1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề giải pháp nhằm khả năng thắng thầu theo hình thức tổng thầu epc tại công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng pidi - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

65 283 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 9,6 MB

Nội dung

Trang 1

MUC LUC LOI MO DAU

Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức

Tổng thầu E.PC s52 ©sssEssSSsESSSxeExEESESEEserserserserserserserssrssre 5

I Đấu thầu - se ©+keeEEkteESELAESEELEEEEEEEEELEEEEEEELAEEEkrrrrkrii 5

1 Khái niệm về đấu thầu - 2s s<se©sss©Essxse+sserseessezssessse 5

2 Một số thuật ngữ dùng trong đấu thầu: «- 5< ss<essesse 5

3 Vai trũ ca u thu -ô-eâxeâE++eErrAeEErrestrrrserrrrsrorrxeorre 7

3.1 Đối với chủi đẩM fif- - 55c EESEEEEEE21211121211211211211211 11211 xe 7

la co go n nh 7

3.3 Đối với Nhà HHỚC: 5c SE SEEEESEEEE12121111111211211111211111111 1 1e 8

4 Trình tự của hoạt động đấu thầu

4.1 Giai đoạn chuẩn bị đấu thâhu -¿ - + keEt+ESEEEEE+EEEEEEEEEEEEEErrtrsrree 8

4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu 4.1.2 Lập hồ sơ mdi thau 4.1.3 Mời thầu

4.2 Giai đoạn nhận đơn thâMM - - + St+E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrxrrrree 9

4.3 Giai đoạn mở thấu và đánh giá -+ +©52+c+Ec+E+E+Ez+Ezcsczcec 9

ABD MG thau cecceccccccsssecssessssecsssessseesssecssecssscssseesseesseesssessseesseeeseeess 9

4.3.2 Đánh gid hé so dy thau va xép hang nha thaw 9 4.3.3 Trình duyệt kết quả đấu thầu -¿ 22 ©22+++c+zzxzzxe+ II 4.3.4 Thơng báo kết quả trúng thầu và hoàn thiện hợp đồng 12 4.3.5 Ký kết hợp đồng ¿©2222 2 2 1121271111211 cree 12

5 Hình thức lựa chọn nhà thầu 2 < 2< s<sss<ss£ssess=szessese 12 5.1 Đầu thâu rộng rãi: . -©2¿+2++E+2SE+2EE2E12211221121122212111221 21x, 15

5.2 Dd thé hạn chế 5:5: S13 131351111211111111111111111111111111111 21 xe 15

D197 )01, ng 16

6 Các phương thức đấu thầu: . 2-<s<sss<ss£ss£ss£ssess=ssessese 17 7 Các nguyên tắc đấu thầu: . -< 2< ©s<s©ss+secssexsessessesserscse 17

Trang 2

II Tống thầu EPC: - se s<5sesseExetrerxserxeersersserksersersserke 18

1 Một số khái niệm 2< ss£©s# +2 Es©+s©zserxsezsetrsersserserrsesee 18 2 Vai trò và trách nhiệm cúa chú đầu tư và nhà thầu - 18

2.1 Đối với chui đkÌM fir: 5555 SE EEEEEE1E1E21121111112111112112121 xe 18

2.2 Đối với Tổng thâu EPC-: -. -2+- 5522222 2EEE2EE222E122211222121211xx 2 19 2.2.1 Thiết kế ( E ) -¿-S:+2s2EE+EE2EESE1EE1221271271112111E 111111 ce 19 2.2.2 Mua sắm ( P ) 55-5 SE E111 1111111111111 111111 11t 19

2.2.3 Thi công ( C ) 2-2222¿2222222221222211222111122712 2221211 19

3 Ưu điểm của hình thức Tổng thầu EPC so với các hình thức đấu thầu

thông fÌÒnng - << << << E9 2 0.0000 8000606 20

3.1 Đối với chủi đẩu fiứ- - c5 SEEEEEEEEEE21211111111111111212 2111 xe 21

3.2 Đối với tổng thầu EPC ©-2++2EE22E222E122122212112112211 11 xee 21 Chương II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tống thầu EPC trong thời gian qua tại Công ty Cô phần Đầu tư Phát triển Điện lực

c§:rn c0 7 23

I Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực

va Ha tang PIDI

3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 2 <2 s<©ss£ss©ssss+xsesecxseseessrsse 25 3.1 Sơ đồ tổ chức Công t 55: S525 SE‡EESEESEE2EEE2E2E1211211211211 112262 25

3.2 Đặc điểm chức năng các phòng baH -©-:©22©52+c2+sc+c2+zczzzs22 25

I Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ở Công €y PPIDI o 7G G5 s0 SH HT H0 00500500008500000010005006 28

1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, << 28

1.1 Thực trạng nên kinh tế nói CỈH1IHĐ Shin ky 28

1.2 Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt NaM - 3 2 Thực trạng việc áp dụng hình thức Tống thầu thời gian qua 35 2.1 Một số dự án áp dụng hình thức Tổng thấhu -: 5: 52 35

Trang 3

2.2 Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thâhM - 5:55: 552 40

2.2.1 Kết quả đạt được - 5-22 22x 2122121121121 cxee 40 2.2.2 Những hạn CHẾ 5c tt E5E15E21111211121111117111111121111 151v e 41 2.3 NQUYEN MNGN n86Ầ AI 2.3.1 Hợp đồng và việc ký kết hợp đồng - 2 2+ sex 4I 2.3.2 Nguồn nhân lực 2-©22+++2EE+2E2+EEEEE+EEEZEEEE2EEezrxrrrrrrr 42 2.3.3 Tai chinh 2.3.4 Kỹ thuật

Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo

hình thức Tống thầu tại công ty PIDI -cs 44

TL Giải pháp Vi IHÔ: <5 << 5x H100 08g06 44

1 Tạo được một tư duy nhất quán từ trên xuống dưới và giữa các Bộ ban ngành với nÌU << << << << 4 4 59 594.9664.900 484.568400895040 844 44 2 Nhà nước cần hoàn chính Quy chế đấu thầu . - -s-ss< 44 3 Giải pháp về nâng cao chất lượng công trình 45

II Giải pháp vi mô

11005 49

2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . . -2- se sssss<s<= 50 3 Nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại công ty 53

4 Đầu tư và đối mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị 57

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cơ chế thị truờng, trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa, cạnh tranh là

một trong những động lực của sự phát triển kinh tế và xã hội Trong đó thì hoạt động

đâu thầu cũng không kém phần quyết liệt, các nhà thầu cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài ngay trên đất nước của mình

Với hình thức Tổng thầu EPC — một hình thức còn rất mới mẻ thì sự cạnh

tranh để dành được những dự án/gói thầu lại là một điều rất khó bởi vì những đòi hỏi về kỹ năng, về kinh nghiệm trong các cuộc đấu thầu đã làm giảm khả năng

thắng thầu của các nhà thầu trong nước

Công ty cô phần đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI với trên mười năm kinh nghiệm tham gia đấu thầu, thực hiện gói thầu và trong những năm gần đây công ty

đã thực hiện các dự án theo hình thức Tổng thầu EPC đạt được những kết quả khả quan

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, do đó trong thời gian thực tập tại công ty

em đã nghiên cứu đề tài : “Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức

Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDT' Nội dung bài gồm 3 phần:

Chưong I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng

thầu EPC

ChuơngII: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời

gian qua ở Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ

tầng PIDI

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC ở công ty PIDI,

Bài viết chỉ là một sự nghiên cứu sơ lược do thời gian thực tập có hạn nhưng

em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Thị Anh Vân và cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, các anh, các chị tại công ty và đã giúp em hoàn

thành bài viết này

Trang 5

Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu

và hình thức Tống thầu EPC

I Đấu thầu

1 Khái niệm về đấu thầu

Theo luật đấu thầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số

61/2005/QH11 ngày 29 tháng I1 năm 2005 thì:

- Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu đề thực hiện gói thầu

- Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước

- Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thâu với sự tham gia của các nhà thâu nước ngoài và nhà thâu trong nước 2 Một số thuật ngữ dùng trong đấu thầu:

Theo luật đấu thầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số

61/2005/QH11 ngày 29 tháng I1 năm 2005 thì:

- Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án

- Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh

nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp

luật về đấu thầu

- Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ

- Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng

tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn ( sau đây được gọi là

nhà thầu tham gia đấu thầu ) Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đâu

