Lời nói đầu Cựng với xu thế toàn cầu húa nền kinh tế, Việt Nam cũng đó mở cửa nền kinh tế để hội ngập với nền kinh tế thế giới. Cánh cửa hội nhập mở ra đó đem lại cho nền kinh tế Việt N
Trang 1Lời nói đầu
Cùng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, Việt Nam cũng đã mở cửanền kinh tế để hội ngập với nền kinh tế thế giới Cánh cửa hội nhập mở ra đãđem lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều sự đổi thay nhanh chóng, tạo ra nhiềucơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam
Chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng không một quốc gia nào có thểcó đầy đủ các nguồn lực để tự đáp ứng cho các nhu cầu của mình cho dùnước đó là những nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật…vì vậy trong hoạtđộng kinh tế vẫn có các hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa,dịch vụ….và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy
Trong mấy năm gần đây kim ngạch XNK của Việt Nam đã tăng trưởngmạnh mẽ,hoạt động XNK diễn ra sôi động hơn Tuy nhiên các DNVN tiềmlực kinh tế chưa đủ mạnh, bài toán thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinhdoanh vẫn là bài toán hóc búa và một nơi tin cậy mà họ luôn tìm đến là cácNHTM (ngân hàng thương mại) Do vậy tín dụng ngân hàng đối với nền kinhtế có vai trò vô cùng quan trọng Tín dụng ngân hàng đã giúp cho hoạt độngkinh tế diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn
Các NHTM Việt Nam đã không ngừng mở rộng cho vay đối với cácdoanh nghiệp, đa dạng các hình thức cho vay đối với DN XNK Sau một thờigian thực tập tại phòng tín dụng của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển(BIDV) nam Hà Nội em thấy rằng chi nhánh chủ yếu là cho vay đối với DNxây lắp, DN nhà nước lớn Còn cho vay thương mại, cho vay XNK còn ít,hình thức cho vay XNK còn đơn điệu, nghèo nàn Tuy nhiên, ban giám đốc,lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra trong kế hoạch kinh doanh năm 2008 là chủ yếumở rộng cho vay đối với DNVVN đặc biệt DN XNK
Trang 2Chính vì vậy em đã nghiên cứu và chọn đề tài “mở rộng tín dụng XNKtại chi nhánh BIDV nam Hà Nội ” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốtnghiệp của mình.
Trong chuyên đề của mình em đã cố gắng tìm hiểu về tín dụng ngânhàng, tín dụng XNK và vai trò của nó, tìm hiểu về thực trạng của nó tại chinhánh BIDV nam Hà Nội trong một số năm gần đây Từ đó đưa ra một sốkiến nghị, giải pháp giúp mở rộng hoạt động tín dụng XNK
Chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết thúc, được bố cục làm ba chương:- Chương I: Lý luận cơ bản về tín dụng XNK của NHTM
- Chương II: Thực trạng tín dụng XNK tại chi nhánh BIDV nam Hà Nội - Chương III: Giải pháp mở rộng tín dụng XNK tại chi nhánh BIDV nam
Hà Nội.
Trang 3Chương I
Lý luận cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
1.1 Các hình thức tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của ngân hàng ta thấy sự hìnhthành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triểncủa nền sản xuất hàng hóa Quá trình phát triển nền kinh tế đòi hỏi sự pháttriển của ngân hàng, và đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàngtrở thành động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Các NHTM ra đời với mục đích chủ yếu là cấp vốn cho nền kinh tếthông qua hoạt động tín dụng ,cung cấp các dịch vụ thanh toán Khi thiếu vốnđể sản xuất kinh doanh hay để thực hiện một mục đích nào đó các cá nhân, hộgia đình, doanh nghiệp thường tìm đến ngân hàng và khi người vay đủ điềukiện thì ngân hàng sẽ cấp vốn cho họ dưới rất nhiều hình thức…Vậy thực chấtTDNH là gì?
TDNH là hoạt động mà theo đó ngân hàng chuyển giao tiền hay tài sảncho khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và khách hàngphải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi theo cam kết trong Hợp đồng tíndụng Việc chuyển tiền hay tài sản có thể được thực hiện bằng các nghiệp vụnhư: cho vay, cho thuê, chiết khấu, bảo lãnh…
TDNH có các đặc điểm sau:
- Ngân hàng thể hiện vai trò là trung gian tài chính đứng giữa thực hiệnnghiệp vụ huy động vốn từ các chủ thể kinh tế, đồng thời cấp tín dụng chonền kinh tế
Trang 4- Hỗ trợ cho tín dụng thương mại, khắc phục được hạn chế của tín dụngthương mại
- Đối tượng cho vay là tiền tệ do vậy không chịu sự ngăn cản về mặ phươnghướng tức là có thể cho vay được đối với tất cả các ngành kinh tế Mặt khácvới quy mô lớn về vốn, NHTM có thể đắp ứng nhu cầu vay vốn ở các quy môkhác nhau với thời hạn khác nhau như: ngắn, trung, dài hạn.
1.1.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Việc phân loại các hình thức TDNH phụ thuộc vào tiêu chí phân loại.Vì mỗi tiêu chí phân loại sẽ có các hình thức khác nhau Chúng ta xem xétmột số tiêu chí phân loại sau:
- Theo hình thức cấp tín dụng: TDNH được chia thành: Chiết khấu, chovay, cho thuê, bảo lãnh.
- Theo thời gian cấp tín dụng có các hình thức: Tín dụng ngắn, trung, dàihạn
+ Ngắn hạn: là thời gian từ 12 tháng trở xuống + Trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm
+ Dài hạn: Trên 5 năm
Phân chia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàngvì thời gian có liên quan mật thiết đến sự an toàn và sinh lợi của tín dụngcũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.
- Chia theo tài sản đảm bảo có các hình thức:+Tín dụng không có tài sản đảm bảo.+Đảm bảo bằng uy tín của người thứ 3.+Đảm bảo bằng tài sản cầm cố,thế chấp.
Về nguyên tắc thì mọi khoản tín dụng ngân hàng đều có đảm bảo Tuy nhiênngân hàng chỉ ghi vào hoạt động tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thểbán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả nợ
Trang 5Còn tín dụng không cần tài sản đảm bảo thực chất là đảm bảo dựa trênuy tín của khách hàng.Ví dụ khách hàng lớn, có quan hệ thường xuyên, tìnhhình tài chính vững mạnh.
- Phân loại theo rủi ro:
Gồm các khoản tín dụng có độ an toàn cao, khá , trung bình và thấpCách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại các khoảnmục tín dụng, lập quỹ dự phòng cho các khoản tín dụng rủi ro cao.
Theo quyết định 493 có 5 nhóm nợ+ Nợ đủ tiêu chuẩn
+Nợ nghi ngờ
+Nợ dưới tiêu chuẩn+Nợ có khả năng mất vốn+Nợ xấu
- Phân loại theo đối tượng khách hàng+Khách hàng lớn
+Khách hàng vừa và nhỏ
+Khách hàng là hộ :gia đình, nông dân+Khách hàng cá nhân
- Theo lãi suất
Có tín dụng theo lãi suất cố định, thả nổi, hỗn hợp- Theo đồng tiền để cấp tín dụng
Cho vay bằng đồng nội tệ, ngoại tệ- Theo mục đích vay:
+Cho vay sản xuất kinh doanh
+Cho vay mua chứng khoán, kinh doanh bất động sản+Cho vay tiêu dùng
- Theo cách nhận tín dụng
Trang 6Cho vay trực tiếp, gián tiếp- Theo đối tượng tín dụng
Cho vay tài trợ tài sản lưu động, tài sản cố định- Theo ngành kinh tế:tín dụng nông, lâm, ngư nghiệp
Thực tế các ngân hàng thường kết hợp nhiều cách phân loại với nhau.Việcxác định các cách phân loại sẽ giúp ngân hàng đa dạng hóa các hình thứctín dụng Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ mở rộng phạm vi tài trợsong vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng có lợi thế.
1.2.Tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
1.2.1.Khái niệm TD XNK
Như chúng ta đã đề cập trong lời nói đầu, XNK là hoạt động kinh tếtất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triểnđất nước.
