1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank

58 738 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 537,5 KB

Nội dung

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN II. NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I. VAI TRề CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 3 I.Vai trũ của hệ thống Ngân hàng Thương mại 3 1. Sự ra đời và phát triển của hệ

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN II NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 3

I.Vai trò của hệ thống Ngân hàng Thương mại 3

1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng Thương mại 3

2 Vai trò của hệ thống Ngân hàng Thương mại đối với sự phát triểnkinh tế 3

2.1 Chức năng 3

2.2 Vai trò của NHTM 6

3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của Ngân hàng Thương mại 7

3.1 Môi trường vĩ mô 7

3.2 Môi trường vi mô 9

II Rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại 10

1.Rủi ro trong hoạt động ngân hàng 10

2 Rủi ro tín dụng 11

2.1 Khái niệm 11

2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 12

2.2.1 Nguyên nhân khách quan 12

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 15

2.3 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng 16

III Quản trị rủi ro tín dụng 18

Trang 2

1.Khái niệm 18

2 Công cụ Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại 18

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIBANK 19

I Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế VIBank 19

1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng VIBank 19

2 Khái quát về Khối Quản lý tín dụng 20

2.1 Cơ cấu khối quản lý tín dụng 20

2.2 Cơ chế báo cáo 21

3 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế VIBank 22

3.1 Tình hình sử dụng vốn: (đơn vị tỷ đồng) 23

3.2 Tình hình dư nợ theo thời gian (đơn vị tỷ đồng) 23

3.3.Tình hình dư nợ toàn hàng 24

3.4 Dư nợ theo thời hạn vay 26

3.5 Dư nợ theo loại tiền vay 26

3.6 Dư nợ theo ngành hàng: Ta có biểu đồ sau 27

II Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phầnQuốc tế VIBank 28

1 Thực trạng 28

1.1 Nội dung chính sách quản lý RRTD 29

1.2 Quy chế cho vay 34

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦIRO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐCTẾ VIBank 39

Trang 3

I Định hướng tín dụng 39

1 Định hướng tín dụng theo đối tượng khách hàng 39

2 Định hướng tín dụng theo ngành hàng 39

3.Định hướng tín dụng theo sản phẩm cho vay 41

4 Định hướng tín dụng theo tài sản đảm bảo 41

5 Định hướng tín dụng theo kỳ hạn vay vốn 42

6 Định hướng tín dụng theo loại tiền tệ 42

II Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro tín dụng 43

1.Lượng hoá rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng các mô hình 43

2 Các giải pháp phòng tránh rủi ro tín dụng 49

III Kiến nghị 50

1 Kiến nghị đối với Chính Phủ 50

2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 51

3 Kiến nghị đối với Ngân hàng VIBank 51

Trang 4

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Phát triển kinh tế đang là mục tiêu quan trọng trong quá trình hội nhậpvới nền kinh tế toàn cầu nước ta Phát triển kinh tế đề cập đến mặt lượng, chấtvà các vấn đề xã hội Trong đó, mặt lượng chỉ sự gia tăng tổng mức thu nhậpcủa nền kinh tế, đây là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của mộtquốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển Đóng góp vào sựgia tăng đó phải kể đến các Ngân hàng đã góp phần vào việc nâng dần tỷtrọng của các ngành dịch vụ Cùng với sự phát triển đó là việc tạo việc làm vàtăng thu nhập cho nhiều người Tuy nhiên, trước những bất ổn của nền kinh tếthế giới cũng như diễn biến phức tạp của tình hinìh kinh tế- xã hội trong nướcđã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam Trước bốicảnh đó, các Ngân hàng phải hêt sức cố gắng duy trì chỗ đứng của mình trênthị trường, các hoạt động phải được đảm bảo không có rủi ro xảy ra, đặc biệtlà hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng,nó có ý nghĩa quan trọng và xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triểncủa Ngân hàng Do đó, các Ngân hàng đều rất chú trọng đến bộ máy Quản trịrủi ro tín dụng Là một sinh viện thực tập tại Ngân hàng, em cũng nhận thấyrõ điều đó, vì thế em đã chọn đề tài:

“Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thươngmại cổ phần VIBank”

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc sĩPhạm Xuân Hoà, cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng VIBank đã tạo điều kiệnđể em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

2 Mục đích nghiên cứu:

 Nghiên cứu để thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đốivới ngân hàng

Trang 5

 Nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượngquản trị rủi ro tín dụng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tếVIBank

 Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Quốc tế VIBank.