Trang 6

- Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ

sở thỏa thuận hoặc hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính Nhà thầu phụ không

phải chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu

- Nha thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật

Việt Nam

- Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch

- Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là

toàn bộ dự án, gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc

nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên - Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu

thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu

chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu, là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

- Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu đo nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu

- Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ

so tong mức đầu tư hoặc tong dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện

hành

- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu,

trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá

- Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu

của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu

cầu của hồ sơ mời thầu

- Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ

sở đề thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

- Tổng mức đầu tư là tổng mức chỉ phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng

công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật Tổng dự

Trang 7

xây lắp, mua sắm thiết bị, chỉ phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng

- Vốn đầu tư được quyết tốn là tồn bộ chỉ phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chỉ phí theo đúng hợp đồng đã ký kết bảo đảm đúng chế độ kế toán của Nhà nước và được kiểm toán khi có yêu cầu của người có thâm quyên quyết định đầu tư

3 Vai trò của đấu thầu

Đấu thầu là một phương thức kinh doanh có hiệu quả rat cao Trong nén kinh tế thị trường nó càng tỏ rõ ưu thế của mình Vai trò của nó thé hiện bằng những lợi

ích không chỉ với chủ đầu tư mà còn với nhà thầu và Nhà nước

3.1 Déi với chủ đầu tư:

Đấu thầu giúp họ tiết kiệm được vốn đầu tư, đảm bảo được đúng tiến độ và

chất lượng công trình vì trong đấu thầu diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu nên chủ đầu tư sẽ chọn nhà thầu nào có giá thấp nhưng có năng lực và kinh nghiệm

Đấu thầu giúp chủ đầu tư nắm được quyền chủ động hoàn toàn vì chỉ khi đã

có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng về tất cả mọi mặt trước khi đầu tư thì chủ đầu tư

mới mời thầu và tiến hành đấu thầu thi công công trình

Để đánh giá được đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi các cán bộ của chủ đầu tư

phải có một trình độ nhất định Việc quản lý một dự án cũng đòi hỏi các cán bộ phải

tự nâng cao trình độ của mình về mọi mặt dé đáp ứng yêu cầu thực tế Kết quả là

nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật của chủ đầu tư

3.2 Di với các nhà thâu

Trang 8

Việc tham dự đấu thầu, trúng thầu và thực hiện các dự án theo hợp đồng làm

cho nhà thầu phải tập trung đồng vốn của mình vào một trọng điểm đầu tư giúp nhà thầu nâng cao được năng lực kỹ thuật, công nghệ của mình theo yêu cầu của công trình Ngay từ quá trình dau thầu, nhà thầu phải đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật

công nghệ, năng lực do đó nhà thầu cần phải nâng cao trình độ về mọi mặt

Việc tham gia đấu thầu và quản lý một dự án rất phức tạp, công việc trong

thực tế sẽ giúp nhà thầu hoàn thiện được các mặt tổ chức, nâng cao năng lực đội

ngũ cán bộ công ty

3.3 Đối với Nhà nước:

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung ( vốn từ ngân sách Nhà nước) Đấu thầu dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu trên các mặt như tài chính, kỹ thuật, lao động nên nó thúc day các công ty tìm cách tăng cường hiệu quả và trình

độ Mặt khác chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu nào cung cấp sản phẩm dịch vụ với

giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng do đó hiệu quả sử dụng đồng vốn từ ngân sách

Nhà nước là cao nhất

Đấu thầu góp phần đổi mới hành chính Nhà nước Trước kia trong xây dựng cũng như trong các ngành kinh tế khác, Nhà nước quản lý toàn bộ từ việc ra quyết định xây dựng công trình nào, vốn bao nhiêu, giải pháp kỹ thuật như thế nào, thời

gian bao lâu, ai thi công, vật tư thiết bị lấy ở đâu thì nay với cơ chế đấu thầu Nhà

nước chỉ quản lý sản phẩm cuối cùng là cơng trình hồn chỉnh với chất lượng đảm báo Trách nhiệm của Nhà nước bây giờ chủ yếu là nghiên cứu ban hành các văn bản, chính sách tiêu chuẩn về xây dựng đồng thời theo đõi giám sát và kiểm tra 4 Trình tự cúa hoạt động đầu thầu

4.1 Giai đoạn chuẩn bị đấu thấu

4.1.1 Sơ tuyển nhà thấu

- Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn

được nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham

Trang 9

- Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm: lập hồ sơ mời sơ tuyển, thông báo mời

sơ tuyển, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, trình và phê duyệt kết quả sơ tuyền, thông báo kết qua sơ tuyến

4.1.2 Lập hỗ sơ mời thấu

Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm hai nội

dung:

- Yêu cầu về mặt kỹ thuật - Yêu cầu về mặt tài chính

4.1.3 Mời thâu

Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau:

- Thông báo mời thầu đối với gói thầu rộng rãi

- Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có

SƠ tuyền

4.2 Giai đoạn nhận đơn thấu

- Phát hành hồ sơ mời thầu

- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

4.3 Giai đoạn mở thâu và đánh giá

4.3.1 Mở thâu

Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối

với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố

trong buổi mở thâu

4.3.2 Đánh giá hô sơ dự thầu và xếp hạng nhà thấu

a) Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ,

không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu

- Tính hợp lệ của đơn dự thầu: Đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ

Trang 10

liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu

- Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh: Trong thỏa thuận của liên danh phải

phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị

tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kế cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu ( nếu

có )

- Có một trong các giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, quyết đinh thành lập, giây đăng ký hoạt động hợp pháp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp

- Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật - Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ

b) Đánh giá chỉ tiết hồ sơ dự thầu:

Đánh giá chỉ tiết hồ sơ dự thầu bao gồm đánh giá về kinh nghiệm, năng lực và đánh giá về mặt kỹ thuật của nhà thầu:

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

s® Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam và nước ngoài, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

se Năng lực nhân lực: số lượng, trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật thực

hiện gói thầu

e Năng lực tài chính: tông tài sản, tông nợ phải tra, vốn lưu động, doanh thu lợi nhuận ( trong ba năm gần nhất ); giá trị hợp đồng đang thực hiện đở dang

- Đánh giá về mặt kỹ thuật:

e Đặc tính thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị, mức độ đáp ứng của

thiết bị thi công

e Bảo đảm điều kiện an toàn và vệ sinh môi trường

e Các biện pháp đảm bảo chất lượng

Trang 11

Ngoai ra thi con danh gia về tiêu chuẩn giá cả: giá dự thầu không được vượt

quá giá xét thầu

e) Đánh giá tổng hợp và xếp hạng - Sử dụng phương pháp chấm điểm:

Đối với mỗi công trình cụ thể việc đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn được sử dụng theo hệ thống thang điểm ( 100, 1000 ) Tuy nhiên mức điểm yêu cầu tối thiêu không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật và không thấp hơn 80%

đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao

Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng ( trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế ) còn phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc

báo đảm không thấp hơn 70% mức điểm tối đa tương ứng

- Sử dụng tiêu chí “ đạt”, “ không đạt”

Tùy theo tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung Đối với các nội dung được coi là yếu tố cơ bản của hồ sơ mời thầu, chỉ sử

dụng tiêu chí “ đạt” hoặc “ không đạt” Đối với nội dung yêu cầu khơng cơ bản, ngồi tiêu chí “ đạt” hoặc “ không đạt” thì được áp dụng thêm tiêu chí “ chấp nhận

được” nhưng không được vượt quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong tiêu

chuẩn đánh giá

Hồ sơ được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả các nội

dung cơ bản đều được đánh giá là “ đạt”, các nội dụng yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “ đạt” hoặc “ chấp nhận được”

4.3.3 Trình duyệt kết quả đấu thâu

Kết quả phê duyệt kết quả trúng thầu bao gồm các nội dung: - Tên nhà thầu trúng thầu

- Giá trúng thầu

- Hình thức hợp đồng

- Thời gian thực hiện hợp đồng

Trang 12

4.3.4 Thông báo kết quả trúng thấu và hoàn thiện hợp đồng

Sau đánh giá và có kết quả đấu thầu chủ đầu tư thông báo kết quả cho nhà

thầu trúng thầu và tiến hành hoàn thiện hợp đồng với các nhà thầu trúng thầu 4.3.5 Ký kết hợp đông