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định một đất nướcmuốn phát triển một cách nhanh chóng bền vững, ngoài việc phải khai tháctối đa tiềm năng trong nước thì phải biết tận dụng “tinh hoa” của khoa họckỹ thuật, kinh tế thế giới, phát huy lợi thế của kinh tế trong nước thông quaXNK.
Đảm bảo trong thời đại ngày nay, sự tham gia vào phân công laođộng quốc tế của một nước đó chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩmhoặc cung cấp dịch vụ nào đó cho quốc gia khác thông qua trao đổi muabán, dựa vào lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của nước mình Trongđiều kiện hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế của các nướctrến thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao khiến cho các quốc giatrong khu vực và thế giới vận động trong mối tương quan chặt chẽ Khôngmột quốc gia nào muốn phát triển mà lại cho phép mình đứng ngoài “cuộcchơi”chung Đứng ngoài có nghĩa là loại bỏ, là đánh mất cơ hội và có thể
Trang 7sẽ phải tự mình đối phó với những khó khăn to lớn Chính vì vậy, xuấtnhập khẩu được thừa nhận là hoạt động kinh tế đối ngoại rất cơ bản, làphương tiện để phát triển đất nước.
Tuy nhiên ở Việt Nam đến 90% các doanh nghiệp là DNVVN, tiềmlực tài chính chưa đủ mạnh để tham gia vào các thương vụ ngoại thươnglớn Do việc thiếu vốn, uy tín là điều tất yếu Do vậy TDNH đối với cácdoanh nghiệp này có vai trò vô cùng quan trọng Như vậy có thể hiểuTDXNK của ngân hàng là việc các ngân hàng hỗ trợ về mặt tài chínhcũng như cung cấp các phương tiện nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp hoànthành nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu,TDXNK thể hiện mối quan hệ giữa một bên là ngân hàng-bên đưa ra sự trợgiúp và một bên là các doanh nghiệp XNK –bên cần sự trợ giúp.
1.2.2.Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của ngoại thương và hệ thống ngânhàng ,hoạt động tín dụng XNK ngày càng phát triển đa dạng, phong phú cảvề quy mô, hình thức Thông thường nghiệp vụ TD XNK của ngân hànggắn liền với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thường được thực hiện qua hailoại hình :
- Tài trợ bằng cách cho vay- Tài trợ bằng cách bảo lãnh
Tùy theo các tiêu thức khác nhau mà ta có thể phân hoại tại trợ ngoạithương của NHTM thành các nhóm khác nhau
*Theo nghiệp vụ tài trợ(phương thức thanh toán) - Tài trợ ngoại thương trên cơ sở hối phiếu
- Tài trợ ngoại thương trên cơ sở thanh toán bằng nhờ thu- Tài trợ ngoại thương bằng bảo lãnh ngân hàng
- Tài trợ ngoại thương dạng cổ điển
Trang 8- Tài trợ trung –dài hạn- Factoring và Forfeiting
- Đồng tài trợ và hợp tác quốc tế tài trợ ngoại thương *Theo thời hạn trả nợ
- Tài trợ ngắn hạn:gồm các loại tài trợ có thời gian khôngquá 12tháng
- Tài trợ trung hạn: gồm các khoản vay và bảo lãnh ngân hàng vớithời hạn tối đa 7 năm
- Tài trợ dài hạn: có thời hạn tài trợ trên trung hạn *Theo chủ thể nhận tài trợ:
- Tài trợ xuất khẩu:bao gồm các loại hình dịch vụ tài trợ cung ứngcho nhà xuất khẩu, khuyến khích phát triển xuất khẩu hàng hóa.
- Tài trợ nhập khẩu: bao gồm các loại hình dịch vụ tài trợ vốn và uytín thanh toán cho nhà nhập khẩu trong quá trình thực hiện thương vụ *Theo lãi suất áp dụng:
- Tài trợ ngoại thương theo lãi suất cố định
- Tài trợ ngoại thương theo lãi suất thả nổi, lãi suất có thể thả nổihoàn toàn hoặc tham chiếu theo một lãi suất cơ bản nào đó (chẳng hạnLibor, Sibor hoặc lãi suất cơ bản hiện hành)
*Theo tiến trình thương vụ:
-Tài trợ trước khi giao hàng: Như bảo lãnh đấu thầu, tài trợ thugom, tài trợ trong chế biến hàng xuất khẩu.
-Tài trợ sau khi giao hàng: Như tài trợ giao hàng, tài trợ nhậnhàng…
-Tài trợ hậu thương vụ: Như tài trợ trong tiêu thụ hàng hóa nhậpkhẩu, bảo lãnh bảo trì…
Trang 9Trên thực tế khi áp dụng các ngân hàng thường kết hợp nhiều tiêu chí khácnhau chứ không chỉ sử dụng một tiêu thức Ví dụ ngân hàng cho vay XNKtrên cơ sở thanh toán bằng L/C
Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các hình thức
1.2.2.1.Tài trợ xuất khẩu
a.Tài trợ trong khuôn khổ nhờ thu kèm chứng từ
Thực hiện nghiệp vụ này nhà xuất khẩu ủy thác các chứng từ vềhàng hóa, vận đơn, bảo hiểm, và các chứng từ khác cho ngân hàng củamình Ngân hàng này sẽ chuyển tiếp chứng từ đến ngân hàng cần giao dịchvới chỉ thị giao chứng từ khi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán(D/P:documents against payment; D/A: documents againts acceptance) Cảhai phương pháp này đều có lợi thế là các chứng từ cũng là chủ quyền đốivới hàng hóa vẫn nằm trong sẽ kiểm soát của ngân hàng đến khi được chấpnhận hay thanh toán được thực hiện Trong nghiệp vụ này ngân hàng thamgia chủ yếu với tư cách trung gian thực hiện và thực hành theo ủy nhiệmđể giảm bớt rủi ro vè tiêu thụ, thanh toán và cung ứng Tuy nhiên trongthanh toán liên quan đến yếu tố thời gian, chính điều này nảy sinh nhu cầuvốn đối với nhà xuất khẩu Ngân hàng bên xuất hoặc bên nhập đều có thểthực hiện tài trợ tạm ứng cho nhà xuất khẩu Thông thường phương thứcnày áp dụng để tài trợ ngoại thương với thời gian ngắn hạn.
b.Cho vay trên cơ sở hối phiếu
Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kýphát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đếnmột ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định chomột người nào đó theo lệnh của người này trả cho người khác hay trả chongười cầm phiếu.
Trên cơ sở định nghĩa trên hối phiếu có các đặc tính quan trọng sau:
Trang 10- Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Theo định nghĩa hối phiếu là “tờmệnh lệnh trả tiền vô điều kiện” Người trả tiền hối phiếu phải trả tiềntheo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu Người trả tiền không thể viện bấtcứ lý do riêng nào của mình từ chối trả tiền đối với người phátphiếu,người ký hậu Trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với cácđạo luật chi phối nó.
- Tính trừu tượng: Trên hối phiếu không ghi nội dung quan hệ tín dụng;tức là nguyên nhân phát sinh ra việc lập hối phiếu, mà chỉ cần ghi sốtiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền Hiệu lựcpháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do bất cứ nguyên nhângì sinh ra hối phiếu Khi tách ra khỏi hợp đồng hàng hóa chuyểnnhượng sang tay người thứ ba nó sẽ trở thành sự vụ độc lập, chứ khôngcòn phát sinh ra từ hợp đồng nữa Nói một cách khác nghĩa vụ trả tiềncủa hối phiếu là trừu tượng.
- Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượngmột hay nhiều lần trong thời hạn của nó Sở dĩ có được tính chất này vìhối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền của người này với người khác, trênhối phiếu có một giá trị tiền nhất định, thời hạn nhất định (thường làngắn hạn) tức là nhờ có tính bắt buộc và tính trừu tượng vên hối phiếucó được tính lưu thông.
Với các đặc tính trên hối phiếu đã trở thành phương tiện đa dạngngày càng được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế
Tài trợ trên cơ sở hối phiếu gồm các nghiệp vụ sau:- Chiết khấu hối phiếu
- Chấp nhận hối phiếu- Hối phiếu tự nhận nợ- Bao toàn bộ thanh toán
Trang 11Trong các hình thức này chỉ có bao toàn bộ thanh toán là hình thức tài trợtrung, dài hạn còn lại đều là ngắn hạn.
Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiều nghiệp vụ cơ bản: chiết khấu hối phiếu *Chiết khấu hối phiếu:
Đây là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thứckhách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn chongân hàng để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá của hối phiếu trừ đi lãichiết khấu và hoa hồng phí chiết khấu Thực chất của hình thức này làngân hàng mua lại các hối phiếu chưa đáo hạn
Thông qua loại hình tín dụng này, ngân hàng cung cấp một khoản vốncho các nhà xuất khẩu để họ có điều kiện tiếp tục quá trình sản xuất Đâychính là khoản vốn nhà xuất khẩu cần bù đắp vì trước đó họ đã cung cấpkhoản tín dụng thương mại (bán chịu)cho nhà nhập khẩu
Nét đặc trưng nhất của nghiệp vụ này là ngân hàng sẽ khấu trừ tiềnlãi ngay khi chiết khấu và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại Cácngân hàng sẽ xác định khối lượng tín dụng cấp ra(giá trị chiết khấu)căn cứvào mệnh gí của hối phiếu được áp dụng làm đối tượng chiết khấu trừ đilợi tức chiết khấu và tỷ lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấu hưởng
Công thức xác định như sau:Tck = C(1-i/3600*t)-f
Trong đó:C là mệnh hối phiếu i là lãi suất chiết khấu
t là thời gian chiết khấu(ngày) f là lệ phí
Khi kết thúc thời hạn chiết khấu ngân hàng sẽ đòi tiền ở người cónhiệm vụ trả tiền hối phiếu Thông thường trong nghiệp vụ chiết khấungân hàng có thể gặp rủi ro trong các trường hợp sau:
Trang 12- Người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu từ chối trả tiền hoặc không có khảnăng thanh toán kịp thời khi hối phiếu đến hạn.
- Chiết khấu phải những hối phiếu không hợp lệ (được thành lập khôngphải trên cơ sở thương mại).
Vì thế thực hiện nghiệp vụ chiết khấu ngân hàng cần phải xem xétmột cách cẩn trọng thương phiếu để tránh rủi ro có thể xảy ra.
c.Tài trợ trong khuôn khổ chứng từ
Đây là hình thức tín dụng của ngân hàng cho nhà xuất khẩu trên cơsở chiết khấu bộ chứng từ trước khi đến hạn thanh toán Với nghiệp vụ nàyngân hàng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi vốn với khoảntín dụng mà ngân hàng cung ứng Tỷ lệ chiêt khấu được áp dụng vàophương thức chiết khấu
Có hai hình thức chiết khấu:
- Chiết khấu truy đòi: Ngân hàng sau khi chiết khấu bộ chứng từ sẽ truyđòi nhà xuất khẩu nếu đến hạn thanh toán bị phía đối tác từ chối thanhtoán, lãi suất chiết khấu trong trường hợp này thường thấp.
- Chiết khấu miễn truy đòi: Đây là trường hợp mua đứt bán đoạn bộchứng từ, ngân hàng sẽ chịu toàn bộ rủi ro nếu phía đối tác không thanhtoán khi đến hạn, lãi suất áp dụng cao.
d.Tạm ứng cho nhà xuất khẩu
Bên cạnh khả năng tài trợ liên quan đến các chứng từ thanh toán,các ngân hàng cũng có thể được đề nghị cung cấp tín dụng giữa chừngtrong khuôn khổ “Clean patment”(thanh toán trơn), đây là hình thức tài trợngắn hạn, chủ yếu đối với nhà xuất khẩu khi không có đủ khả năng thanhtoán,nhờ được tài trợ các nhà xuất khẩu có thể khắc phục được tình hìnhbất cập về tài chính cho đến khi thu được lợi nhuận từ xuất khẩu Mức độ
Trang 13tạm ứng xuất khẩu tùy thuộc vào khả năng thanh toán của nhà xuất khẩu,cũng như phụ thuộc vào sự bảo đảm và nhạy cảm về giá cả hàng hóa.
e.Bảo lãnh và tái bảo lãnh
Trong các quan hệ thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luônluôn xuất hiện trong các thương vụ khác nhau Từ đó nảy sinh nhu cầu bảolãnh để hạn chế những rủi ro đó Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều cóthể không nắm bắt được khả năng tài chính và uy tín của nhau do vậy mỗibên đều yêu cầu bên kia có một tổ chức có uy tín (ngân hàng) đứng ra đểbảo lãnh thanh toán hay giao hàng, thực hiện hợp đồng.
Ngân hàng nhận bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng dùng để vayvốn nước ngoài dưới hình thức như: tín dụng thương mại, tín dụng thanhtoán hay để cam kết với bên nhập khẩu sẽ giao hàng đúng quy định nhưtrong hợp đồng Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là thực hiện đúngcam kết với bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên xin bảo lãnh khôngthực hiện hợp đúng ,đầy đủ quy định nào đó với bên kia.
Bảo lãnh có nhiều hình thức khác nhau:- Mở thư tín dụng trả chậm.
- Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận trên các hối phiếu.- Phát hành thư bảo lãnh ra nước ngoài.
- Lập giấy cam kết trả nợ với nước ngoài.
- Đối với tái bảo lãnh thì phát hành thư bảo lãnh với nước ngoài. Ý nghĩa của nghiệp vụ bảo lãnh
- Đối với nhà xuất khẩu: Hoàn toàn yên tâm rằng đến hạn sẽ đượcthanh toán nợ Nếu cần tiền nhà xuất khẩu có thể mang bộ chứng từđến chiết khấu tại ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn của mình - Đối với ngân hàng bảo lãnh: Khi được đề nghị bảo lãnh tức làngân hàng đó đã được tín nhiệm, được sự tin tưởng của nhà xuất
Trang 14khẩu và nhà nhập khẩu Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chỉlấy uy tín, danh dự của ngân hàng làm cơ sở để cho vay Thủ tụcbảo lãnh cho vay ngắn hạn theo phương thức cho vay thông thườngnghĩa là khi bảo lãnh cho khách hàng thì khách hàng phải có mụcđích xin vay, có khả năng thanh toán và có tài sản thế chấp Khi đếnhạn, nếu nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán thì phải làmthủ tục xin vay tại ngân hàng Như vậy mục đích bảo lãnh đã đượcthực hiện, tức là ngân hàng muốn khách hàng của mình vay tiền đểthu thêm 1 khoản lãi, còn khách hàng mới về mặt tín dụng và phíbảo lãnh.
f Bao toàn bộ thanh toán xuất khẩu (Factoring)
Đây là hình thức tài trợ xuất khẩu ngắn hạn Bản chất factoring là nghiệpvụ chiết khấu các khoản phải thu của nhà xuất khẩu Thông qua nghiệp vụnày biến cung ứng hàng hóa cho mục đích thanh toán ngắn hạn thànhnghiệp thanh toán bằng tiền mặt Để thực hiện được nghiệp này các ngânhàng thương mại lớn tiến hành lập các cơ sở dữ liệu, cơ sở chuyên dụng(vì factoring không phải nghiệp vụ ngân hàng) Các công ty bao thanhtoán, cung cấp cho khách hàng của họ dịch vụ hạch toán sổ sách bán hàngvà dịch vụ bảo toàn các khoản nợ cần đòi Để khắc phục tình trạng nợđọng trong quá trình thu tiền bán hàng, đảm bảo tiến trình của quá trìnhsản xuất kinh doanh Factoring cung ứng một khoản tiền tương ứng vớikhoản nợ đó cho doanh nghiệp Chủ yếu các khoản nợ cần giúp củaFatoring trên 3 lĩnh vực sau
Mua lại các khoản nợ tiền hàng và thực hiện thanh toán ngay cho nhàxuất khẩu (thường hạn chế ở mức từ 70 đến 80% ) và các khoản nợđược công ty factoring chấp nhận.
Trang 15 Cung cấp dịch vụ (hạch toán sổ sách, kế toán nợ, nghiệp vụ ủy nhiệmthu thống kê bán hàng, các bản sao in kê tài khoản định kỳ, và thu nợkhi đến hạn…)
Tài trợ tiêu thụ, đảm bảo đầy đủ cho các khoản bán hàng đã được chấpnhận.
