1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học

117 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Thuyết Của Thuận Từ Góc Nhìn Kí Hiệu Học Văn Học
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 31,07 MB

Nội dung

Luận văn Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học nghiên cứu nhằm khái lược lại ngắn gọn nhất những quan niệm lí thuyết kí hiệu học nói chung và kí hiệu trong văn học nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

MỤC LỤC

MO DAU 2

1 Lí do chọn để tài 2

2 Lịch sử vấn đề 4

2.1 Nghiên cứu vẻ lí thuyết kí hiệu học trên thế giới 4

2.2 Các nghiên cứu vẻ ki hiệu học văn học ở Việt Nam 6

2.3 Các nghiên cứu về tác phẩm của Thuận 8

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu i

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Đóng góp của luận văn 13

NỘI DUNG 14

Chương 1: Một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học văn học và tiểu thuyết của Thuận trong không gian văn học hải ngo: Nam đương đại 14

1.1 Một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học 14

1.2 Tiểu thuyé của Thuận trong không gian văn học hải ngoại Việt Nam đương đại28 Chương 2: Tiểu thuyết Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian - thời gian

nghệ thuật 37

2.1 Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật 37

2.2 Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã không gian nghệ thuật 33 2.3 Tiéu thuyết của Thuận nhìn từ mã thời gian nghệ thuật 69 Chương 3: Tiểu thuyết Thuận nhìn từ mã kết cấu, mã ngôn ngữ và biểu tượng văn

hóa 80

3.1 Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã kết cấu 80

3.2 Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã ngôn ngữ $8

3.3 Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ một số biểu tượng %

KET LUA „108

TÀI LIỆU THAM KHẢO .109

Trang 2

MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Con người tồn tại trong cộng đồng và giao tiếp với nhau bằng một hệ thống các tín

hiệu - kí hiệu Việc sử dụng kí hiệu chính là biểu hiện của nhu cầu diễn đạt ngắn gọn ý nghĩ của chúng ta với người khác Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vì vậy ngôn ngữ

cũng chính là kí

giao, biểu đạt kinh nghiệm, hình dung, tri nhận thể giới”.[90, tr9]

Thuật ngữ kí hiệu (sign) hay kí hiệu học (semiotics) xuất hiện với tư cách là một khái

„ hệ thống kí hiệu mang tính thỏa ước để "ghi nhận, lưu giữ, chuyển

niệmtrong các ngành khoa học nói chung và nghiên cứu xã hội nhân văn nói riêng, đây chính là bước tiến trong nhu cầu tiếp cận cũng như khai thác các lí thuyết mới cho các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến kí hiệu học

Kí hiệu học là khoa học nghiên cứu bản chất, chức năng và cơ chế hoạt động của các hệ thống kí hiệu Thuật ngữ này được nhà ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure để xuất vào những năm cuối thé ki XIX, đầu thé ki XX Ở đó, ông tiên đoán đến một nền kí hiệu học bao trùm các thể loại kí hiệu của đời sống Xuất phát từ nền tảng của kí hiệu học cấu trúc của Saussure, triết gia My Charles Sanders Pieirce đã phát triển quan điểm sử dụng kí hiệu theo logic học và cấu trúc tam vị Dựa trên nền tảng kí hiệu hoc cia Saussure va Pieiree, ngành kí hiệu học đã phát triển với những tên tuổi quan trọng như: Louis Hjelmslev, Roland Barthes, Juri Lotman, Umberto Eco Khoa học nghiên cứu về kí hiệu không chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt mà tiến tới tìm hiểu quá trình thiết lập và diễn giải kí hiệu cũng như cơ chế hoạt động đặc thù của nó Và ở đó, kí hiệu học liên đới đến các ngành khoa học khác trong tính chất liên ngành

Như đã nói ở trên, ngôn ngữ là kí hiệu, ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp và chất liệu để tạo nên tác phẩm văn học; đồng thời, khi chúng ta xem văn học là một phương tiện để giao tiếp, là diễn ngôn thắm mĩ của xã hội thì lúc đó chỉnh thể tác phẩm

văn học sẽ trở thành một kí hiệu Lí thuyết kí hiệu học văn học đã nhìn văn học như một hệ thống kí hiệu đặc thù, hệ thống siêu kí hiệu Từ đó, ban chất của văn học không phải là

Trang 3

tính hiện thực chủ đạo như trong lí thuyết phản ánh mà là tinh kí hiệu Bởi ngôn ngữ là kí hiệu, và văn học sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu nên văn học cũng là kí hiệu Khi văn học là kí hiệu thì tính giao tiếp không phải là chức năng mà là thuộc tính bản thể của văn học

Từ những năm 60 của thế ki XX, lí thuyết kí hiệu học văn học đã thể hiện sự năng động của nó trong hành trình nghiên cứu bản chất văn học, và quan trọng hơn, nếu trước đây, người ta xem văn học là một vũ trụ ngữ nghĩa tự trị, khép kín theo tỉnh thần của chủ nghĩa cấu trúc, thì trên thế giới hiện nay, người ta thấy cần xét lại định nghĩa ki hiệu học văn học Ở đó, văn bản văn học luôn luôn gắn với ngữ cảnh mà nó ra đời, bởi đằng sau văn bản là tác giả và đằng sau tác giả là một thời đại Kí hiệu học văn học cho thấy những khả năng và giới hạn của nó trong việc xác lập những thuộc tính bản thể của văn học trong sự chuyển đổi về hệ hình tư duy lí luận văn học từ tiền hiện đại sang hiện đại và hậu hiện đại Ở đó, kí hiệu học văn học gia nhập vào kí hiệu học văn hóa, và đẳng sau văn bản văn học là văn bản văn hóa Tỉnh thần của Kí hiệu học diễn giải được chúng tôi đặc biệt quan tâm khi lựa chọn một hiện tượng văn học tiêu biểu để nghiên cứu từ góc nhìn của lý thuyết này

Tuy nhiên, ở

hình kí hiệu học vẫn là một “khoảng trồng” cần được lắp đầy bởi chúng ta chưa thực sự Việt Nam hiện nay, tình hình nghiên cứu lí thuyết kí hiệu học và các loại có một hệ thống lí thuyết, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu riêng

Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, có rất nhiều cây bút xuất sắc, tiêu biểu cho hướng văn học “hay đa đổi thịt” như Thuận, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Tuy nhiên chúng tôi chú ý hơn cả vẫn là “Thuận, một tác giả nữ đầy cá tính Thuận là gương mặt tiêu biểu của văn chương nữ hải ngoại Việt Nam đương đại Vốn nằm ở ngoại vi của văn học trong nước, Thuận đã thẻ hiện những đổi mới, tạo nên những đường biên của văn học Tiểu thuyết của Thuận đã thể hiện sự xâm lắn về văn hóa, giải kiến tạo những chân dung lịch sử trong quá khứ, và hơn hết là thể hiện sự tự do của người viết theo tỉnh thần hiện sinh — nha van la chủ thẻ

dấn thân của Sartre Trên hành trình dẫn thân đến chân trời tự do ấy, tiểu thuyết của

Trang 4

thông điệp nào là chủ đạo Hệ thống các kí hiệu trong tiểu thuyết của Thuận luôn đầy ấp ý nghĩa, luôn cần được giải mã từ nhiều góc nhìn khác nhau Những kí hiệu hàm nghĩa ấy đa dạng và sinh động, khiến cho quá trình diễn giải về chúng của người đọc được triển hạn đến vô cùng

Xuất phát từ những lí do trên khiến cho đề tài mà chúng tôi lựa chọn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp thiết, chứa đựng các tình huống khoa học 2 Lịch sử vấn đề 2, 'Xu hướng kí hiệu học gắn với nghiên cứu ngôn ngữ và cấu trúc, ban chất của nghiên cứu Nghiên cứu về lí thuyết kí hiệu học trên thế giới

kí hiệu là nghiên cứu ngôn ngữ Quan điểm của F Saussure về tinh hai mặt cái biểu đạt và cái được biểu đạt cũng với một số cặp lưỡng phân như ngôn ngữilời nói, nội tại/ngoại tại của kí hiệu đã trở thành dấu móc quan trọng không chỉ đối với ngành ngôn ngữ học hi dai mà với cả kí hiệu học Theo F.Saussure, tín hiệu học/kí hiệu học (sémiologie) là

"một khoa học nghiên cứu đời sống của các tín hiệu trong lòng sinh hoạt xã hội [ ] Ngành học này sẽ cho ta biết thế nảo là tín hiệu, nó tuân theo những quy luật nào” [26.15] Ở đây F.Saussure đã tiên đoán được tằm ảnh hưởng của cấu trúc luận sẽ vượt ra ngoài phạm vi của ngôn ngữ học với nhận đỉnh: *Một ngành khoa học nghiên cứu về sự tồn tại của các kí hiệu trong đời sống xã hội là hoàn toàn phù hợp, khoa học này sẽ là một phần của tâm lí học xã hội do đó cũng là một phần tâm lí học nói chung; tôi sẽ gọi nó là kí hiệu học (semiology)” Như vậy, F Saussure nhắc đến kí hiệu học lần đầu tiên như một thuật ngữ riêng của một phân môn nghiên cứu của chủ nghĩa cầu trúc

Tiếp thu có phê phán và phát triển các quan điểm của Saussure, V.N.Voloshinov trong Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ khẳng định, bên ngồi kí hiệu khơng tồn tại ý thức ~ tư tưởng Bên ngoài kí hiệu, ý thức — tư tưởng chỉ là một sự hư cấu Theo ý kiến của Voloshinoy, ý thức ~ tư tưởng không tồn tại ở dạng nào khác ngoài tồn tại dưới hình thức kí hiệu, và kí hiệu cũng chẳng có mục đích nào khác, mà tồn tại như là ý thức - tư tưởng Ý thức không chỉ đầy ắp kí hiệu mà *ý thức chỉ trở thành ý thức khi được lắp đầy bằng nội dung tư tưởng, tức là nội dung kí hiệu” Voloshinov viết: "Đặc điểm kí hiệu

Trang 5

chính là cái chung quy định tắt cả các hiện tượng tr tưởng Mỗi kí hiệu tư tưởng không chỉ là một sự phản ánh, một cái bóng của thực tại, mà còn là một phần vật chất của chính thực tại đó Tất cả các hiện tượng kí hiệu tư tưởng đều được thể hiện qua một chất liệu mào đó: như âm thanh, khối lượng vật lí, màu sắc, vận động cơ thể”, và *Nếu chúng ta loại khỏi ý thức nội dung kí hiệu tư tưởng của nó, ý thức hồn tồn khơng cịn lại gì” [35, 34] Như thé, kí hiệu là hình thức ~ ý thức - tư tưởng - văn hóa Không có kí hiệu nằm ngoài hệ thống ý thức - tư tưởng - văn hóa, cũng không có ý thức - tư tưởng - văn hóa nếu không được biểu đạt bằng hệ thống kí hiệu

Khác với mô hình cặp đôi về kí hiệu của F Saussure, mô hình tam vị của C.S Peirce gdm: kí hiệu (sign), đối tượng (object) và diễn gidi (interpretant), c6 thé coi đây là "vết rạn nứt" đầu tiên của cấu trúc nội tại Trong ba yếu tố này, nếu như kí hiệu (sign) như là cái biéu dat (signifier); déi tượng (object) là suy nghĩ tốt nhất vẻ bắt cứ cái gì được

biểu đạt, diễm giải (interpretant) trở thành một phần quan trọng trong mô hình kí hiệu học

của Peirce

Tiếp nối xu hướng nghiên cứu kí hiệu học gắn với ngôn ngữ - cấu trúc, mô hình kí hiệu của Louis Hjelmslev là sự phát triển xa hơn mô hình kí hiệu hai mặt của E Saussure, đối với Louis Hjelmslev, ông đã định danh lại thành biểu hiện (expression) và mặt nội dung (content plance) coi đây là cả hai mặt của kí hiệu Cả mặt biểu hiện và mặt nội dung đều được phân ting cu thể hơn trong hình thức và nghĩa kí hiệu học

Đối với Roland Barther ông chú ý nhắn mạnh đến sự diễn giải trên cấu trúc tam vị của Pierce, ông cho chúng ta thấy một sức mạnh vô biên lẫn sự che giấu tồn tại của mỗi kí hiệu Xem kí hiệu học là khoa học về các hình thức chịu ràng buộc từ một quy chế chung của “những khoa học về các giá trị [ ] xác định sự việc và khảo sát sự việc dưới sóc độ cái-giá trị-như”, R.Barthes khẳng định "huyền thoại như một hệ thống kí hiệu” và huyền thoại học*nghiên cứu những tư tưởng dạng hình thức” Barthes cho rằng, huyền thoại là một hệ thống đặc thù ở chỗ “nó được thiết lập từ một chuỗi kí hiệu tổn tại trước nó: đó là hệ thống kí hiệu thứ hai” [9, 292-303] Bên cạnh đó, ông còn có nhiều công trình khác nghiên cứu về kí hiệu học khác như: Tuyển tập các công trình kí hiệu hoc, Thi

