Xuất phát từ những bức xúc đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài : " Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ " cho- k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Giáo viên hướng dẫn : PGS TS Nguyễn Trung Vãn Người thực hiện : Tống Thị Thái Hà
HÀ NỘI – 2002
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Ngành dệt may Việt Nam vốn là một trong những ngành truyền thống và có thế mạnh từ lâu trong lịch sử phát triển của dân tộc Đến nay, cùng với sự phát triển của ngoại thương, ngành dệt may cũng vươn lên chiếm một vị trí quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chỉ sau dầu thô) Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng vào vấn đề phát triển ngành dệt may, coi đây là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai Chính sách Đổi mới đã " mở " cho ngành dệt may Việt Nam vươn ra thị trường thế giới rộng lớn như EU, Nhật Bản, các nước khác Song đến nay, một số thị trường truyền thống đã bộc lộ nhiều bất lợi: Thị trường EU thiếu quota, thị trường Nhật Bản cũng bị hạn chế Trước tình hình đó, việc tìm kiếm và thâm nhập các thị trường mới đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Trong số các thị trường mới, Bắc Mỹ là một thị trường giàu tiềm năng mà chúng ta không thể bỏ qua, nhất là trong điều kiện thuận lợi như hiện nay, bởi lẽ mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Bắc Mỹ ( đặc biệt là Mỹ ) có nhiều tiến triển tốt đẹp Tuy nhiên để thâm nhập thị trường này, khó khăn cũng không phải là nhỏ Làm thế nào để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng được thời cơ thâm nhập thị trường, đứng vững và phát triển sản phẩm của mình trên thị trường Bắc Mỹ? Câu hỏi đó cũng khẳng định tính cấp thiết của tình hình hiện nay
Xuất phát từ những bức xúc đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài
: " Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ " cho- khoá luận tốt nghiệp của
mình Cần nhấn mạnh rằng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là thị trường Bắc Mỹ mở rộng thuộc khối thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA) hiện nay,
Trang 3gồm 3 nước là Mỹ, Canada và Mêhicô Nội dung khoá luận được kết cấu theo ba chương như sau:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về Marketing quốc tế và
tổng quan về thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ
Chương II: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị
trường Bắc Mỹ
Chương III: Định hướng và giải pháp Marketing cho cạnh tranh của
hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ
Do những hạn chế về thời gian, về tài liệu và kiến thức của người viết, chắc chắn khoá luận này không tránh khỏi những sai sót Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo và góp ý của đông đảo độc giả Qua đây, tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường đại học Ngoại thương đã hướng dẫn tác giả hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Trang 4CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG
DỆT MAY BẮC MỸ
I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING QUỐC TẾ
1 Khái quát chung về Marketing quốc tế và vấn đề cạnh tranh
quốc tế hiện nay
1.1 Các định nghĩa về Marketing quốc tế
TỪ ĐẦU THẾ KỶ 20, THUẬT NGỮ MARKETING VÀ MARKETING QUỐC TẾ (INTERNATIONAL MARKETING) BẮT ĐẦU ĐƯỢC NHẮC NHIỀU TRONG CÁC SÁCH BÁO Ở NƯỚC MỸ, TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CŨNG NHƯ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN HIỆN NAY, TRONG CÁC TÁC PHẨM VỀ MARKETING TRÊN THẾ GIỚI CÓ TỚI TRÊN
2000 ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU VỀ MARKETING, DÙ VỀ THỰC CHẤT THÌ CŨNG KHÔNG KHÁC NHAU LẮM, NHƯNG CHƯA CÓ ĐỊNH NGHĨA NÀO LÀ DUY NHẤT ĐÚNG VÌ MỖI TÁC GIẢ ĐỊNH NGHĨA VỀ
MARKETING QUỐC TẾ ĐỀU XUẤT PHÁT TỪ MỖI GÓC ĐỘ NGHIÊN
CỨU VÀ NHÌN NHẬN KHÁC NHAU
Thực vậy, theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (Mỹ là quê hương của thuật ngữ Marketing quốc tế) : " Marketing quốc tế là một quá trình đa quốc gia để lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách giá, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, chính sách phân phối hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức cá nhân " [30]
Theo khái niệm của I Ansoff: "Marketing quốc tế là khoa học
về lĩnh vực trao đổi, theo đó toàn bộ hoạt động sản xuất- tiêu thụ của công
ty đều căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường thế giới (lấy nhu cầu của thị trường thế giới làm định hướng)
Trang 5 Theo giáo sư Philip R Cateora: " Marketing quốc tế là sự tiến hành hoạt động kinh doanh hướng tới dòng sản phẩm từ công ty tới người tiêu dùng trên phạm vi nhiều nước nhằm thu được lợi nhuận dự kiến (Target profit) "
Theo cuốn "International Marketing" của hai giáo sư Vern Tepstra và Ravi Sarathy, " Marketing quốc tế là các hoạt động bao gồm những hình thức kinh doanh như : xuất nhập khẩu, sản xuất ở nước ngoài, liên doanh liên kết với công ty nước ngoài chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, quyền công nghệ, bí quyết sản xuất kinh doanh" [31]
International Marketing cũng được hiểu là hoạt động thị trường quốc
tế và bản chất của nó gắn liền với nghiên cứu về thị trường quốc tế Như vậy, theo cách hiểu đó, " Marketing quốc tế là việc đánh giá đúng nhu cầu của thị trường, và khả năng thực tế của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm của mình, nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của từng thị trường nước ngoài và thu được lợi nhuận tối ưu"
Vì thế, nội dung và kết cấu của khoá luận được xây dựng theo quan niệm trên nhằm đạt được mục tiêu đề ra
1.2 Bản chất và đặc trưng của Marketing quốc tế
Yếu tố cốt lõi trong Marketing quốc tế chính là thị trường quốc tế Trong bất kỳ thị trường nào, hai trục cung và cầu luôn đóng vai trò chi phối toàn bộ hoạt động, đặc tính của thị trường đó Bản chất của Marketing quốc tế xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài: tìm nhu cầu
và thoả mãn tốt nhất nhu cầu Marketing quốc tế chính là chìa khoá giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh : đó là lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ
Đặc trưng của Marketing quốc tế (khác với Marketing quốc gia) chính là sự di chuyển qua biên giới quốc gia của các sản phẩm (Object), sự
Trang 6khác nhau về quốc tịch của các chủ thể mua bán (Subject), đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên, hành trình phân phối kéo dài cả về không gian và thời gian, vòng đời sản phẩm phải được kéo dài hơn so với trong nước và sự việc xây dựng kế hoạch chiến lược phải được
cụ thể hoá cho từng quốc gia cụ thể Tuy nhiên, phạm vi hoạt động dù vươn
ra thị trường quốc tế nhưng Marketing quốc tế vẫn phải đảm bảo những nội dung cơ bản, đó là:
Thứ nhất, phân tích và dự báo thị trường trên cơ sở phân tích nhu cầu khách hàng, tình hình cạnh tranh, các trung gian phân phối, phân tích môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ
Thứ hai, hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và đIều kiện thị trường, tác động đến nhu cầu thị trường bằng các chính sách sản phẩm giá cả, phân phối, yểm trợ
Marketing quốc tế cũng không có nghĩa là Marketing trong nước trên một phạm vi rộng hơn, vì Marketing trong nước thì chỉ liên quan đến những yếu tố môi trường (không kiểm soát được) trong nước, còn Marketing quốc tế liên quan đến hàng loạt các yếu tố không kiểm soát được của nhiều nước khác nhau: môi trường văn hoá, hệ thống tiền tệ, môi trường chính trị, pháp luật