Như vậy công ty factoring sẽ đảm nhận rủi ro về việc không thanhtoán, nhưng không quá lớn.
Tuy nhiên dịch vụ factoring chỉ phù hợp với các doanh nghiệp đãchiếm lĩnh được thị trường rộng và phải thỏa mãn được một số điều kiệnnhất định như:
- Quy định về doanh thu xuất khẩu hàng năm - Doanh thu tính đối với từng bước.
- Chỉ cung ứng cho các nhà tiêu thụ, chế biến ở các nước côngnghiệp.
- Thời hạn thanh toán không quá 120 ngày
- Cơ cấu khách hàng thay đổi ở mức có thể chấp nhận đượcKhi thực hiện nghiệp vụ factoring có những ưu thế chính:
* Hạn chế được rủi ro về kinh tế tới 100% (nhưng trước tiên bị khấu trừmột khoản thanh toán từ 20 đến 30%)
* Không cần thiết phải ký hợp đồng bảo hiểm xuất khẩu * Cải thiện được bảng kế toán.
* Cải thiện được khả năng tín dụng cho ngân hàng của mình.
* Ưu điểm trong cạnh tranh thông qua việc dành cho các mục đích thanhtoán
* Giảm chi phí quản lý
Trang 16Mức chi phí factoring phụ thuộc vào loại nghiệp vụ cung ứng, khối lượngdoanh thu, lượng khách hàng tiêu thụ, điều kiện thanh toán và tình hìnhkinh tế chính trị ở nước nhâp khẩu…
g Chiết khấu nợ dài hạn (Forfaiting)
Forfaiting là hình thức tài trợ xuất khẩu dựa trên chiết khấu các khoảnnợ dài hạn phát sinh do xuất khẩu máy móc, thiết bị có giá trị lớn Khinhập thiết bị có giá trị lớn đối với nhà nhập khẩu là vấn đề khó khăn,bởi vậy theo thỏa thuận nhà xuất khẩu bán thiết bị dưới hình thức trảgóp, tiền được trả dần có kèm theo lãi Để hỗ trợ tài chính cho nhà xuấtkhẩu ngân hàng sẽ mua lại khoản nợ này, đây chính là nghiệp vụforfaiting.
Như vậy forfaiting có thể hiểu là mua không hoàn lại các khoảnthanh toán cần đòi
Ưu điểm và chức năng của forfaiting tương tự như nghiệp vụfactoring chỉ khác forfaiting là nghiệp vụ tài trợ dài hạn.
1.2.2.2.Tài trợ nhập khẩu
a.Tín dụng dành cho người đặt hàng và hiệp định khung tài trợ nhập khẩu
Tín dụng cho người đặt hàng là tín dụng dành cho người nước ngoàiđặt mua hàng hóa hoặc các lao động dịch vụ trong nước nhằm thanh toán chohàng hóa và các dịch vụ này Đây là hình thức tài trợ của những nước muốnkhuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu của nước mình Hình thức này phổ biếnở các nước phát triển (Đức) Một trong những hình thức tín dụng cho kháchhàng nhập hàng là các ngân hàng Đức ký hiệp định khung với các ngân hàngvà chính phủ nước ngoài đồng ý cung ứng cho các ngân hàng và chính phủnước này những khoản tín dụng riêng nhằm tài trợ cho việc nhập khẩu máymóc thiết bị, hàng hóa, dây truyền công nghệ từ Đức.
Ưu điểm của hình thức này:
Trang 17- Đối với nhà xuất khẩu:
+ Tránh được rủi ro vì ngưng trệ thanh toán do ảnh hưởng về kinhtế,chính trị ở nước ngoài.
+ Tránh được khó khăn đối với cán cân thanh toán, giữ được khả năng tíndụng của mình.
+ Cạnh tranh với đối thủ ở nước ngoài.- Đối với nhà nhập khẩu:
+ Có thể thanh toán từng phần cho cả công trình, thiết bị nhập khẩu.Đồng thời có thể thanh toán từ lợi nhuận của các sản phẩm đã làm ra từ cáccông trình thiết bị đó.
+ Nhà nhập khẩu giữ được vốn và ngoại tệ cho nước mình + Có thể tận dụng được lãi suất thuận lợi ở nước xuất khẩu.
Đây là hình thức tài trợ xuất nhập khẩu được sử dụng nhiều ở cácnước phát triển, họ cung cấp những khoản tín dụng này cho những nước đangphát triển và những nước có hoạt động ngoại thương do nhà nước quản lý đểđẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của nước mình, do vậy hình thức tín dụng xuấtnhập – khẩu theo hiệp định khung có một điều kiện tối thiểu là 60% giá trịhàng hóa phải được sản xuất hoặc có xuất sứ từ nước tài trợ.
b.Tín dụng thuê mua vượt biên giới (Cross-Border-Leasing)
Đây là phương thức tài trợ vốn mà nhờ đó một doanh nghiệp có thể cóđược các cấu kiện nhà máy, thiết bị…mà không cần thiết phải có ngay vốn.Thay vì mua đứt các tài sản đó, doanh nghiệp thuê các tài sản đo từ công tythuê mua của ngân hàng
Vơí quy trình thuê mua tài sản trong suốt thời gian thuê mua doanhnghiệp phải đăt một khoản tiền và phải trả một khoản tiên thuê cho công tythuê mua Với cách thức này doanh nghiệp có quyền chọn lựa thiết bị mà họcần Sau thời hạn thuê, người thuê có quyền gia hạn thêm thời gian thuê hoặc
Trang 18lựa chọn mua tài sản cần thiết Thuận lợi của hình thức thuê mua tài sản đốivới doanh nghiệp là mặc dù tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp củacông ty thuê mua ngân hàng, sau một khoản tiền thuê đàu tiên thanh toánquyền sử dụng tài sản thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp không phảidùng nguồn vốn của mình hoặc tìm kiếm một khoản tiền tà trợ để trang trải.
c.Cho vay mở L/C
L/C là thư tín dụng, là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/Ctheo yêu cầu của khách hàng yêu cầu mở L/C sẽ trả tiền cho ngươì thứ ba haybất cứ một người nào khác theo lệnh của người thứ ba đó, khi đã chấp nhậnthanh toán hay mua hối phiếu sau khi đã trình đủ các chứng từ quy định L/C là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế.Vì sự tiện lợi của nó Một nhà nhập khẩu đã ký hợp đồng với một người ởkhác quốc gia, xa nhau về địa lý thì sẽ vấp phải nhiều vấn đề Trước khi tiếnhành thanh toán họ muốn phải biết chắc chắn là hàng hóa đã được giao phùhợp với các điều kiện của hợp đồng Cũng như vậy, nhà xuất khẩu cũngkhông muốn xuất hàng của họ khi chưa biết chắc chắn là họ sẽ được thanhtoán tốt đẹp Do đó nhà xuất khẩu sẽ muốn phòng ngừa trước những rủi rokhông được thanh toán có thể xảy ra do người mua mất khả năng thanh toánhoặc từ chối nhận hàng Trong trường hợp này thư tín dụng L/C sẽ đáp ứngnhu cầu của cả hai bên với tư cách là một phương tiện thanh toán Nó còn cóthể là công cụ tín dụng bởi lẽ với những đảm bảo mà nó mang lại cho mỗibên, đảm bảo giao hàng đối bới nhà nhập khẩu và đảm bảo thanh toán đối vớinhà xuất nhập khẩu nên các bên có thể xin vay vốn phục vụ nhu cầu vốn củamình.
- Đối với nhà nhập khẩu, mở L/C là hình thức tài trợ của ngân hàng.Mọi thư tín dụng đều được mở theo yêu cầu đề nghị của nhà nhập khẩu Khingân hàng đồng ý mở L/C có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh toán cho
Trang 19người lưởng lợi L/C nếu bộ chứng từ hợp lý Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ronếu như nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán, nhưng để đảm bảo uytín của mình ngân hàng mở L/C câp tín dụng cho nhà nhập khẩu Do đó, trướckhi mở L/C, ngân hàng cần phải kiểm tra tình hình tài chính và khả năngthanh toán, hoạt động của nhà nhập khẩu.