4 Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh

Trang 6

PHẦN II NỘI DUNG

CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG

I.Vai trò của hệ thống Ngân hàng Thương mại

1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng Thương mại

Ngân hàng được ra đời từ một công việc rất đơn giản là giữ đồ vật quýcho những người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát Đổi lại, người chủ sở hữuphải trả cho người giữ một khoản tiền công Khi những công việc này manglại nhiều lợi ích cho những người gửi, các đồ vật gửi này càng đa dạng hơn,và đại diện cho các vật có giá trị như vậy là tiền, dần dần, ngân hàng là nơigiữ tiền cho những người có tiền Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển,nhu cầu về tiền ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớntrong xã hội Khi nắm trong tay một lượng tiền, những người giữ tiền nảy ramột nhu cầu cho vay số tiền đó, vì lượng tiền trong tay họ không phải bao giờcũng bị đòảntong cùng một thời gian, tức là có độ chênh lệch lượng tiền gửivà lượng tiền cần rút của người chủ sở hữu Từ đó phát sinh nghiệp vụ đầutiên nhưng cơ bản nhất của ngân hàng nói chung đó là huy động vốn và chovay vốn.

2 Vai trò của hệ thống Ngân hàng Thương mại đối với sự phát triểnkinh tế

Vai trò của NHTM được xây dựng dựa trên cơ sở các chức năng và trêncơ sở các nghiệp vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn.

2.1 Chức năng

Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó Cácchức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều hình thức khía cạnh khácnhau, nhưng nhìn chung được nhà kinh tế chấp nhận ở các chức năng sau:

Trang 7

a Chức năng trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trung gian tài chínhlà hoạt động “cầu nối” giữa cung và cầu vốn trong xã hội, khơi nguồn vốn từnhững người có thể vì lý do gì đó không dùng nó một cách sinh lợi lợi sangnhững người có ý muốn dùng nó để sinh lợi.

Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền chưa sử dụng và chủ thểcó nhu cầu tiền tệ cần bổ sung gặp phải nhiều hạn chế Hoạt động tín dụngcủa NHTM đã góp phần khắc phục hạn chế đó

Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung cácnguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hìnhthành nguồn vốn cho vay; mặt khác, trên cơ sở vốn đã huy động được, Ngânhàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng củacác chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máykinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy, NHTM vừa là người đivay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, nghiệp vụ tín dụng của NHTMlà đi vay để cho vay.

b Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiệnthanh toán

Chức năng này là sự kế thừa và phát triển chức năng Ngân hàng là thủquỹ của các doanh nghiệp, tức là Ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoảnhay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản.

Ở NHTM chức năng trung gian thanh toán gắn bó chặt chẽ và hữu cơ vớichức năng trung gian tín dụng Ngân hàng dùng số tiền gửi của người này chongười khác vay Xuất phát từ chức năng là người thủ quỹ của các doanhnghiệp, Ngân hàng có đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ thanh toán theosự uỷ nhiệm của Ngân hàng Trong khi làm trung gian thanh toán, Ngân hàngtạo ra những công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó

Trang 8

( như là séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán, ) đã tiết kiệm cho xã hội rấtnhiều về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quátrình lưu thông hàng hoá.

c Chức năng tạo ra tiền Ngân hàng trong hệ thống ngân hàng 2 cấp

Từ khi các Ngân hàng ra đời, hoạt động kinh doanh tiền tệ có đựơc bướcphát triển mới Trong quá trình kinh doanh tiền tệ, các Ngân hàng đã pháthiện các khách hàng đã sử dụng giấy chứng nhận tiền gửi (chứng thư) màNgân hàng đã cấp cho họ để chi trả các khoản nợ Phát hiện này đã thúc đẩycác Ngân hàng đưa vào lưu thông các loại tiền giấy Ngân hàng (bank notes)được chuyển đổi ra vàng qua nghiệp vụ tín dụng thay thế cho tiền vàng Đâychính là phát minh có giá trị trong lịch sử hoạt động của tiền tệ.

Vào cuối thế kỉ 19, hệ thống Ngân hàng 2 cấp được hình thành, các Ngânhàng không còn riêng lẻ, mà đã tạo nên 1 hệ thống, trong đó NHTW là cơquan quản lý tiền tệ, tín dụng, nhờ hoạt động trong hệ thống các NHTM đãtạo ra bút tệ, thay thế cho tiền mặt Đây là sáng kiến quan trọng thứ hai tronglịch sử hoạt động Ngân hàng Chính nhờ phương thức tạo tiền này mà Ngânhàng chẳng những bảo đảm cho sự phát triển của mình, mà còn trở thànhtrung tâm tiền tệ của đời sống kinh tế hiện đại.

d Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, Ngân hàng cónhững điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin, quan hệ rộng rãi với doanhnghiệp Với những điều kiện đó, Ngân hàng có thể làm tư vấn về tài chính vàđầu tư cho các doanh nghiệp, làm đại lý phát hành cổ phiếu, bảo đảm đạt hiệuquả cao và tiết kiệm chi phí.

Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác:

 Dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá của khách hàng: đây là 1 chứcnăng cơ bản của NHTM, đòi hỏi các NHTM phải là nơi được xây dựng kiêncố và được trang bị hệ thống bảo quản hiện đại.

