1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI

64 527 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 181,97 KB

Nội dung

Luận Văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI

Trang 1

Lời mở đầu

Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tại Công ty đầu tư phát triển điệnlực và hạ tầng – PIDI, qua quá trình tìm hiểu về nguồn nhân lực trong Công tyvới mục đích hiểu về cơ cấu lao động của Công ty Để thấy được vai trò của độingũ lao động trong Công ty cũng như chất lượng lao động ở Công ty nhất là trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,do vậy yêu cầu nâng cao chấtlượng lao đọng ở Công ty vô cùng quan trọng vì liên quan đến uy tín của Công ty

và khả năng cạnh tranh của Công ty ttrênt hương trường, với sự giúp đỡ của giáo

viên hướng dẫn Th.S Bùi Đức Tuân, em viết đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI “.

Lý do chọn đề tài:

-Nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của Công ty trong điều kiện hộinhập kinh tế quốc tế

-Nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường

-Nâng cao khả năng tự chủ của Công ty khi cổ phần hoá

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:Nắm rõ tình hình sử dụng nguồn lục ở Côngty,tình hình đào tạo nhân lực của Công ty

Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp so sánh kết quả kinhdoanh Công ty qua các năm,so sánh với công ty khác cùng ngành nghề kinhdoanh;phương pháp điều tra điển hình;phương pháp phân tích

Đối tượng nghiên cứu:toàn thể CBCNV trong Công ty và những lao độngthời vụ ở Công ty

Trang 2

Chương III.Giải pháp nâng cao chất lượng đội nguc lao động ở Công ty đầu

tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI

Trang 3

Chương I Vai trò của đội ngũ lao động và sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ

lao động trong doanh nghiệp

I Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp

1.Khái niệm đội ngũ

Đội ngũ là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức như đội ngũCBCNV, đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ nghệ sỹ….Khái niệm đội ngũ đượcxuất phát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chức gồm nhiều người tập hợp thành mộtlực lượng hoàn chỉnh.Như vậy, đội ngũ có thể được hiểu là tập hợp một số người

có cùng chức năng, nhiệm vụ và nghề nghiệp

Các quan niệm về đội ngũ tuy có khác nhau nhưng đêu thống nhất ở chỗ, độingũ là tập hợp một số người thành một lực lượng,thực hiện một hay một số chứcnăng, nhiệm vụ nhất định để đem về kết quả cụ thể nào đó

Trong doanh nghiệp, đội ngũ bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ laođộng sản xuất kinh doanh

2 Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp

2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

2.1.1.Khái niệm độ ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

Có nhiều cách hiểu khác nhau về cán bộ quản lý:

Theo từ điển Anh Việt,cán bộ quản lý là người điều hành hoạt động của các

tổ chức kinh doanh theo một phương pháp nhằm thực hiện những chính sách vàmục tiêu kinh doanh đề ra

”Người thuộc về bộ máy điều hành doanh nghiệp là lao động gián tiếp,laođộng quản lý”.1Quan điểm này đã đồng nhất lao động gián tiếp và lao động quảnlý

Trang 4

“Lao động quản lý được hiểu là tất cả những lao động hoạt động trong bộmáy quản lý và tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý”2 Trên cơ sởnày thì cán bộ quản lý bao gồm giám đốc,phó giám đốc,trưởng phòng,phó phòngtrong bộ máy quản lý của công ty.

“Cán bộ quản lý là những người thực hiện chức năng quản lý nhằm đảmbảo cho tổ chức đạt được những mục đích đặt ra với kết quả và hiệu quả cao”3

Để có cách hiểu thống nhất,trong bài viết này được hiểu theo cách giảithích:” Cán bộ quản lý là người nắm giữ một chức vụ trong bộ máy quản lý tạidoanh nghiệp hoặc các đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh trên thịtrường”4.Vậy cán bộ quản lý là người có chức vụ từ trưởng phòng hoặc phụ trách

bộ phận đến giám đốc

Cán bộ quản lý là những người hoạt động trong bộ máy quản lý,thực hiệnnhững chức năng và nhiệm vụ nhất định trong các quá trình quản lý của doanhnghiệp trên cơ sở quyền hạn nhất định Cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh lànhững người trực tiếp làm công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh tại doanh nghiệp

Từ những khái niệm trên có thể rút ra khái niệm chung về đội ngũ cán bộquản lý: Đội ngũ cán bộ quản lý là một lực lượng cán bộ thực hiện chức năngquản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chức năng quản lý nóichung.Trong doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý được gắn kết với nhau bằng

hệ thống các mục đích,mục tiêu chung là quản lý tốt đảm bảo cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất,có cùng nhiệm vụ quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh,cùng chịu sự ràng buộc bởi các quy tắc quản lýhành chính của Nhà nước,nội quy,quy chế hoạt động của doanh nghiệp

Trang 5

2.1.2 Đặc điểm lao động và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp trong xu thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.2.1 Đặc điểm lao động của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

Ngoài những đặc điểm chung của lao động, đội ngũ cán bộ quản lý doanhnghiệp trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế còn có một số đặc điểm riêng sau:

-Cán bộ quản lý có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, điều hànhhoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, làm cho hoạt động sản xuất diễn

ra liên tục,không bị gián đoạn

-Đối tượng tác động của cán bộ quản lý là người gắn liền với hoạt độngsản xuất kinh doanh Sự tác động của cán bộ quản lý vào những người này nhằmphát huy nội lực ẩn chứa bên trong mỗi con người,phát huy khả năng sáng tạomỗi cá nhân, tập thể bằng các chủ trương, định hướng, tổ chức hoạt động, kiểmtra, đánh giá Người quản lý tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh thôngqua người lao động

-Hoạt động của cán bộ quản lý là hoạt động trí óc Cán bộ quản lý luônphải suy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi và nghiên cứu các tình huống để đưa ra nhữngquyết định chính xác và kịp thời Các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng,luôn biến đổi không ngừng theo không gian và thời gian, điều này đòi hỏi ngườicán bộ quản lý phải hết sức linh hoạt dựa trên năng lực, kinh nghiệm của bảnthân, nhạy cảm với sự biến đổi của thực tiễn, dám nghĩ, dám làm, có bản lĩnhvững vàng, sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách, dũng cảm nhìn nhận vàsửa chữa sai lầm Do vậy, người cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh phải đượcđào tạo một cách cơ bản và phải được tôi luyện trong hoạt động thực tiễn

2.1.2.2.Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trong xu thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 6

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cán bộ quản lýgiữ vai trò hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sựthành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong quá trình này, các nhà quản lý thường xuyên thực hiện 3 vai trò: vai tròliên kết, vai trò thông tin và vai trò ra quyết định.

