Kinh nghiệm quốc tế - Thực tiễn ở Việt Nam
Trang 1TỔNG HỘI XÂY DỰNG VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
Tham vấn PPP:
- KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
- THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Trang 2Mục lục
1 Mô hình PPP là giải pháp tối ưu cho đô thị Việt Nam 3
2 TP HCM: Hợp tác công - tư trong quản lý chất thải 4
4 ADB chưa thể tiếp cận dự án PPP tại Việt Nam 15
7 Đầu tư theo hình thức PPP: Phát huy tính ưu việt để phát triển hạ
11 Khu vực kinh tế tư nhân – Nguồn huyết mạch chưa khai thông 31
13 Hợp tác Nhà nước – Tư nhân: Hướng đi mới cần khung pháp lý
đủ rộng
47
14 Đấu thầu – Trông chờ vào PPP – khó hài hoà lợi ích các bên 49
15 TP HCM cần 15 tỷ USD cho các dự án hạ tầng 51
16 Hoạt động PPP tại Việt Nam: Chờ hành lang pháp lý 53
Trang 3MÔ HÌNH PPP LÀ GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Trong hoàn cảnh nhu cầu cơ sở hạ tầng tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh mà ngân sách của Chính phủ và các nhà tài trợ có giới hạn, hợp tác công
tư (PPP) có khả năng như một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay
Mô hình PPP là gì?
Trong chi tiêu công cộng, PPP (Public - Private Partner) là hợp tác công - tư
mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ
tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân
Các hình thức PPP
Có năm hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay
• Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở
hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác
• Thứ hai, mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước
• Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT(Build - Operate - Transfer)
là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam
• Thứ tư, khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình BTO(xây dựng
- chuyển giao - vận hành), quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình
• Thứ năm, là phương thức xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate) Ở mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình,
sở hữu và vận hành nó Mô hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới
Mô hình PPP trên thế giới :
Các nước phát triển:
Trang 4Không một chính phủ nào có thể kham nổi toàn bộ việc đầu tư cho hệ thống
cơ sở hạ tầng, nhưng cũng không nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được việc này
vì đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và nhiều rủi ro Theo Giáo sư Fukunari Kimura của trường Đại học Tổng hợp Keio (Nhật Bản) nói đấy là lý do khiến cho
mô hình PPP ra đời, trong bối cảnh châu Á phát triển nhanh và nhu cầu về dịch vụ công cộng cũng như cơ sở hạ tầng rất lớn Nhật Bản là một trong những quốc gia
đã phát triển mạnh nhất mô hình này ở châu Á Theo kinh nghiệm của nước này,
có ít nhất hai lĩnh vực mà mô hình PPP có thể phát huy hiệu quả, đó là các dự án không thể hoặc khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án mà nhà nước không thể tham gia trực tiếp Cụ thể như các dự án về sản xuất và phân phối điện, đường cao tốc, giao thông đô thị, dịch vụ cảng, cấp nước và các dịch vụ công cộng Hiệu quả mà mô hình này đem lại là giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo ra được một môi trường cạnh tranh cao Mô hình PPP đã được áp dụng trong việc xây dựng các kênh đào ở Pháp vào thế kỷ 18, các cây cầu ở London vào thế kỷ 19 hay cây cầu Brooklyn nổi tiếng ở New York cũng vào thế kỷ 19 Tuy nhiên, mô hình này chỉ thực sự bắt đầu phổ biến trên thế giới từ đầu thập niên 1980 và nó đã đóng một vai trò nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước phát triển
Anh là nước đi tiên phong trong mô hình này với các chương trình tư nhân hóa nổi tiếng của bà Thủ tướng Margaret Thatcher Tuy nhiên, theo thống kê của Yescombe, trong gần 20 năm (1987-2005), chỉ có 725 dự án đầu tư mới với mức đầu tư trên 100 triệu bảng được thực hiện theo mô hình PPP Tổng giá trị của các
dự án này chỉ là 47,5 tỉ bảng Anh (khoảng 70 tỉ đô la) Đây là một mức hết sức khiêm tốn của một quốc gia có GDP lên đến hàng ngàn tỉ đô la Ở các nước khác như Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Hàn Quốc mô hình PPP cũng được sử dụng trong nhiều
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cộng Tuy nhiên, không ở nước nào mô hình này có vai trò nổi bật so với các hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng khác Trong giai đoạn ba năm từ 2003-2005, tổng giá trị các dự án đầu tư theo phương thức PPP của các nước G7 chưa đến 100 tỉ đô la
Các nước đang phát triển :
Ở các nước đang phát triển, mô hình PPP bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên
1990, nhất là ở khu vực Mỹ Latinh Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong 20 năm (1990-2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức PPP ở các nước đang phát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ Con
số này bao gồm cả việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước
Tổng mức đầu tư nêu trên chỉ tương đương với 1% GDP của các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua Với mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 5-6% GDP thì đầu tư theo phương thức PPP chỉ chiếm khoảng 20% Đây là một con
số khá khiêm tốn
Xét về vùng lãnh thổ, mô hình PPP phổ biến nhất ở các nước Mỹ Latinh trong
20 năm qua Ở thời kỳ đỉnh điểm, khu vực này chiếm đến 80% lượng vốn cam kết Hiện nay, các nước này vẫn đang dẫn đầu thế giới Đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, mô hình này không có nhiều tiến triển
Trang 5Xét về cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, năng lượng và viễn thông là hai ngành có
tỷ trọng cao nhất Tỷ phần của ngành giao thông vận tải có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với hai ngành trên Loại trừ phần tư nhân hóa, các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng sở hữu vận hành (BOO) chiếm hơn một nửa, phần còn lại là các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) Ở các nước đang phát triển, mô hình nhượng quyền hay thuê vận hành chưa phổ biến, chủ yếu do hạn chế của các cơ sở pháp lý và khẳ năng chế tài của các cơ quan nhà nước
Mô hình PPP tại Việt Nam :
Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn
1994-2009 đã có 32 dự án được thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỉ đô la Cũng giống như các nước khác, mô hình BOT và BOO chiếm
tỷ phần chủ yếu Hai lĩnh vực chiếm tỷ phần lớn nhất là điện và viễn thông Ngoài
ra, có thể kể đến nhiều dự án hợp tác công - tư khác đã và đang được triển khai từ thập niên 1990 đến nay như: BOT cầu Cỏ May, BOT cầu Phú Mỹ, điện Phú Mỹ,
và rất nhiều nhà máy điện nhỏ và vừa khác đang được thực hiện theo phương thức BOO.Về mô hình BOT, tổng cộng có 26 dự án với tổng mức đầu tư là 128 ngàn tỷ đồng
Riêng năm 2010, theo thống kê của cục đầu tư nước ngoài, tổng số dự án cấp mới được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 969 dự án, trong đó theo mô hình đầu tư BOT, BT, BTO có 6 dự án chiếm 1% trên tổng số dự án cấp mới Nhưng số lượng
dự án cấp mới chiếm 55% so với số dự án đầu tư theo hình thức BOT,BTO,BT là
11 dự án, chiếm % cao nhất trong số tất cả các hình thức đầu tư, so với năm 2009 không có dự án mới nào đầu tư theo hình thức BOT,BT,BTO đó là một sự khởi sắc tốt
Về hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 8% trên tổng số dự án, số dự án cấp mới chỉ có 799 dự án trong khi tổng số dự án đăng ký là 9.599 ( tính hết ngày 21/12/2010), còn về hình thức liên doanh chỉ chiếm 7% trên tổng số dự án cấp mới đăng ký, hình thức cổ phần và hợp đồng hợp tác vốn đầu tư chiếm lần lượt là 4%
và 1% trên tổng số dự án cấp mới Ta thấy rằng hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO đang phát triển theo chiều hướng tích cực Vậy dưới sự giám sát
và hỗ trợ của nhà nước, hình thức đầu tư theo mô hình PPP đã bắt đầu có sự tiến triển so với các hình thức đầu tư khác