Sơ đồ các giai đoạn đấu thầu ( xem phụ lục )

$5 Hình thức lựa chọn nhà thâu

Bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng Dưới góc độ kinh tế, sản phẩm, dịch vụ xây dựng là loại hàng hoá đặc biệt, với sự

biểu hiện tương đối đa dạng, có thể là dịch vụ chất xám (tư vấn), có thể là hạng mục

công trình, công trình xây dựng Do vậy, bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là lựa chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu, có các đề xuất về giá dự thầu, tiến độ và các đề xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư, dự án

Khác với lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá là chọn hàng hoá đã có sẵn,

người mua có thể tiếp cận bằng trực giác, việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động

xây dựng mang bản chất của một chuỗi các hành động nhằm chọn ra người làm ra

sản phẩm xây dựng Hơn nữa, tại thời điểm đấu thầu, do sản phẩm xây dựng mới

chỉ được thể hiện trên các bản vẽ, sẽ được hình thành theo một thời gian nhất định

nên sau khi đã chọn được nhà thầu, đòi hỏi phải có sự tham gia, giám sát của chủ

đầu tư Bởi vậy, vấn đề chất lượng, tiến độ, giá cả của sản phẩm, dịch vụ xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nhà thầu sẽ làm ra sản phẩm và quan hệ hợp đồng giữa chủ

đầu tư với nhà thầu Từ nhận thức này, có thể hiểu nhà thầu là chủ thê trung tâm của

hoạt động đấu thầu xây dựng, cần được xem xét kỹ lưỡng cả về tư cách pháp lý và

các biểu hiện của năng lực thực tế

Trang 13

Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây

dựng công trình đề nhận thầu toàn bộ một loại cơng việc hoặc tồn bộ công việc của

dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng thầu xây dựng bao gồm: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC); tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình

Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận

thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình đề thực hiện phần việc chính của

một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà thầu phụ trong hoạt

động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây

dựng đề thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng

Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng (gọi tắt là nhà thầu xây dựng) được xác định thông qua năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng Năng lực hoạt động, năng lực hành nghề của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng bao gồm:

- Đối với tỗ chức: Năng lực hoạt động xây dựng được thể hiện thông qua việc đảm bảo các điều kiện để thực hiện các công việc như: Lập dự án đầu tư xây dựng

công trình; Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Khảo sát xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Thi công xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng

Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo hạng trên cơ sở năng

lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tô chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức

Một số tổ chức tư vấn được thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc về lập

dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây

dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện năng

lực theo quy định Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nhà thầu

thiết kế xây dựng công trình không được ký hợp đồng tư vấn giám sát với chủ đầu

Trang 14

được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng

công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát Tổ chức tư vấn khi thực

hiện công việc tư vấn nào thì được xếp hạng theo công việc tư vấn đó

- Đối với cá nhân khi tham gia các hoạt động xây dựng phải có năng lực hành nghề được xác định thông qua Chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng

Chứng chỉ hành nghề là giây xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thhiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước, cho thấy phạm vi và lĩnh vực được phép

hành nghề của người được cấp

Cá nhân đảm nhận các chức danh sau đây phải có chứng chỉ hành nghề: chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thhiết kế xây dựng công trình; chủ trì các đồ án thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng Thủ tục cấp, quản lý, hướng dẫn sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng được quy định trong các văn bản sau:

+ Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2007 của Chính phủ về Quán lý dự án

đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là Nghị định 16/CP);

+ Quyết định 12/2005/QĐ-BXD ngày I8 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây

dựng;

+ Quyết định 15/2005/QĐ-BXD ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư tham gia hoạt động xây dựng

Trang 15

là điều cần được chú trọng Mạng thông tin rộng khắp, đáng tin cậy về năng lực các nhà thầu xây dựng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động

đấu thầu

Lựa chọn nhà thầu được thực hiện ở nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau,

bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án mua sắm hàng hoá, dự án quy

hoạch, nghiên cứu khoa học, lựa chọn đối tác Việc lựa chọn nhà thầu hiện chịu sự

điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Thương

mại (đối với lựa chọn nhà thầu mua sắm hàng hoá), Luật Xây dựng (đối với nhà

thầu hoạt động xây dựng), Luật Đấu thầu (đối với lựa chọn nhà thầu thuộc các lĩnh

vực) Ngoài ra, do yêu cầu quản lý trong một số lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm (dầu

khí, đất đai, tài chính ), Nhà nước cũng có những quy định riêng về lựa chọn nhà

thầu Do các đặc điểm riêng nên lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng - dạng hoạt động rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay của nước ta - có những khác biệt

so với lựa chọn nhà thầu khác như cung cấp hàng hoá, cung cấp dịch vụ, lựa chọn

đối tác

Š.1 Đầu thâu rộng rãi:

Hình thức này không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Trước khi phát hành hồ sơ bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu

trên các phương tiện thông tin đại chúng Đây là hình thức được áp dụng chủ yếu

trong đấu thầu vì nó thể hiện được tính cạnh tranh cao trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu do đó cơ hội lựa chọn sẽ là tối ưu hơn

Tuy nhiên nếu số lượng nhà thầu tham gia quá đông thì làm cho chi phi hoạt

động tổ chức và thẩm định sẽ lớn, thời gian kéo dài

5.2 Đầu thâu hạn chế:

Là hình thức khi thực hiện phải mời tối thiểu 5 nhà thầu được xác định có

năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu, trường hợp có ít hơn 5 nhà thầu chủ đầu tư phải trình người có thâm quyền xem xét, quyết đỉnh cho phép tiếp tục tổ

Trang 16

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp:

- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu

- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp

ứng

Việc thực hiện đấu thầu hạn chế đơn giản hơn nhiều so với đầu thầu rộng rãi,

việc đánh giá cũng tương đối đơn giản và chủ đầu tư hầu như đã biết trước được khả năng của hầu hết các nhà thầu vì vậy giảm được chỉ phí và tiết kiệm được thời

gian hơn, khả năng rủi ro thâp hơn Hình thức này thường được áp dụng trong những dự án lớn

5.3 Chỉ định thâu:

Hình thức này khi thực hiện phải lực chọn một nhà thầu được xác định là có

đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định

Hình thức này áp dụng trong các trường hợp như:

- Trường hợp bat kha kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay

- Gói thầu theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài

- Gói thầu thuộc dự án bí mật Quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích Quốc gia, an

ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi cần thiết

- Gói thầu mua sắm vật tư thiết bị dé phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của

thiết bị, dây chuyền công nghệ của sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà sản xuất và không thể mua từ nhà cung cấp khác đề đảm bảo tính tương thích

- Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 5 trăm triệu đồng, gói thầu mua

Trang 17

6 Các phương thức đấu thầu:

- Đầu thầu một túi hồ sơ: được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC Nhà thầu nộp hồ sơ gồm đề xuất về kỹ thuật và tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

Việc mở thầu được tiến hành một lần

- Đấu thầu hai túi hồ sơ: được áp dụng trong đấu thầu rộng rãi và đầu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật va tài

chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành hai lần: lần

thứ nhất đề xuất kỹ thuật được mở để đánh giá trước, và lần thứ hai là mở đề xuất về tài chính của các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu

- Đấu thầu hai giai đoạn: được áp dụng với hình thức đấu thầu rộng rai va dau thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật,

công nghệ mới, phức tạp, đa dạng

+ Giai đoạn 1: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và

tài chính, chưa có giá dự thầu để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và

nộp hồ sơ giai đoạn 2

+ Giai đoạn 2:các nhà thầu nộp hồ sơ giai đoạn 2 bao gồm: đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu

7 Các nguyên tắc đấu thầu:

* Nguyên tắc công bằng: nguyên tắc này thể hiện quyền bình đăng như nhau

giữa các nhà thầu tham gia đấu thầu về thông tin được cung cấp từ phía chủ đầu tư * Nguyên tắc bí mật: hồ sơ, tài liệu, mức giá dự kiến cũng như các thông tin

có liên quan đến gói thầu được coi là bí mật thì phải được bảo vệ bí mật nhằm tránh

thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp giá dự thầu thấp hơn giá dự kiến và thiệt

hại cho các nhà thầu do bị lộ thông tin

Trang 18

* Nguyên tắc có năng lực: khi tham gia đấu thầu chủ đầu tư cũng như nhà thầu phải có năng lực theo như cam kết đề tránh gây ra thiệt hai làm chậm tiến độ thực hiện công trình cũng như chất lượng công trình, tốn thất cho nền kinh tế

* Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý: chủ đầu tư cũng như các nhà thầu khi

tham gia hoạt động đấu thầu phải tuân thủ các quy định của Nhà nước cũng như các cam kết đã ghi trong hợp đồng

II Tổng thầu EPC: 1 Một số khái niệm

- Tổng thầu EPC: là hình thức nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ

đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu tồn bộ cơng việc của dự án hoặc công VIỆC Của gói thầu Bao gồm các công việc thiết kế, mua sắm thiết bị vật tư và xây

lắp

- Nhà thầu EPC: là nhà thầu tham gia đấu thầu đề thực hiện gói thầu EPC

- Gói thầu EPC: là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp

thiết bị vật tư và xây lắp

2 Vai trò và trách nhiệm của chú đầu tr và nhà thầu

3.1 Đối với chủ đâu tr:

Để có công trình nhà máy, chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện

cơng viêc tính tốn thiết kế sơ bộ công nghệ, công suất, các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, các tài liệu kỹ thuật ( tài liệu thiết ké FEED — Front End Engineering Design

hay tài liệu thiết kế cơ sở) Cùng với tài liệu thiết kế FEED đơn vị tư vấn còn lập

thêm tài liệu về thương mại ( Commercial Term and Condition) gọi chung là hồ sơ mời thầu EPC theo tiêu chuẩn quốc tế goi là ITB ( Instruction to Bidder ) Sau khi có ITB chủ đầu tư sẽ tiến hành đấu thầu và chon tổng thầu EPC Trong thời gian

tổng thầu EPC thực hiện công việc, chủ đầu tư sẽ thuê tư vấn giám sát tiến hành

công việc giám sát tổng thầu EPC từ khâu thiết kế cho đến khi cơng trình hồn

Trang 19

2.2 Đối với Tổng thâu EPC: 2.2.1 Thiết kế ( E )

Căn cứ vào thiết kế FEED và hồ sơ mời thầu ITB, tông thầu EPC sẽ triển khai

các công việc thiết kế kỹ thuật và thiết kế chỉ tiết Đây là công việc quan trọng nhằm đề đáp ứng công suất và công nghệ nhà máy cho chủ đầu tư Sau khi hoàn

thành thiết kế công nghệ nhóm thiết kế sẽ tiến hành các công việc thiết kế khác Công tác thiết kế được tiến hành theo quy trình thiết kế tối ưu nhằm giảm tối đa sự khác biệt về giao diện giữa các khâu thiết kế Để phục vụ cho khâu mua sắm, bộ phận thiết kế sẽ tính toán danh mục thiết bị chính, danh mục vật tư và thiết bị phụ, đồng thời ban hành các tài liệu thiết kế theo tiến độ đề phục vụ khâu thi công

2.2.2 Mua sắm ( P)

Công việc mua sắm được chia làm 2 nhóm chính:

Nhóm thứ nhất: Nhóm thiết bị chính là nhóm thiết bị phải đặt hàng chế tạo

trong nội bộ, hoặc phải ký hợp đồng để mua và có đặc điểm là thời gian cung cấp dài Sau khi ký hợp đồng mua hàng thông thường không được phép thay đổi công suất và tiêu chuẩn kỹ thuật nên phải tính toán chính xác và triển khai đặt hàng sớm

đảm bảo tiến độ dự án

Nhóm thứ hai: nhóm vật tư và thiết bị phụ có thời gian cung cấp ngắn va có

thể điều chỉnh số lượng mua Mặt khác nhóm vật tư này có đặc điểm là thường có

nhiều thay đồi thiết kế trong quá trình thi công do vậy khi đặt mua thường bổ sung thêm 5% số lượng dự phòng Cho nên trong quá trình thi công, mặc dù thiết kế

thường có nhiều thay đổi nhưng sẽ không bị thiếu vật tư thi công Sau khi công

trình hoàn thành số vật tư thừa sẽ được chuyên cho nha dau tư làm vật dự phòng cho quá trình sửa chữa bảo trì sau này

2.2.3 Thi công (C)

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế FEED, thiết kế chỉ tiết, tài liệu kỹ thuật bộ phận

Trang 20

duyệt, có quy trình chủ đầu tư yêu cầu đơn vị đăng kiểm phê duyệt, có quy trình chỉ do tổng thầu phê duyệt Để bảo đảm chất lượng công trình song song với bộ phận thi công, tổng thầu EPC tổ chức kiểm tra và giám sát chất lượng gọi tắt là QC

( Quality Control ) Sau khi cac công đoạn thi cơng hồn thành, bộ phận QC cùng

với bộ phận thi công sẽ tổ chức nghiệm thu theo từng công đoạn đã được thống nhất và nghiệm thu hoàn thành bàn giao công trình cho chủ đầu tư với các hồ sơ kỹ thuật chất lượng kèm theo

3 Ưu điểm của hình thức Tổng thầu EPC so với các hình thức đấu thầu thông

thường

Các bước trong đấu thầu EPC cũng tương tự như trong đấu thầu thông thường

nhưng chỉ khác ở chỗ là dự án/gói thầu sẽ không bị chia nhỏ đề đấu thầu từng phần

mà sẽ đấu thầu toàn bộ và sẽ do một nhà thầu trúng thầu đảm nhận, việc mời nhà

thầu phụ hay không là phụ thuộc vào quy mô dự án và do nhà thầu chính quyết định Do đó Tổng thầu xây dựng sẽ có trách nhiệm với các phương tiện và biện pháp thi công được sử dụng, thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, có trách

nhiệm cung cấp toàn bộ vật liệu, nhân công và mọi dịch vụ cần thiết

Sơ đồ mối quan hệ giữa chú đầu tư với các nhà thầu trong đấu thầu

Chữ đân hr Chủ đầu tư

Tư vấn, thiết kế Cơ quan tư vấn

giám sát Ban quản lý dự án

Tổng thầu

Nhà thầu Ì Nhà thầu 2 Nhà thầu 3 Các nhà thầu phụ

Trang 21

3.1 Đối với chủ đâu tư:

Với mục đích đầu tư tiền mua công trình nhà máy, cái mà họ cần là nhà máy

có công suất, công nghệ và thời hạn bàn giao công trình đúng theo yêu cầu đã được

nêu trong thiết kế FEED Với hình thức này họ chỉ cần thuê bộ phận tư vấn thiết kế

va tu vấn giám sát giúp họ giám sát tổng thầu EPC thực hiện mà không cần tổ chức bộ máy của ban quản lý dự án với đầy đủ các phòng ban chức năng, vừa tốn kém chi phi lại không có tính chuyên môn cao Mặt khác do đơn giản ở khâu phê duyệt tài liệu vì vậy rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư và thời gian xây dựng đã làm tăng

hiệu quả vốn đầu tư và mang lại lợi nhuận sớm

3.2 Đối với tổng thâu EPC

a) Việc thiết kế chỉ tiết gắn liền với lợi ích của tổng thầu nên sẽ tìm ra các giải

pháp tối ưu Theo kinh nghiệm quốc tế nếu triển khai thiết kế tối ưu sẽ mang lại sự

tiết kiệm từ 5-10% tổng chỉ phí của gói thầu EPC

Với kinh nghiệm được tích lũy từ khâu mua sắm và khâu thi công tổng thầu

EPC sẽ thiết kế theo quy trình và trình tự thiết kế tối ưu Vừa đảm bảo có tài liệu cho việc mua sắm và thi công mà không phải chờ cho đến lúc phải hoàn thiện tất cả

các hồ sơ thiết kế cho nên sẽ rút ngắn được thời gian hoàn thành dự án và tiết kiệm

được chỉ phí quản lý và có đầy đủ hồ sơ đề thu hồi vốn ngay khi công trình bàn giao

Do tổng thầu gắn trách nhiệm từ khâu thiết kế đến mua sắm, thi công xây lắp, chạy thử, bàn giao và bảo hành công trình cho nên khi công trình bị sự cố hoặc kém

chất lượng sẽ xác định được rõ trách nhiệm

Với chức năng là người vừa thiết kế vừa cung cấp thiết bị nên họ có nhiều cơ hội để đầu tư, đổi mới nâng cấp nhà máy thiết bị của mình