Trang 9

 Dịch vụ thuê két ngân buổn tối (Night safe): Ngân hàng lắp đặt hệthốn két đặc biệt trước cửa Ngân hàng, khách hàng thuê dịch vụ này đượcphép cất giữ tiền mặt hay séc để đảm bảo an toàn vào buổi tối khi Ngân hàngđã đóng của.

 Dịch vụ tín thác hoặc uỷ thác Ngân hàng ( Trust servises)

e Chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộng nghiệp vụ ngân hàngquốc tế

Mặc dù nhiều dịch vụ Ngân hàng quốc tế tương tự với những dịch vụ đượcNgân hàng cung cấp ở trong nước, nhưng có một số dịch vụ khác biệt mang tínhđặc thù nhằm đáp ứng các hoạt động ngoại thương: tài trợ xuất khẩu

2.2 Vai trò của NHTM

Với các chức năng nêu trên, vai trò của NHTM được thể hiện ở 2 mặt sau:

a Vai trò thực thi chính sách tiền tệ:

Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về NHTW; để thực thi chínhsách tiền tệ đó phải sử dụng các công cụ: lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiếtkhẩu, thị trường mở, hạn mức tín dụng các NHTM là chủ thể chịu sự tácđộng trực tiếp của những công cụ này, đồng thời đóng vai trò cầu nối giữaviệc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực phi Ngânhàng và đến nền kinh tế Ngược lại, cũng qua NHTM và các định chế tàichính trung gian khác, tình hình, sản lượng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầutiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi suất tỷ giá của nền kinh tế được phản hồi vềcho NHTW để Chính phủ và NHTW có những chính sách điều tiết thích hợpvới tình hình cụ thể.

Với vai trò thực thi chính sách tiền tệ, điều tiết vi mô, NHTM đã xâmnhập vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân,các lĩnh vực khác của nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng, tiền mặt,thanh toán không dùng tiền mặt, các quan hệ về tham gia hùn vốn, tưvấn với các quan hệ thường xuyên đó, NHTM giúp các hoạt động của cácdoanh nghiệp được tiến hành bình thường và ngày càng phát triển.

Trang 10

b.Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô thông qua chức năngtạo tiền của NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô thuộc vềNHTW Chức năng này được thể hiện trên 2 mặt:

Thứ nhất, tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và soạnthảo chính sách tiền tệ Với các chức năng và vai trò của mình, NHTW có đủđiều kiện thiết lập một khách hàng tổng thể về việc phân bổ, sử dụng cácnguồn lực cho nhu cầu phát triển kinh tế, từ đó NHTW trở thành một trongnhững trung tâm điều độ, mà sự phát triển cảu nền kinh tế phụ thuộc rất lớnvào trung tâm điều độ này Chính sách tiền tệ là loại công cụ của chính sáchcan thiệp bằng nền kinh tế, dựa trên bản thân cơ chế thị trường và các quy luậtvận động của nó Nhưng NHTW không trực tiếp giao dịch với công chúng, dođó phải dựa vào thông tin phản hồi từ các định chế tài chính trung gian để làmcăn cứ soạn thảo chính sách tiền tệ Như vậy, rõ ràng là nếu không có hệthống NHTM cung cấp thì việc hoạch định chiến lược và soạn thảo chínhsách tiền tệ của NHTW sẽ không hoàn hảo.

Thứ hai, chính sách tiền tệ được thiết kế và khởi động từ NHTW lan rađến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thông qua hoạt động dây chuyền của hệthống NHTG và các tổ chức tài chính trong nước Như vậy, nếu không có sựchấp hành của hệ thống NHTG, thì ý đồ và chính sách tiền tệ của NHTW sẽkhông thực hiện được

Trong việc điều hành thực thi chính sách tiền tệ, NHTW sử dụng cáccông cụ chính sách tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội, mà trước hết là trong hệthống NHTM.

3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của Ngân hàng Thương mại

3.1 Môi trường vĩ mô

 Môi trường dân số:

 Tốc độ tăng dân số ở mức cao 0,2%

Trang 11

 Dân số Việt Nam hiện khoảng 86 triệu người Tỷ trọng dân số được đào tạo phát triển

 Cơ cấu lao động trẻ cao yêu cầu đa dạng nhiều loại hình sản phẩmdịch vụ Ngân hàng

Môi trường dân số tạo thị trường rộng lớn cho kinh doanh ngân hàng.Yêu cầu ngân hàng phải đổi mới công nghệ, chất lượng dịch vụ để đáp ứngnhu cầu cho khách hàng.

 Môi trường địa lý:

Đang có sự điều chỉnh phân vùng để phù hợp hơn cho quản lý Nhà nướcĐang hình thành nhiều trung tâm kinh tế, các khu kinh tế, khu công nghiệp.