Đặc biệt là sau khi Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày15/1/2011 Điều này đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước đang dồn vào mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP)
Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài năm 2010 theo hình thức
(Tính từ 01/01/2010 đến 21/12/2010)
Trang 6Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức
Lũy kế dự án còn hiệu lực đến ngày 21/12/2010
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải thực hiện thí điểm mô hình PPP
ở dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và hiện nay Bộ Giao thông Vận tải
đã thành lập tổ công tác liên ngành với sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để triển khai dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế
Trang 7Tuy mô hình này đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu nhưng hành lang pháp lý của chúng ta chưa hoàn thiện, còn thiếu đồng bộ Ông Ben Darche - Tư vấn quốc
tế về PPP - cho biết: Kinh nghiệm thực hiện PPP của nhiều nước trên thế giới cho thấy, việc các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện thỏa đáng là những yếu tố góp phần làm các dự án PPP thất bại Phải đặc biệt quan tâm đến các quy định về trách nhiệm tài chính đối với hỗ trợ tài chính của Chính phủ,
cơ chế lãi suất, cũng như quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện các dự án PPP Ngoài ra, vấn đề tiên quyết đối với việc huy động các nhà đầu tư thực hiện mô hình PPP chính là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án nhưng một
số doanh nghiệp còn băn khoăn về ràng buộc bảo lãnh vốn vay của Chính phủ và
tỷ lệ góp vốn 30-70 trong một dự án PPP
Mới đây nhất chính là Văn bản số 1482/TTg-KTN, ngày 9.9.2008 của Thủ tướng Chính phủ đã giao Tập đoàn Bitexco lập dự án đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - với tổng mức kinh phí lên tới 14.355 tỉ đồng, thời gian thi công 36 tháng theo mô hình PPP Đây là cũng là dự án trọng điểm nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam, có tổng chiều dài 100km Thiết kế đường cao tốc này thuộc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h, mặt cắt ngang đường 33 mét gồm 6 làn
xe, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn xe
Tóm lại, theo thống kê cho thấy mô hình PPP tuy đã phổ biến ở Việt Nam theo hình thức chủ yếu là BOO và BOT nhưng còn quá khiêm tốn và khi triển khai cũng cần những điều kiện nhất định khác Đặc biệt là vấn đề pháp lý của nhà nước
ta có thu hút hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước không? Vì thế chúng ta cần đưa ra biện pháp cải thiện để có thể tận dụng tốt nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước một cách hiệu quả và có lợi cho hai bên tham gia nhất
Sau đây là một số thuận lợi và thách thức khi áp dụng mô hình PPP tại Việt Nam theo kinh nghiệm của nhà đầu tư nước ngoài HIFU đã đầu tư tại TP Hồ Chí Minh qua nhiều năm trên các lĩnh vực như dự án cơ sở hạ tầng giao thông, dự án khu công nghiệp Tân Phú Trung, dự án xây dựng nhà máy nước Thủ Đức, cụm công nghiệp ô tô Hòa Phú, cầu Phú Mỹ, xư lý kênh Đông
Những thuận lợi và hạn chế khi thực hiện dự án PPP
Thuận lợi:
Sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực tư nhân Buộc khu vực công cộng ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích ( thay vì các yếu tố đầu vào) Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho dự án Rủi ro được chia sẻ giữa những đối tác khác nhau Chắc chắn
về ngân sách Những nhà cung cấp tư nhân có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp dịch vụ trong môi trường khuyến khích thích hợp Trong mô hình sáng kiến tài chính tư nhân ( PFI), khu vực công cộng chỉ thanh toán khi dịch vụ đã được cung cấp
Trang 8có thể tốn nhiều thời gian và chi phí Các cấu trúc dài hạn tương đối không linh hoạt
Kết luận
Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ công được coi là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn này Tuy nhiên, không nên được nhìn nhận như một “hạt đậu thần” và để mô hình này
có thể thực sự hoàn thiện và đem lại lợi ích như mong muốn rất cần có những phương pháp tiếp cận PPP phù hợp nhằm đạt được những kết quả về cơ sở hạ tầng tôt hơn và có được giá trị đông tiền cao hơn so với hình thức mua bán truyền thống của khu vực công cộng Chúng tôi cho rằng cần có một số biện pháp đồng bộ khi
áp dụng hình thức PPP vào Việt Nam để có hiệu quả:
Thứ nhất: Tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp, luật BOT/PPP, khung quy định về các khu vực rõ ràng Để đảm bảo sự thành công cho mô hình PPP nói chung và mô hình PPP trong phát triển cơ
sở hạ tầng nói riêng cần hội đủ hai yếu tố cơ bản sau: "hợp đồng hiệu quả" để tăng giá trị vốn đầu tư và "môi trường thuận lợi" để quản lý PPP, trong đó một trong những nội dung cơ bản nhất của nhân tố môi trường chính là khung thể chế, pháp
lý đầy đủ và ổn định Điều này sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các mô hình PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn
Thứ hai : Trong hoàn cảnh Việt Nam đang thiếu hụt nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như hiện nay, nhà đầu tư tư nhân nên tập trung hơn vào mô hình hợp tác công tư trong đó nhà đầu tư tư nhân có tham gia tài trợ dự án như BOT, BOO hơn các mô hình chỉ đóng góp kinh nghiệm, khả năng điều hành quản lý như thiết kế-xây dựng hay vận hành-bảo dưỡng
Thứ ba : Các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực mạnh về nguồn vốn có thể làm một mình hay kết hợp hai, ba nhà đầu tư tư nhân tham gia hợp tác công tư Riêng đối với nhà đầu tư tư nhân trong nước nên kết hợp nhiều công ty theo hình thức cổ phần nhằm khắc phục các hạn chế về quy mô, năng lực tài chính và giảm thiểu rủi ro đầu tư
Thứ tư : Do các dự án hạ tầng chịu nhiều tác động của chính sách cũng như hoàn cảnh xã hội nên các điều khoản trong hợp đồng cần linh hoạt, có biên độ điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư cũng như chính quyền
Thứ năm : Có sự hỗ trợ chính trị từ tầm cao và quản trị tốt, đảm bảo rằng chính phủ sẽ thực hiện các cam kết của mình dưới hình thức PPP Hợp đồng ký kết
Trang 9chính quyền đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và là cơ sở cho chính quyền tận dụng hiệu quả nhất tính năng động và cạnh tranh của khu vực tư nhân, góp phần tiết kiệm các chi phí về cơ sở hạ tầng của toàn xã hội
(Nguồn: DiaOcVietOnline.vn 06/3/2011)
Trang 10TP HCM: HỢP TÁC CÔNG – TƯ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Như Thuỷ
Hợp tác công-tư (PPP) trong các hoạt động cung cấp dịch vụ đô thị là một lĩnh vực mới và là một trong các giải pháp thích hợp nhằm giải quyết các khó khăn trong quản lý đô thị
Một số dịch vụ đô thị hiện có
Hệ thống cấp thoát nước: Quản lý các nguồn nước, bao gồm giám sát chất lượng các nguồn nước và quy hoạch sử dụng nước Xây dựng và vận hành nhà máy xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp Xây dựng và vận hành mạng lưới cấp nước, bao gồm cả công tác làm giảm thất thoát nước và thu phí nước cấp
Hệ thống thoát nước: Xây dựng và vận hành mạng lưới thoát nước, bao gồm
cả công tác thu phí nước thải Xây dựng và (hoặc) vận hành các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, các khu công nghiệp tập trung Xây dựng và vận hành các liên hợp xử lý bùn
Hệ thống quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: mạng lưới thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị cho các vùng của thành phố; vận hành các khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải đô thị, công nghiệp và nguy hại…
Bên cạnh các dịch vụ nói trên còn có các lĩnh vực khác như giao thông công cộng, chiếu sáng…
Lãnh đạo Thành ủy và Sở TN&MT TP.HCM kiểm tra, giám sát khu xử lý nước thải ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước vào những ngày trước tết Nguyên đán Đây cũng là một lĩnh vực đã được tư nhân đầu tư thành công
Nhu cầu dịch vụ công-tư tại TP.HCM?