Marketing quốc tế được xét trong phạm vi đề tài này sẽ đi sâu hơn vào Marketing xuất khẩu: sản xuất những sản phẩm thích ứng theo những tiêu chuẩn, những đòi hỏi của thị trường nước ngoài Đó là trong giai đoạn hiện nay Còn với tầm nhìn chiến lược xa hơn, Marketing quốc tế sẽ đi sâu vào những mảng nghiệp vụ khác nhau, nghiên cứu dự đoán thị trường, các nhà quản lí Marketing vạch ra chiến lược không những chỉ xuất khẩu mà còn nhiều loại hình kinh doanh khác như lập xí nghiệp liên doanh, trao đổi khoa học công nghệ, đại lý, bán bản quyền, sản xuất và gia công Với xu
Trang 7hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế như hiện nay, các hoạt động Marketing quốc tế của doanh nghiệp hướng tới giai đoạn " Marketing toàn cầu" mà thị trường thế giới được xem như một thị trường thống nhất, tương đồng về văn hoá, sở thích, xu hướng tiêu dùng ở thị trường các nước khác nhau
Đó chính là xu hướng phát triển trong nội dung của Marketing quốc tế
1.3 Chức năng cơ bản của Marketing quốc tế
Thị trường nước ngoài và thị trường trong nước dĩ nhiên có sự khác biệt rất lớn Nếu các doanh nghiệp muốn sử dụng "chìa khoá" kinh doanh quốc tế thì phải chú trọng những chức năng cơ bản sau của Marketing quốc
tế
Nghiên cứu thị trường thế giới để nhận biết và dự báo một cách chính xác biến động của thị trường
Xây dựng các chiến lược Marketing quốc tế có hiệu quả trên
cơ sở đánh giá toàn diện các yếu tố khách quan về môi trường và thị trường cũng như các yếu tố chủ quan của bản thân doanh nghiệp
Tổ chức thực hiện thành công các chiến lược Marketing quốc
tế nói trên thông qua cơ chế quản lí điều hành năng động và hệ thống thông tin nhanh nhạy
Kiểm tra điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh sao cho giảm thiểu những rủi ro và khai thác tối đa những cơ hội kinh doanh nhằm đảm bảo có hiệu quả tối ưu
2 Cạnh tranh quốc tế và những cơ hội, thách thức hiện nay
Trang 8Trong cơ chế kinh tế thị trường, người ta luôn luôn phải chú trọng đến ba quy luật cơ bản: quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh,và quy luật cung cầu Trong đó quy luật cạnh tranh chính là động lực của quá trình phát triển Thật vậy, cạnh tranh là một trong những quy luật tất yếu của nền sản xuất hàng hoá.Trên thực tế, sản xuất hàng hoá càng phát triển thì qui mô và mức độ cạnh tranh càng cao Đứng trên góc độ doanh nghiệp,cạnh tranh là quá trình giành giật những lợi thế từ phía đối thủ về phía mình nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu của doanh nghiệp Cạnh tranh là áp lực bên ngoài buộc các nhà doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động, đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp
lý, mở rộng kinh doanh, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp Cạnh tranh lành mạnh như là một động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, tiến
bộ khoa học kỹ thuật, quản lí, là điều kiện để giáo dục tính năng động, nhạy bén và óc sáng tạo của những nhà doanh nghiệp
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với nền kinh tế mở và xu hướng quốc tế hoá, bất luận lĩnh vực, ngành hàng nào cũng phải đối mặt với quá trình cạnh tranh gay gắt hơn Bởi lẽ, thị trường nào cũng có sự ngăn cách giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước Bản thân các doanh nghiệp cũng không bao giờ tự bằng lòng với phần thị trường mình chiếm lĩnh được (vì như vậy có nghĩa là chấp nhận bị tiêu diệt, mà điều này rất nguy hiểm), mà luôn tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh và phải cạnh tranh có hiệu quả
Vì vậy, xây dựng một chiến lược cạnh tranh với những công cụ, biện pháp thích hợp nhằm phát triển khả năng cạnh tranh - là cơ sở đảm bảo giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường
2.1 Tính chất khốc liệt của cạnh tranh quốc tế hiện nay
Trang 9Bản thân câu : "Thương trường như chiến trường" - đã khẳng định tính khốc liệt của cạnh tranh trên thương trường Cạnh tranh trong thị trường nội địa đã khốc liệt, nhưng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn khốc liệt và gay gắt hơn rất nhiều lần Nhưng để giành giật lợi nhuận và thị trường, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh như một quy luật tất yếu, phải ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành ưu thế vượt trội so với đối thủ Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất nhằm thu được lợi nhuận tối ưu
Nói tới cạnh tranh là nói tới thị trường, và ngược lại nói tới thị trường là nói tới cạnh tranh Từ thế kỷ 17, cạnh tranh kinh tế thị trường vẫn được tiến hành tập trung vào bốn trọng điểm mà ngày nay vẫn là vấn đề thời sự: bảo hộ mậu dịch, chiếm lĩnh công nghệ, chinh phục lãnh thổ và chiến tranh giá cả
Sau chiến tranh lạnh, cạnh tranh quốc tế trở nên quyết liệt hơn Thế giới từ hai cực đối đầu chuyển sang đa cực với đặc điểm là ưu thế của an ninh quân sự nhường chỗ cho an ninh kinh tế, xã hội và môi trường Các nước đều ưu tiên phát triển và cải thiện vị thế của mình trong trật tự kinh tế quốc tế mà điều này chỉ có thể có được bằng sự thắng lợi trong cạnh tranh kinh tế quốc tế trên thị trường thế giới
Cạnh tranh kinh tế quốc tế hiện nay khốc liệt hơn bởi nhiều lí do Trước hết là sự suy yếu tương đối của Mỹ (về kinh tế) so với sự nổi lên và độc lập tương đối của Nhật bản và EU cùng với các nước NICS (Châu Á) Hai là, quá trình quốc tế hoá đang đi đến nấc thang toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, cung vượt quá cầu và sự cạnh tranh tất yếu sẽ trở lên khốc liệt hơn Quá trình này được đẩy nhanh từng giờ, từng phút chính từ sự bùng nổ của
Trang 10khoa học công nghệ thông tin Nền kinh tế “số hoá” kể từ đầu thập niên 90 với công nghệ World Wide Web phát triển đã tác động đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội và đặc biệt là Marketing quốc tế Nó không chỉ tạo ra cách thức giao tiếp, trao đổi mới mà còn tạo ra các công ty theo mô hình và cách thức tiến hành kinh doanh mới Các sản phẩm giá trị gia tăng cũng như hình thức tiêu dùng mới Ba là, tầm quan trọng của các cường quốc kinh tế đang tăng lên, tầm quan trọng của sức mạnh kinh tế đang được đẩy lên hàng đầu Bốn là, từ sau đại chiến thế giới thứ hai, những vòng đàm phán về thương mại nối tiếp nhau trong khuôn khổ GATT đã dẫn đến một
sự giảm bớt đầy kinh ngạc về hàng rào thuế quan và sự tăng trưởng của nền thương mại thế giới Kể từ sau vòng đàm phán Uruguay cùng với việc mở rộng dần điều kiện mậu dịch quốc tế theo xu hướng tự do hoá thương mại, đẩy những cuộc cạnh tranh quốc tế lên những nấc thang cao hơn Sân chơi
"bằng phẳng" hơn và luật chơi càng thoáng, rõ ràng hơn làm cho các cuộc cạnh tranh cũng càng trở nên quyết liệt hơn
2.2 Những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh quốc tế
Bất kỳ một doanh nghiệp nào,khi bước ra khỏi thị trường nội địa để tham gia vào thị trường thế giới, đều không thể phủ nhận được sự tồn tại cũng như tính khốc liệt của cạnh tranh quốc tế Vậy thì, muốn tồn tại và đứng vững để tham gia một "cuộc chơi" các doanh nghiệp buộc phải tìm hiểu luật chơi, mà trước tiên phải tìm hiểu được tính chất, những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh quốc tế, để từ đó chuẩn bị cho mình vũ khí cạnh tranh có hiệu quả nhất
Nói về khả năng cạnh tranh, hay năng lực cạnh tranh, thuật ngữ này được sử dụng rất rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo chuyên môn, ngay cả trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh Song cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí
Trang 11cao trong giới chuyên môn về khái niệm và cách thức đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh cả ở cấp doanh nghiệp hay phạim vi quốc tế Đối với một số người " khả năng cạnh tranh" chỉ có ý nghĩa rất hẹp, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực trong mối quan hệ thương mại Trong khi đó, thực tế khái niệm khả năng còn bao gồm khả năng sản xuất hàng hoá dịch
vụ đáp ứng đòi hỏi cạnh tranh quốc tế và yêu cầu đảm bảo mức sống cao cho người dân trong nước Theo Micheal Porter (Đại học Havard) trong cuốn "lợi thế cạnh tranh của các quốc gia" (1990): yếu tố quyết định cạnh tranh chính là năng suất Còn theo Krugman (1994): "khả năng cạnh tranh" chỉ phù hợp ở mức độ công ty, nếu công ty không đủ khả năng bù đắp chi phí thì phải từ bỏ kinh doanh Còn theo "Quan điểm quản trị chiến lược" cũng của Micheal Porter thì yếu tố quyết định khẳ năng cạnh tranh dù trong hay ngoài nước cũng được quy định bởi 5 yếu tố, đó là:
Số lượng các công ty mới tham gia vào một ngành (đe doạ cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành)
Sự có mặt (hay thiếu vắng) những sản phẩm thay thế
Vị thế của nhà cung ứng
Vị thế của bên tiếp nhận (hay sự trả giá của người mua)
Áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành
Đây là 5 yếu tố quyết định khẳ năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhưng những yếu tố này mang tính chất "ngoại vi" - hay nói cách khác, đó là những áp lực cạnh tranh từ bên ngoài đối với khả năng cạnh tranh của một sản phẩm Còn nếu xét về bản thân nội tại năng lực cạnh tranh quốc tế của một sản phẩm, thì điều trước hết chính là lợi thế so sánh của sản phẩm đó Lợi thế so sánh của sản phẩm ở đây chủ yếu được nhắc đến là lợi thế so sánh về chi phí sản xuất (nhân công, nguyên vật
Trang 12liệu ) và năng suất Bởi lẽ các yếu tố chi phí sản xuất thấp thường được coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh Nếu xét trên phạm vi quốc tế, lợi thế so sánh còn bao gồm cả lợi thế về các điều kiện thuận lợi về giao thông buôn bán quốc tế, cũng như các biện pháp, chính sách của Nhà nước khuyến khích sản xuất, xuất khẩu sản phẩm, kể cả lợi thế về các chi phí bán hàng, xúc tiến yểm trợ, thuế quan v.v
NÓI CHUNG, YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH QUỐC TẾ HAY CẠNH TRANH TRONG NƯỚC THƯỜNG BAO GỒM CẢ YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ YẾU TỐ CHỦ QUAN ĐỐI VỚI NHỮNG YẾU
TỐ KHÁCH QUAN TỒN TẠI NGOÀI Ý MUỐN CHỦ QUAN CỦA DOANH NGHIỆP CHO NÊN BẢN THÂN DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI TÌM HIỂU VÀ NẮM BẮT NHANH NHẠY ĐỂ KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ THỜI CƠ TỐT NHẤT CÒN VỚI NHỮNG YẾU TỐ CHỦ QUAN THUỘC PHẠM VI KIỂM SOÁT CỦA DOANH NGHIỆP (NHƯ TÀI CHÍNH, NHÂN SỰ, CÔNG NGHỆ ) ĐÂY MỚI LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐỂ CHÍNH BẢN THÂN MỖI DOANH NGHIỆP TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ LƯỢNG SỨC MÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TẤT NHIÊN, ĐỂ THẮNG THẾ TRONG CẠNH TRANH KINH NGHIỆM THỰC TẾ THƯỜNG CHO THẤY CẦN PHẢI HỘI TỤ ĐỦ "THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HOÀ" TUY NHIÊN,ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ PHẢI BIẾT VÀ HIỂU RÕ KHI NÀO " THIÊN THỜI", KHI NÀO "ĐỊA LỢI" VÀ
"NHÂN HOÀ", ĐỂ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC THÍCH HỢP GIÀNH THẮNG LỢI TRÊN THỊ TRƯỜNG, ĐẶC BIỆT LÀ THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
2.3 Cơ hội và thách thức chủ yếu trong cạnh tranh quốc tế hiện nay
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, quan điểm "biết người biết ta" (tri kỉ tri bỉ) lại càng quan trọng hơn bao giờ hết Bởi có hiểu
rõ thị trường mới nắm bắt được cơ hội cũng như đối phó được với những thách thức do cạnh tranh đem lại, giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển được Vậy trong giai đoạn hiện nay, những cơ hội và thách thức chủ yếu của cạnh tranh quốc tế là gì? Có giải đáp được vấn đề này, doanh nghiệp mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình được Tuy nhiên nói đến cơ hội và thách thức, hai diều này thường có mối quan hệ biện chứng với nhau Bởi lẽ trong cơ hội có thách thức và trong
Trang 13thách thức có cơ hội Cơ hội cho mình nhưng cũng đồng thời là cơ hội cho đối thủ cạnh tranh của mình, như vậy cơ hội cũng chính là thách thức khi cạnh tranh với đối thủ của mình trên thương trường Thế nhưng xét một cách tổng thể môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay, có các vấn đề cần chú ý:
Tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế sẽ tạo cơ hội chung cho nền kinh tế, trong đó có ngành dệt may: Các nước tham gia được thực sự hoà nhập vào quĩ đạo chung của nền kinh tế thế giới, tiếp cận một môi trường thương mại quy mô toàn cầu, có hệ thống, tiếp cận với các qui tắc pháp lí công bằng và hiệu quả hơn so với việc giải quyết tranh chấp thương mại nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, đồng thời giúp ta rèn luyện, đào tạo, nâng cao năng lực và kinh nghiệm trong công cuộc hội nhập
Tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế cũng có nghĩa là được tham gia vào "sân chơi chung", thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng và được hưởng các quy tắc đãi ngộ, giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (trong đó có dệt may) thâm nhập kịp thời vào các thị trườngkhó tính Bên cạnh đó, cơ hội "cọ xát" trực tiếp giữa các hàng Việt nam với hàng hoá các nước khác sẽ tạo cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt nam, thúc đẩy sản phẩm trong nước cũng như duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững của hàng dệt may Việt nam trong nhiều năm tới
Tuy nhiên, việc tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế chắc chắn sẽ là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn non trẻ về trình độ công nghệ cũng như kinh nghiệm thương trường Thực
tế cho thấy, thách thức lớn nhất chính là nguy cơ tụt hậu trong điều kiện cạnh tranh như vũ bão hiện nay
Trang 14Đó là nét bao trùm chung của nền kinh tế Nếu xét về mặt hàng dệt may nói riêng thì bản thân Việt nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ chính các nước trong khu vực Asean khi giá thành sản xuất của ta còn cao, còn công nghệ và chiến lược thông tin cũng đi sau các nước này rất nhiều Mặt khác, việc chúng ta được hưởng các qui chế đãi ngộ nhưng theo nguyên tắc "có đi
có lại" chúng ta cũng phải cho hàng hoá các nước vào nước mình dễ dàng,
do đó bản thân thị trường dệt may trong nước sẽ bị tấn công Rõ ràng với
"lực" còn chưa mạnh trong cạnh tranh quốc tế nên thách thức sẽ mang tính
"sống còn" thực sự đối với các sản phẩm Việt nam tại vòng đua quyết liệt này Tuy nhiên khi xem xét năng lực cạnh tranh của một ngành hàng trên một thị trường thì nhất thiết phải đặt nó trên cơ sở của nền kinh tế quốc gia Theo xếp hạng về năng lực cạnh tranh của các nước trên thế giới trong Báo cáo kinh tế toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF thì năm 1997, Việt Nam đứng thứ 49/53, năm 1998 thứ 39/53 năm 1999 thứ 48/59 và năm
2000 đứng thứ 53/59 [13] Như vậy năng lực cạnh tranh của Việt nam vừa rất thấp lại vừa lên xuống thất thường Chính vì vậy việc tìm hiểu năng lực cạnh tranh để nâng cao được sức cạnh tranh của mình càng là vấn đề bức xúc cho không chỉ ngành dệt may mà ở tất cả các ngành hàng của Việt Nam
II TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY BẮC MỸ DƯỚI GÓC ĐỘ MARKETING QUỐC TẾ
