MỤC LỤC
Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn Sông Đáy, và vùng trũng, là rốn thoát nước của khu vực phía bắc huyện Hoài Đức vì vậy trong phạm vi khu vực thiết kế có hiện tượng ngập lụt cục bộ vào các mùa lũ lớn trên song Đáy khi hệ thống mương tiêu hoạt động không tốt. Khu vực chưa có khoan khảo sát địa chất và báo cáo địa chất riêng cho khu vực thiết kế tuy nhiên qua tham khảo báo cáo khảo sát địa chất các công trình phục cận và báo cáo địa chất chung của khu vực cho thấy công trình được xây dựng trên mặt bằng tương đối ổn định về điều kiện địa chất có thể cho phép xây dựng các công trình cao tầng (Tham khảo dự án xây dựng khu đô thị mới Trung Văn).
Điều kiện hạ tầng xã hội hiện trạng của khu vực gần như không có ngoài hệ thống kênh tiêu thoát nước do đặc điểm chủ yếu của khu vực là sản xuất nông nghiệp. - Hiện trạng thoát nước mưa: Khu đất dự kiến xây dựng khu đô thị mới hiện tại còn là ruộng canh tác vì vậy nước mưa chủ yếu chảy tràn trên mặt ra ruộng và theo hệ thống kênh tiêu thủy lợi tiêu ra các song bằng các cống tiêu và trạm bơm tiêu. - Trong khu vực thiết kế quy hoạch hiện chỉ có tuyến đường Sơn Đồng – Song Phương ở phía tây khu vực quy hoạch là đường giao thong kiên cố với mặt cắt ngang khoảng 5m; còn lại là hệ thống giao thong nội đồng phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp.
- Khu vực thiết kế hiện tại chủ yếu là đất ruộng chưa có nhu cầu điện trong ranh giới thiết kế có các tuyến điện trung thế cấp điện cho các phụ tải điện rải rác thuộc huyện Hoài Đức. - Hệ thống cấp nước khu vực nghiên cứu hiện chưa có tuy nhiên theo định hướng QHC đường láng – Hòa Lạc, cấp nước của tổng thể khu vực sẽ được cấp từ tuyến đường cấp nước Sông Đà về Hà Nội, đang được xây dựng dọc theo đường cao tốc Láng Hòa Lạc.
• Các khu dân cư thuộc khu vực dự án sử dụng hệ thống chung (Nước mưa và nước bẩn chảy vào trong cùng một hệ thống kênh. Tuy nhiên hệ thống này chủ yếu là các mương hở tự nhiên và các kênh mương nhỏ vì vậy khi dự án đi vào xây dựng hệ thống này sẽ bị san lấp và được thay thế bằng hệ thống kênh mương quy hoạch riêng cho khu vực dự án. • Khu vực dự án là vùng trũng, đất thấp và là khu vực thu gom nước mặt và nước thải của toàn khu đô thị Sơn Đồng.
• Phía Đông Bắc giáp với nghĩa trang hiện trạng của xã Sơn Đồng, cần có hệ thống kênh mương phân lập với khu vực dự án tránh ảnh hưởng tới nguồn nước mặt do mưa. - Qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm của viện khoa học công nghệ môi trường – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhận thấy nước ngầm tại khu vực dự án hầu hết các chỉ tiêu thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là các chỉ tiêu về kim loại nặng.
- Ngoài ra có xuất hiện mẫu nước ngầm bị nhiễm hàm lượng Colifom vượt ngoài TCCP như LLNN1, LLNN2. Kết quả phân tích các mẫu đất tại khu vực dự án cho thấy đất tại đây có các chi tiêu đạt tiêu chuẩn cho phép về các chỉ tiêu kim loại nặng đối với đất sử dụng cho mục đích thương mại, dịch vụ (TCVN 7209-2002).
Tiến hành lấy mẫu, bảo quản theo các quy định của TCVN và ISO hiện hành khi tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu nước và khí. Ngoài các thông số xác định nhanh ngoài hiện trường bằng các thiết bị xách tay, các thông số hóa lý khác được tiến hành theo các quy định của TCVN và của ISO hiện hành. Thực hiện quan trắc nồng độ bụi lơ lửng và các chất khí NO2,SO2 và CO được quan trắc trong ngày.
Cách lấy mẫu và tiến hành được tuân thủ theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN - 1995. 3 Hoạt động của những người tham gia giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng các công trình.
Khi các công trình được đưa vào sử dụng, theo thiết kế quy hoạch thì khu đô thị có thể đáp ứng được cho khoảng 10.880 người thì nhu cầu sinh hoạt của người dân tạo ra một loạt các dịch vụ, hệ thống cửa hàng, siêu thị… Người dân địa phương khu vực lân cận có cơ hội cải thiện và nâng cao thu nhập kinh tế. - Phát sinh các tệ nạn xã hội do sự phức tạp về thành phần dân cư sinh sống trong khu đô thị, sẽ có một số lượng người dân sống trong khu đô thị không phải là người dân địa phương mà từ nơi khác đến nên không thể tránh khỏi những tệ nạn phát sinh. - Một bộ phận người dân địa phương trước khi dự án xây dựng sống dựa vào nghề nông sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và gặp nhiều khó khăn trong việc tạo dựng cơ nghiệp mới khi đất trồng lúa của họ nằm trong vùng qui hoạch dự án.
Mức độ rung động của các thiết bị máy móc thi công trên công trường giao động trong khoảng 63 – 85 dB, riêng máy đóng cọc có mức rung đến 93 – 98dB với khoảng cách chịu tác động là 10 m tính từ nguồn rung động. Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình được đưa vào sử dụng thì nguồn gây tiếng ồn và độ rung ở giai đoạn này chủ yếu là hoạt động của người dân trong khu đô thị phát sinh từ các phương tiện giao thông lưu hành trong khu đô thị, các vùng lân cận và tiếng nói sinh hoạt hàng ngày.
Nhưng chỉ tiêu thể hiện sự ô nhiễm này bao gồm SS, dầu mỡ, khoáng, độ đục, độ màu, DO … sẽ thay đổi so với điều kiện tự nhiên vốn có. Mức ô nhiễm và tính chất ô nhiễm của nước rửa trôi bề mặt phụ thuộc chủ yếu vào biện pháp tổ chức, tiến độ thi công và mức độ kiểm soát hoạt đo thoộng thi công trên công trường. Đây là nguồn gây ô nhiễm đáng kể tác động trực tiếp đến môi trường sống của cả người lao động làm việc tại công trường và người dân địa phương vùng lân.
Ngoài ra trong nước thải còn có chứa các chất dinh dưỡng khác như NH4+, PO43- là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trực tiếp nhận nước thải như gây ra hiện tượng phì dưỡng các ao, hồ tiếp nhận. Như vậy, so sánh với TCVN 5945-2005 có thể nhận thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu phân tích trong nước thải sinh hoạt đều vượt quá giới hạn cho phép nhiều.
Các chất thải từ nguồn gây ô nhiễm này vào môi trường không khí chủ yếu là bụi, các chất ô nhiễm dạng khí như SO2, NOx, CO, VOC… Tuy nhiên, khác với trong giai đoạn xây dựng dự án giai đoạn này có sự giảm mạnh về số lượng xe tải lưu thông, hơn nữa phần nhỏ các phương tiện vận tải chuyên chở nguyên vật liệu lưu hành trong và gần khu vực khu đô thị. Nguồn: Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, TS Đỗ Trọng Mùi Chất thải rắn sau khi thải ra môi trường mà không được lưu giữ, thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý hợp vệ sinh thì sẽ gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người, làm suy thoái chất lượng môi trường đất. Khu vực xây dựng dự án trước đây chủ yếu là cánh đồng và một phần diện tích nhỏ là nghĩa địa nên những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái của giai đoạn giải phóng, san lấp mặt bằng và thi công xây dựng cũng như giai đoạn đưa dự án vào vận hành là không đáng kể.
Các phương tiện vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của UBND thành phố Hà Nội về quản lý phế thải xây dựng và vận chuyển ví dụ như đường vận chuyển, thời gian vận chuyển và sử dụng xe chuyên dụng chứa vật liệu rời khi vận chuyển. • Các biện pháp khống chế tuân theo quyết định số 3039/QĐ- UB về việc quản lý rác thải của TP Hà Nội bao gồm: Thu gom rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; Các phế thải từ quá trình Thi công, xây dựng được thu gom, phân loại, tái sử dụng và vận chuyển đến nơi quy định. Chủ trương quy hoạch và thiết kế của khu đô thị mới là lấy yếu tố đồng bộ, hiện đại, cảnh quan môi trường sạch đẹp làm trung tâm, tạo môi trường sống đầy đủ tiện nghi và thoải mái cho nhân dân sinh sống và làm việc tại đây vì vậy tất cả các quy định về môi trường trong kiến trúc đều được tuân thủ nghiêm ngặt.
Tích cực tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân đặc biệt là tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đến các trường tiểu học, trung học phổ thông và trung học cơ sở nhằm hình thành sớm ý thức bảo vệ môi trường trong các em học sinh là những người chủ tương lai của đất nước.