- Cho vay kí quỹ L/C: kí quỹ là một quy định của ngân hàng phátsinh trong trường hợp khách hàng xin được bảo lãnh Khách hàng sẽ phải nộpmột khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin đượcbảo lãnh và khoản tiền đó sẽ được phong tỏa cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnhcủa ngân hàng chấm dứt Khoản tiền này tính tỷ lệ với giá trị mà khách hàngxin bảo lãnh Trong trường hợp thiếu sự tin cậy hoặc hiệu quả thương vụ tiềmẩn rủi ro cao, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng kí quỹ 100% giá trị kháchhàng xin bảo lãnh.
Việc kí quỹ có ý nghĩa sau đây:
+ Kí quỹ nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiệnbảo lãnh cho khách hàng Trường hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩavụ trả thay cho người được bảo lãnh, tiền kí quỹ sẽ được sử dụng trướcđể thanh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh, phần còn lại ngân hàngmới dùng vốn của mình thanh toán sau.
+ Ký quỹ nhằm khẳng định khách hàng có năng lực nhất định về vốnvà ràng buộc khách hàng làm tròng nghĩa vụ của người được bảolãnh.Trong hợp đồng bảo lãnh thường có quy định tiền kí quỹ củakhách hàng sẽ bị mất khi khách hàng vi phạm hợp đồng đã ký với ngânhàng.
Trong thanh toán quốc tế, khách hàng phải thực hiện ký quỹ đề nghịngân hàng phát hành thư tín dụng, xác nhận thư tín dụng hoặc bảo lãnh chokhách hàng vay vốn nước ngoài Cho vay ký quỹ là hình thức tín dụng xuất
Trang 20nhập khẩu bởi do tính rủi ro của thương vụ quá cao, ngân hàng sẽ yêu cầukhách hàng kí quỹ với giá trị lớn mà doanh nghiệp không đủ khả năng đápứng hoặc chỉ có khả năng đáp ứng một phần Điều này gây trở ngại cho kháchhàng trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, vì tiền kí quỹ là khoảntiền bị phong tỏa, khách hàng không được sử dụng trong suốt thời gian đượcngân hàng bảo lãnh dẫn đến vốn lưu động của doanh nghiệp bị thu hẹp Khiđó căn cứ trên uy tín của khách hàng, hiệu quả của thương vụ hoặc trên tàisản đảm bảo, ngân hàng có thể xét cho vay kí quỹ Cho vay kí quỹ vừa giảiquyết được khó khăn về vốn lưu động cho khách hàng, tăng tính an toàn vàmang lại hiệu quả cho ngân hàng, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lýcủa ngân hàng về ký quỹ bảo lãnh Tuy nhiên chỉ cho vay ký quỹ đối vớikhách hàng thực hiện bảo lãnh và thanh toán qua chính ngân hàng cho vay Trong thực tế ngân hàng thường phân loại khách hàng tùy theo tìnhhình tài chính, khả năng thanh toán, quan hệ giữa ngân hàng và khách hàngmà ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ là bao nhiêu.
- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc thanh toán bộ chứng từgiao hàng: theo hình thức này, khách hàng phải lập phương án sản xuất kinhdoanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ cho sản xuất kinhdoanh Đồng thời khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khảnăng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến và phân tích kế hoạchvà phương án của khách hàng, ngân hàng sẽ ra quyết định cho vay và xácđịnh mức cho vay là bao nhiêu Tất cả các công đoạn này phải được thựchiện trước khi giao hàng của người xuất khẩu về đến ngân hàng đứng ra chovay Trường hợp bộ chứng từ về đến ngân hàng rồi khách hàng mới xin vayđể thanh toán thì khả năng bị ngân hàng từ chối là rất lớn vì ngân hàng có rấtít thời gian để xem xét bộ chứng từ cũng như đánh giá khả năng hoàn vốn củakhach hàng cho khoản tiền mà ngân hàng cho họ vay Khi hàng hóa, bộ chứng
Trang 21từ về đến nơi, nhà nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ của ngân hàng thôngqua hình thức cho vay thanh toán L/C trong trường hợp L/C trả ngay hoặcngân hàng thay mặt cho nhà nhập khẩu thanh toán trên hối phiếu trong trườnghợp L/C trả chậm.
d Ngân hàng còn tài trợ cho nhà nhập khẩu thông qua hình thức cho vay bắt
buộc :
Về nội dung cũng là cho vay thanh toán bộ chứng từ giao hàng Tuynhiên tình trạng cho vay bắt buộc phát sinh khi nhà nhập khẩu không thanhtoán hoặc không tập trung đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng Khiđó ngân hàng sẽ cho vay trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúnghạn cho ngân hàng nước ngoài Nhà nhập khẩu nên tránh tình trạng phát sinhnợ vay bắt buộc do họ sẽ phải chịu lãi suất vay quá hạn theo quy định củangân hàng, bởi vì bản chất của khoản vay bắt buộc cũng giống như nợ quáhạn Hơn nữa, thời gian vay bắt buộc không quá 30 ngày kể từ ngày ngânhàng trả thay, áp lực thanh toán nợ vay cho ngân hàng là rất lớn Tuy nhiên, vìmón vay bắt buộc mang tính nhất thời nên khách hàng phát sinh vay bắt buộckhông hẳn là khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, món vaythường phát sinh do họ không tính toán chính xác trong kế hoạch tài chínhhoặc găp những biến cố bất ngờ trong quá trình sản xuất kinh doanh Phảinhận thức như thế thì ngân hàng mới có cách xử lý thích hợp với khách hàngnếu không có thể ngân hàng sẽ bỏ qua những khoản tín dụng mang lại thunhập cho ngân hàng.
e Tạm ứng cho nhập khẩu:
Cũng như các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng cần đến những khoảntạm ứng của ngân hàng Chẳng hạn khi nhà nhập khẩu cần phải thanh toántiền hàng cho nhà xuất khẩu khi có nhu cầu mới phát sinh cần thanh toán Nhànhập khẩu có thể dùng bộ chứng từ hàng hóa chưa về đến cảng, hoặc chưa thu
Trang 22hồi vốn để đảm bảo xin tài trợ từ ngân hàng Đây chỉ là việc tài trợ cho cácmục tiêu thanh toán ngắn hạn của ngân hàng cho doanh nghiệp.
f Chấp nhận của ngân hàng ( Bank Acceptance)
Với hối phiếu có kỳ hạn sẽ được ngân hàng phía người nhập khẩu đóngdấu chấp nhận thanh toán Khi bên xuất khẩu có nhu cầu về tiền, ngân hàngtài trợ bên nhập khẩu sẽ trả tiền (có chiết khấu cho bên bán,và giữ lại hốiphiếu) Hối phiếu này được bán trên thì trường hoặc chiết khấu tại ngân hàngnhập khẩu khi đến hạn Tuy nhiên hối phiếu được ngân hàng chấp nhận phảicó đủ điều kiện cụ thể như thời hạn là bao nhiêu, giá trị của hối phiếu và phảidựa trên nghiệp vụ tương ứng.
Hình thức này sử dụng trong trường hợp bên bán không tin tưởng vàobên mua , vì vậy họ yêu cầu một ngân hàng chấp nhận trả tiền hối phiếu thaycho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu không trả được nợ Nếungân hàng chấp nhận, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng chấp nhận cấp mộtkhoản tín dụng cho bên mua để họ thanh toán cho bên bán khi mà hối phiếuđến hạn mà họ không thanh toán được
g Tín dụng chấp nhận hối phiếu dành cho nhà nhập khẩu ( hối phiếu nhân
nhận nợ- promissory note)
Nhà nhập khẩu ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng phục vụ mình trêncơ sở chuyển vốn từ tài khoản của người nhập khẩu Nhà nhập khẩu dùng hốiphiếu này chiết khấu nhận tiền tại ngân hàng trung ương Đến hạn thanh toántrên cơ sở chuyển vốn từ tài khoản của người nhập khẩu hoặc từ ngân hàngnhập khẩu.
h Tín dụng theo phương thức chi trả trực tiếp (chuyển tiền)
Đây là hình thức vay vốn dựa trên cơ sở hợp đồng hàng hóa với lệnh trảtiền từ khoản vay được chuyển trả cho bên xuất khẩu
1.2.3.Xu hướng phát triển của tín dụng XNK trong nền kinh tế
Trang 231.2.3.1.Xu hướng phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu
Bước vào nền kinh tế hội nhập và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hoạtđộng XNK của Việt Nam đang diễn ra ngày một sôi động và đóng vai tròquan trọng trong nền kinh tế.