Đứng dưới góc độ Marketing quốc tế, việc phát triển sản phẩm luôn phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường Chính vì vậy việc nghiên cứu thị trường mà xuất khẩu dệt may Việt nam đang hướng tới - thị trường Bắc Mỹ
là một việc hết sức cần thiết mà chúng ta cần quan tâm Song trước hết, việc xem xét một thị trường cũng cần phải được đặt trong bối cảnh chung
Trang 15của thị trường thế giới, để chúng ta có một cái nhìn tổng quan trước khi đi vào xem xét cụ thể
1 Khái quát về thị trường hàng dệt may thế giới và các khu vực
chủ yếu
1.1 Đặc điểm chung
Trong xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế hiện nay, thị trường quốc tế càng trở nên thống nhất hơn và ranh giới giữa các thị trường nội địa ngày càng mờ nhạt hơn Trên thực tế, trong một vài thập kỉ qua, khối lượng thương mại quốc tế đã tăng lên đáng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Các khối kinh tế, các liên minh kinh tế đã được hình thành ở hầu hết các châu lục mà điển hình là EU, ASEAN, NAFTA Nhìn chung các khối kinh tế đều có mục đích giải quyết vấn đề sống còn của thương mại quốc tế: đó là vấn đề thị trường, thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư Mục tiêu này
sẽ thực hiện được thông qua việc giảm dần từng bước, tiến tới triệt tiêu hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đồng thời hợp tác khoa học kỹ thuật nhằm hỗ trợ nhau phát triển sản xuất mở rộng thị trường Nhờ đó mà trong những năm vừa qua buôn bán nội khối giữa các thành viên tăng rất nhanh Các thành viên cũng tranh thủ được lợi thế tập thể của các khối kinh tế để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh của mình trong quan hệ quốc tế
Hàng dệt may là một trong những nhóm hàng hoá chủ yếu tham gia vào mậu dịch quốc tế Hàng dệt may có những đặc trưng riêng biệt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và trao đổi như: đối tượng tiêu dùng đa dạng theo văn hoá, phong tục, khu vực địa lí Sản phẩm mang tính thời trang cao, thay đổi mẫu mã liên tục, nhãn hiệu sản phẩm được chú trọng và yếu tố thời vụ cũng là đặc trưng nổi bật của hàng dệt may
Trang 16Nhìn tổng quan về thị trường hàng dệt may thế giới trong 4 năm gần đây, chúng ta thấy kim ngạch hàng dệt may thế giới đạt khoảng 153 tỉ đô la mỗi năm về hàng dệt, 186 tỉ đô la về hàng may, tổng cả hàng dệt và hàng may chiếm bình quân khoảng 6% tổng kim ngạch mậu dịch trên toàn thế giới Trị giá quốc tế hàng dệt may có nhiều sự thay đổi qua các năm
Bảng 1-Tình hình xuất khẩu hàng dệt, may qua các năm (1997 –2001)
Nguồn : International Trade Statistics (1998,1999,2000,2001)
Đó là nét chung về tổng giá trị kim ngạch Còn xét theo khu vực, chúng ta thấy sản xuất và xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may tập trung phần lớn ở châu Á và châu Âu (hai khu vực này chiếm khoảng 75% tổng sản lượng hàng dệt may của thế giới, trong đó châu Á chiếm hơn 40 % và thu hút hơn một nửa lao động trong ngành của thế giới
Bảng 2-Các khu vực xuất khẩu chủ yếu trên thế giới về hàng may (năm
Trang 17Khu vực Bắc Mỹ 10,71 5,4
Nguồn : International Trade Statistics (2001)
Các khu vực xuất khẩu chủ yếu trên thế giới về hàng dệt (năm 2000)
Nguồn : International Trade Statistics (2001)
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy khu vực có tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới là châu Á, chiếm tới 45 % tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may thế giới Đây cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao gấp
2 lần tốc độ tăng trưởng của thế giới Những nước và lãnh thổ xuất khẩu hàng dệt may điển hình của châu Á trước hết phải kể đến Trung Quốc, Hông Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt nam
Mục tiêu xuất khẩu mà ngành dệt may Việt nam hướng tới là các nước, các khu vực nhập khẩu lớn.Vì vậy chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng một số khu vực nhập khẩu chủ yếu trên thế giới
Bảng 3 -Các khu vực nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu trên thế giới
(năm 2000) Đơn vị : triệu USD
Khu vực Kim ngạch về hàng dệt Kim ngạch về hàng may
Trang 18EU nhập khẩu nhiều nhất từ châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc
Bảng 4-Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của EU qua các năm :
Đơn vị : triệu USD
Bảng 5-Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản qua các năm
Đơn vị: triệu USD
Trang 19Năm 1990 1995 1998 1999 2000 2001
Hàng may 8737 18758 14723 16402 19709 19772
Nguồn : International Trade Statistics (2001)
2 Đánh giá thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ :
Nói đến thị trường Bắc Mỹ người ta thường nghĩ ngay đến NAFTA (North America Free Trade Area) với các quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Mexico, trong đó quan trọng nhất phải là Hoa Kỳ - một quốc gia diện tích lớn thứ tư thế giới và dân số đông thứ ba thế giới tạo nên một thị trường tiêu thụ mạnh vào bậc nhất thế giới với nền kinhh tế có GDP chiếm tới 27% giá trị của cả thế giới (9860 tỷ USD -năm 2000)
Nhìn chung trong chiến lược sản xuất hàng hoá, các nước này không
đề cao một thị trường sản phẩm toàn diện mà họ chỉ chọn sản xuất những mặt hàng thế mạnh, không có đối thủ và khuyến khích nhập khẩu hàng hoá cần nhiều lao động từ các nước khác, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước để dân chúng được mua hàng rẻ hơn với chất lượng cao hơn Nét đặc thù của thị trường này là sức mua lớn với các phân đoạn thị trường rất rộng nên có thể tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau thuộc đủ mọi cấp chất lượng từ trung bình đến cao Thị trường này còn thu hút các nhà xuất khẩu bởi khả năng mua hàng có khối lượng lớn và ổn định Một khi đã qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm và thâm nhập được vào hệ thống phân phối và bán lẻ thì các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ nhận được những đơn hàng lớn và lâu dài, doanh thu ổn định giúp họ tái đầu tư sản xuất và liên tục phát triển
Tuy nhiên thị trường Bắc Mỹ cũng có một số nét khác biệt sau mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận
Trang 20Thứ nhất, qui mô đơn hàng thường lớn và giới hạn thời gian không mấy khi rộng rãi Thứ hai, yêu cầu về chất lượng của thị trường khá cao và để đảm bảo chất lượng thì phải có các giấy chứng nhận hay xác nhận của các tổ chức quản lí chất lượng có uy tín trên thế giới Thứ ba, tư vấn là tập quán của các công ty và thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Mỹ nên các doanh nghiệp xuất khẩu cần sử dụng tư vấn khi thâm nhập thị trường Thứ
tư, phương thức giao dịch kinh doanh trên thị trường rất đa dạng, hiện đại
Ví dụ: nhiều công ti không có cửa hàng hay siêu thị mà chỉ có một kho chứa và một website trên Internet
Đó là những đặc điểm nổi bật của thị trường Bắc Mỹ nói chung, trong đó có cả thị trường hàng dệt may nói riêng Đi vào cụ thể, chúng ta
sẽ xem xét đánh giá một số nét sau về thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ ở các góc độ mà doanh nghiệpxuất khẩu cần quan tâm
2.1 Mức tiêu thụ hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ
Người dân Bắc Mỹ và đặc biệt là dân Mỹ rất thích việc đi mua sắm
và xem đó như là một nhu cầu thiết yếu Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cá nhân khá cao và mức tiêu dùng cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm (bình quân 18.000 USD/người /năm)