-Vai trò liên kết bao gồm những công việc liên quan trực tiếp với nhữngngười khác Người quản lý đại diện cho đơn vị, công ty mình trong các cuộc gặpmặt chính thức với đơn vị bạn, đối tác…(vai trò người đại diện); đưa ra các chủtrương, chính sách nhằm tạo ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm đạtđược mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp (vai trò người lanh đạo); đảm bảomối liên hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty(vai trò người liên lạc)

-Vai trò thông tin bao gồm sự trao đổi thông tin với người khác Người quản

lý tìm kiếm thông tin phản hồi cần thiết cho quản lý (vai trò người giám sát), chia

sẻ thông tin với những người trong đơn vị, doanh nghiệp (vai trò người truyềntin), chia sẻ thông tin với những người bên ngoài đơn vị (vai trò người phátngôn)

-Vai trò ra quyết định bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con người.Nhà quản lý tìm kiếm cơ hội, thông tin để xác định vấn đề cần giải quyết (vai tròngười ra quyết định), chỉ đạo việc thực hiện quyết định (vai trò người điềuhành),phân bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu khác nhau (vai trò người đảmbào nguồn lực) và tiến hành đàm phán với đối tác (vai trò người đàm phán)

Những vai trò trên giúp các nhà quản lý thưch hiện có hiệu quả chức năng vànhiệm vụ của mình Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò củangười quản lý càng được thể hiện rõ nét

2.2 Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 7

Lao động sản xuất – kinh doanh là lực lượng tham gia trực tiếp và gián tiếpvào quá trình sản xuất ra sản phẩm cho doanh nghiệp,

II.Chất lượng đội ngũ lao động và các yếu tố ảnh hưởng

1.Chất lượng đội ngũ lao động

1.1.Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

1.1.1.Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

Chất lượng của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp được thể hiện ở đức vàtài Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của người cán bộ quản lý Chất lượngcủa đội ngũ cán bộ quản lý trước hết được thể hiện cụ thể qua kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phải có đạo đức trong nghề nghiệp cũngnhư trong cuộc sống,biết gắn kết lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân một cách hàihòa, am hiểu và tuân thủ pháp luật của Nhà nước trong quá trình điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

Để đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệptrước hết cần xây dựng được tiêu chí để đánh giá.Chất lượng đội ngũ cán bộ quản

lý trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chí:trình độ chuyênmôn,năng lực công tác,thái độ làm việc,phẩm chất đạo đức,tiềm năng phát triển

và các yêu cầu cần thiết khác mà người cán bộ quản lý cần có để quản lý và điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả

Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp gồm 3nhóm chủ yếu:

-Trình độ bao gồm trình độ chuyên môn và trình độ quản lý

-Kết quả thực hiện công việc

-Phẩm chất đạo đức

Trang 8

tế của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

1.1.2.2.Kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý

Khi có trình độ chuyên môn cũng như trình độ kiến thức nhất định,ngườiquản lý cần phải thể hiện năng lực làm việc hay khả năng thực thi nhiệm vụ.Khảnăng thực thi nhiệm vụ là khả năng biến kiến thức,kinh nghiệm thành hoạt độngchỉ đạo cụ thể,bao gồm kỹ năng về chuyên môn và kỹ năng về tổ chức quản lý

Kỹ năng về chuyên môn

Trong quá trính quản lý,người quản lý cần phải có khả năng chuyến hóanhững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm vào quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đưa ra những quyết định quản lý kịp thời,chính xác vàgiải pháp cụ thể cho từng tình huống.Kỹ năng chuyên môn bao gồm các mặt:Cán bộ quản lý phải có năng lực hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh

và tổ chức thực hiện nhằm đạt được kết quả một cách tối ưu nhất

Trang 9

Cán bộ quản lý phải có năng lực thực tế,phân tích các tình huống,giải quyếtkịp thời,nhanh nhất các vấn đề phát sinh trong quát trình điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cán bộ quản lý cần biết sử dụng đúng khả năng chuyên môn của cán bộ cấpdưới,biết lắng nghe,tổng hợp,phân tích và sử dụng ý kiến đóng góp cũng nhưphản hồi của cán bộ cấp dưới để vận dụng vào quá trình sản xuất kihn doanh củađơn vị,tổ chức

Có khả năng và kinh nghiệm thức tế,kịp thời nắm bắt được biến động của thịtrường,nắm rõ nhu cầu của thị trường cũng như nhu cầu và khả năng sử dụng cácsản phẩm do doanh nghiệp sản xuất của khách hàng để có quyết định sản xuấtkinh doanh đúng,sử dụng hiệu quả các nguồn lực một cách tối ưu,không gây ra sựlãng phí

Có khả năng huy động sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý cấp chức năng,cácđơn vị bạn

Có khả năng quan sát để tổ chức cho doanh nghiệp hoạt động đồng bộ,cóhiệu quả

Biết tự chủ,có nhiều sáng kiến,giải pháp phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh

Trang 10

Phản ứng nhanh nhạy,quyết đoán trong công việc,dám nghĩ,dám làm,dámchịu trách nhiệm.Có khả năng chớp thời cơ và khả năng dự báo và biết dung đúngtiềm lực vào thời điểm và bộ phận thích hợp.