Trang 6

pháp học (1989), các thành tổ của kí hiệu học (1964), cơ sở của kí hiệu học in trong Chủ nghĩa cấu trúc và văn hóa (2002)

Nghiên cứu kí hiệu học trên thế giới còn có nhiều tên tuổi khác như: Charles Morris, Algirdas J Greimas, Juri Lotman, Umberto Eco Khoa học về kí hiệu đã có những khảo sát nghiên cứu đa chiều hơn và không ngừng phát triển, tiếp thu và cải biến

2.2 Các nghiên cứu về kí hiệu học văn học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn hóa nói riêng đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong những năm gần đây, bao gồm các hoạt động dịch thuật các công trình có tính chất lập thuyết của kí hiệu học tiên phong Ở đó, các nhà

nghiên cứu đã bàn luận đến phạm vi và các thuật ngừ cơ bản của kí hiệu học, đặc tính của kí hiệu như tính không đồng đều, tính đa nghĩa và trừu tượng, cơ sở kí hiệu học, kí hiệu học như một lí thuyết về cách đọc Có thể kể ra một số công trình dịch thuật sau:

~ Hin và Tzuganova (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế ki XX (Đào Tuắn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch),

~ Antoine Compagnon (2006), Bán mệnh của lí thuyết ~ Văn chương và cảm nghĩ thông thường (Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch), Nxb ĐHSP, HN

- Trịnh Bá Đĩnh (2007), Kí hiệu học văn hóa, văn học, Đề tài cấp viện, Viện Văn học, HN

- Jakovson (2008), Thi hoc vir ngit nghĩa ~ Lí luận văn học phương Tây hiện đại (Trần Duy Châu biên khảo), Nxb Văn học và TT Nghiên cứu Quốc học

Trang 7

ứng dụng Kí hiệu học văn học ở Việt Nam:

Trước hết, phải nhắc đến Hoàng Trinh với hai công trình tiêu biểu liên quan đến ki hiệu học, "Kí hiệu, nghĩa và phê bình văn học” (1979), "Từ kí hiệu học đến thí pháp học” (1997) Cả hai công tình đều là sự ứng dụng hệ hình lí thuyết để áp dụng vào phê bình văn học, cũng như sử dụng kí hiệu học để lí giải các hình tượng văn học

~ Lộc Phương Thủy (chủ biên), Lí luận phê bình văn học thể giới thé ki XX (tap 2), 2007 - Lã Nguyên (2012), Lí luận văn học, những vắn đề hiện đại, Nxb ĐHSP, HN

- Nguyễn Tri Nguyên (2015), Kí hiệu học văn hóa, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội

~ Xem biểu tượng như là một phạm trù quan trọng của kí hiệu học, Đinh Hồng Hải với các công trình nghiên cứu liên quan đến biểu tượng dưới góc nhìn kí hiệu học như

*Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lí thuyết” (2014) và “Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng từ kí hiệu học đến nhân học biểu tượng” (2016) Trong những,

công trình lớn này, tác giả chủ yếu sử dụng nhiều lí thuyết khác nhau để nghiên cứu biểu tượng như cấu trúc luận, ngôn ngữ học, nhân học, trong đó tiêu biểu có để cập đến nghiên cứu biểu tượng dưới góc nhìn kí hiệu học

Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình nghiên cứu về kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn học nói riêng của các nhà phê bình nỗi tiếng như Trịnh Bá Đĩnh với bài viết “Biểu tượng nhìn từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa" (2016); Lê Huy Bắc với các bài viết “Văn chương như kí hiệu đa văn hóa "(2016) “Cổ mẫu như kí hiệu văn chương "(2013), “Mặc định hoc kí hiệu” (2015); Trần Đình Sử với các bài viết được đăng trên nhiều trang web (https:// trandinhsu.wordpress.com) như “Mã và giải mã trong văn học", “Tính kí hiệu của hình tượng văn học ”

Trang 8

Nhìn chung tắt cả những khảo sát về những công trình, dé tai nghiên cứu về kí hiệu học nói chung cũng như kí hiệu học văn học nói riêng ở trên cho thấy, gần đây ki hiệu học là ngành nghiên cứu đang được quan tâm và là xu hướng nghiên cứu chủ đạo hiện nay Những nghiên cứu về kí hiệu học văn học đối với những hiện tượng văn học cụ thể (nghiên cứu trường hợp) luôncho thấy sự khát vọng xác lập những vênh lệch giữa thực tiễn sáng tác và những vấn đề của lí thuyết văn học Chỉ ra những vênh lệch ấy,

chúng tôi thiết nghĩ là cần thiết đề thể hiện quan niệm mọi lí thuyết văn học đều xuất phát

từ thực tiễn sáng tác và những nghiên cứu trường hợp luôn có ý nghĩa trong việc tạo lập sự sinh động, đa dạng và bổ khuyết cho lí thuyết văn học

2.3 Các nghiên cứu về tác phẩm của Thuận

Ở Việt Nam, Thuận được coi là một cây bút mới có cá tính nên tác phẩm của chị cũng được chú ý nghiên cứu khá nhiều Qua tìm hiểu, chúng tôinhận thấy tác phẩm của “Thuận đã được triển khai trên nhiều phương diện khác nhau, ứng dụng nhiều lí thuyết khác nhau để soi chiếu chiếu tác phẩm như nữ quyền luận, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm

học, hậu hiện đại Tuy nhí:

tâm đến một số các đề tài có liên quan đến nghiên cứu của chúng tôi

„ trong số rất nhiều các đề tài đó, chúng tôi đặc biệt quan Luôn có ý thức cách tân văn học, nghiêm túc với công việc của mình, bạo dạn và thậm chí khiêu khích với thắm mỹ truyền thống, Thuận nhận được không ít sự ủng hộ cũng như bài xích, chê bai Trong bài viết Sip nghĩ vẻ địch thuật và ngôn ngữ văn

chương, Cao Việt Dũng khẳng định: "Thuận đã tạo ra một thể giới khác, một thế giới mong manh nằm trên biên giới các nền văn hóa, nhưng cùng lúc cũng là một thể giới vững chắc với các nền móng chung, với những lỗi liên thông với những động hướng gần gũi nhau.” Thuận có *một thứ can đảm phi thường trong một khí hậu văn chương đậm màu tầm thường đang vây bủa: can đảm bia dat”

Trang 9

quen thuộc: Việt Nam, Chinatown, Paris và nghe nói tới đây còn có New York” Cũng theo Thủy Lê: Những địa danh đó liên quan đến cuộc đời và số phận nhân vật của Thuận; phan lớn nhân vật của Thuận "là những kiếp sống tha hương thậm chí đã có lúc đã chạm đến tận cùng cay đắng” Tiểu Quyên trong bài viết Dòng cháy tằm của văn học xa xứ khẳng định: các nhà văn xa xứ có cách nhìn cuộc sống giả đặn, triết lí và đầy giá trị nhân sinh sâu sắc Bài báo đánh giá cao sáng tác của nhà văn Thuận, nhất là viết về thân phận người phụ nữ li hương Tác giả bài báo đề cập đến số phận những người xa xứ, nhất là nỗi cô đơn, sự cô độc của con người trong thể giới hiện đại phương Tây

Van học phải viết về con người, Thuận cũng nằm ngoài phạm vi đề tài đó Chính

vì thị đề về con người trong tiêu thuyết của Thuận được quan tâm khá nhiều trong rất

nhiều các công trình nghiên cứu cũng như các bài viết được đăng trên những tạp chí w tín Chúng ta có luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hạnh (Đại học Thái Nguyên) với để tài “ giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận ”( 201 1) ở công trình nghiên cứu đó tác giả đã

khảo sát hệ thống các kiểu nhân vật dễ bắt gặp nhất trong một vài tiểu thuyết của Thuận;

cũng nói về con người, nhưng khảo sát hình ảnh con người cô đơn, Hoàng Thi Liên (Đại học Đà Nẵng) trong luận văn thạc sĩ của mình đã có công trình nghiên cứu “Con người cô đơn trong tiểu thuyết của Thuận" (201 1) Không chỉ dừng lại ở những công trình luận văn thạc sĩ, có nhiều bài báo, bài hội thảo bàn về kiểu nhân vật trong văn chương đương đại nói chung, trong đó có nhắc nhiều đến tác phẩm của Thuận cùng những kiểu nhân vật xuất hiện trong đó, ví dụ như Nguyễn Thị Kim Tiến ( Đại học Đồng Tháp) bàn về “Ƒ

kiéu “ẩn danh” nhân vật - Tiếp cận qua một số tiêu thuyết Việt Nam đương dai” , trong

bài viết đó tác giả đã nhắc đến rất nhiều tác phẩm của Thuận có xuất hiện kiểu nhân vật ẩn danh Cũng với vấn đề về con người, có bài viết “iểu thuyết hải ngoại và vấn đề thâm phận tha hương "( Lí Hoài Thu - Nguyễn Thu Trang) được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội, bài viết đề cập đến nhiều tác giả hải ngoại trong đó có Thuận với cảm thức tha hương trong việc sáng tạo nhân vật của mình Nhân vật là một kí hiệu tiêu biểu nên chúng tôi chọn tiêu chí này để đưa vào đề tài của mình

Qua tim hiểu, chúng tôi thấy giọng điệu - ngôn ngữ trong tiêu thuyết của Thuận

Trang 10

trong văn chương cũng chính là một mã kí hiệu cần khai thác Trong những công trình nghiên cứu về giọng điệu liên quan đến tiêu thuyết của Thuân chúng tôi đặc biệt chú ý

đến bài viết “Giọng điệu trần thuật trong tiêu thuyết Việt Nam đương đại "của tiễn sĩ

Thai Phan Vang Anh được đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An (2010), trong đó có một

phan khảo sát giọng điệu trong nhiều tiểu thuyết khác nhau và tiểu thuyết của Thuận rất được quan tâm Đồng thời, có luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Thoa (Đại học sư

phạm thành phố Hồ Chí Minh) viết về “Giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của

Thuận" (2014) Trong một luận văn khác của Vũ Thị Hạnh ( Đại học Khoa học xã hội — nhân văn, Hà Nội) “Nghệ thuật tự sự trong tiêu thuyết của Thuận ”(2010), tác giả đã dành

riêng một chương để khảo sát về giọng điệu trong tiểu thuyết của Thuận, trong đó cũng

có nhắc đến các kiểu giọng điệu đặc trưng mà theo chúng tôi nó liên quan đến để tài mà chúng tôi đang nghiên cứu Liên quan đến nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thuận chúng tôi chú ý đến một số bài viết như “Chơi cùng ngôn ngữ trong „ bài viết của Vũ Thị Hạnh (Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên) xem xét ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của Thuận và đưa ra một kiểu ngôn

tiểu thuyết của Thu

ngữ tiêu biểu thường thấy trong tiêu thuyết; một bài nghiên cứu nhỏ hơn những có giá trị

không kém đó chính là bài viết của Nguyễn Văn Thông được đăng trên tạp chí Gác tro

văn chương, bài viết “Đặc sắc ngôn ngữ trong Paris 11 tháng 8 của Thuận ” (2013), bài

viết cho thấy những nét đặc sắc trong cách dụng ngôn ở tiêu thuyết Paris 11 tháng 8_mét tiểu thuyết thành công của Thuận

Bên cạnh vấn đề về con người, nhân vật, ngôn ngữ- giọng điệu, ở tiểu thuyết của “Thuận có một số nét đặc sắc nữa mà chúng tôi thấy cần lưu tâm vì xét về phương diện kí hiệu học thì các yếu tố đó cũng chính là các mã kí hiệu cần được giải mã Các yếu tố khác như giấc mơ (chiêm bao), không quan, thời gian, Viết về giấc mơ trong tiêu thuyết của Thuận có bài viết của Tâm Đanvới tiêu đề “Những giấc mơ trong tiểu thuyết của Thuận” đăng trên nhiều báo, tạp chí văn học, bài viết chú ý khai thác những giấc mơ

xuất hiện xuyên suốt trong một vài tác phẩm của Thuận từ đó lí giải giấc mơ từ lí thuyết

Trang 11

Nam đâu thé kj XX1 và sự xóa nhòa những đường biên thể loại” (Hoàng Cảm Giang) được đăng trong ký yếu Những lẳn ranh văn học (2011) bài viết có một phần khảo sát các kiểu không gian thường gặp trong tiểu thuyết của Thuận, kiểu không gian được lặp đi lặp lại có tính hệ thống được trình bày mô tả thành bảng biểu rất rõ ràng Ngoài ra, không gian thời gian cũng chính là một bộ của thi pháp học, chính vì thế trong luận văn thạc sĩ “Thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Thuận "của Nguyễn Xuân Lệ Hằng (2009) cũng có một chương riêng dành cho nghiên cứu không gian - thời gian nghệ thuật trong những sáng tác của Thuận

