THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM HÀ NỘI

17 152 0
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM NỘI. 2.1. Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Nam Nội. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . NHNo & PTNT Việt Nam, gọi tắt là NHNo, có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là VBARD, có trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ - Ba Đình – Nội. Ngày 22/11/1997, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNo. Theo điều lệ NHNo là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đầu tư phát triển nông thôn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính - tiền tệ - ngân hàng. NHNo là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, thời gian hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. NHNo do HĐQT quản lý và TGĐ điều hành, chịu sự quản lý của Nhà nước, của NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước được Chính phủ uỷ quyền. NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những NHTM Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, NHNo & PTNT Việt Nam đã không ngừng mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động, khai thác có hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực xã hội, đăc biệt là trong các khu vực thành thị. Sau khi nghiên cứu các điều kiện kinh tế xã hội và các điều kiện phát triển của các quận huyện phía Nam thành phố Nội, thực trạng hoạt động hiện nay của các NHTM trên địa bàn quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng nói riêng và toàn bộ thành phố nói chung. Quận Thanh Xuân là một trong những quận nội thành lớn của thủ đô Nội, có tiềm năng kinh tế và có nhu cầu vốn rất lớn để phục vụ kinh tế phát triển của địa bàn. Để phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của một NHTM quốc doanh trên địa bàn, NHNo & PTNT Việt Nam nhận thấy phải mở thêm một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT (chi nhánh cấp I) trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Nội có đủ các điều kiện mạnh của một ngân hàng hiện đại, có khả năng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng phục vụ kinh tế phát triển của địa phương. Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Nội mới được thành lập ngày 12/03/2001 và chính thức khai trương hoạt động từ ngày 08/05/2001 trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang trên đà đi lên, mọi doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong nước đang hướng vào thiên niên kỷ mới, mội thiên niên kỷ với bao kỳ vọng vè sự phát triển vượt bậc về mọi mặt trong nền kinh tế nước nhà. Trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước đang phát triển sẽ tạo điều kiện cho NHNo & PTNT Nam Nội có điều kiện mở rộng kinh doanh. một thhuận lợi cơ bản khác là có sự chỉ đạo và hỗ trợ về mọi mặt của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam, bên cạnh đó là vị trí địa lý của chi nhánh: chi nhánh có trụ sở chính tại C3 Phương Liệt, quận Thanh Xuân Nội – đây là quận mới thành lập, các NHTM khác trên địa bàn đã có nhiều chi nhánh nhưng các đều nằm trên trục đường Nguyễn Trãi và còn hạn chế nhiều về trình độ công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế, ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện tử…. Chi nhánh Nam Nội ra đời đã có đầy đủ các mặt hoạt động mà nhiều NHTM khác chưa có được và nơi đóng trụ sở lại là một vị trí hẹp, tiện đường đi lại, không quá gần các NHTM khác, trụ sở giao dịch khang trang tương đối thuận lợi cho việc kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh những thuận lợi trên thì chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể: Chi nhánh ra đời trong điều kiện cơ sở vật chất lúc ban đầu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mặt khác trên địa bàn thành phố có rất nhiều các NHTM đã hoạt động lâu dài lại cạnh tranh gay gắt nên việc mở rộng kinh doanh đối với chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn. Về con người, thì hầu hết cán bộ ngân hàng được điều động từ cao đẳng, đại học chưa va chạm thương trường, và một số chưa qua thực tế về nghiệp vụ kinh doanh cụ thể. Số cán bộ được điều động từ ngân hàng tỉnh, huyện lên thì bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh mới, một số phải làm những công việc mới không phù hợp không thể phát huy được năng lực sở trường của từng người… Nhưng nhờ có sự quan tâm của Ban lãnh đạo của NHNo & PTNT Việt Nam cùng với sự điều hành đúng hướng của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Nam Nội và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, NHNo & PTNT Nam Nội đã nhanh chóng ổn định trụ sở, tổ chức và hoạt động kinh doanh ngày càng có triển vọng tốt. 2.1.2.Hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua. 2.1.2.1. Ngu ồ n v ố n . Tổng nguồn vốn đến 31/12/2006 đạt: 7953 tỷ, tăng 3.514 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng 79%, vượt 5% so kế hoạch trụ sở chính giao. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, số lượng tăng nhiều nhất trong 5 năm hoạt động của chi nhánh Nam Nội. Trong đó nguồn vốn bằng nội tệ đạt 7.373 tỷ đồng, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ 580 tỷ đồng. + Cơ cấu nguồn huy động 3 năm gần đây: - Phân tích theo tính chất nguồn huy động: (Đơn vị: tỷ đồng) Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 -Nguồn vốn dân cư 689 1.389 4.227 + Tỷ trọng 21% 31% 53,15% -Nguồn vốn TCKT, TCXH 1.440 2.497 3.592 + Tỷ trọng 35% 56% 45,17% -Nguồn vốn TCTD 1.224 552 134 + Tỷ trọng 54% 13% 1,68% Tổng nguồn vốn Trong đó ngoại tệ quy đổi: 3.353 686 4.439 838 7.953 580 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Nội). Xét theo tính chất nguồn vốn: Nguồn vốn dân cư tăng 2.836 tỷ đồng so năm trước (trong đó có 2.186 tỷ đồng trái phiếu dài hạn), tỷ trọng tăng từ 31% năm 2005 lên 53% năm 2006, vượt mức kế hoạch trụ sở chính giao; Nguồn vốn của các tổ chức KT – XH cũng tăng hơn 1.000 tỷ nhưng tỷ trọng giảm so năm trước; Nguồn vốn các TCTD giảm cả về tuyệt đối lần tỷ trọng. - Phân tích theo thời gian huy động: (Đơn vị: tỷ đồng) Các chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng TG không kỳ hạn 906 20,41% 1.188 15% TG kỳ hạn < 12 tháng 1.891 42,6% 1.489 19% TG kỳ hạn > 12 tháng 1.642 36,99% 5.275 66% Tổng cộng 4.439 100% 7.952 100% Nhìn vào bảng ta thấy cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh đã có thay đổi đáng kể, nguồn vốn trung và dài hạn tăng nhanh. Đánh giá: Mặc dù trên địa bàn có cạnh tranh gay gắt và vị trí giao dịch chưa thuận tiện, nhưng nguồn vốn của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân một năm 174%, là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn của Đề án phát triển kinh doanh của NHNo & PTNT trên địa bàn đô thị loại I (2002-2005). 2.1.2.2 S ử d ụ ng ng u ồ n v ố n Doanh số cho vay năm 2006 là 3.747 tỷ đồng so với 31/12/2005 tăng trưởng 92,3%. Dư nợ năm 2006 tăng nhanh do nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng đáp ứng xu thế hội nhập, cạnh tranh. Bảng phân tích dư nợ cho vay của Chi nhánh 3 năm gần đây: (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 - Tổng dư nợ 873 1.119 1.601 +Dư nợ ngắn hạn Tỷ trọng (%) 581 67% 805 72% 921 58% +Dư nợ trung và dài hạn Tỷ trọng 292 33% 314 28% 695 42% -Nợ xấu Tỷ lệ 0,545 0,06% 0,535 0,05% 2,4 0,2% Dư nợ tại đơn vị năm 2005 gấp 1,28 lần so với năm 2004, trong đó nợ xấu thấp chỉ chiếm 0,05% dư nợ. Năm 2006 tỷ lệ nợ xấu tăng, chiếm 0,2% dư nợ, mặc dù vậy thì tỷ lệ này vẫn thấp so với tỷ lệ chung của hệ thống 2,3% (địa bàn Nội 3,3%). Nguyên nhân chính của các khoản nợ xấu phát sinh là do bên A chậm thanh toán, do bên đi vay găm hàng chờ giá lên và do chủ quan của cán bộ ngân hàng chưa nắm bắt tình hình tài chính của đơn vị. Các đối tượng cho vay của Chi nhánh là: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX và hộ gia đình cá thể. Trong đó cho vay doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiêm tỷ trọng cao nhất (>70%). Tuy nhiên những năm gần đây, dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như dư nợ hộ gia đình cá thể tăng nhanh về tỷ trọng. Kết quả này cũng khẳng định một cách chắc chắn đường lối chiến lược là phát triển theo xu hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tăng cường tập trung phát triển khu vực khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.1.2.3 Tình hình phát tri ể n các d ị ch v ụ m ớ i, công tác h ỗ tr ợ kinh doanh. Năm 2006 công tác TTQT vẫn tiếp tục tăng trưởng, phục vụ kịp thời các nhu cầu ngoại tệ của Chi nhánh, thu phí dịch vụ vẫn tiếp tục tăng lên. Dịch vụ thẻ ATM được triển khai bắt đầu từ năm 2005 đến nay Chi nhánh đã có trên 8 máy phát hành thẻ với số dư trên 7 tỷ đồng. Chi nhánh tổ chức ký kết hợp đồng làm ngân hàng đầu mối thanh toán cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện - Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Hợp đồng được triển khai không những góp phần tăng nguồn vốn, thu phí dịch vụ cho Chi nhánh mà còn đem lại hiệu quả cho các Chi nhánh NHNo trong toàn hệ thống. Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện giao dịch một cửa với khách hàng, tiếp tục triển khai các dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ cho trung tâm chuyển tiền Bưu điện, Kho bạc Thanh Xuân, dịch vụ giao nhận chứng từ tại chỗ cho Quỹ hỗ trợ TW, Kho bạc, Công ty cổ phần Phát triển nhà số 2…Đây là các dịch vụ tuy chưa được phí dịch vụ cao nhưng đã hỗ trợ đắc lực cho công tác kinh doanh của Chi nhánh, đặc biệt là công tác khơi tăng thêm nguồn vốn và góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín thương hiệu của hệ thống NHNo Việt Nam. Công tác kế toán kiểm toán nội bộ của Chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì. Trong năm Chi nhánh đã tiếp nhiều đoàn Thanh tra về tín dụng. Công tác thẩm định của Chi nhánh vẫn tiến hành khá tốt, tất cả các khoản vay vượt quyền phán quyết, hoặc cần thiết đều được thẩm định theo đúng quy định. Năm 2006 Chi nhánh vẫn tiếp tục phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị để hỗ trợ đắc lực cho công tác kinh doanh. Phải đánh giá rằng công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên của chi nhánh đã góp phần không nhỏ vào những thành tích chung trong năm qua. 2.1.2.4. K ế t qu ả t à i chính.  Tổng thu năm 2006 đạt 556 tỷ đồng tăng thêm 223 tỷ đồng so năm trước, tốcc độ tăng trưởng 67%. Trong đó thu hoạt động tín dụng 529 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 95%/tổng thu. Thu dịch vụ: 18 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,3%/tổng thu.  Tổng chi năm 2006 là 461 tỷ đồng tăng 147 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng là 68%. Chi phí chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay vốn: 433 tỷ, chiếm tỷ trọng 94% tổng chi.  Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa lương) năm 2006 là 95 tỷ đồng tăng 36 tỷ so với năm trước, tôc độ tăng trưởng là 61.8% so với kế hoạch vượt 41%. Quỹ thu nhập bình quân đầu người đạt 732 triệu đồng/1 cán bộ/năm, tăng 64 % so với năm trước. • Về việc thực hiện chính sách lãi suất. - Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào: như các số liệu đã phân tích ở trên, do tỷ trọng vốn trung và dài hạn tăng nên mặt bằng lãi suất đầu vào của chi nhánh Nam Nội năm 2006 ở mức cao hơn, lãi suất đầu ra do tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ tăng hơn trước, dư nợ chỉ tăng trưởng những tháng cuối năm nên phần thu lãi từ khách hàng tăng không đáng kể. Mặt khác do trụ sở chính triển khai quyết định 02 và thưởng lãi suất cho phần vượt kế hoạch nguồn, mà Nam Nội vượt kế hoạch ngay từ đầu, đầu ra đều tăng lên so năm 2005 nhưng chênh lệch đạt thấp hơn năm trước chỉ đạt 0,298 %/tháng. - Hệ số tiền lương đạt được (đã tính theo hệ số lương mới) là 2,86, tăng 0,45 so với năm 2005. - Tình hình tài chính 5 năm: Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Quỹ thu nhập (946A) -671 6.604 34.071 43.895 54.605 Hệ số tiền lương 0 1,43 2,24 2,48 2,41 Chi tiền ngoài giờ 0 180 509 774 1.100 Quỹ khen thưởng 0 24 104 122 197 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005) Như vậy chỉ mất thời gian gần 1 năm đầu thành lập, chi nhánh bị âm quỹ thu nhập, từ năm 2002 đến nay tình hình tài chính của Chi nhánh ngày một vững mạnh hơn. 2.1.3. Đặc điểm khách hàng tham gia thanh toán tại chi nhánh. Các khách hàng tham gia thanh toán tại ngân hàng gồm các thành phần kinh tế, nhưng phần lớn vẫn là doanh nghiệp, họ thường xuyên quan hệ với ngân hàng và không chỉ sử dụng dịch vụ thanh toán mà còn là khách hàng vay vốn và gửi tiền tại ngân hàng. Các khách hàng tham gia thanh toán tại chi nhánh luôn có sự luân chuyển nguồn vốn trong quá trình sản xuất. Khách hàng là các nhân mở tài khoản chủ yếu là để chuyển tiền, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ mua sắm cho người bán. Mặc dù chi nhánh đi vào hoạt động được 6 năm nhưng số lượng khách hàng tham gia thanh toán tại ngân hàng còn ít. Để duy trì và mở rộng được khách hàng, ngân hàng cần có chính sách, biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng. Từ đó sẽ tăng nguồn thu cho ngân hàng do thu phí từ dịch vụ thanh toán. Mức thu phí đối với các hình thức thanh toán như sau: Một quyển séc gồm 10 tờ séc ngân hàng bán 4000 đ/quyển. Phí thanh toán UNT, UNC: đối với khách hàng nộp tiền mặt vào để chuyển đi thì mức phí là 0,1%/số tiền chuyển, những khoản tiền được chuyển từ tài khoản của khách hàng mức phí là 0,05%/số tiền chuyển. Khách hàng mở L/C với mức phí tuỳ từng trường hợp: + Mở L/C thanh toán trong nước: - Giá trị L/C dưới 10 triệu VNĐ mức phí là 3000 VNĐ - 10 triệu VNĐ < giá trị L/C < 2 tỷ VNĐ mức phí là 0,03% giá trị L/C - Giá trị L/C > 2 tỷ VNĐ mức phí là 600 000 VNĐ + Mở L/C để thanh toán quốc tế mức phí là 0,1%/giá trị L/C, tối thiểu là 10 USD, tối đa 300 USD. Thanh toán L/C hàng nhập khẩu: 0,2%/giá trị L/C, tối thiểu 10 USD, tối đa 300 USD. 2.2. Thực trạng hoạt động TTKDTM tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Nội. 2.2.1. Tình hình chung Qua 6 năm hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường tiền tệ. Trong những năm gần đây kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành kinh tế đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng ngày càng phát triển và hiệu quả. Chi nhánh đã ứng dụng công nghệ thông tin, máy móc hiện đại ngay từ khi mới thành lập, giúp cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng được nhanh chóng và an toàn. Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 Tỷ trọng 2006 Tỷ trọng +/_ % Tiền gửi TT 906 20,41% 1.188 15% 282 31% Tiền gửi kỳ hạn 3.533 79,59% 6.764 85% 3.231 91% Tổng tiền gửi 4.439 100% 7.952 100% 3.513 79% Nhìn vào số liệu trên thì tất cả các nguồn vốn ở các kỳ hạn đều tăng. Tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng tiền gửi giảm so với năm 2005, chiếm 15% tổng tiền gửi, mặc dù tổng tiền gửi thanh toán tăng 31% so với năm 2005. Tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn chiếm 85% tổng tiền gửi, tăng 91% so với năm 2005. Tỷ trọng tiền gửi thanh toán năm 2006 giảm so với năm 2005 là do năm qua chi nhánh tập trung thu hút nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động cho vay đầu tư, mở rộng khách hàng, thị phần. Trong năm 2007, chi nhánh cần phải đẩy mạnh hoạt động TTKDTM hơn nữa để đẩy mạnh tốc độ quay vòng vốn góp phần phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Các hình thức TTKDTM chủ yếu là: séc, UNT, UNC, thẻ, thư tín dụng. Năm 2006 lượng khách hàng sử dụng thanh toán bằng thẻ tăng. Với đội ngũ thanh toán viên thành thạo nhiệt tình cùng với việc không ngừng trang bị phương tiện kỹ thuật trong hoạt động nghiệp vụ, doanh số thanh toán của ngân hàng ngày càng tăng đặc biệt là doanh số TTKDTM. Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng TTKDTM 25.515 70% 45.260 79% 98.835 73% TTBTM 10.935 30% 11.735 21% 35.625 27% TTC 36.450 56.995 134.460 (Nguồn: Báo cáo TTKDTM tại NHNo&PTNT Nam Nội) Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng doanh số của hoạt động TTKDTM qua ba năm luôn chiếm tỷ trọng cao, doanh số tăng qua các năm theo số tuyệt đối. Theo đánh giá doanh số tăng dần và tăng mạnh vào cuối năm. Vì vào thời điểm này các hoạt động thanh toán diễn ra rất khẩn trương, khối lượng hàng hoá trên thị trường tăng mạnh để phục vụ trong dịp tết. Đây cũng là thời điểm thanh toán công nợ giữa các doanh nghiệp, do vậy kéo theo sự tăng trưởng của TTKDTM. Để đạt được kết quả này do chi nhánh luôn đổi mới phong cách phục vụ, triển khai kịp thời hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng làm giảm thời gian thanh toán một cách đáng kể. Các thông tin về khách hàng được lưu trữ trên máy vi tính, làm cho lượng chứng từ giấy tờ giảm xuống và khi cần biết thông tin về khách hàng, nhân viên ngân hàng chỉ cần mở máy ra là mọi thông tin được biết nhanh chóng và thuận tiện cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu TTKDTM, chi nhánh còn đáp ứng nhu cầu tiền mặt đầy đủ cho các đơn vị được thuận tiện dễ dàng, giúp cho khách hàng có thể chuyển hoá nhanh chóng chứng từ thanh toán bằng tiền mặt sang chuyển khoản và ngược lại. Từ đó giúp cho khách hàng thấy được TTKDTM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tiết kiệm chi phí không cần thiết trong lưu thông. 2.2.2. Tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM. Hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Nam Nội áp dụng cả 5 hình thức TTKDTM phổ biến: UNT, UNC, thẻ, séc, thư tín dụng. Mỗi hình thức thanh toán có ưu và nhược điểm riêng. Mức độ sử dụng các hình thức TTKDTM trong thanh toán khác nhau, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng và hợp đồng kinh tế được ký kết. Thông thường thì khách hàng sẽ chọn hình thức thanh toán thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và mang lại lợi ích kinh tế cho mình. Căn cứ để lựa chọn hình thức thanh toán bao gồm: - Các quy định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán. - Điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị. - Mức độ tín nhiệm đối với bạn hàng. - Thói quen sử dụng các công cụ thanh toán. - Trình độ trang thiết bị của mỗi ngân hàng. Hoạt động TTKDTM đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong thanh toán. Ngân hàng đã tập trung cải tiến cho hoàn thiện hơn, song cho đến nay vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để đánh giá một cách rõ ràng hơn tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM của chi nhánh, có thể phân tích qua bảng số liệu sau: Đơn vị: Tỷ đồng Năm Hình thức 2004 2005 2006 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng [...]... 