Trong ngân quỹ của mình, người Mỹ dành một khoản chi tiêu khá nhiều cho may sắm quần áo (7%) Riêng năm 2001, Mỹ tiêu dùng 72 tỷ USD cho may sắm quần áo, con số này bằng 2 lần thu nhập quốc dân của Việt nam trong năm 2001 Đây là mức tiêu dùng đứng thứ tư, chỉ sau tiêu dùng cho nhà ở, đi lại, và thực phẩm
Bảng 6- Mức tiêu thụ hàng dệt may của thị trường Mỹ qua các năm :
Đơn vị : tỷ USD
Trang 21Nhìn chung, dân Mỹ ăn mặc khá phóng khoáng: nơi công sở họ chọn veston, sơ mi, quần âu, hay jupe Lễ hội thì họ thêm các bộ đầm dạ hội, đi chơi phố, du lịch, tập thể thao thì đa số dùng áo dệt kim cotton, Polo-shirt, T-shirt với quần jean hay quần short Mùa đông họ thường mặc đồ dệt kim, khoác áo len, áo Jacket hay áo lông Nói chung quần áo không chỉ đa dạng mà rất thể hiện tính cách Mỹ, phản ánh lối sống cá nhân tự do kiểu
Mỹ
Khuynh hướng chung của họ là chuộng thời trang, hàng có nét độc đáo Họ sẵn sàng chấp nhận rất nhiều các loại “mode” khác nhau, thậm chí môtip trái ngược nhau, nhưng phải theo các xu hướng thời thượng Tuy nhiên họ cũng có trình độ nhận thức rất cao về hàng tiêu dùng: người Mỹ muốn có sản phẩm chất lượng đảm bảo mà giá cả phù hợp, bao bì mang tính thẩm mỹ cao Ngoài ra, tính thời vụ cũng được coi là yếu tố khá quan trọng, tuổi thọ hàng tiêu dùng rất ngắn và người bán phải thường xuyên chạy đua với thời trang
Trang 22Xét về mặt phân đoạn thị trường thì thị trường Bắc Mỹ có nhiều phân đoạn và tương đối dễ tính Trong khi Nhật Bản chỉ chấp nhận hai cấp chất lượng thì ở thị trường này họ có thể chấp nhận đến năm, sáu cấp Họ tiêu thụ sản phẩm từ bình dân đến cao cấp, cả hai loại này đều có nhu cầu lớn trên thị trường Bắc Mỹ
2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ
Ngành dệt may được đánh giá là một ngành tương đối quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp của Bắc Mỹ Riêng tại Mỹ, đây là ngành công nghiệp lớn đứng thứ mười sau các ngành xe hơi, năng lượng,
cơ khí, hoá chất Cũng như tại các nước khác, ngành dệt may ở Bắc Mỹ cũng được chia ra làm hai mảng lớn là dệt và may
Mỹ là một trong những nước sản xuất bông xơ hàng đầu thế giới (chỉ sau Trung Quốc) Hàng năm, Mỹ sản xuất khoảng 4,2 triệu tấn bông xơ Nhưng thời gian gần đây, sản lượng bông xơ của Mỹ có khuynh hướng giảm : Sản lượng bông vụ 98-99 là 13,6 triệu kiện đã giảm rất nhiều so với
vụ 94-95 là 19,7 triệu kiện và vụ bông 2002 này sản lượng bông của Mỹ dự đoán chỉ còn 3,8 triệu tấn (giảm 13% so với vụ năm trước)[20]
Đối với sản phẩm may mặc, ngành sản xuất hàng may mặc của Bắc
Mỹ đều chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu từ các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Băng la đét Ưu thế của các nước này là chi phí nhân công thấp, là điều rất quan trọng đối với ngành sử dụng nhiều lao động nhiều như dệt may Hơn nữa, trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước này đều ưu tiên sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao và tiến hành nhập khẩu hàng tiêu dùng Điều này giải thích cho việc hàng năm Mỹ phải nhập một khối lượng khổng lồ hàng dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước
Trang 23Từ năm 1970, ngành công nghiệp dệt may của Mỹ phải giảm gần 500.000 nhân công vì hàng nhập khẩu Để đối phó với cuộc cạnh tranh này các nhà máy sản xuất quần áo lớn của Mỹ đều có những đổi mới đáng kể Một trong những đổi mới đáng kể là đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngành dệt: trang bị máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh ở
cả thị trường trong và ngoài nước
Ngành dệt may của Bắc Mỹ được hỗ trợ rất lớn bởi nguyên liệu đầu vào khá dồi dào do sản xuất bông xơ phát triển Ngoài ra, Mỹ còn thực hiện chiến lược xuất khẩu vải và nguyên liệu, sau đó nhập khẩu thành phẩm ngay trong nội bộ khối NAFTA.Ví dụ Mỹ nhập quần áo từ Mêhicô bằng nguyên liệu vải mà Mỹ cung cấp
Bảng 7- Một số công ty bán lẻ chủ yếu hàng may mặc của Mỹ
bán hàng may mặc (tỷ USD)
Thị phần tiêu dùng (%)
12,5 8,5 5,5 4,4 3,7 3,7 3,7 2,9 2,6
Trang 24Nguồn: Ira Kalish, Retail Forward, reported in Women ‘s Wear Daily, April 11,2002 and The Trade Partmentship
Bảng số liệu trên chỉ rõ tình hình tiêu thụ trong nước và khả năng đáp ứng nhu cầu Nếu nhìn vào mảng xuất khẩu của ngành dệt may Bắc Mỹ thì xuất khẩu nội vùng NAFTA chiếm phần lớn và ngày càng tăng về tỷ trọng buôn bán nội vùng Năm 1990 con số này chỉ chiếm khoảng 43% thì năm 2000 đã tăng lên khoảng 56 % Về cơ cấu hàng xuất khẩu thì tỷ lệ hàng may có cao hơn hàng dệt một chút
Một lợi thế trong ngành hàng dệt may của Mỹ là những sản phẩm thời trang cao cấp, dù giá cao nhưng vẫn có chỗ đứng và cạnh tranh được với các nước khác, điển hình như hãng Levi Strauss & Co, Tommy Hilfiger, Lee, Gap, Wrangler
2.3 Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Bắc Mỹ
Như chúng ta đã biết, thị trường Bắc Mỹ và đặc biệt là Mỹ là một thị trường hấp dẫn và lí tưởng của hàng dệt may Vì sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, mặt khác chiến lược phát triển của Mỹ cũng nghiêng
về nhập khẩu hàng tiêu dùng nên Mỹ được coi là một trong những nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và hàng dệt may được xếp vào
một trong 10 mặt hàng thiết yếu trong cơ cấu nhập khẩu của Mỹ
Bảng 8-Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt, may của thị trường Bắc
Mỹ (gồm Mỹ và Canada):
Đơn vị : Triệu USD
Hàng dệt 8.966 13.476 17.373 18.105 19.875 20.237 Hàng may 23.996 37.004 51.119 53.746 60.493 60.586 Tổng 32.962 50.520 68.492 71.851 80.368 80.823
Trang 25Nguồn : ITCB-Council of Representatives 35 th Session, Vietnam2002
Như vậy, trong cơ cấu hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Bắc
Mỹ thì hàng dệt chiếm tỷ lệ ít hơn hàng may Bởi lẽ Mỹ là nước có ưu thế
về sản xuất bông, sợi nên không phải nhập khẩu nhiều Trong khi đó, Mỹ lại không có ưu thế về giá nhân công nên lợi thế so sánh kém hơn các nước khác Vì thế Bắc Mỹ mở cửa thị trường của mình để nhập khẩu Hàng may mặc chiếm tỷ lệ 75% trong cơ cấu trên
Để tăng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ, các nhà xuất khẩu của rất nhiều nước đã cố gắng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này Một ví dụ của thị trường Mỹ - Bảng số liệu sau đây thể hiện những nước thành công nhất, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường hàng dệt may Mỹ
Bảng 9 - Các khu vực xuất khẩu chính hàng dệt-mayvào thị
Nguồn : ITCB-Council of Representatives 35 th Session, Vietnam2002
Nhìn vào bảng ta nhận thấy cơ cấu thị phần hàng dệt may ở Mỹ chia đều cho nhiều nước, không có nước nào chiếm trên 15% thị phần về mặt hàng này Những nhà cung cấp được chia làm hai khối: lớn nhất là từ các nước và lãnh thổ châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hông Kông, Hàn Quốc, Ấn độ, Philippin Tiếp đến là khối NAFTA, mà chủ yếu là Mêhicô Tuy nhiên, cơ cấu này đang có sự thay đổi mạnh mẽ do buôn bán nội vùng
Trang 26NAFTA tăng lên rất nhiều do ảnh hưởng cuả Hiệp ước khu vực mậu dịch
tự do Bắc Mỹ này
Trong cơ cấu các sản phẩm may mặc mà Mỹ thường nhập khẩu ta thấy sự đa dạng về chủng loại, từ comple áo sơmi nam nữ, áo choàng, áo thun các loại đến quần áo trẻ em, đồ ngủ, đồ lót, bit tất Trong đó, comple
và bộ đồ nam nữ dệt thường được nhập khẩu nhiều nhất, thường chiếm tỷ trọng trên 50% trị giá nhập khẩu Các sản phẩm cotton vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sản phẩm nhập khẩu vì thị hiếu tiêu dùng của dân
Mỹ thích đồ cotton hơn Năm 2000, nhập khẩu sản phẩm cotton lên dến
26149 triệu USD, chiếm khoảng 20% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