Môi trường địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh ngân hàng.Môi trường địa lý yêu cầu các ngân hàng phải đầu tư phát triển có trọng tâmphù hợp với từng khu vực

 Môi trường kinh tế:

 Tốc độ tăng trưởng GDP 7-7,5%/năm

 Tốc độ tăng trưởng GDP/ người đạt 400 USD/ người Tỷ lệ xuất nhập khẩu chưa được cải thiện

 Tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng trong năm 2005,2006, đầu năm 2007chậm hơn

 Đầu tư của Chính phủ vẫn tiếp tục tăng đặc biệt trong lĩnh vực hạtầng, các công trình quan trọng

Nhìn chung môi trường kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng cao thuậnlợi cho kinh doanh ngân hàng , thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh Ngân hàngcũng phải phát triển để đáp ứng được các yêu cầu đó.

 Môi trường công nghệ

 Đang có ra đời và ứng dụng các công nghệ mới hiện đại vào lĩnh vựcNgân hàng

 Các ngân hàng Việt Nam bước đầu có sự tiếp cận ứng dụng các công

Trang 12

nghệ mới hiện đại vào hoạt động ngân hàng

Môi trường công nghệ tạo điều kiện để hiện đại hoá ngân hàng Yêu cầuphải có vốn lớn và chiến lược đầu tư hợp lý Cạnh tranh giữa các ngân hàngngày càng khốc liệt hơn

 Môi trường pháp luật

 Tạo điều kiện cho việc hình thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài  Xu hướng sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với cáccam kết quốc tế của Việt Nam sẽ tạo sự bình đẳng, tự chủ cho các Ngân hàngtrong kinh doanh

Môi trường pháp luật: các ngân hàng được đối xử bình đẳng tự do trongkinh doanh Có điều kiện thông tin đa dạng đầy đủ và chuẩn mực hơn Cạnhtranh ngày càng gay gắt khốc liệt hơn

 Môi trường văn hoá xã hội:  Trình độ dân trí được nâng cao

 Nhu cầu sử dụng các phương tiện dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ

Môi trường văn hoá thúc đẩy ngân hàng phát triển; phải nắm bắt và cókhả năng đáp ứng các yêu cầu đó

3.2 Môi trường vi mô

 Các yếu tố nội lực của Ngân hàng:

 Vốn tự có của các ngân hàng còn nhỏ Hiện các ngân hàng đang có xuhướng tăng vốn điều lệ, trình độ kỹ thuật công nghệ đã được nâng cao, trìnhđộ cán bộ ngân hàng cũng được đào tạo nâng cao.

 Hệ thống mạng lưới có xu hướng được mở rộng đặc biệt là ở các trungtâm kinh tế lớn, các khu vực có tiềm năng phát triển.

 Mối quan hệ giữa các bộ phận ngân hàng được sắp xếp tổ chức hợp lýđể phát huy hiệu quả hơn.

Tiềm lực tài chính hạn chế nên khả năng cạnh tranh yếu, tính chuyênnghiệp chưa cao Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế

Trang 13

 Các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng:

 Các phương tiện kinh tế, dịch vụ ngày càng đa dạngvà phát triển hỗtrợ ngày càng phát triển

 Cơ chế thị trường giúp ngân hàng sử dụng có hiệu quả các hoạt độnghỗ trợ.

Giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận và dịch vụ hình ảnh của mình với các đốitượng khách hàng Cạnh tranh giũa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn.

 Đối thủ cạnh tranh: Ngày càng có nhiều đối thủ và thực sự mạnh vềnhiều mặt cạnh tranh về khách hàng, nguồn nhân lực ngày càng tăng

Thúc đẩy các ngân hàng phải đổi mới và hoàn thiện hơn Cạnh tranhngày càng gay gắt khốc liệt hơn

 Khách hàng của ngân hàng:

 Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng về số lượng, chất lượng,tiện ích mà các dịch vụ ngân hàng đem lại

 Quan hệ ngân hàng với khách hàng ngày càng trở nên bình đẳng hơn.

Yêu cầu ngân hàng phải đổi mới về công nghệ dịch vụ và đa dạng vềchất lượng dịch vụ Phải đào tạo thường xuyên đội ngũ nhân viên để đáp ứngđươc các yêu cầu ngày càng cao.

II Rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại1.Rủi ro trong hoạt động ngân hàng

 Khái niệm: Có nhiều cách hiểu rủi ro khách nhau, có nhiều định nghĩavề rủi ro của các nhà kinh tế và các nhà kinh doanh Nhưng có thể hiểu rủi rotrong hoạt động ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra trong quátrình hoạt động của Ngân hàng, những biến cố này có thể gây thiệt hại tài sảnhay thu nhập của Ngân hàng.

 Phân loại rủi ro Ngân hàng:

 Rủi ro tín dụng: Rủi ro về tín dụng xuất phát từ hoạt động tín dụng khikhách hàng vay vi phạm các điều kiện hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất

Trang 14

giá trị của tài sản có.

 Rủi ro thiếu vốn khả dụng

 Rủi ro lãi suất: Phát sinh khi có chệnh lệch về kỳ hạn tái định giá giữatài sản nợ và tài sản có.

