cấp phép thời gian gần đây chủ yếu là dự án 100% vốn nước ngoài (VNN). Tuy nhiên, rất nhiều liên doanh lớn ở Việt Nam cũng đã hoặc đang xin chuyển sang 100% VNN. Đây là một vấn đề cần được quan tâm xem xét nghiêm túc. Điển hình là P&G Việt Nam (liên doanh giữa công ty P&G Mỹ và công ty bột giặt Phương Đông), công ty Coca-Cola Việt Nam (liên doanh giữa Coca-Cola Mỹ và công ty nước giải khát Chương Dương) đang lỗ lớn và đề nghị giải pháp chuyển sang 100% VNN. Công ty P&G Việt Nam đã được phép thay đổi tỷ lệ góp vốn, phía nước ngoài từ 70% lên 93%. Công ty Coca-Cola Việt Nam đang trong thời gian xem xét song cũng đang có xu hướng thay đổi cơ cấu vốn đầu tư các bên. Công ty BGI Việt Nam sản xuất bia và nước giải khát, liên doanh giữa công ty BGI Pháp với một công ty của Tiền Giang cũng lỗ nặng và đã chuyển sang công ty 100% VNN của BGI và nay thuộc công ty Foster của Úc. Công ty Prezioso chuyên hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ xây dựng của

Pháp, cũng bắt đầu ở Việt Nam năm 1992 bằng liên doanh với một công ty Việt Nam. Sau đó, năm 1995 công ty đã xin và được phép chuyển sang 100% VNN. Mới đây, công ty A&B là liên doanh của công ty Đài Loan và công ty Việt Nam thông báo lỗ gần 6 triệu USD, cũng xin chuyển thành 100% VNN. Như vậy, đã xuất hiện xu hướng các liên doanh đang hoạt động chuyển sang hình thức 100% VNN.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, có hiện tượng các liên doanh có vốn FDI liên tục khai lỗ, trong khi liên doanh lại là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu ở nước ta. Chỉ riêng TP Hồ Chí Minh, địa phương có vốn FDI cao nhất nước, tỷ lệ này lên đến 70-80%. Số liệu dưới đây cho thấy rõ nét tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w