Kiến nghị đối với Ngân hàng VIBank

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank (Trang 54 - 58)

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro tín dụng 1.Lượng hoá rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng các mô hình

3. Kiến nghị đối với Ngân hàng VIBank

3.1. Giao dịch tín dụng

 Hoàn thiện sửa đổi Quy trình nghiệp vụ GDTD, tập trung vào quy trình quản lý TSĐB là hàng hóa tồn kho

 Khởi tạo dự án xây dựng Quy trình hạch toán trên hệ thống Symbols cho bộ phận GDTD

 Hoàn thành đào tạo toàn hàng về các nghiệp vụ GDTD: Hoàn chỉnh và kiểm soát hồ sơ tín dụng, hạch toán, nhập dữ liệu…

 Xây dựng cơ chế báo cáo-định kỳ và bất thường để kiểm soát công việc của GDTD toàn hàng

 Tư vấn nghiệp vụ

3.2. Chính sách tín dụng

 Ban hành Sổ tay tín dụng

 Đi thực tế một số địa bàn khó khăn trong phát triển tín dụng, các địa bàn mới để đưa ra các chính sách phù hợp với từng địa bàn.

 Đề xuất các giải pháp để có thể phát triển nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu theo bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức D/P, D/A…

 Đề xuất các chính sách tín dụng cụ thể cho từng ngành hàng/sản phẩm phù hợp với định hướng tín dụng của VIB trong từng thời kỳ.  Đề xuất các giải pháp để xử lý các khoản vay mà hiện TSBĐ không

đủ để đảm bảo cho dư nợ của khách hàng tại VIB

3.3. Giám sát tín dụng và xử lý nợ

 Giảm tỷ trọng của nợ nhóm 4 giảm 5% và nợ nhóm 5 giảm 10% so với năm 2008

 Kiểm soát đặc biệt về cho vay bất động sản và tài sản đảm bảo là bất động sản

 Quản lý tăng trưởng tín dụng toàn hàng để đảm bảo hạn mức tín dụng theo ngành hàng/sản phẩm, đối tượng khách hàng… theo đúng định hướng tín dụng của VIB.

 Xây dựng bộ phận để giám sát, kiểm tra các khoản cho vay liên ngân hàng của khối Nguồn vốn kinh doanh, các khoản cho vay của khối thẻ  Tập trung chống nợ quá hạn và kiên quyết xử lý nợ

3.4. Các giải pháp chống nợ quá hạn

 Nhóm giải pháp về chính sách tín dụng

− Đề ra các chính sách tín dụng phù hợp với từng vùng miền, ngành nghề, sản phẩm và theo sát tình hình thực tế;

− Chủ động trong công tác xây dựng Chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong từng khâu trên toàn hàng;

− Phân loại những khách hàng đang có Nợ quá hạn để có giải pháp thích hợp, đưa ra những báo cáo về ngành hàng, sản phẩm cần khuyến khích hoặc cần hạn chế cho vay trên cơ sở cân đối cho toàn hàng;

− Có chính sách tái cấu trúc khoản vay cho các khách hàng vay vốn thuộc các ngành hàng chịu tác động trực tiếp của các chính sách vĩ mô (bất động, chứng khoán…) theo hướng ưu tiên như sau:

o Khách hàng chưa phát sinh nợ quá hạn

o Khách hàng có điểm tín nhiệm cao, nguồn trả nợ thường xuyên và ổn định, đủ cân đối trả nợ trong thời hạn vay nhất định

o Khách hàng có Tài sản đảm bảo tốt

 Nhóm giải pháp về thẩm định phê duyệt tín dụng:

− Thực hiện công tác thẩm định chặt chẽ, kỹ càng nhưng phải có sự linh hoạt, phù hợp với định hướng, Chính sách tín dụng của VIB từng thời

kỳ;

− Quán triệt quan điểm phòng ngừa rủi ro, chống Nợ quá hạn đến các bộ phận/ cá nhân tham gia thẩm định và phê duyệt khoản vay;

− Ưu tiên cho vay đối với các khách hàng trả nợ trước hạn, các khoản vay lãi suất thấp và các khách hàng có thể phát sinh Nợ quá hạn nếu VIB ngừng giải ngân/cho vay;

− Không cho vay tín chấp, nếu Tài sản đảm bảo là hàng hóa tồn kho luân chuyển phải dễ phát mại, triển vọng tốt trên thị trường và có biện pháp quản lý chặt chẽ.

 Nhóm giải pháp về kiểm soát tín dụng:

− Giám sát tín dụng tăng tần suất kiểm tra hồ sơ vay vốn, Tài sản đảm bảo nhất là đối với các chi nhánh có dư nợ quá hạn cao và phải có ý kiến đánh giá được khả năng thu hồi nợ;

− Hoàn thiện quy trình để Giám định tín dụng là chốt chặn hiệu quả, nâng cao vai trò kiểm soát cuối cùng trước khi giải ngân.

− Thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên môn cho Quản lý khách hàng và Giám định tín dụng trong công tác thẩm định hồ sơ vay vốn

− Gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của Quản lý khách hàng và Giám định tín dụng thể hiện qua lương kinh doanh cho Quản lý khách hàng và Giám định tín dụng:

 Tính toán chế độ lương kinh doanh dựa vào số liệu dư nợ theo từng nhóm nợ hàng tháng, hàng quý

 Có chế độ xử phạt nghiêm khắc đối với cán bộ không tuân thủ điều kiện phê duyệt mà chấp nhận giải ngân cho khách hàng.

− Triệt để xử lý những chi nhánh vi phạm tuân thủ phê duyệt, thiếu hợp tác, các cá nhân thông đồng với khách hàng để vay vốn tại VIB

Nhóm giải pháp về xử lý nợ

Giám sát tín dụng hỗ trợ các Đơn vị kinh doanh thu hồi khoản nợ, tư vấn kịp thời cho Quản lý khách hàng khi gặp tình huống khó, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý ngay các khoản nợ này.

− Tập trung nhân lực, thời gian xử lý các khoản nợ xấu có dư nợ lớn

− Ban hành Cẩm nang Xử lý nợ , thành lập Cty quản lý nợ và khai thác Tài sản

− Tăng chi phí giao tế và ban hành tỷ lệ trích thưởng % trên doanh số thu nợ để khuyến khích công tác Xử lý nợ

KẾT LUẬN

Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán..., phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Ngân hàng thương mại cũng là một bộ phận thuộc hệ thống ngân hàng, các hoạt động của ngân hàng thương mại cũng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được, trong đó có rủi ro tín dụng. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại từ rủi ro này đòi hỏi các ngân hàng cần có một hệ thống Quản trị rủi ro tốt.

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Quản trị rủi ro tín dụng. Do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài chuyên đề này không tránh khỏi những thiết xót và tính tổng thể, rất mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Ph ạm Xuân Hoà đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.

Cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuy n đề này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần VIBank (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w