Mục tiêu của đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học là phân tích một cách có hệ thống về chỉnh thể ký hiệu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thông qua hai tác phẩm Vào cõi và Thoạt kỳ thủy. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về cách thức tổ chức quyền lực diễn ngôn mang tính đặc thù của tiểu thuyết cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương.
Trang 1
LƯU ĐỨC DUY
TIỂU THUYẾT NGUYÊN BÌNH PHƯƠNG
TỪ GĨC NHÌN KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC (KHAO SAT QUA VAO COI VA THOAT KY THUY)
KHOA LUAN TOT NGHIỆP
2020 | PDF | 101 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Da Ning, thang 4/2020
Trang 2KHOA NGỮ VĂN LƯU ĐỨC DUY TIỂU THUYET NGUYÊN BÌNH PHƯƠNG TỪ GÓC NHÌN KÍ HIỆU HỌCVĂN HỌC (KHẢO SÁT QUA VÄO CÕI VÀ THOẠT KỲ THUỶ)
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
KHOA LUAN TOT NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Trường
Trang 3MỞ ĐÀU 1 Lido chon dé tai 2 Lịch sử van đi
2.1 Những công trình dịch, giới thiệu về lí thuyết kí hiệu học
2.2 Những công trình vận dụng lý thuyết kí hiệu học trong nghiên cứu văn học
2.3 Những công trình, bài viết nghiên cứu về tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương với li thuyết kí hiệu học văn học 3 Mục đích nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu 4.2 Phạm vi nghiên cứu 5 Giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài 6 Phương pháp nghiên cứu 1 Bố cục của khóa luận NOI DUNG Chương 1 NHUNG VAN DE Li LUAN CHUNG 1.1 Một số thuật ngữ kh: 1.1.1 Kí hiệu học và kí hiệu học văn học 14 cơ bản 1.1.2 Kí hiệu và mã thắm mĩ, 19 1.1.3 Kí hiệu và biểu tượng nghệ thuật
1.2 Mã thể loại tiểu thuyết và cơ chế tái cấu trúc kí hiệu hoá trong Nguyễn Bình Phương 1.2.1 Mã thể loại 1.2.2 Mã thể loại tiểu thuyết 1.2.3 Cơ chế tái cấu trúc kí hiệu hoá trong tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương Tiểu kết Chương 2
TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY, VÀO COI CUA NGUYEN BiNH
PHƯƠNG NHÌN TỪ MÃ NHÂN VẬT VÀ MÃ KHÔNG GIAN , THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
2.1 Mã nhân vật trong tiểu thuyết Thoạr kỳ thủy và Vào cõi
Trang 4
2.1.2 Nhân vật chấn thương 41 2.1.3 Nhân vật truy tìm bản thể 45 2.2 Mã không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và Vào cõi 49 2.2.1 Không gian của cõi vô thức, tâm linh 50
2.2.2 Thời gian của giấc mơ 53
2.2.3 Không - thời gian đồng hiện 58
Tiểu kết
Chương 3
TIỂU THUYẾT THOAT KY THUY, VAO CÕI CỦA Ni EN BINH
PHƯƠNG NHÌN TỪ MÃ KÉT CẦU, MÃ NGÔN NGỮ VÀ MÃ BIÊU TƯỢNG
62
3.1 Mã kết cấu trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và Vào cõi 62
3.1.1 Kết cầu liên văn bản 62
3.1.2 Kết cấu phân mảnh 66
3.1.3 Kết cấu đồng hiện 69
Trang 5Tôi xin cam đoan rằng, khoá luận với đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
dưới góc nhìn kí hiệu học văn học (Khảo sit qua Thoat kj thuy và Vào côi)” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thây giáo TS Nguyễn Thanh Trường
Trang 61 Lí do chọn đề tài
1.1 Thuật ngữ kí hiệu (Sign) hay ki hiệu học (Semiotics) xuất hiện trong các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học ngày nay như một công cụ giải quyết triệt đẻ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức thông qua cơ chế biểu đạt của ngôn ngữ Thuật ngữ này được
E de Saussure lí giải trên tỉnh thần của John Locke về khái niệm Semioties Sau đó kí hiệu học đón nhận nhiều thành tựu với những cái tên như Charles Sanders Pieirce, L Hjelmslev, R Barthes, Umberto Eco, R Jakobson, Tz Todorov, Li thuyét ki hiéu hoc van hoc ho
trợ khai thác tiềm năng của văn học như một hệ thống kí hiệu hay siêu kí hiệu đặc thù Bằng khả năng và giới hạn trong việc định hình các thuộc tính bản thể của văn học; hệ thống các qui ước, đặc trưng thể loại, trào lưu/chủ nghĩa văn học hay phong cách sáng tác là hướng đi quan trọng trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là giải mã những kí thác mang tính biểu tượng của nhà văn dưới dạng thức ngôn từ nghệ thuật
GS Trần Đình Sử cho rằng con đường tiếp cận văn học từ cơ sở hình tượng nghệ thuật của lí luận Xô viết xuất hiện nhiều hạn chế và không thẻ giải quyết rốt ráo các vấn đẻ
cốt lõi của văn học Từ những trao đôi mang tính bước ngoặt như thế, ông đề xuất cần dua
kí hiệu học vào quá trình đọc hiểu văn bản văn học Thực chất; phê bình, phân tích văn học là mỗ xẻ văn bản trên cơ sở giải mã toàn bộ hệ thống kí hiệu, biểu tượng được nhà văn mã
hoá Chính vì thê,
iếp cận văn học từ góc nhìn kí hiệu học là hướng đi cần thiết và quan trọng trong việc xây dung lại hệ thống công cụ - phương pháp cơ bản của nghiên cứu - phê bình văn học
Trang 7tiếng nói quan trọng vào diễn trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại cả về yếu tố
nội dung lẫn hình thức nghệ thuật
1.3 Nguyễn Bình Phương là cây bút văn xuôi hoạt động tích cực, đa năng khi vừa sáng
tác truyện ngắn, thơ, tiêu luận và đặc biệt thành công ở thẻ loại tiểu thuyết Tiểu thuyết của
'Nguyễn Bình Phương nằm trong dòng chảy đổi mới tư duy, hình thức biểu hiện của văn học sau 1986 Hầu hết các sáng tác của ông mang cái nhìn mới mẻ về con người, về cá nhân bước ra từ ánh hào quang của Cách mạng và đối diện với cuộc sống mới; về hình ảnh con người đứng ở những làn ranh: giữa côi hư vô và thực tại; giữa giấc mơ và hành trình nhận diện bản thẻ thông qua các xung năng Quá trình giải mã hệ thống kí hiệu này không
chỉ cần thiết trong việc xác định các đặc trưng sáng tác của Nguyễn Bình Phương trên bình
diện hình thức ngôn ngữ mà xa hơn là khẳng định quyền lực diễn ngôn của tiểu thuyết Việt Nam xung quanh các van đề đời tư và xã hội Không những thế, khai thác tiểu thuyết từ sóc nhìn kí hiệu học còn làm sáng tỏ các vấn đẻ mang tính thể loại; giải quyết bộ mã mang tinh đặc thù của văn chương như kết cấu trần thuật; không gian nghệ thuật; thời gian nghệ
thuật; hình tượng nhân vật; hệ thống hình ảnh biểu tượng; hệ thống ngôn từ;
Lựa chọn dé tai “Ti thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học” (khảo sát qua hai tiểu thuyết Vào cdi va Thoat kỳ thuý), chúng tôi tập trung nhận diện các bộ mã kí hiệu được tái tổ chức trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, đặc biệt ở thể loại
tiểu thuyết Cụ thể hơn chúng tôi lựa chọn những cấu trúc mã quen thuộc của văn xuôi như mã kết cấu, mã không gian, mã thời gian, mã nhân vật, mã ngôn ngữ và mã biểu tượng để
soi xét dưới khung lí thuyết của kí hiệu học văn học 2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình dịch, giới thiệu về lí thuyết kí hiệu học
Ở Việt Nam, kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn hóa nói riêng đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong những năm gần đây, bao gồm các hoạt động dịch thuật các công trình có tính chất lập thuyết của kí hiệu học Các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến vấn đề phạm vi và các thuật ngữ cơ bản của kí hiệu học, đặc tính của kí hiệu
Trang 8của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Au va Hoa Kj thé ki XX cia Vin va Tzuganova được Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch vào năm 2003 Việc dịch thuật lại cuốn sách này đã bổ sung, giới thuyết những thuật ngữ văn học trên thể giới làm tiền đề cho quá trình tra cứu ~ nghiên cứu văn học ở nước ta
Kí hiệu học văn hóa của IU.M Lotman (Lä Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch) là tuyển tập các công trình của Lotman về lich sử và vấn để lí thuyết của kí hiệu học văn hoá, bao gồm 29 bài tuyển dịch Đặc biệt, thuật ngữ "kí hiệu quyển” cũng được Lotman đề cập và lam nén tang cho toàn bộ tiến trình phát triển của kí hiệu học Ngồi cơng trình Kí hiệu học văn hoá, một số bài viết của Lotman về trường phái kí hiệu học Tartu-Moskva cũng được Lã Nguyên tuyển dịch như Đằng sau văn bản: Mấy ghỉ chú về phông triết học của ký hiệu học Tartu (2012); Kí hiệu học văn hoá ở trường phái kí higu hoc Tartu-Moskva (2013), M2
Thuy Khuê trong công trình Phê bình văn học thé ki XX, xuất bản năm 2018 đã phân
vấn đề về kí hiệu học văn hóa,
tích phê bình kí hiệu học của U Eco ở chương 16 nhằm giới thuyết một cách có hệ thống về khái niệm, đặc điểm và phương pháp kí hiệu học dưới góc nhìn của Eco mà theo bà thì cùng với R Barthes, Eco là người đưa ngành khoa học kí hiệu học phát triển mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến đời sông văn chương thế giới Thuy Khuê cho rằng kí hiệu học không chỉ mở rộng biên độ phạm vi khảo sát, đối tượng nghiên cứu mà còn đào sâu đến các vấn
đề cốt lõi của văn học
Bên cạnh quan điểm của Lotman thì quan điểm của Jacobson cũng được giới thiệu thông qua công trình 7hi học và ngữ nghĩa — Lí luận văn học phương Tây hiện đại Công trình dịch thuật của Trần Duy Châu cung cấp cho người đọc những công cụ tri nhận văn chương mới của phương Tây bên cạnh lí luận Marxist cỗ điển