Để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động kinh doanh, sản xuất công nghiệp, TP.HCM đã hình thành mạng lưới và cơ sở dịch vụ khổng lồ như cấp nước, thoát nước, điện, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục
và đào tạo, y tế, tài chính…
Trong quá trình vận hành hệ thống trên, thành phố đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp của quản lý đô thị Một trong những khó khăn
đó là thiếu vốn đầu tư cho các hoạt động cung cấp dịch vụ đô thị và thiếu nguồn nhân lực để quản lý, vận hành Do đó, việc tận dụng và phát huy các nguồn lực của
xã hội, trong đó có việc hợp tác công-tư để cung cấp các dịch vụ đô thị là rất cần thiết
“Với kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới và một số đô thị của Việt Nam, hợp tác công-tư có thể là một trong các giải pháp có hiệu quả cao để giải quyết khó khăn trên, đặc biệt là các khó khăn trong lĩnh vực đầu tư và khai thác cơ
sở hạ tầng” - ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn - Sở TN&MT TP.HCM, cho biết
Trang 11Cho đến nay, thành phố đang thực hiện công tác xã hội hóa một số lĩnh vựccung cấp dịch vụ đô thị như xử lý nước mặn và cung cấp nước ngọt tại huyện CầnGiờ với công suất 5.000 m3/ngày; Nhà máy điện Hiệp Phước cung cấp điện chomạng lưới điện quốc gia; Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS)đầu tư, xây dựng và vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước có côngsuất 3.000 tấn/ngày với công nghệ hiện đại để thu gom, tái chế rác, sản xuấtcompost và bãi chôn lấp vệ sinh…
(Nguồn: phapluattp.vn 18/03/2010)
Trang 12GIẢI MÃ PPP
Mạnh Dương
Tìm vốn đầu tư hạ tầng ngoài ngân sách đã khó, tìm mô hình đầu tư cho
hạ tầng lại càng khó hơn BOT (xây dựng, khai thác và chuyển giao), BT (xây dựng và chuyển giao) vốn được ưa chuộng, nay đang bị coi là mô hình cũ mà những nhà quản lý Việt Nam thấy cần phải thay thế
Hợp tác công - tư (PPP) đang được xem như giải pháp hữu hiệu thay thế cho các mô hình cũ Đây là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư tư nhân nhằm xây dựng công trình, cung cấp dịch
vụ với một số tiêu chí riêng Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư PPP hằng năm và tiến hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đủ năng lực, kinh nghiệm nhất Đến thời công - tư
Dự thảo quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư vừa được Bộ
Kế hoạch Đầu tư trình lên Thủ tướng Chính phủ Theo bà Vũ Quỳnh Lê, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu (Bộ Kế hoạch Đầu tư), Việt Nam lâu nay đã quen với các mô hình như BOT, BT, BTO
Tính đến nay, đã có khoảng 90 dự án được thực hiện theo các hình thức này với tổng vốn đầu tư khoảng 7,1 tỷ USD, trong đó các dự án về giao thông chiếm 70% Nhưng bà Lê khẳng định, thời điểm này Việt Nam cần đầu tư theo mô hình PPP hơn, vì theo tính toán, nếu Việt Nam cần tới 160 tỷ USD đầu tư trong 10 năm tới, thì nguồn vốn từ ngân sách chỉ tự đáp ứng được khoảng 5% Trong khi đó, PPP giúp tăng hiệu quả thu hút vốn đầu tư hơn rất nhiều
Bà Lê cho biết thêm, vừa qua, qua các kênh xúc tiến đầu tư, được biết có nhiều nhà tài trợ nước ngoài rất quan tâm đến mô hình này tại Việt Nam, ngay cả các trung tâm tài chính quốc tế cũng thích PPP Nhưng muốn hợp tác theo PPP, cần phải biết yêu cầu cơ bản của một dự án hợp tác
Theo đó, cơ cấu chuẩn cho một dự án PPP là: vốn nhà nước chiếm 30%, tư nhân chịu 70% còn lại, trong đó 21% thuộc vốn chủ sở hữu đầu tư, 49% còn lại do nhà đầu tư vay thương mại Dự án PPP thực hiện theo quy trình: cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đề xuất, Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức thẩm định rồi mới trình Thủ tướng Hiện Bộ Kế hoạch Đầu tư không khuyến khích những dự án do nhà đầu tư đề xuất Bộ sẽ giữ vai trò thẩm định và lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu
Trang 13Ở Việt Nam, vì mới chuẩn bị thí điểm PPP nên cũng chưa khẳng định được
xu hướng thích hay không thích Nhưng riêng với TP.HCM, Bộ sẽ hỗ trợ Thành phố xác định và chọn những dự án nào cần đầu tư kiểu PPP Ví dụ: nếu chọn một tuyến đường sắt làm PPP thì phải chọn tuyến có lượng hành khách đi nhiều nhất Những dự án này sẽ phải tính toán rất kỹ, vì nó liên quan đến lợi ích của nhà đầu
tư, như mức lời thế nào, hoặc ít lời là bao nhiêu, để phía Nhà nước có thể hỗ trợ bằng tiền, giải phóng mặt bằng hoặc bằng quỹ đất
Ông Đông cho rằng, trường hợp không hay của cầu Phú Mỹ là do hợp đồng chưa chặt chẽ Nếu dự án này làm theo PPP sẽ giải quyết được tất cả Một hợp đồng PPP ở Mỹ được soạn thảo rất kỹ, ví dụ chủ đầu tư được thu 5 USD/100km trong vòng 30 năm dựa trên cơ sở 50 ngàn xe/ngày, nếu lượng xe tụt xuống thì phải tăng phí hoặc kéo dài thời gian thu Còn nếu lượng xe tăng lên thì phải tính lại
vì không thể để lợi cho một phía mà hại cho phía kia
Là một đối tác tư nhân, ông Phạm Hồng Quân, Quỹ đầu tư hạ tầng VinaCapital, cho biết, về hạ tầng giao thông, Quỹ cũng vẫn đang đi tìm hiểu tại TP.HCM, nhưng có điều, hạ tầng giao thông thường là các dự án lớn có mức đầu
tư từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu USD và thời gian đầu tư, khai thác lâu, trong khi thời hạn hoạt động cho một quỹ không dài, chừng khoảng 10 năm là phải thoái vốn Vì vậy, VinaCapital tính toán không vào ngay từ đầu, mà vào giai đoạn giữa hoặc cuối của dự án
Ở vào một trường hợp khác, ông Đặng Quang Mỹ, Giám đốc Ban Quản lý Dự
án Đầu tư và Xây dựng công trình thuộc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng, dự thảo PPP của Bộ Kế hoạch Đầu tư chỉ tập trung vào hạ tầng giao thông, trong khi ở TP.HCM hiện nay nhiều nhà đầu tư có đất muốn hợp tác xây dựng bệnh viện
Nhưng nếu chỉ xây không thì sau đó công trình chỉ là cái “nhà bệnh viện”, trong khi nhà đầu tư cần đội ngũ bác sĩ Vì vậy, nhà đầu tư muốn hợp tác với Sở Y
tế về nguồn lực này, nhưng trong quy chế ngành hiện không cho bác sĩ đi làm tư Như vậy, cứ cho là hợp tác PPP về y tế được tiến hành, thì Nhà nước tính thế nào
về chất xám của các bác sĩ trong mối hợp tác này?
