MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN Lí RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM (*************)................................... .................................................. ....3 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG N
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình tự do hoá thương mại ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên toànthế giới làm cho hệ thống ngân hàng ngày càng mở rộng cả về số lượngcũng như chất lượng Ngược lại, chính sự phát triển của hệ thống ngânhàng đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của sự phát triển của nềnkinh tế
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hầu như không có nghiệp vụ,dịch vụ nào là không chứa đựng rủi ro Bởi lẽ, hoạt động ngân hàng rất nhạycảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng tác động đếnnó và có thể gây ra những thay đổi có chiều hướng tiêu cực cho ngân hàng
Tín dụng là hoạt động truyền thống và giữ vai trò hết sức quan trọngtrong hoạt động của ngân hàng, đó cũng là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủiro Do đó trong quá trình hoạt động của mình các ngân đều phải đối mặt vớirủi ro và đưa ra các biện pháp dự báo cũng như hạn chế rủi ro để tăng lợinhuận và mở rộng kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng vì đây làhoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng Và ngân hàng Bắc Ácũng không phải là ngoại lệ Chính vì tầm quan trọng của việc dự báo và hạn
chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nên em quyết định lựa chọn đề tài: “Giảipháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổphần Bắc Á” làm đề tài nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân
hàng thương mại.
- Xem xét thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Bắc Á.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công
Trang 2tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á.
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý rủi ro tín dụng trong kinh
doanh tín dụng của ngân hàng.
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung phân tích tình hình quản lý rủi ro tín
dụng tại NH TMCP Bắc Á từ năm 2006 đến 2008.
4 Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp điều tra - thống kê - phân tích -tổng hợp trên cơ sở kết hợp với số liệu thức tế để luận giải các vấn đề.
5 Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được chia ra làm 3chương như sau:
● Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng củaNHTM.
● Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bắc Á ● Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quảnlý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bắc Á.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths Phan Thị Hạnh và ban lãnh đạoNgân hàng TMCP Bắc Á đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực tậpvà viết bài.
Trang 3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦARỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1 Rủi ro tín dụng của NHTM
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Nói đến rủi ro là chúng ta nghĩ ngay tới những sự cố xảy ra ngoài ýmuốn chủ quan của con người và nó thường mang lại những điều trái với ýmuốn của con người Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về rủi ro, đưa ra kháiniệm về rủi ro và hiểu một cách chung nhất thì “Rủi ro là sự cố không mongđợi gây ra mất mát, thiệt hại và có thể đo lường được” Rủi ro luôn xuất hiệnbất ngờ và đe doạ sự sống còn của doanh nghiệp tuy nhiên muốn có được lợinhuận thì phải chấp nhận nó Chiến lược kinh doanh càng mạo hiểm thì khảnăng thu được lợi nhuận càng lớn, nhưng cũng chứa đựng đầy rủi ro Mốiquan hệ rủi ro và lợi nhuận phổ biến ở tất cả tài sản có Hoạt động tín dụng làhoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM Rủi ro trong hoạt động tín dụng đượccác nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều và cũng có rất nhiều khái niệm về rủiro tín dụng của ngân hàng
Quan niệm 1: Rủi ro tín dụng trong trường hợp ngân hàng không thuđược đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc là việc thanh toán nợ gốc khôngđúng kỳ hạn
Quan niệm 2: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người ta đivay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời gian đã địnhtrong hợp đồng tín dụng, đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng.
Trang 4Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trảđược toàn bộ Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ, và gâyảnh hưởng tới khả năng thanh toán khoản vay theo đúng hợp đồng tín dụng đãký với ngân hàng.
Theo quy định tại điều 2 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụngdự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng là khả năngxảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do kháchhàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mìnhtheo cam kết”.
1.1.1.2 Các loại rủi ro tín dụng
Có thể chia rủi ro tín dụng thành 2 loại:
+ Rủi ro đọng vốn: là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong khithực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm gốc và/hoặc lãi vay Sự saihẹn này là do trễ hạn.
+ Rủi ro mất vốn: là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiệnnghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay Sự sai hẹnnày là do không thanh toán.
1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
- Các nhân tố từ phía khách hàng
Khi khách hàng vay vốn không sử dụng đúng mục đích hay do trình độquản lý yếu kém trong quản lý hay chủ ý lừa đảo cán bộ ngân hàng sẽ lànguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Họ bất chấp mọi thủ đoạn không cungcấp đầy đủ thông tin cho ngân hàng hoặc tìm mọi cách che dấu thông tin vàcũng có thể cung cấp sai thông tin làm sai lệch những dự báo của ngân hàng
Trang 5dẫn đến rủi ro Cũng có nhiều người đi vay không tính toán kỹ hoặc không cókhả năng tính toán được những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năngthích ứng được với sự thay đổi của môi trường Và có những trường hợp,khách hàng kinh doanh có lãi nhưng không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn,họ chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ của ngân hàng.
- Các nhân tố từ phía ngân hàng
+ Trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng và đạo đức nghềnghiệp là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý rủiro tín dụng của NHTM Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộtín dụng chưa cao thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đối vớimột ngân hàng.
+ Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng
Thực tế cho thấy ngân hàng có chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý,dựa trên quy trình rõ ràng nhất quán sẽ hạn chế rủi ro tín dụng Đồng thời,ngân hàng cũng phải áp dụng một mô hình đánh giá rủi ro cụ thể, phù hợp vớitính chất, quy mô và độ phức tạp của từng hoạt động của ngân hàng.
- Các nhân tố từ môi trường
+ Môi trường kinh tế xã hội: là sự tổng hoà của các mối quan hệ xã hội,tác động đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế Môi trường kinh tế xã hộiảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cả từ phía ngân hàng và cả từ phía kháchhàng.
+ Môi trường pháp lý: là hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp và những biện pháp để thực thi pháp luật Tất cảcác hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế đều có sự tự chủ của nónhưng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật Và hoạt động tín dụng củangân hàng cũng không phải là ngoại lệ.
Trang 61.1.2 Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động củangân hàng
1.1.2.1 Đối với hoạt động của một ngân hàng
- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng: Nhìn chung, một ngân
hàng có rủi ro tín dụng lớn là một ngân hàng hoạt động chưa tốt, hiệu quảchưa cao Từ đó, làm mất lòng tin ở khách hàng vì vậy sẽ không thể huy độngvốn một cách dồi dào Bên cạnh đó, cũng sẽ không gây được lòng tin với cácngân hàng bạn, không được chấp nhận các hạn mức tín dụng hay không mởđược quan hệ đại lý.
- Rủi ro tín dụng làm giảm sút khả năng thanh toán của ngân hàng: Các
khoản tín dụng có rủi ro sẽ khiến cho việc hoàn trả gốc và lãi gặp khó khăn,trong khi các khoản tiền gửi của dân cư vẫn phải chi trả thường xuyên Mặtkhác lại không huy động được vốn từ bên ngoài do mất uy tín kết quả là làmcho ngân hàng mất khả năng thanh toán.
- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Tín dụng là hoạt
động tạo ra trên 50% tài sản có của ngân hàng thương mại, là hoạt động tạo ralợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Vì vậy, nếu có rủi ro làm giảm tài sản cócủa ngân hàng thì sẽ làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng ngay đến quyền lợi củacác cổ đông.
- Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến kết quả xấu nhất là ngân hàng bị phásản: Nếu rủi ro tín dụng quá lớn, ngân hàng không thể giải quyết được sự suy
giảm của 3 nhân tố trên mà sự suy giảm đó ngày càng lớn thì sẽ làm cho nguycơ phá sản của ngân hàng đó ngày càng lớn.
Ở Việt Nam hiện nay, ngành ngân hàng đang phát triển rất mạnh, sốlượng ngân hàng gia tăng đáng kể Điều đó chứng tỏ ngân hàng ngày càng giữvai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa người gửi tiền và người vay
Trang 7tiền Để bảo đảm vai trò đó được phát huy một cách tích cực các ngân hàngluôn phải chấp nhận đối diện với rủi ro và phải đưa ra được một giải phápquản lý rủi ro hiệu quả.