Ngoài những công trình kể trên, kí hiệu học những năm gần đây cũng được quan tâm dịch thuật nhiều hơn Đa số kí hiệu học được nhắc đến như một phương pháp trong hệ thống các lí thuyết văn học Không chỉ được dịch thành sách, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tỉn thì nhiều bài báo nhỏ lẻ hay đoạn dịch ngắn liên quan đến kí
Trang 9mạng, blog văn học, Hoạt động sôi nỗi ở nền tảng blog là GS Trần Đình Sử khi trên trang văn học của ông đăng tải hàng trăm bài viết về phê bình - lí luận khác nhau, trong đó có cả những bài dịch về kí hiệu học và kí hiệu học văn học của Todorrov Chúng tôi nhận thấy một số bài viết, công trình dịch thuật và giới thiệu lí thuyết gần đây có đề cập đến lí thuyết kí hiệu học như Ấí hiệu học (Triệu Nghị Hành, Đỗ Văn Hiểu dịch); Số phận lịch sử của các lí thuyết văn học (Lã Nguyên); Diện mạo phê bình văn học phương Tây thé ki XX (Lê Nguyên Cần); Nhập môn lí thuyết văn học (Jonathan Culler, Phạm Phương Chỉ dịch); Kí hiệu (V.A Milovidov, Lã Nguyên dịch); Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ (V N Voloshinov, Ngô Tự Lập dịch)
2.2 Những công trình vận dụng lý thuyết kí hiệu học trong nghiên cứu văn học 'Người tiên phong cho quá trình vận dụng lí thuyết kí hiệu học ở Việt Nam là Hoàng Trinh với Chủ nghĩa cấu trúc, một biến dạng của triết học duy tâm hiện đại (tạp chí Học tập, 1972); sau dé la Phé bình và Phê bình mới (tạp chí Học tập, 1973) và Vấn đề kí hiệu và thông tin trong văn học nghệ thuật (tạp chí Tác phẩm mới, 1974) Ông khẳng định vị
thế của kí hiệu học trong nghiên cứu văn học nghệ thuật Ông đồng tình với quan điểm ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu nhưng lại không cho rằng thế giới khách quan là một thé giới kí hiệu Ngoài ra, trong công trình 7t kí hiệu học đến thi pháp học, Hoàng Trinh cho rằng kí hiệu học và thi pháp học rất gần nhau khi mà kí hiệu học giải quyết được đa phần các vấn đề ngôn ngữ và thi pháp học chứa đựng lí thuyết về cách thức tổ chức cái biểu đạt nhằm làm nỗi bật cái được biểu đạt Ở đây mặc dù tác giả chỉ giới hạn trong việc phân tích sáng tác thơ nhưng nhìn chung nó phủ hợp cho các thể loại khác khi cốt lõi của văn chương nghệ thuật là sử dụng và tổ chức ngôn từ như một hình thức biểu hiện tư duy, tư tưởng Cùng với Hoàng Trinh, cũng có rất nhiều những nhà nghiên cứu khác quan tâm đến kí hiệu học và vận dụng lí thuyết này trong việc giải mã văn học
Trang 10học dưới góc độ kí hiệu học ở Việt Nam Tuy nhiên, phần lớn vẫn là dịch thuật các bài nghiên cứu kí hiệu học trên thế giới sau đó bàn giải dưới góc độ cá nhân
Trong những năm gần đây, người hoạt động năng nỗ nhất trong việc nghiên cứu văn chương dưới góc độ kí hiệu phải kể đến GS Lê Huy Bắc Ngồi hai cơng trình đã được tổng hợp và in thành sách là Kí hiệu học văn học (2018) và Kí hiệu và liên kí hiệu (2019) thì ông còn có các bài viết riêng như *Văn chương như kí hiệu đa văn hóa” (2016), "Cổ mẫu như kí hiệu văn chương” (2015), "Mặc định học kí hiệu” (2015) Có thể nói các công trình của Lê Huy Bắc xuất hiện đã giải quyết những vấn đề còn dang dở của kí hiệu học trong nghiên cứu và phê bình ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hệ thống các tác phẩm trong
chương trình phổ thông Bên cạnh tổng hợp cũng như đẻ xuất một số cách hiểu về những
ốt lồi của kí hiệu học văn học thì tác giả còn ứng dụng một số đặc điểm của kí hiệu văn học vào phân tích các tác phẩm có trong sách giáo khoa
Trong công trình 7ừ kí hiệu đến biểu tượng (Trịnh Bá Đĩnh chủ biên), các tác giả đã hệ thống các vấn đề cơ bản của kí hiệu học như khái niệm kí hiệu, biểu tượng nghệ thuật
và dành sự quan tâm nhiều hơn cho biểu tượng Các tác giả cho rằng biểu tượng văn học cần được xem như một mã thẳm mĩ quan Bên cạnh đó, công trình đã bước đầu vận dụng kí hiệu học vào việc giải mã một số tác phẩm văn học đương đại Ngoài ra, Trinh Ba Dinh còn công bố công trình Chứ nghĩa cầu trúc trong văn học (2010) và Biểu tượng nhìn từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa (2016) góp phần làm dày thêm con đường lí thuyết còn non trẻ này ở nước ta
Trang 11Trong công trình Aã văn hoá trong tác phẩm văn học - những vẫn đề lí thuyết và giảng dạy, GS Lê Nguyên Cần đã tiền hành tổng hợp các quan điểm, khuynh hướng nghiên cứu từ thi pháp học (Nga, Anh-Mỹ, Pháp) đến kí hiệu học của Eco, Barthes, Greimas, Kristeva, Sau phần lí thuyết, tác giả cũng đã ứng dụng kết hợp lí thuyết kí hiệu học với
các yếu tố tự sự truyền thông đề phân tích, đánh giá một số tác phẩm văn chương xuất hiện
trong chương trình phô thông Đây không chỉ là công trình nghiêng về nghiên cứu lí thuyết thuần tuý mà còn được xem như giáo trình bé tro thêm nhiều hướng tiếp cận, mỗ xẻ tác phẩm văn học cho giáo viên lẫn học sinh - sinh viên
Đặc biệt năm 2016, hội thảo “Kí hiệu học - từ lí thuyết đến ứng dụng trong nghiên cứu và dạy học Ngữ văn” được tổ chức đóng góp nhiều bài viết, bài báo cáo khoa học có giá trị cao trong việc ứng dụng lí thuyết kí hiệu học vào giải quyết các vấn đề của văn chương nghệ thuật Sau đó, các công trình nghiên cứu được tập hợp và in trong Kí yấu hội tháo Những bài viết này đã cho thấy khả năng mở rộng của phê bình văn học khi tận dụng các lí thuyết liên ngành như kí hiệu học ngôn ngữ, kí hiệu học văn hoá, tính tương tác giữa kí hiệu và các lí thuyết văn học khác Bên cạnh những bài viết hướng đến xác lập hệ thống lí thuyết cơ bản về kí hiệu học thì phần lớn đã dần ứng dụng kí hiệu học vào việc nghiên
cứu — phê bình một số hiện tượng văn học cụ thể
Một số bài viết và công trình khác ứng dụng lí thuyết kí hiệu học trong đời sống văn chương cũng đã khẳng định đây là một hướng đi tiềm năng, khai thác triệt để không chỉ yếu tố ngôn ngữ văn bản mà còn đụng chạm đến gần như toàn bộ các hệ thống lí thuyết khác đã có trước đó Mai Thị Hồng Tuyết trong bài Văn học dưới góc nhìn kí hiệu học (số 5/2016, Tap chi Khoa hoc, Đại học thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng lí thuyết kí hiệu học ngày càng khẳng định được vị thể của nó trong nghiên cứu văn học bởi đây là khung hướng bám sát vào ngôn ngữ tác phẩm - hướng đi tiềm năng hơn rất nhiều so với việc tiếp cận tác phẩm theo phản ánh luận Chúng tôi cho rằng những thành tựu mà các công trình dịch thuật, ứng dụng kí hiệu học đề lại là vô cùng cần thiết cho những hướng đi sâu hơn vào
Trang 12thuyết kí hiệu học văn học
'Nguyễn Bình Phương được xem là một cây bút đa năng của văn học Việt Nam hiện đại khi ông thử sức mình ở nhiều thể loại khác nhau, từ thơ ca cho đến truyện ngắn, tiểu thuyết Tính đến hiện nay, tác giả đã xuất bản 3 tập thơ: Khách của trần gian (1986), Lam
chướng (1992), Xa thân (1997) cùng một số tiều luận, truyện ngắn; tiêu biểu có Đi (in trên
báo Văn nghệ trẻ (số ra ngày 10 tháng 1 năm 1999) Nhưng cái tên Nguyễn Bình Phương
lại tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với bạn đọc ở mảng tiêu thuyết với những tìm tòi, cách tân
đáng ghỉ nhận Sau tiểu thuyết đầu tay ảo cði (Nxb Thanh niên, 1991), Nguyễn Bình Phương liên tiếp cho ra mắt các tiêu thuyết khác như Öá giởi (Nxb Quân đội nhân dân,
2004), Những đứa trẻ chết già (Nxb Văn học, 1994), Người di vắng (Nxb Văn học, 1990), Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên, 2000), Thoạr k} thuỷ (Nxb Hội nhà văn, 2004), Ngồi (Nxb Đà Nẵng, 2006) và gần đây nhất là Minh và họ (Nxb Trẻ, 2015) Mặc dù chỉ thực sự
nổi bật trên văn đàn Việt Nam từ sau những năm 1990 nhưng Nguyễn Bình Phương nhanh
chóng trở thành đối tượng nhận được sự quan tâm lớn của giới phê bình Những công trình nghiên cứu, đánh giá về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ngày càng phong phú và đa dạng Ngoài các công trình mang tính khái quát về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thì một số bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên một số phương diện của kí hiệu học như mã nhân vật, mã kết cấu, mã biểu tượng, sự đan xen thể loại
Trang 13Đặc biệt trong bài viết “Thoạt kỳ thủy trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn
Bình Phương”, Thụy Khuê nhắn mạnh: “Thoạt kỳ thủy là cuốn tiểu thuyết khác thường,
khó đọc bởi lối hành văn và cấu trúc truyện rất lạ, một thứ “thoạt kỳ thủy” tròng văn chương,
mang dau ấn sáng tạo ( ) Những yếu tố vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ vừa phi thơ chính là những mấu chốt của tiểu thuyết" [55] Nhìn chung, những bài viết của Thuy Khuê đã di sâu vào những đặc điểm cốt lõi của tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trên các phương diện như kết cấu, hệ thống nhân vật, không gian - thời gian nghệ thuật
Bên cạnh Thuy Khuê, Đoàn Cầm Thi cũng là cây bút quan tâm đến các sáng tác của Nguyễn Bình Phương Dưới góc nhìn của phân tâm học, Đoàn Cảm Thi đã chỉ ra yếu tố vô thức sáng tạo và tình dục trong các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương trong các bài viết “Sáng tạo văn học: giấc mơ và điên (đọc Thoạt kỳ thủy)” [60] hay “Người đàn bà nằm “Từ thiếu nữ ngủ ngày” đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương” [61] Doan Cam “Thi nhận định: “Vô thức chiếm vị trí trung tâm trong Thoạt kỳ thủy, được diễn ta trong một văn phong chậm, ngắn, chính xác, phản ánh một tư duy đang khảo sát, chiêm nghiệm Đặc biệt, nó được xem xét trong mối quan hệ với điên và mộng hai trạng thái trong vô thức hoạt động tích cực nhất” [60] Cùng quan điểm với Thuy Khuê, Đoàn Cảm Thi cũng đánh giá cao việc mã hoá hình tượng nhân vật điên trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, đặc biệt là hệ thống ngôn ngữ đặc thù của kiểu nhân vật này
Nguyễn Chí Hoan lại chú ý nhiều đến kĩ thuật viết của Nguyễn Bình Phương Trong bài viết “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong 7hoqr kỳ húy” [54] bên cạnh khen ngợi cách sử dụng các kết cấu mới lạ thì tác giả cũng cho rằng việc sử dụng các mã thấm mĩ này cũng mang đến nhiều hạn chế nều quá tập trung vào việc kéo căng kết cầu sẽ khiến hiện thực không mang tính chiêm nghiêm mà phần nhiều phụ thuộc vào khả năng hư cấu của nhà văn, từ đó mắt di sự kết nối giữa văn học với đời sống
Các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương cũng là đối tượng quen thuộc trong các công
trình nghiên cứu của Đoàn Ánh Dương Ở những bài viết của mình, Đoàn Ánh Dương khái
Trang 14ra tính liên văn bản và đan xen thể loại trong quá trình xây dựng tiêu thuyết của cây bút
Quân đội này
Trương Thị Ngọc Hân trong bài viết “Một số điểm nỏi bật trong sáng tác của Nguyễn Binh Phuong” [53] da chỉ ra ba đặc điểm lớn trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Bình Phương là: cách mã hoá hiện thực (phân mảnh mảng hiện thực), kết cấu xoắn kép nhiều mạch chạy song song và các yếu tố kỳ ảo trong tiêu thuyết của Nguyễn Bình Phương Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc nêu luận điểm nhưng chưa đi sâu vào phân tích cụ thẻ
Trong “Tiêu thuyết hậu hiện đại - sự hội ngộ của các tư duy tiéu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, Nguyễn Phước Bảo Nhân đánh giá cao những nỗ lực đổi mới của Nguyễn Bình Phương trong công cuộc đưa tiêu thuyết Việt Nam hoà nhập với tiểu thuyết thế giới Tác giả cho rằng Nguyễn Bình Phương là người tiếp biến nhiều nhất ở góc độ tư duy nghệ thuật tiêu thuyết phương Tây hiện đại so với các nhà văn cùng thể hệ
Điều này dẫn đến tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sự hội tụ của nhiều tư duy tiểu thuyết đương đại thể giới, tròng đó đáng kẻ nhất là tiểu thuyết mới, tiểu thuyết ngắn và tiểu thuyết
hậu hiện đại
Trước đó, Phùng Gia Thể với Những đấu ấn hậu hiện đại trong tiéu thuyết của Nguyễn Bình Phương cũng đã đi vào phân tích sự hoà nhập nhanh chóng của Nguyễn Bình Phương với cuộc chơi văn chương hậu hiện đại khi đổi mới, cách tân mạnh mẽ ở kết cấu truyện kẻ xoắn kép, kết cấu phân mảnh, tận dụng sự phức tạp của ngôn ngữ đời sống Đặc biệt nhà nghiên cứu đánh giá rất cao khả năng khai thác triệt dé các yếu tố vô thức bản năng trong các sáng tác của Nguyễn Binh Phương: “Nguyễn Bình Phương có lề là nhà văn ở ta sử dụng triệt đề các yếu tố bản năng vô thức và tính dục đề giải phẫu cði nhân tâm con người Tiéu thuyết của anh có rất nhiều ám ảnh, giắc mơ, mộng mị” [43]
Ngoài ra, tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương còn được quan tâm ở các cấp độ nghiên cứu khác như khoá luận tốt nghiệp hay luận văn thạc sĩ Ở các công trình này, chủ yếu đi
vào một vài khía cạnh như kết cấu, yếu tố kì ao, cot truyện, nhân vật trong các tác phẩm
của Nguyễn Bình Phương Đây được xem là sự đóng góp, mở rộng nguồn nghiên cứu vẻ tên tuổi quan trọng của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại này Một số khoá luận, luận văn
Trang 15Hoàng Giang (Luận văn thạc sĩ, 2008); Yếu tổ kỳ áo trong tiéu thuyết Nguyễn Bình Phương
của Nguyễn Thị Ngọc Anh (Luận văn thạc sĩ, 2008); Những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương của Vũ Thị Phương (Luận văn thạc sĩ, 2008); Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Thuý Hằng (Khoá luận tốt nghiệp, 2010); Thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Thị Trang (Luận văn thạc sĩ, 2015)
Ngồi các cơng trình, để tài nghiên cứu trực tiếp đối tượng là tiều thuyết của Nguyễn Bình Phương thì các công trình nghiên cứu mang tính khái quát về tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 trên một số phương diện của kí hiệu học văn học cũng đã đề cập đến Nguyễn
Bình Phương như một tên tuổi tiêu biểu Có thẻ nói, từ các phương diện cơ bản của tiểu
thuyết như mã nhân vật, kết cấu, biểu tượng, thì các sáng tác của Nguyễn Bình Phương đều tạo nên những cảm nhận mới lạ cho thấy sự nghiêm túc và phát triển xuyên suốt quá
trình nghệ thuật của ông Một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại vẫn lựa chọn khai như “Một số kiểu kết cấu thường gặp trong tiêu thuyết Việt Nam đương,
đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo” của Trương Thị Kim Anh đăng trén Tap
chí khoa học Đại học Vinh; “Vân đề nhân vật trong tiêu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XI"
của Hoàng Cảm Giang đăng trên 7ạp chí nghiên cứu văn học số 4 năm 2010; “Biểu tượng
nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” của Nguyễn Đức Toàn đăng trên Tap
+ Nam, số 7, năm 2015; “Vấn đề kết cầu tự sự và các khuynh hướng
phát triển của tiểu thuyết Việt Nam dau thé ky XXI" của Hoàng Cảm Giang đăng trên 7p
chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 31, năm 2015; Parody/Nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Phạm Thị Thu (Luận án tiến sĩ, 2016); Nghệ thuật nghịch di trong tiễu thuyết Việt Nam từ 1986 đắn 2012 của Huỳnh Thị Thu Hậu (Luận
án tiến sĩ, 2017); Motjƒ giấc mơ trong một số tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 của Phan Thuý
Hing (2018)
Nhin chung, khai thác tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương dưới một vài phương diện của kí hiệu học có thẻ nói là không mới khi bản chất của quá trình này là đi tìm kiếm bộ mã tương thích nơi bạn đọc và tiền hành giải hệ thống kí hiệu được mã hoá bởi nhà văn
Trang 16tố bổ trợ trong nghiên cứu mà chưa đặt làm khung lí thuyết chính yếu Nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học ở Việt Nam vẫn chưa mang tính hệ thống và hoàn chinh, đặc biệt đối với hai tác phẩm 7hoạr kì thuỷ và Vào cối phần lớn chỉ mang tính chất giải mã biểu tượng Vậy nên chúng tôi cho rằng đây là một hướng đi mới, phù hợp để nhận điện cái tên Nguyễn Bình Phương trong diễn trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khoá luận là hướng đến phân tích một cách có hệ thông về chỉnh thể kí hiệu trong tiêu thuyết của Nguyễn Bình Phương thông qua hai tác phẩm Vào cõi và Thoạt kỳ thuy Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về cách thức tổ chức quyền lực diễn ngôn mang tính đặc thù của tiêu thuyết cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương Bên cạnh đó góp phân giải mã hệ thống kí hiệu/siêu kí hiệu được
thể hiện trong hai tiểu thuyết kế trên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hệ thống kí hiệu trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương dưới hình thức một số bộ mã mang tính đặc thù của lí thuyết kí hiệu học Cụ
thé hon, chúng tôi sẽ tiến hành giải mã hệ thống kí hiệu về kết cấu; không gian, thời gian nghệ thuật, hình tượng nhân vật, mã ngôn ngữ và mã biểu tượng Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành lí giải các kí hiệu đó trong mối quan hệ với yêu cầu của thẻ loại, hiện thực khách quan, quy ước văn hoá cộng đồng và phong cách sáng tác; từ đó đánh giá sự khác biệt của Nguyễn Bình Phương so với các cây bút cùng thời về cách thức tạo dựng và tổ chức các mã nghệ thuật
4.2 Pham vi nghiên cứu
Trang 175 Giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài
Khóa luận góp phần giải mã một cách có hệ thống về nghệ thuật của tiểu thuyết 'Nguyễn Bình Phương trên các phương diện mã kết cầu, mã không gian, mã thời gian, mã nhân vật; từ đó đánh giá đúng những đóng góp của nhà văn này trong tiền trình phát triển
và đôi mới của văn xuôi Việt Nam hiện đại Bên cạnh đó, chúng tôi hướng đến nhận diện
quyền lực diỄn ngôn mang phong cách của Nguyễn Bình Phương; tiền đến khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thức ngôn từ và nội dung tác phẩm dưới góc độ hệ thống kí hiệu, siêu kí hiệu Ngoài ra, nếu thành công, bài nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc tiếp tục tìm kiếm và giải mã các vấn đề khác của lí thuyết kí hiệu trong tiểu thuyết như hệ thống biểu tượng, liên văn bản - siêu mã, góp phần hoàn thiện hơn các công trình nghiên cứu về
Nguyễn Bình Phương trong mảng tiêu thuyết
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống — cầu trúc
Đối với phương pháp này chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống các
quan điểm về kí hiệu học của Ferdinand de Saussure, Charles Sander Pirce, Louis
Hieimslev, Roland Barthes, Umberto Eco, Sau đó dựa trên cơ sở nền tảng lí thuyết về kí hiệu học, chúng tôi áp dụng vào phân tích các mã kí hiệu trong tiéu thuyết Nguyễn Bình Phương qua hai tác phẩm lào côi và Thoạt kỳ thuy) Chúng tôi xem tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như một hệ thống các kí hiệu, khai thác các bộ mã thẩm mĩ dưới góc nhìn
của kí hiệu học
~ Phương pháp so sánh - đối chiếu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra những hướng đồi mới quan trọng khi xem xét tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dưới góc nhìn kí hiệu học so với các lí thuyết khác như phân tâm học, thi pháp học, Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉ ra những đặc điểm mang tính cách tân, sáng tạo của Nguyễn Bình Phương trong tương quan với các cây bút tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Từ đó đi đến khẳng định vai trò của Nguyễn Bình
Phuong trong tiến trình phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt
‘Nam sau 1986 nói riêng
Trang 18Khi nghiên cứu kí hiệu học văn học, phương pháp liên ngành là một phương pháp bắt buộc khi kí hiệu có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ học, văn hóa học, tâm lý học, lí thuyết diễn ngôn Việc tận dụng sự liên kết giữa các lí thuyết của nhiều ngành khoa học trong diễn giải kí xuất phát từ khả năng bao trùm của nhiều lĩnh vực lên một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt trong cảm quan hậu hiện đại phá vỡ kết cấu duy nhất của một ngành khoa học Vì vậy, chúng tôi cho rằng phương pháp liên ngành sẽ khai phá được bản chất của vấn đề nghiên cứu từ quan điểm của nhiều ngành khoa học, phối hợp lí thuyết của nhau, trong đó đặc biệt phải kể đến sự tác động mạnh mẽ của ngôn ngữ học đến kết cấu bề mặt văn bản và văn hoá học đối với phơng nền văn hố ẩn ngầm dưới lớp ngôn từ
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khoá luận gém 3 chương
Chương I: Những vấn đề lí luận chung
Chương 2: Tiểu thuyết Thoạr kỳ ;húy, Vào côi của Nguyễn Bình Phương nhìn từ mã nhân vật và mã không - thời gian nghệ thuật
Chương 3: Tiểu thuyết Thoại kỳ thiy, Véo coi của Nguyễn Bình Phương nhìn từ mã kết
Trang 19
NỘI DUNG Chương 1
NHỮNG VÁN ĐÈ LÍ LUẬN CHUNG 1.1 Một số thuật ngữ khái niệm cơ bản
1.1.1 Kí hiệu học và kí hiệu học văn học
Thế giới kí hiệu manh nha xuất hiện từ các trước tác của Aristotle, Plato và John Locke “Ly' thuyét ký hiệu ” được John Locke nhắc đến với khái niệm semiorika, nội dung hướng đến việc quan tâm đến bản chất của ký hiệu, tư duy hướng đến việc hiểu sự vật hoặc truyền đạt kiến thức về nó cho người khác Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ được giới nghiên cứu thực sự quan tâm bởi để xuất của Ferdinand de Saussure (1857 ~ 1913) trong lĩnh vực ngôn ngữ học khi xem xét mối quan hệ giữa cái biểu dat va cái được biểu đạt Trên trục cơ
sở nhị phân, F Saussure đề cập đến tính hai mặt của kí hiệu cùng với các phạm trù sóng đôi như cái biểu đạt và cái được biểu đạt, ngôn ngữ và lời nói, nội tại và ngoại tại, Theo Saussure, tin hiệu học/kí hiệu học (sémiologie) hướng đến nghiên cứu đời sống của các tín hiệu trong sinh hoạt xã hội dựa vào quá trình khai thác các tín hiệu bởi một số quy luật nhất định Ông cho rằng kí hiệu không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, nghĩa là không có sự nảy sinh nghĩa bởi hiện thực khách quan tác động lên đối tượng Khuynh hướng nghiên cứu của Saussure nhắn mạnh tính chỉnh thẻ của kí hiệu trong hệ thống ngôn ngữ trên bình diện kết học (syntactics) Bên cạnh mô hình song đôi của Saussure, mô hình tam vị của C.S Peirce và C.W Morris phân tích kí hiệu là sự liên kết giữa 3 thành tố: kí hiệu (sign), 46i tong (object), sự diễn giải (interpretantions); trong đó kí hiệu (sign) được xem như là cái
biểu đạt (signifier); đối tượng (object) là suy nghĩ tốt nhất về bất cứ cái gì được biểu đạt Khác với Saussure, hướng đi của Pierce thiên về bình diện nghĩa hoc (semantics); khai thác sự tác động qua lại giữa ki hiệu và thực thể ngoài kí hiệu Có thẻ hình dung rằng cả Saussure và Pierce đều chọn kí hiệu làm đơn vị nhỏ nhất, đơn vị nền tảng của ngôn ngữ Đây là hai con đường tiếp cận kí hiệu truyền thống được Yuri Lotman đề cập trong Kí hiệu học văn hoá [29]
Trang 20(trường phái Copenhagen) xem xét hai mặt của kí hiệu ở yếu tố biểu hiện (expression) va nội dung (content) Hjelmslev phân tích rằng mỗi kí hiệu có một chức năng giữa hình thức nội dung và hình thức biểu hiện, là cơ sở cho phân tích ngôn ngữ trên bình diện ngữ vị học (glossematics) Mỗi chức năng kí hiệu lại biểu hiện hai nghĩa: nghĩa của nội dung (content substance) la str biểu hiện tâm lí và khái niệm của kí hiệu và nghĩa của biểu hiện (expression substance) là nội dung vật chất, nơi mà một kí hiệu được biểu hiện Trường phái Prague với dấu ấn của R Jacobson đã phát triển ý tưởng của Saussure, không chỉ đi sâu ở khía cạnh kết học, vấn để biểu nghĩa mà còn mở rộng kí hiệu ở khía canh dung hoc (pragmatics) Công trình của các trường phái kể trên không chỉ là tiền dé ma còn tác động mạnh mẽ cho sự hình thành của kí hiệu học cấu trúc
Nghiên cứu kí hiệu học trong dòng chảy hậu cấu trúc luận về sau đón nhận nhiều cái
tu trúc văn bản và
tén nhu R Barthes véi tuyên bố "cái chết của tác giả”, xé lẻ chỉnh thể
Trang 21thác đều tận dụng được khả năng của kí hiệu, không chỉ riêng gì ở mặt ngôn ngữ Đây cũng chính là hướng khai thác của Umberto Eco trên cơ chế chuyển mã của Barthes Xuất phát từ học thuyết của Pierce, Eco cho rang tín hiệu/kí hiệu luôn đi liền với sự diễn giải trên cơ
sở tôn trọng mã văn bản sẵn có
Sau thành công của các lí thuyết kí hiệu học ở bình diện ngôn ngữ học; dưới sự tác động mạnh mẽ của chủ nghĩa cấu trúc, trường phái kí hiệu học Tartu-Moskva do Yuri Lotman khởi xướng đã mở rộng phạm vi kí hiệu học bao trùm lên các lĩnh vực nghệ thuật khác bao gồm cả văn hoá và xã hội Về cơ bản, Yuri Lotman cho rằng kí hiệu được tạo lập thành một hệ thống tầng bậc, tổ chức kí hiệu thấp được qui định bởi tỗ chức kí hiệu cao hơn Ông viết: “Kí hiệu học văn hố là bộ mơn khoa học có nhiệm vụ khảo sát sự tương tác giữa các hệ thống kí hiệu có cấu trúc khác nhau, khám phá sự vênh lệch, không đồng bộ bên trong của không gian kí hiệu, nghiên cứu sự cần thiết phải hiểu biết nhiều ngôn ngữ văn hoá và kí hiệu học” [29, tr.142] Với quan điểm phân biệt chỉnh thể ngôn ngữ trong mỗi quan hệ tách rời với chỉnh thể văn bản (text), Lotman cho rằng kí hiệu không đơn thuần là sự luân chuyển một chiều giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt, giữa người phát mã và người nhận mã mà là một mối quan hệ phức tạp gắp nhiều lần Khi mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, giữa người tạo mã và người giải mã càng kết nối phức tạp thì mã kí hiệu hay biểu tượng sẽ phát huy quyển lực của nó Quan điểm của Lotman về sau được kết hợp với nhiều lí thuyết khác nhau trong đó có lí thuyết đối thoại của Bakhtin, lí thuyết diễn ngôn của Foueault hình thành nên các hướng đi mới cho nghiên cứu kí hiệu học văn hoá
Lã Nguyên trong Một số vấn đề vẻ kí hiệu học văn hóa chia các quan điểm về kí hiệu học trên thế giới thành 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất bao gồm các định nghĩa căn bản và phổ biến nhất về kí hiệu học: Kí hiệu học là khoa học về các kí hiệu và/hoặc về các hệ thống kí hiệu (dựa vào đối tượng)
Nhóm thứ hai bao gồm các định nghĩa dựa trên khía cạnh phương pháp: Kí hiệu học là khoa học lấy các phương pháp ngôn ngữ học phân tích các đối tượng không phải là ngôn
Trang 22Nhóm thứ ba là các định nghĩa gần với quan điểm của Yuri Lotman: Kí hiệu học là khoa học về các hệ thống giao tiếp và các kí hiệu được sử dụng trong quá trình thông tin
Trong 7ừ điển các khái niệm ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa tin hiệu học (semiotics, semiology) la "ngành khoa học nghiên cứu về tín hiệu và cách thức sử dụng tín hiệu” [17, tr.500] Cũng trong phần khái niệm này, ông cho rằng tín hiệu học giải quyết toàn bộ các mã của đời sống và ngôn ngữ chỉ là một bộ phận của hệ thống tín hiệu, có chăng là một điển mẫu tín hiệu mà thôi Có thể thấy rằng, ngày nay kí hiệu hoc/tin hiệu học không dừng lại ở biên giới của ngôn ngữ, văn học mà lan rộng đến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống như quan điểm của Yuri Lotman đẻ cập trước đó Ủng hộ quan điểm của Lotman còn có nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh khi tác giả khẳng định kí hiệu học trước nhất là kí hiệu văn hoá và nhắn mạnh văn học là một hình thái ý thức văn hoá - xã hội với khả năng vay mượn toàn bộ hệ thống kí hiệu của phông nền văn hoá Trong 7ừ điển thuật ngữ Văn học (Lê Bá Hán ~ Trần Đình Sử ~ Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), kí hiệu học được định nghĩa là "khoa học về các kí hiệu và hệ thống kí hiệu (semiology) nghiên cứu mọi
phương thức giao tiếp (truyền thông tin) bằng các biểu trưng Kí hiệu học khảo sát sự gián tiếp của động vật, của con người và các quan hệ trong hệ thống "người - máy” Những khách thể nào có thể khảo sát được như những ngôn ngữ đều là đối tượng của kí hiệu học” [18, tr.165] Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh sự tác động giữa văn bản mang kí hiệu với phông nền văn hố bên ngồi văn bản
Trang 23lực của diễn ngôn) mới là vấn đề của kí hiệu học văn học Tựu trung lại, kí hiệu học văn học đi đến xác quyết vai trò của các mã kí hiệu trong quá trình biểu đạt tr duy, nhận thức, tình cảm của nhà văn và tính quy ước của nó trong mối quan hệ với thể loại văn học, khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học,
Roland Barthes khăng định văn bản văn học dưới ngòi bút của nhà văn là "hệ thống ký hiệu thứ hai” dựa trên sự quy ước và mã văn chương đặc biệt Sau đó, văn bản văn học trở thành "hệ thống ký hiệu thứ ba” phụ thuộc vào năng lực giải mã của người đọc Yuri Lotman cho rằng ngôn ngữ văn chương là dạng thức ngôn ngữ đặc thù, ngôn ngữ bậc cao, chính vì vậy cũng được xem là kí hiệu đặc biệt Loại kí hiệu này mang hai thuộc tính cơ bản là giao tiếp thường nhật và giao tiếp thẩm mỹ Ông nhắn mạnh: “Nói văn học có ngôn ngữ riêng, không trùng với ngôn ngữ tự nhiên, dẫu được kiến tạo trên ngôn ngữ ấy, tức là nói văn học có một hệ thống kí hiệu riêng, chỉ thuộc về nó và những quy tắc tổ chức các kí hiệu ấy để chuyển tải những thông tin đặc biệt, những thông tin không thể chuyển tải bằng những phương tiện khác” [34, tr.136] Cốt lõi của quan điểm này dựa trên học thuyết của Saussure va Peirce về kí hiệu học ngôn ngữ Điều quan trọng đối với hệ thống kí hiệu trong văn học là cách sử dụng và quy ước của kí hiệu luôn được đề xuất trong quá trình sử dụng Đối với đời sống nghiên cứu và phê bình ở Việt Nam, thuật ngữ kí hiệu học mặc dù được quan tâm nhiều trong những năm gần đây nhưng chưa đảm bảo một hệ thống lí luận mang tinh thống nhất cơ bản Người khơi mở cho kí hiệu học văn học ở nước ta là nhà nghiên cứu Hồng Trinh khi ơng gắn thuật ngữ này với lí thuyết thi pháp học Bên cạnh Hoàng ‘Trinh, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng ứng dụng kí hiệu học vào giải quyết các vấn đẻ của văn học như sự kết hợp giữa kí hiệu học với tự sự học, thi pháp học (Trằn Đình Sử); khai thác thành tựu của chủ nghĩa cấu trúc (Trịnh Bá Đĩnh); phân tích văn bản dựa trên lí thuyết mã/kí hiệu văn hoá (Lê Nguyên Cần) hay các công trình vẻ kí hiệu và liên kí hiệu của Lê Huy Bắc
Trang 24của những tên tuổi tiêu biểu như Saussure, Pierce, R.Barthes, Umberto Eco, J.Griemas, Hiện nay, người quan tâm nhiều nhất đến kí hiệu/kí hiệu học/kí hiệu học văn học ở Việt 'Nam phải kể đến GS Lê Huy Bắc Trong công trình Ki hiệu và liên kí hiệu, GS Lê Huy Bắc trình bày khá cụ thể các khái niệm kí hiệu, kí hiệu học hay kí hiệu học văn học trên cơ sở nhận định của Edward Quinn: "Kí hiệu học văn học tập trung vào kí hiệu ngôn từ, mặc dù nó cũng thừa nhận sự hiện diện nghĩa phi ngôn từ trong văn học [6, tr 101] Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất một cách hiểu rằng kí hiệu học văn học thuộc về phạm vi siêu kí hiệu học Nguyên nhân cho nhận định này là bởi đối tượng của kí hiệu học văn học không chỉ là bản thân kí hiệu mà còn là chủ thể tạo ra kí hiệu trên trục: người phát ~ thông điệp ~ người nhận
Như vậy, chúng tôi hiểu kí hiệu học văn học là một thuật ngữ quan trọng của văn học lấy tiền đề là sự công nhận ngôn ngữ như một hệ thống tiền kí hiệu Tắt cả những yếu tổ kí
hiệu xuất hiện đều được mã hoá trên trục dẫn tạo lập các nghĩa trung tâm bằng các nguyên tắc của thể loại Chính vì thể, kí hiệu học văn học trở thành một phương tiện kí nghĩa, hay nói cách khác là sự phái sinh trên nền tảng các nguyên tắc chung của thể loại văn học và
bồi cảnh văn hoá
Trang 25
thuyết của Saussure hay Pierce làm nền tảng lí thuyết, sau đó phân nhánh và phát triển lên Khởi nguyên cả Saussure và Pierce đều cho rằng kí hiệu vốn dĩ đã hiện diện cùng loài người từ rất lâu Nó thuộc về dạng thức tư duy và nhu cầu giao tiếp tự nhiên vốn có Daniel Chandler trong Semeotics for Beginner thì nhận định *Kí hiệu là một vật mang nghĩa được diễn giải như là "đại diện” cho cái gì đó ngoài nó Kí hiệu được tìm thấy trong hình thức vật chất của từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, hành động hay vật thể” [62] Ngoài ra, Chandler cũng đồng tình với Saussure va Pierce khi nói kí hiệu tự thân nó không mang ý nghĩa nếu như không được con người trì nhận (intrinsic meaning) Jakobson nói: "Cái biểu đạt phải khả cảm kha tri, cái được biểu đạt phải có thé dịch”, nghĩa là có thé sử dụng kí hiệu mới thay thé cho kí hiệu cũ nhưng bản thân nó vẫn cần một kí hiệu khác dé giải thích Điều này tiến thêm một bước so với cơ sở ban đầu của Locker là kí hiệu gắn liền với tư duy tưởng tượng Nhìn chung, các học giả phương Tây ngầm đồng ý với quan điểm kí hiệu như một hệ thống mang tính quy ước giữa ý nghĩa nội dung và hình thức biểu hiện, trước nhất là ở ngôn ngữ GS.Triệu Nghị Hành của Đại học Tứ Xuyên củng cố quan điểm kí hiệu cần được
mã hoá bởi một thực thể trí nhận nào đó; điều mà Chandler gọi là “human semosis”: “Kí
hiệu là cảm tri được cho rằng mang theo ý nghĩa: ý nghĩa phải dùng kí hiệu mới có thể biểu đạt, mục đích là biểu đạt ý nghĩa Nói ngược lại, không có ý nghĩa có thể không cần kí hiệu biểu đạt, cũng không có kí hiệu không biểu đạt ý nghĩa” [52]
Khái niệm mã (code) được hiểu trước hết là một hệ thống mang tính quy ước chung 1 Greimas trong Các thành tổ của lý thuyết diễn giải truyện kể huyền thoại xác định: “Mã là một cấu trúc hình thức được tạo thành từ một số lượng các phạm trù nghĩa vị, theo đó là sự kết hợp, dước hình thức các nghĩa vị, có khả năng trình bày thành tập hợp các nội dung được quan tâm” [10, tr.165] Thuật ngữ mã ra đời kéo theo hai thuật ngữ mã hoá (encoder) và giải mã (decoder) nhằm khai thác việc tạo lập phát ngôn và tri nhận phát ngôn P 'Guiraud chia mã thành 3 loại: mã logic, mã xã hội và mã thẩm mĩ Ở đây chúng tôi chỉ đề
cập đến mã thâm mĩ Guiraud trong cuốn Kí hiệu học (La sesmiologie) cho rằng mã thâm
mĩ là loại mã mang tính “chủ quan cảm xúc” nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm trí tuệ thông qua những hứng thú: nghệ thuật, văn hoá, văn học Theo đó, tác phẩm văn chương
Trang 26R.Barthes thông qua quá trình phân tích tác phẩm Sarrasine của Balzac chia mã văn học thành 5 loại mã (mã của các hành động và của các cách ứng xử, mã thuyết minh - giải thích, mã nội hàm, mã tượng trưng và mã văn hố) nhưng khơng làm rõ nội hàm của khái niệm
mã thâm mĩ
Dựa trên thành quả của các học thuyết, công trình lí luận phương Tây, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng tiến hành diễn giải khái niệm kí hiệu, mã theo nhiều kiểu cách khác nhau GS Lê Huy Bắc cho rằng có hai cách cơ bản để hiểu về kí hiệu Một là theo học thuyết của Saussure thì kí hiệu là cái mà con người dùng đề giao tiếp, là một trạng thái tinh thần thuần tuý Hai là theo học thuyết của Pierce thì kí hiệu là cái mà con người dùng đẻ
tri nhận thế giới, là một thuộc tính vật chất - tỉnh thần tách biệt tác động đến con người thông qua quá trình gán nghĩa - giải nghĩa Dựa trên phân tích ấy, ông đi đến kết luận: "Kí
hiệu là hệ thống khái niệm mang nghĩa về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội,
được con người sáng tạo, mã hố để chuyển tải thơng điệp, phục vu giao tiếp thông qua một "hệ nghĩa” nhất định trong từng bối cảnh cụ thé” (6, tr.12] Dưới sự quy định của khái niệm kí hiệu, thuật ngữ mã văn học được Lê Huy Bắc hiểu như là chức năng xã hội của kí hiệu mang tính quy ước về nghĩa Mã trở thành "điểm nối” nghĩa giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt Có thể thấy ở phạm trù mã văn học/mã thẳm mĩ thì GS Lê Huy Bắc nhắn
mạnh đến yếu tổ tác động qua lại giữa người tạo mã và người giải mã, hay nói cách khác là quá trình giải mã dựa trên tầm đón nhận riêng biệt Khi bạn đọc và nhà văn có cùng chung cách dụng mã thì kí hiệu mới có giá trị chức năng kí thác của nó Theo đó, mã mang quy ước ngầm ẩn hoặc công khai về nghĩa
Trang 27kí hiệu Trong công trình Mã văn hoá trong tác phẩm văn học - những vẫn đê lí thuyết và ứng dụng, GS Lê Nguyên Cần nhận xét: “khi mã ra đời với tư cách là một hệ thống tín
hiệu hay biểu trưng quy ước dựa trên các nguyên tắc cấu trúc tạo mã thì mã cũng trở thành
một hệ thống kí hiệu mới” và “chịu những tác động của chủ thẻ của thời đại và biến đổi theo chủ thể và thời đại” [10, tr.166] Tác giả còn dẫn giải dưới góc độ ngôn ngữ học, mã được hiểu là hệ thống kí hiệu và các quy tắc tổ hợp và sử dụng chúng nhằm mục đích
chuyền phát thông tin cụ thể
Nhìn chung, mã thâm mĩ không mang tính có định Trước nhất nó xuất phát từ kí hiệu, sau đó được kí mã theo các cơ cấu tạo mã khác nhau và tăng theo cấp số nhân ở giai đoạn
giải mã Cần làm rõ hơn hai cụm từ mã văn học và mã thâm mĩ Mã văn học là sự quy ước
về nghĩa của hệ thống kí hiệu trong phạm vi văn học Nghĩa là tắt cả những yếu tổ thuộc về kí thác thông tin đều được xem là mã văn học, từ thông dụng cho đến phức tạp Thể nhưng đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật yêu cầu nhà văn phải tiền hành cơ cầu lại, tổ chức lại các cách thức tạo mã mang tính thẩm mi Đặc trưng của kí hiệu thắm mĩ không nói đến cái sự sống hiện hành một cách đơn sơ mà với cấu trúc song hành tương ứng, kí hiệu thắm mĩ chú trọng đến khả năng biểu đạt Tức là nó phải đáp ứng các giá trị thẩm mĩ của văn học, chứa đựng tư duy thẩm mĩ của nhà văn và phủ hợp với thị hiểu thắm mĩ của bạn đọc
Biểu tượng (symbol) có xuất phát điềm gần với nội dung của kí hiệu, biểu hiện, biểu
trưng C.§ Pierce khi tiếp cận với kí hiệu đã chia kí hiệu thành 3 loại: chỉ hiệu (indexes);
hình hiệu (icons) và tượng hiệu/biêu tượng (symbols) Ông cũng đề xuất vấn đề tương tác
biểu tượng (symbolic interactionism) Các nhà ngôn ngữ học đều đồng ý quan điểm biểu tượng là một dạng thức kí hiệu cao cấp Nó không chỉ mang tính quy ước giữa một số người mà còn mang tính cộng đồng, thuộc về từng nền văn hoá riêng Yuri Lotman nhận
xét: “Biểu tượng (symbol) là một trong những từ nhiều nghĩa nhất trong hệ thống các khoa
học về kí hiệu” [29] Chính nhận định này cho thấy nội hàm tương đối phức tạp của thuật ngữ này Theo 7ừ điển tiếng Liệt, biểu tượng được hiểu là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự
Trang 28tượng trưng cho một chương trình, một file dữ liệu, người sử dụng có thể kích chuột vào đấy để chọn một thao tác hoặc ứng dụng phần mềm nào đó” [37, tr.83]
Tuy nhiên, Nguyễn Thiện Giáp trong 7ừ điển khái niệm ngôn ngữ học lại gọi thuật ngữ symbol là biểu hiệu còn biểu tượng là representation Theo đó, biểu hiệu là “những tín hiệu mà quan hệ giữa cái biểu đạt có tính chất quy ước” và ở khía cạnh thứ hai của nó là “sinh vật hoặc đồ vật tượng trưng cho cái gì trừu tượng” [17, tr.64] thường được dùng
chung với biểu tượng Tác giả viết về biểu tượng (representation) như là “hình thức của
nhận thức khái quát hơn cảm giác và tr giác, được hình thành trên cơ sở của cảm giác và trí giác đã xảy ra trước đó, được lưu giữ lại trong ý thức." [17, tr.67]
Trong Kí hiệu học và triết học về ngôn ngữ, U Eeo cũng quan tâm đến vấn đề biểu tượng trên cơ sở phân tích sự tác động qua lại giữa các yếu tố kí hiệu học như Kí hiệu
(sign); An du (metaphor); Ma (code), Tinh déng vi (Isotopy) va Su phan anh (mirror) U
Eco cho rằng bản chất của biểu tượng “chính xác là sự mơ hồ của chúng, độ mở, tính vơ hiệu quả hồn hảo của chúng nhằm biểu đạt ý nghĩa “cuối cùng” Kết quả là với những biểu tượng và bằng các biểu tượng người ta miêu tả cái ln ở bên ngồi sự tìm kiếm của ai đó" Toàn bộ những khảo sát của Eco về mã biểu tượng đều xoay quanh tính tượng trưng của loại kí hiệu này Đối với lung, những nội dung về vô thức tập th với nguyên mẫu, các
mẫu hình cổ xưa, những hình tượng chung, những đại diện chung, là những biểu tượng
chân thực "bởi chúng mang ý nghĩa mo hd, day tính thoảng qua và vô tận như là phương sách cuối cùng” Cả hai đều nhận định biểu tượng xuất hiện khi có sự mơ hỗ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt Ở khía cạnh quan điểm của Jung, biểu tượng không chỉ được quy định bởi vô thức cá nhân (tri nhận đơn lập) ma còn phụ thuộc vào vô thức cộng đồng Điều này càng làm cho biểu tượng trở thành một kí mã đặc biệt
Trang 29chuyển nghĩa lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt nếu hiểu theo nghĩa hẹp
hơn
Trong công trình 7” kí hiệu đến biểu tượng, Trịnh Bá Đình cho rằng: “Biểu tượng cũng là hình tượng nghệ thuật, là một dạng đặc biệt của nó Khác với những hình tượng nghệ thuật thông thường, biểu tượng có sự độc lập tương đối với hệ thống kí hiệu của văn bản, vì thế nó có sự “du hành” từ văn bản này sang văn bản khác, từ hệ thống kí hiệu này sang hệ thống kí hiệu khác trong một nền văn hóa Biểu tượng là một hiện tượng nghệ thuật, cũng là một hiện tượng văn hóa, nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật là nghiên cứu văn học, nghệ thuật về phương diện văn hóa”
Dựa trên các nhận định trên, chúng tôi đồng ý với cách hiểu rằng biểu tượng là một
hình ảnh cụ thể (cái biểu đạt) dùng đề kí mã cho một nội dung trừu tượng (cái được biểu
đạt) có sự tồn tại tương đối đập lập so với hình ảnh đó Các nhà văn thực hiện việc mã hóa ngôn từ với mục đích tạo ra một thể giới hình tượng mang đậm cảm quan cá nhân Trong phạm vi tác phẩm, biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu và mang tính đa nghĩa Về bản chất, biểu tượng nghệ thuật là một khía cạnh của hình tượng nghệ thuật mà ý nghĩa của biểu tượng ẩn sâu bên trong, đòi hỏi trí não của con người một nguồn năng lực lớn lao để tìm tòi và khám phá Theo cách chia cấp độ kí hiệu của Lê Huy Bắc thì biểu tượng (symbol) là cấp độ cao hơn của hình tượng (image) Nghĩa là khi hình tượng được xây dựng mang tính điển hình, tiêu biểu; đại diện cho những nội dung mang tính bao quát
hơn thì có khả năng trở thành biểu tượng Biểu tượng thường phát huy vai trò ở phạm vỉ
ngôn ngữ tự nhiên không diễn đạt hết Các biểu tượng (symbol) xuất hiện khi cái được biều đạt mơ hồ, chưa xác định và thực hiện tốt chức năng thẩm mỹ Chính vì vậy, biểu tượng trong văn học là các kí hiệu nghệ thuật được mã hoá bằng tín hiệu ngôn ngữ thông qua cơ: chế liên tưởng Có thể nói, biểu tượng là loại hình mã thắm mĩ thuộc hình thức cao của diễn giải và tri nhận văn học
Điểm phát triển cơ bản giữa kí hiệu và biểu tượng nghệ thuật chính là khả năng mã hoá mang tính thâm mỹ của người nghệ sĩ Biểu tượng nghệ thuật không chỉ mang tính đại diện nghĩa như các mô hình kí hiệu khác mà còn chứa đựng trằm tích văn hoá của cộng
Trang 30lặp liên tục mô hình gán nghĩa đó Nói cách khác, biều tượng có sự thông nhất trong chỉnh thể văn bản Chính vì vậy, biểu tượng nghệ thuật được xem là phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn Vì biểu tượng nghệ thuật gắn với quy ước văn hoá cộng đồng nên được xem là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, tuỳ thuộc vào quá trình mã hoá của nhà văn cũng như giải mã của bạn đọc Tham gia vào cấu trúc văn bản, biểu tượng trở thành một dạng mã hóa các tư tưởng chủ đề mang tính chủ quan của nhà văn vẻ đời sống Do vậy xét trong cầu trúc văn bản, nó cũng là một thứ ngôn ngữ, vì biểu tượng luôn luôn gắn với một thông điệp
nào đó
Mã biểu tượng trong văn học mang một số đặc điểm như tính tượng trưng, tính thống, nhất và tính tiếp biến Như đã phân tích ở trên, tính tượng trưng của biểu tượng nằm ở quá
trình chuyển nghĩa giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt Cơ bản, biểu tượng luôn phải sắn với trí thức cộng đồng, là quy ước của tập thể, được tập thể công nhận và có cách giải mã tương đối giống nhau Chẳng hạn như hình ảnh con rồng trong tâm thức người dân Á Đông đại diện cho sự cao sang, quyền quý, đặc biệt là dấu ấn của vua chúa Trong các tác
phẩm văn học Trung Quốc, rồng trở thành là biểu tượng cho thiên tử, người ứng với mệnh
trời và tất cả những yếu tổ khác gắn với vua đều có “long” đi kèm Chim Phụng cũng có ý' nghĩa biểu trưng tương tự, nhưng phần nhiều dành cho người phụ nữ Tuy nhiên trong quan niệm phương Tây, Phượng hoàng (đặc biệt là Phượng hoàng lửa) lại là đại diện cho sự hồi phục, tái sinh Vậy nên có khi cùng một hình ảnh biểu tượng nhưng cơ chế tạo mã và giải mã lại khác nhau tuỳ thuộc vào phơng nên văn hố Thứ hai, tính thống nhất của biểu tượng
nằm ở yếu tố đại diện tiêu biểu Nó đặt ra yêu cầu tần suất xảy lặp của hình tượng ở mức độ cao; trở thành vấn đề liên kết trực tiếp với các hình tượng khác trong chỉnh thể văn bản
Chẳng hạn như trong văn học trung đại: các quy ước như quân tử luôn được gắn tùng, bách; gai thuyền quyên luôn đi kèm với trúc, mai, liễu, đào, Nhu vay, tính thống nhất cho phép tác giả và bạn đọc tìm được mẫu số chung trong nghĩa của biểu tượng Cuối cùng là tính tiếp biến Mặc dù biểu tượng nào cũng mang hạt nhân nghĩa tương đối cố định nhưng với đặc thù của văn chương nghệ thuật, không phải biểu tượng nào cũng giữ nguyên một
Trang 31biểu tượng tồn tại với tư cách là một mã thẩm mĩ, một phương thức tư duy nên sẽ gắn với
cảm quan nghệ thuật của mỗi nhà văn
Chính vì thế, giải mã biểu tượng nghệ thuật là quá trình không đơn giản của tiếp nhận văn học Nó phải xuất phát từ sự phân tích nghĩa biểu trưng mà nhà văn có ý thức đưa vào hình ảnh, hình tượng dựa trên cơ sở tổng hợp tri nhận văn hoá cộng đồng Đôi khi, các mã
biểu tượng tạo thành những motif hình tượng mang đặc điềm phong cách sáng tạo của mỗi cá nhân người nghệ sĩ 1⁄2 Mã thể loại iểu thuyết và cơ chế tái cấu trúc kí hiệu hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 1.2.1 Mã thể loại tố thể loại được xem là thành tổ có sự biến đồi chậm nhất Trong lịch sử văn học,
M Bakhtin nhận định: *Mỗi thé loại, nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thắm mỹ đối với hiện thực, một cách nhìn nhận, cảm thụ, giải minh thé giới và con người” [3] Nói cách khác, những đặc trưng thể loại được hình thành và mang tính cố định, nhận diện Nói cách khác, mỗi thẻ loại chứa đựng những bộ mã và quy tắc kí mã khác nhau Tác phẩm văn học
được xem là một khối thống nhất của các yếu tố như đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cầu nhưng cuối cùng vẫn đặt dưới những quy luật nhất định mà khái niệm thể loại Khi nói đến tác
phẩm văn học bao giờ cũng gắn với loại thẻ của chúng Đó là một bài thơ, một truyện ngắt một vỡ kịch hay một bút kí Thường đi liền với tên tác phẩm là tên thẻ loại của tác phẩm đó Nói đến thể loại văn học là nói đến quy luật loại hình của tác phẩm tức là một sự hệ thống hóa có tính chất ước lệ những tác phẩm có phương thức tổ chức, phương thức tái hiện đời sống gần gũi nhau Chẳng hạn, phải có cách tổ chức phương thức tái hiện đời sống phải có cách tổ chức phương thức tái hiện đời sống như thế nào đó là mới gọi là thơ, là truyện, là tiểu thuyết hay kịch, Và đến lượt mình, tên gọi thể loại lại có chức năng phân định loại hình của tác phẩm, hình thức tồn tại của nó, kiểu giao tiếp, kiểu tái hiện nghệ thuật của tác phẩm Thẻ loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo
Trang 32như những truyện ngắn của Nam Cao có thê gọi là truyện ngắn mang dáng dấp tiêu thuyết
nhưng không thể gọi là tiểu thuyết Điều này càng khẳng định khi bước vào quá trình sáng tạo, người cằm bút luôn ý thức được bản thân đang đứng ở giới hạn của thể loại nào và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đó Nhà văn khi xây dựng văn bản dựa trên nguyên tắc thể loại còn thể hiện được phương thức chiếm lĩnh đời sống và quan niệm thấm mĩ về hiện thực khác nhau
Có thể thấy, cho dù sự pha trộn các yếu tổ thể loại là điều tat yếu ở không gian hậu hiện đại nhưng dưới cái nhìn chỉnh thể, mỗi tác phẩm vẫn đảm bảo nguyên tắc thuộc về một thể loại làm nòng cốt Nếu như nói kí hiệu học là phương tiện tri nhận các hình thức
giao tiếp bậc cao của văn học thì nền tảng của các yếu tố giao tiếp đó nằm ở đặc điểm thê
loại Giao tiếp thơ khác với giao tiếp và tất nhiên cũng không giống giao tiếp trong văn
xuôi Đối với văn bản thơ; bộ mã cơ bản nhất sẽ xoay quanh các yếu tố trữ như mã nhan đề, giọng điệu trữ tình, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ trữ tình Tương ứng với mỗi bộ mã ấy
sẽ có cơ chế kí mã đi kèm Đối với kịch văn học, tính kí hiệu hoá hiện diện ở các mã như nhân vật, xung đột/mâu thuẫn kịch, hành động kịch, bối cảnh (không gian - thời gian) mà quan trọng nhất chính là xung đột kịch và ngôn ngữ Đối với các văn bản văn xuôi tự sự,
tên gọi các mã thấm mĩ tương đối giống nhau Truyện ngắn hay tiêu thuyết đều được xây
dựng trên hệ thống các mã kí hiệu như nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ,
biểu tượng, Thế nhưng cần phải làm rõ rằng tắt cả những gì giống nhau chỉ dừng lại ở
mặt tên gọi, còn về cơ chế tạo mã, quy ước mã thì giữa hai thể loại này cũng có sự khác biệt Điều này dẫn đến việc khi một văn bản/tác phẩm văn học được xuất bản thì trang bìa
thưởng ghi thăng tên thê loại đi kèm như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, Về bản
chất, nói đến thể loại là nói đến cách thức tổ chức tác phẩm, hình thức tái hiện đời sống và giao tiếp nghệ thuật Nói cách khác, mã thể loại có tính chất định thể đối với toàn bộ hệ thống tác phẩm Chẳng hạn đối với thơ trung đại, nhà bác học Lê Quý Đôn từng nhận định *“Thơ nói chí thì phải trang trong, thơ viếng cảnh cổ người xưa thì phải cảm khái, thơ đưa tặng thì phải dịu dàng .” Ngay trong một thẻ loại là thơ đã có những yêu cầu khác nhau như vậy thì các quy luật lớn hơn giữa nhiều thể loại là điều mà người cằm bút cần ý thức
Trang 33cần nhìn nhận được mình đang thưởng thức văn bản thuộc thể loại nào để có những công cụ, phương tiện giải mã phù hợp Giải mã nhân vật thơ khác so với giải mã nhân vật truyện ngắn, cũng khác so với giải mã nhân vật kịch
Chúng tôi nhận thấy rằng, với tư cách là một trong những yếu tổ tác động đến toàn bộ hệ thống kí hiệu trong tác phẩm văn học bên cạnh mã văn hoá và phong cách nghệ thuật thì mã thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống, một quan niệm nhân sinh và hơn hết là một nguyên tắc xây dựng thể giới nghệ thuật Cho dù nhà văn có tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc ấy hay không thì tác phẩm vẫn được đánh giá và tiếp nhận trên cơ sở của một thể loại nhất định Bên cạnh đó, mã thể loại cũng mang đến sự tiếp biến trong quá trình xây dựng văn bản nghệ thuật Việc xác định cụ thẻ bộ mã tương thích của từng thẻ loại cho phép nha van tan dụng các mã thâm mĩ đặc biệt mang lại hiệu quả truyền đạt Đây chính là cánh cửa mở ra khoảng trồng cho sự thâm nhập, đan xen các thể loại
Tom lai, dưới sự tác động của thi pháp học với lí thuyết kí hiệu học, mã thể loại luôn mang tính đặc thù mà mỗi nhà văn phải tuân thủ trong quá trình xây dựng tác phẩm của mình Có thẻ hình dung rằng, mỗi một văn bản đều chịu sự chỉ phối của nhiều quy ước kí mã khác nhau, từ phong cách nghệ thuật, nguyên tắc xây dựng thể loại cho đến phông nền văn hoá thời đại Đó là cơ sở để nhà văn lựa chọn cho mình những mã thẩm mĩ quan trọng cần được tái cấu trúc và là hướng đi căn cơ cho việc tiếp nhận văn bản văn học từ phía bạn
đọc
1.2.2 Mã thể loại tiểu thuyết
Quan niệm về thể loại tiểu thuyết được chấp nhận nhiều nhất là: “Tiểu thuyết có khả năng mô tả một cách quy mô, toàn diện thế giới khách quan rộng lớn, có thể tái hiện những xung đột căng thăng đây kịch tính trong hành động và ngôn ngữ của con người; mặt khác, lại có thể đi sâu vào khám phá những biểu hiện rất nhỏ, rất tỉnh tế của đời sống tâm lý bên trong Tính chất kịch và tinh chat trữ tình không làm giảm mắt tính chất khách quan và qui mô rộng lớn, sử thi, nó là cái nền chủ yếu của tiểu thuyết” Đối với tiểu thuyết, bộ mã của
nó vẫn tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi của một văn bản thuộc loại thê tự sự Lâu nay tiểu
thuyết vẫn được hiểu là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở
Trang 34đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [18, tr.328] Tuy nhiên, tiêu thuyết là thẻ loại có sự biến động mạnh mẽ nhất trong dòng chảy của văn học Nhà văn Tơ Hồi cho rằng tiểu thuyết có khả năng tung hồnh khơng giới hạn và vì thế không thẻ kiếm tìm cho nó một định nghĩa
cố định Ở đây, chúng tôi chấp nhận cách hiễu về tiêu thuyết như một tác phẩm tự sự cỡ
lớn với những đặc thù riêng so với truyện ngắn
'Về cơ bản, tiểu thuyết là sự mở rộng, phóng chiếu của cấu trúc truyện ngắn Các nhà lí luận văn học chia đặc điểm nhận diện tiểu thuyết trên hai phương điện: nội dung và hình thức nghệ thuật Nếu xem xét dưới góc độ kí hiệu, bộ mã thể loại hiện lên rõ nhất qua các yếu tố của hình thức nghệ thuật Ở điềm này, tuy có cùng tên gọi mã/bộ mã với truyện ngắn
nhưng về cách thức cấu tạo, mã tiểu thuyết vẫn có những đặc trưng riêng Trước nhất,
chúng tôi sẽ phân tích tính kí hiệu hoá như một yêu cầu tất yếu của việc tạo mã thể loại Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đề cập đến đặc điểm của tiêu thuyết mang hơi hướng hậu hiện đại, khi mà các bộ mã nêu trên có sự biến đổi so với cấu trúc tiểu thuyết truyền thống Tính kí hiệu hoá hình thành nên mã thể loại tiểu thuyết có thể được nhìn nhận ở các phương diện như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thể giới nhân vật, ngôn ngữ - giọng điệ kết cấu Ngoài các bộ mã nêu trên, chúng tôi cho rằng cần nhắc đến mã nhan đề như một loại mã đặc biệt
Trang 35một số nhan đề chứa đựng yếu tố văn hố, tơn giáo như Côi người rung chuông tận thé, Dầu về gió xoá hay Đức Phật ~ nàng Savitri và tôi,
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật Phân tích yếu tố không gian không những thấy được cầu trúc nội tại của tác phẩm mà còn soi xét được bóng dáng của hiện thực, của bối cảnh thời đại Thế nhưng truyện kể không thể mang cái chiều kích sống động ngoài kia vào trong văn bản như một cách sao chép máy móc Nó buộc phải được mã hoá, phải thông qua tiêu cự của nhà văn Như vậy, thực chất không gian
nghệ thuật mang tính quy ước cho không gian hiện thực Không gian trong tiêu thuyết là
một không gian rộng lớn, không gian của đời người Nó không dừng lại ở ngôi nhà, cái làng, thành phố mà nó mang tính phổ quát hơn cho phông nền văn hố Đơi khi sẽ xuất hiện những cái tên cu thể, nhưng cũng có khi không chỉ đích xác nơi chốn nào Thể nhưng người đọc vẫn cảm nhận được lí do cho sự tồn tại của không gian ấy, nơi xảy ra những đợt sóng ngầm của truyện kẻ, nơi dung chứa cho mã nhân vật phát huy quyền năng của nó Với
tư cách là một mã thâm mĩ trong toàn bộ tác phẩm, không gian tiêu thuyết không mang
tính cố định, tĩnh tại Cùng với ý nghĩ hiện thực đỗ vỡ, hỗn loạn, không gian trong tiểu thuyết hậu hiện đại xuất hiện nhiều cách thức tổ chức kí mã mới lạ như bẻ gẫy bức tranh hiện thực, tạo lập nhiều chiều kích không gian khác nhau (không gian hiện tai, không gian
cõi vô thức, .)