Từ những tìm hiểu trên, có thể thấy hướng nghiên cứu về Thuận không phải là hướng đi hoàn toàn mới Tuy nhiên, soi chiếu tác phẩm của Thuận dưới góc nhìn kí hiệu học văn học là hướng đi khá mới mẻ mà từ trước tới nay ngoài những bài viết có đề cập chút ít thì vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đặt vấn đề cho hướng nghiên cứu này

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

iéu học van hoc,

Đối tượng nghiên cứu của dé tài trước hết chính là lí thuyết kí

tiếp theo đó chính là tiếp cận những tác phẩm của Thuận dưới góc nhìn kí hiệu học văn học Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, lí thuyết về kí hiệu học nói chung chỉ được tiếp cận thông qua các văn bản dịch, đây chính là một khó khăn của chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài Vì vậy, để có cơ sở soi chiếu những sáng tác của Thuận một cách sáng tỏ nhất chúng tôi đã thực hiện một chương liên quan đến lí thuyết nhằm giới thuyết ngắn gọn và rõ rằng những tư tưởng, quan niệm của các nhà kí hiệu học, hay những trường phái kí hiệu học trên thế giới Trong quá trình giới thuyết đó luận văn có thể phát sinh thêm những đối tượng nghiên cứu liên quan mật thiết với lí thuyết kí hiệu học như triết học ngôn ngữ, cấu trúc luận và chủ nghĩa giải cấu trúc, biểu tượng, cỗ mẫu, Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn mà chúng tôi đề xuất

'Về phạm vi nghiên cứu, thông qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có một số tác phẩm của Thuận có thể giải mã dưới góc nhìn kí hiệu học văn học và chúng

Trang 12

tôi đã chọn đó làm phạm vi nghiên cứu của luận văn Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao

gồm các tiểu thuyết:

— Made in Vietnam (tiểu thuyết, nhà xuất bản Văn Mới, California, 2002)

— Chinatown (tiểu thuyết, nhà xuất bản Đà nẵng, 2005/ — Paris 11 thang 8 (tiéu thuyết, nhà xuất bản Đà nẵng, 2006)

—T mắt tích (tiểu thuyết, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2007 ~ Vânvy (tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, 2008)

— Thang máy Sài Gòn (tiểu thuyết, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 9/2013 — Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư (tiểu thuyết, Nhã Nam, 2015)

Trong quá trình nghiên cứu, để nhìn thấy những tương đồng và khác biệt của những mã

kí hiệu văn học trong tiêu thuyết của Thuận, chúng tôi sẽ chọn một số tiểu thuyết của các

tác giả khác Văn học Việt Nam đương đại để bổ sung phạm vỉ nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp cấu trúc - kí hiệu học

Sử dụng phương pháp này trước hết chúng tôi nghiên cứu một các có hệ thống quan điểm cia mét sé nha lap thuyét ki higu hoc nhu Ferdinand de Saussure, Charles Sander Pirce,

Louis Hjeimslev, Roland Barthes, Kiristeva, Umberto Eco, Sau dé ding cac lí thuyết đó

để nghiên cứu những mã kí hiệu trong tác phẩm của Thuận, xem tắt cả những tiểu thuyết của Thuận là một hệ thống các kí hiệu, đặt các tác phẩm trong một hệ thống có quan hệ với nhau và có quan hệ với nhiều kí hiệu khác ngoài văn bản Từ đó đi đến những nhận

định, kết quả cần thiết

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

Sử dụng phương pháp này đề chỉ ra những yếu tố mới khi nghiên cứu tác phẩm của Thuận dưới góc nhìn kí hiệu học văn học so với các lí thuyết khác đã từng nghiên cứu vẻ Thuận như thi pháp học, hậu hiện đại, tự sự học, Bên cạnh đó, dùng phương pháp này đề so sánh Thuận với các nhà văn hải ngoại nữ khác như Đoàn Minh Phượng, Duyên, đẻ thấy được những đóng góp của Thuận đối với nền văn học đương đại Việt Nam

- Phương pháp liên ngành

Trang 13

đạo trong khoa học xã hội và nhân văn hiện nay

Đặc biệt, việc sử dụng phương pháp này là tắt yếu trong nghiên cứu kí hiệu học văn học, bởi kí hiệu văn học luôn cần được giải mã từ nền tảng của các ngành khoa học khác như ngôn ngữ học, văn hóa học, tâm lý học, lí thuyết diễn ngôn Việc phối kết lí thuyết của nhiều ngành khoa học trong diễn giải kí hiệu xuất phát từ bản chất phức tạp, đa nghĩa và luôn bí ân của kí hiệu văn học.Vì vậy, Phương pháp liên ngành giúp chúng tôi tiếp cận được bản chất của vấn đề nghiên cứu từ quan điềm của nhiều ngành khoa học, phối hop lí thuyết của nhau, sử dụng các khái niệm để giải mã những ẩn số văn hóa, qua đó có cái nhìn toàn diện, thấu tỏ đặc trưng tiểu thuyết Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn

học

5 Đóng góp của luận văn

Về lí thuyết: Nghiên cứu kí hiệu học như một lí thuyết mới ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề sơ lược, chính vì thế ở luận văn này chúng tôi nhằm khái lược lại ngắn gọn nhất những quan niệm lí thuyết kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn học nói riêng

'Về thực tiễn: Giải mã tác phẩm dưới điểm nhìn mới để khám phá được những đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật trong tác phẩm của Thuận, đẻ chứng minh sự khác biệt trong phong cách nhà văn Thuận, một cây bút nữ hải ngoại đầy cá tính trong thé

loại tiểu thuyết

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Phần Nội dung luận văn được triển khai thành 3 chương như sau:

Chương : Một số khuynh hướng tiếp cận lí thuyết kí hiệu học văn học và tiểu thuyết của Thuận trong không gian văn học hải ngoại Việt Nam đương đại

Chương 2: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian - thời gian

Chương 3: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã kết cấu, mã ngôn ngữ và biểu tượng văn hóa

Trang 14

NOI DUNG

Chương 1: Một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học văn học và tiểu thuyết của Thuận trong không gian văn học hải ngoại Việt Nam đương đại

1.1 - Một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học

1.1.1 Một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học trên thế giới

Vào thế kỉ thứ XIX kí hiệu học được phát triển bởi nhà triết học người giới Mỹ Sharles Sanders Pierce (1839 — 1914) tiếp theo ông là rất nhiều các nhà kí hiệu học khác phát triển quan điểm của ông cũng như đưa ra các khuynh hướng nghiên cứu mới về kí hiệu học của riêng họ Có thê kể đến các chuyên gia hàng đầu của kí hiệu học hiện đại như: Roland Banhes (1915 - 1980), Yiri Lotman (1922 - 1993), Umberto Eco ( 1932), Hjmelmslev (1899 ~ 1966), Roman Jakobson (1896- 1982) Tắt nhiên trong lich sử phát triển kí hiệu học, chúng ta không thẻ không nhắc đến vai trò to lớn của E Saussure (1857 ~ 1913), ông là người mở đầu cho ngôn ngữ học hiện đại và cũng chính là người đặt những cơ sở khoa học vững chắc có hệ thống đẻ từ đó kí hiệu học có thẻ phát triển thành một bộ môn sâu rộng như thời điểm hiện tại

Khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học gắn với nghiên cứu ngôn ngữ và cấu trúc

(khuynh hướng tiếp cật cú pháp học)

dựa trên bình

_Mô hình cặp đôi kí hiệu của Ferdinand de Saussure

Ferdinand de Saussure (1857 — 1913) là nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ, người mở đường cho ngôn ngữ học hiện đại và sáng lập ngành ngôn ngữ học cấu trúc Trong giáo trình ngôn ngữ học đại cương (Cours de linguistique genseerale, 1916), Saussure ding hai tir phan

biệt « langage » và « langue » trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh chỉ có một nghĩa tương

đương là « ngơn ngữ » hoặc « language » Ngôn ngữ (langage) là hoạt động nói năng, không chỉ bao gồm ngôn ngữ nói mà rộng hơn (người ta có thể nói với nhau bằng động tác ) Ngôn ngữ (langue) là tập hợp cá kí hiệu được một công đồng sử dụng để liên lạc, trao đổi thông tin, như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, Cùng vơi các khái niệm langage va langue la khái niệm « ngơn từ » (parole) ; đó là việc sử dụng cu thể các kí hiệu

Trang 15

ngôn ngữ trong ngữ cảnh nhất định Ngôn ngữ học chỉ là một nhánh của kí hiệu nói chung, những là nhanh quan trọng và được phát triển mạnh mẽ nhất

Trong ngôn ngữ (langue), ông phân biệt hai mặt : cái biếu đạt ( le signifiant) và cái được biểu đạt (le sinifie) Cái được biểu đạt là ý niệm về một sự vật nao đó hình thành trong đầu ta ; còn cái biểu đạt là âm thanh của một từ phát ra để chỉ ý niệm kia Mối quan hệ giữa cái biếu đạt và cái được biểu đạt hoàn toàn có tỉnh chất võ đoán, vô cớ

Như vậy, có thể nói, người duy nhất làm cuộc cách mạng thành công trong ngôn ngữ học là Ferdinand de Saussure, ông chính là người xây dựng nên một hệ thống lí thuyết về ngôn ngữ theo quan điểm cấu trúc luận ông nhận thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội,

một tập hợp kí hiệu, một công cụ giao tiếp

quan trong của Saussure là coi ngôn ngữ về cơ bản như một công cụ giao

tiếp xã hội, chứ không phải là biểu hiện của một cấu trúc tư duy tồn tại độc lập với mọi hình thức của nó Sự biểu hiện này được quan niệm như một chức năng cơ bản, theo những nhà ngữ pháp so sánh, hay như một phương tiện cần yếu cho giao tiếp, theo những nhà ngữ pháp đại cương Port-Royan Điều đó cũng do tính tuỳ tiện, tính quy ước của ngôn ngữ mà ra Muốn bảo đảm chức năng giao tiếp, ngôn ngữ trước hết phải là một hệ thống kí hiệu Không có kí hiệu thì không thể có một sự giao tiếp nào cả

Kí hiệu không phải là những yếu tố rời rạc, mà là một tập hợp có tổ chức, có hệ thống, một chỉnh thẻ bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tuỳ thuộc lẫn nhau,

giá trị của yếu tố này là do sự đồng thời có mặt của yếu tố kia, trong hệ thống, quyết

định Tính hệ thống của kí hiệu ngôn ngữ cho phép sự kết hợp muôn mày muôn vẻ giữa chúng với nhau để phát huy tính sáng tạo của tiếng nói, nhằm đáp ứng những nhu cầu diễn đạt ngày càng cao

Saussure chỉ ra rằng ngôn ngữ lúc nào cũng hiện ra như một tổ chức (hệ thống hay cấu trúc) Vì vây, mọi sự nghiên cứu phải "xuất phát từ cái tổng thể làm thành một khối ~ đẻ phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng", chứ không nên "bắt đầu bằng những yếu tố và xây dựng nên hệ thống bằng cách cộng lại tắt cả các yếu tố đó lại"

Khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học gắn liền với bình diện ngữ nghĩa học

Charles Sander Piree với Mô hình cấu trúc tam vị :

Trang 16

mô hình tam vị của C.§ Peiree gồm: kí hiệu (sign), đối tượng (object) và diễn giải

(interpretant) có thê coi là vết rạn nứt đầu tiên của cấu trúc nội tại Trong ba yếu tố này, nếu như kí hiệu (sign) như là cái biểu đạt (signifier); đối tượng (object) là suy nghĩ tốt

nhất về bất cứ cái gì được biểu đạt, là cái mà từ được viết hoặc nói ra gắn liền vào nó, thì

diễn giải (interpretant) trở thành một phần quan trọng trong mô hình kí hiệu học của

Peirce Day la diém méi và khác biệt mà Peirce đưa ra đẻ hiểu và xác định kí hiệu, là ý tưởng tốt nhất về sự hiểu (understanding) mà chúng ta có về mối quan hệ kí hiệu/đối

tượng

Đối với Peiree, một kí hiệu luôn là “sự đại diện” (epresentation) cho ai đó “bằng

một cái gi đó trong các quan hệ hoặc khả năng nào đó”, và nó “là mọi thứ để xác định một thứ gì khác” để ám chỉ đến một đối tượng mà bản thân nó được quy vào Mô hình

cấu trúc trong lí thuyết của Peirce là một tương tác giao tiếp của các quá trình liên tưởng

Ông sử dụng thuật ngữ kí hiệu học theo quan điềm của logic học, từ đó các kí hiệu được sắp xếp bởi cấu trúc tam vị, các yếu tổ luôn có sự ảnh hưởng, tương tác lẫn nhau Từ kí hiệu này sẽ sản sinh ra kí hiệu khác thông qua việc diễn giải kí hiệu trước đó