1.1.2.2 Đối với khách hàng
Quản trị rủi ro tốt sẽ giúp khách hàng tránh lâm vào tình trạng khó khăndo không trả được nợ hoặc nặng nề hơn là phá sản Khi đi vay ngân hàng,khách hàng sẽ phải trả lãi, nếu để phát sinh nợ quá hạn thì khách hàng sẽ phảichịu thêm lãi suất phạt Khó khăn chồng chất khó khăn sẽ khiến cho kháchhàng càng khó hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân hàng hơn Khi đó chắc chắnngân hàng sẽ phải phát mại tài sản thế chấp của khách hàng.
1.1.2.3 Đối với nền kinh tế
Như chúng ta đã biết, ngân hàng là một trung gian tài chính đóng vai tròquan trọng trong nền kinh tế Nó là cầu nối giữa người gửi tiền và người vaytiền Bằng các biện pháp thu hút và huy động vốn khác nhau, ngân hàng cóthể tạo được nguồn vốn dồi dào để hoạt động một cách có hiệu quả mà chủyếu là hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, cá nhân dưới hình thức cho vay.Việc hỗ trợ tài chính khuyến khích sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăngsản lượng Ngân hàng có thể tạo tiền thông qua việc cung cấp cho khách hàngcác khoản vay để mua hàng hoá vì việc chi trả cho các hàng hoá này thực sựtạo ra một khoản tiền mới khi tiền được chuyển vào tài khoản của người bán.Vì vậy, bằng cách cấp một khoản tiền vay trước, một khoản tiền gửi ngânhàng đã được tạo ra, quá trình này gọi là quá trình tạo tiền qua tín dụng Cóthể nói rằng các khách hàng đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là kháchhàng gửi tiền hay khách hàng vay vốn Như vậy kinh doanh tín dụng có vaitrò vô cùng to lớn trong nền kinh tế, và nếu kinh doanh tín dụng gặp rủi ro lớnthì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế.
Trang 81.2 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI
1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là tất yếu trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngânhàng thương mại Rủi ro tín dụng có thể đo lường, tính toán trước được Vìvậy có thể quản lý được rủi ro tín dụng Quản lý rủi ro nói chung của mộtngân hàng được xác định là một loạt các chính sách được ban hành nhằm theodõi các hoạt động có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động củangân hàng và đề ra các biện pháp hữu hiệu xác định, kiểm soát và giảm thiểuđược các rủi ro này Còn có thể hiểu quản lý rủi ro tín dụng là quá trình chấpnhận rủi ro có sự tính toán trước Các ngân hàng luôn đánh giá cơ hội kinhdoanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi nhuận nhằm tìm ra những cơ hội đạtđược những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận trước Ngân hàng sẽhoạt động có hiệu quả nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý vànằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng Từ đó có thể đưa ra khái niệm:
“Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của ngân hàngthương mại bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng, thực thicác biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thấtkhi rủi ro tín dụng xảy ra”.
Trang 9Quá trình quản lý rủi ro tín dụng có thể được diễn tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng.
Như vậy, hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng là làm cho quá trình quản lýrủi ro tín dụng được trọn vẹn hơn, đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn và hiệu quả hơn.
1.2.2 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Nguyên tắc không có rủi ro thì không có lợi nhuận
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng rủi ro, đặc biệt là hoạtđộng kinh doanh tín dụng Nhưng không chấp nhận rủi ro thì sẽ không có khảnăng tạo ra lợi nhuận Nguyên tắc này là việc chấp nhận rủi ro một cách có ýthức Đó chính là việc tính toán, xác định rủi ro và mức độ của nó, để từ đóđưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và đưa ra mức giá (lãi suất) phùhợp, sao cho bù đắp được các chi phí (đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro) vàcó lãi.
Xác định RR
Ptích, đo lường RR
Biện pháp quản lý RRBáo cáo
RR
Giám sát RR
Trang 101.2.2.2 Nguyên tắc phân tách người chấp nhận rủi ro và người kiểmsoát rủi ro
Các đơn vị kinh doanh tín dụng, nơi phát sinh rủi ro cần phải được táchriêng khỏi các đơn vị mà có nhiệm vụ giám sát và hạn chế rủi ro Hai bộ phậnnày có chức năng nhiệm vụ khác nhau: Một bộ phận luôn tìm cách cho vaytăng doanh số và lợi nhuận, một bộ phận luôn cố gắng tìm ra các hạn chếtrong quá trình cho vay (bắt lỗi) để phòng ngừa rủi ro Nếu hai bộ phận nàyđược thực hiện bởi cùng một người thì mục đích kiểm soát rủi ro không cònnữa hoặc việc kinh doanh sẽ trì trệ, không có hiệu quả.
1.2.2.3 Nguyên tắc công khai
Rủi ro có thể nhìn thấy và phát hiện được trừ khi cố tình che dấu nó.Ngân hàng nên tạo ra các chính sách khuyến khích cho các nhân viên pháthiện rủi ro và báo cáo công khai các rủi ro thì mới có ý thức và động lực làmhạn chế những rủi ro đó.
1.2.2.4 Nguyên tắc tuyệt đối tuân thủ
Một quy trình chính sách quản lý rủi ro hoàn hảo chưa phải là đảm bảocho việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng, mà điều quan trọng là tất cả cán bộngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình và chính sách của ngân hàng.
1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Phân tích, xác định rủi ro
Ngân hàng cần có những biện pháp nhận biết rủi ro tín dụng để từ chốicho vay (trước khi cho vay) hoặc để ngăn chặn xử lý kịp thời (khi đã cho vay)nếu khoản tín dụng được phát hiện là có rủi ro.
Một số dấu hiệu của rủi ro tín dụng:
- Đối với các khoản trước khi cho vay: Từ những thông tin thu thập
được, xem xét, đánh giá khách hàng Xem xét về lịch sử vay nợ của kháchhàng Mức độ vay nợ là thường xuyên, không có khả năng trả lãi và gốc đúng
Trang 11hạn, nhiều lần sử dụng vốn sai mục đích Ngoài ra đối với khách hàng làdoanh nghiệp còn có thêm một số dấu hiệu: thay đổi thường xuyên cơ cấu banquản trị điều hành, năng lực điều hành của ban quản trị cũng như ban giámđốc là yếu kém, thường xuyên có tranh chấp trong quá trình quản lý, thườngnợ lương công nhân
- Đối với các khoản sau khi cho vay: trong quá trình cho vay ngân hàng
luôn luôn theo dõi sự vận động của các khoản vay Các khoản vay là có vấnđề khi có một số biểu hiện: khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khôngthanh toán lãi hay một phần gốc của kì trước, có những khoản vay mới ở ngânhàng khách trong khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tín dụng ở ngân hàng mình.Đối với khách hàng doanh nghiệp còn có những dấu hiệu: có hệ số thanh toánphát triển theo chiều hướng xấu, có biểu hiện giảm vốn điều lệ, lượng tiềnmặt giảm nhiều, doanh số bán hàng tăng nhưng lãi giảm hoặc không có, sốkhách hàng nợ tăng nhanh, không thanh toán các khoản nợ đúng hạn
1.2.3.2 Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng
* Có thể đánh giá rủi ro tín dụng theo các mô hình định tính và địnhlượng
- Mô hình định tính là phương pháp truyền thống dựa vào đánh giá chủ
quan của người cho vay căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để phân loạikhách hàng, cụ thể là:
+ Khách hàng loại A: là khách hàng có uy tín, đội ngũ các bộ quản lý cókinh nghiệm, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả Về tình hình tài chính:thông tin tài chính có chất lượng tốt, lành mạnh, thông tin được kiểm toán bởicác kiểm toán viên có uy tín và thường xuyên có số dư tiền gửi lớn tại ngânhàng Doanh thu của công ty luôn ở mức cao và có tốc độ tăng trưởng liêntục Khả năng thanh toán nợ tốt, xu hướng đạt doanh thu lớn, dòng tiền lưuchuyển lớn và có lãi gộp, có đầy đủ các thông tin về các khoản có thể thua lỗ
Trang 12và có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau Hoạt động trong môi trường kinhdoanh năng động, môi trường kinh tế - xã hội an toàn, ổn định và môi trườngpháp lý thuận lợi Hoạt động của khách hàng chiếm thị phần lớn trong nội bộngành và khách hàng có uy tín cao cả trong nước và quốc tế Phạm vi hoạtđộng kinh doanh tốt, sản phẩm đa dạng, ảnh hưởng của chu kỳ là nhỏ hoặckhông đáng kể.