 Rủi ro hối đoái

 Rủi ro trong tín dụng quốc tế và trong tín dụng ngoại thương Rủi ro mất khả năng thanh toán

2 Rủi ro tín dụng

2.1 Khái niệm

Rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng, cho vay baogiờ cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát Rủi ro không bao giới hạn ở hoạtđộng cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng kháccủa ngân hàng: các hoạt động bảo lãnh, cam kết chấp thuận tài trợ thươngmại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, những chứng khoán có giá (tráiphiếu, cổ phiếu ) trái quyền, tín dụng, thuê mua Ngày nay, dù rất nhiềuhình thức kinh doanh mới trong hoạt động ngân hàng ở nhiều lĩnh vực khácnhau, nhưng tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngânhàng Vì thế ở tất cả các nước RRTD là vấn đề được đặc biệt quan tâm khôngchỉ ở phạm vi các ngân hàng, mà cả trong toàn nền kinh tế Các ngân hàngluôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể ởcác món cho vay như: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiệt lập mốiquan hệ khách hàng lâu dài, quy trình các mức tín dụng vật thế chấp, số dư bùvà hạn chế tín dụng Dẫu sao, không một khách hàng nào nghĩ được hết mọisự bất ngờ khi nó viết ra những quy định hạn chế vào một hợp đồng cho vay;sẽ luôn có những hoạt động rủi ro của người vay tiền, chưa có một quy địnhhạn chế nào loại bỏ được chúng cả Người ta gọi đó là RRTD.

RRTD là rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập hay vốn phát sinh khi đối táckhông đáp ứng được các điều kiện của hợp đồng hay không thực hiện đầy đủ

Trang 15

như đã thoả thuận theo các điều khoản của hợp đồng.

RRTD là các tổn thất phát sinh từ việc khách hàng không trả đượcđầy đủ gốc và/ hoặc lãi của khoản vay, hoặc khách hàng thanh toán nợ gốcvà / hoặc lãi không đúng hạn sau khi được cấp các khoản tín dụng.

2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

2.2.1 Nguyên nhân khách quan

 Do môi trường kinh tế không ổn định

 Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới:Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp vàcông nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyênliệu), dầu thô, may gia công vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thếgiới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới có biến động xấu.

 Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế:Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu giatăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanhnghiệp, những khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp phải đối mặt vớinguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó,bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tếtrong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nướcvới hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầuhết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoàithu hút

 Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với hàng trăm km trên bộ và trên biềncùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cưvùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiềunăm nay mà kết quả là hàng lẫu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêuđứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho cácdoanh nghiệp này Các mặt hàng kim khí điện máy gạch men, vải vóc, quần

Trang 16

áo, mỹ phẩm là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.

 Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến cuộckhủng hoảng thừa về đầu tư ở một số ngành: Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽdẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất đểđầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó cósự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiệntượng khách quan Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã pháttriển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợptác, phân công, lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai tròcủa các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của nhà nước Điều nàydẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủnghoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.

 Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi

 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: Trong nhữngnăm gần đây, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàngNhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luậthướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuynhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàngthì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như mộtsố văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bản đều có quy định.Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xửlý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thực tế, các NHTM không làm được điều nàyvì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhànước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảmbảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để toàán xử lý qua con đưòng tố tụng cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tìnhtrạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà

Trang 17

nước: Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra Ngânhàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng.Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí mộtsố nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thanh tra ngân hàng còn chưa theokịp Nội dung và phương pháp thanh tra giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới.Vai trò kiểm toán chưa được phat huy và hệ thống thông tin chưa đựơc tổchức một cách hữu hiệu Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khảnăng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu Thanh trangân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phátsinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm Mô hình tổchức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập Do vậy mà có các sai phạmcủa các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngănchặng từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp Hàngloạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến rủiro rẩt lớn, có nguy cơ đe doạ sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã đượcngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn.

 Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay ở Việt Nam chưa cómột cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng Trungtâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động quá mộtthập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việccung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phảilà cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả,thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngoài ra việc kết nối thôngtin với trang Web-CIC qua đường X25 của Chi cục tin học ngân hàng cònnhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thông tin tra cứu Đó cũnglà thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tíndụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tươngxứng Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng

Trang 18

trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơnợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

 Do các nguyên nhân từ phía Ngân Hàng cho vay

 Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ ở các Ngân hàng: Kiểm tranội bộ có điểm mạnh hơn thanhh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanhchóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểmtra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việckinh doanh Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ củacác ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức Kiểm tra nôi bộ cần phảiđược xem như hệ thống “ thắng” của cỗ xe tín dụng.

 Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đạođức của cán bộ là một trong những yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đềhạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm,nhưng một cán bộ tha hoá về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vôcùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

 Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các ngân hàng thường cóthói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay màlơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Khi ngânhàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động đểđảm bảo sẽ được hoàn trả

 Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sựhiệu quả: Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt, huy động vốn để chovay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt độngtín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng phải hợp tác chặt chẽ vớinhau nhằm hạn chế rủi ro Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngàycàng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cungcấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay

Trang 19

hợp lý.