Liên quan đến trường hợp PPP trong y tế, ông Đặng Huy Đông khẳng định, PPP rất phù hợp với y tế và giáo dục, thậm chí ở Mỹ, người ta còn PPP cả nhà tù nữa, cho phép tư nhân xây nhà tù theo chuẩn mực Hằng tháng, Chính phủ sẽ trả tiền giam giữ tù nhân cho nhà đầu tư đó
Hạ tầng khát vốn
Việt Nam khát vốn đầu tư hạ tầng một, thì thành phố lớn như TP.HCM,
Hà Nội thiếu vốn mười Lý do là ngân sách thành phố được phép giữ lại để tái đầu tư quá thấp
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, cho biết, từ nay đến năm 2020, Việt Nam nếu muốn phát triển ở tốc độ 7 - 8% thì phải đầu tư mạnh vào hạ tầng, trong đó tập trung vào giao thông, điện năng, nước, môi trường Nhưng để đầu tư đồng bộ, theo tính toán, cần tới 150 tỷ USD Nếu chỉ
Trang 14trông cậy vào nguồn vốn truyền thống như: vốn ngân sách, phát hành trái phiếu, vay ODA thì chỉ đáp ứng được khoảng 40 - 50% Như vậy, nguồn vốn khổng lồ này sẽ phải trông cậy vào vốn đầu tư tư nhân, ước khoảng 70 - 80 tỷ USD.
Trong khi đó, một thành phố dẫn đầu cả nước về mức đóng góp ngân sách như TP.HCM cũng chẳng dư giả gì về vốn đầu tư Ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM tính toán, với dân số hiện lên tới 9,2 triệu người (gồm cả dân nhập cư), nhu cầu đầu tư hạ tầng của thành phố trong 5 năm tới cần khoảng 300 ngàn tỷ đồng, tương đương 15 tỷ USD
Như vậy, mỗi năm, TP.HCM sẽ cần tới khoảng 60 ngàn tỷ đồng đầu tư Tuy nhiên, với lượng ngân sách giữ lại hằng năm như hiện nay (năm 2009 được giữ lại hơn 8.500 tỷ đồng), thì khoản vốn dùng để tái đầu tư này giống như muối bỏ bể Trong đó, theo ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải, riêng trả lãi vay các dự án trước đó đã chiếm tới 40% nguồn vốn ngân sách này, tức là thành phố chỉ còn lại khoảng 5.000 tỷ đồng
Đó là bài toán cho TP.HCM trong 5 năm tới Riêng ông Đặng Huy Đông thì tính bài toán đầu tư dài hơi hơn cho TP.HCM: từ nay đến năm 2020, TP.HCM
sẽ phải cần đến 40 - 45 tỷ USD, và vốn đầu tư nước ngoài lẫn tư nhân vẫn chiếm khoảng 60%
Nguồn: (doanhnhansaigon.vn/online ngày 30/6/2010)
Trang 15ADB CHƯA THỂ TIẾP CẬN DỰ ÁN PPP TẠI VIỆT NAM
Trao đổi với DVT.vn về vấn đề này, ông Konishi - Giám đốc ADB tại Việt
Nam cho biết, việc phải đề xuất trực tiếp với Chính phủ sau đó chờ Chính phủ quyết định khiến các các nhà đầu tư e ngại
Chẳng hạn, trong một dự án xây đường mà Chính phủ lại là người quy định phí cầu đường, nhà đầu tư sẽ thấy không hợp lý
Các dự án PPP ở Việt Nam chưa có đủ tính khả thi lâu dài về mặt tài chính Đầu tư cho cơ sở hạ tầng phải mất 20-30 năm mới bắt đầu thu lợi nhuận Trong khi
đó, kinh tế vĩ mô của Việt Nam lại có nhiều sự biến động Giá dịch vụ tiện ích ở mức thấp Phần lớn các nhà đầu tư đều muốn có lãi trong 5-7 năm
Ông cũng khuyến cáo không nên nhìn nhận hình thức PPP với mục đích chính là huy động tiền từ khu vực tư nhân Điều quan trọng hơn là sáng kiến chuyên môn và công nghệ
Về dự án đường dây truyền tải điện trị giá 300 triệu USD, ông Konishi cho biết, EVN đã phân ra hơn 100 lô thầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, do cách phân chia không hiệu quả, ADB bị thiệt hại khoảng 17% tổng chi phí
Thắt chặt tín dụng là cần thiết
Ông Konishi nhận xét, mặc dù lãi suất cao do thắt chắt chính sách tiền tệ thực
sự gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng là cần thiết Nếu không kiểm soát tín dụng, nền kinh tế sẽ gặp rắc rối thì doanh nghiệp vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi Chính phủ có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ những không nên nới lỏng chính sách
Nghị quyết 11 ban hành mang lại niềm tin cho những nhà tài trợ, đầu tư nước ngoài Song nếu chính sách đưa ra không thực hiện tốt thì không có ý nghĩa
Sau thảm họa động đất, sóng thần, GDP Nhật Bản dự kiến giảm 1-2% trong năm nay Nguồn vốn tài chính sẽ được ưu tiên cho tái thiết đất nước hơn đầu tư ra nước ngoài song Chính phủ Nhật Bản sẽ đảm bảo cam kết
Tuy nhiên, việc giải ngân vốn FDI, ODA kém hiệu quả cho thấy khả năng hấp thụ vốn thấp của Việt Nam Kể cả không có những cam kết trong năm tiếp theo thì Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng
Trang 16Lao động giá rẻ không kéo dài và Việt Nam sẽ phải tìm cách nâng cao năng suất lao động cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực
Ông Konishi nhận xét: "Nếu không tăng hiệu quả chính sách thì Việt Nam sẽ không bao giờ trở thành một quốc gia cạnh tranh."