2.4 Tình hình giá cả nhập khẩu hàng dệt may tại thị trường Bắc
Mỹ
Thị trường Bắc Mỹ vẫn được đánh giá là một thị trường “thoáng” về giá cả Điều đó có nghĩa người dân Bắc Mỹ tiêu dùng khá phóng khoáng do mức sống của họ cao, nhiều tầng lớp dân cư nên có nhiều phân đoạn thị trường Đối với người dân Mỹ, chuyện đi shopping đã trở thành một thói quen tiêu dùng không thể thiếu trong cuộc sống Trên thực tế, các nhà nhập khẩu Bắc Mỹ thì vẫn nhập khẩu với mức giá càng thấp càng tốt, miễn là không đến mức phá giá thị trường ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước
Chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với các nước đang phát triển được chia thành 4 nhóm rất khác nhau Nhóm 1 gồm các nước thành viên WTO, nhóm 2 gồm các nước chưa là thành viên WTO nhưng có Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, nhóm 3 là các nước đối lập với Hoa
Kỳ, bị hạn chế gần như hoàn toàn với Hoa Kỳ, nhóm 4 là nhóm các nước được hưởng ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ Song điều đáng lưu ý là chính
Trang 27sách nhập khẩu của Hoa Kỳ hiếm khi được trình bày cụ thể mà phần lớn được biểu hiện trực tiếp trong các đạo luật, các bài phát biểu của giới chức chóp bu kinh tế thương mại của Hoa Kỳ, đặc biệt từ cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) Dù để thực thi chính sách nào thì Hoa Kỳ cũng sử dụng thuế quan làm công cụ chung với các nước Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ là biểu thuế quan hài hoà được thống nhất giữa các bang của Hoa Kỳ và chính thức áp dụng từ 1/1/1989 ( Harmonized System_HS), được tất cả các nước buôn bán lớn trên thế giới áp dụng Hầu hết thuế quan của Hoa Kỳ là thuế quan theo trị giá, thuế được tính trên cơ sở % của trị giá hàng nhập khẩu (Advalorem duty rate) Mặt hàng dệt may và giày dép thường bị tính thuế suất cao hơn các mặt hàng khác Sở dĩ chúng ta phải nói nhiều đến thuế quan vì giá cả nhập khẩu hàng dệt may từ các nước vào thị trường Bắc Mỹ chịu áp lực cạnh tranh từ chính chế độ thuế quan mà Mỹ dành cho nước xuất khẩu Việt nam hiện thuộc nhóm 2, Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực từ 10/12/2001, đây là một “hạ rào” tương đối lớn cho năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam vào thị trường Bắc
Mỹ
Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến giá cả nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Bắc Mỹ chính là vấn đề hạn ngạch, bởi để có được hạn ngạch xuất khẩu thì các nhà xuất khẩu phải trả thêm một khoản tiền trên những sản phẩm xuất khẩu Bảng số liệu sau đây cho chúng ta biết sự chênh lệch
về giá cả nhập khẩu do hạn ngạch giữa Mỹ và EU
Bảng10-So sánh giá cả nhập khẩu hàng dệt may Mỹ và EU do vấn đề
hạn ngạch đối với các nước
Đơn vị : phần trăm(%)
dệt)
Mỹ(hàng may)
EU(hàng dệt)
EU(hàng may)
Trang 287,8 7,8 7,8 0,6 13,2 0,0
33
10
6,3 6,3 5,7 0,2 6,4 7,5 12,0 1,0
6,0 6,0 6,0 0,2 7,8 7,2
15
5
Nguồn: Joseph F.Francois and Dean Spinanger, June 2000
Đối với vấn đề này, Việt nam hiện vẫn chưa bị áp dụng hạn ngạch, song theo tin mới nhất từ ông Peter Mc Grath _phó chủ tịch tập đoàn siêu thị J.Cpenney(Mỹ), gần như chắc chắn chính phủ Hoa Kỳ sẽ áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt nam, có thể trong năm 2003 Nguyên nhân là do áp lực từ các nhà sản xuất Hoa Kỳ và một nguyên nhân nữa là
do sắp tới 2005 Mỹ sẽ phải bỏ hẳn hạn ngạch dệt may đối với các nước thành viên WTO nên trong giai đoạn này Hoa Kỳ muốn áp dụng hạn ngạch với Việt nam càng sớm càng tốt Điều bất lợi về phía Việt nam chỉ là điều kiện xuất khẩu, đang từ xuất khẩu tự do thì phải chuyển sang xuất khẩu có điều kiện và tuân thủ hạn ngạch
3 Hiệp định hàng dệt may ATC đối với nhập khẩu hàng dệt may
Trang 293.2 Tiến trình hội nhập theo ATC
Theo qui định của ATC quá trình tự do hoá buôn bán các sản phẩm dệt may sẽ trải qua một thời gian chuyển tiếp là 10 năm bắt đầu từ 1/1/1995
và được chia thành 4 giai đoạn :
_Ngày1/11995, hội nhập không dưới 16%khối lượng hàng hoá nhập khẩu trong năm 1990 theo bản danh mục hàng hoá của Hiệp định
_Ngày 1/11998, hội nhập không dưới 17% tiếp theo của khối lượng hàng hoá nhập khẩu
_Ngày 1/1/2002, hội nhập không dưới 18% tiếp theo của khối lượng hàng hoá nhập khẩu
_Ngày 1/12005 tất cả số hàng hoá còn lại phải được hội nhập, các hạn chế theo MFA được loại bỏ hoàn toàn
Hiệp định về hàng dệt may là một trong những thành công chính của Vòng đàm phán Uruguay, tạo ra triển vọng cho ngành dệt may thế giới Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố kinh tế khác tác động tới viễn cảnh dệt may trong tương lai
Do loại bỏ MFA sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may ở hầu hết các nước xuất khẩu đều tăng Xuất khẩu từ các nước bị hạn chế theo MFA tới các nước áp đặt hạn ngạch sẽ tăng 26% đối với hàng may mặc và 10% đối với hàng dệt Sản xuất và xuất khẩu hàng may ở các nước xuất khẩu lớn có thể bị thu hẹp do giảm khả năng cạnh tranh vì giá lao động cao tương đối
so với các nước đầu tư Tuy nhiên các nước này sẽ được bù lại bằng tăng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt nhờ nhu cầu hàng dệt làm nguyên liệu cho công nghiệp may tăng lên ở các nước đang phát triển Về lâu dài, việc loại
bỏ MFA có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà xuất khẩu mới (các nước xuất khẩu ở Nam Á, ASEAN và Trung Quốc Nếu các nước này có
Trang 30lợi thế so sánh và có chính sách phù hợp phát huy được các lợi thế đó, họ
sẽ có tiềm năng lớn để tăng cường xuất khẩu hơn so với các nước xuất khẩu lâu đời Tăng cường xuất khẩu sẽ làm tăng GDP, đặc biệt là ở các nước mà ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Việc loại bỏ MFA sẽ làm tăng cơ hội xuất khẩu cho tất cả các nước Trong khi Bắc Mỹ và EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn của thế giới ở thế
kỉ 21 thì bản thân các nước phát triển có lợi thế so sánh về sợi tổng hợp phụ thuộc vào mức độ tự do hoá thị trường ở các nước đang phát triển, vì tự do hoá thương mại sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này do chi phí đầu vào thấp hơn Các nước phát triển vẫn tiếp tục chiếm ưu thế về các sản phẩm may mặc chất lượng cao vì họ có lợi thế về thị trường và thiết
kế hơn hằn các nước đang phát triển
3.3 Việc điều chỉnh chính sách thương mại và công nghiệp của các nước theo ATC
Như đã phân tích ở trên, ATC sẽ có những tác động tích cực đến sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của toàn thế giới và của từng nước tuỳ theo mức độ riêng biệt Tuy nhiên để có thể phát huy hết tiềm lực của từng nước trong điều kiện mới theo ATC, việc điều chỉnh các chiến lược, chính sách công nghiệp thương mại sao cho phù hợp là rất cần thiết, đặc biệt là các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp, công nghiệp dệt may đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá Hiện nay, chi phí tiền lương thấp vẫn là những thuận lợi lớn để các nước này tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Tuy nhiên cũng cần phải tìm ra một sự kết hợp tối ưu về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu tuỳ theo lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh tương ứng thích hợp với từng nước Cơ sở hạ tầng như đường
bộ, đường sắt, cảng, phương tiện thông tin, dịch vụ công cộng cũng rất
Trang 31quan trọng đối với cạnh tranh trong xuất khẩu Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, phải có nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc trước khi muốn tăng trưởng xuất khẩu