Bắt đầu bằng sự kiện năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận,giữa Việt Namvà Mỹ thành lập quan hệ bình thường Việt Nam gia nhập hiệp hội các nướcĐông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đãtăng nhanh chóng Đặc biệt sau hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký năm 2000và khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chữc thương mại thếgiới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đãnhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam Cũng chính vì thế mà kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam tăng lên nhanh chóng.
Trong 200 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu từ Việt Nam, số đạt trên100 tr USD có 28, số đạt trên 500 triệu USD có 16 , số đạt trên 1 tỷ USD có7.Đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật, Trung Quốc,Singapore, Australia,Malasya
Ta có kim ngạch XK của Việt Nam một số năm gần đâyNăm Xuất khẩu( triệu USD)
Trang 24lên đến 12,443 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay Tỷ lệ nhập siêu so với xuấtkhẩu lên đến 25,7% cao nhất trong 10 năm qua.
1.2.3.2 Xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu đang diễn ra sôi động và ngày càng mởrộng, phát triển Nhu cầu các doanh nghiệp XNK tìm đến các ngân hàng cànglớn Họ tìm đến ngân hàng không chỉ để nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chínhmà cái họ cần hơn nữa là sự tư vấn, kiểm tra của ngân hàng đối với các giấytờ ,thủ tục trong các thương vụ Vì vậy mà các NHTM phải ngày càng đadạng, hoàn thiện các dịch vụ của mình, đưa ra các dịch vụ bao trọn gói, từ tưvấn đến tài trợ để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu
+Nhà xuất nhập khẩu thường phải thực hiện: - Tìm kiếm thị trường, tiếp xúc khách hàng - Ký kết hợp đồng
- Chuẩn bị sản xuất, thực hiện quá trình sản xuất - Cung ứng sản phẩm
- Lắp ráp chạy thử, bàn giao bảo hành…
Quá trình này đòi hỏi phải có nguồn tài trợ Nếu không có sự giúp đỡ vềmặt tài chính của các tổ chức tiền tệ, tín dụng và bảo hiểm tín dụng xuất nhậpkhẩu thì ngay cả các công ty mạnh về tài chính cũng khó có thể tự đáp ứngnhu cầu này.
+ Nhà nhập khẩu phải thực hiện: - Ký kết hợp đồng nhập hàng - Cung ứng vận chuyển, giao nhận - Tiêu thụ hàng hóa
Từ nhu cầu trên mà tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng phải mở rộngvà phát triển là xu hướng tất yếu của nền kinh tế hội nhập
Trang 251.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu
1.3.1.Nhân tố thuộc về ngân hàng
Ngân hàng là cơ quan tài trợ, là cơ quan trực tiếp quyết định có tài trợcho doanh nghiệp hay không và mức tài trợ là bao nhiêu, hình thức tài trợ nhưthế nào Các nhân tố thuộc về khách hàng, do ngân hàng quyết định mà cóảnh hưởng đến tín dụng bao gồm:
1.3.1.1.Lãi suất và phí suất tín dụng
Lãi suất là tỷ lệ % của số lãi gốc trong thời gian nhất định (1 năm) Ởđây chúng ta đề cập đến lãi suất tài trợ của ngân hàng Với lãi suất tài trợ,ngân hàng mong muốn mức cao để thu được tiền lãi vì tiền lãi là một khoảnthu chủ yếu của ngân hàng nhưng về phía khách hàng thì lãi suất tài trợ củangân hàng càng thấp càng tốt vì với họ đó là chi phí Chính ngân hàng phảiđưa ra một mức lãi suất tài trợ hợp lý Lãi suất này còn tùy thuộc vào nhiềuyếu tố như: Rủi ro, lãi suất cạnh tranh trên thị trường
Mỗi ngân hàng sẽ xây dựng chính sách lãi suất riêng của mình Thườngnhững ngân hàng lớn có khả năng ấn định lãi suất hơn các ngân hàng nhỏ.Trong môi trường cạnh tranh cao, ngân hàng nhỏ thường phải theo lãi suấtcủa ngân hàng lớn, buộc phải tiết kiệm chi phí để có lợi nhuận mong muốn.
Ngoài ra lãi suất đối với một khoản tín dụng còn phụ thuộc vào mức độrủi ro của tín dụng đối với một khoản tín dụng đó.Một khoản tín dụng chứađựng mức rủi ro cao hơn, đó gọi là quy tắc “đánh đổi rủi ro và lợi nhuận”.Mức lãi suất quá cao sẽ làm giảm nhu cầu của các doanh nghiệp vì sẽ làmảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Các ngân hàng còn phải đa dạng cácloại lãi suất để thuận lợi cho các khách hàng Ngân hàng sẽ đưa ra lãi suất vớiđồng nội tệ, ngoại tệ, lãi suất thông thường và lãi suất ưu đãi Các chính sáchlãi suất cần khuyến khích tính linh hoạt, đa dạng trong việc đặt giá trên cơ sởđảm bảo khả năng sinh lời cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Trang 26Nhiều ngân hàng đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, cho phép cán bộ tíndụng được thay đổi trong giới hạn nhất định, hoặc cho phép khách hàng đượcchọn hình thức của lãi suất…Chính sách lãi suất cần chỉ rõ các bộ phận cơbản cấu thành nên lãi suất tín dụng như lãi suất nguồn, chi phí khác, rủi ro,thuế…và các nhân tố chính tác động đến các bộ phận đó.
1.3.1.2.Quy trình tín dụng
Là quy định của ngân hàng đưa ra về trình tự các bước cần thực hiệnđối với một khoản tín dụng Quy trình tín dụng hợp lý có vai trò quan trọngđối với cả ngân hàng và khách hàng Một quy trình tín dụng hợp lý là một quytrình không quá phức tạp, rườm rà, nhiều thủ tục vì nếu phức tạp quá sẽ khiếnkhách hàng mất nhiều thời gian và khó khăn khi làm thủ tục Nhưng nếu mộtquy trình tín dụng mà quá đơn giản sẽ có thể là nguyên nhân gây ra những rủiro tín dụng do ngân hàng không kiểm tra kỹ được những thông tin trên hồ sơmà khách hàng đưa ra Hiện nay các ngân hàng đang cố gắng đưa ra một quytrình tín dụng nhanh gọn
Quy trình tín dụng phải được phổ biến rộng rãi vì như vậy sẽ làm chomọi khách hàng hiểu được yêu cầu và nội dung công việc của ngân hàng khitài trợ
1.3.1.3.Chất lượng cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp nhận hồ sơ, đánh giá, thẩm định hồsơ khách hàng, phân tích khách hàng từ đó ra quyết định mức tài trợ Vì vậychất lượng cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụngngân hàng, ảnh hưởng đến rủi ro của khoản tín dụng Nếu chất lượng cán bộtín dụng kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hay đánh giá không tốt,cố tình lừa đảo làm sai…là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tíndụng Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng,nhiều quốc gia khác nhau Để cho vay tốt, họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh
Trang 27vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống Họ phải cókhả năng dự báo các bấn đề liên quan đến người vay… Như vậy họ cần phảiđược đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện Khi nhân viên tíndụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu biết kỹlưỡng, rủi ro tín dụng luôn rình rập họ Đặc biệt tín dụng XNK thì mức độphức tạp lại càng cao hơn
1.3.1.4.Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng bao gồm tập hợp các quy định củangân hàng liên quan đến hoạt động tín dụng, nó phản ánh cương lĩnh tài trợcủa ngân hàng,trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhânviên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sựthống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng caokhả năng sinh lời
- Chính sách khách hàng: Khách hàng nhận tín dụng của ngân hàng rấtđa dạng, từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, ngân hàng,công ty tài chính…Tuy nhiên luật pháp cũng cấm hay hạn chế tài trợ đối vớimột số đối tượng nhất định Cá nhân vay phải là người đã đến tuổi thành niên.Người vay phải ghi rõ vay để làm gì Ngân hàng được quyền chấm dứt quanhệ tín dụng và thu hồi nợ nếu phát hiện người vay không sử dụng vốn đúngmục đích như đã đăng ký ban đầu mà không được phép của ngân hàng.
Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng,khách hàng khác Loại khách hàng truyền thống và quan trọng thường đượchưởng chính sách ưu đãi của ngân hàng thương mại Đây là nội dung quantrọng có liên quan đến chính sách marketing nên thường được các ngân hàngcân nhắc và đưa ra cho khách hàng biết Các chính sách ưu đãi này sẽ giúpngân hàng thu hút được các khách hàng mới và giữ “chân” được các kháchhàng quen
Trang 28- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng : Ngân hàng cam kết tài trợcho khách hàng với món tiền hoặc hạn mức nhất định Số lượng tài trợ có thểđược chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới hình thức tiền tệkhác nhau Ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng nhu cầu của khách hàng vàphù hợp với các điều luật (hoặc quy định) dựa trên các tính toán của ngânhàng về rủi ro và sinh lời Nhìn chung ngân hàng rất quan tâm tới vốn chủ sởhữu của khách hàng và ít muốn tài trợ trong trường hộp các khoản nợ lớn hơnvốn chủ sở hữu Ngoài các giới hạn do luật quy định mỗi ngân hàng còn cóquy định riêng về quy mô và cácgiới hạn Ví dụ quy mô cho vay của giám đốckhu vực hoặc chi nhánh; quy mô cho vay dựa trên giá trị vật đảm bảo; quy môcho vay tối đa đối với từng khách hàng, từng ngành nghề Quy mô tối đa phảiđảm bảo kết hợp tính sinh lời với mức rủi ro có thể chấp nhận của mỗi khoảncho vay Chính sách này còn được quy định cho từng thời kỳ trong năm, cótính đến quy mô và tính chất của nguồn vốn của ngân hàng Mỗi ngân hàngcòn quy định một quy mô và hạn mức đối với hoạt động tín dụng xuất nhậpkhẩu khác nhau tùy theo trình độ và tiềm lực của mỗi ngân hàng vì tín dụngxuất nhập khẩu phức tạp và vốn lớn hơn so với các khoản tín dụng bìnhthường
- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ
Các giới hạn về thời hạn luôn luôn được các nhà quản lý ngân hàng chúý bởi vì kỳ hạn liên quan đến khả năng thanh khoản và rủi ro ngan hàng cũngnhư chu kỳ kinh doanh của người vay Chính sách tín dụng thể hiện rõ, ngânhàng sẵn sàng cung ứng tín dụng với thời hạn như thế nào Chính sách thờihạn phaiả giải quyết mối quan hệ thời hạn của nguồn (chủ yếu là do người gửivà người cho ngân hàng vay quyết định) và thời hạn tài trợ (xuất phát từ yêucầu của người vay do đặc điểm luân chuyển vốn và quy mô thu nhập quyết
Trang 29định) Từ đó ngân hàng xác định kỳ hạn nợ cụ thể đảm bảo cân bằng kỳ hạntrung bình.
Thời hạn tín dụng trung bình càng nhỏ, rủi ro của ngân hàng càng thấp,càng tăng tính thanh khoản của các khoản tài trợ
Ngân hàng thường dựa trên kỳ hạn nguồn để quyết định chính sách kỳhạn cho vay nếu khả năng tìm kiếm nguồn và chuyển hoán kỳ hạn nguồn củangân hàng không cao.
Kỳ hạn nợ liên quan đến tính toán các nguồn thu của khách hàng có thểdùng để trả nợ Chính sách xác định cụ thể kỳ hạn nợ và tăng số lần trả nợtrong hỳ sễ tăng mật đọ luồng tiền vào, giảm kỳ hạn tín dụng trung bình, songsẽ tăng chi phí thu nợ của ngân hàng (nếu khách hàng không có tài khoản tạingân hàng)
- Các khoản đảm bảo
Chính sách các khoản đảm bảo gồm các quy định về các trường hợp tàitrợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng,danh mục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận, tỷ lệ phần trăm cho vaydựa trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo
Ngân hàng tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng Trong trường hợpkhách hàng truyền thống, có uy tín, ngân hàng cho vay khong cần ký hợpđòng đảm bỏa Trong trường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắnngân hàng đòi hợp đồng tài sản đảm bảo
Đảm bảo có thể là bằng phương pháp cầm cố hoặc thế chấp Các đảmbảo thường là giấy tờ có giá, hàng hóa trong kho, nhà cửa, thiết bị , hoặc bảolãnh của người thứ ba
Ngân hàng chỉ chấp nhận các tài sản có khả năng bán được làm đảmbảo Các tài sản thuộc sở hữu công, kém mất phẩm chất hoặc phi pháp đều bịloại khỏi đảm bảo Có loại đảm bảo (thường là bất động sản, máy móc, trang
Trang 30thiết bị, đồ dùng lâu bền) ngân hàng vẫn cho người vay được quyền sử dụngsong phải cam kết giữ nguyên hiện trạng, hoặc sử dụng đúng mục đích đãthỏa thuận với ngân hàng Có loại đảm bảo (thường là các hàng hóa) bị ngânhàng phong tỏa, hoặc kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng Để đề phòng cáctrường hợp bất trắc có thể xảy ra đối với các đảm bảo, ngân hàng thường yêucầu người vay phải mua bảoa hiểm tài sản Các hợp đồng bảo lãnh cũng đượcxem xét cẩn thận Uy tín, khả năng trả nợ, tài sản mang làm vật đảm bảo củangười bảo lãnh là những nội dung phải xác định rõ.
Chính sách đảm bảo cũng quy định về việc sử dụng tài sản đảm bảohình thành từ vốn vay.
Định giá vật đảm bảo giúp cho các ngân hàng đưa ra mức phán quyếttín dụng thích hợp Thông thường ngân hàng chỉ cho vay với một giới hạnthấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo, tỷ lệ bao nhiêu là tùy thuộc vào khảnăng bán và khả năng thay đổi giá trị thị trường của vật đảm bảo Trong mộtsố trường hơlpj ngân hàng xác định khả năng tổn thất có thể xảy ra để xácđịnh giá trị đảm bảo Các đảm bảo này có thể xảy ra để xác định giá trị đảmbảo Các đảm bảo này có thể chỉ là một phần giá trị của khoản tài trợ ví dụnhư ký quỹ, số dư bù…
- Chính sách đối với tài sản có vấn đề :
Các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu (đã quá hạn, hoặc khóđòi, hoặc không đòi được) và các tài sản có biểu hiện đáng ngờ (chứng khoángiảm giá, các khoản bảo lãnh có nguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ…)
Chính sách đối với các tài sản có vấn đề gồm quy định về cách thứcxác định nợ xấu (các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu ) và các tài sản đáng ngờkhác, tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được và mức độ “xấu” của khoản nợ,trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh ký và khai thác.
Trang 31Do hoạt động của ngân hàng luôn gắn với rủi ro, mức rủi ro có thể chấpnhận được cần được xác định cho từng nhóm khách hàng, từng ngành hoặcvùng Đây là điều kiện để ngân hàng xây dựng chính sách cho vay cá biệt.Chính sách giải quyết nợ xấu liên quan đến nhiều bên : Khách hàng, ngânhàng, cán bộ ngân hàng, tòa án, chính quyền địa phương …Nhiều ngân hàngthành lập bộ phận chuyên trách giải quyết các tài sản có vấn đề
1.3.2.Các nhân tố thuộc về khách hàng.1.3.2.1.Nhu cầu tín dụng của khách hàng:
Tín dụng là việc ngân hàng hỗ trợ về mặt tài chính cho khách hàng.Chính sách tín dụng là chính sách phục vụ nhu cầu tín dụng của khách hàng.Do đó nhu cầu của khách hàng với các đặc tính khác nhau (khách hàng lớn,nhỏ, khách hàng nông nghiệp hay xây dựng…) quyết định các nội dung vàthành công của chính sách tín dụng Hợp đồng tín dụng dựa trên quan hệ giữahai bên là ngân hàng và khách hàng do đó ngân hàng không thể tự cấp tíndụng cho khách hàng nếu khách hàng không có nhu cầu Ngân hàng khôngthể cấp quá nhu cầu của khách hàng
1.3.2.2.Năng lực tài chính và đạo đức của khách hàng.