Điều quan trọng của diễn giải đối véi Peirce chính là ý nghĩa, không phải là mối quan hệ cấp đôi đơn giản giữa kí hiệu và đối tượng: một kí hiệu biểu thị chỉ được tổn tại trong sự diễn giải Peirce không tin rằng ý nghĩa có được nhờ mối quan hệ hai mặt trực tiếp giữa kí hiệu và đối tượng Vi thé, ông đã đưa ra quan điểm mới này về mô hình tam vị như là việc chúng ta nhận thức hoặc hiểu thể nào về một kí hiệu và mối quan hệ của nó với đối tượng Điều này khiến diễn giải trở thành nội dung trung tâm của kí hiệu Ý nghĩa của kí hiệu lộ ra trong diễn giải và điều này chỉ xảy ra khi xuất hiện người sử dụng kí hiệu Ở đây, diễn giải là ý nghĩa, là cách chúng ta giải thích v kí hiệu, tương tự như "cái được biểu dat” cua F Saussure, chỉ khác đó là một kí hiệu trong ý thức người diễn giải Yếu tổ diễn giải trong lí thuyết của Peirce cũng nhắn mạnh rằng quy trình kí hiệu (semiosis) là một quá trình (trong khi đó, lí thuyết của Saussure nhắn mạnh đến cấu trúc)

Louis Hjeimslev véi mô hình cấu trúc phân ting :

Trang 17

biệt của Saussure về nghĩơ (substance) va hinh thức (form) Nếu như cái biểu đạt (hình ảnh - âm thanh) và cái được biểu đạt (khái niệm) là hai mặt trong mô hình kí hiệu của Saussure, thì đối với Louis Hjelmslev, ông đã định danh lại thành biể hiện (expression) và nội dung (conten, coi day là hai mặt của kí hiệu Cả mặt biểu hiện (expression plane) và mặt nội dung (content plane) đều được phân tầng cụ thể hơn trong hình (hức và nghĩa kí hiệu học Theo ông, một kí hiệu có bốn tầng bậc: nội dưng - hinh thite (content - form), biểu hiện - hình thức (expression), nội dung - nghĩa (content - substance), và biểu hiện - nghĩa (expression) Hjelmslev đã mô hình hóa lí thuyết như sau: “ agg kab cia} ~ Pra hee THnh hi igo Noi doacashin — annem

Trong sự phân tích của Hjelmslev, mỗi kí hiệu có một chức năng giữa hai hình thức, hình thức nội dung và hình thức biểu hiện, và đây chính là điểm bắt đầu của việc phân tích ngôn ngữ Tuy nhiên, mỗi chức năng kí hiệu cũng biểu hiện hai nghĩa: nghữa cửa nội dung và nghĩa của biểu hiện Nghĩa của nội dung (content substanee) là sự biểu hiện tâm lí và khái niệm của kí hiệu Nghĩa ca biéu hign (expression substanee) là nội dung vật chất, nơi mà một kí hiệu được biểu hiện Nghĩa này có thể là một âm thanh, nhưng cũng có thể là bất cứ cái gì hỗ trợ hữu hình, hoặc cũng có thể như sự chuyển động của hai bàn

Trang 18

tay, trong trường hợp ngôn ngữ kí hiệu Nói tóm lai, Hjelmslev da dé xudt một phương pháp phân tích phân tầng với kết thúc mở như là một kí hiệu học mới

Theo luận thuyết của Saussure thi kí hiệu học là lí thuyết về hình thức (hoặc cầu trúc), chứ không phải về nghĩa, vì thế Hjelmslev đã giới hạn việc sử dụng thuật ngữ kí hiệu ở hai bậc biểu hiện - hình thức và nội dung - hình thức Tuy nhiên, không giống như Saussure, 6ng coi hai bac vé nghia tồn tại không định hình, được cấu trúc bởi hệ thống hình thức của kí hiệu Và khi thảo luận về phạm vi tiền kí hiệu của một thế giới phi cấu trúc, Hjelmslev đã đưa ra khái niệm mục dich (purport) Ở đây mục đích sẽ phù hợp với "nghĩa không định hình”, và các mặt nội dung và biểu hiện trong mô hình của Hjelmslev là tương ứng và xuất phát từ nguyên tắc tùy ý Quan niệm về nghĩa và hình thức xuất hiện khá đa dạng trong kí hiệu học và ngôn ngữ học, song trong định nghĩa của Hjelmslev, chính nội dung (mục đích) xuất hiện như một thuật ngữ thứ ba lại có ảnh hưởng và tạo ra một chiều hướng mới cho việc nghiên cứu kí hiệu

Cùng từ mô hình phân tầng kí hiệu này, đóng góp quan trọng của Hjelmslev là sự

phân biệt giữa kí hiệu học biểu thị và kí hiệu học hàm nghĩa Hệ thông kí hiệu thông thường là hệ thống kí hiệu học biểu thị và kí hiệu học hàm nghĩa là một hệ thống kí hiệu mà bình diện biểu đạt (hình thức) của nó cũng là một hệ thống kí hiệu biểu thị Hjelmslev cũng đưa ra khái niệm siêu ngôn ngữ và siêu kí hiệu Trong sự khác nhau giữa hàm nghĩa và siêu kí hiệu, Hjelmslev đã chỉ ra cấu trúc song hành: kí hiệu học hàm nghĩa là kí hiệu học mà "mặt biểu hiện của nó là một kí hiệu, và kí hiệu học biểu thị là một kí hiệu mà mặt nội dung của nó là một kí hiệu” Nói cách khác, kí hiệu học biểu thị và kí hiệu học hàm nghĩa là những kí hiệu chứa đựng kí hiệu nguyên thủy hoặc là ở mặt biểu hiện, hoặc là ở mặt nội dung Với việc xem xét kí hiệu học hàm nghĩa với siêu ngôn ngữ hoặc siêu kí hiệu, Hjelmslev đã đặt nền tảng cho những nghiên cứu về biểu tượng với mô hình siêu kí hiệu của R Barthes sau này

Khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học gắn liền với kí hiệu học diễn giải (Khuynh hướng tiếp cận dựa trên bình diện ngữ dụng học)

Iu Lotman_da ma, chuyén ma và tạo nghĩa trong tiến trình kí hiệu hóa

Trang 19

Quá trình tạo nghĩa của Lotman gắn liền với những biện luận của ông về hiện tượng chuyển mã Đầu tiên đó chính là sự chuyên mã giữa người phát và người nhận Kế thừa những gợi ý từ Bakhtin, khác với Peirce với Lotman, kí hiệu trước tiên thuộc về một ngôn ngữ xác định và vi thê bình điện giao tiếp ngay lập tức được đặt lên hàng đầu Ông định nghĩa về kí hiệu học như sau « kí hiệu học là khoa học về các hệ thống giao tiếp và kí hiệu được sử dụng trong quá trình thông tin » Đinh nghĩa này gắn chặt với vấn đề

giao tiếp và thông tin trong giao tiếp Nó là hệ thống tư tưởng giúp ông trình bày thuyết

phục các vấn đề trong Cấu trúc văn bản nghệt thuật Nhìn lại quan điềm này có thẻ thầy Lotman đã chỉ ra đặc trưng cốt lõi nhất của kí hiệu và kí hiệu học _ Không có kí hiệu nào tồn tại ngoài giao tiếp và cũng không thể giao tiếp nếu không có kí hiệu Như thế, nghĩa của kí hiệu chỉ có thẻ hình thành và sản sinh trong giao tiếp

Lotman có những đánh giá rất cao về tư tưởng của Bakhtin và đồng thời ông cũng thừa

thuyết ngôn ngữ của Saussure đặt chúng ta trước một loạt các nghịch lí mà nghịch lí đầu nhận những đóg góp của Saussure, nhưng Lotman lưu ý cho chúng ta một thực tế tiên có thể kể đến đó chính là « nó đưa vào tay chúng ta một hệ thống giao tiếp, một hệ thống kí hiệu với một người phát và một người nhận và một bộ mã chung cho hai người »› [172] Nhưng trong thực tế, như những phân tích của Lotman, người nói và người nghe sử dụng những bộ mã khác nhau Hai bộ mã này có những điểm giao nhau, những tương thích nhưng cũng có những điểm khác biệt, những điểm không tương thích Hoạt động giao tiếp chỉ xây ra khi có sự giao nhau của yếu tổ tương thích và không tương thích của hai bộ mã này Nhờ đó mà kí hiêu khi được dịch sang một bộ mã mới lại có thêm những nét nghĩa mới Có thể nói, kí hiệu luôn được diễn giải, tái diễn giải trên cơ sở sự đối thoại, sự tương tác của hai bộ mã : người nói - người phát và người nghe ~ người nhận Và đó cũng chính là nguyên nhân khiến giao tiếp nói chung không chỉ là quá trình truyền tin mà còn là quá trình sáng tạo những thông tin mới

Trang 20

trong những tương tác mang tính đối thoại Với Lotman, kí hiệu không chỉ thuộc về một ngôn ngữ mà nó còn thuộc về một văn bản cụ thể Cặp khái niệm ngôn ngữ - văn bản của

ông đi ra từ mô hình nhị phân ngôn ngữ - lời nói của Saussure nhưng đã có những điều chỉnh Nếu như Saussrure cho rằng, ngôn ngữ là cái có trước, lời nói chỉ là sự thực hiện,

hiện thực hóa cấu trúc của ngôn ngữ thì với Lotman, trong nhiều trường hợp văn bản còn

lớn hơn ngôn ngữ [52,19] Đây chính là cơ sở đẻ Lotman hình dung tác phẩm nghệ thuật

như một văn bản đa mã

Roland Barthes với những huyền thoại:

Đối với R Barthes, huyền thoại chứa những nét riêng biệt mà ở đó luôn có chức năng, giống như một hệ thống kí hiệu thứ hai được xây dựng trên nẻn tảng của một loạt kí hiệu vốn là “tổng thê liên kết” của cái biểu đạt và cái được biểu đạt của hệ thống đầu tiên Và với khái niệm ý nghĩa (signification), R Barthes cho chúng ta thấy một sức mạnh vô biên ỗi kí hiệu Ở đây những phân tích của R Barthes về tiến trình

lẫn sự che giấu tồn tại ở

kí hiệu (semiosis) tiếp nối qua quan điểm của Saussure ở cấp độ này cho chúng ta nhận thức cấu trúc của thế giới mà chúng ta đang sống Quá trình biểu đạt ý nghĩa được bộc lộ

trong mối quan hệ giữa biểu hiện (denotation) và hàm nghĩa (connotation) Bởi biểu hiện

thường được đưa ra với ý nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ về những gì mà nó muốn nói tới; hàm nghĩa có ý nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ với tư cách là nghĩa của một cái gì đó hơn là những gì nó được nói ra Hàm nghĩa xuất hiện khi kí hiệu là kết quả của mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trước đó đã trở thành “cái biểu đạt” xa hơn Như thé, hệ thống đầu tiên tiếp tục là biểu hiện của hệ thống thứ hai, tức là biểu hiện của hàm nghĩa

'Văn học ở bề rộng, là một trong những “hệ thống biểu đạt thứ hai” mà chúng được đặt trong toàn bộ “hệ thống thứ nhất” của ngôn ngữ Khi kí hiệu của mối quan hệ cái biểu đạt

và cái được biêu đạt trở thành cái được biểu đạt của một cái gì đó xa hơn thì khi đó hệ

thống thứ hai đã trở thành một siêu ngôn ngữ (metalanguage) Đây chính là bối cảnh của bản thân kí hiệu học và sự phức tạp của các loại kí hiệu (trong đó có biểu tượng) sẽ phụ thuộc vào hệ thống thứ hai này

Trang 21

Khái niệm các cấp độ và sự vượt cắp của cặp phạm trù cái biểu đạt/cái được biểu đạt và ý nghĩa trở thành “điểm nóng” cho những nghiên cứu kí hiệu học Nếu như R Barthes mô tả về sự hàm nghĩa (ở huyền thoại) giống như một hệ thống ý nghĩa “thứ hai”

Umberto Eco với khuynh hướng kí hiệu học hậu hiện đại:

Trong cuốn Kí hiệu học và triết học về ngôn ngữ, vấn đề biểu tượng đã được U Eco phân tích và lí giải một cách thấu đáo trên cơ sở khảo sát những yếu tố tương quan khác của

khoa học về kí hiệu như: Kí hiệu (sign), Từ điển và Bách khoa thư (dietionary and Eneyclopedia); Ấn dụ (metaphor); Mã (code), Tính đồng vị (Isotopy); và Sự phản ánh