"Việt Nam hưởng lợi từ quan hệ thương mại với Trung Quốc"
Ông Konishi đánh giá, Việt Nam đang trong tiến trình phát triển kinh tế nên nhập siêu không phải là vấn đề đáng lo ngại
Nếu năm 2009, luồng vốn FDI chủ yếu hướng vào bất động sản thì năm ngoái hướng vào sản xuất chế tạo Việc thiết lập nhà máy yêu cầu phải nhập khẩu thiết bị đầu vào Cho đến khi chưa tự túc được nguyên vật liệu, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều và giá trị sản xuất công nghiệp ở mức thấp (13-15%)
Chính phủ cần phát triển công nghiệp phụ trợ và hội nhập sâu hơn nữa Những nỗ lực hiện này vẫn chưa đủ
Xét đến tiềm năng thị trường của Trung Quốc, Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều hơn
(Nguồn: baomoi.com 07/04/2011)
Trang 17MÔ HÌNH PPP: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
Huỳnh Thế Du
(TBKTSG) - Như đã trình bày trong bài “Hợp tác công - tư, chiếc đũa thần?” đăng trên TBKTSG số ra ngày 13-1-2011, mô hình PPP (hợp tác công-tư) có thể góp phần vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng (CSHT) hay cung cấp dịch vụ công cộng, nhưng không nên kỳ vọng nó sẽ là chiếc đũa thần để giải quyết nút thắt CSHT ở Việt Nam Điều này thể hiện rất rõ khi xem qua kinh nghiệm cũng như số liệu thống kê quốc tế
Các nước phát triển
Mô hình PPP đã được áp dụng trong việc xây dựng các kênh đào ở Pháp vào thế kỷ 18, các cây cầu ở London vào thế kỷ 19 hay cây cầu Brooklyn nổi tiếng ở New York cũng vào thế kỷ 19 Tuy nhiên, mô hình này chỉ thực sự bắt đầu phổ biến trên thế giới từ đầu thập niên 1980 và nó đã đóng một vai trò nhất định trong việc phát triển CSHT ở các nước phát triển
Anh là nước đi tiên phong trong mô hình này với các chương trình tư nhân hoá nổi tiếng của bà Thủ tướng Margaret Thatcher Tuy nhiên, theo thống kê của Yescombe, trong gần 20 năm (1987-2005), chỉ có 725 dự án đầu tư mới với mức đầu tư trên 100 triệu bảng được thực hiện theo mô hình PPP Tổng giá trị của các
dự án này chỉ là 47,5 tỉ bảng Anh (khoảng 70 tỉ đô la) Đây là một mức hết sức khiêm tốn của một quốc gia có GDP lên đến hàng ngàn tỉ đô la
Ở các nước khác như Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Hàn Quốc mô hình PPP cũng được
sử dụng trong nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cộng Tuy nhiên, không ở nước nào mô hình này có vai trò nổi bật so với các hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng khác Trong giai đoạn ba năm từ 2003-2005, tổng giá trị các dự án đầu tư theo phương thức PPP của các nước G7 chưa đến 100 tỉ đô la Các nước đang phát triển
Ở các nước đang phát triển, mô hình PPP bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên
1990, nhất là ở khu vực Mỹ Latinh Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong 20 năm (1990-2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức PPP ở các nước đang phát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ Con
số này bao gồm cả việc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước
Tổng mức đầu tư nêu trên chỉ tương đương với 1% GDP của các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua Với mức đầu tư cho CSHT vào khoảng 5-6% GDP thì đầu tư theo phương thức PPP chỉ chiếm khoảng 20% Đây là một con số khá khiêm tốn
Về xu hướng đầu tư, trong 20 năm qua có hai làn sóng chính (hình 1) Làn sóng thứ nhất xảy ra vào giữa thập niên 1990 mà đỉnh điểm là năm 1997 với số vốn cam kết lên đến 109 tỉ đô la Đây là giai đoạn mà tiến trình tư nhân hoá xảy ra mạnh mẽ
ở các nước Mỹ Latinh Tuy nhiên, kỳ vọng về vai trò của khu vực tư nhân trong
Trang 18việc giải quyết vấn đề CSHT và cung cấp các dịch vụ công giảm xuống nhanh chóng do những khó khăn trục trặc đã xảy ra
Theo phân tích của GS Gomez-Ibanez, một trong những học giả hàng đầu về CSHT, tiến trình tư nhân hoá việc cung cấp cơ sở hạ tầng đã đi quá xa Thực ra, kết quả của việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ công hay cơ sở hạ tầng đã không như mong đợi Sau thời gian triển khai rầm rộ các
dự án vào giữa thập niên 1990, vào đầu những năm 2000, khiếm khuyết đã bộc lộ Nguồn thu không đủ bù đắp cho các khoản chi phí và suất sinh lợi theo yêu cầu Kết quả là chất lượng dịch vụ thậm chí còn thấp hơn trước khi nó được chuyển giao cho khu vực tư nhân và trong nhiều trường hợp nhà nước phải quốc hữu hoá
và tự cung cấp các dịch vụ hay cơ sở hạ tầng công
Làn sóng thứ hai là trong những năm gần đây khi mà mô hình PPP trở nên phổ biến hơn ở các nước Nam Á, châu Âu, Trung Á và châu Phi Đỉnh điểm là năm 2008 với tổng vốn cam kết lên đến 163 tỉ đô la Xét về vùng lãnh thổ, mô hình PPP phổ biến nhất ở các nước Mỹ Latinh trong 20 năm qua Ở thời kỳ đỉnh điểm của làn sóng thứ nhất, khu vực này chiếm đến 80% lượng vốn cam kết Hiện nay, các nước này vẫn đang dẫn đầu thế giới Đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, mô hình này không có nhiều tiến triển (hình 2)
Xét về cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, năng lượng và viễn thông là hai ngành có
tỷ trọng cao nhất Tỷ phần của ngành giao thông vận tải có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với hai ngành trên (hình 1) Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới, dự án xây mới chiếm tỷ phần nhiều nhất với 53,4% Loại hình cải tạo vận hành và chuyển giao các dự án hiện hữu (theo đó khu vực tư nhân sẽ bỏ vốn cải tạo hay nâng cấp các dự án hay dịch vụ hiện hữu, sau đó thuê lại để vận hành với một thời gian nhất định và cuối cùng là trả lại cho nhà nước) chiếm một tỷ phần đáng kể với 17,5% Mô hình chuyển nhượng quyền sở hữu (toàn bộ hay một phần) cho khu vực tư nhân chiếm 28,7% Hợp đồng cho thuê hay quản lý chiếm một tỷ phần khá khiêm tốn chỉ là 0,4% (hình 3)
Loại trừ phần tư nhân hoá, các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng sở hữu vận hành (BOO) chiếm hơn một nửa, phần còn lại là các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) (hình 4) Ở các nước đang phát triển, mô hình nhượng quyền hay thuê vận hành chưa phổ biến, chủ yếu do hạn chế của các cơ sở pháp lý và khả năng chế tài của các cơ quan nhà nước
Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn
1994-2009 đã có 32 dự án được thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỉ đô la Cũng giống như các nước khác, mô hình BOT và BOO chiếm
tỷ phần chủ yếu Hai lĩnh vực chiếm tỷ phần lớn nhất là điện và viễn thông
Tóm lại, thống kê quốc tế cho thấy, mô hình PPP chỉ là một trong những phương thức đầu tư CSHT, và nó cũng chỉ có vai trò khiêm tốn ở nhiều nước trên thế giới Do vậy, việc triển khai mô hình này ở Việt Nam là cần thiết, nhưng không
Trang 19nên quá kỳ vọng vào nó Nhất là khi mô hình BOT và BOO đã khá quen thuộc ở Việt Nam và triển khai chúng cũng cần có những điều kiện nhất định
(Nguồn: tintuc.xalo.vn/ 21/4/2011)
Trang 20HIỆN THỰC HOÁ CÁC CƠ HỘI PPP TẠI VIỆT NAM
Thu Trang
NDĐT-Trong chuyến thăm dài ngày tới Việt Nam từ 19 đến 24-3, Thị trưởng Khu tài chính London, ông Alderman Michael Bear đã đồng chủ trì với Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Đặng Huy Đông trong buổi toạ đàm với chủ đề “Hiện thực hoá các cơ hội PPP tại Việt Nam” tại Hà Nội vào ngày 20-3
Buổi toạ đàm có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như Anh quốc chung quanh vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam là làm thế nào để thực hiện hiệu quả cơ chế đối tác công-tư (PPP) trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam Tại đây, phía Anh đã chia sẻ kinh nghiệm hơn 50 năm qua với đại diện các cơ quan
nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam
Kinh nghiệm từ nước Anh
Thị trưởng Khu tài chính London Alderman Michael Bear cho biết, nước ông
đã thực hiện cơ chế PPP hơn 50 năm qua trong vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng từ cầu đường, đặc biệt là xây đường cao tốc, đến trường học, bệnh viện
Chính phủ Anh đã thành công trong việc huy động vốn đóng góp từ khu vực
tư nhân trong các công trình công cộng với số vốn chiếm ¼ chi phí xây dựng cơ sở
hạ tầng Trong vài năm gần đây, nước Anh đã ký 950 dự án dịch vụ công cộng với
số vốn tư nhân là 100 tỷ USD