Với tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm của bộ phận mua sắm họ hiểu được

quy luật của cơ chế thị trường, giá cả sẽ biến động tùy thuộc vào cung và cầu, hiểu

được giá cả khác biệt nếu mua ở đại lý chính thức sẽ khác với mua ở đại lý trung

gian Nên việc cung cấp thiết bị vừa có giá hợp lý vừa đảm bảo chất lượng cũng góp

phần mạng lại hiệu quả kinh tế chung cho Tổng thầu EPC

b) Lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đóng vai trò thầu phụ cho các nhà đầu tư nước ngoài, nghĩa là chỉ làm phần C- phần xây lắp ( chiếm khoảng 15%

trong một dự án) Do đó trong việc tính toán mức dự toán các nhà thầu chỉ tính toán

Trang 22

- Chi phí trực tiếp bao gồm: chỉ phí vật liệu, chi phí nhân công, chỉ phí máy

thi công và chỉ phí trực tiếp khác

- Chi phí chung gồm: chi phi hành chính, chi phí phục vu thi công, chi phi phục vụ công nhân

Giá trị xây lắp: Gx¿= VL+NC+M+L+T

VL: chi phí vật liệu

NC: chi phí nhân công M: chi phi máy xây dựng

L: lãi dự kiến T: thuế VAT

Trong đấu thầu theo hình thức Tổng thầu EPC thì mức dự toán sẽ bao gồm: chi phí xây lắp, chi phi quan lý dự án và chi phí khác

Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm như: chỉ phí thiết kế, chi phí thâm định dự toán, chỉ phí lập và thâm định hồ sơ mời thầu, chi phí bảo hiểm công trình, chỉ phí ban quản lý dự án, chi phi kiểm định chất lượng và chỉ phí dự phòng

Tổng dự toán trong hình thức Tổng thầu EPC là :

Gxpcr=GxL†+Gk+Gpp

Gx chi phi quan ly du an va chi phi khac Gpp: chi phi du phong

Gxpcr chính là giá mà Tổng thầu đưa ra để bán

Việc thực hiện hình thức Tổng thầu EPC thì chi phí thực hiện dự án/gói thầu của nhà thầu có thể giảm do tiết kiệm được một số khoản chỉ phí do việc kết hợp các khâu công việc

Trong các dự án/gói thầu đấu thầu theo hình thức Tổng thầu EPC thì việc

thỏa thuận giá cả giữa chủ đầu tư và nhà thầu dựa trên nguyên tắc “ thuận mua vừa bán ” Có nghĩa là sau khi đáp ứng các yêu cầu về công nghệ, thiết bị, thông số kỹ

thuật, chế độ vận hành, bảo hành và dựa trên tong mức dự toán mà nhà thầu ( người

Trang 23

Chương II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tống thầu EPC trong thời gian qua tại Công ty Cổ phần

Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI

I Giới thiệu tống quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ

tang PIDI

1 Quá trình hình thành và phát triển

e Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI e Tên tiếng Anh:

POWER AND INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY

e Tên viết tắt: PIDI

e Địa chỉ: Tòa nhà PIDI — 125 Hoàng Văn Thái — Thanh Xuân — Hà Nội

e Điện thoại: 04.5658916 e Fax: 04.5658917 se Web: www.pidi.com.vn e Email: pidi@hn.vnn.vn

e Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000311 do Sở Kế hoạch và

Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 16/05/2000 và các lần đăng ký bổ sung, đăng ký

thay đôi bồ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty

e Tài khoản giao dịch : 05.111.000.6.000.5 NHTMCP Quân đội — Chi nhánh

Điện Biên Phủ

e Quá trình phát triển:

Trang 24

53/TCT-TCQD ngày 12/07/1997 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Phát triển Công nghệ và Du lịch trực thuộc Tổng Công ty Phát triển Công nghệ và Du lịch

- Theo Quyết định số 74/TCT-TCQĐÐ ngày 28/06/1999 của Tổng Giám đốc

Tổng Công ty Phát triển Công nghệ và Du lịch thì Trung tâm Phát triển Điện lực và

Viễn thông được đổi tên thành Công ty Phát triển Điện lực và Viễn thông

- Công ty Phát triển Điện lực và Viễn thông ( TED ) được đổi tên thành Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng ( PIDI )

- Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng chuyền thành Công ty Cổ

phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng vào tháng 1/2009 2 Ngành nghề kinh doanh:

- Thiết kế thi công các công trình điện, đường dây cao thé, tram biến thế, các

công trình viễn thông nội bộ; Cung cấp dịch vụ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các

công trình điện hạ tầng; Đại tu các thiết bị, công trình điện, cơ điện, máy động lực

và viễn thông; Tư vấn cho khách hàng trong và ngoài nước về ngành điện lực và

viễn thông ; Sản xuất sửa chữa , cung ứng các thiết bị vật tư thuộc ngành điện lực

và viễn thông; úng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực kiểm định, kiểm tra kỹ thuật

các công trình và thử nghiệm các thiết bị điện; Đại lý, mua bán, ký gửi tư liệu sản

xuất và tiêu dung; Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm dầu khí

- Đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh doanh nhà; Đầu tư xây dựng các nhà máy phát điện vừa và nhỏ; Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân

dụng, kỹ thuật hạ tầng đô thị; Lap dat cac trang thiét bi công nghệ, cơ điện, điện

lạnh, cầu thang máy, thiết bị thơng tin, cấp thốt nước, phòng cháy chữa cháy; Triển khai các công nghệ xử lý môi trường; Trang trí nội thất, ngoại thất các công trình

xây dựng; Tư vấn trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư cho khách hàng trong và

ngoài nước, khảo sát xây dựng, thiết kế quy hoạch, lập tổng dự toán các công trình xây dựng, thâm tra các thiết kế dự toán, giám sát và kiểm tra các công trình xây dựng

- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Khai thác, xử lý và phân phối nước

Trang 25

hiện các địch vụ về phát thanh truyền hình; Các lĩnh vực trong thiết kế kết cấu, kiến

trúc xây dựng và cảnh quan

- Tư vấn về phần cứng, phần mềm và cung cấp phần mềm về máy tính; Mua

bán máy tính, phần mềm máy tính đã đóng gói, thiết bị ngoại vi; Các dịch vụ khác

có liên quan đến máy tính

- Các dịch vụ về kiến trúc xây dựng: Tư vấn công trình xây dựng ( không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình )

- Sản xuất thiết bị phân phối điện; Sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách

điện

- Kinh doanh các dịch vụ nhà hàng, ăn uống, giải khát

- Kinh doanh vận tải; Xuất nhập khẩu; Khai thác khoáng sản

3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật

3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty

3.2 Đặc điểm chức năng các phòng ban

e Lãnh đạo:

- Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thâm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn và dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt ĐHĐCĐ quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty Trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định,

Định hướng các chính sách ton tại và phát triển thông qua việc hoạch định

Trang 26

- Ban Kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đơng kiểm sốt mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ

đông

- Giám đốc: Do HĐQT bồ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật

của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực sau: Tổ chức

Nhân sự — Hành chính; Nghiên cứu phát triển; Chỉ đạo tổng hợp các hoạt động kinh

doanh; Các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản;Chịu trách nhiệm trước HĐQT Công

ty theo quy định tại Điều lệ Công ty

- Phó giám đốc: làm công tác tham mưu, giúp việc cho giám đốc và thay mặt

giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà

nước về việc được phân công

e Chức năng các phòng ban:

- Phòng Kế hoạch-đầu tư: Tìm kiếm, khai thác thị trường, họp đồng dự toán,

thanh toán, quyết toán kinh doanh vật tư thiết bị

- Phòng Tài chính-kề toán: Quản lý tài chính, thực hiện thủ tục văn bản pháp quy của Nhà nước về tài chính trong kinh doanh giám sát các mặt tài chính của Công ty Trả lương cho công nhân và nộp thuế cho Nhà nước, đảm bảo thu chỉ ngân

sách và cân đối số sách có liên quan đến tài chính

- Phòng Tổ chức-hành chính: Có nhiệm vụ giải quyết các công việc của Công ty, tổ chức thực hiện các công tác văn phòng, quản lý công văn giấy tờ có liên quan đến tô chức hành chính, giúp giám đốc trong công tác quản lý nhân sự, đào tạo nghề, kiểm tra công tác an toàn lao động, giải quyết chế độ bảo hiểm