 Do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

 Sử dụng vốn sai mục đích, không thiệu chí trong việc trả nợ vốn vay Công tác quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiềnngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tưvào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cáchquản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính kế toán theo đúngchuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý lànguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các dự án kinh doanh đầy khả thi mà lẽra nó phải thành công trên thực tế.

 Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy môtài sản nguồn vốn bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầuhết các doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chínhxác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủnghiêm chỉnh và trung thực Do vậy các sổ sách kế toán mà các doanh nghiệpcung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thựcchất Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của doanh nghiệpdựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xácthực Đây cũng là nguyên nhân vì sao các ngân hàng vẫn luôn xem nặng phầntài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

2.3 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng

Đối với nền kinh tế: Hoạt động Ngân hàng liên quan đến hoạt độngdoanh nghiệp, các ngành và cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp rủi ro tíndụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang losợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệthống ngân hàng gặp khó khăn Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tìnhhình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫnđến đời sống công nhân gặp khó khăn Hơn nữa, sự hoảng loạn của các

Trang 20

ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Nó làm cho nền kinhtế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổnđịnh Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vìngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vựcvà thế giới Kinh nghiệm cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á(1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2001) đã làm rungchuyển toàn cầu Mặt khác, mối liên hệ vào tiền tệ, đầu tư giữa các nướcphát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếpđến nền kinh tế các nước có liên quan.

Đối với Ngân hàng: Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thuđược vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãicho khoản tiền huy động đến hạn, điều này làm cho ngân hàng cân đối trongviệc thu chi Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làmngân hàng kinh doanh không có hiệu quả Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngânhàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tinngười gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng, bị cấp trên khiển trách.Đối với cấp dưới, do gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền trả lương chonhân viên vì thế những người có năng lực sẽ thuyên chuyển công tác gây khókhăn cho ngân hàng.

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khácnhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi chovay, nặng nhất khi ngân hàng không thu đựơc vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ caodẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắcphục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinhtế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhàquản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợpnhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

III Quản trị rủi ro tín dụng

Trang 21

1 Khái niệm: Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng là

nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng Do vậy mối lo lắng lớnnhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng chính là rủi ro tín dụng đểcó thể hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, các tổ chức tín dụng phảiquản trị rủi ro tín dụng.

Quản trị rủi ro tín dụng là quán trình xây dựng và thực thi các chính sáchvà biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và pháttriển bền vững.

2 Công cụ Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại

Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng:  Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tốt nhất

 Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề)-có khả năng chuyển thành nợ xấu cao Nợ không có tài sản đảm bảo

Trang 22

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIBANKI Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế VIBank1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng VIBank

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc VIB Bank) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/09/1996 theo quyết định số22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

tế-Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, các cánhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường Quốc tế.

Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng ViệtNam, Ngân hàng Quốc tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tàichính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Ngân hàng Quốc tế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu là dịch vụ ngânhàng doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng cá nhân và dịch vụ ngân hàng địnhchế, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài,dịch vụ đầu tư và dành cho nhà đầu tư.

Cơ cấu quản lý hệ thống của Ngân hàng Quốc tế được xây dựng theohướng tập trung cho phép đưa ra được những quyết định trong thời gianngắnn nhất, đảm bảo đồng nhất chất lượng dịch vụ và quản lý rủi ro hiệu quả.

Sau 11 năm hoạt động, đến 31/12/2007, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc tếđạt mức 2.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 39.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuếđạt 425 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều hàng năm, tỷ lệ vềkhả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8% Hộisở của Ngân hàng quốc tế đặt tại số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Với phương châm kinh doanh “luôn gia tăng giá trị cho bạn!” của Ngânhàng Quốc Tế được xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao

Trang 23

nhất, phát triển hoạt động an toàn và bền vững Các dịch vụ ngân hàng đượcNgân hàng Quốc Tế phát triển và cung cấp:

 Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp: Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịchvụ cho doanh nghiệp và những khách hàng kinh doanh khác, bao gồm: dịchvụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,các dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại tệ Các khoản vayđược cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như: bổ sung vốn lưu động,mua sắm trang bị tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư dự án mới  Dịch vụ Ngân hàng cá nhân: Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịch vụcho cá nhân bao gồm: dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng, dịch vụthanh toán, dịch vụ xác nhận năng lực tài chính, dịch vụ thẻ, dịch vụ mua bánngoại tệ Các khoản cho vay tiêu dùng nhắm đến các mục đích sử dụng vốncụ thể như: mua sắm, sửa chữa nhà đất, mua sắm xe hơi, vật dụng gia đình,

 Dịch vụ Ngân hàng định chế: Ngân hàng Quốc tế cung cấp cho cácngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức phi tài chính và các tổ chức khác baogồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ đồngtài trợ, dịch vụ mua bán ngoại tệ.

 Dịch vụ Ngân hàng cho Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài: Cuối năm 2007, Ngân hàng Quốc tế đã thành lập khốikinh doanh nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng chuyên biệt cho Doanhnghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 Dịch vụ Ngân hàng đầu tư và dịch vụ dành cho nhà đầu tư: Ngân hàngquốc tế cung cấp dịch vụ giúp nhà đầu tư tối ưu hoá các cơ hội đầu tư và bánchéo sản phẩm với các công ty chứng khoán.

2 Khái quát về Khối Quản lý tín dụng

2.1 Cơ cấu khối quản lý tín dụng

Khối quản lý tín dụng (QLTD) bao gồm các phòng/ bộ phận: Bộ phậnchính sách tín dụng, Phòng Tái thẩm định phía Bắc, Phòng tái thẩm định phía

Trang 24

Nam, Phòng quản lý tài sản đảm bảo, Phòng giám sát tín dụng, Phòng xử lýnợ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc khối QLTD Nhân viên từng bộphận chịu sự trực tiếp của lãnh đạo bộ phận.

2.2 Cơ chế báo cáo

Hàng tháng vào tuần đầu của tháng tổ chức họp toàn Khối QLTD Cáctrưởng phòng/ Giám đốc Chính sách tín dụng, Tái thẩm định, Giám sát tíndụng, Quản lý tài sản đảm bảo, Xử lý nợ, báo cáo với Giám đốc khối các vấnđề sau:

 Các công việc thực hiện trong tháng, các vấn đề vướng mắc.

 Các công việc không thực hiện được theo đúng kế hoạch, lý do, giảipháp để hoàn thành.

 Kế hoạch thực hiện công việc tháng tiếp theo.

 Các kiến nghị, đề xuất, các vướng mắc cần xử lý của cấp trên.

Trang 25

Hình 2.1 Sơ đồ phê duyệt tín dụng

3 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế VIBank

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng VIBank trong những nămgần đây không ngừng tăng cao cụ thể như sau:

Phê duyệt tín dụng phía Nam

Phòng Tái thẩm định 1

Phòng Tái thẩm định 2

Phòng Tái thẩm định 3

Phòng Tái thẩm định 4

Chi nhánh

Trang 26

3.1 Tình hình sử dụng vốn: (đơn vị tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng cao và duy trì trong năm 2007.Tổng dư nợ đạt 16.611 tỷ đồng vượt 19,6% so với kế hoạch tặng 96,7% sovới cuối năm 2006, tăng gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng toàn ngành Trongđó, dư nợ các tổ chức dụng kinh tế đạt 11.993 tỷ đồng (chiếm 72,2% trên tổngdư nợ ) và dư nợ của cá nhân là 4.618 tỷ đồng (chiếm 27,8% trên tổng dư nợ).

Trang 27

Cơ sở khách hàng có quan hệ tín dụng lên đến hơn 16.000 khách hàng, tănghơn 60% so với cuối năm 2006.

Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát tốt với quy trình kiểm soátngày càng chặt chẽ hơn Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tỷ lệ nợxấu của Ngân hàng Quốc tế lại giảm (1,21%, giảm 0,24% so với cuối năm2006) trong khi Quy định sửa đổi, bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chứctín dụng lại chặt chẽ hơn về phân loại nợ so với năm 2006.

3.3.Tình hình dư nợ toàn hàng

Năm 2008 dư nợ toàn hàng đạt 19.774 tỷ đồng tăng 2.530 tỷ đồng tươngđương với tăng 14,7% so với dư nợ năm 2007 Trong đó nợ trong hạn là18.801 tỷ đồng, tăng 11,15% so với năm 2007.

Nợ quá hạn dưới 10 ngày là 1.744 tỷ đồng, chiếm 8,9% tổng dư nợ Tuynhiên khoản nợ này biến động thường xuyên, chủ yếu là do khách hàng chậmtrả lãi phí hoặc tiền về chậm, chưa thể hiện rủi ro.

Nợ quá hạn nhóm 2-5 (trên 10 ngày) năm 2008 là 761 tỷ đồng tươngđương 3,89% tổng dư nợ toàn hàng, tăng 432 tỷ đồng, tương đương 131% sovới nợ quá hạn nhóm 2-5 năm 2007, trong đó chủ yếu là do tăng nợ quá hạnnhóm 2 (quá hạn từ 10-30 ngày-500 tỷ đồng ), nợ xấu nhóm từ nhóm 3-5 vẫnduy trì ở mức độ thấp (0,96% tổng dư nợ) giảm 9,6% so với năm 2007 và0,64% so với kế hoạch năm 2008

Trang 28

Đơn vị: Tỷ đồngSTTChỉ tiêuT1/2008T2/2008T3/2008T4/2008T5/2008T6/2008Tỷ lệ

Tổng dư nợphân theo

nhóm nợ

19.29519.86720.60320.94620.66719.563Nợ đủ

tiêu chuẩn (nhóm 1)