Trên thế giới, Anh là nước đầu tiên thực hiện cơ chế PPP này với tư duy những gì mà tư nhân không làm được hoặc không thể tham gia thì nhà nước mới làm, mới quản lý như chức năng quản lý hành chính là chức năng không thể sẻ chia cho tư nhân Do đó, nhà nước Anh khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực và khoán gọn cho họ đầu tư toàn bộ sơ sở vật chất, sau đó nhà nước thuê lại công trình đó, nhưng quản lý cơ sở vật chất vẫn thuộc tư nhân
Một thí dụ điển hình là trong việc xây dựng một nhà tù, toàn bộ việc thiết kế, xây dựng… do tư nhân làm; nhà nước chỉ đảm nhiệm việc di chuyển tù nhân và quản lý cảnh sát… Tương tự như vậy, xây trường học hay bệnh viện, nhà nước chỉ quản lý hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên; giám đốc và y bác sĩ…; còn lại phần cơ sở vật chất đều do những nhà đầu tư tư nhân quản lý theo hợp đồng
Để thực hiện được mô hình này, trong việc đào tạo nguồn nhân lực, Thị trưởng Khu tài chính London cho biết, nước Anh cũng phải bỏ ra rất nhiều thời gian bồi dưỡng đào tạo cho các cán bộ hiểu rõ về quy trình PPP và cũng phải mất nhiều thời gian thì mới làm đúng được “Sau 10 năm, 20 năm chúng tôi mới tin có một mô hình mà đã được kiểm chứng là phát huy hiệu quả và làm việc chất lượng”, ông Michael Bear nói
Hiện thực hoá PPP tại Việt Nam
Tại buổi toạ đàm, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, sau Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, từ đó
Trang 21đại diện là các cơ quan hoạch định chính sách có liên quan với đại diện của Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, và
“cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là Bộ kế hoạch và đầu tư”
Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, tổ công tác liên ngành này có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều phối hoạt động giữa các nhà tư vấn, các nhà tài trợ với các cơ quan quản lý chính quyền địa phương nhằm thúc tiến các chương trình thực hiện theo cơ chế PPP
Cùng quan điểm với Thứ trưởng Đặng Huy Đông, Thị trưởng Khu tài chính London Michael Bear và các cộng sự tại buổi toạ đàm khẳng định, từ kinh nghiệm của nước Anh và gần 45 nước khác trên thế giới, tổ công tác liên ngành là một yếu
tố quan trọng bởi vì PPP cần sự điều phối nhuần nhuyễn giữa các cơ quan liên quan “Kẻ thù của PPP là tệ quan liêu”- ông Michael Bear nhấn mạnh
Ông Đặng Huy Đông cũng cho biết dù cơ chế PPP không mới ở Việt Nam nhưng hai năm qua vẫn chưa có dự án theo PPP cụ thể nào được triển khai Do đó, ông hy vọng với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, đặc biệt các nước có nhiều kinh nghiệm như Anh thông qua tổ công tác liên ngành, cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới sẽ có ít nhất một hoặc hai dự án PPP được đấu thầu triển khai
Về cách thức lựa chọn nhà thầu, ông Đông khẳng định Việt Nam nhận thức rõ ràng rằng tính minh bạch trong đấu thầu theo chuẩn quốc tế là điều vô cùng quan trọng của PPP, phải đảm bảo được điều này mới khiến các nhà thầu đăng ký hồ sơ đấu thầu và việc này “sẽ được thực hiện thông qua một quy trình minh bạch, công bằng theo những thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế”
Chung quanh thắc mắc cần lựa chọn dự án trong lĩnh vực nào để đảm bảo thực hiện thí điểm thành công PPP tại Việt Nam, cả ông Đông và ông Michael Bear đều cho rằng, không quan trọng dự án đó thuộc ngành nào, lĩnh vực nào mà cốt lõi nhất là tính khả thi về mặt tài chính của dự án được lựa chọn
Những dự án cơ sở hạ tầng đều là những dự án lâu năm, tốn tiền của nên cần thiết phải tính toán tính khả thi về mặt tài chính của dự án theo cơ chế PPP nhằm thu hút vốn đầu tư của tư nhân Thêm vào đó, một dự án PPP cần phải có đủ tính phỏng đoán, minh bạch và rõ ràng trong lộ trình thực hiện
Buổi toạ đàm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn dự án PPP thí điểm tại Việt Nam còn là cách hiệu quả để nâng cao nguồn nhân lực thực hiện
Ngày 9- 11-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký “Quy chế thí điểm đầu
tư theo hình thức đối tác công-tư” ban hành kèm theo Quyết định 71/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15-01-2011 Theo đó, quy chế đặc biệt này quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số dự án đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức PPP; Đối tượng áp dụng của quy chế này gồm: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với việc quản lý, thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch
vụ công…
Trang 22PPP, thay vì cử cán bộ đi học bốn, năm năm ở các trường về thực hiện PPP thì trong quá trình thực hiện các dự án thí điểm họ đã được cọ xát kinh nghiệm thực tiễn
Thêm vào đó, ông Đông cho biết từ việc thực hiện các dự án thí điểm cũng giúp tạo ra kinh nghiệm, tìm ra những vấn đề hạn chế của khung pháp lý hiện nay đối với thực hiện cơ chế PPP, từ đó có thể đề xuất thay đổi khung pháp lý cho phù hợp
Ông nói: “Tôi hy vọng từ ba đến năm năm tới chúng ta sẽ có hai hoặc ba dự
án thí điểm cụ thể trong mỗi lĩnh vực ưu tiên Sau khi thực hiện chúng ta sẽ có thể đưa ra những khuyến nghị chính phủ sửa đổi khung pháp lý để phù hợp với cơ chế PPP.”
Một điều quan trọng mà các nhà đầu tư từ Anh đã chia sẻ từ buổi toạ đàm đó
là khi đã thực hiện PPP, để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia và hoạt động dài hạn, thì chính phủ cần thiết giữ ổn định các chính sách và cơ chế ban đầu nhằm tạo lòng tin với các nhà đầu tư, tránh việc thay đổi gây cản trở đến nhà đầu
tư như đã xảy ra tại một số nước trong khu vực
Trả lời câu hỏi về vai trò khu vực nhà nước trong các dự án có vốn ODA thực hiện theo cơ chế PPP, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói:
Trong các dự án nhà nước và tư nhân thì cách triển khai là Chính phủ cùng với sự hỗ trợ, sự giúp đỡ từ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế sẽ xây dựng dự án
Có nghĩa là chúng tôi sẽ thiết kế xây dựng dự án trên ngân sách nhà nước của chính chúng tôi và tất nhiên trong đó sẽ có kết hợp với ODA từ các nhà tài trợ Như vậy bước đầu tiên sẽ là xây dựng dự án khả thi về mặt tài chính, do đó các nhà đầu tư sẽ không phải bỏ chi phí cho việc xây dựng dự án này.Sau đó chúng tôi sẽ
mở các dự án mà chúng tôi có sẵn để tuyển chọn các nhà thầu, những vấn đề trong các dự án này như phân bổ rủi ro, cũng như các vấn đề về tài chính,vv… sẽ được xác định cụ thể Nếu các dự án này là những dự án tốt nhưng vẫn thiếu hụt về mặt tài chính thì Chính phủ sẽ hỗ trợ để triển khai Vì thế, các doanh nghiệp nhà nước
sẽ không cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân trong các dự án PPP này
(Nguồn: baomoi.com 23/03/2011)
Trang 23
ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC PPP:
PHÁT HUY TÍNH ƯU VIỆT ĐỂ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (Tiếng Anh viết tắt là PPP) bắt đầu có hiệu lực Đây sẽ là “cú huých” hết sức quan trọng đối với
sự nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ta
Quy chế PPP ban hành theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức PPP
Hình thức đầu tư công – tư (PPP) tuy mới mẻ đối với Việt Nam nhưng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm nay Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp dụng hình thức PPP mà nhiều vấn đề bức xúc của nhiều đô thị lớn
đã được giải quyết như tình trạng ùn tắc giao thông, cung cấp nước, tạo việc làm cho người lao động
Mô hình hay hình thức PPP kết hợp được nhiệm vụ của dịch vụ công với hiệu quả của một hay nhiều doanh nghiệp tư nhân cho phép các chính quyền địa phương nhanh chóng đạt được những tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong các dịch vụ công, tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại
Dự án cấp nước sạch ở TP Thượng Hải (Trung Quốc) là một hình mẫu mà Việt Nam có thể tham khảo Năm 2002 chính quyền Thượng Hải đã ký kết với Tập đoàn VE của Pháp hợp đồng quản lý dịch vụ cấp nước sạch trong thời hạn 50 năm
Từ đó hình thành một doanh nghiệp liên doanh Pháp – Trung Quốc với tỷ lệ vốn góp 50/50 Theo đó, VE cung cấp toàn bộ dịch vụ sản xuất, phân phối nước sạch, quản lý và chăm sóc khách hàng, thiết kế và đầu tư