(mirror) Ngay 6 phan mở đầu của chương viết về biểu tượng, khi truy nguyên về nguồn gốc biểu tượng, U.Eco đã xác định ngay bản chất của loại kí hiệu này “Cái thường thích hợp được gọi là biểu tượng chính xác là sự mơ hồ của chúng, độ mở, tính vô hiệu quả hoàn hảo của chúng nhằm biêu đạt ý nghĩa “cuối cùng” Kết quả là với những biểu tượng và bằng các biểu tượng người ta miêu tả cái luôn ở bên ngoài sự tìm kiếm của ai đó” Có thể thấy, toàn bộ những khảo sát phân tích của Eco vẻ biểu tượng đều xoay quanh vấn đề tính tượng trưng của loại kí hiệu này Tính tượng trưng trong quan hệ với chủ thẻ, với người diễn giải tạo nên giá trị đặc thù và bản chất của biểu tượng từ cái nhìn kí hiệu học Được coi là người đặt nền móng và phát triển một trong những phương pháp tiếp cận quan trọng nhất của kí hiệu học đương đại - kí hiệu học diễn giải, Eco đã nghiên cứu biểu

tượng xuất phát từ hai mô hình sản sinh kí hiệu là ratio facilis (mô hình sản sinh kí hiệu

mà ở đó “loại biểu hiện” (expression) được tái tạo bằng một “biểu hiện tượng trưng”) và ratio difficilis (mô hình sản sinh kí hiệu mà ở đó “loại nội dung” tương quan với sự biều hiện - tượng trưng) Xuất phát từ hai mô hình kí hiệu này, Eco đã khảo sát và đề xuất cách thức diễn giải dựa trên hai tiêu chí cơ bản: ý nghĩa (Significance) và giao tiếp (Communication) Và đây cũng chính là hai vấn đẻ trọng tâm trong lí thuyết của Eco Trong mối quan hệ giữa biểu hiện (cái biểu đạt) và ý nghĩa, việc diễn giải ý nghĩa biểu

tượng được xem xét trong quan hệ giao tiếp

Trang 22

mơ hồ và tính mong manh nhất định” Trong “chủ nghĩa biểu trưng xác thực”, hình thức không biểu thị bản thân chúng, mà đúng hơn là ám chỉ đến, gợi đến một ý nghĩa rộng hơn: Bắt cứ biểu tượng nào cũng là điều bí ẩn và “bức tượng nhân sư đúng là một biểu tượng cho chính chủ nghĩa biểu trưng” Và tính mơ hồ, “vô tâm” về ý nghĩa trong quá trình diễn giải biểu tượng còn được Eco xem xét ở cả nguyên mẫu và thần thánh, những Kinh thánh thiêng liêng - nơi mà các khả năng của giao tiếp chứa đựng tính quy ước rất lớn

Tính mơ hồ, đa nghĩa và bí ẩn của biểu tượng còn được tiếp tục với một loạt quan điểm cùng với sự lí giải của các lí thuyết gia khác Trong lí thuyết về biểu tượng của Jung (1934), khái niệm về mô hình biểu tượng được mô tả bởi sự giống nhau giữa biểu hiện và nội dung, và bởi tính mơ hồ cơ bản của nội dung biểu hiện Jung đã đưa tiềm thức cá nhân để đối chọi với vô thức tập thể, cái mà một mặt biểu hiện sâu sắc hơn tỉnh thần của con người ở vỉa tầng bẩm sinh và cái mà (mặt khác) có nội dung với những mô hình ứng xử ít nhiều thấy ở mọi nơi và trong tắt cả mọi cá nhân Đối với lung, những nội dung về vô thức tập thể với nguyên mẫu, các mẫu hình cỗ xưa, những hình tượng chung, những đại diện chung không phải là những kí hiệu, cũng không phải là những phúng dụ, mà chúng chính xác là những biểu tượng chân thực “bởi chúng mang ý nghĩa mơ hỏ, đầy tinh thoảng qua và vô tận như là phương sách cuối cùng”

Lí thuyết về vô thức cá nhân này của Jung được Eco xếp cùng loại với những tư tưởng thần bí của Chủ nghĩa thần bí Do Thái của Scholem (1960)26] Những tư tưởng thần bí

tồn tại ở ngưỡng cửa giữa truyền thống và cách mạng Một mặt thần bí và huyền thoại được truyền thống nuôi dưỡng, nhưng mặt khác những ảo ảnh, tưởng tượng mà người diễn giải có được có thể làm xáo trộn sự thật truyền thống “Huyền thoại sử dụng những,

biểu tượng cũ nhưng làm đẩy chúng với ý nghĩa mới, và trong việc làm này, nó luôn thách thức uy quyền”, nó là “thứ thuốc giả độc” (Jung) cho tình trạng hỗn loạn của ý thức Trong kinh nghiệm thần bí, biểu tượng hẳn phải được thuần hóa/chế ngự một cách chính xác bởi chúng “mở ra” khả năng vô tận về sự “phóng đại”, và sức mạnh này phải

được kiểm soát Điều đó phụ thuộc vào tín ngưỡng tôn giáo hay tư tưởng triết học của ai

Trang 23

hoặc sức mạnh đó chính là cách thức mà người diễn giải thực hiện theo một phong cách riêng, "lắp đầy những thùng chứa trống rỗng của sự biểu hiện tương trưng”

Eco tiếp tục quan điểm của mình khi khẳng định: “không phải tất cả mọi thứ đều có thể trở thành biểu tượng Biểu tượng phải được sản sinh trong văn bản: nó đòi hỏi một chiến lược kí hiệu học đặc thù Một chiến lược chính xác đến mức mà ngày nay nên được phác thảo ra theo một vài cách thức-ít nhất dưới hình thức của một mô hình trừu tượng Một chiến lược biểu tượng có thể đem đến sự thích thú thẩm mỹ, tuy nhiên trước hết nó vẫn là một cỗ máy kí hiệu” Không phải mọi sự can thiệp cách ngôn (ẩn dụ, châm biếm, phép ngoa dụ ) đều dẫn đến kết quả sản sinh ra mô hình biểu tượng, song mô hình biểu tượng

hiện về sự ám chỉ văn bản có xuất phát điểm từ những can thiệp nhất định này và nó

(textual implication) Chính những ám chỉ văn bản luôn khuyến khích người diễn giải bổ sung những suy luận thích hợp và anh ta sẽ luôn cảm thấy dư thừa về ý nghĩa đối với những chuẩn mực trong việc giải trình về mô hình biểu tượng Ở đây chìa khóa của sự diễn giải nằm ngoài khung cơ cấu tồn tại từ trước của văn bản Nội dung của biểu tượng là một lớp “tỉnh vân”, là sự xếp chồng của những diễn giải có thẻ, và biểu tượng luôn

buộc người diễn giải phải đối mặt với việc giải mã

Như vậy từ mô hình kí hiệu hai mặt của nhà ngôn ngữ học, kí hiệu học Pháp F Saussure và mô hình tam vị của nhà kí hiệu học người Mỹ C Peirce, nghiên cứu kí hiệu nói chung

và biểu tượng nói riêng đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ Biểu tượng không chỉ được xem xét, khảo sát với tư cách là một kí hiệu mà phẩm chất đặc biệt của nó cũng đã được các nhà kí hiệu học nhận thức, khám phá và lí giải từ nhiều quan điểm khác nhau Khi môi quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, giữa người gửi, thông điệp và sự giải mã của người nhận càng trở nên tỉnh vi, phức tạp thì biểu tượng càng lộ rõ đặc tính đặc biệt

của nó Trong các văn bản nghệ thuật, một mặt biêu tượng tồn tại như một kí hiệu ngôn

ngữ với các phương thức sử dụng cách ngôn (như ẩn dụ, phúng dụ, các phép tu từ) tao ra tính đa nghĩa, phong phú cho sự diễn giải; Mặt khác, chính khả năng tổng hợp và tích tụ, tính mơ hồ, đa nghĩa của “cái biểu hiện”/ biểu tượng nảy sinh từ những bối cảnh giao tiếp, môi trường văn hóa nhất định, những trầm tích văn hóa đã tạo nên tính bí ân đây hấp dẫn và tính vô tận cho những khả năng diễn giải

Trang 24

1.1.2 Vấn đề vận dụng lí thuyết kí hiệu học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam

Những năm 60 của thé ki XX, ki higu học đã phát triển rằm rộ trên thế giới, được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến và cũng được vận dụng trên nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta, khi kí hiệu học manh nha vào những năm đầu của thé ki XX, nó đã gặp không ít khó khăn bởi sự khác biệt về quan niệm và ý thức hệ Cho nên quá trình phát triển của kí hiệu học ở Việt Nam phải trả qua một quá trình với nhiều ngã rẻ

1.1.2.1.Tình hình vận dụng lí thuyết kí hiệu học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam giai đoạn trước 2000

Nghiên cứu kí hiệu học văn học ở Việt Nam trước năm 2000 không thể không kể đến Hoàng Trinh, người có công lớn trong việc giới thiệu và ứng dụng kí hiệu học ở Việt Nam Từ năm 1972 đến năm 1974 kí hiệu học được biết đến thông qua các bài viết của

Hoàng Trinh — Chú nghĩa cấu trúc, một biến dạng của triết học duy tâm hiện đại (tạp chí

Học tập, 1972, TLDD) ở bài viết này Hoàng Trinh đã giới thiệu về chủ nghĩa cấu trúc cũng như kí hiệu nhưng vẫn còn trên tỉnh thần phê phán Năm 1973 với bài Phé bình và Phê bình mới (tạp chí Hoc tap, 1973, TLDD) ở bài viết này của ông cũng đã giúp nhiều người hiểu được kí hiệu học và chủ nghĩa cấu trúc hình thức, công dụng và loại hình của ngôn ngữ Cho đến năm 1974, trong bài viết Vấn để kí hiệu và thông tin trong văn học nghệ thuật (tạp chí Tác phẩm mới) Hoàng Trinh đã khẳng định vai trò và ý nghĩa của kí hiệu học trong văn học nghệ thuật, ông bày tỏ ý kiến đồng tình với quan điểm ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu nhưng phản đối ý kiến cả thé giới là một thế giới kí hiệu

Sau đó hơn 5 năm, ba bài viết trên của ông được tập hợp và in lại trong cuốn: Ký hiệu, nghĩa và phê bình văn học Từ đó, kí hiệu học cũng được quan tâm nhiều hơn và chính thức có chỗ đứng trong nghiên cứu văn học Hoàng Trinh tiếp sau đó vẫn tiếp tục quan tâm đến kí hiệu học bằng chứng là ông đã cho ra đời hàng loạt những công trình nghiên

cứu như: Vé khoa học nghệ thuật trong phê bình văn học (1980); Đối thoại văn học

Trang 25

đồng tình với nhiều quan niệm mà kí hiệu học đưa ra, ông đã trở thành một người bước đầu đặt nền móng cho lí thuyết kí hiệu học ở Việt Nam và vận dụng nó một cách rất tích cực và hiệu quả

Cùng với Hoàng Trinh, cũng có rất nhiều những nhà nghiên cứu khác quan tâm đến kí hiệu học và đặc biệt là vận dụng kí hiệu học và các tác phẩm văn học đề nghiên cứu, lí giải Năm 1985, Duy Lập công bố trên Tạp chí Văn học bài nghiên cứu theo hướng áp dụng lí thuyết kí hiệu học vào một tác phẩm cụ thể đó là bài Jận dụng kí hiệu học vào

việc phân tích một bài thơ của Hô Chí Minh, mặc dù ở thời điểm hiện tại nhìn lại chúng

ta sẽ thấy được những điểm hạn chế của bài viết tuy nhiên ở thời điểm hiện tại chúng ta

không thể phủ nhận được sự đóng góp có tính chất mở đầu vô cùng quan trọng của nó trong hướng vận dụng lí thuyết kí hiệu học để nghiên cứu văn học

Nghiên cứu kí hiệu học văn học ở Việt Nam cũng phải kể tên đến nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, ông cũng là người quan tâm tương đối sớm sớm và có quan điểm nhất quán trong việc nghiên cứu quan hệ giữa hình tượng và kí hiệu Năm 1986, khi biên soạn giáo trình Lý luận văn học ( tập 1: Nguyên lý tổng quát) cùng với Phương Lựu và Lê Ngọc

Trà, ông đã khăng định tính kí hiệu của hình tượng văn học Ông cho rằng, kí hiệu là

phương tiện để giữ gìn và truyền đạt kinh nghiệm xã hội giữa on người với con người Hình tượng nghệ thuật, do đó muốn giữ lại và truyền đạt cho người khác thì phải khách quan hóa thành kí hiệu, hình tượng *vừa là sự phản ánh, nhận thức đời sống vừa là một hiện tượng kí hiệu giao tiếp” [79, 26,TLDD] Sau đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã cho ra đời hàng loạt những nghiên cứu của mình bàn vẻ tính kí hiệu trong hình tượng văn học, tiêu biểu có những bài viết nhu Thue tim hiéu cá lí bên trong của nghệ thuật Nguyễn Hay Thiệp hay Ngôn ngữ nghệ thuật, mã và phê bình văn học hôm nay (1990); đặc biệt bài viết Tính kí hiệu của hình tượng văn học được công bỗ gần đây cũng được ông tiếp cận theo hướng kí hiệu học

