Vấn đề góp vốn giữa các bên đối tác và một số quan hệ trong liên doanh

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 47 - 48)

III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI FDI Ở NƯỚC TA 1 Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam

3.vấn đề góp vốn giữa các bên đối tác và một số quan hệ trong liên doanh

được nhưng chỉ nên tham gia vào những liên doanh mà bên Việt Nam có đủ năng lực về quản lý và tài chính để hoạt động có hiệu quả, đảm bảo được vị thế trong liên doanh. Ta phải có một nguồn nhân lực đủ mạnh để có thể góp tiếng nói có trọng lượng trong điều hành quản lý công ty, trong công tác kiểm tra tài chính của công ty từ các khoản chi phí về quảng cáo, tiếp thị đến lương bổng của người lao động, kể cả cán bộ nhân viên nước ngoài... nâng cao năng lực giám định vốn đầu tư, giám định máy móc thiết bị mà đối tác nước ngoài đưa vào Việt Nam góp vốn.

Mỗi hình thức đầu tư có những ưu nhược điểm riêng, chúng đan xen và bổ sung cho nhau. Vấn đề quan trọng là các nhà quản lý phải xem xét từng lĩnh vực, từng điều kiện cụ thể, có các quyết định phù hợp đối với từng đối tác đầu tư của cả bên nước ngoài lẫn bên Việt Nam để đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thực sự góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

3. vấn đề góp vốn giữa các bên đối tác và một số quan hệ trong liên doanh doanh

3.1. Vấn đề góp vốn của hai bên đối tác

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì đối tác nước ngoài có thể góp vốn vào liên doanh bằng tiền nước ngoài, tiền Việt Nam, thiết bị máy móc nhà xưởng...giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật. Đến nay, tất cả các thiết bị và các quyền sở hữu của bên nước ngoài chuyển vào thực hiện tại Việt Nam đều được quy đổi thành tiền. Số tiền vốn thực hiện mà chúng ta thống kê được như trên là bao gồm cả vốn thực hiện của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và cả số tiền “khai vống giá trị tài sản” của đối tác nước ngoài khi đưa thiết bị vào thực hiện dự án đầu tư. Bên nước ngoài góp vốn chủ yếu bằng tiền mặt và trang thiết bị do đó trong giai đoạn đầu triển khai dự án, thực hiện các công việc xây dựng cơ bản phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ góp vốn của bên nước ngoài. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, đối tác nước ngoài gần như nắm quyền điều hành toàn bộ các hoạt động của liên doanh. Do trình độ cán bộ, nên ít liên doanh mà cán bộ của đối tác Việt Nam giành được tiếng nói chi phối các hoạt động này. Đến nay, các đối tác nước ngoài đã đưa vốn vào thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam là 17654 triệu USD (gấp 7,6 lần số vốn của Việt Nam tham gia vào hoạt động này). Cũng theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì bên Việt Nam có thể góp vốn tham gia liên doanh bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài

nguyên, giá trị mặt nước, mặt biển, thiết bị máy móc, nhà xưởng, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, các dịch vụ. Thực tế lâu nay, Việt Nam góp vốn tham gia liên doanh chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiết bị nhà xưởng hiện có. Tất cả những thứ này thường được chuyển một lần ngay vào thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện dự án đầu tư, do đó nếu theo giấy phép đăng ký thì bên Việt Nam góp 21,9%, bên nước ngoài góp 78,1% nhưng trên thực tế việc góp vốn thực hiện trong liên doanh thời kỳ 1988-1997 bên Việt Nam đã góp tới 31,3%. Số vốn góp của bên Việt Nam ở thời điểm này gồm 74% bằng giá trị quyền sử dụng đất, 15% bằng giá trị nhà xưởng thiết bị, 11% là bằng tiền mặt, nguyên vật liệu và các dịch vụ. Bên nước ngoài góp 76,6% bằng tiền mặt, 154,4% bằng giá trị thiết bị, máy móc, phần còn lại là bằng các dịch vụ tư vấn công nghệ.

Xét tổng thể hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam thì tỷ trọng vốn nước ngoài đang chiếm phần lớn (85%) trong tổng số vốn hoạt động và tỷ trọng vốn nước ngoài đang có xu hướng tăng lên trong khi tỷ trọng vốn của Việt Nam đã thấp lại đang có xu hướng giảm. Sự giảm sút này có thể được giải thích bởi đặc điểm góp vốn của bên Việt Nam như đã đề cập ở trên, hơn nữa vốn của bên nước ngoài bao gồm cả các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.. Tuy vậy, nó cũng đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về khả năng chi phối và lợi ích mà bên Việt Nam có thể thu được qua hoạt động kinh tế đặc biệt này. Qua thực tế hoạt động, cho đến nay, đã có 76 dự án liên doanh đã thực hiện chuyển quyền sở hữu vốn giữa các bên, hay giữa bên đang tham gia liên doanh cho chủ mới. Trong số đó 59 dự án đã chuyển từ liên doanh sang 100% vốn nước ngoài (riêng năm 1999 có 25 dự án) và 13 dự án chuyển từ liên doanh sang 100% vốn Việt Nam. Số lượng liên doanh chuyển cho chủ nước ngoài gấp 4,5 lần số lượng chuyển thành chủ Việt Nam, chứng tỏ vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh đang giảm đi một cách đáng kể. Đây cũng là tín hiệu báo động cho chúng ta về khả năng phát triển bền vững của hoạt động và mục đích sử dụng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

3.2. Một số quan hệ trong liên doanh

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 47 - 48)