Cũng theo hình thức PPP, Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đã xây dựng tuyến xe điện ngầm số 9 Hiện nay, mỗi ngày phục vụ 256.000 lượt khách, dự báo đến năm
2013 sẽ thu hút 760.000 lượt khách/ngày Gần 1.000 người Hàn Quốc đã được đào tạo để vận hành, khai thác và làm dịch vụ chăm sóc khách hàng
Nước Anh đã áp dụng hình thức PPP trên 50 năm nay và thu được thành công lớn Tư duy của người Anh là những gì mà tư nhân không làm được, hoặc không thể tham gia thì Nhà nước mới làm, mới quản lý Cụ thể, như chức năng quản lý hành chính được coi là một chức năng không thể sẻ chia cho tư nhân Vì vậy ở Anh, Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực và khoán gọn cho họ đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, sau đó Nhà nước thuê lại công trình đó Nhà nước chỉ thuê sử dụng còn quản lý cơ sở vật chất vẫn là tư nhân Chẳng hạn, xây dựng một nhà tù, toàn bộ việc thiết kế, xây dựng do tư nhân làm Nhà nước chỉ đảm bảo việc di chuyển tù nhân và quản lý cảnh sát Tương tự, xây dựng trường học và bệnh viện cũng vậy Nhà nước chỉ quản lý hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, giám đốc bệnh viện và y, bác sĩ Còn lại những “phần cứng” (cơ sở vật chất) đều do tư nhân quản lý theo hợp đồng
Trang 24Phó giám đốc Sở KH và ĐT Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tứ, khi bàn về hình thức PPP đã diễn giải: “Cú huých để phát triển thương mại thế giới trong những năm qua là cơ chế trả góp Cơ chế đầu tư PPP trong đầu tư phát triển hạ tầng cũng vậy, tư nhân là người bỏ tiền đầu tư và Nhà nước như một người trả góp”
Được biết, gần đây, ngày 29-9-2010, Singapore đã khởi công xây dựng Trung tâm thể thao Singapore theo mô hình PPP Công trình này sẽ hoàn thành vào năm
2014 có tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD Nhà thầu trúng thầu dự án là Tập đoàn Singapore Sports Hub (SSHC), trong đó đứng đầu là Công ty Draggeages Singapore Đây được đánh giá là dự án PPP lớn nhất thế giới, tính đến thời điểm này
Với những tính ưu việt của mô hình PPP, nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc
tế, trong những cuộc hội thảo gần đây còn cho rằng, PPP sẽ kích thích cả kinh tế nông thôn Việt Nam một cách hữu hiệu, một khi đưa hình thức đầu tư này vào các vùng nông thôn Việt Nam Ông Bàn Ngọc Sương, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: “Trong năm 2011, tỉnh sẽ phối hợp với nhiều địa phương xây dựng chiến lược kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp để nâng công suất xay xát và lau bóng gạo xuất khẩu, khuyến khích và ưu tiên đầu tư thiết bị, công nghệ nâng cao tỷ lệ thu hồi gạo; hình thành các trung tâm chế biến lớn ”
Tuy nhiên, áp dụng cơ chế PPP trong thời gian tới không thể tránh khỏi nhiều khó khăn, vướng mắc; điều này cũng giống như việc khi gia nhập WTO, nước ta phải sửa, bổ sung luật pháp cho phù hợp với hệ thống quốc tế
Chấp nhận mô hình đầu tư công – tư (PPP) là một bước quan trọng trong quản
lý kinh tế
(Nguồn: vcci.com.vn 04-01-2011)
Trang 25HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN:
HƯỚNG ĐI MỚI CẦN KHUNG PHÁP LÝ MỞ RỘNG
KTĐT - Ngày 3/3, UBND TP Hà Nội, Công ty Gide Loyrette Nouel Việt Nam và Tập đoàn Veolia Environment (Pháp) đã tổ chức Hội thảo về “Hợp tác Nhà nước- tư nhân (PPP) trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công” Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng được coi là hướng đi đúng đắn của VN trong giai đoạn này Tuy nhiên, để mô hình này có thể thực sự hoàn thiện và đem lại lợi ích như mong muốn rất cần có một chính sách, một khung pháp lý đủ rộng PPP- Mới nhưng không lạ
PPP là hình thức đầu tư mới đang được nghiên cứu ở VN, có khả năng to lớn
để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của VN Theo bà Vũ Quỳnh Lê, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đấu thầu, Bộ Kế hoạch và đầu tư: Hiện nay nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam khoảng 16 tỷ USD/năm trong khi khả năng đááp ứng của Nhà nước chỉ khoảng 7-8 tỷ USD.Từ nay đến năm 2020, vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng ước tính chiếm khoảng từ 10% đến 11% GDP Trong điều kiện tài chính hiện tại thì khả năng cân đối ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển cũng có những hạn chế nhất định
Cụ thể, tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển chung trong giai đoạn 2001
2010 khoảng 60 tỷ USD, chiếm khoảng 8,4% so với GDP; trong đó chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông thuỷ lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản khoảng 50% Điều này cho thấy khả năng nguồn vốn của Chính phủ khó có thể đáp ứng hết được nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng
Thực tế thời gian qua, việc huy động các nguồn vốn khác tham gia vào đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng đã được thực hiện dưới hình thức xã hội hoá hay Nhà nước và nhân dân cùng làm thể hiện cụ thể ở nhiều công trình được đầu tư xây dựng dưới các hình thức BT (xây dựng, chuyển giao), BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao) Tuy nhiên, khung pháp lý cũng như cơ chế vẫn chưa khuyến khích được tư nhân cùng tham gia đầu tư vào lĩnh vực này do quá trình phê duyệt và cấp phép còn nhiều phức tạp, mức thu hồi vốn thấp, vai trò trách nhiệm của bên nhà nước cũng như tư nhân còn thiếu rõ ràng.Hậu quả là sự yếu kém về kết cấu hạ tầng không chỉ là rào cản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, mà
nó còn làm suy giảm sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam
Hợp tác công- tư tiến dần đến bình đẳng
Cũng trong hội thảo này, ông Nicolas Renard, chuyên gia đến từ Tập đoàn Veolia, doanh nghiệp có nhiều dự án đầu tư theo mô hình PPP tại nhiều nước cho biết: Tại một số án thực hiện hình thức PPP, vốn đầu tư của nhà nước vào các công trình đầu tư phát triển hạ tầng được phía doanh nghiệp trúng thầu tạo hiệu quả tối
ưu khi áp dụng những công nghệ quản lý, vận hành mới, Thậm chí nhiều dự án doanh nghiệp còn thực hiện theo hình thức DBO (thiết kế- xây dựng- vận hành) tiết kiệm được chi phí đầu tư của nhà nước nhưng hiệu quả thực tế lại cao, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 26Tuy nhiên, cũng theo ông Nicolas Renard để mô hình PPP thành công, cũng cầu có những khung pháp lý đủ rộng vì thực tế trong suốt thời hạn của một dự án
cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư tư nhân phải đối mặt với nhiều rủi ro mà họ cần xem xét: rủi ro đấu thầu, rủi ro đàm phán, rủi ro xây dựng, rủi ro hoạt động và rủi ro từ Chính phủ Nếu được thực hiện đúng đắn, khuôn khổ PPP có khả năng giảm bớt rủi ro, đặc biệt trong các giai đoạn ban đầu, sàng lọc các dự án không phù hợp và chú trọng hơn vào các dự án chất lượng cao hơn, đặc biệt là các dự án phục vụ trực tiếp cho tốc độ đô thị hoá nhanh, quy mô dân số và mật độ xây dựng phát triển mạnh như các đô thị ở Việt Nam hiện nay
Tuy có rất nhiều ưu việt, nhưng ông Nguyễn Văn Tứ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cũng lưu ý: PPP tạo sự bình đẳng giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân chính vì thế một khung pháp lý chặt chẽ trong việc kiểm tra, giám sát cũng cần hoàn thiện Hà Nội cũng xây dựng những chính sách khuyến khích xã hội hoá lĩnh vực văn hoá xã hội, các dự án hạ tầng đô thị như giao thông, cấp, thoátnước, điện Vì thế, nếu hình thức PPP được thực hiện phải thể hiện sự ưu việt hơn các hình thức khác và có được những giám sát chặt chẽ về năng lực tài chính, kinh nghiệm của những nhà đầu tư tư nhân Những dự án thực hiện theo hình thức PPP phải tạo được sự phát triển bền vững, tạo động lực thu hút đầu tư
(Nguồn: phapluat24h.com)
Trang 27CHỜ DANH MỤC DỰ ÁN THEO HÌNH THỨC PPP
(baodautu.vn) Một trong những nền tảng cần thiết để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển hạ tầng là Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP)
Phóng viên Báo Đầu tư đã trao đổi với bà Đỗ Thị Thu Hà, Phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực phát triển hạ tầng (Công ty KPMG Việt Nam) về vấn đề này
Quyết định 71/2010/QĐ-TTg có hiệu lực từ tháng 1/2011 sẽ góp phần hỗ trợ phát triển hạ tầng tại Việt Nam như thế nào, thưa bà?