Ngôn ngữ thơ (1987) của Nguyễn Phan Cảnh cũng là một công trình áp dụng một cách có hệ thống lí thuyết kí hiệu học vào thực tiễn thể loại thơ Ở bài viết này, tác giả nhắn mạnh sự đa nghĩa của các tác phẩm và truy tìm nguyên nhân dẫn đến sự đa nghĩa đó

Trang 26

Nghiên cứu và vận dụng lí thuyết kí hiệu học văn học ở Việt nam chúng ta còn phải kể đến Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu

Phan Ngọc thể hiện sự quan tâm đó của mình qua công trình Cách giái thích văn học

bằng ngôn ngữ học, ông đưa ra ý kiến của mình “ Cái làm cho ngôn ngữ thành công cụ giao tiếp là mã (code) của nó: cái ma dy gôm một số đơn vị cực kì hạn chế để tạo nên một số hình vị hạn chế, nhầm tạo nên một số kiểu câu rất hạn chế, theo quy tắc trước sau

Cái mã ấy có sẵn trong ta, cho phép ta hiểu thông báo” [79,27, TLDD] Trong một số công trình khác của mình ông cũng thể hiện khuynh hướng tiếp cận văn học từ kí hiệu học ngôn ngữ, có bài viết Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, ông khẳng đỉnh “ Phong cách học là khoa học khảo sát các kiểu lựa chọn giá trị biéu cảm của các kiểu lựa chọn ấy"[ 79, 17, TLDD] Từ việc tìm hiểu trên chúng ta thấy được sự rõ rằng trong khuynh hướng nghiên cứu của Phan Ngọc, ông đi từ quan điểm hệ thống, từ cấu trúc kí hiệu ngôn ngữ, tìm hiểu nội dung của hình thức và xem hình thức như một kí hiệu

Đối với Đỗ Đức Hiểu, trong công trình Thi pháp hiện đại và đổi mới phê bình văn học, ông nhắn mạnh việc phê bình phải tìm ý nghĩa trong văn bản, ông cũng gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa thi pháp học và kí hiệu học “Bởi vi thi pháp sinh ra từ ngôn ngữ học

hiện đại nên có người gọi thỉ pháp là kí hiệu học, mỗi tiếng, mỗi câu, mỗi đoạn, mỗi chương và mỗi tác phẩm là những kí hiệu những hệ thống kí hiệu ” [79,28, TUDD] Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã có những hướng áp dụng lí thuyết kí hiệu học vào phân tích các hiện tượng văn học cụ thể như ngôn từ Thơ Mới, ngôn từ trong Số đỏ hay thơ Hồ Xuân Hương

Tất cả những nghiên cứu đó đã đánh dấu những thành tựu cơ bản nhất khi lí thuyết kí hiệu học chưa phát triển mạnh ở Việt Nam trước năm 2000

1.1.2.2.Tình hình vận dụng lí thuyết kí hiệu học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Từ sau năm 2000 trở lại những năm gần đây, có khá nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đã quan tâm đến kí hiệu học nói chung cũng như kí hiệu học văn học nói riêng, đồng thời

Trang 27

cũng có khá nhiều những hội thảo được tổ chức liên quan đến kí hiệu học cũng như vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào nghiên cứu nhiều lĩnh vực trong đó có văn học

Một trong những người quan tâm đến kí hiệu học trong giai đoạn này đó chính là Phương Lựu, ông quan tâm đến khuynh hướng kí hiệu học văn hóa, văn học nghệ thuật của E Cassirer và S Langer Trong công trình Lý luận phê bình văn học phương Tây thế ki XX (2001), Phương Lựu tiếp cận lí thuyết kí hiệu học như tiếp cận một trào lưu, một trường phái Ở công trình nay, nhà nghiên cứu này đề cập đến những luận điểm chính như: Lịch sử khái niệm từ Platon đến C.W Morris; kí hiệu học văn hóa của E Cassirer va kí hiệu học nghệ thuật của Susanne Langer Trong phần lich sử khái niệm ông đưa ra quan điểm của mình *Nếu như C S Peirce và F Saussure chỉ đặt nền móng cho kí hiệu học ở góc độ triết học và ngôn ngữ học thì triết gia Hoa Kỳ C W Morris có tham vọng xây dựng ki hiệu học như chuyên ngành trung tâm của cả khoa học xã hội và nhân văn” [79, 29, TLDD] C S Morris xem xét kí hiệu trong hoạt động, hay nói như các nhà kí hiệu sau này, là xem xét quá trình tạo nghĩa của một kí hiệu

Lã Nguyên, Trần Đình Sử và Trịnh Ba Dinh quan tâm nhiều hơn đến trường phái kí hiệu học văn hóa Tartu ~ Moskva mà đứng đầu là luM Lotman Nhắc đến Lã Nguyên, nhà nghiên cứu này có mối quan tâm sâu sắc với kí hiệu học văn hóa của Lotman qua các tác phẩm dịch như Kới cấu tác phẩm nghệ thuật của ngôn từ ( Cấu trúc văn bản nghệ th

Về kí hiệu quyển, Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ngôn từ, Kí hiệu học văn hóa và khái

niệm văn bản, Hơn nữa ông còn áp dụng những nghiên cứu đó vào một số các bài viết thực tiễn như Về nghiên cứu cách tân nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, đặc biệt ở bài viết Chủ nghĩa hiện thực thị giác trong văn học Việt Nam trước năm 1975 Lã Nguyên còn nhận diện kí hiệu trong cả một giai đoạn văn học, ông cho rằng văn học Việt Nam trước năm 1975 đầy những tính kí hiệu, đặc biệt là kí hiệu thị giác vì hình tượng được kiến tạo theo nguyên tắc vẽ tranh cùng với màu sắc và đường nét Như vậy, rõ ràng nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã có những phác họa “phức tạp”, cầu kì ban đầu cho những nghiên cứu về kí hiệu của mình cả về lí thuyết cũng như hướng ứng dụng

Trang 28

Ngoài Lã Nguyên, chúng ta cũng cần nhắc đến Trịnh Bá Đĩnh, một nhà nghiên cứu rất quan tâm đến kí hiệu học Ông đã dịch các công trình như Chư nghĩa cấu trúc và văn học (2002), Cấu trúc văn bản nghệ thuật của lu M Lotman (2004) Trong năm nay (2017), ông cho xuất bản quyền sách Từ kí hiệu đến biểu tượng, quyền sác thé hiện những nghiên cứu hết sức nghiêm túc của một nhà làm khoa học về kí hiệu, tập hợp những vấn đề lí luận chung vé kí hiệu và những thực hành phân tích biểu tượng trên cơ sở lí thuyết đó với những vấn để thực hành phân tích hết sức mới mẻ; phần cuối sách là một số bài dịch cần thiết giúp bạn đọc hiểu thêm về kí hiệu học va các vấn dé lí thuyết liên quan Nhu vậy có thể đánh giá rằng, Trịnh Bá Đĩnh cũng là một trong những nhà nghiên cứu về kí hiệu học ở Việt Nam có những đóng góp hết sức tích cực

Bên cạnh các nhà nghiên cứu trên, với những thành tựu tiêu biểu thì ở Việt Nam chúng ta còn có dịch giả Phùng Văn Tửu là dịch giả của cuốn Những huyền thoại (R Barthes) Ông đã giúp chúng ta hiểu thêm về tư duy của một nhà nghiên cứu lớn Với hai phan rat rõ rằng, phần một P.Barthes viết về Những huyền thoại và dùng những phân tích rất cụ thể về xã hội hiện đại Pháp, ông chỉ ra cấu trúc CBĐ và cho người đọc thất rõ CĐBĐ Trong phần thứ hai, ông trình bày toàn bộ lí thuyết kí hiệu, quan niệm huyền thoại như một ngôn từ, huyền thoại cũng là một hệ thống kí hiệu Phần cuối sách, có bài viết

Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học, ông xem huyền thoại cũng là một ngôn từ, nó không thể hiện là một sự vật, một khái niệm hay một ý niệm mà đó là phương thức thông báo, một hình thức Nó thuộc về kí hiệu học Từ đó Phùng Văn Tửu đi đến kết luận, nhà văn tạo nên huyền thoại trong tác phẩm khiến tác phẩm trở thành kí hiệu đa nghĩa Ngoài ra, huyển thoại không chỉ là ám chỉ, huyền thoại đòi hỏi phải giải mã mới hiểu được và không bao giờ cạn kiệt ý nghĩa

12 Tiểu thuyết của Thuận trong không gian văn học hải ngoạ

đại iệt Nam đương

Trang 29

không còn sự thống nhất cao Nếu coi văn học Việt Nam là cái tổng thẻ còn văn học hải ngoại là cái bộ phận thì trong cái bộ phận có tổng thể và ngược lại trong cái tổng thẻ lại có cái bộ phận Chính hiện đại hóa văn học đã tạo nên kết quả này, văn học Việt Nam

nhờ đó được nhìn với cái nhìn đa diện, mang tính toàn vẹn khái quát hơn Trong đó văn

học đương đại Việt Nam đã làm một công việc hết sức có ý nghĩa đó chính là việc ghỉ nhận những đóng góp của các nhà văn thuộc dòng văn học di dân hải ngoại đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, trong đó có Thuận ( Đoàn Ánh Thuận), một nhà văn sống

ở Pháp và có rất nhiều tiêu thuyết để lại ấn tượng

Trên cơ sở đó chúng tôi khảo sát văn học hải ngoại Việt Nam trong hai giai đoạn (trước và sau năm 1975) và để từ đó thấy được những đóng góp của Thuận trong dòng chảy văn

học

1.2.1 Văn học hải ngoại Việt Nam trước năm 1975

Việc người Việt Nam lưu vong trên thể giới đã diễn ra qua một số đợt và gắn liền với

những hoàn cảnh lịch sử cụ thể Trước năm 1975, người Việt Nam chỉ mới lẻ tẻ di trú ở một vài nước Những di dân đầu tiên dời khỏi nước Việt Nam hồi đó còn là thuộc địa, họ

chủ yếu sinh cơ lập nghiệp ở Pháp với số lượng không lớn Sau cuộc chiến tranh thé giới

lần thứ hai, chủ yếu vào những năm 1960-1970, các nhóm sinh viên từ miền Nam Việt Nam đến học ở Mỹ, Canada, Nhật, Ý và các nước tư bản khác theo kế hoạch trao đổi

hoặc theo học bồng cũng như bằng tiền riêng của cá nhân Một số sinh viên đã vĩnh viễn

ở lại tại các nước đó

Lưu vong vừa là một tình trạng (người bị xa nước), vừa là một tâm trạng (nhớ nước) Có

người không xa nước nhưng vẫn nhớ nước như Bà Huyện Thanh Quan Từ tâm trạng nhớ nước xây ra hành động hướng về đất nước dưới nhiều hình thức, trong đó có sinh hoạt văn chương: Viết bằng tiếng Việt Như vậy, lưu vong là động cơ thúc đẩy con người hướng về nước, nhưng trong văn học tính chất lưu vong chỉ là một biệt cách của mỗi tác

giải

Trang 30

Lưu vong, theo nghĩa nhớ nước: Sâu sắc trong tho Pham Tang, trong văn Võ Đình, khơi động ở thời kỳ đầu, qua những tác phẩm như Đắt Khách của Thanh Nam, Thơ Cao Tân, v.v Cảng về sau càng dịu đi, nhường chỗ cho tính chất hội nhập va hoa hop

Truyền thống văn học lưu vong, khởi sinh từ những năm đầu thể kỷ, khi Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, từ hải ngoại gửi những tâm văn, huyết thư về nước Tiếp nối truyền thống ái quốc lưu vong là dòng nghệ thuật thuần túy những năm 30, khi các họa sĩ đầu tiên của Việt Nam như Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Lê Thị Lựu xuất dương và định cư tại Pháp

Sau họ là lớp thứ nhì, với những tên tuổi như Lê Bá Đảng, Võ Đình, Phạm Tăng, v.v cùng thời với những nhà biên khảo như Hoàng Xuân Hãn, Tạ Trọng Hiệp, Trương Đình Hoe v.v

Một bộ phận người trẻ đã di cư sang Mỹ vào những năm 70 của thé ki XX, thời kì được đánh giá là diễn ra nhiều sự kiện lịch sử, chính trị xã hội nhất ở Việt Nam Bộ phận người trẻ này chính là bộ phận cầu thành của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, có những đóng góp khá tích cực cho Hoa Kỳ và quê hương Việt Nam

Nói đến văn học hải ngoại Việt Nam thời kì này, nếu đánh gia một cách xác thực nhất thì có lề chưa có thành tựu gì nỗi bật Có nhiều lí do để lí giải cho hiện tượng này, trong đó lí do lớn nhất có lề là do tình hình lịch sử xã hội khiến những người di dân phải đối diện với những khó khăn ban đầu không hề nhỏ Bỏ xứ ra đi dé tìm ánh sáng mới cho cuộc sống tương lai, nhưng chắc hẫn họ đã phải đối diện với rất nhiều những khó khăn nơi đất khách, vì vậy việc dành thời gian để cảm nhận cuộc sống hay dành thời gian để viết để sáng tác văn chương nghệ thuật là điều vô cùng khó khăn Them vào đó, lượng người di eư vào giai đoạn này thực sự không phải là lớn, chỉ là một bộ phận các du học sinh được cử ra nước ngoài để học tập, hoặc một bộ phận các người dân vượt biên bằng đường biển để đến với những quốc gia khác nhau Họ không phải là thành phần tiềm năng để có thể góp phần vào việc xây dựng và phát triển một hệ thống những sáng tác hải ngoại có giá trị lúc bay giờ

Trang 31

Như vậy, nếu đánh giá văn chương hải ngoại trước năm 1975 thì có thể thấy được sự nghèo nàn trong lực lượng sáng tác cũng như những giới hạn ban đầu ràng buộc khá nhiều đến sự phát triển của văn chương hải ngoại Việt Nam thời điểm này

'Văn chương hải ngoại chỉ thực sự phát triển sau năm 1975 mà đặc biệt là giai đoạn sau năm 1980, khi mọi sự kiện lịch sư - xã hội đã ôn định và dần dần con người có cách nhìn chậm rãi hơn, sâu sắc hơn đối với những biến động lịch sử, số phận con người

1.2.2 Van hoc hai ngoai Vigt Nam tir sau 1975 dén nay (http:/vanhaiphong.com/tac- pham/3262-2016-10-11-07-05-37.html)

Khác với nền văn học trong nước, văn học hải ngoại là dòng văn học vượt qua những

ràng buộc có tính qui phạm Bằng những cảm nhận mang cảm thức lưu vong, những tác gid hai ngoại đã sớm khẳng định mình bằng chính những sáng tác phản ánh sắc nét số phận con người trên đất khách cũng như những hoài niệm về quê hương đất nước

Nếu như văn học hải ngoại trước năm 1975 chưa thực sự khẳng định được vị trí của mình thì văn học hải ngoại Việt Nam sau 1975 đã thực sự đánh một dấu mốc quan trọng trong hành trình hình thành và phát triển của đòng văn học lưu vong mang tên hải ngoại

Nói đến tình hình phát triển của văn học hải ngoại từ sau 1975 đến nay có thể khái quát thành những giai đoạn như sau:

Trang 32

hoàng của những tử, sinh, tuyệt, đoạn Nền văn học ấy gắn liền, thoát thai từ nhiều bi kịch mà thuyền nhân là rường môi hàng đầu

Thời kỳ những năm 1975-1980 gắn liền với sự khởi đầu của việc gây dựng văn học của những người di tin Việt Nam ở nơi đất khách quê người

Sau năm 1975, đa số các nhà văn miền Nam Việt Nam đã dẫn dần định cư ở Mỳ, Pháp, châu Úc, Canada và các nước khác Đợt di tản đầu tiên gồm có những người đại diện tiêu biểu nhất của văn học nghệ thuật miền Nam Việt Nam trước 1975 Đó là Mặc Đỗ, Nhật Tiến, Bình Nguyên Lộc, Nhã Ca, Duyên Anh, Lê Tắt Did

Thanh Nam, Túy Hồng, Nguyễn Tường Bách, Thế Uyên, Linh Bảo Nguyễn Thị Vinh, Phan Lạc Phúc, Du Tử Lê, Viên Linh, Kiệt Tắn, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Duy (nhạc sĩ), Võ Đình (nhà văn và họa sĩ), Tạ Ty (họa sĩ và nhà phê bình), Đỉnh Cường (họa sì), Khanh Ly (ca si)

Nhiing nim dau cia thap niên 1980, văn học ở ngoài nước khởi sắc ra, nhưng là một khởi Nguyễn Mộng Giác,

sắc buồn thảm Cộng đồng nhà văn Việt Nam tị nạn ngày một đông đảo hơn Đặc biệt các

vị rời nước sau này, khi còn ở trong nước, họ đã có kinh nghiệm với cộng sản, đã là nạn nhân, đã nhìn thấy trò đời Đã vậy họ từng bị cắm viết, bị cằm tù vì hoặc với "tư cách” là văn nghệ sĩ hoặc công chức, đi lính cho chế độ Cộng hòa Nay vượt biển đi chui hoặc đoàn tụ gia đình, tha hương, họ bắt đầu viết lại và bộ phận văn học do người Việt hải ngoại nhờ đó sung tích, đa dạng hơn Các nhà văn của giai đoạn này mạnh thêm tư cách tị nạn chính trị Nhưng họ viết nhiều về chiến tranh, đa phần là cay đắng, buồn tức, tức người lẫn ta Những kinh qua đắng cay của trại "cải tạo”, của đời sống tối tăm sau 1975 Và nhất là ý chí chống cộng sản độc tài, những trì trệ không giải phóng được đất nước khỏi nghèo đói và chậm tiến

Thời kì tiếp theo đó chính là giai đoạn 1982-1990, đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển tương đối én định của văn học Việt Nam ở hải ngoại Số tác giả mới và số lượng sách được xuất bản đã gia tăng, những nhà xuất bản chuyên nghiệp đã ra đời, và đã xuất hiện một đời sống văn học thực thụ - phong phú và đa dạng Có thể nói rằng thời kỳ này là thời kỳ thuận lợi nhất và có kết quả nhất trong lịch sử văn học Việt Nam ở hải ngoại

Trang 33

Vào những năm đó số lượng tiểu thuyết được công bố còn ít Tác phẩm đáng kể nhất trong thể loại này là bộ tiểu thuyết sử thỉ 5 tập Mùa biên động của Nguyễn Mộng Giác

Truyền thống của tiểu thuyết (theo cách hiểu của châu Âu về thể loại này) trong văn học

Việt Nam còn khá non trẻ Để viết được những tác phẩm có quy mô như vậy cần phải có kinh nghiệm sống phong phú và tài năng, do đó, nhiều nhà văn lưu vong có thể bộc lộ

mình rõ nét nhất trong các tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ

Với sự lưu ý tới tất cả những nhân tố đó, thể loại truyện ngắn về mặt lô gích đã trở thành

thể loại dẫn đầu trong văn học Việt Nam ở hải ngoại Hầu như tất cả các nhà văn mới đều là những cây bút truyện ngắn, trong số đó trước hết cần phải nêu lên những tên tuổi: Thế Giang, Trần Vũ, Vũ Quỳnh Hương v.v

Giai đoạn từ 1990-1995 nhịp độ phát triển văn học Việt Nam ở Mỹ đã chậm lại và ngày

càng ít những tác giả mới xuất hiện, ngày cảng ít những tác phẩm hay và có giá trị về mặt nghệ thuật được công bố

Trong giới báo chí hải ngoại, vấn đẻ vẻ tình trạng đình đốn trong đời sống văn học nghệ thuật của cộng đồng người Việt ở hải ngoại được bàn luận sôi nỗi Và rất nhiều người đã đi đến nhận định cho rằng căn nguyên của nó là những biến đổi chính trị đã diễn ra ở Việt Nam và trên thể giới nói chung Sự tan rä của hệ thống xã hội chủ nghĩa thé giới và sự sụp đỗ của Liên bang Xô viết, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa kỳ vào năm 1995, nước Việt Nam cộng sản dẫn dẫn hoà nhập với thé giới đã buộc văn học Việt Nam ở hải ngoại phải thay đổi

1.2.3 Tiểu thuyết của Thuận trong dòng chảy của văn chương hải ngoại Việt Nam đương đại

“Thuận (tên thật là Đoàn Ánh Thuận, sinh năm 1968 tại Hà Nội, hiện đang sống ở Paris,

Pháp) là một trong những nhà văn có công góp phần khơi dòng chảy tiêu thuyết đương

đại trong văn học Việt Nam Chị được coi là hiện tượng tiêu biểu trong làng tiêu thuyết

Trang 34

Cái tên Thuận không phải là mới với giới phê bình, nghiên cứu; nhưng với độc giả rộng rãi thì đây còn là cái tên xa lạ.Chị là một trong số ít các nhà văn hải ngoại viết bằng tiếng Việt và có hầu hết tác phẩm được xu

ất bản ở trong nước Với 5 tiểu thuyết được đánh gia khá cao liên tục trong 5 năm: Made in Việt Nam (Nhà xuất bản Văn mới, California, 2003), Chinatown (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2004), Paris 11 tháng 8 (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005), T mắt tích (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2006), Vân Vy (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2008), cùng với hai tiểu thuyết gin đây nhất đó là Thang máy Sài Gòn (2013) va Chi con 4 ngày là hết tháng Tư (2015): ‘Thuan đang từng bước chứng tỏ bản lĩnh và năng của một cây bút chuyên nghiệp, đam ng đánh giá "Những tác phẩm của Thuận tiếp tục khẳng định sức viết dỗi dào và khả năng chạm

mê với nghề Cao Việt Dũng trong lời giới thiệu về tiểu thuyết T mắt tích đã

đến những ngõ ngách đặc biệt của cuộc sống thời dai chúng ta” Đặc biệt, bước vào tiểu thuyết của Thuận độc giả luôn bị ám ảnh bởi nhiều suy tư, trăn trở của chị trước những thân phận "công dân toàn cầu”

“Tiểu thuyết của Thuận trong dòng chảy và sự phát triển của văn học hải ngoại những năm

trở lại đây cũng đã thể hiện được vị trí của mình khi được các nhà phê bình và giới nghiên cứu quan tậm nhiều hơn, điều này càng chứng tỏ Thuận đã có những vận dụng tương đối trong quá trinh sáng tác, đặc biệt có thể kể đến như phân tâm học, tự sự học (lỗi viết tự thuật), hiện sinh và đến bây giờ là kí hiệu học Phá vỡ lỗi cấu trúc truyền thống, các tiểu thuyết của Thuận thường sử dụng cấu trúc phân mảnh, không chú trọng trình tự thời gian, sự kiện Các nhà phê bình văn học đều đánh giá Thuận đã rất thành công khi không đi theo hình thức tiểu thuyết cỗ điển mà mỗi cuốn chị đều có những sáng tạo độc đáo của riêng mình Made in Vietnam không phân chia chương đoạn, không có dấu chấm xuống hàng Chinatown(2005) cũng không phân chia chương đoạn không có chấm xuống hàng nhưng chia làm 3 phần - tiểu thuyết chính và 2 trích đoạn của tiểu thuyết phụ do nhân vật chính đang viết Paris 11-8 (2006) mỗi chương đều bắt đầu bằng

Trang 35

một trích đoạn báo chí về trận nắng nóng kỷ lục T mắttích (2007) nhân vật chính biến mắt ngay từ dòng đầu tiên Thang máy Sài Gòn (2013) có 40 chương được sắp xếp không theo một trật tự nào cả, tên của các chương cũng chỉ có 3 từ lặp đi lặp lại: HàNội,

SàiGòn, Paris và mỗi độc giả có thể tự tìm một trật tự mới cho các chương Vừa ra mắt,

tiểu thuyết Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư (2015) kết cầu gồm 4 chương, mỗi chương có 4 phần, mỗi phần bắt đầu bằng một đoạn thơ ngắn của một bài thơ dài và vô vàn các con số 4 tạo thành dòng xoáy khiến độc giả chóng mặt

'Về nhân vật, nhân vật của Thuận có cuộc sống đa đoan, nhiều uẫn khúc trắc trở, đặc biệt

cô đơn, lạc loài, bé mọn, mang trong mình những vết thương tỉnh thần không dễ gì xóa bỏ Những áp lực cuộc sống, những định kiến xã hội không chỉ khiến con người mệt mỏi trong thực tại mà còn theo cả vào trong giấc mơ, nơi vẫn được coi là chốn nghỉ ngơi của tâm hồn Giấc mơ ấy chính là bản sao của một hiện thực chưa xa, và cũng là hình dung

tới một kết cục đáng buồn trong tương lai Thuận đã bắt sóng tần số của những dải tần

tâm lý trong tâm thức con người đương đại, một trong số đó chính là trạng thái bất an, cảm giác lo sợ, bị đe dọa, tình trạng tồn tại yếm thế, nhỏ nhoi, vô nghĩa trước cuộc đời rộng lớn, trước những hiểm họa cả hữu hình và vô hình đang bủa vây xung quanh