Loại bỏ MFA sẽ khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển quan hệ thương mại và cải tiến công nghệ sản xuất dù công nghiệp dệt may thường được coi là ngành
sử dụng công nghệ trình độ thấp Sản xuất sẽ được cải thiện nếu các nước cùng nhau cam kết xoá bỏ rào cản bằng các chính sách minh bạch và hài hoà cùng môi trường kinh tế cởi mở đối với hoạt động đầu tư nước ngoài Cũng cần lưu ý rằng công nghệ mới trong ngành dệt may không nhất thiết phải công nghệ phần cứng (máy móc, thiết bị) mà công nghệ phần mềm lại
có ý nghĩa quan trọng hơn Vấn đề kiểm tra chất lượng, Marketing, trình độ quản lí tốt không chỉ làm tăng hiệu quả trong các liên doanh mà còn có tác động tích cực tới các doanh nghiệp khác
Bên cạnh việc thực hiện cải cách MFA một cách nghiêm ngặt còn cần phải có biện pháp hạn chế việc tiếp tục duy trì bảo hộ dưới các hình thức khác Các nước xuất khẩu có quyền yêu cầu điều chỉnh xu hướng này thông qua WTO và các tổ chức quốc tế khác Hơn nữa, nhìn chung thuế quan về hàng dệt may vẫn cao hơn nhiều so với đánh thuế vào hàng công nghiệp Trong khi mức thuế đánh vào hàng công nghiệp được các nước phát triển cam kết giảm khoảng 40% thì thuế đôí với hàng dệt may chỉ được giảm khoảng 22% Các nước xuất khẩu cần cố gắng phối hợp với nhau thông qua WTO để giảm thuế hàng dệt may xuống tương đương với các hàng hoá khác
Đối với xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Bắc Mỹ, Hiệp định ATC có ảnh hưởng như thế nào? Thực tế, chỉ các nước thành viên WTO
Trang 32mới chịu ảnh hưởng của Hiệp định, song phía Việt nam do có Hiệp định thương mại song phương nên đến 2005 phía Hoa Kỳ vẫn phải dành cho ta những ưu đãi như MFN, xoá bỏ hạn ngạch.v.v Nhưng đây chỉ là riêng với thị trường Hoa Kỳ, còn với Canada, Mêhicô thì vấn đề Việt nam gia nhập
tổ chức WTO là điều kiện cũng rất quan trọng để tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Bắc Mỹ
Tóm lại, chương I với những nét khái quát nhất về Marketing quốc
tế, vấn đề cạnh tranh quốc tế hiện nay và đánh giá khái quát tình hình thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ, đã cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về một thị trường tiềm năng mà chúng ta đang hướng tới Song lực của chúng ta hiện nay như thế nào? Có đáp ứng được thị trường Bắc Mỹ hay không và triển vọng phát triển ra sao? Chương II sẽ tiếp tục tìm hiểu về tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Bắc Mỹ
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
I.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
Ngành dệt may ở Việt nam là ngành công nghiệp truyền thống có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Từ khi Đổi Mới, các doanh nghiệp dệt may không còn được bao cấp nữa mà phải tự hạch toán cả đầu vào, đầu
ra, tự tìm cho mình thị trường tiêu thụ Tuy nhiên, ngành không ngừng phát triển cả về qui mô, năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị, ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm Cho đến nay, sản phẩm dệt may Việt nam đã đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và có khả năng xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính
Trang 33như EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ Việc xuất khẩu hàng dệt may đã đem lại một khoản ngoại tệ không nhỏ để đổi mới và nâng cấp toàn bộ trang thiết bị công nghệ của ngành dệt may Ngành dệt may không chỉ đem lại nguồn tích luỹ cho nền kinh tế mà còn góp phần quan trọng giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội trong cả nước
Nước ta có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, người Việt nam lại
có truyền thống cần cù, khéo léo và rất sáng tạo Mặt khác, giá cả sinh hoạt thấp nên chi phí nhân công rẻ hơn tạo điều kiện quan trọng cho hàng dệt may có ưu thế cạnh tranh rõ rệt Đặc điểm của ngành dệt may không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quay vòng vốn nhanh, đội ngũ công nhân lành nghề có thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao Hơn nữa, Việt nam còn
có vị trí thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển nên giảm được chi phí vận tải Việt nam cũng nằm trong khối các nước và lãnh thổ xuất khẩu lớn hàng dệt may như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, nên ngành công nghiệp Việt nam đang là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Có thể nói, phát triển ngành dệt may Việt nam là phát huy tối đa những lợi thế lớn hiện nay để phát triển nền kinh tế của đất nước
1 Năng lực sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật
1.1 Năng lực sản xuất
Nhìn một cách tổng thể, chúng ta thấy, giá trị sản phẩm của ngành dệt may hiện nay đang chiếm 8,5% tổng giá trị của toàn ngành công nghiệp Việt nam, trong đó ngành dệt chiếm 4,6%, ngành may chiếm 3,9% Điều đó khẳng định rõ vị trí của ngành dệt may trong cơ cấu các ngành công nghiệp
Trang 34Bảng 11- Tổng quan về sản xuất hàng dệt, may của nước ta những
năm qua
Đơn vị: tỉ đồng
Sản phẩm dệt 7803,7 8838,2 11313,5 11197,3 13627,2 Sảnphẩm
may
5137,7 8837 9683,4 9352,3 11091,8
Nguồn : Niên giám thống kê 2001-NXB Thống kê
Từ bảng thống kê trên, chúng ta thấy, dệt và may đạt giá trị sản xuất gần tương đương nhau Tuy nhiên, về chiều hướng phát triển hiện nay ngành may đang phát triển tốt hơn, đặc biệt là may công nghiệp xuất khẩu, Hiện nay, ngành dệt trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng cho ngành may mà chúng ta vẫn phải nhập ngoại khá nhiều
Theo nguồn số liệu của Tổng công ti Dệt_ may Việt nam đến 28/02/2002, tình hình sản xuất của ngành dệt may Việt nam hiện nay được đánh giá qua sản lượng sợi, sản lượng dệt, và sản lượng may của các doanh nghiệp dệt và may như sau:
Bảng12- Tình hình năng lực sản xuất của ngành dệt may
Sản lượng dệt Sản lượng may
Doanh
nghiệp
Sản lượng sợi (tấn)
Vải dệt (1000m2)
Đan kim (1000 kg)
Sp đan thoi (1000 chiếc)
Sp đan kim (1000 chiếc)
Tổng cộng
Trang 35Doanh
nghiệp dệt 100.008 159.774 13.000 16.113 32.200 48.333 Doanh
Tổng cộng 100.008 159.774 13.000 81.162 39.108 120.270
Nguồn: Báo cáo năng lực sản xuất-Tổng công ti Dệt- may Việt Nam
Mặc dù đây mới chỉ là bảng tổng kết năng lực dệt may của các đơn
vị thành viên thuộc Tổng công ti Dệt- may Việt Nam nhưng cũng nói lên khá rõ tình hình sản xuất toàn ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt Ví dụ, sản lượng sợi dệt năm 1991 mới là 40 nghìn tấn, đến năm 1997 là 69 nghìn tấn và đến năm 2002 đã đạt con số 100 nghìn tấn Những con số trên cho thấy khả năng sản xuất sợi, nguyên liệu cung cấp cho các công ty may đã tăng lên Tuy nhiên như đã nói ở trên ngành dệt vẫn phải tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình, không chỉ bằng lòng với việc cung cấp cho các doanh nghiệp may trong nước như hiện nay
Trong ngành dệt may, các cơ sở sản xuất phân bố trên cả nước nhưng
sự phân bố đó chưa đảm bảo thực sự hợp lí Hiện nay Tổng công ty may Việt nam có hơn 40 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập (tham gia sản xuất từ kéo sợi, dệt vải đến các khâu may mặc), một công ty tài chính, 4 xí nghiệp cơ khí, 2 công ti liên doanh, 2 viện nghiên cứu ứng dụng
Dệt-và 3 trường đào tạo kinh tế kỹ thuật, 2 công ty dịch vụ thương mại ở Hà nội
và thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh ở Đà Nẵng và Hải Phòng Xét trên cả nước, ngành dệt -may Việt nam hiện có gần 250 cơ sở sản xuất dệt
và 500 cơ sở sản xuất may, có cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn thuộc hai miền Bắc, Nam