1.1.2.3.Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý

Người cán bộ quản lý phải có đạo đực,lối sống và tác phong làm việc khoahọc,dân chủ,cần kiệm,liêm chính chí công vô tư,không tham nhũng,có ý thức tổchức kỷ luật,trung thực,không cơ hội,gắn bó mật thiết với người lao động,có khảnăng tập hợp và đoàn kết nội bộ

Người cán bộ quản lý thực hiện tốt đường lối của Đảng,chủ trương,chínhsách và pháp luật của Nhà nước

Cán bộ quản lý phải có sức khoẻ tốt để đảm đương các nhiệm vụ được giao.Đây là cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình quản lý Đặc biệttrong điều kiện cạnh tranh,hội nhập kinh tế quốc tế,người cán bộ quản lý làm việcvới cường độ cao,htời gian làm việc kéo dài,do vậy nếu không có sức khoẻ thìkhông duy trì được sức làm việc,không đưa ra được quyết định đúng đắn và kịpthời

Người cán bộ quản lý cần phải có kinh nghiệm trong quản lý và có chuyênmôn công việc được giao trách nhiệm quản lý

1.2.Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh

1.2.1.Khái niệm

Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh thể hiện thông qua trình

độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ để tiến hành và hoàn thành công việc dungthời gian, tiến độ Người lao động ngoài năng lực chuyên môn kỹ thuật còn cầnphải có sức khoẻ tốt để tham gia vào các quá trình sản xuất – kinh doanh cũngnhư tham gia vào các hoạt động thể dục, thể tao, văn nghệ… ở đơn vị

1.2.2.Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh

Trang 11

Để đánh giá chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh, ta cần phảixây dựng các tiêu chí đánh giá Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinhdoanh được thể hiện qua các tiêu chí: trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ vàkết quả thực hiện công việc

-Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Người lao động sản xuất – kinh doanh phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng

và tay nghề ở cấp độ nhất định Họ phải có kiến thức về lĩnh vực mình tham gialao động sản xuất, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong công việc, có tinhthần năng say học tập nâng cao tay nghề

-Sức khoẻ của người lao động

Sức khoẻ là vốn quý của con người, là tài sản vô giá của con người.Ngườilao động phải đảm bảo sức khoẻ tốt để hoàn thành công việc được giao.Người laođộng có sức khởe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếpbằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao vào công việc.-Kết quả thực hiện công việc

Chất lượng của đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh còn được đánh giáqua kết quả thực hiện công việc Người lao động thực hiện và hoàn thành côngviệc đúng tiến độ dược giao, không làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện côngviệc của người khác cũng như không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

2.Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ lao động

2.1.Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

2.1.1.Yếu tố về đào tạo và phát triển

Đào tạo,bồi dưỡng cán bộ quản lý nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất củacán bộ quản lý,tạo cho họ khả năng thích ứng được với những yêu cầu ngày càngcao của cong việc, đảm bảo cho cán bộ quản lý có đủ năng lực trình độ và phẩmchất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Trang 12

Quá trình đào tạo,bồi dưỡng cán bộ quản lý để phát triển cán bộ cần đượcthực hiện theo trình tự:

+Đào tạo trước khi được tuyển chọn vào làm việc trong bộ máy của doanhnghiệp: đào tạo tại các trường Đại học,Cao đẳng,Trung học chuyên nghiệp;

+Đào tạo,bồi dưỡng trong thời gian làm việc tại bộ máy quản lý ở doanhnghiệp;

+Đào tạo bổ sung trước khi giao nhiệm vụ mới;

+Đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ sau khi đã nhận nhiệm vụ.Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,IX,X của Đảng Cộng sảnViệt Nam đều coi trọng việc tạo nguồn cán bộ từ thế hệ trẻđã qua đào tạo từ cáctrường đại học,cao đẳng.Cần tin tưởng và mạnh dạn giao việc cho họ để họ cókinh nghiệm thực tế, đồng thời phát hiện những khiếm khuyết của họ để tiếp tụcbồi dưỡng

Đào tạo cán bộ là công việc thường xuyên nhằm đảm bảo cung ứng kịp thờiđội ngũ cán bộ quản lý đầy đủ cả về số lượng cà chất lượng trong hiện tại vàtương lai Đào tạo cán bộ quản lý có các hình thức:

-Đào tạo tại chỗ là hình thức giao việc,giao nhiệm vụ tại đơn vị,người cán bộlàm công tác quản lý phải được rèn luyện trong môi trường thực tế,lấy kết quảcông việc làm thước đo để đánh giá kết quả đào tạo

-Cử đi đảo tạo tại các trung tâm là hình thức đào tạo tập trung tại cáctrường,các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và uy tín

-Đào tạo ngắn hạn là hình thức đào tạo trong một thời gian ngắn,trong thưòigian hai năm nhằm cập nhập kiến thức mới Đối tượng đạo tạo là những cá nhân

đã có khả năng làm cán bộ quản lý nhưng còn cần bổ sung thêm kiến thức,kịpthời bổ sung cho đội ngũ cán bộ đang thiếu hụt

-Đào tạo dài hạn là hình thức đào tạo một cách bài bản,chính quy nhằm bổsung đội ngũ cán bộ cho tương lai,thời gian đoà tạo từ 2 – 5 năm,với các hình

Trang 13

thức học tập trung dài hạn hoặc tại chức,du học Đối tượng đoà tạo là những cán

bộ trẻ có năng lực,có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt tại đơn vị

-Đào tạo lại là hình thức đào tạo đối với cán bộ quản lý có trình độ nhưngsau một thời gian phải quay lại trường để cập nhập,bổ sung thêm kiến thức

2.1.2.Yếu tố về tuyển dụng và lựa chọn cán bộ quản lý

Lựa chọn và tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý là công việc tìm kiếm nhữngngười có đủ phẩm chất và năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định để bố trí,sửdụng hoặc chuẩn bị sử dụng trong doanh nghiệp

Việc lựa chọn và tuyển dụng những người có đức,có tài để giao trọng trách

là rất quan trọng,tuân theo những quy định,quy trình khách quan,khoa học

Vai trò của cán bộ quản lý đặt ra đòi hỏi cao nên việc lựa chọn và tuyểndụng nhân tài phải coi trọng cả đức và tài,lấy đức làm gốc.Tuy nhiên phải tìmhiểu đúng vị trí và mối quan hệ giữa đức và tài,tránh tuyệt đối hoá từng mặt riêngbiệt

Để lựa chọn và tuyển dụng cán bộ quản lý có kết quả tốt cần phải trả lời tốtcác câu hỏi:Công việc đòi hỏi làm gì?Phải thực hiện như thế nào?Kiến thức và kỹnăng cần thiết là gì?

Lựa chọn và tuyển dụng cán bộ quản lý phải đảm bảo các yêu cầu:

-Phải dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ quản lý,cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộcho từng chức danh về trình độ năng lực,phẩm chất đạo đức, độ tuổi,sứckhoẻ,kinh nghiệm

-Phải thành lập hội đồng lựa chọn và tuyển dụng cán bộ để tổ chức lựa chọncán bộ chính xác, đúng người, đúng việc.Hội đồng tuyển chọn bao gồm nhữngngười vừa có đức vừa có tài vừa có tâm

-Lựa chọn và tuyển dụng cán bộ phải bình đẳng,công khai

Trang 14

Việc tổ chức lựa chọn và tuyển dụng cán bộ quản lý cho doanh nghiệp phụthuộc vào công tác quy hoạch cán bộ.Do vậy,doanh nghiệp cần phải gắn quá trìnhquản lý cán bộ với các mục tiêu chiến lược SXKD.

Cán bộ quản lý được lựa chọn từ bên trong doanh nghiệp và bên ngoàidoanh nghiệp

-Lựa chọn cán bộ từ bên trong doanh nghiệp:là nguồn chính, đầu tiên,có ýnghĩa hết sức quan trọng,với các hình thức đề bạt,thăng chức,bổ nhiệm hoặc luânchuyển cán bộ

Ưu diểm của lựa chọn cán bộ quản lý từ nguồn nhân lực bên trong doanhnghiệp:

+Tạo ra sự động viên, đáp ứng với nhu cầu và động cơ phát triển của độ ngũCBCNV trong doanh nghiệp

+Tạo cho CBCNV nhận thức được đầy đủ quyền lợi lâu dài của mình khilàm việc cho doanh nghiệp,không gây ra những xáo trộn lớn trong doanh nghiệp.+Doanh nghiệp lựa chọn được những người đúng với năng lực,phẩm chấtđạo đức tốt

+Cán bộ được tuyển chọn dễ dàng hoà nhập với nhiệm vụ mới,hiểu được ýtưởng của lãnh đạo,được sự giúp đỡ của đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao

Hạn chế của việc lựa chọn cán bộ quản lý từ nguồn nhân lực bệ trong doanhnghiệp:

+Cán bộ được lựa chọn đễ đi vào “lối mòn, đường cũ”,mất đi tính sáng tạokhó tạo ra phong cách và không khí làm việc mới

+Dễ tạo ra sự hình thành các nhóm,dễ có sự tập trung quyền lực

Do có những ưu điểm và hạn chế như vậy nên việc lựa chọn cán bộ quản lý

từ nguồn nhân lự trong doanh nghiệp phải dựa trên nguyên tắc công bằng,côngkhai trong việc đánh giá thành tích của CBCNV trong doanh nghiệp

Trang 15

Việc lựa chọn và sử dụng cán bộ quản lý từ bên trong doanh nghiệp nhằmtạo ra cơ hội bình đẳng trong việc làm,cơ hội phát triển sự nghiệp cho CBCNVtrong doanh nghiệp.

Bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp phải có khả năng phát hiện nhân tài tạichỗ để bồi dưỡng cán bộ.Nếu trong nội bộ doanh nghiệp không đảm bảo chấtlượng và số lượng thì doanh nghiệp cần tuyển chọn cán bộ quản lý từ bên ngoài

-Tuyển chọn cán bộ quản lý từ bên ngoài doanh nghiệp

Khi CBCNV trong doanh nghiệp không thể đảm đương được trách nhiệmkhi được lãnh đạo doanh nghiệp giao nhiệm vụ,hoặc doanh nghiệp có nhu cầulàm mới đội ngũ cán bộ,làm mới phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh,khi đó doanh nghiệp sẽ tuyển chọn cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu từbên ngoài doanh nghiệp

Ưu điểm của phương pháp:

+Tạo được không khí làm việc mới, đổi mới được lề lối làm việc cũ,khắcphục tình trạng trì trệ trong doanh nghiệp

+Tạo ra bước đột phá trong hoạt động sản xuất linh doanh của doanh nghiệpkhi người được tuyển chọn có tài thực sự

Hạn chế của tuyển chọn cán bộ quản lý từ bên ngoài doanh nghiệp:

+Mất thời gian để tìm hiểu phong cách làm việc của nhân viên dướiquyền,mất thời gian hòa nhập với đồng nghiệp mới,mất thời gian nắm bắt ý tưởngcủa lãnh đạo

+Có thể không được sự ủng hộ, đồng tình của đồng nghiệp

+Doanh nghiệp cần có thời gian để đánh giá hiệu quả làm việc của ngườiđược tuyển chọn vào chức danh quản lý, đánh giá sự trung thành với doanhnghiệp, đánh giá năng lực trong công việc

Việc tuyển chọn cán bộ quản lý từ bên ngoài là cần thiết và tương đối quantrọng,nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiện

Trang 16

nay.Người được tuyển chọn là người có tài thực sự,có kinh nghiệm trong quản lý

và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Sau một thời gian điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, được CBCNVtrong doanh nghiệp hỗ trợ,khâm phục và quý trọng

2.1.3.Yếu tố về tiền công,chế độ đãi ngộ khen thưởng và kỷ luật

-Về tiền lương,tiền công

Đây là vấn đề nhạy cảm và có sức mạnh lớn trong việc thu hút cán bộ quản

lý có năng lực,có trình độ chuyên môn,có kỹ năng,có kinh nghiệm thực tế,cóphẩm chất tốt

-Chế độ đãi ngộ

Ngoài tiền lương thì chế độ đãi ngộ đối với lao động quản lý được hưởng khilàm việc là yếu tố tác động tới chất lượng của cán bộ quản lý.Doanh ngiệp cóchính sách đãi ngộ thích hợp sẽ thu hút được nhân tâm của tất cả CBCNV trongdoanh nghiệp.Chế độ đãi ngộ được hiểu là sự quan tâm đến chế độ nghỉlễ,tết,nghỉ mát,chế độ về hiếu nhỉ…Làm tốt công tác này tạo động lực cho toànthể CBCNV trong doanh nghiệp cống hiến nhiều hơn

-Khen thưởng và kỷ luật

Khen thưởng kịp thời,kỷ luật nghiêm minh là yếu tố tác động đến chất lượngđội ngũ lao động nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng.Công tác khenthưởng và động viên kịp thời CBCNV trong doanh nghiệp khi họ đạt được thànhtích có tác dụng động viên,tạo cho người lao động làm việc hăng say,gắn bó vớidoanh nghiệp,do vậy mà hiệu quả công việc cao hơn

Doanh nghiệp cần kỷ luật nghiêm minh đối với trường hợp CBCNV mắckhuyết điểm.Việc thi hành kỷ luật có ý nghĩa răn đe,giáo dục không chỉ có ýnghĩa với bản thân người đó mà còn có ý nghĩa giáo dục chung cho toàn bộCBCNV trong doanh nghiệp.Tuy nhiên,việc thi hành kỷ luật phải đúng người,đúng việc,tránh tình trạng việc mượn hình thức kỷ luật để vùi dập cán bộ

Trang 17

2.2.Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh

Đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật: là hoạt động cung cấp những kiếnthức, kỹ năng và rèn luyện những phẩm chất mới cho người lao động, sự kết hợp

và tương tác các yếu tố này tạo nên năng lực chuyên môn - kỹ thuật của người laođộng để họ đảm nhận được các công việc nhất định

Kiến thức: là những thông tin mà người lao động có được và lưu trữ trong bộnão, cách thức họ tổ chức, sử dụng các thông tin này

Kỹ năng: là năng lực cần thiết để thực hiện kết quả, là kết quả của đào tạo vàkinh nghiệm của từng cá nhân Kỹ năng phụ thuộc vào kiến thức bởi vì trước khithực hiện các công việc cụ thể thì cá nhân đó phải biết mình cần phải làm nhữngviệc gì và làm việc đó như thế nào, thời gian bao lâu, điều kiện làm việc như thếnào Kỹ năng là việc thực hiện các công việc ở mức độ thuần thục trên nền tảngkiến thức có được

Phẩm chất lao động mới: đó là tập hợp các phẩm chất người lao động đượcrèn luyện trong quá trình đào tạo để phù hợp với các quy trìng lao động hiện đại,chẳng hạn như tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, năng động, sáng tạo…

Lao động kỹ thuật: theo đề án nghiên cứu tổng thể về giáo dục – đào tạo vànguồn nhân lực Việt Nam (VIE/89/2002) do UNESCO, UNDP và bộ Giáo dục –Đào tạo đưa ra thì lao động kỹ thuậtở nghĩa rộng bao gồm toàn bộ những ngườilao động đã qua đào tạo chuyên môn - kỹ thuật được cấp bằng hoặc chứng chỉ Cụthể bao gồm các loại lao động đã qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ như sau:+Trên đại học

+Đại học và cao đẳng

+Trung học chuyên nghiệp

+Công nhân kỹ thuật

Nhưng những năm gần đây, trong quá trình cấu trúc lại hệ thống đào tạonhân lực, khái niệm lao động kỹ thuật do các nhà chuyên môn xác định lại ở

Trang 18

phạm vi hẹp hơn Theo đó, lao động kỹ thuật bao gồm những người được có bằnghoặc chứng chỉ các cấp trình độ công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, caođẳng, đại học, trên đại học nhưng được đào tạo thiên về kỹ năng thực hành, sau ratrường có thể thực hiện các công việc phức tạp với công nghệ khác nhau phù hợpvới ngành, nghề được đào tạo.

Các hình thức đào tạo công nhân kỹ thuật

Đào tạo công nhân kỹ thuật được thực hiện dưới các hình thức sau:

-Đào tạo ở các trường dạy nghề

Các trường dạy nghề của Nhà nước do các Bộ, Tổng công ty và các tỉnhquản lý.Các trường dạy nghề có bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên và cơ sở vậtchất kỹ thuật cho thực hiện đào tạo nghề Để nâng cao chất lượng đào tạo, cáctrường đảm bảo các yêu cầu sau:

+Phải có kế hoạch, chương trình đào tạo được Tổng cục dạy nghề thuộc BộLao Động – Thương Binh và Xã Hội duyệt Chương trình đào tạo gồm 2 phần: lýthuyết và thực hành tuỳ theo cấp trình độ đào tạo mà chương trình được thiết kếphù hợp để đảm bảo được mục tiêu và tiêu chuẩn của cấp bậc nghề đào tạo

Kế hoạch giảng dạy trong các trường công nhân kỹ thuật thường được chiathành 2 giai đoạn: giai đoạn học cơ bản và giai đoạn học các kiến thức chuyênmôn Trong giai đoạn cơ bản, nghề được đào tạo theo diện rộng,trang bị chongười học kiến thức, kỹ thuật tổng hợp cà chung nhất Trong giai đoạn tiếp theongười học được đào tạo các kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo

Trang 19

+Các tài liệu giảng dạy và sách giáo khoa phải được biên soạn thống nhấttheo chương trình chuẩn của Nhà nước quy địnhcho các trường, các nghề.

Đào tạo theo hình thức này có ưu điểm:

+Học viên được học tập một cách có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, có sựcập nhật nhanh các thành tựu tiến bộ Khoa học – Công nghệ sản xuất, thành tựucủa công nghệ dạy nghề vì các trường loại này có cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủhơn, môi trường hợp tác với thế giới trong lĩnh vực đào tạo nghề rộng mở hơn.+Đào tạo toàn diện hơn cả về lý thuyết và tực hành giúp học viên nắm vữngcác kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành

Tuy nhiên, đào tạo theo hình thức này đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tươngđối đầy đủ, đội ngũ cán bộ giáo viên chuẩn nên chi phí đào tạo khá lớn, thời gianđào tạo dài

-Đào tạo dưới hình thức các lớp cạnh doanh nghiệp

Các lớp đào tạo nghề cạnh doanh nghiệp thường do các doanh nghiệp tự tổchức, thực hiện.Mở các lớp đào tạo nghề cạnh doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhucầu công nhân kỹ thuật lâu dài của doanh nghiệp

Hình thức đào tạo này thường đòi hỏi phải có đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuậtriêng, không cần bộ máy chuyên trách mà dựa vào điều kiện sẵn có của doanhnghiệp Phần lý thuyết do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật thực hiện Phần thực hànhđược tiến hành tại doanh nghiệp do các kỹ sư hay công nhân lành nghề hướngdẫn

Ưu điểm của hình thức đào tạo này:

+Học viên được học lý thuyết tương đối có hệ thống và được trực tiếp thamgia lao động sản xuất tại doanh nghiệp (gắn học với thực hành)

+Bộ máy quản lý gọn,chi phí đào tạo không cao

Tuy nhiên hình thức đào tạo này chỉ có thể thực hiện ở những doanh nghiệptương đối lớn

Trang 20

-Đào tạo tại nơi làm việc

Đặc điểm của hình thức đào tạo này:

+Đây là hình thức đào tạo kèm cặp trực tiếp, đào tạo thiên về thực hànhngay trong quá trình sản xuất do doanh nghiệp tổ chức

+Công nhân dạy nghề được chọn từ trong doanh nghiệp, có trình độ văn hoá,trình độ nghề nghiệp và phương pháp sư phạm nhất định

+Công nhân học nghề vừa được người huấn luyện hướng dẫn về lý thuyết vàthực hành vừa trực tiếp tham gia vào công việc sản xuất kinh doanh

+Hình thức đào tạo này ít tốn kém, công nhân học nghề nắm bắt được côngviệc nhanh Trong thời gian đào tạo có thể sản xuất ra sản phẩm cho xã hội

Hình thức đào tạo này có nhược điểm:

+Việc trang bị kiến thức lý thuyết thiếu tính hệ thống

+Người dạy nghề không chuyên trách nên thiếu kinh nghiệm, việc học lýthuyết sẽ khó khăn

+Học vên ít tiếp cận được toàn diện các thành tựu kỹ thuật liên quan đếnnghề nghiệp trong nước và thế giới

-Đào tạo công nhân kỹ thuật tại các trung tâm dạy nghề

Đây là loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, phần lớn dưới 1 năm, đối tượng chủyếu là đào tạo phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động

Hình thức đào tạo này có ưu điểm:

+Thu hút được đông đảo người học vì các thủ tục học thường dễ dàng, thờigian hợp lý

+Các trung tâm đào tạo nghề thường gắn với giới thiệu việc làm nên hỗ trợđược cho người lao động trong tìm việc làm

+Khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu của thị trường, nhu cầu người học.+Chi phí đầu tư đào tạo không lớn

Trang 21

Tuy nhiên, hạn chế của hình thức đào tạo này là quy mô nhỏ, kiến thức lýthuyết ở mức độ thấp, thiếu đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, thiếu trang thiết bịmáy móc, phương tiện hiện đại cho thực hành nghề, đào tạo đa số là công nhânbán lành nghề.

Trang 22

Chương II Thực trạng đội ngũ lao động ở Công ty Đầu tư phát triển

điện lực và hạ tầng – PIDI

I.Giới thiệu chung về công ty

1.Giới thiệu chung về công ty

Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI được thành lập từtháng 7/1997, công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi côngcác công trình về điện và sản xuất các thiết bị về điện

-Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng hoạt động trong lĩnh vực thiếtkế,thi công các công trình điện, đường dây cao thế,các công trình viễn thông nộibộ; đại tu các thiết bị, công trình điện, cơ điện, máy động lực và viễn thông; tưvấn cho khách hàng trong và ngoài nước về ngành điện lực và viễn thông; sảnxuất sửa chữa, cung ứng các thiết bị vật tư thuộc ngành điện lực và viễn thông;ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực kiểm định, kiểm tra kỹ thuật các công tình

và thử nghiệm các thiết bị điện

-Đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh doanh nhà, đầu tư xây dựng các nhàmáy phát điện vừa và nhỏ; thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng,

kỹ thuật hạ tầng đô thị; lắp đặt các trang thiết bị công nghệ cơ điện, điện lạnh, cầuthang máy thiết bị thông tin,cấp thoát nước; triển khai các công nghệ xử lý môitrường; tư vấn các lĩnh vực: lập dự án đầu tư cho khách hàng trong và ngoàinước, khoả sát xây dựng

-Sản xuất, truyền tải và phân phối điện, sản xuất thiết bị phân phối điện, sảnxuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện

-Các dịch vụ về kiến trúc, xây dựng, tư vấn công trình xây dựng (không baogồm dịch vụ thiết kế công trình)

Trang 23

Bảng các lĩnh vực hoạt động của công ty

1 Tư vấn,thiết kế các công trình điện,cơ điện,viễn thông

nội bộ

Từ 1997 dến nay

2 Tư vấn,thiết kế công trìh xây dựng Từ 2001 đến nay

3 Xây lắp các công trình điện đến 35KV Từ 1997 đến nay

4 Xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng Từ 2001 đến nay

5 Kinh doanh thiết bị,vật tư ngành điện Từ 1997 đến nay

7 Đầu tư cơ sở hạ tầng và kinh doanh nhà Từ 2002 đến nay

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính Công ty đầu tư phát triển điện lực

và hạ tầng – PIDI)

1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI hoạt động chủ yếu trênlĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công các công trình về điện, nên có chức năng vànhiệm vụ củ yếu sau:

Trang 24

giai đoạn Xây dựng kế hoạch phân bổ cho các đơn vị trực thuộc Đảm bảo về vậtchất cho các đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ.

-Tổ chức thực hiện thi công xây lắp, tư vấn, thiết kế các công trình điện vàcông trình viễn thông nội bộ

-Ứng dụng công nghệ mới vào phát triển sản xuất thuộc lĩnh vực điện lực vàviễn thông

-Thực hiện các chế độ và quy trình về quản lý vốn, tài sản, các nghĩa vụ vềthuế, các khoản nộp theo quy định của pháp luật

-Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán theo quy định của cơ quan cấptrên và đại diện của chủ sở hữu

-Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, an ninh quốcphòng và an toàn lao động

2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cùng với sự biến đổi khôngngừng của thị trường, công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng đã tổ chức bộ

áy quản lý, điều hành gọn nhẹ, phù hợp:

Sơ đồ tổ chức của công ty có ưu điểm :

-Chỉ rõ cấp trên và cấp dưới trực tuyến

-Các hoạt động của tổ chức được lãnh đạo theo chiều dọc và chiều ngang:+Chiều dọc: hệ thống tài chính và kế hoạch của công ty được ban hành từcông ty đến xí nghiệp, trung tâm và các đội sản xuất

+Chiều ngang: mối liên hệ giữa phòng kế hoạch, vật tư và tài chính: kếhoạch được phát ra thì phòng vật tư chuẩn bị vật tư và phòng tài chính chuẩn bịtài chính

Phòng kế hoạch kiểm tra tiến độ và theo dõi dự án thực hiện

-Khả năng chuyên môn hoá cao nhờ sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng

Trang 25

-Thuận lợi trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo dục cũng như kế thừa kinhnghiệm của các cá nhân khác nhất là những lao động giỏi, có kinh nghiệm Tuy nhiên, tổ chức theo kiểu này vô hình chung tạo ra cái nhìn hạn hẹp chocán bộ quản lý; quyền lực và trách nhiệm nhiều khi chồng chéo dẫn đến đẩy việccho người khác; dễ có nguy cơ tập trung hoá quyền lực.

Trang 26

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH P KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI

XN XÂY LẮP VÀ BẢO TRÌ CƠ ĐIỆN - PIDI

XN XÂY DỰNG - PIDI

CÁC ĐỘI SẢN XUẤT TRỰC THUỘC XÍ NGHIỆP

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI)

XN ĐẦU

TƯ VÀ XÂY LẮP ĐIỆN LỰC - PIDI

Trang 27

II.Thực trạng chất lượng lao động ở Công ty Đầu tư phát triển điện lực và

hạ tầng – PIDI

1.Tình hình về lao động và chất lượng lao động ở Công ty

Do đặc tính của ngành nghề kinh doanh,diều kiện kinh doanh và sản xuấtmang tính cơ động cao, đặc biệt là môi trường thi công.Do vậy lực lượng laođộng của công ty có sự biến động khá lớn Số lao động của công ty dao động ởkhoảng 300 người, có sự dao động theo từng thời điểm

Ta có bảng thống kê số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm:

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm2005 So

sánh04/03(%)

Sosánh05/04(%)

SL CC(%) SL (%) SLCC (%)CC A.Theo thời hạn

6.Công nhân kỹ thuật 10 6.67 14 7.00 18 6.14 71.43 77.78

7.Công nhân sản xuất 10 6.67 18 9.00 25 8.53 55.56 72.00

(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính Công ty đều tư phát triển Điện lực và

hạ tầng - PIDI)

Trang 28

Qua bảng trên ta thấy, tình hình sử dụng lao động ở Công ty trong 3 năm từ

2003 đến 2005 có sự tăng lên đáng kể:

Năm 2004 tăng 50 người so với năm 2003, tương đương với tăng 25% Trong

đố số lượng lao động dài hạn tăng 8 người, tương ứng với tăng 22.86%; số lượnglao động hợp đồng 1 năm tăng 20 người,tương ứng với tăng 40%, số lượng laođộng thời vụ tăng 22 người, tương ứng với tăng 19.13%

So sánh năm 2005 và 2004 ta thấy: số lượng lao động tăng 93 người tương ứngvới tăng 31.74% Nguyên nhân là do lao động dài hạn tăng 45 người, tương ứngvới tăng 56.25%; lao động hợp đồng năm tăng 40 người, tương ứng với tăng44.44% và lao động thời vụ tăng 8 người, tương ứng tăng 6.51%

Chất lượng lao động không ngừng tăng lên qua các năm để đáp ứng đòi hỏingày càng cao của xã hội Số lao động có trình độ trên đại học xu hướng tăng:tăng từ 5 người năm 2003 lên 10 người 2005, những người này thường giữ chức

vụ lãnh đạo trong công ty Số lao động có trình độ đại học ngày càng tăng vàchiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lao động hợp đồng ở Công ty,số lao động cótrình độ đại học chiếm hơn 1/3 tổng số lao động toàn công ty Bên cạnh đó,số laođộng được đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp cũng tăng lên, năm 2005 lực lượngnày chiếm 40.97% lao động toàn công ty Mặc dù số lượng lao động có trình độđại học tăng nhưng so với quy mô lao động trong các năm thì tỷ trọng lao động cótrình độ đại học giảm đi Công nhân kỹ thuật cao có tăng qua các năm nhưng với

số lượng ít và chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2005 lực lượng này chiếm 7.51%

Công ty có độ ngũ các kỹ sư, cử nhân trình độ cao,có nhiều kinh nghiệmtrong quản lý và sản xuất Đây là lực lượng nòng cốt, quan trọng, thường xuyêntìm tòi, sáng tạo, áp dụng những kỹ thuật mới nhất vào sản xuất, tạo sức bật, tạothương hiệu của Công ty trên thị trường, tạo sức cạnh tranh mạnh trên thị trường Trong năm 2006 tổng số lao động của công ty là 300 nhân viên kể cả laođộng quản lý, qua bảng số liệu trên ta thấy lao động có trình độ trung cấp trở lên

Trang 29

Cơ cấu lao động ở Công ty năm 2006

Lao động phổ

trung cấp 7%

Đại học 30%

Trên đại học 3.67%

ở Công ty là 122 người chiếm khoảng 40.67% Trong đó, những người có trình

độ trên đại học chiếm 3.67%, những người này thường giữ những chức vụ quantrọng trong Công ty như Giám đốc Công ty, Phó giám đốc Công ty, trưởngphòng Mặc dù có trình độ cao nhưng những cán bộ làm việc lâu năm ở Công ty(trên 15 năm),có kinh nghiệm,có kỹ năng lại rất ít, chỉ khoảng 16 người, chiếmkhoảng 13.11% tổng số lao động có trình độ và khoảng 5.33% lao động toànCông ty Số lao động có trình độ làm việc với thời gian ngắn, mới vào công tychiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động có trình độ, chiếm 52.46%

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu lao động theo trình độ ở Công ty năm 2006

Cơ cấu lao động theo chức năng ở Công ty là hình thức phân công lao độngdựa vào vai trò,chức năng,trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động.Đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI đượcchia thành 2 nhóm chức năng chính, được thể hiện qua sơ đồ:

Trang 30

Sơ đồ2: Cơ cấu lao động theo chức năng ở Công ty

cơ cấu lao động theo chức năng ở công ty

cơ cấu bộ máy lãnh đạo 8.33%

CNV văn phòng, bảo vệ 15%

quản lý kinh

tế và kỹ thuật 13.33%

công nhân sản xuất 63.34%

Lao động quản lý ở Công ty chiếm 36.67% trong tổng số lao độngtrong đó bộ máy lãnh đạo chiếm 25.73%,tương đương 8.33% tổng số lao độngtoàn Công ty;công nhân viên văn phòng và bảo vệ chiếm 40.91% tương đươngvới 15% tổng số lao động toàn Công ty;nhân viên quản lý kinh tế và kỹ thuậtchiếm 36.36% tương đương với 13.33% lao động toàn Công ty

Lãnh đạo Công ty vừa là thầy,vừa là bạn và là đồng nghiệp của nhân viên,tạo cho nhân viên nhiều cơ hội tiếp cận với đối tác, khách hàng, hiểu được cáchthức phát triển và nhu cầu của chính doanh nghiệp mình.Lãnh đạo Công ty là tạonên sức mạnh văn hóa, tinh thần và niềm tin để nhân viên làm việc và sáng tạo,làhình mẫu cho nhân viên noi theo Các nhân viên sẽ theo đó rèn luyện kỹ nănggiao tiếp, bản lĩnh thị trường và quan trọng là họ biết tự tin vào mình hơn ngườikhác tin vào họ

-Lao động quản lý nhân sự là những người lãnh đạo,quản lý nhân sự ở Công

ty bao gồm giám đốc,phó giám đốc điều hành,trưởng phòng tổ chức – hànhchính.Với vai trò đặc biệt của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp,là nhân tố

Trang 31

quyết định sự tồn tại của Công ty thì vai trò của đội ngũ quản lý nhân lực càng trởlên quan trọng hơn Đội ngũ này có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chiến lượcnguồn nhân lực cho Công ty, đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cao đáp ứngvới yêu cầu ngày càng cao của thị trường; đồng thời đưa ra các chươngtrình,chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.

-Lao động quản lý kinh tế và kỹ thuật ở Công ty bao gồm những người làmcông tác chỉ đạo,hướng dẫn và tiến hành các kỹ thuật sản xuất cùng với nhữngngười làm công tác tài chính kế toán của Công ty Đó là phó giám đốc tàichính,phó giám đốc cơ điện,phó giám đốc hạ tầng,trưởng phó phòng kế hoạchđầu tư,trưởng phó phòng tài chính kế toán,các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật ở các

xí nghiệp,các đội sản xuất.Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong nghiên cứu và

áp dụng các tiến bộ KHKT vào quá trình sản xuất,xây dựng kế hoạch kinh doanhtương đối chính xác,nhằm từng bước hạ giá thành,nâng cao uy tín của Công tytrên thị trường

Lao động sản xuất trực tiếp ở chiếm 63.33% lao động toàn Công ty.

Họ là những người tham gia trực tiếp vào quá trình thi công,thiết kế và lắpđặt các công trình do Công ty đảm nhận

Công ty đã tổ chưc cho lao động học tập nội quy,quy định an toàn laođộn,tổ chức thi sát hạch định kỳ theo quy định.Toàn thể công nhân lao động đãđược Công ty tạo điều kiện trong lao động:

-Người lao động trong Công ty đều được trang bị bảo hộ như mũ,khẩutrang,dây bảo hiểm khi thi công tại vị trí cao…

-Trong thời gian làm việc tại công trình xây dựng người lao động phải sửdụng đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động

Lãnh đạo Công ty đã cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn về kỹ thuật cholao động khi có trang thiết bị mới được nhập về

Trang 32

Bảng Công nhân kỹ thuật của Công ty năm 2006

TT CÔNG NHÂN KỸ THUẬTTHEO NGHỀ SL

THEO BẬCBậc

3/7 Bậc4/7 Bậc5/7 Bậc6/7

1 Công nhân kỹ thuật điện 120 30 50 28 12

2 Công nhân kỹ thuật xây dựng 30 5 5 15 5

Ngày đăng: 05/12/2012, 14:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng các lĩnh vực hoạt động của công ty - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
Bảng c ác lĩnh vực hoạt động của công ty (Trang 23)
Bảng các lĩnh vực hoạt động của công ty - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
Bảng c ác lĩnh vực hoạt động của công ty (Trang 23)
Qua bảng trên ta thấy, tình hình sử dụng lao động ở Công ty trong 3 năm từ 2003 đến 2005 có sự tăng lên đáng kể: - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
ua bảng trên ta thấy, tình hình sử dụng lao động ở Công ty trong 3 năm từ 2003 đến 2005 có sự tăng lên đáng kể: (Trang 26)
Bảng Công nhân kỹ thuật của Công ty năm 2006 - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
ng Công nhân kỹ thuật của Công ty năm 2006 (Trang 31)
Qua bảng trên ta thấy công nhân kỹ thuật của Công ty có tay nghề cà kỹ năng tương đối cao có số lượng tương đối lớn,chiếm tỷ lệ 66.67%,tuy nhiên công nhân  có bậc 6/7 ở Công ty chiếm số ít,khoảng 10% công nhân kỹ thuật của Công ty và  khoảng 7.67% lao độn - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
ua bảng trên ta thấy công nhân kỹ thuật của Công ty có tay nghề cà kỹ năng tương đối cao có số lượng tương đối lớn,chiếm tỷ lệ 66.67%,tuy nhiên công nhân có bậc 6/7 ở Công ty chiếm số ít,khoảng 10% công nhân kỹ thuật của Công ty và khoảng 7.67% lao độn (Trang 31)
Bảng Công nhân kỹ thuật của Công ty năm 2006 - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
ng Công nhân kỹ thuật của Công ty năm 2006 (Trang 31)
Bảng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty (năm 2006) TT - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
Bảng c án bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty (năm 2006) TT (Trang 58)
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN (Trang 58)
Bảng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty (năm 2006) TT - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng – PIDI
Bảng c án bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty (năm 2006) TT (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w