- Phòng kỹ thuật-vật tư: Quan lý chất lượng kỹ thuật, lập và theo dõi tiền độ thi công, cung ứng vật tư thiết bị dùng cho thi công, đôn đốc quản lý kỹ thuật an toàn

- Phòng Thí nghiệm- đo lường: Quan trắc, khảo sát môi trường công trình,

Trang 27

Đại hội đồng cô đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Khối văn phòng Các công ty góp vốn và chi nhánh

Phong Kế hoạch- đầu tư

CTy CP Xiắp và bảo trì

cơ điện PIDI Phòng Tài chính-kế toán CTyCP ĐT và XD PIDIL Ƒ— Phòng Tổ chức-hành chính CTy CP Tvắn XD điệnPIDI Ƒ—] Phòng kỹ thuật-vật tư CTy CP XIắp điện PIDI Ƒ—]

Phòng Thí nghiệm-đo lường CTy CP Dtu va XD

Trang 28

II Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ớ Công ty PIDI 1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay

1.1 Thực trạng nên kinh tế nói chung

a) Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986- 2008

Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt

Nam đã hoạch định đường lối đổi mới và mở đầu quá trình Đảng lãnh đạo công

cuộc đổi mới ở Việt Nam Trải qua 20 năm, đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, “công cuộc đối mới đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kế đời sống vật chất và tinh thần

của nhân dân”

Với tư duy và đường lối phát triển kinh tế mới, Việt Nam đã từng bước làm cho nền kinh tế sống động, sức sản xuất phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/năm Đứng thứ 2 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ sau Trung Quốc Việt Nam được coi là điểm đầu tư lý

tưởng đối với các nhà đầu tư trên khắp thế giới Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự

chuyền dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP năm 1998 chiếm 21,6%, đến năm 2005 tăng lên

41%; tỷ trọng nông nghiệp năm 1998 chiếm 43,6%, đến năm 2005 còn 20,5%; tỷ

trọng dịch vụ năm 1998 chiếm 33,1%, đến năm 2005 tăng lên 38,5% Các thành

phần kinh tế cùng phát triển Hiện nay, kinh tế Nhà nước đóng góp 8% GDP; kinh

tế tư nhân chiếm 37,7% GDP; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15% GDP

Rất nhiều khu công nghiệp mới, đô thị mới mọc lên Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh; bộ mặt nông thôn và đô thị thay đổi hàng ngày, hàng giờ Hàng hóa phong phú, thị

trường nhộn nhịp

Cuối năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO đánh dấu một

bước ngoặt mới của kinh tế- xã hội Việt Nam

Trang 29

Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tình trạng lạm phát và suy thoái

Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6, 23% thấp hơn năm 2007 và chưa đạt kế hoạch đề ra là 7% Cụ thể:

* Khu vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3,79%, khu vực công nghiệp -

xây dựng tăng 6,33%, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 7,2%

* Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP tính theo giá thực tế năm 2008 như sau: khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 21,99% GDP, khu vực công

nghiệp - xây dựng chiếm 39,91% và khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 38,1% * Giá tiêu dùng năm 2008 diễn biến rất phức tạp, khác thường so với xu

hướng giá tiêu dùng các năm trước Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, III nhưng đến các tháng quý IV liên tục giảm Tuy vậy, nhìn chung giá tiêu dùng cả năm vẫn ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2008 so với

12-2007 tăng 19,89% và CPI bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97% * Tổng thu chỉ ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm

2007 va bang 118,9% dy toán năm, trong đó chỉ đầu tư phát triển bằng 118,3%, chỉ sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể

bằng 113,3%, chi trả nợ và viện trợ bằng 100% Bội chi ngân sách nhà nước năm

2008 bằng 97,5% mức bội chỉ dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm

* Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt

637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007 Vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 dat 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm

2007

* Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4%, lâm nghiệp tăng 2,2%, thuỷ sản tăng 6,7%

* Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%) Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 ty

Trang 30

Như vậy, so với những chỉ tiêu chủ yêu của kế hoạch đề ra thì chúng ta thì còn

7 chỉ tiêu không đạt là: tốc độ tăng GDP, tổng chỉ ngân sách, chỉ số giá tiêu dùng, mức giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ che phủ rừng, cung cấp nước sạch cho đô

thị Trong bối cảnh năm 2008 có rất nhiều khó khăn, thách thức: những tháng đầu

năm phải thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, đầu tư công để kiềm chế

lạm phát; những tháng cuối năm chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nguy cơ giảm phát thì những kết quả đã đạt được như vậy là một sự cố gắng lớn của cả nước ta, trong đó cần thấy trước hết là vai trò chỉ

đạo, điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ mà dưới đây ta sẽ xem xét ở những

nét cơ bản nhất

b) Thực trạng nền kinh tế Việt Nam quý I năm 2009

Trong 3 tháng đầu năm 2009, kinh tế thế giới trong tinh trang 4m dam Theo dự báo gần đây nhất, khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chỉ từ -0,5% đến -1% (trong đó EU là -3,2% thay vì năm ngoái là + 0,9%, Mỹ là -2,6% , đặc biệt

Nhật là -5,8%) Thực tế, Mỹ đã đóng cửa 17 ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ

trong tháng 2 tăng 8,1%, đây là mức cao nhất trong 25 năm qua Theo các dự đoán

mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Quỹ Tiền tệ quéc té (IMF) thì nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ tiếp tục suy thoái trong năm 2009 Đặc biệt hậu quả mà nó gây ra cho nền kinh tế các nước còn lớn hơn đối với nền kinh tế Mỹ Kinh tế Nhật

đang suy thoái ở mức tệ hại nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay Châu Âu suy thoái nặng, nhiều nền kinh tế Đông Âu đang đứng trước nguy cơ phá sản "cấp quốc gia"

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn: Sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại; mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước chậm; xuất, nhập khâu hàng

hoá bị giảm nhiều và thị trường xuất khâu bị thu hẹp; tình trạng thiếu việc làm xảy

Trang 31

của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản quí 1/2009 so

với cùng kỳ năm trước là 2,86%; công nghiệp và xây dựng 8,15%; dịch vụ 8,05%; giá trị sản xuất công nghiệp 16,3%, nông, lâm, thủy sản 4,1%; tổng mức bán lẻ hàng

hoá dịch vụ tăng 29,2% Tuy nhiên theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế thì

Việt Nam là nước ít bị ảnh hưởng bởi suy thối kinh tế tồn cầu so với các nước

phát triển và khu vực Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP quý 1/2009 dat 3,1% Theo dự báo mới đây của Tập đoàn HSBC, Việt Nam

cùng với Trung Quốc, Án Độ, Indonesia sẽ là 4 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2009 Bên cạnh sự suy giảm của vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu thì các yếu tố đầu tư hạ tầng, chú trọng thị trường nội địa, tăng cường tín dụng tiêu dùng dân cư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là những yếu tô để bù đắp Do vậy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo vẫn đạt trong khoảng từ 4% -

6%, và được đánh giá tốt so với tốc độ phát triển của các nước khu vực

Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong quý 1/2009 và tính tới những thuận lợi,

khó khăn của nền kinh tế từ nay đến cuối năm, có thể dự báo một số chỉ tiêu kinh

tế-xã hội chủ yếu cả năm 2009 như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,8 -5,6%; - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,6-6,1%;

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,5-4,5%;

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tang 15-18%;

- Kim ngach hang hoa xuất khâu đạt 56-58 tỷ USD; - Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 63-65 tỷ USD;

- Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm là 7,7%; tỷ lệ hộ nghèo 12,2-12,4%