Trang 36nhiều hơn ( như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng ) Đối với khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể có mức tăng nhanh về số cơ sở và giá trị sản xuất Điều đó tạo thế phát triển tương đối hài hoà và mạnh mẽ cho ngành dệt may Việt nam
Điều đáng chú ý là số lượng nhân công thu hút vào ngành may hiện nay lên tới khoảng nửa triệu người, chiếm 20% lực lượng lao động trong ngành công nghiệp chế tác của Việt Nam (trong đó 80%là nữ) Về trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của ngành, trình độ phổ thông chiếm đa số với 66% trong khi công nhân lành nghề chỉ chiếm 28,6% Bên cạnh đó lực lượng lao động có trình độ trung cấp và đại học-lực lượng cần thiết để phát triển ngành dệt may cả về kỹ thuật cũng như kỹ năng buôn bán trên thương trường chỉ chiếm có 5,5% Nếu so với tỷ lệ các nước khác là 5-20% có trình độ đại học và trên đại học, con số này của Việt nam vẫn còn rất thấp Nguyên nhân là do công tác đào tạo lao động chất xám cho ngành dệt may
là sinh viên theo học ngành công nghệ này còn ít so với nhu cầu, các cơ sở đào tạo cán bộ cho ngành có xu hướng bị co lại Ngành đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Theo dự báo của Tổng công ti dệt may Việt nam, hàng năm ngành dệt may nước ta cần
bổ sung khoảng 30000 lao động có tay nghề cao, trong đó có khoảng 400
kỹ sư công nghệ Ngành dệt may cần chú ý đầu tư hơn nữa tay nghề cũng như năng lực của cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ngành
2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị trong sản xuất
Những năm gần đây, trang thiết bị ngành dệt may đã tăng nhanh cả
về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng công dụng từ máy đạp chân C22 của Liên Xô cũ, máy 8322 của Đức đến máy Juki của Nhật và FFAP
Trang 37của CHLB Đức Ví dụ điển hình ở Tổng công ti dệt may Việt nam đã đầu
tư cải tạo, nâng cấp thay thế cục bộ như đưa tự động Auto-Leveller máy ghép, uster máy ống và hệ thống chải bông để tận dụng gần 500000 cọc sợi chưa có điều kiện thay thế ở các nhà máy kéo sợi Vừa qua, Tổng công ty cũng thay thế trên 4000 máy dệt khổ hẹp, mất hệ tự động không đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời phải đổi mới toàn bộ số thiết bị hồ mắc đánh ống nhằm đáp ứng cho máy dệt hiện đại tốc độ cao, khổ rộng Tổng công ti còn thay thế mới thiết bị dệt kim tròn và dọc đầu tư trước 1975 đã
bị hư hỏng nhiều, không còn phù hợp thời trang dệt kim trên thế giới.Thiết
bị dệt kim cũng được thay thế 55% để đồng bộ làm ra các mặt hàng cao cấp
và 45% được nâng cấp, bổ sung để hoàn thiện dây chuyền đồng bộ
Để đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, công nghệ may đã
có những chuyển biến khá kịp thời, các dây chuyền may được bố trí theo qui mô vừa phải (25 máy), sử dụng 34 -37 lao động gọn nhẹ và có nhân viên kiểm tra thường xuyên, có khả năng chấn chỉnh sai sót ngay cũng như thay đổi mã hàng nhanh Khâu hoàn tất được lắp đặt các thiết bị đóng túi, súng bắn nhãn, máy dò kim Công nghệ tin học cũng được đưa vào một số khâu sản xuất ở một số công ty
Bên cạnh những chuyển biến tích cực trên, mặt hạn chế điển hình nhất của ngành dệt may Việt nam hiện nay là năng suất lao động còn thấp, giá thành sản phẩm cao Nguyên nhân chính của tình trạng này là do trình
độ công nghệ chưa cao và chưa đồng bộ, tổ chức sản xuất chưa hợp lí, mức
độ sử dụng dụng cụ chuyên dùng thấp Bên cạnh đó, năng lực thiết kế mẫu mốt và kỹ thuật may công nghiệp còn yếu, khâu cắt chưa đảm bảo, còn dùng phương pháp thủ công So với công nghệ của các nước Trung Quốc, Thái Lan thì trình độ công nghệ của Việt nam lạc hậu khoảng 5-7 năm,
Trang 38phần mềm điều khiển lạc hậu từ 15-20 năm Hiện nay chỉ huy động được khoảng 60% năng lực hiện có
Nhìn chung, trong ngành dệt may Việt nam hiện nay, trang bị đã được nâng cao so với chính chúng ta trước đây, song vẫn còn thua kém nhiều so với các nước công nghiệp phát triển, thậm chí còn đi sau cả các nước đang phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Thái lan, Malaysia
2.Tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu
2.1 Tình hình tăng trưởng về sản xuất của ngành dệt may Việt nam
Trong thời gian qua, sản xuất của ngành dệt may nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước, đặc biệt ngành may công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã có rất nhiều thành tựu đáng kể Nếu như năm 1990 xuất khẩu hàng dệt may đạt 20 triệu USD thì đến năm 1995 đã đạt 850 triệu USD và năm 2001 vừa qua, xuất khẩu đạt 1975,4 triệu USD, trong đó phần lớn là sản phẩm của công nghiệp may
Như chúng ta đã biết, ưu thế vốn ít, quay vòng nhanh, khả năng xuất khẩu cao nên ngành may công nghiệp là lĩnh vực phát đạt nhất trong toàn ngành dệt may Đặc biệt khi thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng thì giá trị sản lượng của ngành may tăng vọt hơn so với năm trước đó Nhìn chung toàn ngành có tốc độ tăng trưởng khá(10,7%/năm).Trong thời gian qua, xuất khẩu tăng 59%, riêng may mặc chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm cho gần 50 vạn lao động, chưa kể số lao động trong các ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt như trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm
2.2 Cơ cấu sản phẩm của hàng dệt may Việt nam
Trang 39Ngành dệt, may Việt nam cũng như ngành dệt may của các nước khác được chia ra làm 2 mảng chủ yếu là dệt và may Nói về sản phẩm dệt, chúng ta thường nhắc tới các sản phẩm dệt như dệt thường, dệt kim, dệt len, dệt lụa, dệt gấm, dệt thổ cẩm
Tuy nhiên các sản phẩm dệt mang tính độc đáo, riêng có của Việt nam thường là dệt thủ công từ các chất liệu tự nhiên đặc sắc như tơ tằm, sợi bông, đay tạo nên những sản phẩm vải nổi tiếng như lụa Hà Đông, lụa Vạn Phúc, thổ cẩm Mai Châu, Hoà Bình Tuy nhiên những sản phẩm thủ công này chỉ mang tính chất “đặc sản” chứ xét về tỷ trọng trong toàn ngành dệt thì chiếm rất ít Phần lớn các sản phẩm dệt của chúng ta là các sản phẩm dệt công nghiệp tại các nhà máy dệt lớn như Công ti dệt Hà Nội, Công ti dệt 8-3, Công ti dệt kim đông xuân, Công ti dệt Nam Định Các loại sản phẩm dệt chủ yếu là sợi OE dành cho đan kim, sợi cọc thường, vải cũng có vải dệt thường và vải đan kim Bảng số liệu sau đây cho biết sản lượng sợi
của sản phẩm dệt:
Trang 40Bảng 13-Cơ cấu sản phẩm dệt của Tổng công ti dệt may Việt nam(
2 Vải
Vải dệt(1000m2)
Đan kim (kg)
159.774 13.000
Nguồn: Tổng công ty Dệt- may Việt Nam
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy, sản phẩm vải dệt chiếm tỷ trọng lớn hơn sản phẩm vải đan kim, sợi OE chiếm tỷ trọng chưa nhiều Nhu cầu thị trường hiện nay đang mở rộng sản phẩm đan kim, đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ Vậy sản phẩm sợi OE, dệt đan kim cần đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường hiện nay
Thứ đến là cơ cấu sản phẩm may mặc Ngành may mặc phong phú hơn về cơ cấu sản phẩm vì đây mới chính là cơ cấu chính cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam Trước đây, các sản phẩm may công nghiệp chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà hay đồng phục học sinh Cho đến nay, cơ cấu sản phẩm đã thay đổi rất nhiều, phong phú hơn rất nhiều về chủng loại để đáp ứng được yêu cầu của những nhà nhập khẩu Các sản phẩm được mở rộng hơn, gồm cả quần áo thể thao, quần áo jean, comple, veston v.v Ngay cả sản xuất phụ liệu may cũng đã
có những tiến bộ nhất định về chủng loại và chất lượng Các sản phẩm như