388340 50 993261 200 4073040 18 363096 I Hàng NK II Hàng XK 1 L/C xuất (Nguồn: Báo cáo hoạt động TT XNK tại NHNo&PTNT Nam Nội) Qua bảng số liệu cho thấy hoạt động thanh toán L/C của ngân hàng tăng nhanh qua các năm cả về số lượng và số món mở L/C, thanh toán L/C cho cả hàng nhập và hàng xuất khẩu Để đạt được kết quả này do ngân hàng đã cố gắng rút ngắn thời gian và chi phí từ khi mở L/C đến khi thanh... thể hiện doanh số TTKDTM của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Nội Qua bảng số liệu ta thấy hình thức thanh toán bằng UNC chi m tỷ trọng cao nhất trong tổng các hình thức TTKDTM Thanh toán bằng séc chi m tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn ổn định qua hai năm Thanh toán bằng thẻ tăng qua hai năm, chi m tỷ trọng khá cao sau UNC Có được kết quả như vậy là những năm gần đây chi nhánh đã lắp đặt các máy ATM tại các trung tâm,... hạn về vốn và con người mà không phải ngân hàng nào cũng làm được Ở chi nhánh, hoạt động Marketing vẫn chưa được đề cập tới như một chi n lược trong việc thu hút khách hàng, mà chỉ mang tính thụ động nghĩa là chỉ khi khách hàng đến thì chi nhánh mới tìm cách giữ chân họ mà chưa có biện pháp để đến với khách hàng  Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác TTKDTM chưa thật đồng đều Mặc dù ban lãnh đạo... giải pháp thích hợp để khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức TTKDTM, tạo thuận lợi cho việc điều hoà lưu thông tiền tệ Khách hàng thực hiện hoạt động thanh toán không đùng tiền mặt chủ yếu là o các đơn vị kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp còn đại bộ phận dân cư chưa tiếp cận với dịch vụ thanh toán của ngân hàng Ngân hàng chưa đề ra được chi n lược khách hàng thích hợp, không có biện pháp tuyên... cáo thường xuyên, sâu rộng các hoạt động ngân hàng và tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng tới dân cư trong xã hội Thu nhập từ dịch vụ thanh toán thấp, chi m dưới 15% tổng lợi nhuận cả o năm 2.4 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan  Thực tế hiện nay là việc nghiên cứu, ứng dụng Marketing ngân hàng còn rất nhiều hạn chế Thực hiện Marketing ngân hàng rất khó khăn, phức tạp... định hiện hành séc bảo chi chỉ được thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản trong cùng một hệ thống hoặc giữa các ngân hàng khác hệ thống như cùng địa bàn tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp Trường hợp người mua, người bán có tài khoản khác hệ thống, khác địa bàn khi đó thủ tục bảo chi séc rất phức tạp, thường phải thông qua séc chuyển tiền Đây là một tồn tại lớn của séc bảo chi Tại chi nhánh NHNo&PTNT... dụng hình thức thanh toán này phải làm thủ tục mở L/C Để thanh toán với nhiều bạn hàng khách hàng phải mở nhiều L/C khác nhau, làm cho người mua mất nhiều thời gian và bị ứ đọng vốn Mặc dù hình thức thanh toán này có phức tạp song L/C vẫn được khách hàng áp dụng nhiều trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Nội Nó thể hiện qua bảng số liệu sau: Đơn vị: USD 2004 Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Số... chuyển tiền Đây là một tồn tại lớn của séc bảo chi Tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Nội séc bảo chi được áp dụng nhiều nhất trong thanh toán giữa hai đơn vị cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ Séc bảo chi thanh toán trong cùng hệ thống ngân hàng đều phải tính kí hiệu mật và thanh toán liên hàng được ghi có trước Séc bảo chi có ưu thế là rủi ro thấp, song việc ký hiệu mật bằng tay mới đảm bảo vốn... 2.3 Một số tồn tại của hoạt động TTKDTM Các hình thức TTKDTM vẫn còn nhiều phức tạp trong thủ tục thanh toán o nên chưa được sử dụng rộng rãi Mặc dù séc là một phương tiện thanh toán trên thế giới, các hình thức séc chưa được sử dụng đầy đủ Khách hàng ưa dùng UNC trong thanh toán bởi ưu điểm của nó đặc biệt sử dụng trong thanh toán ngoại tỉnh Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn cao chi m 25% trong... tiên mặt Thực tế thì ở chi nhánh hình thức thanh toán này chỉ được áp dụng đối với những khoản chi phí dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên như tiền điện, tiền điện thoại…Do đặc điểm của hoạt động này nên các khoản phát sinh đều đặn theo tháng nhưng doanh số không cao Nếu sử dụng hình thức thanh toán bằng UNT thì sẽ phải luân chuyển chứng từ qua nhiều khâu Thanh toán UNT giữa các khách hàng có . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM HÀ NỘI. 2.1. Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 2.1.1. Quá trình hình thành và. toán L/C hàng nhập khẩu: 0,2%/giá trị L/C, tối thiểu 10 USD, tối đa 300 USD. 2.2. Thực trạng hoạt động TTKDTM tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. 2.2.1.