Với sự đa dạng về đề tài và kỹ thuật viết, những tiêu thuyết của Thuận ngày càng thu hút

bạn đọc bởi những nét riêng đậm cá tính Những đề tài mà nhà văn thẻ hiện hoàn toàn đúng với tâm thế của một nhà văn sống trên đất khách, đó là những đau đáu khôn nguôi về tất cả những gì đang diễn ra ở cả hai quốc gia (Pháp và Việt Nam), đó là những đổi thay về thời đại và con người, lối sống và cách suy nghĩ của con người trong cuộc sống đầy biến chuyển này Bên cạnh đó, Thuận còn bộc lộ được chính mình qua những trang văn bằng lối viết tự thuật, đó vừa là một nhà văn đầy cá tính và phong cách, vừa là một con người đời thường với tất cả những nổi cô đơn khi tha hương ở xứ người và mong

muốn vượt thoát, mong muốn được quay vẻ quê hương

Trang 36

văn đương thời, Thuận được đánh giá là một nhà văn nỗi bật Trong tiểu thuyết của minh, Thuận luôn có những thẻ hiện mới mẻ vẻ tâm thức con người thời đại, mạnh dạn, đưa vào trong tác phẩm những vấn đề vốn được coi là nhạy cảm, tế nhị như tinh dục, ham muốn bản năng

Tiểu kết

Nhin lại một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học trên thể giới nói cùng với sự vận dụng của kí hiệu học ở Việt Nam, chúng ta thấy trong một khoảng thời gian tuy không thật dài nhưng kí hiệu học đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tiếp cận kí hiệu học từ nhiều khuynh hướng khác nhau để cho ra những hướng ứng dụng khác nhau về việc giải thích và lí giải tác phẩm văn học cũng như các hiện tượng nghệ thuật khác Ở Việt Nam, nhiều bài nghiên cứu từ những năm 60 của thé ki XIX tuy không trực tiếp đề cập đến thuật ngữ "kí hiệu” nhưng trên thực tế thì cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu đã mang quan niệm kí hiệu hoc

Bằng nhiều cơ sở khác nhau, chúng tôi chọn trường hợp tiểu thuyết Thuận - một tác giả

nữ sống ở Pháp, với cách viết mới lạ, phong cách độc đáo, những trang văn của cô luôn là những trăn trở về số phận con người lưu vong trên đất khách Vượt qua ranh giới của những khuôn khổ mang tính hướng trung tâm, hướng néi, tiéu thuyết của Thuận là tiếng nói riêng, phóng khoáng và đây tự tin về những hoài niệm của những con người đang tha hương trên đất khách Vận dụng những cách viết mới, trong tác phẩm của Thuận có một hệ thống những kí hiệu khác nhau mà chúng tôi gọi đó là các mã kí hiệu - mã nhân vật, mã ngôn ngữ, không gian thời gian, mà chúng ta sẽ được hiểu hơn ở các chương sau của luận văn nay

Trang 37

Chương 2: Tiểu thuyết Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian - thời gian nghệ thuật

2.1 Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật |

Con người với tư cách chủ thẻ, không phải đồ vật , nhưng khi nó được miêu tả vào tác phẩm thì nó phải thành kí hiệu, bởi ngoài tư cách kí hiệu con người không có lí do gì

đề có mặt trong tác phẩm văn học cả

“Từ góc nhìn kí hiệu học, nhân vật trong tác phẩm văn học là kí hiệu trung tâm của văn bản văn học Khi nhắc đến tác phẩm người ta sẽ nhớ đến ngay nhân vật Nhân vật là một kí hiệu bởi nó là một sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật, nhà văn có thể xây dựng nhân vật dựa theo những khuôn mẫu có sẵn ngoài đời sống, nhưng cũng có thẻ xây dựng những

nhân vật hoàn toàn mới theo chủ ý và mục đích, quan niệm của mình Chính vì vậy, việc

lí giải nhân vật cũng giúp được chúng ta trong việ truy tìm quan niệm nhân sinh của tác giả Hơn thế nữa, nhân vật còn là một phạm trù hết sức đa nghĩa - Một hình tượng nhân

vật có thê đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau

Hình tượng nhân vật trong văn học có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ văn học bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở kí hiệu ngôn ngữ nghệ thuật Điều đó cũng có nghĩa là ngôn ngữ sẽ chỉ phối mạnh mẽ đến đặc điểm của hình tượng hay cụ thể là các nhân vật được xây dựng trong tác phẩm văn học Ngược lại, đặc điểm của hình tượng văn học cũng chỉ phối đến đặc điểm của ngôn ngữ văn học Trong tác phẩm, hình tượng như thế nào thì nhà văn phải dùng ngôn ngữ tương ứng Như thế ngôn ngữ và hình tượng không

thể tác rời nhau, đây chính là hướng đi của kí hiệu học khi khảo sát nhân vật trong tác

phẩm văn học

Hình tượng được hình thành từ hoạt động giao tiếp giữa nhà văn với thể giới đời sống Nha van đi, quan sát, giải mã va ghi chép lại một cách chỉ tiết về những con người, kiểu

người, loại người, mà họ thấy để xây dựng lên một thế giới nhân vật hết sức đa dạng và phong phú trong tác phẩm của họ Nguyễn Đăng Mạnh từng nói “Mỗi người sẽ bị hút vào

một vùng thâm mĩ nhất định” và ở Thuận chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp một số mã nhân vật

Trang 38

việc đọc nhân vật như một mã kí hiệu đề thầy được quan niệm của nhà văn về nhân sinh

và cuộc đời

2.1.1 Nhân vật vắng mặt

Trong các tiểu thuyết của Thuận, nhân vật vắng mặt thường xuyên xuất hiện như dụng ý riêng của tác giả, chính dụng ý đó đã biến kiều nhân vật vắng mặt này thành một kí hiệu cần được giải mã để thấy được ý nghĩa sâu xa đằng sau việc xây dựng những kiều

nhân vật đó Đọc tiểu thuyết chúng ta thấy có hai kiểu vắng mặt chủ yếu đó là vắng mặt

trực tiếp (không tên, bị đặt tên theo cảm nhận của người kể chuyện) kiểu nhân vật này thường bị ám chỉ bởi những đường nét về ngoại hình, tính cách, cách ăn mặc, cách cư

xử, và kiểu nhân vật vắng mặt trong tiễn trình tự sự (chỉ xuất hiện qua lời kể mà không

bao giờ lộ diện để thấy được ngoại hình, hành động, tính cách) Khảo sát tiểu thuyết của

“Thuận chúng ta thấy kiều nhân vật vắng mặt trực tiếp xuất hiện nhiều hơn so với kiểu vắng mặt trong tiến trình tự sự

Liên trong tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 luôn gọi tên các nhân vật khác theo chính cảm nhận riêng của mình, đó là những bà tóc quăn, ba chị xồn xôn, áo xanh, áo đỏ, sơ mỉ tim than cổ bẻ, một thằng ngườiathằng tre trẻ mắt xanh biếc, con gấu, vợ chông chuội, Rõ ràng cách gọi tên đó không phải là cách gọi của một danh từ riêng, bởi nó không hề được viết hoa như những danh từ riêng chỉ người thông thường, chúng ta sẽ thắc mắc liệu đó chỉ là biện pháp hoán dụ để giúp chúng ta có những liên tưởng sinh động nhất về các nhân vật hay đằng sau sự hoán dụ đó Thuận đang hướng chúng ta đến nhũng tầng ý nghĩa khác về những nhân vật kia, những con người không tên, không tính cách hoặc có tính cách thì nó đã được bộc lộ ra hết bằng chính tên gọi của họ Liên miêu tả - ba chị xôn xôn mặc váy ngắn rủ nhau ra toa lét rửa mặt và khoe đô lót[95,12]; ba chị

xôn xôn đòi chụp chung với thây giáo, thầy đứng giữa dạng chân, mỗi tay ôm một chị rất

Trang 39

mang theo những lí do nhất định của tác giả, các nhân vật trong Paris 11 thang 8 ett thé hoàn thành cuộc sống của họ từ ngày này sang ngày khác, vẫn công việc đó họ cứ lặp đi lặp lại như vậy Họ sống máy móc, rập khuôn, vật vờ và chán nản Họ đa phần là những con người di dân đến Pháp, sống trên đắt khách, mỗi người họ phải tự động tuân theo những qui tắc vốn dĩ đã giành riêng cho những người di dân, họ thất nghiệp, họ buồn chán, nghèo nàn và dẫn dần đánh mắt đi bản sắc của chính mình Điều làm chúng tôi chú ý nhất cho kiểu những nhân vật vắng mặt này đó chính là “lớp học vi dính” của những người thất nghiệp, lớp học là tập hợp của một xã hội chỉ dành cho những người sống tha hương ở Pháp “ba chục khuôn mặt vô cảm, gặp nhau chả buôn chào "[95, 12J, ai làm

việc đó, chả kết nối, không can dự và chắc chắn sẽ chẳng bao giờ trở thành cộng đồng Họ đến lớp mỗi ngày, gặp nhau từ sáng đến chiều tối nhưng dường như họ chẳng thể kết nối được với nhau, chẳng thể cho nhau những ánh nhìn thân thiện để thể hiện rằng mình đang hòa nhập trong cộng đồng đó nên đến cả việc biết tên nhau cũng trở nên vô cùng khó khăn, chỉ biết gọi tên nhau bằng những qui định sẵn khơng mang tính võ đốn “bà

xem bói bà tây trong giờ ăn trưa lên tiếng — ông đeo kính trịnh trọng - một chị xôn xôn

đáp ~ bà tóc quăn lên tiếng — thằng tre trẻ mắt xanh biếc hét to — ông cao lớn mặt đỏ tia tai — một âu tóc quăn, da ngăm đứng lên "(Paris 11 tháng 8) Đó là cách gọi tên và cũng là bức tranh đầy màu sắc mà những vệt màu ở đây là những con người di dân thất nghiệp Có lẽ, nếu Thuận nói rõ ra tên của từng người thì chẳng còn gì thú vị nữa và cũng không thể phác họa dụng ý của sự tập hợp đa dạng những con người kia

Ở tiểu thuyết của mình Thuận còn chú ý miêu tả những bóng dáng thường xuyên xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, họ xuất hiện ở các trung tâm hành chính, các cơ quan chính quyền địa phương, họ là những người Pháp, đó là sơ mí tim han cổ bẻ nghiêm trang , váy đỏ giày cao gói thoãn thoắt (Paris 11 tháng 8), áo thun ngắn tay màu trắng (Chinatown) họ làm việc và những công việc của họ dường như đã được đóng khung cố định, đến nỗi chả thèm nhìn vào mặt những người mà họ đang tiếp Cuộc sống, công việc công sở diễn ra từ ngày này sang ngày khác như chính những bộ quần áo họ mang trên người Chúng ta sẽ có hình dung ngay về một nhân viên văn phòng là công việc cấp

thẻ cư trú trong tiêu thuyết Chinatown, cô ấy luôn mặc chiếc áo thun màu trắng, hay luôn

Trang 40

la tim than cỗ bẻ khi nhắc đến trung tâm trợ cấp thất nghiệp trong tiêu thuyết Paris 11

tháng 8 Công việc đóng khung khiến con người cũng bị đóng khung, máy móc và mắt di những dạng tính cách khác

Kiểu nhân vật vắng mặt do bị biến dạng thành những con vật, cách xây dựng nhân vật như thế này làm chúng ta liên tưởng đến nhân vật Gregor Samsa trong truyện /⁄óz thân của F Kafka, mot anh thanh niên sau khi thức dậy thấy mình biến thành một con bọ không lồ và cuộc sống trở nên đảo lộn từ đó Thuận cố tình xây dựng kiều nhân vật bị

biến thành những con vật khác nhau, một con cu (Made in Việt Nam) là chồng của

Phượng, một con ñà mã, gầu, hai vợ chồng chuội ( Paris 11 tháng 8) là những người bạn mới quen của Liên trên đất Pháp Mỗi con vật là sự đại diện cho một, cũng có thẻ là những kiều người khác nhau trong xã hội Chồng Phượng, một anh công chức nhà nước chẳng bao giờ suy nghĩ đến chuyện tăng tiền, anh ta chỉ quan tâm đến quần áo, sành điệu, hợp mốt và luôn giữ vai trò đó rất tốt, Phượng không chán ghét anh ta nhưng luôn có cảm giác nằm bên cạnh một con cua, ù lì, chậm chạp và thiếu bản lĩnh mà một người đàn ông cần có.Hà mã hay gấu đều là những con vật to lớn, dữ tợn và gây ra nỗi sợ cho những

người xung quanh, “hd md Idi tit aii du lịch ra một gói bánh mì gồi nứa cân, một cây xúc xích còn bọc nỉ lông, dưa chuột, cà chua đều nguyên quả một lát sau ngốn hết sach”(Paris 11 tháng 8); hay khi Liên nhìn một người bạn của mình, một người bạn khác giới mà theo hình dung của cô hắn ta cứ như một con gấu, đó là một cục thit chim nghim trong mũ lông, chừa ra hai lỗ rộng con gầu hùng hục lao di - hình ảnh của một nhân vật khác được phỏng chiếu bằng sự so sánh ngầm của Liên, có khi Liên thấy anh ta giống một con hà mã, ngồi trong lớp học vi tính chỉ biết ăn và ngủ, khi là bạn của Liên cũng chỉ biết ăn và dường như chán chê với việc làm tình, hay nói cách khác gấu dường như bắt lực với chuyện làm tình

Ngày đăng: 22/10/2022, 00:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w