Quyết định này đưa ra các nguyên tắc cơ bản để bảo đảm tính minh bạch của các dự án phát triển hạ tầng quan trọng nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đạt được hiệu quả đầu tư cao hơn Ngoài ra, Quyết định cũng đưa ra những quy định rõ ràng
và cụ thể hơn về một loạt vấn đề
Trước hết, theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg, Nhà nước sẽ góp không quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án, do đó tính khả thi của dự án sẽ dễ dàng được xác định thông qua báo cáo về tính khả thi xét từ góc độ thương mại
Các dự án đầu tư theo hình thức PPP sẽ được hưởng ưu đãi thuế theo các quy định về thuế của Việt Nam
Theo Quyết định, phải có nghiên cứu khả thi tổng thể chi tiết trước khi đưa dự
án ra thị trường mời gọi đầu tư
Để tạo dựng lòng tin đối với các bên cho vay trong trường hợp dự án tiến triển không như mong đợi, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg quy định: bên cho vay có quyền tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
dự án trong trường hợp doanh nghiệp dự án hoặc nhà đầu tư không thực hiện được các nghĩa vụ theo hợp đồng dự án hoặc hợp đồng vay vốn
Điều gì cản trở việc các ngân hàng quốc tế chấp thuận cho các dự án phát triển hạ tầng của Việt Nam vay vốn?
Trước hết là rủi ro tiền tệ Trong bối cảnh không có các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái dài hạn trên thị trường, các ngân hàng mong đợi Chính phủ và các
cơ quan chức năng chia sẻ rủi ro này Tuy nhiên, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg chưa quy định rõ vấn đề đó
Tiếp theo là rủi ro xây dựng Nhìn chung, các ngân hàng muốn làm việc với các tập đoàn xây dựng quốc tế danh tiếng và giàu kinh nghiệm, đồng thời những tập đoàn quốc tế này cũng mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp xây dựng có uy tín trong nước
Rủi ro về tài chính và luật pháp cũng là vấn đề được các ngân hàng quốc tế quan tâm, bởi Việt Nam chưa có hướng dẫn hoàn chỉnh, rõ ràng và minh bạch về hoạt động đầu tư theo hình thức PPP thông qua các thông tư
Trang 28Vậy các bước cần thiết tiếp theo là gì, thưa bà?
Các nhà đầu tư và tổ chức cho vay đang chờ đợi việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 71/2010/QĐ-TTg Việc ban hành những quy định
cụ thể hơn cho các nguyên tắc cơ bản được nêu trong Quyết định này sẽ củng cố niềm tin để đưa các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam vào thực tế Một vấn đề quan trọng nữa là nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong các
cơ quan thực hiện dự án
Các công ty tư nhân trong nước cũng cần phải xây dựng đội ngũ có năng lực
để hợp tác với các tập đoàn nước ngoài, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước
Cuối cùng, một dự án thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được thực hiện thành công cùng với một danh sách các dự án khả thi tiếp theo sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu đối với các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng
(Nguồn: xuctiendautumientrung.gov.vn 24/02/2011)
Trang 29RCR MUỐN ĐẦU TƯ XANH BẰNG PPP
dự định bỏ ra khoảng 8,9 tỉ USD và đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (Public
- Private Partnerships - PPP) Ông Lê Trung Trực, Trưởng Đại diện RCR tại Việt Nam, đã trao đổi với NCĐT xung quanh dự án này
Vì sao RCR muốn đầu tư vào lĩnh vực môi trường ở Việt Nam với số vốn lớn như vậy?
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong 2 năm 2008-2009, Việt Nam là một trong số ít thị trường châu Á nổi trội về các chiến lược quản lý chất thải rắn, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp và dịch vụ môi trường, nhiên liệu sinh học và năng lượng tái tạo Tuy nhiên, do thiếu vốn, Việt Nam chưa có điều kiện tiếp cận xu hướng đưa chất thải thành năng lượng và sinh khối thành nhiên liệu Vì vậy, RCR đã lập một dự án đầu tư với tổng vốn dự kiến hơn 6,5 tỉ euro (khoảng 8,9 tỉ USD) cho lĩnh vực môi trường ở Việt Nam
Tỉ lệ vốn của các đối tác tham gia vào dự án PPP này cụ thể như thế nào?
Các đối tác chỉ góp vốn thành lập doanh nghiệp với tỉ lệ 49/51 Trong đó, RCR chiếm 51%, các nhà đầu tư trong nước là 49% Phần tham gia của đối tác công không phải là phần góp vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp dự án Vốn cho toàn bộ dự án là do RCR thu xếp bằng vốn sở hữu của mình và huy động từ nước ngoài
Việc Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP là thuận lợi hay khó khăn đối với dự án này?
Dự án của RCR phù hợp với chiến lược quản lý chất thải và Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư của Việt Nam (hiệu lực từ ngày 15.1.2011) Ngoài ra, do thời gian thực hiện dự án ngắn (12-15 tháng) nên sau khi hoàn thành, Việt Nam có thể giải quyết được phần nào vấn đề rác thải ở đô thị
Khó khăn là ở chỗ mặc dù Chính phủ đã ban hành quy chế với đối tượng thử nghiệm đầu tiên là nhà máy xử lý chất thải, nhưng để các cấp có thẩm quyền thông suốt và thực hiện tốt thì cần đợi một thời gian nữa Tiếp đến, tuy đã có chính sách khuyến khích nhưng chưa có hướng dẫn đầy đủ nên sẽ gây khó khăn cho các địa phương trong thỏa thuận mức phí và giá cả với RCR ngay từ khi lập biên bản ghi nhớ các thỏa thuận Đây lại là điều kiện tiên quyết để RCR lập báo cáo tiền khả thi
và huy động vốn ở nước ngoài
Vậy dự án này có thể mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam?
Về tài chính, Việt Nam có thể huy động được 2,7 tỉ euro vốn đầu tư nước