+ Khách hàng loại B: là khách hàng có uy tín, kinh nghiệm trong nhữngngành cụ thể hoặc những khách hàng có kinh nghiệm mức độ trong tất cả khuvực kinh tế với năng lực phù hợp
Về thông tin tài chính, là khách hàng có thông tin tài chính được kiểmtoán tuyệt đối, thường xuyên có các khoản tiền gửi (tuy không lớn) tại ngânhàng Khách hàng có doanh thu lớn với tốc độ tăng trưởng khá, viễn cảnhtăng trưởng cao, tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu trên mức trung bình, khả năngthanh toán nợ tốt Khách hàng có doanh thu và lưu chuyển tiền tệ tích cựcnhưng không đều, khả năng kiểm soát thông tin còn hạn chế, có một số khoảnlỗ nhưng có thể kiểm soát được.
Về môi trường kinh doanh, khách hàng có môi trường kinh doanh khá ổnđịnh nhưng mức cạnh tranh thấp, có ý nghĩa đối với nền kinh tế trong nướchoặc xuất khẩu Xu hướng phát triển khá tốt cùng với sự phát triển của nềnkinh tế và có thị phần khá trong nội bộ ngành, sản phẩm, hoạt động đa dạngnhưng có thể chịu ảnh hưởng của chu kỳ.
+ Khách hàng loại C: là khách hàng mà kinh nghiệm quản lý chỉ ở mứcđộ vừa phải, còn hạn chế, nội bộ công ty còn mâu thuẫn, có quyền lợi vànghĩa vụ chưa được thống nhất.
Về thông tin tài chính, các số liệu tài chính được kiểm toán theo qui địnhhoặc không được kiểm toán Doanh thu không ổn định, biến đông khá mạnh.Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức trung bình nhưng có thể kiểm soát được.Doanh thu và lưu chuyển tiền tệ ở mức trung bình hoặc dưới mức trung bình
Trang 13nhưng có xu hướng không tăng Rất khó nhận được sự hỗ trợ từ các đối táckhác.
Về môi trường kinh doanh, khách hàng có môi trường kinh doanh khôngổn định, thậm chí là biến động lớn Khách hàng kinh doanh trong nhữngngành lâu năm, ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế và có xu hướng đixuống, chiếm thị trường không đáng kể, sản phẩm của khách hàng đơn lẻmang tính chu kỳ lớn.
- Mô hình định lượng: Phương pháp định tính truyền thống đã được sử
dụng từ cách đây rất lâu và nó đã bộc lộ nhiều khuyết điểm như mất thời gian,tốn kém, mang tính chủ quan nhiều và không mang lại hiệu quả cao Gần đây,một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm để lượng hoá rủi ro tín dụngkhách hàng Mô hình điểm tín dụng có ưu thế hơn phương pháp truyền thốngở chỗ là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các đơn xin vayvới chi phí thấp, khách quan, vì thế góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủiro tín dụng trong ngân hàng Mô hình cho điểm tín dụng sử dụng các số liệuphản ánh những đặc điểm của người vay để lượng hoá xác suất vỡ nợ cũngnhư phân loại người vay thành các nhóm có mức rủi ro khác nhau Để sửdụng được mô hình này, các nhà quản lý phải xác định được các tiêu chí vềkinh tế tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng đối với từng nhóm khách hàngcụ thể Đối với tín dụng tiêu dùng: các tiêu chí có thể là thu nhập, tài sản, tuổitác, giới tính, nghề nghiệp và nơi ở Đối với tín dụng doanh nghiệp, các tiêuchí tài chính thường được sử dụng Sau khi xác định các tiêu chí, kỹ thuậtthống kê sẽ được sử dụng để lượng hoá (cho điểm) xác suất rủi ro tín dụnghoặc để phân hạng tín dụng.
1.2.3.3 Xác định các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
Trên cơ sở phân tích xác định rủi ro, việc đưa ra các biện pháp quản lýrủi ro phù hợp là rất cần thiết Sau đây là một số biện pháp cơ bản:
Trang 14- Biện pháp 1: Phân tích ngành kinh doanh.
Đây là một trong những phương pháp tốt nhất để quản lý danh mục cáckhoản vay và quản lý từng khoản vay vì qua phân tích ngành kinh doanh chothấy chu kỳ kinh doanh của ngành, độ lớn của ngành và mức tăng trưởng củangành Qua đó, điều chỉnh danh mục tín dụng cho phù hợp.
Khi phân tích ngành cần chú ý ngành đang ở giai đoạn đầu, tăng trưởng,ổn định hay suy thoái vì ở mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng cho từnggiai đoạn Giai đoạn đầu thường đầu tư nhiều, chưa có kinh nghiệm nên rủi rosẽ cao, giai đoạn tăng trưởng tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp thamgia cũng như số lượng sản phẩm nhưng giá cả vẫn chưa giảm đáng kể
Khi phân tích ngành cũng cần quan tâm đến tính mùa vụ để cho vay vàxác định kỳ hạn nợ cho phù hợp Tính mùa vụ được thể hiện rất rõ đối với cácdoanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.
- Biện pháp 2: Xem xét kỹ lưỡng và hiểu về kế hoạch sản xuất kinh
doanh của khách hàng, xem đó là một công cụ then chốt để đánh giá tín dụng.Kế hoạch kinh doanh là công cụ quan trọng trong đánh giá tín dụng, nócó quan hệ mật thiết với kiến nghị tài trợ Nó không chỉ phản ánh số tiền cầntài trợ là bao nhiêu mà còn xác định được doanh nghiệp đó tìm kiếm hìnhthức tài trợ nào và người nào có thể cung cấp tài trợ đó Thêm vào đó, một kếhoạch kinh doanh còn cho ngân hàng biết xã hội có nhu cầu về sản phẩm vàdịch vụ của họ không, những dự tính của khách hàng có thực tế không.
Về phía khách hàng, một kế hoạch kinh doanh tốt là điều kiện tiên phongcủa sự thành công trong kinh doanh của khách hàng Lập được một kế hoạchkinh doanh tốt cho phép khách hàng dự tính được khó khăn có thể phát sinhtừ đó đề ra được các mục tiêu rõ ràng trong hoạt động Việc lập kế hoạch kinhdoanh rõ ràng cũng buộc các doanh nghiệp phải phân tích hoạt động của mìnhso với đối thủ cạnh tranh, từ đó vạch ra được điểm mạnh yếu hiện có Việclập kế hoạch kinh doanh đưa ra tiêu chuẩn để dựa vào đó các doanh nghiệp có
Trang 15thể đo lường, so sánh và đánh giá hoạt động kinh doanh trong tương lai.- Biện pháp 3: Phân tích 6 “C” cơ bản khi cho vay.
+ Character (tư cách): đây là yếu tố được quan tâm hơn cả và được ápdụng như nhau trong việc cho vay tiêu dùng đối với cá nhân hoặc đối vớinhững người lãnh đạo công ty, các thành viên hội đồng quản trị Tư cáchkhách hàng còn được thể hiện qua các nội dung như: Khách hàng phải sẵnlòng đồng thời phải có khả năng trả nợ, họ có thực hiện điều họ nói là sẽ làmvà có trách nhiệm của họ không
+ Capacity (khả năng): gồm cả khả năng kỹ thuật và khả năng quản trịkinh doanh Rất nhiều khách hàng mạnh trong lĩnh vực này nhưng lại yếutrong lĩnh vực khác Dù những đánh giá về mặt này mang tính chủ quannhưng vẫn có thể sử dụng một số phương pháp mang tính định lượng như:
Lợi nhuận thực tế tăng, doanh số bán hàng tăng, chi phí tăng không đángkể, kiểm soát được các con nợ thì không thể không nghĩ ngay đến một nhàquản lý có năng lực tốt.
Thị phần tăng lên và có những hợp đồng xuất khẩu mới đối với thịtrường xuất khẩu là bằng chứng chứng tỏ sự quản lý tốt
Khả năng trả nợ có thể căn cứ vào việc phân tích, đánh giá các tài liệu:báo cáo tài chính, dự trù thu chi tiền mặt, kế hoạch kinh doanh, tài sản đảmbảo được xem như một nguồn trả nợ phụ.
+ Capital (vốn): được thể hiện dưới các tài sản và các vật thế chấp, vídụ như: các doanh nghiệp sản xuất có máy móc trang thiết bị, nhà kinhdoanh buôn bán có phương tiện vận tải Các khoản vốn của khách hàng làmột tiêu chuẩn đo lường sức mạnh tài chính của họ và thường là một trongnhững yếu tố quyết định khối lượng tín dụng mà một ngân hàng cho doanhnghiệp đó vay.
+ Cashflow (lưu chuyển tiền tệ): là việc phân tích luồng tiền vào ra củadoanh nghiệp
Trang 16Khả năng trả nợ phụ thuộc vào nguồn thu của khách hàng trong tương laivà thường được đo bằng lượng thu chi tiền mặt dự kiến Những con số dự trùnày cũng được xem xét trong mối quan hệ với các cam kết khác mà người vayphải thực hiện Khi đánh giá khả năng trả nợ, người cho vay cần nắm rõnguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của dự án, chính xác là khả năngtạo ra tiền mặt của dự án.
Ngay từ khi bắt đầu, nhất thiết phải nắm chắc được nguồn trả nợ Một dựán lý tưởng là một dự án mà phải đem lại đủ tiền để trả nợ gốc và lãi Cáckhoản vay đó có thể được trả thông qua việc phát hành thông qua việc bổsung vốn vay hoặc cổ phần mới Tuy nhiên trong bất cứ trường hợp nào thìnguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có, lợi nhuận tích luỹ ) vẫn được voi là nguồnlý tưởng để trả nợ.
+ Collateral (tài sản thế chấp): đây là nguồn trả nợ phụ.
Trong cho vay đặc biệt là vay dài hạn thì nguồn trả nợ phụ dưới hìnhthức tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh trở nên quan trọng hơn Người cho vaycần cân nhắc loại tài sản đảm bảo, phương pháp định giá thích hợp, phải cócác biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đảm bảo trongtrường hợp khách hàng không trả được nợ.
+ Condition (các điều kiện khác): các điều kiện cụ thể là chính trị,kinhtế, xã hội, công nghệ, pháp luật
Các điều kiện trên là khách quan, không nằm trong tầm kiểm soát củangân hàng và người đi vay nhưng lại có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Ví dụnhư: điều kiện kinh tế - xã hội bất ổn làm suy giảm khả năng trả nợ củangười đi vay Luật pháp cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng,nhất là đối với những ngành nghề mang tính nhạy cảm có ảnh hưởng nhiềuđến xã hội.
- Biện pháp 4: Ngân hàng cần xác định vốn lưu động ròng của khách
hàng Ngân hàng đã tìm hiểu kỹ chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng,
Trang 17phải hiểu được vốn cần cho những khâu nào trên cơ sở đó tính toán đượcgần đúng nhu cầu vốn lưu động của khách hàng, nhu cầu vay và xác định kỳhạn trả nợ Vì nếu xác định thiếu thì khách hàng sẽ không thực hiện tốt đượcquá trình sản xuất, và sẽ gặp khó khăn trong nghĩa vụ thanh toán với ngânhàng, nhưng nếu cung cấp thừa thì khách hàng có thể sử dụng vốn sai mụcđích, trường hợp này cũng rất nguy hiểm.
- Biện pháp 5: Tiến hành phân tích tài chính để đánh giá thế mạnh tài
chính, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, hiệu quả hoạt động Khi phântích, cần phân tích theo chiều ngang và cả chiều dọc Có các nhóm chỉ số tàichính thường được quan tâm: nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán, nhómcác chỉ số về khả năng vay nợ, nhóm chỉ số về khả năng sinh lời
- Biện pháp 6: Phân tích lưu chuyển tiền tệ.
Phân tích lưu chuyển tiền tệ là phân tích khả năng tạo ra sẵn tiền để sửdụng Phân tích lưu chuyển tiền tệ là công cụ phân tích quan trọng vì khoảnvay chỉ được trả bằng các khoản thực thu chứ không được trả bởi doanh thu.
- Biện pháp 7: Thiết lập mẫu HĐTD chuẩn để bảo vệ ngân hàng. Khi lậpHĐTD là lúc rà soát lại mọi khía cạnh của phương án sản xuất kinh doanh, dựđoán được những gì có thể xảy ra, nếu xảy ra thì hiệu quả sẽ như thế nào vàphương án đối phó Các HĐTD được soạn thảo ra để bảo đảm an toàn tối đacho ngân hàng, do vậy soạn các mẫu hợp đồng chuẩn mực phải có các luật sư,tư vấn pháp lý của ngân hàng thực hiện Khi nào có sự thay đổi nào ngânhàng cần có sự thông qua của luật sư.
Một hợp đồng tín dụng có những nội dung cơ bản như:
Mô tả khoản vay gồm: Số tiền, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất,tài sản đảm bảo
Các điều kiện tiên quyết (trước khi giải ngân) : Ký hợp đồng thế chấp,cung cấp các đơn bảo hiểm cần thiết cho tài sản đảm bảo
Các điều kiện duy trì khoản vay: duy trì cơ cấu tổ chức doanh nghiệp,
Trang 18duy trì hệ số thanh khoản lành mạnh
Các điều kiện khác: khách hàng xẽ phải xin chấp thuận của ngân hàngchi cho các hoạt động: cam kết về việc xin ý kiến đầu tư các dự án mới, muahoặc bán các tài sản lớn
- Biện pháp 8: Cần có các biện pháp tích cực và phù hợp để xử lý các
khoản vay có vấn đề.
Khoản vay có vấn đề là các khoản vay không hoàn trả đúng hạn, khôngđược phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ Ngân hàng sẽ chuyển nợ quáhạn và áp dụng những biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ
Xử lý các khoản vay có vần đề là thực hiện một loạt các biện pháp nhằmngưng giảm quá trình xấu đi của khoản vay bị coi là có vấn đề.
Một số dấu hiệu của khoản vay có vấn đề: các dấu hiệu về quản lý: chủdoanh nghiệp có những dấu hiệu bất bình thường, các cuộc điện thoại khôngđược đáp lại, thay đổi nhân viên thường xuyên, dư luận xấu trên thị trường,ban điều hành không có kinh nghiệm; các dấu hiệu trong hoạt động: bị sởthuế kiểm tra, bị các chủ nợ xiết đòi, thay đổi chiến lược kinh doanh, mấtkhách hàng lớn, chủ nợ yêu cầu có được một phần tài sản bảo đảm khác vớicùng một món vay, mở rộng hình thức kinh doanh không cốt lõi, tái phạmnhững lỗi đã sửa chữa trước đây; các dấu hiệu tài chính: tình trạng xấu đi củacác hệ số tài chính, thời hạn các khoản phải thu và phải trả ngày càng dài,những biến đổi không phân tích được trong phân tích tài chính, con nợ chínhsuy sụp, thường xuyên thay đổi chính sách kế toán, thông tin kế toán và quảnlý không kịp thời, chính xác, chi phí sửa chữa và bảo dưỡng tăng Một sốcán bộ tín dụng không có khả năng hoặc phớt lờ những dấu hiệu trên của ngânhàng, việc này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những hậu quả không thểlường trước được.
Quản lý rủi ro tín dụng có vấn đề yêu cần phải có những kỹ năng chuyênmôn mà không phải tất cả các cán bộ tín dụng hay cán bộ quản lý đều có, vì
Trang 19vậy hiện nay ở nhiều ngân hàng thường trao việc quản lý các khoản tín dụng cóvấn đề cho chuyên gia kiểm soát tín dụng Các chuyên gia sẽ quản lý khoản tíndụng có vấn đề một cách khách quan dưới trình độ chuyên môn của họ.
Thông thường các khoản vay có vấn đề được thực hiện tuần tự theo cácbước sau:
Bước 1: Làm việc nội bộ
Trước khi gặp gỡ khách hàng cán bộ quản lý khoản vay cần xem xét cácvấn đề về: các hồ sơ của ngân hàng đầy đủ và cập nhập chưa như các biếnđộng gần đây đều được ghi vào hồ sơ, đơn xin vay vẫn được lưu giữ đầy đủ,đảm bảo rằng trong hồ sơ không có khoản nào gây nguy hại cho ngân hàng vìcác hồ sơ này là bằng chứng xác thực của ngân hàng trong mọi tình huống saunày Các giấy tờ về tài sản đảm bảo phải được kiểm tra để đảm bảo chúng đầyđủ và có hiệu lực.
Bước 2: Lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng
Đối với cán bộ phụ trách mới, cuộc gặp gỡ đầu tiên với khách hàng cóthể là cuộc gặp gỡ quan trọng nhất Nếu khách hàng đồng ý hợp tác trong việcgiải quyết điểm yếu này thì đó là dấu hiệu khả quan cho việc khôi phục lạimối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Ngược lại, thì cán bộ quản lý sẽcố gắng tìm một tiếng nói chung với khách hàng song cán bộ quản lý cầnnhanh chóng tìm hiểu rõ tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp đểchuẩn bị cho những tình huống như thế này xảy ra.
Lập kế hoạch cho buổi gặp gỡ này, cán bộ tín dụng cần nghiên cứu hồ sơkỹ lưỡng để nắm bắt được các vấn đề: nguyên nhân căn bản của vấn đề,ngành kinh doanh đã phát triển đến giai đoạn nào, vị trí của doanh nghiệp trênthị trường, doanh nghiệp có các nguồn nào để giảm nợ Đặc biệt, ngân hàngcần chú ý xem xét tính trung thực của khách hàng sau cuộc gặp gỡ.
Trang 20Bước 3: Gặp gỡ khách hàng: Trong cuộc gặp gỡ với khách hàng, cán bộngân hàng cần chú ý thái độ, quan điểm của khách hàng về khoản tín dụng cóvấn đề đó Trong cuộc gặp gỡ đó ngân hàng thể hiện cho khách hàng biết rõquan điểm của mình về khoản tín dụng đó và mong muốn của ngân hàngtrong cuộc gặp gỡ này Ngân hàng thông báo cho khách hàng những vấn đềsau: tính chất khó khăn của vấn đề mà ngân hàng cho rằng sẽ đe dọa đến trạngthái an toàn của khoản tín dụng đó, do đó cán bộ ngân hàng khuyến khíchkhách hàng cùng giải quyết vấn đề Cán bộ ngân hàng yêu cầu khách hàngcung cấp các thông tin để xây dựng một phương án khắc phục kịp thời gồm:Các bản kê tài chính hiện tại, dự toán doanh thu và lợi nhuận, dự toán thu chitiền mặt, các dự báo về khả năng thiếu tiền mặt trong 12 tháng tới, và một sốthông tin khác mà ngân hàng có thể cần dùng tới Trong buổi gặp gỡ này, cầnxác định rõ vị trí của ngân hàng song không có nghĩa là đe dọa khách hàng.
Bước 4: Lập phương án khắc phục
Sau buổi gặp gỡ với khách hàng cán bộ phụ trách đầu tiên phải tìm hiểuđể có thể khẳng định: Dù có các vấn đề song cơ bản doanh nghiệp vẫn làdoanh nghiệp hoạt động tốt, có thái độ hợp tác nên ngân hàng tiếp tục ủng hộcó những trường hợp khách hàng có thái độ hợp tác song ngân hàng vẫn cónhững nghi ngờ về tính đúng đắn của hành động, trong trường hợp này nênyêu cầu sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn Tuy nhiên vẫn có những trườnghợp phương án khắc phục lại không được sự chấp nhận của ngân hàng vàkhách hàng thì ngân hàng cần thu hồi số nợ còn lại từ những nguồn khác củakhách hàng một cách nhanh chóng.
Bước 5: Thực hiện phương án
Sau khi được ngân hàng phê chuẩn phương án thuyết phục, triệu tậpngay một cuộc họp với khách hàng, nếu khách hàng quan tâm đến bất kì vấn
Trang 21đề nào trong phương án, ngân hàng phải chú ý lắng nghe và tỏ ra linh hoạtnếu có thể Phương án phải được văn bản hóa rồi chuyển cho khách hàng cónội dung như sau: phương án nhằm đạt được điều gì; biểu thời gian hoànthành phương án, các mốc thời gian thực hiện, phương pháp giám sát phươngán, mục tiêu giảm nợ nếu có thể Khách hàng được yêu cầu kí văn bản xácnhận việc chấp thuận và cam kết chấp nhận phương án khắc phục đó.
Bước 6: Giám sát phương án
Trong quá trình thực hiện phương án cần kiểm tra kết quả tài chính hàngtháng, các cam kết và/hoặc các hệ số tài chính
Bước 7: Nếu phương án không thành công
Khi cán bộ quản lý khoản vay thấy rằng rủi ro tín dụng khó có thể đượcthăng hạng trong tương lai gần và việc trả nợ ngân hàng bằng lợi nhuận trongtương lai có vẻ không khả thi cần phải cân nhắc lại phương pháp trong thờigian tới với mối quan tâm chủ yếu là hoàn trả số nợ còn lại.
1.2.3.4 Giám sát rủi ro
Giám sát là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình quản lýrủi ro, bao gồm: giám sát tín dụng, thu nợ, tái xét tín dụng và phân hạng tíndụng, phân loại khoản vay và trích dự phòng rủi ro tín dụng.
- Giám sát tín dụng được thực hiện tại các cấp độ khác nhau
Cán bộ tín dụng cùng kế toán tiền vay giám sát từng tài khoản, kiểm traviệc sử dụng vốn có đúng mục đích không, thường xuyên kiểm tra việc thựchiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng, thường xuyên gặp gỡ khách hàng,đi thực tế, kiểm tra các tài khoản đảm bảo tiền vay.
Cán bộ quản lý rủi ro thường xuyên kiểm tra hạn mức, giám sát rủi rokinh doanh và các rủi ro khác, phân tích ngành nghề kinh doanh.
Trang 22Ban tín dụng: Giám sát định kì danh mục cho vay và rủi ro tín dụng.Kiểm soát nội bộ: Giám sát thường xuyên và định kì các quy chế nội bộ,luật hoặc quy định của các cơ quan chức năng.
Ban lãnh đạo thông qua các thông tin quản lý và hệ thống báo cáo đểgiám sát tổng thể tình hình rủi ro tín dụng.
- Thu nợ
Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đầy đủvà đúng kì hạn Ngân hàng theo dõi lịch trả nợ và sẽ thông báo cho kháchhàng số tiền phải thanh toán và thời hạn thanh toán trước ngày đáo hạn.Đối với những khoản tín dụng đã thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi thi coi nhưkhách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng Ngân hàng sẽ làm thủtục tất toán món vay.
- Tái xét tín dụng và xếp hạng tín dụng
Tái xét tín dụng được tiến hành theo các hướng: Phân tích và dự báo khảnăng tài chính của khách hàng,đặc biệt là khả năng gây bất lợi cho ngân hàng;Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng và những biến động về nguồn trảnợ; đánh giá lại năng lực của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh và cáchthức xử lý trong tình huống mới; đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàngdưới tác động của những thay đổi trong chính sách kinh tế của nhà nước;kiểm tra lại hồ sơ tín dụng.