- Năng lực tài chính và trình độ người vay : Khả năng sinh lời và rủiro tiềm năng của khách hàng, sẽ quyết định tính an toàn và sinh lợi của hoạtđộng của hoạt động tín dụng Do vậy khi quyết định cấp tín dụng ngân hàngcần xem xét kỹ lưỡng năng lực tài chính của khách hàng Ngân hàng xem xétđến vốn chủ sở hữu của khách hàng vì vốn chủ sở hữu là một tấm đệm, môitrường hoạt động của người vay Các ngân hàng lớn mạnh thì uy tín lớn, khảnăng chống đỡ rủi ro cao hơn Nếu khách hàng đã vay nhiều mà các tỷ số vềkhả năng thanh toán thấp, đặc biệt khả năng thanh toán lãi vay, trong trườnghợp như vậy khách hàng đó sẽ rất khó để vay tiếp.
Trang 32- Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán hoạch định cácvấn đề, kế hoạch kinh doanh, yếu kém trong quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả, thành công của các dự án, hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ của người vay.
- Đạo đức: Người vay chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ,cố ý mua chuộc cán bộ tín dụng, cán bộ ngân hàng để được vay vốn khikhông có đủ điều kiện… là những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Nhiềungười vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu thu được lợi nhuận cao Để đạtđược mục đích của mình , họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngânhàng như cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc,…Trong trường hợp còn lại,người vay có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn Họ chây ỳvới hy vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
- Chất lượng dự án, phương án sản xuất kinh doanh: Có những dự áncó chất lượng tốt, có những dự án co chất lượng không tốt bằng nhưng nhiềukhi dự án được lập ra tốt nhưng lại gặp những nguyên nhân bất khả kháng Vídụ thiên tai, chiến tranh hay nguyên nhân thuộc tầm vỹ mô…
1.3.3.Các nhân tố khác:
- Chính sách của chính phủ và ngân hàng nhà nước : Chính sách kinhtế, phát triển xuất nhập khẩu, chính sách ưu đãi đối với xuất nhập khẩu, chínhsách tỷ giá, chính sách phát triển hệ thông tài chính…đều có ảnh hưởng đếntín dụng xuất nhập khẩu.
Ví dụ: quy định của ngân hàng nhà nước về lãi suất trần sàn cho vay, hạnmức tín dụng, biên độ giao động lãi suất, tỷ giá, các hình thức tín dụng, dự trữ…đều ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu.
Nhà nước có chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu sẽ đẩy mạnh xuấtnhập khẩu của các doanh nghiệp từ đó tác động đến nhu cầu tín dụng củadoanh nghiệp
Trang 33Môi trường kinh tế : Kinh tế phát triển sôi động, kinh tế mở cửa đều có ảnhhưởng đến nhu cầu tín dụng xuất nhâp khẩu Ngược lại kinh tế “bế quan tỏacảng” thì hoạt động xuất nhập khẩu rất hạn chế, nhu cầu ít hơn.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu để từđó có các biện pháp hợp lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, mở rộng tín dụng
Trang 34
Chương II
Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại
Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội
2.1 Tổng quan về chi nhánh BIDV nam Hà Nội
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh BIDV nam Hà Nội
Ngân hàng đầu tư và phát triển nam Hà Nội được thành lập theoquyết định số 219/QĐ- HĐQT ngày 31/10/2005 của hội đồng quản trị ngânhàng đầu tư và phát triển Việt Nam Và cùng với sự hình thành và phát triểncủa ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam, ngân hàng đầu tư & phát triểnnam Hà Nội cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều tên gọi khácnhau
* Giai đoạn 1:1963 đến 1986
Giai đoạn này chi nhánh có tên là Chi điểm I Tương Mai – Chihàng kiến thiết Hà Nội(tư 31/10/1963) Trong thời kỳ chiến tranh(1963-1975) chi điểm I vừa to chức lực lượng chiến đấu vừa đảm bảocung ứng vốn phục vụ các công trình thuộc quần Hai Bà Trưng, ĐốngĐa và huyện Thanh Trì Thợi kỳ phát triển kinh ngân hàng đầu tư &phát triển, thống nhất đấy nước(1975-1985) chi nhánh tiếp tục nhiệm vụcung ứng vốn, phục hồi và phát triển kinh tế thủ đô Nhiệm vụ chủ yếucủa chi nhánh là cấp phát vốn đầu tư xây dựng cho các công trình xaydựng trong khu vực, cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch nhà nướccho các đơn vị thuộc các ngành trên địa bàn.
* Giai đoạn2 từ 1986 -1991
Đây là thời kỳ Đảng và nhà nước ta thực hiện xóa bỏ cơ chế hànhchính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý
Trang 35của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tháng 12/1986 , chinhánh được đổi tên là chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng huyệnThanh Trì trực thuộc ngân hàng đầu tư & xay dựng Hà Nội Chi nhánhđược giao nhiệm vụ tiếp tục cấp phát vốn và cho vay đầu tư cho cáccông trình thuộc quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và huyện Thanh Trì* Giai đoạn 3 :từ 1991-2005
Từ tháng 12/1991 chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh ngân hàngđầu tư & phát triển huyện Thanh Trì.
Thời kỳ này chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho vay theo kế hoạch nhànước các công trình thủy lợi xây dựng cải tạo mội trường, các côngtrình nông, lâm nghiệp, cho vay vốn lưu động phaucj vù các đơn vị thicông xây lắp.Thời kỳ 1995-2005 : hệ thống ngân hàng đầu tư & pháttriển chuyển từ ngân hàng cấp phát sang ngân hàng thương mại vớinhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng Tháng7/2004 chi nhánh triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng, đã kiện toànbộ máy lãnh đạo, trưởng phó phòng ban Cán bộ công nhân viên tănglên 52 người, máy móc trang thiết bị hiện đại đã tạo đà cho chi nhánhphát triển mạnh các hoạt động ngân hàng
*.Giai đoạn 4:từ 2005 đến nay
Ngày 1/11/2005, chi nhánh cấp 2 ngân hàng đầu tư & phát triểnchi nhánh Than Trì đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 ngânhàng đầu tư & phát triển chi nhánh nam Hà Nội Hệ thống cơ sở vậtchất được nâng cấp, công nghệ mới được áp dụng cùng sự mở rộng vềnhân lực (hiện nay đã có 77 nhân viên) nhằm giúp đẩy mạnh hoạt độngkinh doanh của ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam
2.1.2 Nhiệm vụ chức năng và bộ máy tổ chức
Trang 36Ngân hàng đầu tư & phát triển nam Hà Nội có đầy đủ các phòng bancủa một chi nhánh cấp 1.
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh
Ban Giám đốc
Khối tín dụng
Khối dịch vụkhách hàng
Khối quản lýnội bộ
Các đơn vị trựcthuộc
Phòng tín dụngPhòng thầmđinh-QLTDPhòng dịch vụ
khách hàngTổ tiền tệ-
Kho quĩPhòng KHNV
Phòng TCHC
Phòng giao dịchsố 1Tổ kiểm tra
nội bộPhòng TCKT
Phòng giao dịchsố 2Phòng giao dịch
số 3
Trang 372.1.3.Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong mấy năm gần đây của chinhánh( từ 2005 – 2007)
Cùng chuyển mình với những tiến triển tích cực của toàn hệ thống, pháthuy những kết quả đã đạt được trong năm 2006, dưới sự chỉ đạo điều hành đúngđắn của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhânviên, chi nhánh Nam Hà Nội đã quyết tâm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêuKHKD năm 2007 Với kết quả đạt được trong năm 2007, chi nhánh đã đượcBIDV TƯ xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2007 Trongnăm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tạo được bứt phá và tạo đượctiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp theo
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh
Một số hoạt động kinh doanh tiêu biểu
2.1.3.1/ Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2: Tình hình huy động