1.2 Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam

a) Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam giai đoạn 1986-2008

Trang 32

bộ cho ngành Xây dựng Đặc biệt phải kể tới ba bộ luật là: Luậ Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cùng hệ thông Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Với 4 quy chuẩn và hơn 1000 Tiêu chuẩn đã được áp dụng kịp thời cho các

lĩnh vực: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, vật liệu xây dựng đã bao

quát hầu hết các hoạt động từ khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, thử nghiệm,

nghiệm thu khai thác, vận hành, sử dụng, bảo quản, sản phẩm vật liệu, sản phẩm cơ

khí, thành phẩm xây dựng Đến nay Bộ xây dựng đã công bố gần 10.000 danh mục định mức thuộc các loại công tác trong hoạt động xây dựng theo đúng hướng

chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường Trên cơ

sở hệ thông pháp lý đó nhiều chính sách mới được ban hành đã góp phần nâng cao

hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn và tạo mọi thuận lợi cho các

chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phát triển

Từ nghị quyết của Đảng về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và sự chỉ đạo của Chính phủ về chiến lược phát triển quốc gia đến năm 2010, với tầm nhìn và năng lực tư duy mới, ngành Xây dựng đã xác lập cho mình những chiến lược phát triển cho từng lĩnh vực Đó là “Qwy hoạch tổng thển VLXD đến năm 20410; Quy hoạch điều chỉnh sản xuất xi-mang dén nam 2010; Dinh hướng phát triển đô thị việt nam đến năm 2010; Định hướng phát triển cấp nước và thốt nước đơ thị đến năm 2010; Chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp đến năm 2010; chiến lược cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2010

Các quy hoạch và chiếm lược đó được tập trung chỉ đạo thực hiện và phát huy hiệu quả cao Hầu hết các tỉnh Thành phố đã có quy hoạch chung; Quy hoạch xây

dựng vùng tỉnh đã được lập cho 60/64 tỉnh Toàn bộ 94 thành phố thị xã, 621 thị

tran, 161 khu công nghiệp đã có quy hoạch khu kinh tế đặc thù, khu kinh tế cửa

khẩu đã lập và phê duyệt; Quy hoạch chỉ tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đạt khoảng 40-

47% diện tích đát xây dựng ở các độ thị, 20% tổng số xã trên toàn quốc đã lập quy

Trang 33

trang, hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, góp phần thay đổi và tạo ra diện mạo mới của đô thị, cải thiện, nâng cao điều kiện ở và môi

trường sống của người dân

Những việc làm trên bước đầu tiên đã thu hút hang trăm tỷ USD từ các thành

phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng phát triển đô thị, nông thôn và

các khu công nghiệp tạo ra những bước đột phá rất quan trọng khiến diện mạo đô thị thay đôi với quy mô ngày càng lớn, càng hiện đại và đồng bộ nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống dân tộc Số dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh

Hiện có hơn 1500 dự án đang triển khai Bình quân mỗi năm có them 58 triệu mm

nhà ở ( trên tổng số 260 triệu mỶ hiện có) Đến nay kinh phí đầu tư cho cấp nước đạt

khoảng 01 tỷ USD Có trên 300 dự án với tổng công suất thiết kế 4,2 triệu mỶ/ ngày

đêm (tăng 42% so với năm 2000) Đầu tư cho thoát nước và vệ sinh môi trường khoảng 1,2 tỷ USD Sản xuất VLXD cũng được tăng cường đầu tư, chuyền đồi công

nghệ hiện đại, quy mô lớn Tốc độ tăng trưởng đạt trêm 17% năm (cao hơn tốc độ

tăng trưởng công nghiệp cả nước) Nhiều sản phẩm dat chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, có sức mạnh cạnh tranh, chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước và xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia trên thế giới Tiêu biểu như gạch Ceramic đá granit nhân tạo, sứ vệ sinh, kính xây dựng Đã chủ động sản xuất Clinker và xi-măng trong

nước Năm 2007 đạt sản lượng là 36 triệu tấn Về sản phẩm cơ khí tập trung triển

khai đầu tư thiết kế công nghệ và chế tạo thiết bị đồng bộ cho nhà máy xi-măng

công suất từ 2.500 tan dén 4.000 tấn clinker/ ngày; thiết bị thủy điện cho nhà máy

có công suất đến 50M W Đã chế tạo thành công thang máy, cần cầu tháp với tỷ lệ

nội địa chiếm hơn 70%

Năm 2008, tình hình kinh tế nói chung có nhiều biến động, mặc đù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, nhưng

ngành Xây dựng vẫn đạt được kết quả khá với nhiều chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch

đề ra Cụ thé: tổng giá trị sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp thuộc Bộ này năm 2008 ước đạt 102.219 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch năm, tăng

Trang 34

bằng 101,3% so với kế hoạch năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2007 Giá trị

sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 33.586 tỷ đồng, đạt 101,8% so với kế hoạch năm, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2007 Giá trị tư van dat 1.702,2 ty dong,

bằng 109,1% so với kế hoạch năm, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2007 Giá trị

SXKD khác (bao gồm cả kinh doanh nhà và hạ tầng) 19.382,9 tỷ đồng, đạt 103,2%

kế hoạch năm, tăng 14,2% so với cùng kỳ

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 789,2 triệu USD, bằng 117,8% so với kế hoạch năm, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2007 Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 214,5 triệu USD, đạt 104% so với kế hoạch năm, tang 89,6%

so với cùng kỳ năm 2007

b) Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam quý I nam 2009

Năm 2009, Bộ Xây dựng được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát

triển từ nguồn vốn NSNN: 426 tỷ đồng Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định

giao kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2009 cho tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc Bộ Xây dựng quản lý Các dự

án đầu tư đang triển khai thực hiện theo quy định Ước thực hiện vốn đầu tư ngân

sách quý I năm 2009 đạt khoảng 89,280 tỷ đồng, bằng 20,9% so với kế hoạch năm

Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, các doanh nghiệp thuộc Bộ tiếp tục tập trung

đây nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, nhất là trong lĩnh vực xi măng, điện, hạ tầng khu công nghiệp, giao thông tuy vậy các dự án thuộc các lĩnh vực khác như phát triển đô thị, nhà ở vẫn tăng chậm Kết quả giá trị đầu tư ước thực

hiện quý I năm 2009 đạt khoảng 5.575,5 tỷ đồng bằng 15,7% kế hoạch năm, bằng

65,5% so với cùng kỳ năm 2008 Cụ thể như sau:

Tổng giá trị sán xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện

tháng 3 đạt 9.356 tỷ đồng, quý I năm 2009 đạt khoảng 23.135 tỷ đồng, bằng 19,5%

so với kế hoạch năm, bằng 97,2% so với cùng kỳ năm 2008 Nguyên nhân của việc giá trị sản xuất kinh doanh thấp hơn cùng kỳ năm 2008, chủ yếu là do sản xuất công

nghiệp giảm sút, thị trường cầu vật liệu xây dựng giảm, tồn kho lớn, các doanh

Trang 35

dựng, Tổng công ty Vật liệu xây dựng sé 1 phải chu động cắt giảm sản lượng; do sản lượng chế tạo cơ khí giảm đáng kể (LILAMA chỉ đạt 72,6% so với cùng kỳ) Trong đó:

- Xây lắp: Giá trị xây lắp của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng thực hiện tháng

3 đạt 4.142 tỷ đồng, quý I năm 2009 đạt khoảng 10.665 tỷ đồng, bằng 20,2% so với kế hoạch năm, bằng 102,3% so với cùng kỳ năm 2008

- Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ

Xây dựng (kê cả TCT Xi măng Việt Nam) thực hiện tháng 3 đạt 3.192 tỷ đồng, quý

I năm 2009 đạt khoảng 7.653 tỷ đồng, bằng 18,8% so với kế hoạch năm, bằng 92,3

so với cùng kỳ năm 2008

- Tình hình xuất nhập khẩu

Thực hiện nhập khẩu tháng 3 đạt 24,6 triệu USD, quý I năm 2009 đạt 57,9

triệu USD, bằng 11,4% so với kế hoạch năm, nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị Xuất khẩu tháng tháng 3 đạt 5,8 triệu USD, quý I nam 2009 dat 9,9 triệu USD,

bằng 5% so với kế hoạch năm

2 Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua

2.1 Một số dự án áp dụng hình thức Tổng thấu

Trang 36

Bảng biểu: Danh sách một số dự án/gói thầu của Công ty đã thực hiện Đơn vị tính: đồng

TT Tên công trình Chú đầu tư Giá trị dự án

1 | Nhà máy Poongchinh vina Hàn Quôc 8.000.000.000

2 | Hệ thống cung cấp điện cho biệt thự | Công ty cổ phần 12.000.000.000

nhà điều hành sân golf Tam Dao Tam Dao

3 | Khu đô thị mới Cao Xanh-Hà | Ban quản lý Cao | 24.000.000.000 Khánh A Xanh - Hà Khánh 4_ | Hệ thống cung cấp điện khu đô thị | Tông công ty 800.000.000.000 mới Bắc An Khánh VINACONEX 5 | Xây dựng hạ tâng kỹ thuật khu D5 | BQL dự án xây 19.022.786.000 dựng HTKT xquanh Hồ Tây