Sau khi tái xét, ngân hàng sẽ xếp loại những khoản tín dụng theo các tiêuchí quản trị khác nhau, ví dụ: theo chất lượng tín dụng (tốt, xấu, trung bình),theo khả năng hoạt động quy mô và nhu cầu vay của khách hàng (mạnh, trungbình, yếu)
- Phân loại khoản vay và dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng
Cần phân loại khoản vay ở ngay thời điểm đầu cho vay, sau đó tái xét và
Trang 23phân loại khi cần thiết Những món vay được đánh giá “đạt tiêu chuẩn” hoặc“cần chú ý” được tái xét 2lần mỗi năm còn những món vay dưới chuẩn cầnxem xét hàng quý (việc phân loại nợ ra thành các nhóm được quy định trongQuyết định 493/2005/QĐ-NHNN).
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ trích lập dự phòng như sau: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) : 0%
Nhóm 2 (nợ cần chú ý) : 5% Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) : 20% Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) : 50% Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): 100%
Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý thì được tríchlập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
- Các công cụ và kỹ thuật giám sát
Để giám sát rủi ro cần có các công cụ hỗ trợ như: Báo cáo nội bộ củangân hàng về tài sản thế chấp, các điều khoản cam kết với khách hàng… Duytrì mối quan hệ chặt chẽ đối với khách hàng là một yếu tố rất quan trọng đểgiám sát khoản vay Các báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ của khách hàngcũng là một trong những công cụ quan trọng cần cập nhật thường xuyên.
- Nguồn thông tin hỗ trợ giám sát
Thông tin hỗ trợ giám sát có thể có ở rất nhiều nguồn: Từ bên vay (Banlãnh đạo và công nhân), từ nhà cung cấp chính của khách hàng, từ các đối thủcạnh tranh…
1.2.3.5 Báo cáo rủi ro tín dụng
Báo cáo các loại rủi ro đã được xác định là việc làm cần thiết, không cócác báo cáo thì người làm công tác quản lý rủi ro tín dụng không có căn cứ
Trang 24để đưa ra các quyết định điều chỉnh rủi ro và các biện pháp quản lý rủi rophù hợp.
+ Báo cáo cơ cấu danh mục như dư nợ theo loại tiền, theo mục đích sửdụng…
+ Báo cáo rủi ro tập trung: như 10 khách hàng lớn.
+ Báo cáo đánh giá rủi ro như báo cáo nợ quá hạn, các khoản gia hạn…+ Báo cáo kiểm tra tín dụng độc lập
+ Báo cáo về tài sản đảm bảo.
1.3 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NHTMMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚIVIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới
+ Ở Nhật Bản: Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế nhất nhì thếgiới, hệ thồng ngân hàng đã được phát triển từ rất lâu Họ cho rằng “Quản lýrủi ro là một vấn đề thiết yếu trong kinh doanh ngân hàng”, “Quản lý các vấnđề thiếu yếu nhằm tối đa hoá lợi nhuận bằng cách quản lý rủi ro trong phạm vicho phép”…
Nhật Bản đã áp dụng những phương pháp kỹ thuật hiện đại để quản lýrủi ro tín dụng như đã xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng rất chi tiếtcụ thể Xây dựng quy trình và các nội dung chi tiết cần xem xét khi cho vay.Họ cũng áp dụng phân tích doanh nghiệp về các mặt: lịch sử hình thành vàphát triển của khách hàng, tình hình kinh doanh, cơ cấu cổ phần, các hệ sốtài chính… Họ cũng cho rằng phân tích ngành là rất cần thiết trong phân tíchtín dụng.
+ Ở Mỹ: Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng Mỹ
Trang 25sử dụng như: coi sự trao đổi thường xuyên của khách hàng với ngân hàng vềtình hình kinh doanh, các cơ hội cũng như khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu rõdoanh nghiệp hơn Số lần các cuộc gặp như vậy còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh,nhưng nên diễn ra đều đặn để ngân hàng có thể hiểu rõ ông chủ và công tycủa ông ta hơn Các ngân hàng Mỹ cũng đánh giá rất cao vai trò của kế hoạchkinh doanh của khách hàng, họ cho rằng “Ai chuẩn bị không tốt thì hãy chuẩnbị đón nhận thất bại”.
Các ngân hàng Mỹ cũng rất coi trọng tài sản thế chấp Giá trị của cáckhoản vay sẽ tương ứng với giá trị đã khấu hao của các khoản vay Để thườngxuyên nắm vững và cập nhập về giá trị của tài sản đảm bảo, ngân hàng cầnyêu cầu cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý và / hoặcthời gian của các khoản phải thu.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các NHTM các nước vể quản lý rủi ro trong kinhdoanh tín dụng, đối với các NHTM Việt Nam để tăng cường quản lý rủi ro tíndụng có thể xem xét ứng dụng một số nội dung sau:
- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro
theo thông lệ quốc tế
- Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu
hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Cơ cấu lại đi đôi với tăng cường sự liên kết trong hệ thống để nâng cao
khả năng tự đề kháng của các NHTM.
- Cần trao đổi thường xuyên giữa khách hàng với ngân hàng về tình hình
kinh doanh, các cơ hội cũng như thách thức có thể gặp phải.
- Xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng một cách cụ thể.
- Trong phân tích tín dụng cần chú trọng phân tích ngành kinh doanh.- Để đưa ra các quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân hàng
Trang 26cần phải thu thập được các thông tin chính xác và nhanh chóng Việc cungcấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn chỉnh, dự đoán trước đượccác luồng tiền và các khoản hoàn thuế là rất quan trọng để đánh giá khả năngtrả nợ của người đi vay.
Trang 27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BẮC Á
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Bắc Á
Ngân hàng TMCP Bắc Á, tên giao dịch tiếng Anh “North AsiaCommercial Joint - Stock Bank, viết tắt là NASB” được thành lập theo quyếtđịnh số 83/QĐ-NH5 ngày 01/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng nhà nướcViệt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trongsố những ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lànhmạnh Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở 117 Quang Trung, thành phốVinh, tỉnh Nghệ An và là ngân hàng thương mại cổ phần có doanh số hoạtđộng kinh doanh lớn nhất khu vực Miền Trung Việt Nam.
Mạng lưới hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hình thành ở cáctỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước Các dịch vụ tài chính ngânhàng cung cấp như:
- Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, USD, EUR…
- Nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước - Cho vay vốn ngắn hạn, trung dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụsản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án.
- Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình Cho vay mua xe trả góp,cho vay du học.
- Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu.
- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh bao gồm bảo lãnh vay vốn, bảolãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
Trang 28- Góp vốn kinh doanh, góp vốn cổ phần.- Dịch vụ tư vấn tài chính.
- Dịch vụ thẻ điện tử.
Ngân hàng TMCP Bắc Á là thành viên chính thức của hiệp hội thanhtoán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu, hiệp hội các ngân hàng Châu Á,hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và phòng thương mại công nghiệp ViệtNam.
Trong hơn 10 năm hoạt động, ngân hàng TMCP Bắc Á đã vinh dự đượcnhận cờ thi đua của thủ tướng chính phủ, bằng khen của thống đốc Ngân hàngNhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Ủy ban nhândân tỉnh Nghệ An, là một trong 10 ngân hàng được chọn tham gia vào hệthống thanh toán tự động của liên ngân hàng.
Ngoài các dịch vụ chính của một ngân hàng thương mại như huy độngvốn, cho vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán… Ngân hàng TMCP Bắc Ácòn tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn, siêu thị…
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua là rất nặng nề.Nó ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế thế giới và Việt Nam không phải làngoại lệ Trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã chững lại rõ rệt Do đó,cùng với các Ngân hàng cũng như các tổ chức kinh tế thì Ngân hàng TMCPBắc Á cũng có những điều chỉnh phù hợp với xu thế của nền kinh tế Ngânhàng TMCP Bắc Á tăng cường huy động tiết kiệm với mức lãi suất hấp dẫn,có nhiều chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng Đồng thời, ngân
Trang 29hàng cũng đưa ra các mức lãi suất cho vay thích hợp để khuyến khích cáckhách hàng vay kinh doanh sản xuất góp phần ổn định nền kinh tế.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Bắc Á
2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tại Ngân hàng TMCP Bắc Á
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soátHội đồng quản trị
Ban giám đốc
Hội sở Vinh - Nghệ An
Chi nhánh Hà NộiChi nhánh Thanh Hoá
Chi nhánh TP.HCM
P Ngân quỹP Thanh toán quốc tế
P Kế toánP Tín dụngVăn phòngP Kiểm soát nội bộP Đầu tư phát triểnP Công nghệ thông tinP Kinh doanh ngoại tệP Kế hoạch tổng hợp
P Quản lý tín dụng
Trang 302.1.2.2 Chức năng của các phòng ban
+ Phòng thanh toán quốc tế:
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng theo đúng quy định tài trợthương mại và hạch toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trêncơ sở hạn mức khoản vay và bảo lãnh phê duyệt.
- Hướng dẫn khách hàng lập và thực hiện các hồ sơ liên quan đến thanhtoán quốc tế như là các bước mở L/C
+ Phòng kế toán:
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kếtoán tổng hợp và các chế độ báo cáo kế toán hiện hành, đồng thời theo dõi tàisản.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kếtoán của ngân hàng.
+ Phòng tín dụng:
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng.
- Theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng Kiểm tra giámsát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay Đôn đốc khách hàngtrả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn quy định Kịp thời phát hiện các khoản nợvay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn / giảm lãi, đề xuất miễn/giảmlãi và chuyển phòng xử lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
Trang 31- Tuân thủ các giới hạn tín dụng của ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm đầy đủ về: tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt độngtín dụng, đảm bảo đầy đủ và trung thực các thông tin về khách hàng khi cungcấp các báo cáo để phục vụ việc cấp phát tín dụng, đảm bảo các khoản tíndụng đều được cấp hợp pháp
+ Kiểm soát nội bộ:
- Xây dựng trình giám đốc giải pháp kiểm tra nội bộ phù hợp.
- Kiểm tra kiểm soát việc thực hiện quy trình thủ tục trong ngân hàng.
+ Phòng đầu tư phát triển:
Xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển cho ngân hàng trong từnggiai đoạn, trình cấp trên thông qua.
+ Công nghệ thông tin:
Cung cấp cho ngân hàng một hệ thống công nghệ hiện đại, giúp thựchiện các nghiệp vụ một cách nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn.
+ Phòng kinh doanh ngoại tệ:
- Theo dõi diễn biến của các ngoại tệ trên thị trường đặc biệt là các ngoạitệ mạnh, các ngoại tệ mà ngân hàng thường xuyên giao dịch từ đó đưa ra cácmức tỷ giá mua vào bán ra thu hút khách hàng giao dịch với ngân hàng nhưngđồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
- Dự đoán xu hướng thị trường từ đó đưa ra các chính sách thích hợp vềdự trữ ngoại tệ.
Trang 32- Giám sát, đánh giá chất lượng tín dụng, quản lý nợ xấu.
- Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro vàan toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấunguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô,phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thương mại cạnh tranh trênthị trường,
Trong những năm qua, ngân hàng TMCP Bắc Á rất quan tâm đến côngtác huy động vốn với phương châm “huy động để cho vay” đa dạng hoánguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huyđộng vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế, xã hội.
Trang 33Bảng 2.1- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
-Tiền gửi của TCKT
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007,2008)
Các số liệu trên bảng 1 cho thấy Ngân hàng TMCP Bắc Á đã rất chútrọng đến công tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trưởngdương Trong đó, năm 2007 tăng cao nhất đạt 22.4% Năm 2008, tổng tài sảnnợ của ngân hàng có tăng nhẹ nhưng tác động chính của nó không phải là dotăng vốn huy động mà là do các loại tài sản nợ khác tăng Với tình hình kinhtế bất ổn như năm 2008, rất nhiều các ngân hàng rất khó khăn trong tình hìnhhuy động vốn, ngân hàng vẫn đạt được sự tăng trưởng như vậy là khá tốt.
Trong các nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cáctổ chức tín dụng luôn có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong
Trang 34nguồn vốn huy động Đây là một lợi thế của ngân hàng TMCP Bắc Á bởi lãisuất huy động loại tiền gửi này thường thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.Bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm cũng có tăng trưởng khá Song nguồn vốn nàykhá nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất, tức là khách hàng đã có sự tínhtoán trước Chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về lãi suất tiền gửi thì có thể tăng hoặcgiảm nguồn vốn huy động phù hợp với mục đích sử dụng Nguồn vốn huyđộng loại kỳ hạn 6 tháng trở xuống chiếm tỷ lệ khá cao, luôn chiếm trên 80%tổng nguồn vốn huy động Kết hợp với phần trên ta thấy tiền gửi của các tổchức là nguồn chính trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCPBắc Á Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã làm cho nhiềudoanh nghiệp “lao đao” kế đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động tiền gửicủa các TCKT và TCTD khác của ngân hàng, khoản mục này đã giảm12,43% so với năm 2007 Doanh nghiệp cần phải có những chính sách thíchhợp về lãi suất cũng như có tạo điều kiện tốt để thu hút nguồn tiền gửi quantrọng này.
2.1.2.2 Hoạt động cho vay
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì khâu quan trọng nhất là huyđộng vốn và cho vay Mức độ sinh lời và an toàn ở khâu cho vay sẽ quyếtđịnh đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động và mức độ huy động và cơ cấunguồn vốn sẽ quyết định đến danh mục tài sản của một NHTM.
Xuất phát từ tình hình thực tế, hoạt động cho vay của ngân hàng TMCPBắc Á đã không ngừng mở rộng tốc độ tăng trưởng cho vay bình quân 3 năm(2006-2008) là 23,32%/năm Đây là mức tăng trưởng khá so với mức bìnhquân chung của ngành ngân hàng.
Trang 35Biểu đồ 1: Tình hình dư nợ tại NHTMCP Bắc Á
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007)
Ở biểu đồ 1, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á luôn cóbước phát triển và là một ngân hàng đáng tin cậy cung cấp các dịch vụ ngânhàng cho các khách hàng Bằng nguồn vốn vay của ngân hàng TMCP Bắc Á,nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, tăng năng lực và hiện đại hoá quátrình sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm cóchất lượng cao Như vậy, sẽ đảm bảo chất lượng của các khoản nợ, ngân hàngsẽ hạn chế được nợ xấu.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng – cho vay của ngân hàng TMCP Bắc Á làliên tục vững chắc, chất lượng cho vay của ngân hàng ngày càng được nânglên thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn luôn được duy trì ở mức dưới 2% Tuy nhiên,dư nợ cho vay và vòng quay vốn tín dụng – thu nợ của ngân hàng chưa tươngxứng với tiềm năng của ngân hàng Với tình hình huy động vốn, con người vàcông nghệ của ngân hàng thì dư nợ của ngân hàng có thể đạt ở mức cao hơn.
Trang 362.1.2.3 Các hoạt động khác
Ngoài những nghiệp vụ truyền thồng trước đây như nhận tiền gửi và chovay, hiện nay các ngân hàng thương mại đã không ngừng gia tăng các hoạtđộng dịch vụ ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổngthu nhập của ngân hàng Đó là xu hướng phát triển của ngân hàng hiện đại.Nắm được xu thế phát triển chung đó, ngân hàng TMCP Bắc Á đã từng bướcứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại cùng với sự phát triểncác loại hình dich vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được đòi hỏi của nền kinhtế thị trường linh hoạt và năng động.
+ Về dịch vụ thanh toán:
Nhờ việc ứng dụng công nghệ mới về thông tin, chất lượng thanh toánđược tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn, việc kiểm tra giám sát đượcthực hiện nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo an toàn, chính xác Từ 2002, ngânhàng TMCP Bắc Á đã chính thức tham gia hệ thống thanh toán điện tử liênngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được nhiều TCKT và tư nhânđến mở tài khoản tiền gửi giao dịch với ngân hàng TMCP Bắc Á, đưa doanhsố thanh toán tăng bình quân các năm là 24%, do đó tăng thu phí dịch vụ chongân hàng.
+ Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu luôn có tốc độ tăng trưởng khá.Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2005 tăng 12% so với năm 2004,năm 2006 tăng 19%, năm 2007 tăng 36% Nhiều L/C có giá trị cao được mởvà thanh toán qua ngân hàng TMCP Bắc Á, việc thanh toán xuất nhập khẩuvà thực hiện chuyển tiền được thực hiện thuận tiện, đảm bảo đúng hạn vàđúng với thông lệ quốc tế, nâng cao uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốctế của ngân hàng TMCP Bắc Á trên trường quốc tế Đến nay, ngân hàngTMCP Bắc Á đã mở rộng quan hệ đại lý với hơn 115 ngân hàng ở 30 nướckhác nhau trên thế giới Hiện nay, ngân hàng TMCP Bắc Á có thể thực
Trang 37hiện các giao dịch thanh toán nhanh và an toàn với khắp các châu lục trêntoàn thế giới.
+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có những chuyển biến tích cực và đạtđược những kết quả khích lệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàngTMCP Bắc Á năm 2005 với tổng giá trị mua bán tăng gấp 3 lần so với năm2004, năm 2006 tăng khoảng 1.3 lần, năm 2007 tăng khoảng 1.5 lần, tuynhiên sang năm 2008 chiều hướng này có biến động giảm, thu nhập từ kinhdoanh ngoại tệ của ngân hàng đã giảm khoảng 0.15 lần so với năm 2007 Sởdĩ là do chiều hướng đi xuống của nền kinh tế toàn cần khiến nhu cần chi tiêuthắt chặt, giảm xuất nhập khẩu, và ảnh hướng tiêu cực đến hoạt động thanhtoán của các ngân hàng trong đó có ngân hàng TMCP Bắc Á Nhận biết đượctình hình kinh tế khó khăn như vậy nên ngân hàng luôn tìm cách đáp ứng đầyđủ nhu cầu của khách hàng đặc biệt là đáp ứng tốt cho những khách hàngtruyền thống, nhằm cải thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng nhưtất cả các hoạt động khác của ngân hàng.
+ Hoạt động khác:
Cuối năm 2006 và đầu 2007 là thời điểm bùng phát của thị trường chứngkhoán cũng như các công ty chứng khoán khác công ty chứng khoán Việtthuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á đã hoạt động rất tốt cùng với mảng kinhdoanh khách sạn và du lịch đã mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng.Công ty mua bán nợ và quản lý tài sản trực thuộc ngân hàng TMCP Bắc Ámới được thành lập năm 2006 Trong năm đầu tiên hoạt động, công ty cũngđã tham gia kinh doanh khá hiệu quả, giúp cho ngân hàng xử lý được một sốkhoản nợ đọng Bên cạnh đó, công ty còn trực tiếp quản lý một lượng tài sảnkhá lớn của Ngân hàng TMCP Bắc Á vào dự án khách sạn quốc tế ASEAN vàkhách sạn Xanh mang lại nguồn lợi không nhỏ cho ngân hàng
Trang 38Nhưng sang đến năm 2008, tình hình lại không thuận lợi được như vậy,kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao đột biến cùng với hoàn cảnh chung củacả nền kinh tế, việc kinh doanh của ngân hàng chưa tạo ra được những bướcđột phá lớn Tuy nhiên với các gói kích thích kinh tế của chính phủ, kết hợpvới chính sách điều hành hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng thì ngân hàng sẽnhanh chóng gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng.
2.1.2.4 Kết quả kinh doanh
Qua quá trình hoạt động kinh doanh tích cực ngân hàng TMCP Bắc Áđã đạt được những thành tựu không nhỏ và là một trong những ngân hàngcó những kết quả khá cao trong khối các ngân hàng cổ phần trong nhiềunăm qua.
Bảng 2.2- Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bắc Á
Số tiền
%Tănggiảm sovới 2006
Số tiền
%Tănggiảm sovới 2007Thu nhập:
- Thu lãi cho vay176,331-0,4210,24019,2221,1805,2- Thu từ KD ngoại tệ5,541-22,08,16447,36,905-15,4- Thu từ dịch vụ NH 5,545-27,39,54372,18,611-9,7- Thu lãi tiền gửi, CK31,1128.542,230,271-2,925,63015,33
Tổng thu nhập218,53013,8258,21818,2262,3262,4
Lãi trước thuế60,8576,773,21820,368,7866,0
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007)
Lợi nhuận của ngân hàng TMCP Bắc Á tăng trưởng khá tốt Năm 2006,tăng 6,7%, năm 2007 tăng 20,3%, tuy sang năm 2008 có giảm xuống - giảm
Trang 39khoảng 6% so với năm 2007 Trong đó, thu lãi từ cho vay luôn chiếm tỷ trọnglớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng (năm 2006 chiếm 80,7%; năm 2007chiếm 81,7%; năm 2008 chiếm 84,3%) Năm 2006, do tình hình cạnh tranhgay gắt, lãi suất cho vay thoả thuận liên tục giảm nên mặc dù dư nợ tiếp tụcduy trì ổn định và đạt mức tăng trưởng 19% nhưng thu lãi từ hoạt động chovay lại giảm tới 0.4% Năm 2007, rút kinh nghiệm từ việc cho vay với lãi suấtthấp để có thể cạnh tranh, ngân hàng TMCP Bắc Á đã gắn việc tăng trưởngtín dụng với hiệu quả kinh doanh kết hợp với đa dạng dịch vụ và an toàn vốn.Vì vậy, cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng lên 41% thì tỷ lệ lợi nhuận giữlại cũng tăng 12% với chất lượng các khoản vay là khá tốt Nhưng sang đếnnăm 2008, mặc dù thu lãi từ hoạt động kinh doanh có tăng 5,2% so với năm2007, nhưng phần lợi nhuận trước thuế lại giảm 6% so với năm 2007, có sựsuy giảm này là do thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ và thu từ chứng khoángiảm đáng kể mà chi phí lại có chiều hướng tăng lên Tuy nhiên, đây cũng làtình hình chung của các ngân hàng trong năm 2008, do đó với hướng đi hợplý và đúng đắn của ngân hàng TMCP Bắc Á trong những năm qua thì ngânhàng sẽ phát huy được thế mạnh của mình Bên cạnh đó ngân hàng cũng phảiluôn kiểm tra, phát hiện các hạn chế còn tồn tại, để sửa chữa và khắc phục.Đồng thời, trong thời gian tới ngân hàng phải đề ra một số phương hướngphát triển các hoạt động của ngân hàng, thoả mãn nhu cầu thực tế của kháchhàng.
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG BẮC Á
Trang 402.2.1 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á
Hoạt động cho vay của NHTMCP Bắc Á luôn có những bước phát triểnmạnh Nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực khaithác, thi công, tăng sản lượng cũng như chất lượng của mình nhờ có sự hỗ trợvốn của NH Bắc Á tiêu biểu như Công ty xây dựng Thành An, Công ty cổphần tập đoàn Công nghệ Thiên Phú… Hoạt động cho vay của NHTMCP BắcÁ đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợcũng như dư nợ.
Bảng 2.3- Tình hình cho vay, thu nợ của Ngân hàng TMCP Bắc Á
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
+/- %so2005
% so2006
+/-+/- %so2005
+/-+/- %so2005
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008)
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy doanh số cho vay tăng trưởng liên tục qua cácnăm Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm từ 2006-2008 là 33.6%, đây là consố khá tốt Doanh số thu nợ của ngân hàng Bắc Á cũng tăng trưởng qua cácnăm, tuy nhiên tốc độ thu nợ có chiều hướng giảm Năm 2006, có tốc độ là40.4%, năm 2007 là 27.2% và giảm mạnh vào năm 2008, còn là 8.67%, có thểhiểu là năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn vàohệ thống ngân hàng Tình hình khó khăn ảnh hưởng chung đến tất cả các ngân