Song hành cùng không gian trong mô hình hệ thống kí hiệu phông nên một tiêu thuyết là thời gian nghệ thuật Đối với văn bản tự sự, thời gian nghệ thuật trở thành một kí hiệu
tiềm năng bởi cách tô chức mạch trần thuật truyện kể Nếu như không gian tiêu thuyết là
một không gian rộng lớn, không gian đời người thì thời gian tiêu thuyết cũng là thời gian trải đài, thời gian đời người Đây là đặc trưng mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng truyện
ngắn Nam Cao rất gần tiểu thuyết khi tác giả kết hợp khéo léo hai yếu tố thời gian theo quan niệm về truyện kể của Genette Dưới lí thuyết của tự sự học, thời gian nghệ thuật
không đơn thuần là một mạch tịnh tiền mà có thẻ tách ghép, đảo chiều liên tục Nhờ đó loại
mã này trở thành một kí hiệu đặc biệt tác động đến kết cấu tiểu thuyết Đối với thể loại tiểu
thuyết, sự vênh lệch giữa hai yếu tố thời gian càng hỗ trợ đắc lực cho quá trình nhà văn cắt
Trang 36về khuynh hướng hậu hiện dai thi mã thời gian có sự kết nối chặt chẽ với mã không gian Mã không gian nào sẽ có mã thời gian đó hay nói cách khác, với mỗi chiều không gian được tạo ra thì sẽ có một dòng chảy thời gian tương thích
Từ góc nhìn kí hiệu học, nhân vật trong tác phẩm văn học là kí hiệu trung tâm của văn bản văn học C.S Pierce timg dat ra vấn để con người như một thực thể kí hiệu đặc biệt và Umberto Eco là người tiếp nói quan điểm trên Chính vì thế, hình tượng nhân vật là công cụ kí thác quan niệm của nhà văn về con người Hệ thống nhân vật của tiểu thuyết không đơn thuần là những kí mã tách rời Nếu như ở truyện ngắn, nhân vật thường được phân tích với tính chất điền hình của nó thì ở tiểu thuyết, nhân vật được đặt trong chỉnh thê
xã hội mà nó tồn tại Nói cách khác, khi viết truyện ngắn, nhà văn làm việc độc lập với
hân vật Mỗi
từng khuôn mặt người thì sáng tạo tiểu thuyết là quá trình mã hoá lược đồ
nhân vật tượng trưng cho một mã, vì vậy thế giới con người trong tiểu thuyết mang tính
kết nói hay là một chuỗi kí hiệu Quá trình mã hoá/kí hiệu hoá hình tượng nhân vật xét về bản chất là đặt nhiều mã phụ xếp chồng lên nhau Tiểu thuyết hậu hiện đại đặc biệt quan tâm đến tỏ chức mã nghệ thuật này Đời sống con người hậu hiện đại trở nên phức tạp, ở đó không chỉ có mối quan hệ giữa con người - văn hoá, con người ~ con người mà còn là cuộc đối thoại không ngừng giữa con người và chính nó Khác với các tác phẩm cỏ điển khi nhân vật mang tính có định về vai trò (chính diện - phản điện) kéo theo sự đóng băng trong tính cách; nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại là con người của thời đại, “con người
nếm trải” M Bakhtin gọi con người trong tiêu thuyết là con người không đồng nhất với
chính nó Tính kí hiệu hoá đối với mã nhân vật biểu hiện ở cách thức định danh tên gọi,
tạo dựng kiểu người, xây dựng tính cách, lời nói, giọng điệu
Tương tự như truyện ngắn, mã ngôn ngữ trong tiểu thuyết thường được xem xét ở
khía cạnh người kể chuyện và nhân vật Sự mở rộng điềm nhìn khiến cho ngôn ngữ người kể chuyện chủ yếu mang hình thức gợi dẫn hơn là can thiệp trực tiếp vào câu chuyện, cho dù người đó có xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất Bên cạnh đó, tiêu thuyết cũng đặt ra yêu cầu về tính đa thanh, phức điệu Tính chất này có được khi các nhân vật được trao quyền lực nhiều hơn, tác động mạnh mẽ hơn đến mạch trần thuật Như đã nói, tiêu thuyết là một câu chuyện
Trang 37động Yếu tố đa thanh - phức điệu có được khi cùng một lúc có sự tham gia phát ngôn của nhiều nhân vật Ngoài ra, yếu tố phức điệu còn hiện diện khi có sự mơ hỗ trong phát ngôn của cả người kể chuyện lẫn nhân vật Chính vì không xác định được chủ thể nên có thể quy về nhiều chủ thể, tương ứng với nhiều điểm nhìn khác nhau, từ đó mà biểu hiện giọng điệu cũng khác nhau
Bình diện kết cấu là phạm trù trung tâm cho những nghiên cứu mang tính nội tại của tác phẩm văn học Xây dựng kết cấu là khâu quan trọng trong chiến lược tự sự, vì vậy nó cũng tác động trực tiếp đến diễn ngôn truyện kẻ Khai thác mã kết cấu không chỉ tri nhận được văn bản dưới góc nhìn cấu trúc chặt chẽ mà còn thấy được điểm nhìn trần thuật của nhà văn, ý đồ, tư duy nghệ thuật Đối với tiểu thuyết, kết cấu là trục xương sống của tác
phẩm Kết cấu nhìn từ bản chất là mã kí hiệu liên quan đến hệ thống ngôn ngữ Như đã nói, việc chọn lựa kết cấu tiểu thuyết chính là công đoạn nhà văn đi đến xác quyết quyền lực
diễn ngôn So với các thể loại văn học khác, cốt truyện của tiêu thuyết tương đối phức tạp
'Nói đến kết cấu không chỉ xem xét ở góc độ cốt truyện, với tiểu thuyết lại càng không dừng
lai ở cốt truyện Kết cầu tiểu thuyết chủ yếu là cách thức tổ chức, sắp xếp toàn bộ hệ thống
kí hiệu thâm mĩ khác trong tác phẩm bao gồm điểm nhìn, trật tự sự kiện, không gian, thời gian, Điểm nhìn của tiểu thuyết hiện đại tương đối linh hoạt, vai trò người kể chuyện vì thể cũng không còn là người kẻ chuyện toàn tri Sự linh hoạt ấy tạo ra khoảng trống giữa các ngôn từ, là cơ hội cho bạn đọc bước vào thể giới truyện kẻ, điều mà Barthes gọi là “cái chết của tác giã”
1.2.3 Cơ chế tái cấu trúc kí hiệu hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nằm trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam sau 1986 mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại Chính vì thế, các kí hiệu trong tác phẩm của ông được tái mã hoá dựa trên nguyên tắc của thể loại tiểu thuyết hậu hiện đại
Đối với tiểu thuyết của Nguyên Bình Phương, nhân vật được xem là bộ mã quan trọng Để làm hiện rõ hình ảnh con người tự vấn về bản thể, hoảng loạn trên con đường tìm kiếm, định hình lại chính mình: Nguyễn Bình Phương tạo dựng một hệ thống nhân vật không
Trang 38những nhân vật không có tên như *chủ hiệu cằm đở”, "thẳng trí thức”, "hai mươi bảy vết thương”, Ơng khơng quan tâm nhiều đến tồn tại trong xã hội của nhân vật Mờ hoá đời sống hiện thực chính là cách thức Nguyễn Bình Phương kí thác một diễn biến đáng quan tâm hơn: diễn biến ở đời sống tỉnh thần Những hành động kì quái, những thói quen không thể giải thích, nhưng suy nghĩ lệch lạc của kiểu người điên luôn dày đặc trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Một công chức nhà nước, một diễn viên hay thậm chí là một cái tên bình thường nào đó nhưng lại có một đời sống bên trong kì dị, bí ẩn Đó là cơ hội cho sự tranh đấu giữa các dòng suy nghĩ, giữa hiện thực va cdi mo trong mỗi con người Số lượng nhân vật trong các sáng tác của ông cũng không ồn định Có những tác phẩm bạn đọc không thé nhớ hết nhân vật, có tác phẩm chỉ chứa đựng vài ba hình dáng con người Nhưng cho dù đông đúc hay ít ỏi, con người dưới cái nhìn của Nguyễn Bình Phương vẫn tồn tại độc
lập và cô đơn Có đôi lúc, ông còn phủ nhận cả gốc gác nhân vật; hơn nữa còn xoá đi tên của họ nhằm ám chỉ sự hữu hạn của con người trong cõi thực Tác giả sử dụng triệt để các
vấn đề của phân tâm học như bản năng vô thức, tính dục, cái tôi, cái siêu tôi, để tái hiện
chân dung con người thời đại
Dé dung chứa được bộ mã nhân vật phức tạp như thế, không gian và thời gian trong
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng được xây dựng một cách tỉ mỉ Không gian tiêu
thuyết của Nguyễn Bình Phương là bức tranh hiện thực với sự chồng chéo, đan cải phức tạp của con người, sự kiện Sự đỗ vỡ trong quan điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại khiến cho hiện thực ấy trở nên trần trui, phân mảnh và bi xé lẻ Chính vì thế nên không gian luôn có sự chắp nối, đồng hiện của nhiều chiều không gian khác, đặc biệt là không gian huyền thoại, không gian của cõi mơ, cõi âm Nguyễn Bình Phương đẻ cập nhiều đến cơn mơ, đến vô thức, biểu hiện ở các dạng thức mộng mị, giấc mơ, mê sảng hay đời sống dục vọng của con người Chính vì thế mà không gian tâm linh, không gian vô thức xuất hiện với tần xuất dày đặc, thậm chí có cả những hình tượng nhân vật chỉ thuộc về chiều không gian đó Nó có thể không tồn tại, cũng có khi thuộc về quá khứ mơ hỗ không xác định Có thể kể đến như câu chuyện xảy ra trên bãi tha ma của những linh hồn trong Người di vắng Tựu trung
Trang 39chiều không gian Không gian càng chồng lên nhau nhiều tầng bao nhiêu thì sự phức tạp của đời sống con người càng được thể hiện bấy nhiêu
Thời gian trong tiêu thuyết của Nguyễn Bình Phuong có sự kết nối mật thiết với các
dạng thức không gian Thời gian đa phần là kiểu thời gian phi thực tế Nó vừa là ám ảnh
của quá khứ, vừa là sự trần trụi của hiện tại tối tăm, lại vừa là một tương lai mù mịt Nguyễn
Bình Phương đảo lộn dòng chảy thời gian, xoá đi các cột mốc quan trọng Ông chỉ nhắc đến thời gian một cách mơ h: trưa, sáng, đêm, khuya, hai tháng sau, mấy năm sau Với cách tổ chức kí hiệu thời gian như vậy, nhân vật vừa không xác định được vị trí không gian, càng không nắm rõ thời gian của đời người Con người cứ vất vưởng, lạc lối trên
hành trình truy nguyên bản tính của họ Nguyễn Bình Phương gọi thời gian trong tiểu thuyết
của mình là “thời gian trắng” Có thể thấy, Nguyễn Bình Phương không tách mã nhân vật
không gian, thời gian rời nhau Trong không gian ấy, thời gian ấy sẽ xuất hiện những kiểu người như vậy Hay nói cách khác, chính suy nghĩ con người quy định kiểu không gian - thời gian Cùng với không gian tâm thức, dòng hồi ức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương có thể được xem là *kí ức trắng”, nghĩa là nhân vật vẫn có kí ức về những sự kiện đã xảy ra nhưng đã bị xóa mắt Tác giả đã chuẩn bị chu đáo cho sự hình thành sự tương tác
các mã thâm mĩ cơ bản của truyện kế
Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương không xây dựng kiểu kết cấu tuyến tính theo lối truyền thống Sự xuất hiện của nhiều mạch truyện song song là cách thức tổ chức phù hợp cho sự đồng hiện của các dạng không gian, thời gian Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường bao gồm 2 tuyến: một tuyến kể về cuộc đời và số phận của những con người trong cõi thực với những sinh hoat đời thường Tuyến còn lại là câu chuyện của thé giới huyền ảo, của cõi âm, cõi mơ Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương về cơ bản đều có những kiểu kết cấu mang khuynh hướng hậu hiện đại như kết cấu phân mảnh, kết cầu đồng hiện, kết cấu liên văn bản Tác giả xé lẻ mạch văn bản trần thuật thành những mảnh vụn rời rạc, không theo một trật tự cố định Chính vì không chú trọng đến hiện thực đang xảy ra ngay trước mắt nên chuỗi sự kiện cũng trở nên lỏng lẻo, chỉ còn những dòng chảy bên trong con người liên tục đan cài, xếp chồng lên nhau Đây được xem là sự kéo theo của
Trang 40phân mảnh làm cho mối quan hệ giữa các nhân vật thiếu tính kết nói thì kết cầu đồng hiện lại cho phép bạn đọc tìm thấy sợi dây liên kết giữa các hình tượng trong tác phẩm Thế nhưng đối với Nguyễn Bình Phương, sợi dây ấy cũng rất mỏng manh
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sự gia tăng đột biển của ngôn ngữ vô thức như là phương thức biểu đạt của con người bản năng đầy dục vọng Tác giả sắp đặt những lời đối thoại, độc thoại một cách ngẫu nhiên, không rõ nghĩa, có khi là vô nghĩa Có thể thấy nhiều cuộc đối thoại xuất hiện nhưng không nhằm mục đích tạo lập giao tiếp Có một sự
tương thích giữa ngôn ngữ nhân vật và kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương Đoàn Cảm Thi nhận xét rằng một trong những sáng tạo của Nguyễn Bình Phương là cách chuyển tải ngôn ngữ của người điên, của những con người u u mê mê Một trong những hình thức của ngôn ngữ này là cho nó đứt gãy, chắp nói Không chỉ sử dụng dạng thức dirt gay của phát ngôn; về cầu trúc câu trần thuật, tác giả chủ yếu dùng câu đơn, câu ghép cũng được chia ra thành nhiều về ngắn rời rạc; lượt bỏ các quan hệ từ Xét ở góc độ kí hiệu, mỗi câu văn tồn tại độc lập như một thế giới riêng Trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ngôn ngữ đối thoại không nhiều, có khi đối thoại như độc thoại (đối thoại một chiều) Bên cạnh đó, ngôn ngữ đời thường cũng được tác giả sử dụng nhiều, đặc biệt là lớp từ dụng tục Kiểu ngôn ngữ này góp phần làm hiện lên sự tha hoá đến cùng cực