6_ | Gói thâu sô 3: xây lắp va cung câp | BQL dự án huyện | 10.728.285.000

thiết bị hạng mục cấp điện công | Từ Liêm trình: XD khu nhà ở di dân GPMB và đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Mỹ Đình-Từ Liêm 7 | Cung cấp và lắp đặt TBA+MPĐÐ cho | BQL dự án xây| 7.408.343.000 nhà làm việc 7 tầng thuộc dự án | dựng trụ sở Bộ * Cải tạo, mở rộng và xây dựng trụ | Thương mại

sở cơ quan Bộ Thương mại nay là Bộ Công Thương”

Trang 37

Ví dụ :Đề án thiết kế kỹ thuật thi công đấu thầu gói thầu “ Hệ thống cung cấp điện cho biệt thự, nhà điều hành, trạm bơm, nhà bảo dưỡng- sân golƒ Tam Đảo”

( phần sơ lược)

A.Thuyết minh kỹ thuật hệ thống phân phối điện

1) Nhu cầu sử dụng điện: Khu Tam Đảo thuộc công trình đô thị loại II, các hộ tiêu thụ điện chủ yếu thuộc hộ tiêu thụ loại II phần của công trình - Nhà biệt thự, nhà vườn 4,5kW/hộ - Trạm bơm 160kW/trạm - Nhà câu lạc bộ 200kW/nhà - Nha công trình công cộng 50kW/nhà - Nhà bảo dưỡng 100kW/nhà - Tông công suât tiêu thụ toàn | 1.300kW 2) Giải pháp cấp điện:

- Nguồn điện ( sử dụng 3 trạm biến áp T1,T2, T3 hiện có)

Để cấp nguồn điện cho các biệt thự Tam Đảo, nhà điều hành, trạm bơm, nhà

bảo dưỡng, nhà câu lạc bộ, nhà công trình công cộng chọn giải pháp như sau:

Đối với khu biệt thự sẽ đấu nguồn tại 3 trạm biến áp T1, T2, T3 Trạm bơm sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T1

Nhà báo dưỡng sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T1

Nhà câu lạc bộ sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T2

Nhà điều hành sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T2

Trạm bơm nước sinh hoạt được đấu nguồn tại trạm biến áp T3

Các nhà công trình công cộng sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T1,T2,T3

- Hệ thống phân phối điện

Thiết kế tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về hành lang an toàn

Trang 38

Việc cung cấp điện cho khu biệt thự sẽ được thực hiện bằng 2 trạm biến áp

phân phối 10-22/0,4kV-560kVA và 1 trạm biến áp 10-22/0,4kV-400kVA

Các tuyến cáp phân phối trong khu biệt thự được bó trí chôn ngầm trực tiếp trong đất sâu 0,8m và đi trong hào cáp dọc theo vỉa hè đám bảo hành lang an toàn lưới điện trong đất

Từ các tủ hạ thế của các trạm biến áp Kiosk, điện ~0,4kV sẽ được cấp đến

các tủ TTI,TT2,TT3,TT4,T5 sau đó sẽ cấp đến các tủ phân phối nhóm hộ của các

nhóm hộ bằng cáp ngầm hạ thế 0,6kV-Cu-XLPE/DSTA/PVC_ 3 pha 4 dây chôn

ngầm trực tiếp trong lòng đất

B Phần dự toán kinh phí

Cơ sở lập dự toán:

- Khối lượng theo tập bản vẽ công trình

- Tổng hợp dự tốn theo cơng văn số: 158/CV-KHĐT của Bộ Công nghiệp

về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán XDCB các công trình điện theo TT 08-

BXD/1997/TT-BXD

- Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp ban hành kèm theo quyết định số: 286/QD-NLDK ngay 23 thang 02 nam 2004 của Bộ Công nghiệp

- Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành xây lắp đường dât tải điện ban hành kèm theo quyết định số: 28§5/QĐ-NLDK ngày 23 tháng 02 năm 2004 của Bộ Công nghiệp

- Đơn giá xây dựng cơ bản công tác thí nghiệm và hiệu chỉnh điện đường dây và tram ban hành kèm theo văn banr85/1999/QĐ-BCN ngày 24/12/1999 của Bộ Công nghiệp

- Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

Trang 39

BANG TONG HOP TONG MỨC DỰ TỐN CƠNG TRÌNH TT TÊN CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ A_ | CHI PHÍ XÂY LÁP I | Chỉ phí trực tiếp 1 | Chỉ phí vật liệu VL 7.994.723.597 2 | Chỉ phí nhân công NC 1.182.216.743 3 Chi phí máy thi công MTC 60.394.308 4 | Chỉ phí trực tiếp khác TT 138.560.020 Cộng chỉ phí trực tiếp T=VL+NC+MTC+TT 9.375.894.667 IL | Chỉ phí chung C=T*6% 562.553.680 GIÁ THÀNH DỰ TOÁN XL Z=T+C 9.938.448.347

II | Thu nhập chịu thuế tính trước TL=(T+C)*5,5% 546.614.659

Giá trị dự toán xây lắp chính trước thuê G=T+C+TL 10.485.063.007 IV | Thuế giá trị gia tăng VAT=G*10% 1.048.506.301

Giá trị dự toán xây lắp chính sau thuê Gxic=G+VAT 11.533.569.307 Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường đề ở | Gxpr=G*2%*1,I 230.671.386

và điều hành thi công

Giá trị xây lắp Gxịi=Gxic†GxpL+ 11.764.240.693

B_ | CHI PHÍ QLDA VÀ CHI PHÍ KHÁC

1 | Chỉ phí thiết kế TK=Gx¡c*1,§9%*1,1 239.782.906

2 | Chỉ phí khảo sát lập phương án cấp điện TK*5% 11.989.145 3 | Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế TK*15%*1,1 3.956.418 4 | Chỉ phí kiêm tra kỹ thuật 0,08332%*G*I,I 9.609.770 5 | Chi phí thâm đỉnh dự án 0.07497%*G*1,1 8.646.717 6 | Chi phi lap va đánh giá hồ sơ mời thầu 0.1974%*G*1, 1 22.767.266 7 | Chi phí lập và đánh giá hồ sơ mời thau mua | 0.15%*G*1,1 17.300.354

thiết bị

8 | Chi phí bảo hiểm công trình 0.45%*G 47.182.784

Trang 40

2.2 Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thấu 2.2.1 Kết quả đạt được

Từ những dự án mà công ty đã thắng thầu và thực hiện dự án theo hình thức

Tổng thầu thời gian qua có thé thấy những những thành tựu mà công ty đã đạt được

- Tạo được những tiền đề cơ sở quan trọng đề tiếp tục tham gia đấu thầu các

dự án/gói thầu trong nước và những kinh nghiệm quý giá đề tăng khả năng thắng

thầu theo hình thức Tổng thầu EPC

- Hầu hết các dự án thực hiện đều diễn ra đúng tiến độ thi công, chất lượng công trình được đảm bảo Đồng thời công ty khẳng được vị trí của mình trên thị trường xây dựng

-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2005,2006,2007 Bảng biếu: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2005,2006,2007 Đơn vị tính: đồng TT | Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Năm 2006 1 Doanh thu bán hàng và | 180.426.680.899 174.482.016.176 154.679.708.723 cung cấp dịch vụ 2 |Các khoản giảm trừ | 84.209.416 52.492.926 0 doanh thu 3 | Doanh thu thuân vê ban | 180.342.471.483 174.429.523.250 154.679.708.723 hàng và cung cấp dịch vụ 4 | Giá vôn hàng bán 170.582.209.293 165.876.516.680 144.281.466.197 5 Doanh thu hoạt động tài | 9.760.262.190 8.553.006.570 10.398.242.526 chính 6 | Chỉ phí tài chính 126.716.037 62.500.382 186.646.244 7| Chi phí bán hàng 1.540.945.405 1.077.816.609 856.357.280 8 | Chi phí quản lý donah | 6.794.466.749 6.012.603.783 8.264.112.673 nghiệp

Ngày đăng: 05/12/2014, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w