18.99019.37820.20120.37119.91618.80196,1%Nợ cần chú ý

(nhóm 2)+liên quan

982711833755645732,93%Nợ dưới tiêu

chuẩn (nhóm3)+liên quan

Nợ nghi ngờ(nhóm 4)+

liên quan

Nợ có khảnăng mất vốn

(nhóm 5)+liên quan

Tổng nợ xấu2072192192001871880,96%Tổng nợ

quá hạn 305 490 402 575 751 761 3,89%2

Tổng dư nợphân theo

loại tiền

19.29519.86720.60320.94620.66719.563Cho vay

VNĐ 13.743 13.727 13.679 13.942 14.129 13.795 70,52%Cho vay

USD 5.501 5.089 6.882 6.960 6.493 5.722 29,25%Ngoại tệ

Tổng dư nợtheo thời

hạn vay

a Ngắn hạn10.88611.23612.01812.25011.82110.78555,13%b Trung hạn4.3804.6454.5404.4474.4094.29421,95%c Dài hạn3.6293.7834.0454.1494.2364.33422,15%

(Bảng 2.1 Dư nợ 6 tháng đầu năm 2008)

Trang 29

Nhìn vào bảng trên ta thấy Nợ quá hạn nhóm 2 tăng mạnh làm tăng giátrị và tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ toàn hàng Nợ quá hạn nhóm 3-5 giảm dầnvề giá trị trong tình hình kinh tế hết sức khó khăn.

3.4.Dư nợ theo thời hạn vay

Tính đến thời điểm 30/6/2008, dư nợ trung dài hạn khoảng 9.603 tỷ đồngchiếm 45,6% dư nợ toàn hàng ( trong đó dư nợ VNĐ là 7.074 tỷ đồng, chiếm78%, dư nợ ngoại tệ khác là 1.989 tỷ đồng chiếm 22%); dư nợ ngắn hạn là10.810 tỷ đồng chiếm 54,4 % dư nợ trên toàn hàng ( trong đó dư nợ VNĐ là6.865 tỷ đồng, chiếm 63,5%, dư nợ ngoại tệ là 3.945 tỷ đồng, chiếm 36,5%).

 Nợ nhóm 2-5: đối với cho vay trung dài hạn khoảng 211 tỷ đồng,chiếm 2,33% dư nợ trung dài hạn toàn hàng tương đương 1,06% tổng dư nợtoàn hàng, đối với cho vay ngắn hạn khoảng 298 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,5%tổng dư nợ toàn hàng.

 Nợ nhóm 3-5: đối với cho vay trung dài hạn khoảng 41 tỷ đồng, chiếm0,46% dư nợ cho vay trung dài hạn, chiếm khoảng 0,21% tổng dư nợ toànhàng, đối với cho vay ngắn hạn khoảng 135 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,25% dưnợ ngắn hạn, chiếm 0,67% dư nợ toàn hàng.

3.5 Dư nợ theo loại tiền vay

Tính đến thời điểm 30/6/2008 VIB thực hiện cấp tín dụng theo 5 loạitiền: VND, USD, JPY, XAU cụ thể như sau:

 Đối với VND: Dư nợ hiện tại 13.939 tỷ đồng tương đương với 70,15%dư nợ toàn hàng.

Nợ nhóm 2-5 khoảng 382 tỷ đồng tương đương 2,74% dư nợ cho vayVND, 1,92% tổng dư nợ toàn hàng.

Nợ nhóm 3-5 khoảng 154 tỷ đồng tương đương 1,1% dư nợ cho vayVND toàn hàng, 0,77% tổng dư nợ toàn hàng.

 Đối với USD: Dư nợ hiện tại khoảng 350 triệu USD tương đương5.855 tỷ đồng chiếm 29,62% dư nợ toàn hàng.

Ngày đăng: 04/12/2012, 09:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Sơ đồ phê duyệt tín dụng - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
Hình 2.1 Sơ đồ phê duyệt tín dụng (Trang 25)
Hình 2.1 Sơ đồ phê duyệt tín dụng - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
Hình 2.1 Sơ đồ phê duyệt tín dụng (Trang 25)
3.1. Tình hình sử dụng vốn: (đơn vị tỷ đồng) - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
3.1. Tình hình sử dụng vốn: (đơn vị tỷ đồng) (Trang 26)
(Bảng 2.1 Dư nợ 6 tháng đầu năm 2008) - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
Bảng 2.1 Dư nợ 6 tháng đầu năm 2008) (Trang 28)
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo ngành hàng - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo ngành hàng (Trang 30)
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo ngành hàng - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo ngành hàng (Trang 30)
Hình 2.3 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu ngành hàng/ tổng nợ xấu - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
Hình 2.3 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu ngành hàng/ tổng nợ xấu (Trang 31)
Hình 2.3 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu ngành hàng/ tổng nợ xấu - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
Hình 2.3 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu ngành hàng/ tổng nợ xấu (Trang 31)
° Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s: - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
h ình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s: (Trang 48)
Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm - Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank
h ách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w