Ngày đăng: 23/10/2013, 00:20

Hình ảnh liên quan

Bảng phân tích dư nợ cho vay của Chi nhánh 3 năm gần đây: - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM HÀ NỘI

Bảng ph.

ân tích dư nợ cho vay của Chi nhánh 3 năm gần đây: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Nhìn vào bảng ta thấy cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh đã có thay đổi đáng kể, nguồn vốn trung và dài hạn tăng nhanh. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM HÀ NỘI

h.

ìn vào bảng ta thấy cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh đã có thay đổi đáng kể, nguồn vốn trung và dài hạn tăng nhanh Xem tại trang 4 của tài liệu.
Các hình thức TTKDTM chủ yếu là: séc, UNT, UNC, thẻ, thư tín dụng. Năm 2006 lượng khách hàng sử dụng thanh toán bằng thẻ tăng - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM HÀ NỘI

c.

hình thức TTKDTM chủ yếu là: séc, UNT, UNC, thẻ, thư tín dụng. Năm 2006 lượng khách hàng sử dụng thanh toán bằng thẻ tăng Xem tại trang 9 của tài liệu.
2.2.2. Tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM HÀ NỘI

2.2.2..

Tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM Xem tại trang 10 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy hình thức thanh toán bằng UNC chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các hình thức TTKDTM - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM HÀ NỘI

ua.

bảng số liệu ta thấy hình thức thanh toán bằng UNC chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các hình thức TTKDTM Xem tại trang 11 của tài liệu.
Thanh toán bằng thư tín dụng: Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng thường được dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT NAM HÀ NỘI

hanh.

toán bằng thư tín dụng: Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng thường được dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan